Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Những điều cần lưu ý khi dự tiệc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.43 KB, 27 trang )

Những điều cần lưu ý khi dự tiệc
Chủ Nhật, 24/05/2009, 07:42 [GMT+7]
Phép cư xử ở bàn tiệc trước hết thuộc về lễ nghi và phép lịch sự. Dưới đây là
vài mách nước giúp bạn tự tin hơn khi đi dự tiệc và tránh rơi vào những tình
huống khó xử trước mặt nhiều người.
Trước khi bạn bắt đầu tham dự một buổi tiệc:
* Đừng quên hồi đáp lời mời của chủ tiệc trong vòng một tuần sau khi được mời.
* Ăn mặc phù hợp theo đề nghị (nếu có) và không nên làm nổi bật mình bằng cách
thử “trật mốt” với chủ tiệc!
* Nhớ đúng giờ - đừng bao giờ trễ quá 10 phút.
* Theo đúng phép tắc, bạn nên hỏi ý kiến chủ nhà trước nếu muốn dắt thêm một
người bạn. Nếu bạn là người chủ bữa tiệc, và khách mời của bạn đi cùng với một vị
“khách không mời mà đến”, hãy lịch sự và nhã nhặn với họ, và đợi dịp khác để nói
chuyện với người đó về việc này.
* Sẽ rất lịch thiệp nếu bạn mang theo một món quà nhỏ cho ông bà chủ nhà. Một bó
hoa, hộp kẹo chocolate hay rượu sampanh luôn là những món quà phù hợp.
Những điều cần lưu ý bên bàn tiệc:
- Tư thế ngồi: Ngồi với tư thế ngay ngắn, thẳng lưng, thân mình cách bàn khoảng
một gang tay. Chỉ cúi đầu nhưng không gập lưng, không gập người để ăn.
- Sau khi bạn đã ngồi vào chỗ, hãy lấy khăn ăn trên bàn, mở ra và đặt lên đùi. Không
nên mở bằng cách giũ khăn. Đến cuối bữa hãy gấp đôi khăn ăn và để ở bên trái chỗ
để dao nĩa. Không nên gấp khăn quá gọn gàng như chưa sử dụng hoặc cuộn tròn
khăn lại, không bao giờ để khăn ăn của bạn trên ghế. Tuyệt đối không dùng khăn ăn
để chùi dao nĩa, lau mặt hoặc chùi mũi. Có thể dùng khăn ăn để lau miệng nhưng
hãy lau thật nhẹ nhàng bằng các góc của khăn.
- Đừng bao giờ ăn khi chưa nhận thấy tín hiệu bắt đầu của chủ nhà.


- Biết cách sử dụng dao nĩa cho từng món ăn. Để ăn thịt và các món khác cần phải
cắt, hãy dùng nĩa theo cách của người Anh, tức là cầm dao ở tay phải để cắt thức ăn
thành từng lát nhỏ và cầm nĩa ở tay trái để xiên thức ăn. Nếu là những món không


cần cắt như cá, rau, trứng, đồ tráng miệng thì dùng nĩa theo cách của người Pháp,
nĩa ở tay phải, dao ở tay trái để lấy thức ăn vào đĩa. Giữ cán dao và nĩa trong lòng
bàn tay, ngón tay trỏ để trên, và ngón tay cái phía dưới. Tránh khua khoắng dao nĩa
gây ra tiếng động trong khi ăn.
- Khi không sử dụng dao, bạn đặt dao lên thành đĩa, lưỡi dao quay vào phía trong.
Khi ăn xong một món, hoặc không muốn ăn món đó nữa, hãy đặt dao và nĩa song
song trong lòng đĩa, người phục vụ sẽ hiểu và dọn đĩa cho bạn.
- Nếu món ăn không phải là món bạn thích, thì hãy lịch sự thử dù chỉ là một ít. Nếu
bạn cho rằng mình có thể nấu món đó ngon hơn thì cũng đừng bao giờ chê bai hay
bình luận. Nếu bạn cảm thấy không thể đưa ra lời khen thì hãy giữ im lặng.
- Việc bạn để lại một ít thức ăn trên đĩa nếu cảm thấy đã ăn đủ là có thể chấp nhận
được, nhớ là phần thức ăn thừa nên được đặt ở một bên đĩa. Mặt khác, đừng cố làm
cho đĩa của bạn sạch trơn như thể bạn đã để dành bụng đi ăn tiệc vậy! Không nên
dùng bánh mì để vét sạch nước sốt hoặc thức ăn còn trên đĩa.
- Hãy nhớ lau miệng trước khi uống rượu để tránh để lại vết thức ăn trên miệng ly.
- Không nên sử dụng muỗng nĩa riêng của mình để lấy thức ăn từ tô, đĩa chung.
- Việc gây ra tiếng động trong khi ăn như tiếng nhai nhóp nhép, húp xì xụp và ợ hơi
bị coi là bất lịch sự.
- Không nên nói chuyện khi miệng đang đầy thức ăn. Nó không chỉ khiến bạn trở nên
khó coi trong mắt người khác mà còn dễ gây mắc nghẹn.
- Đừng cố với tay khi bạn muốn lấy thức ăn, rượu hoặc đồ gia vị ở xa chỗ của mình.
Hãy nhờ người khách ngồi gần chuyển nó cho bạn.
- Không nên dùng tăm trước mặt khách, liếm các ngón tay hoặc chùi tay vào bàn.
Nếu cần thiết, bạn có thể xin phép ra ngoài và vào nhà vệ sinh để xỉa răng. Nếu tiệc


có sử dụng chậu rửa tay ngay trên bàn ăn, bạn cũng không nên nhúng cả bàn tay
vào chậu để cọ rửa mà chỉ nên nhẹ nhàng chùi sạch các đầu ngón tay.
- Không nên uống quá nhiều rượu vì rượu có thể gây cho bạn nhiều rắc rối. Nếu
được phục vụ nhiều lần theo từng giai đoạn của bữa tiệc thì bạn không cần phải

uống cạn rượu trong ly.
- Luôn luôn nhớ cảm ơn chủ nhà về sự hiếu khách của họ trước khi tạm biệt.
- Nên gửi thiệp hoặc lời nhắn cảm ơn riêng đến chủ nhà một hoặc hai ngày sau bữa
tiệc. Đây là một phép xã giao rất lịch thiệp mà bạn cần ghi nhớ.
Nhật Lê (Dịch và sưu tầm)

