Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN MARKETING CƠ BẢN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 3 trang )

© 2012 Nguyễn Tiến Dũng
1
Marketing cơ bản

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN MARKETING CƠ BẢN
Ths. Nguyễn Tiến Dũng, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MARKETING
1. Cho thí dụ về một trường hợp mua sắm để phân biệt các khái niệm: nhu cầu tự nhiên, nhu cầu cụ thể và
nhu cầu có khả năng thanh toán.
2. Marketing thoả mãn nhu cầu hay tạo ra nhu cầu? Hãy giải thích. Nhà marketing có thể ảnh hưởng tới mức
độ cao thấp của nhu cầu hay không? Nếu có thì bằng cách nào?
3. Phân biệt marketing với các khái niệm sau: tiếp thị, hỗn hợp marketing và tiêu thụ sản phẩm.
4. Trình bày bốn trụ cột của triết lý marketing. Chỉ riêng bộ phận marketing có thể thực thi tốt triết lý này
không?
5. Giá trị của một sản phẩm là lợi ích mà sản phẩm đó mang lại hay chi phí để làm ra sản phẩm đó? Trong hai
thứ: một viên kim cương và một chai nước lã, cái nào có giá trị hơn? Hãy giải thích.
6. Sự thoả mãn là gì? Có những phương pháp nào để theo dõi sự thoả mãn của khách hàng?
7. “Thoả mãn khách hàng là nhiệm vụ của bộ phận marketing trong doanh nghiệp.” Hãy bình luận tính đúng
đắn của phát biểu trên.
8. Marketing có phải là hoạt động của cá nhân không? Nếu có, hay cho một thí dụ cụ thể về việc bạn đã làm
marketing bản thân mình như thế nào.

CHƯƠNG 2 THU THẬP THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING
1. Những thông tin marketing là gì? Trình bày các loại thông tin marketing mà người quản trị marketing cần
phải thu thập.
2. Phân biệt thông tin sự kiện và thông tin nghiên cứu marketing. Công tác thu thập hai loại thông tin này có
điểm gì giống nhau và khác nhau?
3. Phân biệt dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp về marketing có thể thu thập được bằng
cách những cách nào?


4. Phân biệt các phương pháp quan sát, thảo luận nhóm, khảo sát ý kiến cá nhân (điều tra) và nghiên cứu
thực nghiệm. Nêu phạm vi ứng dụng của mỗi phương pháp.
5. Nêu ưu nhược điểm của các phương pháp tiếp xúc phỏng vấn sau đây: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua
điện thoại, khảo sát qua thư.
6. Trình bày các bước chính cần làm trong một dự án nghiên cứu thị trường. Bước nào là quan trọng nhất?
7. Phân biệt câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Loại câu hỏi nào nên được sử dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu
marketing?
8. Hãy đánh giá về những câu hỏi dưới đây được dùng trong một cuộc khảo sát ý kiến người tiêu dùng xem
chúng có phải là những câu hỏi tốt không?
a. Nhãn hiệu quần áo mà vợ/chồng bạn ưa thích là gì?
b. Bạn đã xem những chương trình TV gì vào Thứ Hai tuần trước?
c. Trong năm qua, bạn đã đi ăn tiệm bao nhiêu lần?
d. Thu nhập hiện tại của bạn là bao nhiêu nghìn đồng một tháng?

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
1. Nêu ba biến số chính trong môi trường kinh tế của quốc gia. Những xu thế của môi trường kinh tế nước ta
hiện nay là gì? Xu thế đó tạo cơ hội nhiều nhất cho lĩnh vực marketing nào?
2. Nêu ba biến số chính trong môi trường nhân khẩu của quốc gia. Khi tốc độ tăng dân số tự nhiên xấp xỉ 0%
một năm, liên tục trong nhiều năm, những cơ hội marketing sẽ xuất hiện nhiều nhất đối với các lĩnh vực kinh
doanh nào?
3. Những tiến bộ công nghệ đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với hoạt động marketing như thế nào?
4. Những hoạt động marketing nào nên làm khi có sự gia tăng của mối quan tâm về: (1) sức khoẻ và thể chất
của mọi người; (2) gia đình; (3) lễ hội đền, chùa và (4) thời gian chuẩn bị bữa ăn càng ngắn càng tốt?
5. Những cơ hội marketing sẽ xuất hiện như thế nào khi (a) rừng bị chặt phá dần; (b) không khí thành phố trở
nên ô nhiễm hơn; (c) giá điện tăng lên; (d) giá xăng tăng lên.
6. Cho thí dụ về những biến đổi gần đây trong môi trường pháp lý trong nước và quốc tế có: (1) ảnh hưởng
tích cực; (2) ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng
2
Marketing cơ bản


7. Hãy tìm thí dụ cho thấy tại sao sự thay đổi vai trò của phụ nữ lại có ảnh hưởng đến hoạt động marketing
của công ty.
8. Hãy lựa chọn một sản phẩm/nhãn hiệu cụ thể. Hãy nêu những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh trong
cùng ngành và cạnh tranh về sản phẩm thay thế của sản phẩm/nhãn hiệu này. Ý nghĩa của việc phân biệt
các dạng đối thủ cạnh tranh nói trên là gì?

