Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

22 LUAT TO TUNG HINH SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.94 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương
trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các
nội dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu
học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người học
cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung trọng
tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý
về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể được đánh
giá cao trong bài làm.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 1


Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và
đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu


cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 2


PHẦN 1: CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Bài 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC
CỦA LUẬT TTHS
- Khái niệm Luật TTHS
- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
- Nhiệm vụ của Luật TTHS
- Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự
Bài 2: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
+ Cơ quan tiến hành tố tụng
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
+ Người tiến hành tố tụng
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra
- Người tham gia tố tụng
Bài 3 : CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
- Chứng cứ trong tố tụng hình sự
+ Khái niệm chứng cứ
+ Nguồn chứng cứ
- Chứng minh trong tố tụng hình sự

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 3


+ Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự
+ Giới hạn chứng minh
+ Chủ thể chứng minh
+ Quá trình chứng minh
Bài 4: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHĂN
- Khái niệm, mục đích của biện pháp ngăn chăn
- Các biện pháp ngăn chặn cụ thể:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người;Tạm
giữ; Tạm giam; Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm; Cấm đi khỏi nơi cư
trú; Tạm hoãn xuất cảnh
Bài 5: KHỞI TỒ VỤ ÁN HÌNH SỰ
- Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của khởi tố VAHS
- Thẩm quyền khởi tố vụ án
- Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
- Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
- Trình tự khởi tố vụ án hình sự
- Quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố
Bài 6: ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
- Thẩm quyền điều tra
- Thời hạn điều tra
- Các biện pháp điều tra
- Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra
- Phục hồi điều tra
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 4



- Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn điều tra
Bài 7: TRUY TỐ
- Các thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố
- Những quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố
- Những việc phải làm sau khi có cáo trạng
Bài 8: XÉT XỬ SƠ THẨM
- Khái niệm
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm
- Chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
Bài 9: XÉT XỬ PHÚC THẨM
- Tính chất của phúc thẩm
- Kháng cáo, kháng nghị
- Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị
- Thẩm quyền xét xử phúc thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
Bài 10: XÉT LẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU
LỰC PHÁP LUẬT
1 Thủ tục giám đốc thẩm
- Tính chất của giám đốc thẩm
- Kháng nghị giám đốc thẩm
- Thẩm quyền giám đốc thẩm
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 5


- Quyền hạn của tòa cấp giám đốc thẩm
2 Thủ tục tái thẩm
- Tính chất của tái thẩm

- Kháng nghị tái thẩm
- Quyền hạn của hội đồng tái thẩm
PHẦN 2: CÁCH THỨC ÔN TẬP
Bài 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC
CỦA LUẬT TTHS
1. Khái niệm Luật TTHS
- Tố tụng hình sự
- Thủ tục Tố tụng
- Giai đoạn tố tụng hình sự
♣ Luật Tố tụng Hình sự
Luật TTHS là một ngành Luật trong hệ thống PL Việt Nam
gồm tổng hợp các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra , truy tố, xét xử và thi hành
án
♣ Đối tượng điều chỉnh
Là những quan hệ phát sinh trong hoạt động tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra ,truy tố, xét xử và thi
hành án.
♣ Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp quyền uy - phục tùng
- Phương pháp phối hợp và chế ước
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 6


2) Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
Khái niệm: Quạn hệ pháp luật TTHS là những quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (quá trình tố
tụng) được các quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh
- Quan hệ PLTTHS mang tính chất quyền lực nhà nước:

- Quan hệ PLTTHS liên quan mật thiết với quan hệ pháp luật
hình sự.
- Quan hệ PLTTHS liên quan hữu cơ với hoạt động TTHS.
- Quan hệ PLTTHS có một số chủ thể đặc biệt mà quyền và
nghĩa vụ của họ liên quan mật thiết với nhau.
3. Nhiệm vụ của Luật TTHS (Điều 2 BLTTHS 2015)
♣ Nhiệm vụ trực tiếp
- Phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vị phạm tội
- Xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội
- Không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
♣ Nhiệm vụ xã hội chung
- Nhiệm vụ bảo vệ của LTTHS: bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân,
- Giáo dục ý thức tuân theo pháp luật
- Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 7


(chương II từ đ7 đến đ33 BLTTHS 2015)
♣ Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN
- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự (Đ7)
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Đ 18 )
- Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng (Đ17)
- Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của tòa án (Đ 28)
- Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (đ 19)