10 điều cần biết khi đi dự tiệc
Người khác sẽ đánh giá bạn qua từng cử chỉ, hành động của bạn. Vì thế, khi đi dự
tiệc, bạn cần lưu ý những điểm sau
10 điều cần biết khi đi dự tiệc
Người khác sẽ đánh giá bạn qua từng cử chỉ, hành động của bạn. Vì thế, khi đi dự
tiệc, bạn cần lưu ý những điểm sau:
1. Nên đến dự tiệc đúng giờ. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, phù hợp với
buổi tiệc. Bạn nên trang điểm một chút để làm duyên nhưng đừng quá lòe loẹt.
2. Khi tới nơi, trước tiên cần đến chào hỏi chủ nhân của bữa tiệc, sau đó mới là
những vị khách mời khác và bạn bè. Khi chưa nhập tiệc, bạn hãy bắt chuyện thân
mật với mọi người, không nên ngồi im một chỗ hoặc dáo dác tìm người quen.
3. Chiếc khăn ướt đầu tiên mà người phục vụ đưa đến là khăn lau tay.
4. Nếu khăn ăn to quá thì nên gấp lại, đặt trên đùi, chứ không nên đeo trước ngực.
5. Khi nhai thức ăn, bạn cần khép miệng lại và không được húp súp hay canh để
phát ra âm thanh. Nếu cơm, canh nóng quá cần phải đợi bớt nóng mới ăn, không


nên thổi phù phù bằng miệng. Không trực tiếp nhổ xương cá hay bất kỳ vật gì lên
bàn ăn mà phải dùng khăn che miệng lại và lấy đũa gắp bỏ vào đĩa.
6. Thông thường, khi rót rượu, cốc được đặt trước và chai không được chạm vào
thành cốc. Rót rượu cho người khác không rót đầy ly, chỉ rót khoảng 2/3 ly. Khi người
khác rót rượu cho bạn, hãy cầm cốc giơ lên. Bạn nhớ làm chủ bản thân mình, tránh
bốc đồng, uống quá nhiều rượu và bị say.
7. Nếu bất cẩn để xảy ra chuyện như rơi thìa, dĩa… hay để thức ăn hoặc rượu lỡ rớt

vào người bên cạnh thì không được lúng túng, hoang mang, mà cần tỏ ý xin lỗi và
nhanh chóng giúp đỡ thu dọn hiện trường.
8. Trong trường hợp có việc phải về sớm, bạn cần nói trước với chủ nhân của bữa
tiệc và đến lúc đó nhẹ nhàng rời khỏi bàn tiệc, tránh ảnh hưởng đến không khí
chung.
9. Khi ăn tiệc, nên vừa ăn vừa trò chuyện với chủ nhà và bạn bè. Không nên quá chú
tâm đến việc ăn uống và không biết gì đến xung quanh.
10. Cuối cùng, bạn đừng quên cảm ơn về bữa tiệc và bày tỏ ý khen ngợi về khâu tổ
chức, cùng thức ăn rất ngon.
(Theo Thế Giới Phụ Nữ, 11/2).

11 nguyên tắc khi dự tiệc cần nhớ của người văn minh
06:00 28/11/2016
Chờ tới phút chót mới xác nhận, đi tay không, nói chuyện chính trị… là những
điều nên tránh khi được bạn bè mời đến nhà dùng bữa thân mật vào các dịp lễ.
Không phản hồi lời mời cho tới phút chót


Hãy đồng ý (hoặc từ chối) lời mời của chủ nhà sớm nhất có thể. Sẽ rất mất lịch sự
nếu bạn để đến phút chót mới trả lời, chỉ vì mong đợi sẽ có kế hoạch khác hấp dẫn
hơn.
Đi tay không
Nếu được mời dự tiệc, bạn nên hỏi chủ nhà xem họ có cần bạn mang theo gì không.
Ngay cả khi chủ nhà báo rằng việc này không cần thiết, bạn cũng không nên đi tay
không. Một chai rượu vang luôn là món quà phù hợp cho những dịp như thế này.
Ăn mặc xuề xòa
Đừng nghĩ rằng những dịp sum họp gia đình, bạn bè thì có thể ăn mặc theo phong
cách xuề xòa. Hãy chọn những loại quần áo vừa thoải mái, nhưng vẫn lịch sự để thể
hiện sự tôn trọng với chủ nhà.
Không đặt khăn ăn ngay ngắn

Ngay sau khi ngồi xuống bàn ăn, bạn nên đặt khăn ăn ngay ngắn trên đùi. Nên lưu ý
khăn ăn chỉ được dùng để lau tay và miệng, tuyệt đối không dùng để lau mặt, mũi.
Khi kết thúc bữa ăn, bạn nên đặt khăn bên trái dĩa.
Không giới thiệu khách
Nếu bạn dẫn theo một vị khách lạ tới bữa ăn tối, hãy giới thiệu người đó đến tất cả
gia đình và bạn bè, để tránh những tình huống khó xử.
Ôm khư khư điện thoại
Dù vô tình, việc đặt điện thoại lên bàn ăn sẽ khiến mọi người ngồi cùng bạn cảm
thấy không thoải mái. Họ sẽ cho rằng bạn đang chờ những tin nhắn hay cuộc gọi
quan trọng hơn. Cách tốt nhất là nên đặt điện thoại ở chế độ rung và bỏ trong túi.
Dùng muỗng nĩa sai quy tắc
Bữa tiệc gia đình theo phong cách Tây vào các dịp lễ lớn thường có rất nhiều muỗng
nĩa. Để tránh những sơ suất không đáng có, hãy luôn lưu ý đồ uống của bạn sẽ luôn
ở phía tay phải, thức ăn bên trái.


Nguyên tắc chung khi dùng các loại muỗng, nĩa, dao là dùng cái ở phía ngoài cùng,
xa đĩa thức ăn nhất, rồi tiến dần vào trong.
Chỉ trỏ khi đang cầm dao
Chỉ vào một ai đó khi đang cầm dao không những thể hiện sự thô lỗ mà còn nguy
hiểm.
Rắc thêm muối trước khi nếm đồ ăn
Thêm muối, gia vị vào thức ăn trước khi nếm thử là một hành vi rất khiếm nhã.
Chê thức ăn
Khi ăn tiệc, hãy hạn chế chê bai. Nếu thức ăn ngon, hãy ăn thật nhiều và nói những
lời khen thật lòng. Ngược lại, dù đồ ăn không hợp khẩu vị, bạn cũng nên ăn để thể
hiện sự tôn trọng, tuyệt đối không nên chê bai.
Bàn luận về chính trị
Ở hầu hết các bữa ăn thân mật, mọi người đều nên tránh thảo luận những vấn đề
chính trị, tôn giáo hay tiền bạc. Các chủ đề này thường sẽ dẫn đến những tranh cãi,

làm mọi người cảm thấy không hài lòng hoặc mất vui.
Hải Âu
Theo Business Insider

Những quy tắc cần biết khi đi ăn cùng đối tác
06:00 26/01/2016
Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn giữ được hình ảnh đẹp và lịch sự khi đi
ăn cùng đối tác, bất kể bạn ở đâu đi chăng nữa.
Trước bữa ăn
1. Hãy ăn nhẹ: Bạn có thể sẽ gặp đối tác ở một nhà hàng nổi tiếng vì đồ ăn ngon,
nhưng không vì thế mà để bụng đói mèm, vì có thể bạn sẽ chú tâm đến đồ ăn hơn là


nói chuyện. Hãy ăn một chút đồ ăn nhẹ trước khi đi, dù chỉ là một miếng trái cây hay
bánh quy nhỏ.
2. Ăn mặc phù hợp: Việc bạn mặc trang phù gì tùy thuộc vào đối tác. Hãy ăn mặc
lịch sự nếu đó là một chuyên viên tài chính, hoặc chọn trang phục thoải mái nếu đó
là một người chuyên về kỹ thuật. Một cách khác là nên dựa vào kiểu nhà hàng để
chọn trang phục. Nếu bạn vẫn không chắc chắn, ăn mặc cẩn thận một chút vẫn tốt
hơn là xuềnh xoàng.
3. Để điện thoại ở chế độ yên lặng: Hãy chuyển chế độ điện thoại và để riêng một
chỗ. Đừng sử dụng điện thoại khi đi ăn.
4. Đến đúng giờ: Hãy đi sớm một chút để đảm bảo bạn sẽ tới buổi hẹn đúng giờ,
thậm chí sớm hơn một chút cho an toàn. Nếu bạn đến muộn, hãy gọi cho đối tác
hoặc nhà hàng để thông báo. Trong trường hợp đối tác đến trễ, hãy đợi ít nhất 15
phút trước khi liên lạc với họ.
Khi đến nơi
5. Bắt tay mọi người: Chào mọi người bằng một cái bắt tay thật chặt và nhìn thẳng
vào mắt họ, đồng thời giới thiệu bản thân với những người bạn không biết. Hãy cố
gắng nhớ tên mọi người, đặc biệt là người chủ trì bữa tiệc vì bạn sẽ phải cảm ơn họ