CHƯƠNG 4 HÀNH VI MUA CỦA KHÁCH HÀNG
1. Trình bày mô hình kích thích – đáp ứng đối với người tiêu dùng cá nhân. Ý nghĩa của mô hình này là gì?
2. Môi trường văn hoá và xã hội ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của cá nhân như thế nào? Lấy thí dụ minh
hoạ.
3. Trình bày những điểm chính trong lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow. Việc nghiên cứu lý thuyết này có
ý nghĩa gì đối với các nhà marketing?
4. Nhận thức là gì? Quá trình nhận thức của một cá nhân có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có ý
nghĩa gì đối với các chương trình truyền thông của doanh nghiệp?
5. Phân tích quá trình quyết định mua hàng của bản thân bạn đối với một sản phẩm cụ thể mà bạn đã mua
gần đây. Lợi ích của việc nghiên cứu quá trình quyết định mua hàng đối với nhà quản trị là gì?
6. Những giai đoạn nào trong vòng đời gia đình là có triển vọng nhất đối với các ngành hàng sau: (a) sữa uống
trẻ em; (b) kem dưỡng da dành cho nữ; (c) xe ô tô cho gia đình; (d) thuốc vitamin; (e) tủ lạnh; (f) bảo hiểm
nhân thọ và (g) du lịch nước ngoài.
7. Trình bày những điểm khác biệt trong hành vi mua của khách hàng công nghiệp so với của người tiêu dùng
cá nhân.
8. Trong hành vi mua của khách hàng công nghiệp, quá trình quyết định mua với kiểu hành vi mua lặp lại
không thay đổi về yêu cầu có gì khác với quá trình quyết định mua với kiểu hành vi mua cho nhiệm vụ mới?

CHƯƠNG 5 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ
1. Phân khúc là gì? Tại sao phải phân khúc thị trường? Có trường hợp nào doanh nghiệp không cần phân
khúc thị trường hay không?
2. Cho thí dụ về các cách phân khúc thị trường dựa trên đặc điểm địa lý và nhân khẩu.
3. Cho thí dụ về một số doanh nghiệp đã phân khúc thị trường dựa trên đặc điểm tâm lý và hành vi mua.

4. Những cơ sở phân khúc thị trường người tiêu dùng có gì khác so với những cơ sở phân khúc thị trường
người mua công nghiệp?
5. Phân biệt chiến lược marketing phân biệt và marketing tập trung. Cho thí dụ về một số công ty đã theo đuổi
các chiến lược trên.
6. Trong trường hợp nào thì công ty nên áp dụng chiến lược marketing tập trung? Chiến lược marketing phân
biệt?
7. Định vị là gì? Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược định vị?
8. Tạo sự khác biệt là gì? Một doanh nghiệp có thể tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ bằng những công
cụ nào? Cho thí dụ minh hoạ.

CHƯƠNG 6 QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM
1. Trình bày các nội dung của chính sách sản phẩm trong marketing.
2. Thế nào là danh mục sản phẩm và dòng sản phẩm? Cho thí dụ về các dòng sản phẩm, hỗn hợp sản phẩm
của một số doanh nghiệp hiện nay.
3. Sản phẩm có thể được phân loại theo những tiêu thức nào? Việc phân loại như thế có ý nghĩa gì? So sánh
các chính sách marketing-mix đối với hàng lâu bền và hàng không lâu bền.
4. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Trình bày các công việc chính cần làm trong quyết định về nhãn hiệu
sản phẩm.
5. Hãy đi dạo quanh một vài cửa hàng và siêu thị và lập danh sách các bao bì xuất sắc và bao bì kém. Những
nhân tố nào khiến bạn đánh giá chất lượng bao bì như vậy?
6. Nêu tên một số doanh nghiệp xuất sắc về các dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm chính: dịch vụ trước bán hàng
và dịch vụ sau bán hàng.
7. Trình bày các bước cần làm để phát triển một sản phẩm mới trong doanh nghiệp.
8. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Cho thí dụ về một số loại sản phẩm mà đang ở giai đoạn: giới thiệu, tăng
trưởng, bão hoà và suy thoái trong chu kỳ sống. Ý nghĩa của khái niệm chu kỳ sống sản phẩm là gì?
© 2012 Nguyễn Tiến Dũng
3
Marketing cơ bản



