Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QLTNR cau hoi on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 14 trang )

Câu hỏi ôn tập môn Quản lý tài nguyên rừng (NLU 2017)
CHƯƠNG 1
Câu 1. Tại sao nói rừng là một hệ sinh thái. Cho ví dụ, minh họa và giải thích một trong các chu trình
sinh địa hóa có trong HST rừng (chu trình C, chu trình N, vòng tuần hoàn nước).
Rừng là một hệ sinh thái. Bởi vì rừng bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng
và các yếu tố moi trường khác như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…
Ví dụ: Vườn quốc gia Nam Cát Tiên là một hệ sinh thái. Bởi vì ở đây bao gồm nhiều: quần thể động vật rừng
(quần thể voi rừng, quần thể trâu rừng, quần thể hạc cổ trắng…), quần thể thực vật rừng (quần thể thực vật gỗ
đỏ, quần thể thực vật cẩm lai…), quần thể vi sinh vật rừng,… và các yếu tố môi trường ánh sáng, không khí,
nhiệt độ,…
Chu trình C:
Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ sinh ra CO₂ -> lượng CO₂ sẽ được hấp thụ bởi nhóm thực vật, tảo và các vi
khuẩn có màu -> Nhóm này được động vật tiêu thụ -> Các động vật sau một thời gian sẽ chết trở thành xác sinh
vật chết -> Vi khuẩn, vi sinh vật sẽ phân giải tạo thành các khoáng chất -> Tích tụ lại sau đó lại tiếp tục là nhiên
liệu hóa thạch cho con người sử dụng -> đốt thành CO2.
Câu 2. Giải thích các khái niệm bằng hình vẽ:
- Độ che phủ rừng
- Độ tàn che
- Diễn thế sinh thái

Độ tàn che:
Vẽ trắc đồ của 1 diện tích rừng: Trắc đồ đứng là hình vẽ theo phương thằng đứng của các cây trong diện tích lập
trắc đồ. Trắc đồ ngang là hình vẽ theo phương căts ngang thân cây (nhìn từ trên trời nhìn thẳng xuống).


Tính diện tích mà mỗi cây che theo trắc đồ ngang (diện tích các hình tròn), có thể thủ công là đi 1 vòng xung
quanh gốc cây theo mép của tán cây hoặc giải đoán bản đồ vệ tinh. Độ tàn che là TỔNG diện tích các hình tròn
chia cho diện tích lập trắc đồ (ví dụ: trong hình vẽ là 10m x 50m).
Độ tàn che = tổng diện tích của 16 hình tròn như trên / 500m2
Độ tàn che không có đơn vị luôn nhỏ hơn 1.


Độ che phủ: Sau khi có độ tàn che, và nếu >0,1 thì quy định đây là rừng (Luật BVPTR 2004). Trên một khu
vực nhất định độ che phủ rừng bằng tổng diện tích của các khu vực được quy định là rừng. Độ che phủ thường
được thể hiện theo %.

Câu 3. Phân loại và mô tả sơ lược các loại rừng theo chức năng sử dụng.
1. Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa
mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường.
2. Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia,
nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ
nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường.
3. Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp
phòng hộ, bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 2:
Câu 4. Trình bày các khu vực phân bố chính của rừng nhiệt đới hiện nay trên thế giới. Nêu và phân tích
những nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tại mỗi khu vực đó.
Ở Châu Á, Châu Úc, Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và trên nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương, vùng Caribe,
Ấn Độ Dương.
Nguyên nhân trực tiếp:










Chuyển đổi phát triển đất nông nghiệp.
Lấy đất nông nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng.

Khai thác gỗ.
Cháy rừng.
Biến đổi khí hậu.
Nơi sống cho con người
Chuyển rừng tự nhiên sang trồng các loại cây keo, cao su,…
Các hoạt động khai thác phi gỗ quá mức.
Xây dựng các nhà máy thủy điện và đường xá.





Nuôi trồng thủy hải sản.
Chiến tranh.

Nguyên nhân gián tiếp:









Tăng dân số.
Chính sách phát triển nông thôn.
Thể chế.
Đáp ứng các yêu cầu du lịch cho con người.
Giá nông sản tăng cao.

Thiếu kinh phí bảo vệ rừng.
Quản lý kém hiệu quả của các công ty lâm nghiệp.
Quản lý yếu kém của địa phương.