sau đó.
6. Để đồ dưới ghế của mình: Sẽ thật bất tiện nếu bạn phải tìm túi, kính, điện thoại
của mình trong nhà hàng. Quy tắc số một ở đây là không nên để bất cứ thứ gì dưới
bàn ăn dù là nhỏ đến đâu. Bạn nên để đồ dưới ghế hoặc sau lưng mình.
7. Chờ cho người chủ trì ngồi xuống trước: Ở nhiều nước, phép lịch sự là mọi người
đều phải đứng cho tới khi người chủ trì bữa tiệc ngồi xuống. Nếu không có người
chủ trì, hãy đợi cho người cao cấp nhất hoặc lớn tuổi nhất ngồi trước. Tuy nhiên, ở
một số nước, người chủ trì không bao giờ ngồi xuống trước khách. Hãy kiểm tra quy
tắc cẩn thận nếu bạn ở một nước xa lạ.
8. Đặt khăn ăn vào lòng: Ngay khi ngồi xuống, hãy lấy khăn ăn trên bàn, tháo ra và
đặt lên lòng mình. Đừng giắt khăn ăn vào áo ở phía trước. Nếu bạn phải rời bàn ăn,


hãy gấp nhẹ, đặt khăn ăn lên ghế chứ đừng đặt lên bàn phía trước mặt. Điều này
ngầm báo với người phục vụ rằng bạn sẽ vẫn quay trở lại.
9. Làm quen với các món đồ trên bàn: Ở các bữa ăn trang trọng, bạn sẽ thấy rất
nhiều dao, nĩa, thìa dành cho các món ăn khác nhau. Hãy ghi nhớ công dụng của
từng món. Nếu không nắm chắc, hãy bắt đầu sử dụng các dụng cụ từ phía ngoài
vào. Thông thường, các món ăn đặc thường ở bên trái, còn các món súp và đồ uống
sẽ nằm ở phía bên phải. Các loại nĩa nằm ở bên trái, riêng nĩa ăn hải sản được đặt ở
bên phải. Ly nước nằm ở bên trái ly rượu.
Gọi đồ ăn
10. Gọi soda và chanh: Thông thường, bạn không nên gọi đồ uống có cồn trong bữa
ăn với đối tác. Thay vì đó, hãy gọi soda chanh hoặc trà đá. Nếu người chủ trì khuyến
khích, hãy gọi một cốc bia hoặc một ly rượu, và hãy để ý xem tốc độ uống của người
chủ trì như thế nào. Bạn nên uống chậm hơn họ một chút. Ở một số nước như Nga,
mời rượu là tín hiệu của sự tin tưởng và tình bạn, vì vậy đừng từ chối.
11. Để ý xem người chủ trì gọi món gì: Bằng cách này, bạn sẽ biết bạn nên gọi món
gì. Nếu họ chưa gọi món, bạn có thể hỏi ý kiến của họ.
12. Sẵn sàng gọi món: Bạn có thể hỏi người phục vụ một hoặc hai câu hỏi, nhưng

đừng bắt họ phải giải thích mọi thứ trong thực đơn, trừ khi bạn bị dị ứng với một số
đồ ăn.
13. Đừng gọi món đắt nhất: Điều này là rất thô lỗ. Hãy để món tôm hùm hay những
món đắt đỏ cho một dịp khác.
14. Đừng gọi những món khó ăn: Những đồ dễ ăn gồm gà, cá hay salad. Các loại
khó để ăn một cách đẹp mắt là burger, spaghetti, tôm hùm, các món cầm tay, hoặc
những món ăn có nhiều xốt hay dễ bị mắc răng.
Ăn như thế nào?
15. Hãy rót nước cho người khác trước khi rót cho mình: Nếu cả bàn ăn dùng chung
một bình nước, trước khi rót thêm nước vào ly của mình, bạn hãy quan sát và rót
vào ly của người khác trước.


16. Xé bánh mì và bơ thành từng miếng nhỏ: Nếu bánh mì được mang ra trong bữa
ăn, bạn sẽ thấy có một chiếc đĩa đặt ở bên trái. Nếu bánh mì mang ra theo ổ, hãy
dùng tay xé ra thành từng miếng nhỏ, đừng cắt bằng dao. Bạn hãy dùng dao cắt một
miếng bơ lớn và đặt ở góc đĩa bánh mì của mình.
Nếu bạn là người đầu tiên lấy bánh mì từ giỏ, hãy mời người ngồi bên trái bạn trước,
rồi tiếp tục chuyền quanh bàn đến bên phải. Riêng ở Pháp, bạn hãy đặt bánh mì lên
khăn ăn thay vì lên đĩa.
17. Đợi người chủ trì ăn trước khi bắt đầu: Đừng cầm nĩa và ăn trước khi người chủ
trì bắt đầu. Đừng ăn cho tới khi tất cả mọi người đã có đồ ăn và người chủ trì ra hiệu
bạn có thể ăn.
18. Cầm dụng cụ ăn đúng cách: Điều này tùy thuộc vào văn hóa của người bạn ăn
cùng. Tuy nhiên có một cách chung là đều cầm nĩa ở tay trái và cầm dao ở tay phải.
Nĩa để giữ thức ăn trong khi cắt bằng dao ở tay phải.
Theo kiểu Âu, sau khi cắt, bạn dùng nĩa lấy đồ ăn đưa lên miệng bằng tay trái, nĩa úp
xuống. Theo kiểu Mỹ, sau khi cắt, bạn đặt dao xuống rìa đĩa và chuyển nĩa từ tay trái
qua tay phải để lấy đồ ăn, nĩa ngửa và đưa lên miệng.
19. Đặt dụng cụ ăn đúng cách: Nếu bạn muốn để thìa nĩa xuống mà vẫn chưa ăn

xong thì tùy thuộc vào từng văn hóa mà bạn có cách đặt phù hợp. Theo kiểu Âu, bạn
nên đặt dao (lưỡi hướng vào trong) và nĩa (úp xuống) chéo nhau. Theo kiểu Mỹ, bạn
đặt dao lên rìa đĩa, còn nĩa đặt ngửa trong đĩa.
20. Không nên cắt hết đồ ăn cùng lúc: Dù ăn ở đâu thì hãy cắt thịt hoặc đồ ăn lần
lượt chứ không nên cắt nhỏ tất cả cùng lúc.
21. Dùng chung nước xốt: Khi bạn dùng chung nước xốt với cả bàn, đừng chấm đồ
ăn của bạn vào đó. Hãy lấy thìa múc nước xốt vào đĩa của mình và chấm ở đĩa.
22. Đừng thổi đồ ăn: Nếu đồ ăn còn nóng, hãy kiên nhẫn đợi nó nguội đi chứ đừng
thổi vì đó là hành động thô lỗ.