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong TTHS (Đ20)
♣ Các nguyên tắc bảo vệ quyền con người
- Tôn trong và bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân (Đ8)
- Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật (đ9)
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể đ 10
- Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của
công dân-Đ11
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín của cá nhân đ 12
- Nguyên tắc suy đoán vô tội đ 13
- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự đ16
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong TTHS (Đ 29 BLTTHS)
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 8


- Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại trong tths (Đ31)
♣ Các nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan, toàn
diện của TTHS
- Xác định sự thật khách quan của vụ án (Đ 15 )
- Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đ 30
- Thực hiện chế độ hai cấp xét xử (Đ27)
- Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham
gia tố tụng (Đ21)
- Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
(Đ23)

- Tòa án xét xử tập thể (Đ 24 )
- Xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Đ25 )
- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm đ 26
♣ Nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động tố tụng
hình sự
- Thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia (Điều 22)
- Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự (đ 33)
- Đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32)

Bài 2: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ
Văn bản pháp luật:
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 9


- Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (chương III,
IV, V)
- Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự
2015
- Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014
- Luật tổ chức Tòa án 2014
I. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ
quan tiến hành tố tụng và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra
1) Cơ quan tiến hành tố tụng
Cơ quan THTT là các cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan
điều tra, viện kiểm sát, Tòa án được giao nhiệm vụ tiến hành những
hoạt động trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành

các bản án, quyết định của tòa án theo trình tự thủ tục do BLTTHS
quy định
a) Cơ quan điều tra
- Xem Luật Tổ chức Cơ quan điều tra 2015
- Những vấn đề cần lưu ý: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn,
nguyên tắc hoạt động, những hành vi bị nghiêm cấm
a1) Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
Lực lượng cảnh sát (gồm 3 cấp)
♣ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm :
+ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 10


+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và
chức vụ
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu
♣ Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh gồm có:
+ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điềutra;
+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế
và chức vụ;
+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu
♣ Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện
+ Đội Điều tra tổng hợp;
+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
Lực lượng an ninh (gồm 2 cấp)
♣ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an gồm có các phòng
điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra.
♣ Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các
đội điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh
điều tra.
a2) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
♣ Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 11


- Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm có các
phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.
- Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương gồm
có Ban điều tra và bộ máy giúp việc.
- Cơ quan điều tra hình sự khu vực gồm có bộ phận điều tra
và bộ máy giúp việc.
♣ Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng gồm có các
phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.
- Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương gồm
có Ban điều tra và bộ máy giúp việc.
a3) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
♣ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có
các phòng điều tra và bộ máy giúp việc.
♣ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm
có Ban điều tra và bộ phận giúp việc.
b) Viện kiểm sát

♣ Về tổ chức
- VKSND tối cao
Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều
tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; Các
đơn vị sự nghiệp; VKS quân sự trung ương.
- VKSND cấp cao
Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các viện và
tương đương.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 12


- VKSND tỉnh, thành phố thuộc trung ương
- VKSND huyện, quận, thị xã tp thuộc tỉnh
- VKS quân sự (TW, quân khu, khu vực)
♣ Nguyên tắc hoạt động (Đ7 Luật tổ chức VKS 2014)
- Tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
♣ Chức năng
- Thực hành quyền công tố
- Giám sát hoạt động tư pháp
♣ Thẩm quyền
- Khi kiểm soát hoạt động khởi tố vụ án
- Trong giai đoạn điều tra và truy tố
- Trong giai đoạn xét xử:
- Trong giai đoạn thi hành án
c) Tòa án
♣ TAND tối cao (Hội đồng thẩm phán, Bộ máy giúp việc, Cơ
sở đào tạo và bồi dưỡng)
♣ TAND cấp cao

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
- Các tòa chuyên trách: Tòa HS, Tòa DS, Tòa HC, Tòa
KT, Tòa LĐ, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Bộ máy giúp việc.
♣ TAND tỉnh, thành phố thuộc trung ương
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 13


- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh
- Các tòa chuyên trách: Tòa HS, Tòa DS, Tòa HC, Tòa
KT, Tòa LĐ, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Bộ máy giúp việc
♣ TAND quận, huyện, thị xã, tp thuộc tỉnh
- Có thể thành lập các tòa chuyên trách: Tòa HS, Tòa DS,
Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý HC.
- Bộ máy giúp việc
♣ TA quân sự (cấp trung ương, quân khu, khu vực)
2) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra
- Khoản 1, Điều 35, BLTTHS 2015
- Đ 9, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
II) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố
tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra.
1) Người tiến hành tố tụng (từ điều 36 đến điều 48 BLTTHS
2015)
2) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra.

Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra được quy định tại khoản 2, Điều 35, BLTTHS 2015
3) Thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
a) Căn cứ thay đổi
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 14


Kết hợp căn cứ thay đổi chung quy định ở điều 49 và căn cứ
thay đổi đối với người tiến hành tố tụng cụ thể quy định ở đ 51. 52,
53, 54, có thể đưa ra các căn cứ cụ thể sau:
- Thứ nhất: Họ đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại
diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Thứ hai: họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa,
người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Thứ ba: Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể
không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Thứ tư: Một người không đựợc giữ nhiều tư cách của
người tiến hành tố tụng trong cùng một vụ án được quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 51, điểm b khoản 1 Điều 52, điểm c khoản 1
Điều 53
- Thứ năm: Thẩm phán và Hội thẩm cùng trong một Hội
đồng xét xử và là người thân thích với nhau. điểm b k1 điều 53
b) Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng (đ50)
- Kiểm sát viên.
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
III. Người tham gia tố tụng
- Người tham gia tố tụng hình sự là người phải thực hiện đúng
các yêu cầu, các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 15


tiến hành tố tụng và có những quyền, nghĩa vụ pháp lý tương ứng
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Người tham gia tố tụng gồm các đối tượng được quy định tại
Chương IV, Chương V BLTTHS 2015
Bài 3 : CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
I. Chứng cứ trong tố tụng hình sự
1. Khái niệm chứng cứ
- Điều 86 BLTTHS 2015
♣ Định nghĩa: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập
theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn
cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện
hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án. Đ 86
♣ Thuộc tính của chứng cứ
- Tính khách quan
- Tính liên quan
- Tính hợp pháp
2. Phân loại chứng cứ
a) Căn cứ váo mối liên hệ giữa chứng cứ với đối tượng chứng
minh, chứng cứ được phân thành chứng cứ trực tiếp và chứng
cứ gián tiếp

♣ Chứng cứ trực tiếp
Là chứng cứ liên quan trực tiếp với đối tượng chứng minh,
chứng cứ giúp xác định ngay được các đối tượng chứng minh
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 16


♣ Chứng cứ gián tiếp
Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ không trực tiếp xác định
ngay các vấn đề của đối tượng chứng minh, nhưng nó phải kết hợp
với các sự kiện khác để xác định được một vấn đề nào đó của
ĐTCM. Chứng cứ gián tiếp không có giá trị chứng minh độc lập,
nó chỉ có giá trị chứng minh khi được thu thập và đánh giá trong
tổng thể các chứng cứ khác của vụ án
b) Căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của chứng cứ, chứng cứ được
phân thành chứng chứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội
♣ Chứng cứ buộc tội
Chứng cứ buộc tội là chứng cứ xác định tội phạm, người
phạm tội, các tình tiết định khung tăng năng, tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác bất lợi cho người phạm
tội
♣ Chứng cứ gỡ tội
là chứng cứ xác định không có hành vi phạm tội, xác định
hành vi không cấu thành tội phạp, xác định các tình tiết loại trừ
trách nhiệm hình sự, các tình tiết giảm nhe, tình tiết định khung
giảm nhe và các tình tiết khác có lợi cho người phạm tội
c) Căn cứ vào nơi xuất xứ của chứng cứ, chứng cứ phân thành
chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại
♣ Chứng cứ gốc
là chứng cứ được thu thập trực tiếp từ nơi xuất xứ đầu tiên

của nó mà không thông qua một khâu trung gian nào là chứng cư
♣ Chứng cứ thuật lại
Là chứng cứ có liên quan đến nơi xuất xứ đầu tiên của nó
qua một hay nhiều khâu trung gian
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 17


3. Nguồn chứng cứ (K2 Đ 64 BLTTHS)
a) Khái niệm: Nguồn chứng cứ là những sự vật chứa đựng
chứng cứ, tức là chứa đựng những thông tin, tư liệu tồn tại trong
thực tế khách quan liên quan đến vụ án và được thu thập theo trình
tự thủ tục do pháp luật quy định
- Xem: Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, Luật Tố tụng
Hình sự Việt nam, tài liệu lưu hành nội bộ, tr 104.
b) Các loại nguồn chứng cứ
- Điều 87 BLTTHS 2015 liệt kê các loại nguồn chứng cứ,
cụ thể như sau:
♣ Vật chứng:
- Khái niệm: Vật chứng là những vật thể tồn tại dưới dạng
vật chất, được thu thập theo một trình tự thủ tục do pháp luật tố
tụng hình sự quy định, chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với
việc giải quyết vụ án.
- Các loại vật chứng được nêu ở Đ 89 BLTTHS 2015
♣ Lời khai, lời trình bày
- Lời khai của người làm chứng đ 91
- Lời khai của bị hại đ 92
- Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự đ 93
- Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án đ 94

- Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú,
đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ đ 95
- Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm đ 96
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 18


- Lời khai của người chứng kiến đ 97
- Lời khai của bị can, bị cáo đ 98
♣ Dữ liệu điện tử (đ 99)
♣ Kết luận giám định (đ 100)
♣ Kết luận định giá tài sản (đ 101)
♣ Biên bản hoạt động tố tụng (đ 102)
♣ Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế
khác (đ 103)
♣ Các tài liệu, đồ vật khác (đ 104)
II. Chứng minh trong tố tụng hình sự
1) Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự
- Xem Điều 85 BLTHS 2015
Đối tượng chứng minh là tông hợp tất cả những vấn đề cần
phải được xác định và làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án
hình sự
2) Giới hạn chứng minh
3) Chủ thể chứng minh
4) Quá trình chứng minh
Bài 4: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHĂN
1. Khái niệm, mục đích của biện pháp ngăn chăn (Điều 109
BLTTHS 2015)


Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 19


a) Khái niệm và đặc điểm: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp
cưỡng chế tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng với
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc người khác
nhằm ngăn chặn tội phạm họ đang thực hiện, ngăn ngừa họ tiếp
tục phạm tội, trốn tránh hoặc có hành động cản trở điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án hình sự khi có những căn cứ theo quy định
của BLTTHS
- Biện pháp ngăn chặn là một dạng biện pháp cưỡng chế tố
tụng nghiêm khắc, thể hiện ở việc hạn chế quyền của người bị áp
dụng
- Chủ thể có thẩm quyền áp dụng là ngưởi có thẩm tiến
hành tố tụng
- Đối tượng bị áp dụng: người bị bắt, bị tạm giữ, bị can,
bị cáo, người bị truy nã hoặc người khác trong những trường hợp
pháp luật quy định như người phạm tội quả tang, người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp…
- Việc áp dụng các Biện pháp ngăn chặn có tính chất lựa
chọn. được áp dụng khi có những căn cứ pháp luật quy định
- Các biện pháp ngăn chặn được hủy bỏ khi vụ án được đình
chỉ hoặc khi cơ quan THTT thấy không cần thiết áp dụng nữa hoặc
thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác. Đối với BPNC nào
do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS
quyết định (Đ 94)
b) Mục đích và căn cứ áp dụng
- Ngăn chặn tội phạm đang được thực hiện
- Phòng ngừa việc phạm tội mới

- Phòng ngừa việc trốn tránh
- Ngăn ngừa hành vi cản trở hoạt động tố tụng
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 20


- Bảo đảm thi hành bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực
- Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn
cho việc điều tra truy tố xét xử (tiêu hủy chứng cứ, đe dọa…) hoặc
sẽ tiếp tục phạm tội
3. Các biện pháp ngăn chặn cụ thể
- Có 8 BPNC cụ thể: giữ người trong trường hợp khẩn cấp,
bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi
nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
a) Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110)
- Thẩm quyền (k2 đ 110)
- Thủ tục
+ Việc giữ người phải có lệnh, lệnh phải ghi rõ các nội
dung luật yêu cầu
+ Đọc lệnh, giải thích lệnh, và phải lập biên bản về việc giữ
người (xem đ 115 )
+ Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người, phải lấy lời
khai , ra các quyết định :
quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ, hoặc trả tự do ngay cho
người đó
+ Thông báo việc giữ người (điều 116)
b) Bắt người
- Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (k4. K5, k 6
đ 110)


Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 21


Lưu ý một số nội dung: đối tượng bị áp dụng, thời hạn ra
các quyết định, thủ tục đề nghị VKS phê chuẩn
- Bắt người phạm tội quả tang (đ 111); Bắt người đang bị
truy nã (Điều 112)
Lưu ý một số nội dung: Người phạm tội quả tang, người
đang bị truy nã là ai; thẩm quyền bắt
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113)
+ Đối tượng áp dụng: bị can, bị cáo
+ Căn cứ áp dụng (xem k1,k2, k3. Đ 119)
+ Thẩm quyền áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy
tố, xét xử
+ Thủ tục bắt (k2, k3, đ 113)
c) Tạm giữ (đ117)
- Đối tượng áp dụng: Người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo
quyết định truy nã; người tự thú, đầu thú
- Thẩm quyền: Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ
người quy định tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015 có quyền ra
quyết định tạm giữ.
- Thủ tục (k2, k3, k4, đ 117)
- Thời gian tạm giữ (đ 118)
d) Tạm giam (Điều 119).
- Đối tượng áp dụng:(k1, k2, k3 đ 119).
- Đối tượng không áp dụng tạm giam mà áp dụng các biện
pháp ngăn chặn khác (k4, đ 119).

