Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

A04B r NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản CHỦ NGHĨA MAC LENIN p2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.73 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BAN CƠ BẢN

LƯU HÀNH NỘI BỘ
1


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn
hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
 Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các
nội dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên
mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi
mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
 Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống
hóa kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những
nội dung trọng tâm.
 Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức
kiểm tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày
bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
 Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu
và đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên


hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
(Bảng chi tiết đính kèm)
TRƯỞNG BAN CƠ BẢN
Ninh Xuân Hương
2


Phần 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Chương 4: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
- Sản xuất hàng hóa và điều kiện ra đời của nó
- Hàng hóa
- Tiền tệ
- Quy luật giá trị
Chương 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
- Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản
- Sự sản xuất ra giá trị thặng dư
- Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
- Tích lũy tư bản
- Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư
- Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị
thặng dư
Chương 6: HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ
NƯỚC
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền
3



- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chương 7: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
Chương 8: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CÓ TÍNH
QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội
chủ nghĩa
- Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
- Vấn đề dân tộc dưới chủ nghĩa xã hội
- Vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội
- Vấn đề gia đình dưới chủ nghĩa xã hội
Chương 9: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN
VỌNG
- Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình CNXH hiện thực
đầu tiên trên thế giới
-

Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình CNXH và nguyên
nhân của nó

4


Phần 2

CÁCH THỨC ÔN TẬP

Chương 4: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
 Sản xuất hàng hóa và điều kiện ra đời của nó
o Cần nắm vững:
+ Định nghĩa sản xuất hàng hóa
+ Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
+ Những đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 1 và 2
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 1-5
 Hàng hóa
o Cần nắm vững:
+ Các khái niệm: hàng hóa, giá trị sử dụng, giá trị, lao
động cụ thể, lao động trừu tượng.
+ Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với tính
hau mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
+ Tại sao lượng giá trị xã hội hàng hóa được đo bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn?
o Đọc TLHT

5


+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 3 và 4
 Tiền tệ:
o Cần nắm vững:
+ Các hình thái giá trị trong trao đổi hàng hóa
+ Khái niệm, bản chất, các chức năng và quy luật lưu
thông của tiền tệ

o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 5 và câu 7
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 32-33
 Quy luật giá trị:
o Cần nắm vữngnội dung, yêu cầu và tác dụng của quy luật
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 6
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 35-40
Chương 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
 Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản
o Cần nắm vững:
+ Công thức chung của tư bản. Chỉ ra điểm giống và
khác nhau giữa 2 công thức
+ Mâu thuẫn của công thức chung tư bản là T’>T
+ Cách thức giải quyết mâu thuẫn trong công thức
chung của tư bản.
+ Các khái niệm: sức lao động, giá trị hàng hóa sức lao
động, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.
6


+ Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hàng hóa
sức lao động và hàng hóa thông thường.
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 8 và 9
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 41-47
 Sự sản xuất ra giá trị thặng dư:
o Cần nắm vững:
+ Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư
bản.

+ Các khái niệm: tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư
bản cố định và tư bản lưu động. Căn cứ phân chia 2
cặp phạm trù trên.
+ Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: sản xuất
giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư
tương đối.
+ Giống và khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch
và giá trị thặng dư tương đối.
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 10
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 48-57
 Tiền công trong chủ nghĩa tư bản:
o Cần nắm vững:
+ Bản chất kinh tế của tiền công
+ Các khái niệm: tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
o Đọc TLHT
7


+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 11 và 12
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 58-61
 Tích lũy tư bản:
o Cần nắm vững:
+ Thực chất, động cơ và những nhân tố quyết định quy
mô của tích lũy tư bản
+ Phân biệt sự giống và khác nhau, cùng với vai trò của
tích tụ và tập trung tư bản
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 13
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 62-67

 Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư:
o Cần nắm vững:
+ Các khái niệm: tuần hoàn của tư bản, chu chuyển của
tư bản, tư bản cố định, tư bản lưu động.
+ Phân biệt sự giống và khác nhau, cùng với vai trò của
tích tụ và tập trung tư bản
+ Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ
nghĩa tư bản
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 14-20
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 68-80
 Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị
thặng dư:
o Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
8


+ Cần nắm vững các khái niệm: chi phí sản xuất tư bản
chủ nghĩa, chi phí sản xuất thực tế. So sánh được lợi
nhuận với giá trị thặng dư, tỷ suất lợi nhuận với tỷ
suất giá trị thặng dư.
+ Hiểu được cạnh tranh giữa các ngành là gì? Mục
đích?Biện pháp? Kết quả? Tỷ suất lợi nhuận bình quân
và lợi nhuận bình quân là gì
+ Đọc TLHT
Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 21-23
Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 81-94
o Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột
trong chủ nghĩa tư bản.
+


Cần nắm được: khái niệm và nguồn gốc lợi nhuận của
tư bản thương nghiệp; khái niệm tư bản cho vay, lợi
tức và tỷ số lợi tức; khái niệm công ty cổ phần và thị
trường chứng khoán, khái niệm và các hình thức của
địa tô tư bản chủ nghĩa.

+ Đọc TLHT
Nghiên cứu câu hỏi tự luận từ câu 24-28
Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 95-110
Chương 6: HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (CNTB) ĐỘC QUYỀN
NHÀ NƯỚC
 Cần nắm vững:
o 5 đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
o Nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền nhà nước
9


o Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
 Đọc TLHT
o Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 29 và câu 30
o Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 110-113
Chương 7: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
o Cần nắm vững:
+ Khái niệm giai cấp công nhân là gì?
+ 4 đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân: giai
cấp tiên tiến nhất, giai cấp có tinh thần cách mạng triệt

để, giai cấp có tính tổ chức kỷ luât cao, giai cấp có bản
chất quốc tế.
o Đọc TLHT trang 59-61
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 31
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 129-131
 Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
o Cần nắm vững:
+ Tính tất yếu và quy luật hình thành chính đảng của
giai cấp công nhận
+ Mối quan hệ giữa đảng cộng sản với giai cấp công
nhân
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 32
10


+ Làm bài tập trắc nghiệm 115-116
 Cách mạng xã hội chủ nghĩa:
o Cần nắm vững:
+ Khái niệm cách mạng xã hội là gì?
+ Tính tất yếu của liên minh giai cấp
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 33-36 và câu 51
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 132-133 và câu 137
 Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa:
o Cần nắm vững:
+ Khái niệm, tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
+ Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa

và xã hội cộng sản chủ nghĩa.
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 37-39, câu 52 và 53.
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 127
Chương 8: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CÓ TÍNH
QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội
chủ nghĩa:
o Cần nắm vững:

11


+ Khái niệm dân chủ là gì? Những đặc trưng cơ bản của
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
+ Khái niệm, đặc trưng, 2 chức năng và 2 nhiệm vụ của
nhà nước xã hội chủ nghĩa
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 40-42
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 134-136
 Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
o Cần nắm vững:
+ Các khái niệm: văn hóa, văn hóa vật chất, văn hóa tinh
thần, nền văn hóa.
+ Những đặc điểm, nội dung và phương thức xây dựng
nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 44 và câu 45
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 138 trang 228

 Vấn đề dân tộc dưới chủ nghĩa xã hội:
o Cần nắm vững:
+ Khái niệm và đặc trưng của dân tộc
+ 3 nội dung cơ bản của cương lĩnh
o Đọc TLHT
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 46
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 114-118
 Vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội
12


o Cần nắm vững:
+ Khái niệm tôn giáo là gì?
+ 3 nguồn gốc tôn giáo: nguồn gốc xã hội, nguồn gốc
nhận thức luận và nguồn gốc tâm lý.
+ 4 chức năng: chức năng thế giới quan; chức năng đền
bù, giải thoát; chức năng hướng thiện và chức năng
liên kết
+ Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo
o Đọc TLHT trang 75-76
+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 47 và câu 48
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 120-126
Chương 9: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN
VỌNG
 Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình CNXH hiện thực
đầu tiên trên thế giới: cần nắm vững:
o Sự thắng lợi của CM Tháng Mười Nga
o Mô hình CNXH đầu tiên trên thế giới được hình thành ra
sao

o Sự ra đời của hệ thống XHCN và những thành tựu của nó
 Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình CNXH và nguyên
nhân của nó