23. Uống súp bằng cạnh thìa: Không nên húp xì xụp, và cũng không nên ngậm cả
thìa súp trong miệng, thay vào đó, bạn hãy uống súp từ cạnh thìa. Tuy nhiên ở Nhật,
húp xì xụp là cách để tán dương đầu bếp, bạn cũng có thể húp trực tiếp từ bát.
24. Đừng cho thêm muối vào đồ ăn trước khi nếm: Đây bị coi là hành động xúc phạm
đến đầu bếp.
25. Ăn với tốc độ trung bình: Nói cách khác, hãy giữ cho đồ ăn còn trên đĩa tương
đương với những người khác trên bàn ăn. Nếu đĩa của bạn có nhiều đồ ăn hơn
người khác, bạn có thể đã nói quá nhiều và ngược lại.
26. Đừng ăn ít quá hoặc nhiều quá: Cả 2 cách này đều khiến bạn bị gây sự chú ý, và
bạn cũng không nên đề nghị ăn hết đồ ăn của người khác.
27. Đặt dụng cụ ăn đúng cách khi ăn xong: Theo kiểu Âu, bạn đặt nĩa (úp xuống) và
dao song song trên đĩa theo hướng 4h. Theo kiểu Mỹ, bạn đặt tương tự kiểu Âu
nhưng nĩa ngửa lên.
28. Đề nghị trả tiền: Dù bạn được mời đến ăn, nhưng hãy tỏ ra lịch sự bằng cách đề
nghị được trả tiền cho bữa ăn. Lúc này, người chủ trì sẽ nói họ sẽ lo thanh toán, và
bạn cũng không nên tranh luận với họ hoặc đòi trả tiền tip.
28. Đừng quên cảm ơn người mời: Vào cuối bữa ăn, hãy chắc chắn là bạn cảm ơn
người chủ trì bằng tên của họ. Hãy bắt tay, nhìn thẳng vào mắt khi nói. Sau đó, bạn
có thể xem xét việc cảm ơn bằng cách gửi email hoặc thư tay.


Những điều khiến bạn trở nên lịch lãm trong nhà hàng
07:00 04/07/2016
Khi được mời đến những bữa tiệc sang trọng, bạn nhất định không được quên
những điều sau đây để giữ một hình ảnh lịch sự và tinh tế.
Không chọn ngay chỗ tốt nhất
Khi chủ bữa tiệc sắp xếp chỗ ngồi, đừng tranh giành chỗ có khung cảnh đẹp hay dễ
chịu. Hãy nhường cho vị khách hay người đi cùng bạn.


Đặt khăn ăn vào lòng trước
Ngay sau khi ngồi xuống, hãy đặt khăn ăn vào lòng. Bạn cứ tưởng tượng như mình
cần đắp chăn khi đi ngủ vậy.
Không bỏ khăn ăn lên bàn
Nếu bạn cần đứng lên, hãy đặt khăn ăn xuống ghế chứ đừng để lên bàn, trừ khi bạn
đã thanh toán và chuẩn bị ra về.
Sử dụng quy tắc chữ b và chữ d để xác định đồ ăn của mình
Bạn hãy chạm đầu ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn và giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Hình chữ b ở tay trái sẽ cho biết đĩa bánh mì của bạn ở đâu, còn hình chữ d bên tay
phải sẽ chỉ cho bạn đồ uống của mình.
Dùng dụng cụ ăn phù hợp cho từng món
Nếu không chắc chắn, hãy bắt đầu từ các món thìa dĩa bên ngoài trước.
Dùng dao
Nếu bạn cần dịch chuyển thức ăn trong đĩa hoặc lấy thức ăn bằng nĩa, hãy dùng
dao.
Đặt dụng cụ ăn lên đĩa khi ăn xong
Khi dùng xong bữa, hãy đặt dao và nĩa ngay ngắn trên đĩa với tay cầm hướng sang
bên phải. Điều này có nghĩa là bạn đã ăn xong.
Gọi tính tiền một cách tế nhị
Hãy nhìn người phục vụ thật nhanh để họ chú ý đến bạn, đừng vẫy tay hoặc hét lên.

Để hóa đơn tính tiền xa mình
Khi đặt tiền mặt hoặc thẻ tín dụng lên hóa đơn thanh toán, hãy đặt nó ở phía cạnh
bàn để người phục vụ biết là bạn đã sẵn sàng trả tiền.

10 quy tắc ăn uống kiểu Pháp


06:48 25/01/2016
Nên rót rượu đầy đến đâu? Bánh mì nên ăn cả ổ hay xé nhỏ? Khoai tây chiên
nên ăn bốc hay dùng dĩa? Bạn hãy thử trắc nghiệm nho nhỏ sau về quy tắc ẩm
thực tinh tế của người Pháp.
1. Bạn nên đặt khăn ăn vào lòng ngay sau khi ngồi xuống.
Sai. Chỉ khi nào bà chủ nhà đặt khăn ăn vào lòng thì khách mới bắt đầu làm theo.
2. Bánh mì nên được đặt ở rìa bên trái đĩa.
Sai. Bánh mì phải được để trực tiếp trên khăn ăn, trừ khi đó là bữa ăn trang trọng có
đĩa riêng dành cho bánh mì.
3. Khi món khai vị được bày ra, bạn nên đợi chủ nhà phát biểu trước khi uống.
Đúng. Bạn nên chờ chủ nhà bắt đầu. Chủ nhà sẽ phát biểu ngắn gọn, sau đó tất cả
cùng chạm ly. Bạn nên lịch sự nhìn vào mắt người khác khi chạm cốc và nói:
“Santé”.
4. Bạn nên xé bánh mì thành từng miếng nhỏ trước khi ăn.
Đúng. Cắn cả ổ bánh mì được xem là hành vi bất lịch sự.
5. Nếu được nhờ lấy giùm lọ muối, bạn nên đưa cả lọ muối và lọ tiêu.
Sai. Ở Mỹ, muối và tiêu là cặp bài trùng và luôn đi cùng nhau. Tuy nhiên ở Pháp, nếu
người ta nhờ bạn đưa lọ muối, bạn chỉ nên đưa muối mà thôi.
6. Sau mỗi món ăn, bạn nên lau đĩa bằng một mẩu bánh mì.
Đúng. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì đây là cách làm sạch đĩa
cho món mới. Tốt nhất là dùng nĩa lấy bánh mì lau đĩa chứ không lau trực tiếp bằng
tay. Trong những bữa ăn trang trọng, mỗi món ăn được phục vụ vào đĩa mới, bởi vậy
bạn sẽ không phải bận tâm đến việc này.

