THẢO LUẬN
G.V: Mai Trung Sâm
Khoa: Lý Luận Cơ Sỏ
Câu Hỏi
Bằng kiến thức triết học (Chủ nghĩa duy vật lịch sử),
anh, chị hãy giải thích nguyên nhân tan rã của hệ thống
xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu?
Nguyên nhân tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa của các nước Đông
Âu đó chính là không có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ
sản xuất, và ở nước ta cũng vậy, đã mắc phải sai lầm nóng vội, chủ quan
duy ý chí, duy trì quá lâu quan hệ sản xuất bao cấp tập trung dân chủ, dẫn
đến người lao động ỷ lại, trì trệ trong lao động sản xuất, không phát huy
được sáng kiến mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sau này, tại Đại
hội Đảng lần thứ VI, chúng ta mới dám nhìn thẳng nhìn đúng vào vấn đề
để giải quyết tình trạng này, tuân thủ theo đúng quy luật.
CâuHỏi
hỏi
Câu
Theo quan điểm duy Chủ nghĩa vật lịch sử, để giải
thích đúng và triệt để các mối quan hệ trong đời sống
xã hội, cần phải xuất phát từ đâu? Tại Sao?
Câu Hỏi
Theo quan điểm duy vật lịch sử, nguồn gốc, động
lực cơ bản nhất của mọi quá trình phát triển xã hội là
nguyên nhân do đâu? Tại sao?
1. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC
1.1. Vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm
- Triết học ra đời khoảng thế kỉ VIII-VI Tr. CN
- Triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, đúng
đắn về thế giới khách quan dưới dạng một hệ thống lý
luận.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của
triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn
tại”
tại
Giữa vật chất và ý
thức cái nào có
trước, cái nào có
sau, cái nào quyết
định cái nào?
Tư duy (ý thức)
con người có
phản ánh được
tại (vật chất)
không?
của
thể
tồn
hay
+ Mặt thứ 1
- Chủ nghĩa duy vật: tồn tại ( vật chất) có trước tư duy (ý
thức) và quyết định ý thức.
- Chủ nghĩa duy tâm: cho rằng tư duy (ý thức) có trước và
quyết định tồn tại ( vật chất).
(1) Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: ý thức chủ quan ở trong
đầu óc con người là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng
(2) Chủ nghĩa duy tâm khách quan: ý thức là lực lượng
siêu nhiên như: tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối
+ Mặt thứ 2
- Thuyết khả tri: con người có thể nhận thức được thế
giới
- Bất khả tri: phủ định khả năng nhận thức thế giới
của con người (-> sai lầm)
- Thuyết hoài nghi: Nghi ngờ khả năng nhận thức thế
giới của con người ( -> sai lầm)
1.2. CHỨC NĂNG THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN CỦA TRIẾT HỌC
Thế giới quan
+ Khái niệm: thế giới quan là hệ thống quan niệm về
thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người
trong thế giới đó
+ Vị trí: Triết học quan niệm về thế giới bằng hệ thống
lý luận=>vì vậy triết học là hạt nhân lý luận của thế giới
quan
Thế giới quan
+ Vai trò: định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn của con người
+ Thế giới quan triết học gồm: Thế giới quan duy vật
và thế giới quan duy tâm
Phương pháp luận
+ Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ
thống quan điểm, nguyên tắc xác định phương pháp,
phạm vi ứng dụng phương pháp …cho hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn
+ Phương pháp luận triết học gồm:
(1) Phương pháp biện chứng: xem xét sự vật, hiện
tượng trong mối liên hệ, vận động, biến đổi, phát triển
(2) Phương pháp siêu hình: xem xét sự vật, hiện
tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại, bất biến đứng im
2. CHỦ NGHĨA DUY VẬT MÁC XÍT – CƠ SỞ KHOA
HỌC CHO NHẬN THỨC VÀ CẢI TẠO HIỆN THỰC
2.1. Quan điểm duy vật mác xít về vật chất
2.2. Quan điểm duy vật mác xít về ý thức
2.3. Quan điểm duy vật mác xít về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức
2.4. Ý nghĩa của quan điểm duy vật mác xít về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức trong nhận thức và cải
tạo hiện thực
2.1. QUAN ĐIỂM DUY VẬT MÁC XÍT VỀ
VẬT CHẤT
- Định nghĩa: Vật chất là phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác
- Ý nghĩa: định nghĩa khắc phục những hạn chế của
quan niệm phi mác xít về vật chất; đồng thời bác bỏ
thuyết không thể biết và quan niệm duy tâm về vật chất.