Câu 5. Từ bản đồ thay đổi diện tích rừng giai đoạn 1990-2015, hãy nêu những khó khăn trong công tác
QLTNR thế giới. (Gợi ý: những nước nghèo, đang phát triển trên thế giới nằm ở khu vực nào)
Những khó khăn trong công tác QLTNR thế giới có nhiều mặt
a/ Về chính sách: Các chính sách tạo hành lang pháp lý và điều kiện cho các chủ rừng tiếp cận với QLRBV và
Chứng chỉ rừng còn thiếu, bất cập chưa theo kịp với yêu cầu của thực tế: Các chính sách về đất đai chưa thực sự
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ rưng; chính sách mua bán gỗ nguyên liệu từ rừng sản xuất của các chủ
rừng chưa thực sự khuyến khích họ đầu tư vào Quản lý rừng bền vững....
b/ Về Khoa học công nghệ: Hiện tại chưa đáp ứng được hoàn toàn. Các chủ rừng còn yếu về năng lực tiếp cận
khoa học công nghệ mới.
c/ Về nhân lực: Thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, có kiến thức kinh tế và kỹ thuật về tổ chức quản lý rừng
bền vững.
d/ Về kinh tế: Thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho Quản lý rừng bền vững.
e/ Về xã hội: Nhận thức của các cơ quan quản lý, chủ rừng và cộng đồng về Quản lý rừng bền vững còn rất hạn
chế. Vẫn còn khá nhiều chủ rừng theo tư duy cũ: Chỉ chú trọng đến mặt kinh tế trong kinh doanh rừng.
f/ Về sinh thái: Khó khăn trong qúa trình Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng khi mà bộ tiêu chuẩn đòi
hỏi rất khắt khe về sự tuân thủ. Thời gian thực hiện sẽ dài hơn, kinh phí và nguồn lực huy động sẽ đòi hỏi cao
hơn.


Các nước ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ không thể nào cân bằng được 3 yếu tố kinh tế, xã hội, môi
trường vì đây là các nước nghèo, các nước đang phát triển. Nên để tốt hơn, tăng về mặt kinh tế hơn họ chấp
nhận hạ yếu tố môi trường dẫn đến tình trạng diện tích rừng giảm xuống.
Các nước ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ không thể nào cân bằng được 3 yếu tố kinh tế, xã hội,
môi trường vì đây là các nước nghèo, các nước đang phát triển. Do phải đối mặt với các yêu cầu cuộc
sống hằng ngày về thức ăn, chất đốt, nguyên liệu đun nấu của gia đình và cá nhân nên người dân các khu
vực này không chú trọng đến bảo vệ và PT rừng mà chủ yếu là khai thác rừng phục vụ nhu cầu thiết yếu

của cuộc sống, dẫn đến tình trạng diện tích rừng giảm xuống.

CHƯƠNG 3:
Câu 6. Vẽ biểu đồ thay đổi diện tích và độ che phủ rừng của Việt Nam giai đoạn 1943-2015. Nêu vắn tắt
những nguyên nhân thay đổi diện tích R cho từng giai đoạn.


Hình biểu đồ ta thấy được sự tương đồng giữa độ che phủ rừng với diện tích đất rừng bị thay đổi theo từng giai
đoạn.
Từ giai đoạn 1943 – 1976 đây là giai đoạn chiến tranh thứ 2 và là giai đoạn thảm khóc nhất của kháng chiến
chống Mỹ nên việc khai thác rừng hỗ trợ cho cuộc chiến tranh làm diện tích và độ che phủ rừng giảm đi lớn.
Từ giai đoạn 1976 – 1990 Việt Nam lại đối mặt với cuộc chiến ở biên giới Tây Nam rõ hơn là quân Khmer đỏ
điều này dẫn đến diện tích và độ che phủ rừng lại tiếp tục giảm đi mặc dù đã có sự thay đổi hơn về mặt trồng
rừng nhưng chưa được nhiều.
Từ giai đoạn 1990 trở về sau khi đất nước hòa bình thì mọi người đã biết chú ý hơn về sự thay đổi diện tích
rừng nên việc khai thác đã giảm và thay vào đó tích cực trồng rừng.
Câu 7. Đường cong Kuznets (EKC) thường được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và chất lượng môi trường. Nó dựa trên giả thuyết mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền
kinh tế tính trên đầu người (GDP theo đầu người) và các chỉ số chất lượng môi trường (Nồng độ các chất
ô nhiễm).