13


Phần 3
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề:
Đề thi cuối kỳ bao gồm 40 câu trắc nghiệm (10 điểm) được phân
phối như sau:
o Chương 4: 5 câu
o Chương 5: 12 câu
o Chương 6: 3 câu
o Chương 7: 10 câu
o Chương 8: 10 câu
b. Hướng dẫn cách làm bài phần trắc nghiệm
 Chọn câu trả lời đúng nhất và điền vào bảng trả lời. Có thể
đánh trước trên đề và điền vào sau, nhưng phải dành thời
gian cho việc này vì KHÔNG ĐÁNH VÀO BẢNG SẼ
KHÔNG ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM.
 Chọn câu dễ làm trước.

14


Phần 4
ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI MẪU TRẮC NGHIỆM

Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
(phần 2)
Thời gian: 90 phút

1. Sản xuất hàng hóa là:
a. kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
tiêu dùng.
b. kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
giao nộp.
c. kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
đáp ứng nhu cầu.
d. kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi, bán.
Đáp án: d
2. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN C.Mác bắt
đầu từ:
a. Tiền tệ

b. Hàng hóa

c. Tư bản

d. Giá trị

Đáp án: b

15


3. Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là:

a. Giá trị sử dụng và công dụng.

b. Giá trị sử dụng và giá trị.

c. Giá trị và giá trị trao đổi.

d. Giá trị và giá cả.

Đáp án: b
4. Giá trị sử dụng của hàng hóa là để cho:
a. Người bán

b. Người sản xuất.

c. Người tiêu dùng.

d. Nhà kinh doanh.

Đáp án: b
5. Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản?
a. 4 chức năng

b. 5 chức năng

c. 6 chức năng

d. 7 chức năng

Đáp án: a
6. Quy luật giá trị vận động thông qua:

a. Giá cả cá biệt.

b. Giá trị thị trường.

c. Giá cả sản xuất.

d. Giá cả thị trường.

Đáp án: d
7. Công thức chung của tư bản là:
a. T – H – T’

b. H – T – H

c. T – SX – T’

d. Cả a và b

Đáp án: a
8. C. Mác định nghĩa giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài:
a. Giá trị hàng hóa, là lao động có công của công nhân.
b. Giá trị sử dụng sức lao động, là lao động không công của
công nhân.
c. Giá trị sức lao động, là lao động không công của công nhân.
d. Lao động, là lao động không công của công nhân.
Đáp án: c
16


9. Tư bản khả biến (v) là bộ phận trực tiếp:

a. Tạo ra giá trị xã hội.
b. Tạo ra giá trị sử dụng.
c. Tạo ra sản phẩm mới.
d. Tạo ra giá trị thặng dư.
Đáp án: d
10. Bản chất của tiền công trong CNTB là:
a. Giá cả của hàng hóa.
b. Giá cả của hàng hóa lao động.
c. Giá cả của hàng hóa sức lao động.
d. Giá cả thị trường của hàng hóa.
Đáp án: c
11. Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là:
a. Giá trị thặng dư.

b. Tiền huy động.

c. Sản phẩm thặng dư.

d. Tiền đi vay.