7. Khi rót rượu phải rót gần đầy, cách miệng ly 5 mm.
Sai. Khi rót rượu, bạn chỉ nên rót đầy 3/4 ly.


8. Khi được mời đến một bữa ăn nhẹ (apéros), bạn nên mang một món quà để tặng
chủ nhà.
Sai. Với apéros, bạn không cần mang quà. Nhưng nếu được mời đến ăn tối, bạn nên
tặng quà cho chủ nhà. Món quà có thể là hoa, chai rượu, món tráng miệng hoặc phô
mai.
9. Một bữa tối kiểu Pháp thường bao gồm salad khai vị, món chính, phô mai, tráng
miệng và cà phê.
Đúng. Bánh mì, rượu và nước được phục vụ trong suốt bữa ăn.
10. Ăn khoai tây chiên có thể bốc bằng tay.
Sai. Mặc dù đồ ăn nhanh có mặt ở Pháp, ăn bốc là điều tối kỵ trên bàn ăn. Tốt nhất
bạn hãy quan sát và làm theo chủ nhà.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI DỰ TIỆC
- Khi có những món ăn bạn không thích hoặc không thể ăn, cũng nên lấy một ít và
để lại trên dĩa và từ chối không nhận tiếp thêm.
- Không nên tỳ cùi chỏ lên bàn khi đang ăn.
- Không nên uống các loại thuốc ngay tại bàn ăn.
- Đừng cắt vụng thức ăn thành các miếng nhỏ trên dĩa ăn, nên cắt và ăn từng miếng
một.
- Khi ăn phải chậm rãi, khoan thai từ tốn ( tránh ăn lia lịa, nhai nhóp nhép, húp rồn
rột, khi nhai nên ngậm miệng lại).
- Khi đang ăn không cười nói ồn ào, không kén chọn xáo trộn khi gắp thức ăn, không
cầm cả chén lên húp.
- Tránh ợ, sặc, ngáp ở bàn ăn. Khi dùng tăm xỉa răng phải dùng tay che miệng,
không ngậm tâm khi nói chuyện.



- Cần bình tỉnh khi xảy ra những chuyện bất trắc như đánh rơi dao, muỗng, nĩa, làm
đổ thức ăn hoặc làm vỡ dĩa.
- Không nên bẻ vụng bánh mì bỏ vào chén soup. hãy cắn một miếng bành mì và húp
một muỗng canh đầy.
- Không nên khua muỗng nĩa, hoặc đẩy dĩa ăn ra xa khi vừa ăn xong.

10 điều cần lưu ý khi đi tiệc
Cuối năm là dịp của những buổi tiệc tùng. Để trở thành một vị khách thanh lịch bạn
nên bỏ túi những điều lưu ý khi đi tiệc sau đây
Bỏ túi 10 lưu ý khi đi tiệc dưới đây sẽ giúp bạn và chủ nhân bữa tiệc thoải mái, thậm
chí những điều này biến bạn thành người lịch thiệp khi tham dự những buổi tiệc
tùng.
1. NHẬN THIỆP MỜI VÀ PHẢN HỒI
Nếu bạn là chủ nhân bữa tiệc, hãy dùng thiệp, e-mail, điện thoại… để gửi lời mời
đến khách một cách trang trọng nhất. Hãy cung cấp những thông tin chi tiết: Tiệc gì?
Tổ chức ở đâu? Thời gian?
Nếu bạn là khách, hãy lịch sự phản hồi về khả năng dự tiệc của bạn ngay khi có thể.
Nếu có sự thay đổi, hãy báo cho chủ nhân biết.
2. ĐẾN ĐÚNG GIỜ
Nhiều người có thói quen đi trễ, một số khác lại đến quá sớm. Cả hai điều này đều
không nên chút nào. Hãy đến đúng giờ để thể hiện sự tôn trọng chủ nhân.


3. MANG QUÀ
Bạn có thể mang thức ăn làm sẵn, một bó hoa, một món quà xinh xắn nhưng đừng
mang nguyên liệu khiến chủ nhân phải vào bếp nấu nướng hay một bó hoa mà họ
phải cắt, tỉa mới chưng được.
4. KHÔNG DÙNG ĐIỆN THOẠI
Đây là một trong những điều cần lưu ý khi đi tiệc. Hãy thử nghĩ nếu bạn tổ chức một

bữa tiệc nhỏ mà ai cũng cắm mặt vào điện thoại, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Với bất
cứ tiệc nào, dù lớn hay nhỏ, trang trọng hay họp mặt, bạn cũng nên cất điện thoại
vào túi và bật chế độ im lặng. Với những cuộc gọi hay tin nhắn không quan trọng,
hãy trả lời sau. Trường hợp khẩn cấp, hãy lịch sự xin lỗi và ra ngoài nghe điện thoại.
5. GIÚP ĐỠ CHỦ NHÂN
Hãy tránh mang thêm việc cho chủ nhân, thay vào đó bạn có thể giúp đỡ họ: “Tôi có
thể làm gì để giúp bây giờ?”.
6. ĐỂ XƯƠNG GỌN GÀNG
Không ai muốn chiếc bàn bẩn vì các loại xương xẩu. Nếu là tiệc tại nhà, bạn nên
chuẩn bị dụng cụ bỏ xương, nó vừa lịch sự và tiện dọn dẹp. Nếu bạn là khách, khi
không thấy có dụng cụ để xương, hãy hỏi chủ nhân. Nếu không có, bạn hãy tự gom
gọn phần rác của mình vào đĩa, bát sau khi bữa tiệc kết thúc.
7. BỐ TRÍ CHỖ NGỒI
Hãy dành thời gian sắp xếp chỗ ngồi cho từng thực khách bằng cách gắn tên trên
từng vị trí. Điều này giúp khách có thể nhanh chóng tìm được chỗ của mình, đặc biệt
đối với những bữa tiệc lớn.
8. XỬ LÝ SỰ CỐ
Nếu bạn lỡ làm rơi vỡ ly tách hay đổ thức ăn… hãy nhanh chóng xử lý hậu quả kèm
theo một câu pha trò. Nếu sự cố gây ra hư hại cho chủ nhân, hãy xin lỗi và ngỏ ý bồi
thường.


9. ĐỪNG CHỈ ĐÃI THỨC UỐNG CÓ CỒN
Không phải ai cũng có thể uống rượu, bia, vì vậy ngay cả khi bạn có tài làm những
loại cocktail ngon nhất, cũng đừng quên chuẩn bị các thức uống khác cho khách lựa
chọn.
10. GIỮ NHÀ VỆ SINH SẠCH SẼ
Với chủ nhân, hãy chùi rửa sạch sẽ khu vực này, chuẩn bị đủ khăn, giấy vệ sinh, xà
phòng để khách sử dụng. Bạn có thể thêm nến thơm, nước xịt phòng để tạo mùi
hương dễ chịu. Nếu là khách, bạn hãy nghĩ đến việc chùi rửa của chủ nhân sẽ cực

khổ như thế nào nếu bàn cầu, sàn nhà vấy bẩn… Vì vậy, hãy sử dụng sạch sẽ và
gọn gàng nhất.
Mục Sống đẹp / Tiếp Thị Gia Đình