Dựa vào biểu đồ trên hãy vẽ biểu đồ mô tả mối liên hệ giữa phát triển kinh tế (GDP/đầu người) và tốc độ
phá rừng. Phân tích mối liên hệ với đường biễu diễn diện tích che phủ rừng Việt Nam giai đoạn 19432015. (Tham khảo: Lý thuyết diễn tiến rừng)
Hình dạng của đường cong có thể giải thích như sau: khi GDP bình quân đầu người tăng thì dẫn đến môi
trường bị suy thoái; tuy nhiên, khi đạt đến một điểm nào đó, thì tăng GDP bình quân đầu người lại làm giảm
suy thoái môi trường. Liên hệ với độ che phủ rừng như thế nào giao đoan 1943-2015???
Trong biểu đồ diễn tiến diện tích, độ che phủ rừng của VN thì nếu lật úp lại, trục đứng là “tốc độ phá
rừng” và trục hoành là “mức độ tăng trưởng kinh tế” thì sẽ thấy đường cong (lật úp) nào khá tương đồng
với đường cong EKC. Có nghĩa là “khi GDP bình quân đầu người tăng thì rừng càng bị suy thoái, tốc độ

phá rừng tăng; tuy nhiên, khi đạt đến một điểm nào đó, thì tăng GDP bình quân đầu người rừng giảm tốc
độ suy thoái, đồng nghĩa với tốc độ phá rừng giảm do con người bớt phụ thuộc vào các tài nguyên rừng và
đất rừng”
Câu 8. Liệt kê và tóm tắt nội dung các văn bản luật Nhà nước trong quản lý rừng của Việt Nam.
a) Luật
 Luật Bảo Vệ Phát Triển Rừng năm 2004.
 Luật đất đai năm 2003.
b) Nghị định
 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ Quy định xử phạt vi phạm hành
chính về quản lý rừng,phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
 Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm
quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
 Nghị định số 25/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp
lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ chức quản lý hệ thống
rừng đặc dụng.
 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
 Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa
lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các
lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự.


CHƯƠNG 4.
Câu 9. Trình bày 1 định nghĩa về quản lý rừng bền vững (QLRBV). Phân tích các vấn đề chính trong
QLRBV
Theo Tiến trình Helsinki của EU, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và cường độ phù hợp
để duy trì đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong
việc thực hiện, hiện tại và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương,

quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với HST khác.
Các vấn đề chính trong QLRBV:
QLR ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra (sx gỗ nguyên liệu, gỗ gia
dụng, lâm sản ngoài gỗ,…; phòng hộ mt, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở,…; bảo tồn
ĐDSH, bảo tồn loài, bảo tồn các HST…)
 Bảo đảm sự bền vững về KT, XH và MT, cụ thể:
o Bền vững về KT là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao
(không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kĩ
thuật làm tăng năng suất rừng).
o Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa
vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với
cộng đồng địa phương.
o Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và
duy trì được tính ĐDSH của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các HST khác.


Câu 10. Nêu và phân tích sơ lược các nguyên lý QLRBV
Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn
gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên
không phải là vô tận. Để đảm bảo nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm
năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có thể tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần
tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.
Nguyên lý thứ hai: Trong QLTNRBV, sự phòng ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái
nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về
môi trường.
Nguyên lý thứ ba: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ: đây là một vấn
đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những
cơ hội bình đẳng cho những người sống ở hiện tại. Rawls (1972) cho rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm
chứa 2 khía cạnh:




Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các tài nguyên từ
rừng
Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự bất bình đẳng này là có lợi cho
nhóm người nghèo trong xã hội; (b) tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như
nhau.

Nguyên lý thứ tư: Tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế
và sinh thái.
CHƯƠNG 5.


