Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VAI TRÒ của CHI bộ TRONG bồi DƯỠNG ĐẢNG VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.63 KB, 8 trang )

VAI TRÒ CỦA CHI BỘ
TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẢNG VIÊN DỰ BỊ
Muốn tồn tại, phát triển và làm tròn sứ mệnh lịch sử đội tiền phong của
giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản phải luôn luôn bổ sung vào hàng ngũ của
mình những người ưu tú, đủ tiêu chuẩn xuất hiện trong phong trào cách
mạng của quần chúng. Để làm được điều đó đòi hỏi Đảng phải xây dựng
được đội ngũ đảng viên có số lượng phù hợp ngang tầm với nhiệm vụ trong
từng giai đoạn cách mạng.
Quy trình công tác phát triển đảng bao gồm nhiều khâu, trong đó nội dung
bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị là một trong những khâu quan trọng. Là
nhiệm vụ của tổ chức đảng mà trực tiếp là các chi bộ. Là điều kiện bảo đảm cho
đảng viên dự bị có đủ phẩm chất và năng lực để trở thành đảng viên chính thức,
góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến
công tác đảng viên trong đó có công tác giáo dục, bồi dưỡng đảng viên mới.
Chính Người đã cùng một số đồng chí lãnh đạo khác của Đảng trực tiếp giảng
bài trong lớp huấn luyện đảng viên mới, Người căn dặn: “Đảng ta luôn luôn phát
triển, phải có đảng viên cũ, cũng phải có đảng viên mới. Có như vậy, Đảng mới
ngày càng mạnh, mới làm trọn nhiệm vụ to lớn và vẻ vang của mình. Cho nên
nhiệm vụ của mỗi đảng viên cũ là phải thương yêu dìu dắt và giúp đỡ đảng viên
mới cùng tiến bộ. Đảng viên mới thì cần phải thương yêu đảng viên cũ, học tập
kinh nghiệm công tác và tinh thần phấn đấu của đảng viên cũ, để ngày càng tiến
bộ thành người đảng viên tốt. Cũ và mới phải thật thà đoàn kết nhất trí, cùng
nhau ra sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân”1.
Về nguyên tắc, Đảng chỉ kết nạp những người ưu tú, có đủ phẩm chất
chính trị, đạo đức và năng lực thực hiện các nhiệm vụ của Đảng. Do đó, việc bảo
đảm chất lượng đảng viên là yêu cầu bao trùm xuyên suốt quá trình thực hiện
1 Hồ

Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tập 8, tr 318



công tác phát triển đảng viên. Đây là một chuỗi các công đoạn đòi hỏi tổ chức
đảng mà trực tiếp là các tổ chức cơ sở đảng và chi bộ phải quan tâm chỉ đạo chặt
chẽ, công phu, từ các khâu tạo nguồn, tuyên truyền, giáo dục, lựa chọn đối
tượng, đến kết nạp và tiếp tục rèn luyện, bồi dưỡng giúp đảng viên dự bị trở
thành đảng viên chính thức. Trong đó, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị là
khâu quan trọng trong công tác phát triển đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên;
là điều kiện đảm bảo cho đảng viên dự bị có đầy đủ phẩm chất và năng lực để trở
thành đảng viên chính thức của Đảng; góp phần trực tiếp xây dựng đội ngũ đảng
viên vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải đồng thời giải
quyết tốt ba vấn đê cơ bản: bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên; phát triển đảng viên
mới và sàng lọc đảng viên. Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây
dựng Đảng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên suy cho cùng là vấn
đề quyết định chất lượng đội ngũ đảng viên, quyết định năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng.
Hiện nay, trước những biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới
và khu vực; sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta; sự tác
động của điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, nhất là từ mặt trái của cơ chế thị
trường... đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ
XHCN. Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nhiệm vụ xây dựng,
chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn mới, đòi hỏi đội ngũ đảng viên của Đảng phải có
chất lượng tương ứng. Bởi thế, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên nói chung, bồi
dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị nói riêng không chỉ là vấn đề có tính nguyên tắc
trong xây dựng Đảng, mà còn là đòi hỏi cấp thiết hiện nay của công tác xây dựng
đội ngũ đảng viên.
Theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi được kết
nạp vào Đảng, người đảng viên phải trải qua một thời kỳ dự bị. Đây là thời kỳ
đảng viên dự bị được thử thách toàn diện, đồng thời cũng là thời gian cần thiết