4 nguyên tắc giao tiếp cần lưu ý khi tham dự buổi tiệc cuối
năm
Những nguyên tắc giao tiếp mà bạn cần chú ý để xuất hiện với một diện mạo luôn
hoàn hảo trong những buổi tiệc cuối năm.
Những ngày cuối năm cận kề và năm mới sắp đến, chắc hẳn bạn đang nao nức
mong chờ mùa lễ hội này kéo theo những buổi tiệc tùng vui nhộn, ấm cúng. Nhưng
bên cạnh đó, cho dù là những buổi họp mặt bạn bè hay tất niên ở công ty thì bạn
cũng cần giữ hình ảnh cho mình. Đó không chỉ có lợi cho cá nhân bạn mà còn giúp
thắt chặt thêm mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp. Để làm được điều đó, có một
vài nguyên tắc đơn giản mà bạn cần chú ý.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN KHI THAM DỰ TIỆC:
1. PHONG CÁCH ĂN MẶC:
Không nên: Ăn mặc qua loa, xuề xòa
Trang phục chính là hình ảnh đầu tiên khi người khác tiếp cận bạn và là một trong
những nguyên tắc giao tiếp. Khi diện trang phục lôi thôi, xuề xòa, phần nào thể hiện


rằng bạn thiếu tôn trọng đến chủ nhân của buổi tiệc hay những người tham gia. Qua
trang phục, người khác có thể đánh giá tính cách và thái độ của bạn. Nếu như chính
bạn còn không tôn trọng bản thân mình thì người khác cũng sẽ không hứng thú để
xây dựng mối quan hệ với bạn.
Ngoài ra, một gương mặt nhợt nhạt, tóc tai bù xù sẽ không giúp cho bạn được khen
ngợi mà trái lại, cũng như việc ăn mặc xuề xòa, nó sẽ làm hình ảnh bản thân bạn
kém tinh tế.
Nên: Ăn mặc đúng phong cách
Tùy theo mục đích của bữa tiệc, bạn nên chọn những loại trang phục phù hợp. Đơn

giản không có nghĩa là xuề xòa. Sang trọng không có nghĩa là lố lăng. Sự tinh tế ở
trang phục bạn chọn sẽ phù hợp vào cách bạn lựa chọn tông màu và các phụ kiện đi
kèm. Một làn da căng tràn nhựa sống với một chút trang điểm sẽ khiến bạn trông
tươi tắn hơn. Các tiêu chí dẫn đầu vẫn luôn là sự chỉn chu, lịch sự và tối giản. Tất cả
điều đó sẽ tạo nên một hình ảnh nhã nhặn, lịch sự cho bạn trong mắt mọi người.
2. Dẫn theo bạn đến tham dự tiệc?
Không nên: Dẫn theo người không mời
Nếu là những buổi họp mặt bạn bè thông thường, bạn có thể dẫn thêm một người
bạn khác. Nhưng điều này tuyệt đối không nên, nhất là trong những bữa tiệc trang
trọng nếu bạn dẫn theo một ai đó, vì ít nhiều điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa bạn với mọi người trong bữa tiệc.
Nên: Mở rộng các mối quan hệ
Hãy tận dụng cơ hội được làm quen bạn mới, mở rộng mối quan hệ. Việc đi một
mình giúp bạn có thời gian trò chuyện với mọi người nhiều hơn mà không phải bận
tâm xem bạn của bạn nghĩ gì hay cần nói chuyện với mình không. Đặc biệt trong các
buổi tiệc của công ty, yếu tố này lại càng được đề cao. Trong suốt một năm, có thể
bạn sẽ không có cơ hội làm việc với nhân sự của các phòng ban khác. Vì vậy, dịp
cuối năm chính là lúc để bạn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và tạo những mối quan
hệ mới với đồng nghiệp.


3. NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP TRONG BUỔI TIỆC
Không nên: Nói về công việc quá nhiều & Cười nói quá lớn trong buổi tiệc
Những bữa tiệc cuối năm, chúng ta gặp nhau để chia sẻ về một năm đã qua, với
những điều vui tươi và nhẹ nhàng nhất để không khí thêm vui vẻ. Việc nói quá nhiều
hoặc than vãn về công việc sẽ gây sự khó chịu cho người đối diện và làm bữa tiệc
mất vui. Không phải ai cũng thấu hiểu và hào hứng nghe về chủ đề này của bạn.
Ngoài ra, đối với những câu chuyện phiếm, việc cười nói quá lố sẽ biến bạn trở
thành một người vô duyên.
Nên: Nói chuyện phiếm, pha một tí vui nhộn chính là nét duyên trong cách giao tiếp.

Công việc chỉ là chuyện ở công sở, trong những cuộc họp. Vì thế, đừng nên nói quá
nhiều hoặc than vãn về công việc vì đây không phải là lúc để công việc khống chế
cuộc vui của mọi người. Thay vào đó hay nói chuyện phím, pha một tí vui nhộn thể
hiện nét duyên của chính bạn. Chỉ cần bạn không cười nói quá lớn mà vặn volume
vừa đủ nghe là được.
Nếu bạn không được giao trọng trách làm chủ buổi tiệc hay là người khuấy động,
hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ trong từng cuộc trò chuyện với mỗi người. Năm
mới sắp đến, chắc rằng ai cũng sẽ muốn gác lại những chuyện buồn của năm cũ để
chuẩn bị tinh thần sảng khoái bước vào năm mới. Vì vậy, sẽ chẳng hứng thú gì nếu
bạn than vãn vể những chuyện không vui.
Đừng cố gắng nói quá nhiều về mình trong các cuộc nói chuyện hoặc đi quá sâu về
một vấn đề của cá nhân nào đó. Nghệ thuật để có được một cuộc nói chuyện thành
công chính là việc bạn biết cách khơi gợi để người khác chia sẻ về chuyện của họ.
Hãy bàn về những chủ đề chung mà bạn và người đó có cùng quan điểm như mua
sắm, chăm sóc vóc dáng hay bí quyết làm đẹp của chị em phụ nữ. Điều này sẽ giúp
bạn ghi điểm trong mắt người đối diện. Và đôi khi, thành công của một cuộc hội thoại
không đơn giản chỉ là những gì bạn nói mà chính là cách lắng nghe người khác.
4. VĂN HÓA ẨM THỰC
Không nên: Ăn uống không kiểm soát ăn


Nhiều bạn lấy thức ăn quá nhiều vào đĩa của mình, đặc biệt trong những bữa tiệc
buffet và kết quả là bạn không ăn hết chỗ thức ăn bạn lấy, dẫn đến bỏ mứa, và
người khác thì thiếu thức ăn phải chờ đợi lâu. Việc uống thức uống có cồn quá đà
trong bữa tiệc khiến bạn mất khả năng kiểm soát và có những hành động không đẹp
mắt cũng làm hình ảnh của bạn bị mất điểm nghiêm trọng.
Nên: Lấy vừa đủ thức ăn cho bản thân
Hãy tập thói quen lấy vừa đủ thức ăn cho khẩu phần của mình. Nếu bạn vẫn muốn
ăn nữa, bạn có thể lấy thêm thức ăn lần sau và lần sau tiếp. Đây là văn hóa ăn uống
văn minh. Ngoài ra, việc được mời một vài ly và bạn đáp lại, điều đó thể hiện thái độ

lịch sự. Nhưng đừng vì thế mà uống quá nhiều ngoài tầm kiểm soát của bản thân.
Bạn nên biết giới hạn của mình và không khí chung của bữa tiệc, đừng để mình phá
vỡ bầu không khí đó.

