Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sao nhân viên không chịu làm nhiều hơn?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.23 KB, 2 trang )

Sao nhân viên không chịu làm nhiều hơn?
Có phải hầu hết nhân viên đã làm hết khả năng của mình? Những điều do chính nhân viên
nói có thể làm bạn ngạc nhiên. Theo nghiên cứu của công ty William M. Mercer (Mỹ), 25% số
nhân viên được hỏi nói rằng họ có khả năng làm thêm 50% công việc nữa. Trung bình, theo
ước tính họ có thể làm thêm được 26% so với công việc bình thường họ vẫn làm.
Vậy tại sao họ không làm? Khoảng 33% đề cập đến việc thiếu đào tạo và giám sát tốt. Cũng có
khoảng 33% số người được hỏi đề cập cụ thể đến một hoặc hơn một trong ba lí do sau đây.
Những vấn đề này là hậu quả trực tiếp từ việc lãnh đạo yếu kém trong tổ chức.
* Không khen thưởng cho những việc làm tốt. Khen đúng người đúng việc là một nguồn động
viên lớn. Nó thể hiện sự thừa nhận và đánh giá cao với công việc. Ví dụ, thưởng cho tất cả mọi
người như nhau, người làm tốt cũng như người không làm tốt là không cọi trọng những người làm
tốt. Gửi những lời khen đánh giá việc làm tốt cũng ngang bằng với việc làm tồi cũng làm họ không
bằng lòng.
Một nhà lãnh đạo thành công sẽ tìm các cách khác nhau để khen thưởng cho những người xuất
sắc và hiệu quả trong công việc. Hãy nhớ rằng, không phải cứ thưởng là phải cần đến tiền .
* Không được liên quan đến việc ra quyết định. Đây là một vấn đề phổ biến ở nơi làm việc.
Nhân viên làm việc trực tiếp thì bị phớt lờ, còn những người chẳng hề biết gì về công việc đó thì là
người ra quyết định. Đây là hậu quả của hệ thống quản lý thiếu hiệu quả.
Đúng là cần thời gian và sự kiên nhẫn để có được những ý kiến từ những nhân viên khác nhau -
những người không phải là quản lý, cũng không phải là người có khả năng ăn nói lưu loát. Nhưng
hiểu biết và kinh nghiệm của những người làm việc trực tiếp này sẽ vô cùng quý giá cho quá trình
ra quyết định.
Khi nhân viên bị tách khỏi quá trình ra quyết định và luôn ở trong tình thế bị động tiếp nhận, họ sẽ
cảm thấy chán nản và không muốn cố gắng làm việc. Vì thế, các nhà lãnh đạo hiệu quả biết cách
tận dụng nguồn nhân lực của mình để cải thiện "chất lượng" của các quyết định của họ.
* Không có cơ hội thăng tiến. Tưởng tượng rằng bạn có một nhân viên nhiệt tình, và thực sự có
mong muốn sẽ tiến đến một vị trí cao hơn trong tổ chức. Anh ta được thừa nhận là một người làm
việc xuất sắc. Nhưng đùng một cái, vị trí mà anh ta mơ ước bấy lâu nay rơi vào tay một người bên
ngoài, tận đẩu tận đâu, lúc đó bạn có nghĩ đến cảm xúc của anh ta? Thậm chí, tệ hơn, anh
ta không được xem xét và phỏng vấn cho vị trí đó.
Thật không may, điều này vẫn xảy ra hàng ngày ở nhiều tổ chức. Cái giá mà nhiều tổ chức phải


trả là các nhân viên giỏi sẽ từ bỏ việc và tìm một nơi khác mà họ được đánh giá cao và có cơ hội
thăng tiến. Là một lãnh đạo, bạn cần phát hiện ra những nhân viên có mong muốn thăng tiến cao
và tìm cách để đáp ứng nhu cầu của họ. Thừa nhận và giữ được người tài là điều kiện then chốt
để đưa tổ chức đạt đến những tầm nhìn và nhiệm vụ đã đặt ra.
Nguyệt Ánh
Theo Leadingtoday

×