- Thẩm quyền áp dụng: (k5 đ 119).
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 22


đ) Bảo lĩnh (đ121)
- Chủ thể có quyền nhận bảo lĩnh (k2, đ121, BLTTHS
2015)
- Thủ tục (k2, đ121, BLTTHS 2015)
Thủ tục về phía người bảo lĩnh, người được bảo lĩnh
- Hậu quả của vi phạm nghĩa vụ cam đoan (đoạn 2, k3; k6,
đ121, BLTTHS 2015)
- Thời hạn bảo lĩnh (k5, đ121, BLTTHS 2015)
- Thẩm quyền (k4, đ121, BLTTHS 2015)
e) Đặt tiền để bảo đảm (đ122)
- Người được quyền đặt tiền để bảo đảm (k1, đ122,
BLTTHS 2015)
Bị can, bị cáo; người thân thích của bị can bị cáo
- Thủ tục (k2, k5, đ122, BLTTHS 2015)
- Hậu quả của vi phạm nghĩa vụ cam đoan (k2, k5, đ122,
BLTTHS 2015)
Khi bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan;
người thân thích của bị can, bị cáo đặt tiền vi phạm nghĩa
vụ cam đoan
- Thời hạn đặt tiền (k4, đ122, BLTTHS 2015)
- Thẩm quyền (k1, đ122, BLTTHS 2015)
f) Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123)
Lưu ý các nội dung: Đối tượng áp dụng, thủ tục, thẩm quyền áp
dụng
g) Tạm hoãn xuất cảnh (đ 124)

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng
hình sự | Trang 23


Lưu ý các nội dung: Đối tượng áp dụng, thủ tục, thẩm quyền áp
dụng
Bài 5: KHỞI TỒ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của khởi tố VAHS
Khái niệm: Khởi tố vụ án HS là giai đoạn mở đầu của tố
tụng HS, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có
dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định
không khởi tố vụ án
Nhiệm vụ: Xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để
ra quyết định khởi tố hay không khởi tố
Ý nghĩa của khởi tố VAHS
- Là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, bảo đảm việc
phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội
- Giai đoạn tố tụng làm phát sinh các hoạt động tố tụng tiếp
theo.
- Khởi tố VAHS góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của
công dân
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án (Đ 153 BLTTHS)
a) Thẩm quyền khởi tố VAHS của Cơ quan điều tra
♣ Cơ quan điều tra trong công an (gồm lực lượng cảnh sát
và lực lượng an ninh)
- Cơ quan cảnh sát điều tra trong công an (xem khoản 2, điều
21, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
- Cơ quan an ninh điều tra trong công an (K2, đ 17 Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng

hình sự | Trang 24


♣ Cơ quan điều tra trong quan đội
- Cơ quan điều tra hình sự trong quan đội:(K2, đ 28 Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
- Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội: (K2, đ 24 Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
♣ Cơ quan điều tra của VKSND tối cao
- Cơ quan điều tra của VKSND tối cao (K2, đ 30 Luật Tổ
chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
- Cơ quan điều tra của VKS quân sự trung ương (K2, đ 31
Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
♣ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra (thẩm quyền khởi tố của cơ quan này quy định tại đ 164
BLTTHS 2015)
b) Thẩm quyền khởi tố VAHS của Viện kiểm sát
VKS khởi tố VANHS trong các trường hợp được quy định tại
khoản 2, Đ153, BLTTHS 2015
c) Thẩm quyền khởi tố VAHS của Tòa án (k4, Đ153)
- Nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ
lọt tội phạm thì HĐXX có quyền khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi
tố
3. Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (Đ155 BLTTHS 2015)
Lưu ý: Các trường hợp khởi tố theo yêu cầu người bị hại;
trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố; trường hợp yêu cầu
khởi tố lại
4. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự (đ 143)

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật tố tụng

hình sự | Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×