Đáp án: a
12. Ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp là:
a. Sản xuất – Lưu thông– Lưu thông
b. Lưu thông – Sản xuất – Lưu thông
c. Lưu thông – Lưu thông. – Sản xuất
d. Lưu thông – Trao đổi– Lưu thông.
Đáp án: b
13. Chi phí sản xuất TBCN (k) bao gồm:
a. k = c+v+m.


b.k = c+m.

c. k = m+v

d.k = c+v

Đáp án: d
17


14. Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là để có được:
a.Lợi nhuận bình quân

b. Lợi nhuận

c. Lợi nhuận siêu ngạch

d. Giá trị thặng dư

Đáp án: c
15. Nguồn gốc, bản chất của lợi tức là một phần:
a.Giá trị thăng dư.
b. Lợi nhuận siêu ngạch.
c. Sản phẩm hàng hóa.
d.Chi phí sản xuất.
Đáp án: a
16. Công thức vận động của tư bản cho vay là:
a.H – T’

b. T – T


c.T – T’

d. H – H’

Đáp án: c
17. Tỷ suất lợi tức (z’) là Tỷ lệ phần trăm giữa:
a. Tỷ suất lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay.
b. Giá trị thặng dư và tổng số tư bản cho vay.
c. Lợi nhuận và tổng số tư bản cho vay.
d. Lợi tức và tổng số tư bản cho vay.
Đáp án: d
18. Thị trường chứng khoán là:
a. Thị trường mua bán các loại chứng khoán
b. Thị trường mua bán các loại cổ phiếu.
c. Thị trường bán các loại chứng khoán.
d. Thị trường mua các loại chứng khoán
Đáp án: a
18


19. Địa tô chênh lệch II là địa tô có được do:
a. Chuyên canh, tăng năng suất
b. Thâm canh, tăng năng suất
c. Thâm canh, giảm năng suất
d. Độc canh, tăng năng suất
Đáp án: b
20. Một trong những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền
nhà nước:
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước.

b. Sự kết hợp về quân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước.
c. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức kinh tế với nhà nước.
d. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nước
ngoài.
Đáp án: a
21. Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế – xã hội là:
a. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng
b. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
c. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
d. Lực lượng sản xuất, quan hệ sở hữu và kiến trúc thượng tầng
Đáp án: c
22. Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là do các yếu tố khách
quan nào quy định?
a. Địa vị xã hội và đặc điểm chính trị
b. Là con đẻ của nền đại công nghiệp
c. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại
d. Địa vị kinh tế – xã hội và đặc điểm chính trị – xã hội
Đáp án: d
19


23. Quy luật hình thành và phát triển Đảng Cộng sản là:
a. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân
b. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào nông nhân
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nông
d. Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào yêu nước
Đáp án: a
24. Cách mạng xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên nổ ra và thắng lợi
ở đâu?
a. Pháp


b. Việt Nam

c. Nga

d. Trung quốc

Đáp án: c
25. Dân chủ là gì ?
a. Là quyền lực thuộc về nhân dân
b. Là quyền của con người
c. Là quyền tự do của mỗi người
d. Là quyền lực thuộc về nông dân và công nhân
Đáp án: a
26. Giai cấp công nhân thể hiện vai trò lãnh đạo của mình
thông qua:
a. Đảng cầm quyền

b. Đảng Cộng sản

c. Đảng Dân chủ

d. Đảng cách mạng

Đáp án: b
27. Đặc điểm cơ bản về kinh tế trong thời kỳ quá độ là:
a. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế
b. Tồn tại nhiều thành phần giai cấp
c. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế tư nhân
d. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế-xã hội

