Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

10 dấu hiệu bạn đang khiến đồng nghiệp phát ốm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.15 KB, 3 trang )

Mười dấu hiệu bạn đang khiến đồng nghiệp “phát ốm”
(Dân trí) - Ở các công sở luôn có những nhân vật khiến đồng nghiệp cảm thấy bị làm
phiền, chẳng hạn những người “to mồm”, cau có, hoặc thích cắt ngang… Rất có thể,
bạn nằm trong danh sách những nhân vật này mà bản thân không hề hay biết.
Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo cho biết bạn đang “đẩy” đồng nghiệp của mình tới giới
hạn chịu đựng của họ:
1. Bạn có dồn công việc vào phút chót cho người khác?
Trên thực tế, luôn có những công việc phát sinh bất ngờ, đòi hỏi phải hoàn thành ngay. Tuy
nhiên, dù là nhà quản lý hay nhân viên, bạn cũng cần tránh việc cứ đến phút chót mới đưa
việc ra cho người khác làm. Trong những tình huống như vậy, bạn sẽ bị đánh giá là vô tâm
và vô tổ chức. Những cấp dưới hoặc đồng nghiẹp phải làm việc vất vả vào giờ muộn để cho
kịp tiến độ sẽ không lấy gì làm vui với bạn.
2. Bạn có muốn trò chuyện ngay cả khi người khác đang vội làm xong việc hoặc có việc
khác phải làm?
Điều này bạn khó có thể tự mình nhận ra. Tuy nhiên, hãy so sánh với thời lượng “phát
ngôn” của bạn trong những cuộc hội thoại bình thường với mức nói của người khác. Hãy
tinh ý trước những tín hiệu cho thấy đồng nghiệp có thể đang cố gắng rút lui khỏi cuộc nói
chuyện với bạn, và nhớ rằng, bạn có thời gian để nói chuyện không có nghĩa là người khác
cũng có thời gian để nói chuyện với bạn.
3. Bạn có phàn nàn về người khác sau lưng họ thay vì nói chuyện thẳng thắn với họ?
Mọi người đều cảm thấy không vui khi phát hiện ra một đồng nghiệp phàn nàn với người
khác về một việc gì đó mà mình đã làm, trong khi không nói trực tiếp với mình. Khi bạn có
sự trao đổi thẳng thắn với một ai đó, thì chính bạn đang tạo cơ hội cho họ biết về sự không
hài lòng của mình và để họ có cơ hội phản ứng. Quan trọng hơn, bạn cũng có thể được
người đó cung cấp những thông tin mới để bạn có một cái nhìn khác về sự việc.
4. Bạn có thường xuyên tỏ ra tiêu cực


Nếu bạn không ưa những thứ mới, đề xuất của người khác, hoặc một đồng nghiệp nào đó,
nhưng lại ngại ngùng, không bày tỏ quan điểm của mình, thì có thể bạn đang trở thành một
nhân vật hay cau có ở công ty. Những người như vậy đôi khi nghĩ rằng, họ đang thể hiện giá