để các tổ chức đảng thẩm định lại tính đúng đắn quyết định của mình về kết nạp
đảng viên mới, từ đó công nhận đảng viên dự bị thực sự đủ tiêu chuẩn trở thành
đảng viên chính thức. Thời gian này đảng viên dự bị phải thực hiện ngay tại chi
bộ đơn vị mình sinh hoạt.
Đảng viên dự bị luôn chịu sự quản lý, giáo dục, rèn luyện, phân công công
tác, thử thách, kiểm tra chặt chẽ của chi bộ. Chính chi bộ, thông qua quá trình
bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách đã phát huy, nhân lên ưu điểm, sức mạnh của
từng đảng viên, quyết định phương hướng phấn đấu, chức năng, nhiệm vụ, nội
dung hoạt động của từng đảng viên. Do đó, tổ chức đảng các cấp, trước hết là tổ
chức cơ sở đảng, chi bộ phải làm tốt công tác xây dựng đội ngũ đảng viên, trong
đó bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên là một nội dung quan trọng.
Bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị có vai trò quan trọng trực tiếp xây
dựng đội ngũ đảng viên cả về số lượng và chất lượng, là hoạt động trực tiếp
thường xuyên của chi bộ, chi uỷ, nhằm củng cố, phát triển tổ chức, tăng cường số
lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện
đảng viên dự bị bao gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau với những đòi hỏi và
kết quả đem lại sẽ không giống nhau. Mỗi khâu, mỗi bước cụ thể lại mang một chất
lượng riêng và nằm trong mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại, có thể vừa là
tiền đề, là điều kiện, vừa là kết quả của nhau và là những yếu tố, những bộ phận tạo
thành chất lượng chung của hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị. Do đó,
khi xem xét, đánh giá chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị phải coi
trọng chất lượng, hiệu quả của từng hoạt động, từng khâu, từng bước cụ thể. Tuy
nhiên, chất lượng, hiệu quả của từng hoạt động, các khâu, các bước đều bắt nguồn
từ chủ thể tiến hành, phụ thuộc quyết định vào phẩm chất, năng lực của chủ thể. Đó
là chi bộ, chi uỷ, đội ngũ đảng viên của chi bộ trong tổ chức thực hiện công tác bồi
dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị. Bởi vậy, phải gắn chặt trách nhiệm của chủ thể,
phải coi chất lượng, hiệu quả các hoạt động cụ thể của công tác bồi dưỡng, rèn
luyện đảng viên dự bị là một tiêu chí cơ bản, để đánh giá xem xét phẩm chất, năng

lực của chi bộ, chi uỷ và đội ngũ đảng viên. Biểu hiện tập trung nhất, chuẩn xác
nhất chất lượng công tác bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị được phản ánh ở sự


chuyển biến, phát triển chất lượng của đội ngũ đảng viên dự bị- đối tượng của công
tác bồi dưỡng, rèn luyện của chi bộ.
Trong thời gian qua, vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị của các chi
bộ đã được quan tâm đúng mức và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, công tác này
còn có những hạn chế, bất cập, cần phải được khắc phục. Để nâng cao chất lượng
quá trình bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị trong thời gian tới cần tập trung thực
hiện tốt các giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ đối với công tác bồi
dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị.
Bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị là hoạt động xây dựng, phát triển đội
ngũ đảng viên của tổ chức đảng, mà trực tiếp là chi bộ, nhằm hoàn thiện tư cách
đảng viên, chuyển đảng chính thức cho đảng viên dự bị đúng kỳ hạn, góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra thường xuyên của đảng ủy các cấp, của cơ quan chức năng, đặc biệt
của đảng ủy cơ sở đối với công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị
luôn giữ vai trò quan trọng. Cấp ủy đảng các cấp khi có nhận thức đúng về tầm
quan trọng của công tác này sẽ là điều kiện bảo đảm cho công tác bồi dưỡng, rèn
luyện, đảng viên dự bị thực sự được quan tâm đúng mức, chất lượng ngày càng
được nâng cao, tránh hiện tượng hình thức hoặc xem nhẹ công tác này.
Trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn và chỉ đạo của cấp ủy cấp
trên, nhận rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ theo tính chất đặc thù của từng loại
hình cơ sở, các chi bộ xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp. Kế hoạch bồi
dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị của chi bộ phải bảo đảm tính khoa học, liên tục
và phân công thực hiện cụ thể gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Để công tác bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị có hiệu quả, các tổ chức
đảng cần chú ý đến một vấn đề quan trọng hiện nay là hiểu và đánh giá đúng