Câu 11. Các điều kiện giao rừng cho các cộng đồng dân cư ở địa phương
Có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hóa, tín
ngưỡng, có khả năng quản lý rừng, có nhu cầu được giao rừng và phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng được phê duyệt, phù hợp với khả năng quỹ đất của địa phương. (trong giáo trình thầy An
phần này dài hơn)

a) Điều kiện khách quan
i) Trên địa vực thôn bản có rừng và đất lâm nghiệp chưa giao cho các chủ sử dụng là hộ gia đình,
cá nhân. (Nhà nước đang rà sóat lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức lâm nghiệp
nhà nước để thu hồi lại một phần diện tích sử dụng không hiệu qủa để giao lại cho dân)
ii) Hiện có một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng đồng dân cư thôn bản tự xác lập quyền
quản lý cộng đồng của riêng từng thôn bản hay liên thôn, bản; không có sự tranh chấp với các hộ gia
đình trong thành viên cộng đồng hoặc với cộng đồng láng giềng nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền
chính thức giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất và rừng.
iii) Rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho hộ gia đình theo chính sách đất đai, nhưng nay các
hộ gia đình không có điều kiện bảo vệ có hiệu quả, tự nguyện nhường lại cho cộng đồng thôn bản quản lý,
sử dụng (bằng văn bản của từng hộ gia đình hoặc biên bản hội nghi các thành viên cộng đồng, có xác nhận

của UBND xã, không cần phải làm thủ tục thu hồi và giao đất).
b) Điều kiện chủ quan
i) Cộng đồng các dân tộc thiểu số, có tập quán quản lý đất đai, tài nguyên theo cộng đồng; có tập
tục sinh họat văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng có liên quan đến rừng
ii) Phần lớn các thành viên cộng đồng có nguyện vọng được khôi phục hay xác lập mới các khu
rừng cộng đồng thôn, bản theo tập quán để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, phòng hộ cho đời sống và sản
xuất và nhu cầu lâm sản cho cộng đồng;
iii)Có trưởng thôn, bản được dân bầu và được Chủ tịch UBND xã công nhận; có già làng được
nhân dân tính nhiệm (đối với những dân tộc có tập quán).
Câu 12. Trình bày các hạn chế trong mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam hiện nay
Trên thực tế việc quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam hiện nay đang có 3 mô hình chủ yếu là:
Mô hình 1: Rừng do cộng đồng quản lý theo truyền thống, được pháp luật công nhận.
Mô hình 2: Cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ cho các chủ rừng Nhà nước và đã liên kết để nhận khoán bảo
vệ rừng đã giao cho các tổ chức Nhà nước quản lý, cùng hưởng lợi, bằng nhiều hình thức liên kết khác nhau
(như nhóm: hộ gia đình, nhóm đồn sở thích hoặc toàn bộ cộng đồng dân cư thôn bản)
Đối với loại mô hình này có các hạn chế như: người dân cũng chỉ là người làm thuê do đó thù lao nhận được ít
ỏi, không được hưởng lợi gì đáng kể ở rừng, nên tính tích cực của họ chưa được phát huy.
Mô hình 3. Rừng và đất lâm nghiệp được chính quyền địa phương (cấp tỉnh) giao cho các làng/bản quản lý
(đang có tính chất thí điểm)
CHƯƠNG 6:
Câu 13. Trình bày các đặc điểm của hệ thống kiến thức hiện hành theo De Walt, 1994.
Theo Dewalt (1994), hệt thống kiến thức hiện hành có thể được chia làm 2 hệ thống phụ:



Hệ thống kiến thức hàn lâm truyền thống
Hệ thống kiến thức bản địa truyền thống

Đặc điểm của 2 hệ thống kiến thức hiện hành được mô tả và thảo luận trong Bảng dưới đây.



Hệ thống kiến thức hàn lâm
Ngữ nghĩa trong nghiên cứu hiện tượng
Dựa vào thí nghiệm hoàn chỉnh

Hệ thống kiến thức bản địa
Chuyên dụng, cục bộ Tổng quát, nhất thể luận
Dựa vào sự quan sát (và những thự nghiệm phi chính
quy)

Tính chất sử dụng tài nguyên
Phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài
Phụ thuộc vào tài nguyên địa phương
Đầu vào cao
Đầu vào thấp
Chuyên sâu vào đất đai
Quảng canh đất đai
Tiết kiệm lao động
Đòi hỏi lao động (thường là lao động thủ công)
Đầu ra:
Năng suất thấp cho trường hợp năng lượng đầu vào Năng suất thấp cho trường hợp năng lượng đầu vào
thấp
lao động thấp
Có sự phân tách về văn hóa
Tương thích văn hóa
Mục đích cho lợi nhuận
Mục tiêu thỏa mãn kinh tế
Về mặt ngữ nghĩa trong nghiên cứu hiện tượng, kiến thức hàn lâm được nghiên cứu chính thống về mặt thời
gian có thế ngắn hoặc dài nhưng dựa trên hệ thống kiến thức mang tính kế thừa, được kết luận thông qua quá
trình thí nghiệm hoàn chỉnh. Hệ thống kiến thức bản địa mang tính tổng quát, được rút ra từ sự quan sát ghi