Đáp án: a
20


28. Đặc điểm cơ bản về chính trị trong thời kỳ quá độ là:
a. Tồn tại nhiều giai cấp, thành phần khác nhau
b. Tồn tại nhiều đảng phái, tầng lớp khác nhau
c. Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau
d. Tồn tại nhiều đảng phái, thành phần khác nhau
Đáp án: c
29. Một trong những nguyên tắc của liên minh công-nông và
các tầng lớp khác trong cách mạng XHCN là:
a. Tự nguyện.
b. Tự chủ.
c. Không tự nguyện.
d. Tình nguyện.
Đáp án: a
30. Công nghiệp hóa XHCN nhằm tạo ra:
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
c. Cơ sở giao thông của chủ nghĩa xã hội
d. Cơ sở khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Đáp án: b
31. Trong cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng Sản, nội dung
nào được xác định là tư tưởng cơ bản ?
a. Liên hiệp nông dân tất cả các dân tộc
b. Các dân tộc hoàn toàn công bằng
c. Liên hiệp tất cả các dân tộc
d. Các dân tộc được quyền tự quyết.
Đáp án: d


21


32. Vì sao tôn giáo có tính lịch sử?
a. Vì tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn lịch
sử nhất định của loài người.
b. Vì tôn giáo ra đời, tồn tại và không biến đổi trong một giai
đoạn lịch sử nhất định của loài người.
c. Vì tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một thời điểm
nhất định của loài người.
d. Vì tôn giáo ra đời trong một giai đoạn lịch sử nhất định của
loài người.
Đáp án: d
33. Dân chủ XHCN đảm bảo:
a. Mọi quyền lực thuộc về công nhân
b. Mọi quyền lực thuộc về nhà nước.
c. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
d. Mọi quyền lực thuộc về nông dân.
Đáp án: c
34. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Nhà nước
XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện…, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng…”
a. Quyền lực của nhân dân lao động/ Cộng sản
b. Quyền lực của công nhân lao động/ Cộng sản
c. Quyền lực của nông dân lao động/ Cộng sản
d. Quyền lực của nhân dân lao động/ Cộng hòa
Đáp án: a
35. Một nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác-Lênin là:

a. Các bộ tộc bình đẳng.

b. Các dân tộc bình đẳng.

c. Các dân tộc không bình đẳng.

d. Các chủng tộc bình đẳng.

Đáp án: b
22


36. Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải phân biệt rõ hai mặt:
a. Chính trị và văn hóa

b. Chính trị và tư tưởng

c. Chính trị và kinh tế

d. Chính trị và xã hội

Đáp án: b
37. Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN biểu hiện tập
trung ở việc:
a. Quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng chính sách
b. Quản lý kinh tế trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật
c. Quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng biện pháp hành chính
d. Quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật
Đáp án: d
38. Tôn giáo với hình thái phát triển đầy đủ của nó đều bao gồm:

a. Ý thức tôn giáo; hệ thống tổ chức tôn giáo; những hoạt động
mang tính chất nghi thức tín ngưỡng
b. Ý thức tôn giáo; hệ thống tổ chức công giáo; những hoạt
động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng
c. Ý thức công giáo; hệ thống tổ chức tôn giáo; những hoạt động
mang tính chất nghi thức tín ngưỡng
d. Ý thức tôn giáo; hệ thống tổ chức tôn giáo; những hoạt động
mang tính chất công giáo, tín ngưỡng
Đáp án: a
39. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong CNXH bao gồm:
a. Ý thức hệ; kinh tế; tâm lý; chính trị-xã hội; văn hóa
b. Nhận thức; tư tưởng; tâm lý; chính trị-xã hội; văn hóa
c. Nhận thức; kinh tế; tâm lý; chính trị-xã hội; văn hóa
d. Nhận thức; kinh tế; tình cảm; chính trị-xã hội; văn hóa
Đáp án: c
23


40. Một nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác-Lênin là:
a. Liên hiệp công nhân các dân tộc
b. Liên hiệp nông nhân các dân tộc
c. Liên hiệp công nông các dân tộc
d. Liên hiệp công nông, trí các dân tộc
Đáp án: a

MỤC LỤC
Phần 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM ................................... 3
Phần 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP ..................................................... 5
Phần 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA.......................... 14

Phần 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN ........................................... 15

24



×