trị của mình bằng cách luôn chỉ ra những sai sót của người khác. Tuy nhiên, nếu bạn thấy ý
kiến của ai cũng có vấn đề, thì rốt cục bạn sẽ để mất niềm tin của mọi người và các đồng
nghiệp sẽ tìm cách né tránh bạn.
5. Bạn có đưa chuyện riêng tư tới cơ quan không?
Nếu bạn thường xuyên nhận nói chuyện cá nhân trên điện thoại ngay trong phạm vi nghe
được của người khác (nhất là khi những cuộc điện thoại đó có tiếng quát tháo, thề thốt hay
khóc lóc…), để họ lờ mờ đoán ra nội dung cuộc cãi cọ của vợ chồng bạn đêm trước, vấn đề
sinh sản của bạn, chuyện bạn bị phát ban… thì bạn đang khiến đồng nghiệp cảm thấy không
thoải mái. Việc bạn kể chuyện riêng ở một mức độ nào đó cho đồng nghiệp nghe không
thành vấn đề, nhưng với những giới hạn ở công sở, tốt hơn hết bạn không nên đề cập nhiều
tới những vấn đề riêng tư.
6. Bạn có cắt ngang cuộc nói chuyện của người khác?
Nếu bạn có thói quen trả lời câu hỏi được dành cho người khác, hoặc nếu bạn không cho là
có những cuộc trao đổi riêng ở nơi làm việc, thì bạn có thể chính là một “chuyên gia cắt
ngang” ở công sở. Thực sự khó để bạn cưỡng lại ý muốn cắt ngang người khác khi việc đó
đã trở thành thói quen của bạn. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiềm chế bản thân, đợi đến lượt
mình nói, và đừng xen vào những cuộc nói chuyện riêng của đồng nghiệp.
7. Bạn có thích sử dụng loa ngoài khi nói chuyện điện thoại?
Nếu bạn thường xuyên mở loa ngoài khi nói chuyện điện thoại, hãy tin chắc rằng các đồng
nghiệp đang “rủa thầm” bạn. Hãy luôn ghi nhớ rằng, ở công sở không giống như bạn đang ở
nhà một mình, mà bạn đang ở giữa những đồng nghiệp đang cố gắng tập trung vào công
việc.
8. Bạn có nghĩ là mình biết hết mọi chuyện và không ngại thể hiện?
Nếu bạn luôn nói với đồng nghiệp về một cách tốt hơn để xử lý công việc và đưa ra những ý
kiến riêng trái ngược với mọi người, bạn có thể chính là nhân vật “biết tuốt” ở cơ quan.


Hiểu biết rộng và chia sẻ kiến thức không có gì là sai, nhưng nếu bạn tỏ ra việc gì cũng làm
được và không thể học được thêm điều gì mới, bạn sẽ khiến các đồng nghiệp xa lánh bạn và
họ sẽ cảm thấy phiền toái mỗi khi bạn xuất hiện. Hãy cố gắng kiềm chế bản thân và để

người khác được thể hiện sự hiểu biết của họ.
9. Bạn có nhác việc?
Nếu bạn mải lướt Facebook hoặc lên kế hoạch đám cưới trong khi các đồng nghiệp mải mê
làm việc, thì rất có khả năng bạn đã “nổi tiếng” là một nhân viên lười nhác. Nếu bạn làm
việc ít hơn người khác và bị đánh giá là kém năng suất, thì đã đến lúc bạn cần thay đổi.
Lười nhác không chỉ khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh trong ngắn hạn, mà còn hủy hoại uy
tín cũng như cơ hội thăng tiến của bạn trong dài hạn.
10. Bạn có bảo thủ “kinh niên”?
Nếu bạn “xù lông” khi người khác tỏ ý rằng kết quả công việc của bạn không hoàn hảo, thì
đồng nghiệp sẽ đến lúc tránh nói, tránh làm với bạn vì họ không muốn đối mặt với sự gay
gắt của bạn. Kết quả, bạn sẽ không giải quyết được vấn đề và không nhận được những lời
phản hồi quan trọng khi bạn cần. Mỗi khi nhận được những nhận xét “khó nghe” từ đồng
nghiệp, bạn có thể nói: “Tôi muốn có thêm thời gian để xem xét việc này, nhưng tôi rất cảm
ơn anh/chị đã nói với tôi”.
Nếu bạn nhận ra bản thân có bất kỳ thói quen nào ở trên, thì có lẽ bạn đang là một nhân vật
khiến đồng nghiệp “phát ốm”. Nhưng đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể luyện tập để
xóa bỏ thói quen đó. Hãy thử dừng thói quen xấu trong 1 tháng và những mối quan hệ ở
công sở của bạn có thể sẽ được cải thiện rõ nét.
Phương Anh (Theo Fast Track)



×