đảng viên dự bị. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức đảng và đảng viên
chính thức được phân công bồi dưỡng, giúp đỡ đảng viên dự bị, là một “mắt
khâu” tưởng như đơn giản, nhưng nếu làm không tốt, việc đánh giá không công
tâm có thể sẽ nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng phức tạp trực tiếp tác động


tới sự phấn đấu của đảng viên dự bị. Bởi, nếu việc theo dõi, giúp đỡ, đánh giá
đúng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phấn đấu tích cực; ngược lại, nếu việc theo
dõi, giúp đỡ, đánh giá không chính xác sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực, làm
triệt tiêu tính tích cực trong quá trình phấn đấu của đảng viên dự bị.
Hai là, hoàn thiện nội dung, đổi mới hình thức, biện pháp bồi dưỡng, rèn
luyện đảng viên dự bị của các chi bộ.
Trước hết phải nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, trong
đó tập trung bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
năng lực tư duy, hoạt động thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân. Khắc phục triệt để tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm
sút ý chí, phai nhạt lý tưởng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống... Đảng ta xác định: việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống
là chế độ bắt buộc, là tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức đảng
và đảng viên. Nội dung bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị phải được tiến
hành đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, với việc chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước.
Bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị ở các chi bộ phải thông qua hoạt
động thực tiễn. Bởi vì, kết quả hoạt động thực tiễn vừa là mục đích, vừa là tiêu
chí đánh giá quá trình phấn đấu của từng đảng viên dự bị. Bồi dưỡng, rèn luyện
đảng viên dự bị phải gắn chặt với quá trình hoạt động, với nhiệm vụ của đơn vị
và chức trách, nhiệm vụ của từng đảng viên. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ
làm cơ sở xem xét, đánh giá và bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên. Do đó, bồi
dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị thông qua hoạt động thực tiễn là một biện pháp

cơ bản, thường xuyên trực tiếp góp phần giúp cho đảng viên dự bị thực sự có đủ
tiêu chuẩn trở thành đảng viên chính thức – cơ sở chính trị quan trọng để họ trở
thành người cán bộ của Đảng. Để đưa đảng viên dự bị vào hoạt động thực tiễn có
chất lượng, chi bộ, chi ủy phải có biện pháp gắn với việc phát động phong trào
thực hiện các nhiệm vụ, với yêu cầu, chỉ tiêu, biện pháp phấn đấu rèn luyện của


từng đảng viên trong mỗi nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, giúp đỡ kịp thời về mọi mặt để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chi ủy, chi bộ cần có biện pháp chỉ đạo, giáo dục, động viên, hướng dẫn
đảng viên dự bị nêu cao ý thức tự giác, lòng tự trọng, ý chí tự lực vươn lên để
khẳng định mình, tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực theo tiêu chuẩn đảng
viên. Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu và chủ trương, biện pháp lãnh đạo của chi bộ,
từng đảng viên dự bị phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân.
Kế hoạch của cá nhân phải sát với tình hình mạnh, yếu và chức năng, nhiệm vụ
của từng người để xây dựng mục tiêu, yêu cầu, có chỉ tiêu cụ thể, nội dung, biện
pháp, thời gian phù hợp, chặt chẽ, thiết thực. Chi ủy, tổ đảng và đảng viên chính
thức được phân công theo dõi cần tạo điều kiện và thường xuyên kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch, lấy đó làm cơ sở để xem xét, đánh giá, phân tích chất lượng
đảng viên dự bị một cách chính xác, chỉ ra những biện pháp cần thiết giúp họ
phấn đấu vươn lên khắc phục biểu hiện trung bình chủ nghĩa, thiếu tinh thần tích
cực tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân.
Ba là, thường xuyên phát huy vai trò trách nhiệm của tập thể chi ủy, đội ngũ
chi ủy viên và đảng viên chính thức trong bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị.
Sự gương mẫu của tập thể chi ủy, đội ngũ chi ủy viên và đảng viên chính
thức về mọi mặt (nhất là đảng viên được phân công trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ
đảng viên dự bị) chính là những tấm gương có giá trị thực tiễn “lôi cuốn” đảng
viên dự bị phấn đấu vươn lên. Điều đó đòi hỏi tập thể chi ủy, từng chi ủy viên và
đảng viên chính thức phải nỗ lực rất cao, thường xuyên sâu sát, đề cao trách nhiệm
trong vai trò “người hướng dẫn”, từ việc xác định chủ trương, biện pháp, kế hoạch