nhận, phân tích theo tính tự phát.
Thí nghiệm chính quy thường được thực hiện với thời gian dài. Theo tính chất sử dụng tài nguyên và đầu ra cảu
hệ thống, kiến thức bản địa thường chú trọng vào tiềm năng địa phương và sản xuất theo công thức “đầu tư
thấp – năng suất thấp”
CHƯƠNG 7:
Câu 14. FSC là gì? Nêu ngắn gọn các nguyên tắc của FSC.
FSC là viết tắt của tiếng Anh là Forest Stewadship Council, nghĩa là Hội đồng quản trị rừng. Đây là một tổ chức
quốc tế độc lập đang xúc tiến việc chứng chỉ rừng. Được thành lập năm 1993 bởi các công ty lâm nghiệp, đại
diện của các tổ chức lâm nghiệp và người dân bản địa ở tất cả các phần trên thế giới.
Các nguyên tắc của FSC:
Nguyên tắc 1. Tuân theo luật và nguyên tắc của FSC
Quản lý rừng phải tuân theo tất cả pháp luật hiện hành của nhà nước, tất cả các hiệp định quốc tế mà nhà nước
đã ký kết và các nguyên tắc, tiêu chuẩn của FSC.
Nguyên tắc 2. Quyền sở hữu, sử dụng và trách nhiệm
Quyền sở hữu và sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng và đất rừng phải được quy định rõ ràng vào sổ sách và
được thiết lập hợp pháp.
Nguyên tắc 3. Quyền của người bản địa
Những quyền hợp pháp và truyền thống của nhân dân sở tại về sở hữu, sử dụng và quản lý đất, lãnh địa và tài
nguyên của họ phải được công nhận và tôn trọng.
Nguyên tắc 4. Mối quan hệ cộng đồng và những quyền của người lao động
Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng phải duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế và xã hội lâu dài cho
công nhân lâm nghiệp và cộng đồng địa phương.


Nguyên tắc 5. Các nguồn lợi từ rừng
Các hoạt động quản lý rừng phải khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của
rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng cảu những lợi ích về môi trường và xã hội.
Nguyên tắc 6. Tác động môi trường
Quản lý rừng phải bảo tồn ĐDSH và các giá trị của nó, bảo tồn nguồn nước, đất, những HST và sinh cảnh đặc
thù dễ bị mất cân bằng, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.

Nguyên tắc 7. Kế hoạch quản lý
Một kế hoạch quản lý thích hợp với quy mô và cường độ của hoạt động lâm nghiệp phải được xây dựng, thực
thi và cập nhật. Các mục tiêu dài hạn của quản lý kinh doanh rừng và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó
phải được xác định rõ ràng.
Nguyên tắc 8. Giám sát và đánh giá
Hoạt động giám sát phải được tiến hành thích hợp với quy mô và cường độ của kinh doanh rừng để đánh giá
tình trạng rừng, sản lượng của các sản phảm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động quản lý và các tác
động về XH và MT của chúng.
Nguyên tắc 9. Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
Các hoạt động quản lý trong các khu rừng có giá trị bảo tồn cao phải duy trì và tăng cường các giá trị của nó.
Những quyết định liên quan đến các khu rừng có giá trị bảo tồn cao phải được cân nhắc và có biện pháp phòng
xa.
Nguyên tắc 10. Rừng trồng
Rừng trồng phải được thiết lập và quản lý theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn 1-9, và nguyên tắc 10 với các tiêu
chuẩn của nó. Trong khi rừng trồng có thể cung cấp một loạt các lợi ích về KT và XH, và có thể góp phần thỏa
mãn nhu cầu lâm sản của thế giới, phải thực hiện việc quản lý nhằm giảm áp lực và thúc đẩy việc phục hồi và
bảo tồn rừng tự nhiên.
Câu 15. Nêu 1 nguyên tắc của FSC và các tiêu chí của nguyên lí đó. Trình bày các minh chứng cho 1 tiêu
chí
Nguyên tắc 9. Duy trì những khu rừng có giá trị bảo tồn cao: Các hoạt động quản lý trong các khu rừng có giá
trị bảo tồn cao phải duy trì và tăng cường các giá trị của nó. Những quyết định liên quan đến các khu rừng có
giá trị bảo tồn cao phải được cân nhắc và có biện pháp phòng xa.
Các tiêu chí:
9.1. Đánh giá xác định sự tồn tại của các thuộc tính của các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, phù hợp với quy mô
và cường độ quản lý rừng.
9.2. Tiến trình cấp chứng chỉ phải nhấn mạnh đến việc tham khảo ý kiến của các bên liên quan về các giá trị bảo
tồn đã được xác định và việc duy trì các giá trị đó.
9.3. Trong kế hoạch quản lý cso các biện pháp đảm bảo duy trì và/hoặc làm giàu các khu rừng có giá trị bảo tồn
cao với các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả. Các giải pháp này được nói rõ trong phần tóm tắt kế hoạch quản
lý để thông báo công khai.