8 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI DỰ TIỆC CÔNG TY
Khi chúng ta bắt đầu đi làm thì chắc chắn sẽ được dự những buổi tiệc do công ty
tổ chức. Bạn nên suy nghĩ lại nếu như xem các buổi tiệc là diệp để trút bỏ không khí
nặng văn phòng nặng nề và vô tư thể hiện con người thật của mình. Bạn nên lưu ý
những điều sau đây để có thể giữ được hình ảnh đẹp trong mắt sếp và các đồng
nghiệp tại những buổi tiệc.
4 Điều không nên khi đi dự tiệc
1. Dẫn theo người không được mời
Bạn tuyệt đối không nên dẫn theo bạn bè hay người thân khi trong giấy mời dự tiệc
của công ty không đề cập đến việc người khác đi cùng. Bởi vì đây là buổi tiệc của
công ty nên sếp muốn chỉ riêng nhân viên công ty tham dự để tăng thêm sự đoàn kết
gắn bó giữa các nhân viên ngoài ra công ty không đặt những phần ăn dự bị.
Nếu bạn vẫn muốn dẫn thêm người mặc dù trong giấy mời không đề cập đến thì bạn
có thể trình bày với quản lý của mình về vấn đề này.


2. Uống quá nhiều
Tại những buổi tiệc công ty nếu như ai đó uống quá nhiều là một trong những việc
mà các người quản lý và đồng nghiệp không thích. Bạn nên cư xử nhã nhặn và có
chừng mực, mặc dù đây là buổi tiệc của công ty để nhân viên vui chơi và thư giản.
3. Kể chuyện hay buôn chuyện cười thô thiển
Những bữa tiệc do công ty tổ chức là dịp để các nhân viên trò chuyện, tâm sự với
nhau nhân tình và cởi mở. Chính vì vậy đừng để vài ly rượu làm bạn nói ra những
điều không nên. Những câu chuyện phiếm luôn có những quy tắc và giới hạn nhất
định mà bạn cần phải nhớ. Khi trò chuyện bạn cũng nên hỏi những chuyện không
quá riêng tư như: học hành của con cái, thời trang,….

4. Nói quá nhiều về công việc trước người lạ
Nếu bạn dẫn bạn bè hay người thân đi cùng mà cứ mãi nói chuyện công việc với
đồng nghiệp không để ý đến cảm giác của người đi cùng thì thật bất lịch sự. Bạn chỉ
nên nói chuyện vài câu về công việc để xã giao hay mở đầu công việc, sau đó bạn
nên chọn một chủ để khác để người đi cùng bạn có thể tham gia vào.
4 Điều nên làm khi đi dự tiệc
Nếu được phép thì bạn hãy mời ai đó đi cùng
Nếu trong giấy mời có đề cập đến vấn đề có thể đưa ai đó đi cùng thi bạn hãy cố
gắng thực hiện theo. Đây cũng là một cách tốt giúp các đồng nghiệp có thể hiểu bạn
hơn về một góc độ nào đó ngoài công việc.
Hãy để ý các nhân vật chủ chốt và khéo léo tạo ấn tượng đẹp
Hãy cố gắng quảng bá bản thân với các cấp quản lý thông qua những buổi tiệc của
công ty. Thông thường những người này khá bận rộn trong công việc nên tại các
buổi tiệt họ sẽ cho phép bản thân vui chơi và trò chuyện với tất cả mọi người bao
gồm cả cấp dưới hay cấp dưới không trực tiếp. Chính vì thế hãy làm quen và giới
thiệu vài điều về bản thân như: chuyên ngành, thế mạnh và sở thích với các nhân
vật này.


Lựa chọn trang phục phù hợp và tao nhã
Tất nhiên là không có quy định nào nói rằng bạn phải mặc thế này hay ăn mặc thế
kia khi dự tiệc công ty, nhưng chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh, trang nhã và lịch
sự là sự lựa chọn tốt nhất bạn giúp bạn tạo được hình ảnh đẹp. Hãy nhớ rằng khi
chon trang phục cho các bữa tiệc phải đáp ứng các tiêu chí: Lịch sự, cuốn hút và
phù hợp. Không nên ăn mặc quá hở hang, gợi cảm như thể đi đến quán Bar hay vũ
trường cùng bạn bè.
Tạo không khí vui vẻ tại bữa tiệc
Những buổi tiệc cuối năm của công ty thường khó mang lại không khí vui vẻ nhộn
nhịp như những năm trước. Do tình hình khinh thế khó khăn nên phần lớn mọi người
để có cảm giác lo lắng cho cuộc sống riêng. Tuy nhiên tiệc là cơ hội để chúng ta vui

chơi, thư giản và chia sẻ niềm vui với nhau, vì thế ban hãy tận hưởng bữa tiệc hết
mình với tinh thần lạc quan, tích cực và bỏ hết lại phía sau những lo lắng, muộn
phiền.

9 điều cần lưu ý khi đi dự tiệc
Không giới thiệu cộc lốc.
Đối với những người đặc biệt hay có chức sắc, thay vì nói “Đây là…” hãy bắt đầu
bằng “Xin được giới thiệu…”
Không bắt tay người có chức vị cao hơn.
Nếu như người bạn đang bắt chuyện có chức sắc, hãy chờ cho đến khi họ đưa tay
ra trước. Cái bắt tay nên kéo dài 3 giây, hoặc 3 cái lắc.
Thẻ tên để đâu cho đúng
Nếu may mắn được ở trong bữa tiệc sử dụng thẻ tên, hãy cài nó ở phía bên phải
ngực để không bị che mất khi bắt tay.
Lơ đễnh


Đã bao nhiêu lần bạn bắt chuyện với ai đó và không thể nhớ nổi người đối diện bạn
là ai? Hãy tránh lỗi ngớ ngẩn này bằng cách lặp đi lặp lại tên người đó trong lúc nói
chuyện.
Không đưa danh thiếp bằng một tay.
Đây là dấu hiệu của việc tự cao. Luôn đưa danh thiếp bằng hai tay ở vị trí cao, tránh
gây khó xử cho người nhận.
Đùa quá lố
Bạn bè bạn có thể dễ dãi với tính hài hước của bạn, nhưng ở đây thì không. Đôi khi
bông đùa sẽ bị hiểu lầm là xúc phạm. Luôn xét đoán kỹ tình huống để lựa lời.
Không cầm đồ uống trên tay phải.
Đeo thẻ tên ở tay phải, nhưng đồ uống ở tay trái. Không ai muốn nắm lấy một bàn
tay nhớp nháp. Hơn nữa một căn phòng đông sẽ khiến việc đổi tay khó khăn. Luật
này áp dụng cho cả túi xách, túi cầm tay và ví.

Không ăn trước khi chủ tiệc ngồi xuống
Trừ khi người tổ chức tuyên bố, còn không hãy chờ cho đến khi họ an tọa, và kể cả
những người khác. Nếu như có quá nhiều thìa dĩa, hãy sử dụng những thứ ở phía
ngoài trước.
Không gọi thêm đồ ăn.
Ở những bữa tiệc lớn điều này là cấm kỵ. Các sự kiện lớn đã được lên kế hoạch,
vậy nên hãy chờ đúng lúc. Nếu làm điều đó, bạn cũng có thể xúc phạm chủ nhà. Nếu
như bữa ăn đã kết thúc mà bạn vẫn đói, hãy uống thêm nước và chờ món tráng
miệng.