đến phân công trách nhiệm cụ thể trong tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra chu
đáo; đặt ra yêu cầu cao đối với mỗi đảng viên dự bị và kịp thời có biện pháp giải
quyết những vấn đề mới nảy sinh. Chi bộ, chi ủy cần chú trọng việc lựa chọn,
giao nhiệm vụ cho các đảng viên chính thức trực tiếp kèm cặp, giúp đỡ đảng viên
dự bị trong thực hiện nhiệm vụ phù hợp với khả năng, nhiệm vụ của từng người,
tạo điều kiện cho đảng viên dự bị tự tin ở bản thân, nỗ lực phấn đấu, phát huy ưu
điểm, khắc phục triệt để các điểm yếu còn tồn tại.


Thực tiễn cho thấy, những chi bộ nào có tập thể chi ủy, đội ngũ chi ủy viên
và đảng viên chính thức gương mẫu, quan tâm chăm lo và tận tụy với công tác
bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị thì ở đó mỗi đảng viên dự bị đều trưởng
thành nhanh chóng, chi bộ đoàn kết, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu được nâng
lên. Ngược lại, chi bộ nào thiếu quan tâm, đảng viên thiếu trách nhiệm để cho
đảng viên dự bị tự thân rèn luyện và tu dưỡng thì ở đó có tình trạng sự phấn đấu
của đảng viên dự bị dừng lại, kết quả công tác, học tập, rèn luyện giảm sút.
Bốn là, Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức quần chúng, đoàn
thể trong bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị của các chi bộ.
Quần chúng tham gia xây dựng Đảng là một nguyên tắc, thể hiện mối
quan hệ máu thịt giữa đảng viên, tổ chức đảng với quần chúng. Thể hiện sự kết
hợp giữa công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của tổ chức đảng với sự
kiểm tra, giám sát của quần chúng; làm cho công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện
đảng viên dự bị càng chặt chẽ, có hiệu quả.
Các đoàn thể quần chúng ở cơ sở cần được phát huy tối đa trong việc tham
gia công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên
dự bị nói riêng. Cần phát huy vai trò trách nhiệm, tính chủ động, tích cực thường
xuyên của các đoàn thể quần chúng, nhất là tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong quản lý, giáo dục, rèn luyện nguồn phát triển đảng và đảng
viên dự bị. Sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức đảng với các đoàn thể quần chúng,
đội ngũ đảng viên tham gia xây dựng Đảng, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự

bị sẽ tạo ra sức mạnh và kết quả tổng hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng
viên dự bị, góp phần xây dựng chi bộ, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
Phát động quần chúng giám sát, đóng góp ý kiến với tổ chức đảng là một
hình thức hữu hiệu trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác bồi dưỡng,
phát triển đảng nói riêng. Nếu có quy chế chặt chẽ và thực hiện một cách thường
xuyên việc lấy ý kiến của quần chúng về tổ chức đảng, đảng viên và đối tượng kết
nạp đảng thì bản thân tổ chức đảng, từng cá nhân đảng viên sẽ nâng cao ý thức trách
nhiệm, tu dưỡng, rèn luyện tốt hơn. Sự nhận định đánh giá của quần chúng về tổ
chức đảng, đảng viên, tuy chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác, nhưng chắc chắn sẽ nêu


được vấn đề, phát hiện những biểu hiện không bình thường của đảng viên, những
sơ hở trong công tác quản lý đảng viên cần được chấn chỉnh.
Nâng cao nhận thức của cả chủ thể và đối tượng; hoàn thiện nội dung, đổi
mới hình thức, biện pháp; phát huy tính tích cực, chủ động của đảng viên dự bị
và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng là những giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng của quá trình bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bịđáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Các giải pháp này quan hệ biện chứng tác động lẫn
nhau, đòi hỏi đều phải được thực hiện nghiêm túc, không xem nhẹ một giải pháp
nào. Khi tiến hành cần chú trọng phát huy vai trò của chủ thể và tính năng động
chủ quan, tích cực hóa quá trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của mỗi đảng viên dự
bị, tạo bước phát triển vững chắc về chất lượng phát triển đảng viên và chất
lượng đào tạo đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội.



×