Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nói sao để đồng nghiệp giam volume

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.89 KB, 2 trang )

Nói sao để đồng nghiệp “vặn nhỏ volume”?
(Dân trí) - Nếu bạn có một người đồng nghiệp hay gây ồn, có lẽ bạn sẽ cảm thấy bực
mình, bị quấy rầy và ảnh hưởng đến công việc thường ngày. Làm gì đây để vẫn lịch sự
và có kết quả phù hợp với cả hai bên.
Nói nhẹ nhàng với đồng nghiệp rằng giọng của họ sẽ dễ đưa vấn đề đi xa hơn. Đây là một
cách nói hết sức tế nhị, dễ nghe hơn theo nhiều góc độ ở văn phòng, bao gồm cả những điều
riêng tư mà họ tốt hơn là không nên nói ra!
Giải thích rõ ràng, không đùa cợt hay tỏ vẻ khó chịu, rằng mức nói của anh/cô ấy đang ảnh
hưởng đến khả năng nghe thấy người khác nói trên điện thoại và khả năng tập trung vào
công việc sắp tới. Giữ cho cách diễn đạt tập trung vào bản thân bạn, về việc nó ảnh hưởng
đến bạn như thế nào và chỉ nói sự thật về mức giọng của họ, cũng như những tác động cá
nhân trực tiếp.
Gợi ý rằng đồng nghiệp và người mà họ đang nói chuyện cùng nên chuyển cuộc thảo luận
của họ sang một phòng khác. Đôi khi, nếu một cuộc hội thoại diễn ra ngay gần bạn, có thể
nó là cách dễ dàng nhất để bạn ứng phó, mỉm cười rạng rỡ, nhắc nhở đồng nghiệp thật khẽ
khàng rằng bạn phải còn một hạn chót để đáp ứng công việc, rồi hỏi “bạn có ngại nếu tiếp
tục buổi thảo luận của mình ở phòng trà/nơi nào đó”…
Tránh “tặc lưỡi”, biểu thị sự khó chịu, lẩm bẩm, tròn mắt… Đó là những tín hiệu tiêu cực
đẩy người nói nói nhanh hơn và to hơn. Hãy để họ biết rằng bạn coi trọng họ như một đồng
nghiệp, chứ không phải như một người hay chuyện chuyên gây ồn.
Tránh nảy sinh những vấn đề về đề tài trong cuộc thảo luận của họ. Nếu họ nói ra những
điều không thích hợp, nó sẽ trở thành vấn đề của nhà quản lý, và đó là người bạn nên trình
bày quan điểm của mình.
Sử dụng những chính sách nơi công sở để trợ giúp những thứ như máy vi tính, radio, máy
nghe nhạc MP… các loại tiếng ồn. Đó có thể là những thiết bị làm sao lãng nếu được sử
dụng mà không có tai nghe. Hãy yêu cầu sử dụng tai nghe ở tất cả các văn phòng. Và sau đó
hãy chắc chắn rằng có chính sách ở nơi đó để đảm bảo mọi người đều phải dùng tai nghe và
bạn có thể sử dụng chính sách này để bắt họ tuân theo luật giữ trật tự.


Bí quyết


Yêu cầu giám đốc bố trí một nơi để nói chuyện nơi mà những đồng nghiệp có thể “thong
thả” khi đột xuất có nhu cầu tán gẫu. Đó sẽ trở thành nơi dễ chịu, không bị kiểm soát bởi
những lời phàn nàn om sòm.
Có một phiên nghỉ giữa giờ. Khi được nửa ngày làm việc, nên có một phiên nghỉ giữa giờ ở
tại nơi làm việc, trong vòng 5 phút để tán gẫu, giải lao… giúp mọi người “xả hết hơi”.
Cảnh báo
Một số người không nghĩ rằng họ nói to mà chỉ cảm thấy họ vui nhộn, vô tư, được trời
“phú” cho giọng nói oang oang. Những người như vậy cũng có thể ứng phó với lời đề nghị
của bạn yêu cầu họ giữ im lặng. Nếu bạn lo lắng về điều đó, hãy nhờ sự giúp đỡ của giám
đốc. Mặc khác, hãy tập trung làm nổi bật lên rằng “đó không phải về thói quen cá nhân mà
về nhu cầu làm việc của bạn, làm rõ ý về việc bạn và những thiếu sót của mình khi không
thể tập trung được!
Nguyễn Thúy (Theo Wiki)



×