9.4. Chủ rừng thực hiện giám sát và đánh giá hàng năm về hiệu quả của các giải pháp duy trì hoặc tăng cường
các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.


Minh chứng cho tiêu chí 9.4: Chủ rừng thực hiện giám sát và đánh giá hằng năm về hiệu quả của các giải pháp
duy trì hoặc tăng cường các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
9.4.1. Việc giám sát và đánh giá về hiệu quả của các giải pháp duy trì hoặc tăng cường các khu rừng có giá trị
bảo tồn cao được ghi trong kế hoạch quản lý.
9.4.2. Có báo cáo hàng năm về hiệu quả của các biện pháp quản lý kinh doanh các khu rừng có giá trị bảo tồn
cao.
Câu 16. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trình bày lịch sử chương trình này tại Việt Nam
(Các dự án thí điểm, văn bản luật).
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payments for Forest Ecological Services (PFES)): là công cụ kinh tế, sử dụng
để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ HST rừng chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và
phát triển các chức năng của HST rừng.
Lịch sử chương trình tại Việt Nam
2002: Một số dự án thí điểm
2008: Quyết định 380/2008/QĐ-TTg thí điểm tại Sơn La và Lâm Đồng.
2010: Nghị định 99/2010/NĐ-CP Triển khai toàn quốc.
2016: Nghị định 147/2016/NĐ-CP Bổ sung nghị định 99.
Các dự án thí điểm:
Dự án Tài chính bền vững: Nghiên cứu điểm từ Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (Khánh Hòa; 2002-2005)
Dự án Triển vọng tài chính bền vững tại các khu bảo tồn (Thừa Thiên Huế; 2007-2008)
Dự án Tạo lợi ích cho việc phòng hộ đầu nguồn Trị An (Đồng Nai; 2008-2009)
Câu 17. Sơ đồ tóm tắt cơ chế phân bổ tài chính của chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam.


Câu 18. Công thức số tiền chi trả cho chủ rừng. Phân tích các thành tố trong công thức đó



Câu 19. Phân tích một số tồn tại trong chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam hiện nay
(Xem Phạm Thu Thủy, 2012)
Các phương thức trong DVMTR
Điều còn tồn tại (Khó khăn)
Chi trả cho quỹ thôn bản thông qua ban quản lý thôn
 Có thể có nguy cơ chiếm hữu và áp đặt của
bản đại diện cho thôn bản.
nhóm có ưu thế.
 Rủi ro về việc quản lý tài chính không rõ ràng
do các quyết định được thực hiện bởi ban quản
lý thôn bản.
 Thôn bản chưa có tư cách pháp nhân để tham
gia vào hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường
rừng.
 Năng lực quản lý tài chính yếu của lãnh đạo
thôn bản.
Chi trả cho nhóm hộ (khoảng 10-20 hộ sống gần nhau)
 Nhóm hộ không có tư cách pháp nhân để xử lý
các hành vi không tuân thủ với cam kết
Chi trả cho hợp tác xã tự thành lập bởi cộng đồng
 Nguy cơ đến từ việc phối hợp yếu trong cộng
đồng do thiếu truyền thông quản lý tài nguyên
thiên nhiên tập thể.
 Khả năng quản lý tài chính yếu của lãnh đạo
hợp tác xã.
Chi trả cho hộ gia đình cá nhân
 Số lượng tiền chi trả thấp sẽ dẫn đến việc sử
dụng kém hiệu quả.






Chi phí giao dịch cao.
Có thể lại chi trả cho cả những hộ không tham
gia vào quản lý rừng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×