CHƯƠNG 7 QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ
1. Trình bày các nhân tố cần xem xét khi định giá sản phẩm và các nội dung của chính sách giá trong
marketing.
2. Nêu các bước chính cần làm trong quá trình xác định giá sản phẩm. Bước nào là khó thực hiện nhất?
3. Trình bày phương pháp định giá theo chi phí bình quân cộng phụ giá. Ưu nhược điểm của phương pháp
này là gì?
4. Bạn sẽ đề nghị tăng giá hay giảm giá nếu hệ số đàn hồi của cầu theo giá nhận giá trị sau:
(a) -0,5; (b) -2,4; (c) -1.
5. Tại sao khi định giá cho sản phẩm, người ta thường phải tiến hành phân tích hoà vốn? Mục đích của việc
phân tích hoà vốn ở đây là gì?
6. Phân biệt các kiểu chiến lược định giá sau đây: định giá FOB từ nơi sản xuất, định giá giao hàng theo vùng,
định giá đồng vận phí và định giá hỗ trợ vận phí.
7. Thế nào là chiến lược định giá hớt váng? Hãy nêu những điều kiện áp dụng chiến lược này.
8. Khi nào thì doanh nghiệp chủ động tăng giá? Nêu những mặt lợi và hại của việc tăng giá.

CHƯƠNG 8 QUYẾT ĐỊNH VỀ KÊNH PHÂN PHỐI
1. Nhà trung gian mang lại những lợi ích gì cho người tiêu dùng và nhà sản xuất? Nhà sản xuất có thể phân
phối sản phẩm mà không sử dụng nhà trung gian có được không?
2. Trình bày các nội dung của chính sách kênh phân phối trong marketing
3. Cho thí dụ về các kiểu kênh phân phối trực tiếp của một công ty. So sánh ưu nhược điểm của kênh trực tiếp
và kênh gián tiếp.
4. Cho thí dụ về các nhà sản xuất đã sử dụng các kênh phân phối có 1 cấp, 2 cấp và 3 cấp trung gian. Nhà
sản xuất hàng tiêu dùng nên dùng kênh nhiều cấp hay ít cấp?
5. So sánh các chính sách phân phối rộng rãi, chọn lọc và độc quyền. Cho thí dụ về các doanh nghiệp đã áp
dụng những chính sách này.
6. Thị trường OEM (Original Equipment Manufacturer) là gì? Cho thí dụ về một số sản phẩm mà hệ thống
phân phối có sử dụng thị trường OEM. Ý nghĩa của thị trường OEM đối với nhà sản xuất là gì?
7. Phân biệt bán lẻ và bán sỉ (bán buôn). Các quyết định marketing của nhà bán lẻ có gì khác với của nhà bán
sỉ?
8. Đặc điểm của những loại hình bán lẻ sau: (a) cửa hàng chuyên doanh; (b) cửa hàng tổng hợp; (c) cửa hàng

tiện dụng; (d) siêu thị - trung tâm thương mại; (e) máy bán hàng tự động; (f) bán hàng trực tiếp bằng lực
lượng bán hàng.

CHƯƠNG 9 QUYẾT ĐỊNH VỀ XÚC TIẾN BÁN
1. Xúc tiến bán (hay truyền thông marketing) là gì? Truyền thông marketing tích hợp (IMC) là gì? Sự khác
nhau giữa IMC và hoạt động truyền thông marketing thông thường là gì?
2. Trình bày các bước chính cần làm trong việc thiết kế một chương trình truyền thông marketing với nhiều
công cụ truyền thông khác nhau.
3. Phân biệt ba mục tiêu truyền thông marketing chính: thông báo, thuyết phục và nhắc nhớ. Lấy thí dụ về một
số quảng cáo gần đây để minh hoạ cho ba mục tiêu này.
4. Phân biệt chiến lược xúc tiến kiểu đẩy (push strategy) và chiến lược xúc tiến kiểu kéo (pull strategy). Việc
sử dụng chiến lược đẩy hay kéo có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sử dụng các công cụ xúc tiến
bán?
5. Quảng cáo là gì? So sánh ưu nhược điểm của quảng cáo với hoạt động chào bán hàng cá nhân.
6. So sánh ưu nhược điểm của những phương tiện quảng cáo sau đây: (1) báo; (2) tạp chí; (3) truyền hình; (4)
phát thanh; (5) quảng cáo ngoài trời; và (6) Internet.
7. Khuyến mại là gì? Nêu những loại hình khuyến mại tới người sử dụng và tới người tiêu dùng và tới nhà
trung gian. Những ưu nhược điểm của khuyến mại so với quảng cáo.
8. PR là gì? Phân biệt PR với quảng cáo. Lợi ích của một bài viết về doanh nghiệp mang tính kể chuyện trên
báo so với một mẩu quảng cáo cũng trên tờ báo đó là gì?
9. Chào bán hàng cá nhân là gì? Ưu nhược điểm của nó so với quảng cáo là gi? Trình bày các bước chính
cần làm trong quy trình chào bán hàng cá nhân.
10. Marketing trực tiếp là gì? Phân biệt nó với quảng cáo. Hoạt động marketing trực tiếp có thể thực hiện qua
những hình thức nào?

×