6 Điều bạn cần lưu ý khi tham dự tiệc cùng công ty
Khi mà chúng ta bắt đầu đi làm thì đôi khi chúng ta sẽ có một đến vài cái buổi tiệc
không nhỏ thì cũng là lớn do giám đốc của mình khơi màu tổ chức. Hiện nay thì hầu
hết tất cả các bạn thường có suy nghĩ tiêu cực đó chính là tiệc tùng là nơi để mình


trút bỏ xiêm y nơi văn phòng hằng ngày của mình và cứ để cho con người thực sự
của mình tah hồ nhảy nhót thì các bạn nên suy nghĩ lại. Nếu như các bạn muốn lấy
điểm đối với các sếp của mình và tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp ở các sự
kiện, buổi tiệc như tiệc thưởng doanh thu, tiệc cuối năm thì cần phải lưu tâm đến các
vấn đề sau:
Những điều không nên:
Đưa các vị khách không mời mà tới
Một khi mà trong tờ thiếp mời tham dự buổi tiệc của công ty không có đề cập đến
việc bạn có thể dẫn theo một ai đó đến buồi tiệc thì tất nhiên là các bạn tuyệt đối
không nên dẫn ai đó theo. Có nhưng công ty chỉ đặt đủ số lượng thiếp mời được
phát ra và nhà hàng thướng hay không chuẩn bị trước các phần ăn bổ xung hay đột
xuất hoặc là tổng giám đốc của bạn chỉ muốn có riêng nhân viên của công ty tham
dự nhằm giúp cho công ty doàn kết gắn bó hơn nữa.
Nếu như bạn muốn dẫn theo một ai đó mà trong thiếp mời không đề cập đến thì tốt

nhất là bạn nên thử hỏi người quản lí của mình để xin ý kiến.
Không lượng sức mình uống
Có một vấn đề tối kị nhất đó chính là các sếp, các nhà quản lí với các đồng nghiệp
không muốn nhìn thấy có một người uống quá say ngay trong buổi tiệc của công ty.
có những lúc thì các bạn không tự kiềm chế được đến nỗi ói đầy trong buổi tiệc thì
chắc rằng các bạn không có tư cách gì nữa. Mục đích mà công ty thực hiện các buồi
tiệc thì cũng chỉ để cho các nhân viên thư giãn, vui vẻ vì vậy các bạn nên có một
chừng mực nhất định và thật lịch sự.
Làm ông 8 hay bà 8 với các câu chuyện thô thiển
Khi mà vào tiệc thì tất nhiên là các nhân viên sẽ có dịp để trao đổi với các nhân viên
bộ phận khác nhằm giúp cho minh cởi mở hơn và nhiệt tình hơn, khi mà bạn uống
vào rồi thì không kiềm chế được mình nữa và nói ra tất cả những bí mật trong lòng
dù xấu hay đẹp. Khi mà trò chuyện thì nó luôn có một quy tắc hay giới hạn nào đó
nhât định. Để tránh cho việc làm lộ bí mật thì tốt nhất là bạn nên chọn cho mình các


tiêu đề như học hành các con, bóng dá, thòi trang và trành các câu chuyện riêng tư
quá mức.
Để lộ các bí mật trước người lạ mặt
Nếu như mà bạn có dẫn theo một ai đó hay người thân của mình mà khi ngồi vào ăn
mà bạn cứ vô tư trò chuyện về các vấn đề liên quan đến công việc với các bạn đồng
nghiệp cùng bàn nên rất mất lịch sự. Khi muốn nói thì bạn nên mở đầu với vài câu
nói chung chung về công việc rồi sau đó chuyên sang các chủ đề khác.
Những điều nên:
Nên cần có ai đó đi cùng nếu được cấp trên đồng ý
Khi mà trong thư mời có nhắc đến việc mời ai đó đến để giúp cho các đồng nghiệp
của bạn có thể hiểu thêm một khía cạnh nào đó về bạn. Đây cũng chính nơi giúp cho
các đồng nghiệp hiểu hơn về con người bạn ngoài đời sống.
Tuyển chọn cho mình những trang phục lịch sự
Khi mà mời đến dự tiệc thì tất nhiên là không có ai có quy định bạn phải mang trang

phục như thể nào đến dự tiệc của công ty, tuy nhiên mới phép lịch sự tối thiểu nhất
thì bạn cũng nên chọn cho mình trang phục phù hợp với hoàn cảnh buổi tiệc đó. Cần
phải đặc biệt lưu ý đến việc không nên ăn mặc quá sexy như mình đang di quán bar
hay vũ trường.

Những điều cần chú ý trên bàn tiệc
Khách không nên ăn trước mọi người. Khi ăn bánh mỳ, nếu bánh mỳ đã cắt lát,
không nên dùng dao cắt nhỏ thêm, mà dùng tay bẻ nhẹ nhàng. Không để vụn bánh
mỳ rơi vãi trên mặt bàn. Đối với những thức ăn như: xôi, bánh nướng, bánh hấp... thì
có thể dùng tay để ăn.


Đường cát đựng trong âu con, dùng thìa nhỏ để lấy. Nếu là đường miếng thì sử
dụng cặp để gắp.
Đôi khi trong bữa tiệc, kể cả tiệc ngồi trang trọng, người ta thường dùng các món
như: gà, vịt, bồ câu quay hoặc rán. Nếu thấy chủ nhà ăn các món ăn này bằng tay
thì khách cũng có thể làm theo.
Nước xốt là thứ nước dùng để chấm đồ ăn, hoặc để rưới lên đồ ăn. Các món xào,
nấu, hầm, v.v... sau khi đã ăn hết cái, còn lại nước, thì cũng gọi là nước xốt. Khách
chú ý không dùng thìa, muỗng để vét nước xốt, mà nên bẻ vài miếng bánh mỳ nhỏ,
nhẹ nhàng bỏ vào đĩa, rồi dùng dĩa lật đi lật lại miếng bánh mỳ để nước xốt thấm vào
rồi lấy lên. Cách ăn này chỉ sử dụng tối đa ba lần trong bữa tiệc. Trong không dùng
dĩa cắm vào bánh mỳ rồi miết đi miết lại trên đĩa ăn nhằm thấm được nhiều nước
xốt.
Nếu khách ăn cơm thì chủ nhà nên có món canh, kèm theo thìa, đũa. Trường hợp
tiệc có lẫn các món Âu, Á thì khách không nên trộn cơm với nước xốt vào trong đĩa;
cũng không nên dùng thìa hoặc muỗng để vét nước xốt cho vào cơm; càng không
nên đổ cả đĩa xốt vào đĩa hoặc bát cơm của mình, mà phải ra hiệu cho người phục
vụ rưới nước xốt vào.
Khi người phục vụ mang đồ ăn đến, không nên chọn miếng này, hoặc miếng kia, mà

tùy người phục vụ tiếp món ăn cho mình. Nếu người phục vụ mời chọn, thì tùy ý mà
chọn. Không nên lấy nhiều đồ ăn vào đĩa. Lấy vừa phải, ăn vừa đủ, không nên để
thừa nhiều đồ ăn. Nếu món ăn nào không thích thì không nên ăn gượng. Nếu phải
ăn kiêng thì có thể từ chối khéo.
Không nên ăn miếng quá to, cũng không há mồm to để ăn; không nên nhai nhồm
nhoàm. Ăn xúp không để có tiếng động. Tránh ợ hoặc nấc khi đang ăn. Nếu muốn
hắt hơi, cần quay lại đằng sau, dùng mùi xoa che mũi mà hắt hơi càng nhẹ càng tốt.
Ăn một món thấy ngon, khách không nên chủ động yêu cầu cho thêm món ăn ấy
nữa, trừ trường hợp người phục vụ chủ động mời khách ăn thêm.


×