Vận động, không gian và thời gian là phương thức tồn
tại của vật chất
Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là
thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự
thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
Nguồn gốc của vận động là vận động tự thân, do mâu
thuẫn bên trong, do tác động qua lại giữa các yếu tố
trong cùng một sự vật hay giữa các sự vật với nhau
vận động gắn liền với đứng im
Không gian và thời gian
- Không gian là hình
thức tồn tại của vật chất xét
về mặt quán tính tức là sự
vật cùng tồn tại ở các dạng
vật chất, kết cấu, quy mô và
sự tác động lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng
(Không gian ba chiều).
Không gian và thời gian
- Thời gian là hình thức
tồn tại của vật chất xét về
mặt trường tính tức là độ dài
diễn biến của các quá trình,
sự kế tiếp nhau trong vận
động phát triển(Thời gian chỉ
có một chiều duy nhất (cho
đến nay được biết đến) đó là
từ quá
khứ đến hiện
tại và tương lai)
Không gian và thời gian
Quan hệ giữa không gian, thời gian với vật chất vận
động: không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật
chất, gắn liền với vật chất vận động. Vật chất vận động
trong không gian, thời gian. không lệ thuộc vào ý thức
của con người.
Tính vô hạn, vô tận: vật chất là vô tận, vô hạn nên
không gian, thời gian gắn liền với vật chất vận động
cũng vô tận, vô hạn
2.2. QUAN ĐIỂM DUY VẬT MÁC XÍT VỀ Ý THỨC
*Các nhà duy vật trước Mác: Ý thức là sự phản ánh
thế giới khách quan vào đầu óc con người
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
- Nguồn gốc của ý thức:
+ Nguồn gốc tự nhiên: Thuộc tính phản ánh và bộ óc
người => điều kiện cần.
+ Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ => điều
kiện đủ
Bản chất của ý thức
-Ý thức mang bản chất xã hội
-Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
(ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc
con người một cách năng động, sáng tạo, có chọn lọc, có
thể có sự phản ánh vượt trước hiện thực để dự báo được
xu hướng biến đổi của thực tiễn)
2.3. QUAN ĐIỂM DUY VẬT MÁC XÍT VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
- Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng tác động
qua lại với nhau trong đó vật chất là cái có trước, là cái quyết
định
-Vật chất quyết định ý thức: vật chất là cơ sở, nguồn gốc
của những nội dung mà ý thức phản ánh.
- Ý thức có tính năng động, sáng tạo nên thông qua hoạt
động thực tiễn của con người có thể tác động trở lại vật chất
bằng cách thúc đẩy hoặc kìm hãm mức độ nào đó các điều
kiện vật chất
2.4. Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM DUY VẬT MÁC XÍT VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG
NHẬN THỨC VÀ CẢI TẠO HIỆN THỰC
- Quan điểm khách quan yêu cầu:
+ Trong nhận thức: phải nhận thức sự vật vốn như nó
có, không được phản ánh sai lệch sự vật hiện tượng
+ Trong thực tiễn:
- Phải xuấtphát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy
luật khách quan và hành động tuân theo quy luật khách
quan
Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM DUY VẬT MÁC XÍT VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG NHẬN
THỨC VÀ CẢI TẠO HIỆN THỰC
- Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý
thức, tinh thần trong cải tạo thế giới
- Phải chống căn bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối
hoá ý thức, tinh thần trong hoạt động thực tiễn
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT
3.1. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng
duy vật
3.2. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng
duy vật
3.3. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật
3.1. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT
3.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến
- QUAN ĐIỂM SIÊU HÌNH
+ Các sự vật trong thế giới
không phụ thuộc vào nhau,
không tác động qua lại hay
chyển hoá lẫn nhau.
+Thế giới chỉ là tập hợp của cái
ngẫu nhiên, tồn tại độc lập...