Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Trịnh Hồng Hải - Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.05 KB, 35 trang )

VAI TRÒ CỦA CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngoài giọng điệu, cái nhìn, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của
truyện ngắn là chi tiết. Chi tiết càng cụ thể, chính xác, sắc sảo thì truyện
càng sinh động. Không có chi tiết, nghèo chi tiết, hoặc chi tiết không chính
xác, không cụ thể, không sắc sảo thì truyện sẽ lì ra, nhân vật và tình huống
sẽ nhạt nhẽo, không thuyết phục, thậm chí cốt truyện không thể phát triển
được.
1.1. Chọn lọc hay sáng tạo chi tiết “đắt”, “chuẩn”, có ý nghĩa quan
trọng trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật, triển khai cốt truyện, tạo
dựng tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật, thu hút độc giả, đồng thời
cách sử dụng chi tiết còn phản ánh năng lực sáng tạo của người viết. Vì
vậy, nghiên cứu “Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn” là việc làm thú vị và
cấp thiết.
1.2. Truyện ngắn có rất nhiều khía cạnh đã được khám phá, nhưng
riêng chi tiết thì ít khi được nhắc tới. Vì thế, đề tài sẽ góp phần vào kho lý
luận về Chi tiết truyện ngắn, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình sáng tác
của bản thân cũng như những người mới bước vào nghề sáng tác.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài.
2.1. Những vấn đề về lý thuyết truyện ngắn.
Trong giới hạn sưu tầm và bao quát tài liệu cá nhân, tôi cho rằng,
truyện ngắn và những vấn đề xung quanh thể loại này đã được rất nhiều
nhà nghiên cứu đề cập. Trong phạm vi của một tiểu luận, tôi tạm thời liệt kê
ra một số công trình tiêu biểu say đây:
Phương Lựu với Lý luận văn học (tập 2), Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh in năm 2001; Nhóm tác giả: Trần Đình Sử, Phương Lựu,
Nguyễn Xuân Nam với Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, 1987; nhiều
tác giả trong công trình Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký (2000), Nxb
Thanh niên; Bùi Việt Thắng với Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học,
1999; Nhiều tác giả trong: Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực
tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000; Nhóm tác giả: Phương


Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành
Thế Thái Bình với Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2003; Nguyên Ngọc
với Nghĩ dọc đường, Nxb Văn nghệ, 2006…
2.2. Những vấn đề về Thuật ngữ Văn học.
Các từ điển, thuật ngữ viết về khái niệm truyện ngắn, có Lại Nguyên
Ân với 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004;
Vương Trí Nhàn với Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
2001; Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi với Từ điển thuật ngữ
văn học, trong đó có mục truyện ngắn; Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi -
Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (chủ biên); Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb
Thế giới, 2003; Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội –
Việt Nam, 1992…
2.3. Một số truyện ngắn của bản thân được sử dụng làm dẫn
chứng trong quá trình nghiên cứu.
Các truyện ngắn: Lũ mùa cạn, Bước qua lời nguyền đã đăng trên
Tạp chí Văn nghệ Lai Châu 2010. Giọt nước mắt màu đỏ đã in trong tuyển
tập Truyện ngắn hay 2009, Nxb Hội nhà văn và tác phẩm mới được sáng
tác gần đây là Chuyện ở Lũng Là
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Thực hiện đề tài Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn, khoá luận đặt
ra mục tiêu chính là làm rõ vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Khoá luận có nhiệm vụ làm rõ 2 vấn đề sau đây:
2
4.1 - Xác định nội hàm khái niệm Chi tiết.
4.2 - Xác định vai trò, chức năng của Chi tiết trong truyện ngắn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng của đề tài là Chi tiết và Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.
- Khoá luận tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm Chi tiết và Vai trò
của chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn nộp tốt nghiệp của bản thân.

- Tự phân tích, đánh giá việc sử dụng chi tiết trong thực tế sáng tác
của bản thân.
6. Ý nghĩa và kết quả nghiên cứu của đề tài.
Đề tài khoá luận mong muốn tập trung vào nghiên cứu về Chi tiết và
Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn mang tính hệ thống và toàn diện từ
việc quan sát thực tiễn để tìm tòi phát hiện chi tiết đến việc sử dụng chi tiết
trong nghệ thuật truyện ngắn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
7. Phương pháp sử dụng để nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp Phân tích tổng hợp
- Phương pháp Cấu trúc hệ thống
- Khái quát và đúc kết kinh nghiệm
8. Kết cấu của khoá luận
Ngoài Lời cảm ơn; phần: Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham
khảo, Phụ lục; Nội dung của khoá luận chia làm 03 chương:
Chương 1: Truyện ngắn đặc trưng thể loại.
Chương 2: Chi tiết truyện ngắn.
Chương 3: Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.
3
A. MỞ ĐẦU
Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác
dụng to lớn và ảnh hưởng kịp thời đến đời sống và nhu cầu thẩm mĩ của
độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình
thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, truyện
ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết cô đúc, tiêu biểu.
Chi tiết được nhìn nhận như một đơn vị thành tố nhỏ nhất tham gia
cấu thành tác phẩm. Đối với tiểu thuyết, chi tiết có thể xuất hiện, gia nhập
vào cấu trúc hình tượng một cách dễ dàng, thuận lợi, vì tiểu thuyết là thể
loại tự sự dài hơi, dung lượng lớn. Riêng đối với truyện ngắn – thể loại tự

sự cỡ nhỏ, đòi hỏi phải có sự chọn lọc cao độ khi sử dụng chi tiết trong quá
trình tư duy hình tượng.
Thực tế đã chứng minh, chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, với
lối hành văn mang nhiều ẩn ý, kết hợp với giọng điệu, thủ pháp nghệ thuật
độc đáo, thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, hết mình cùng với tài
năng và sự thăng hoa của cảm xúc nhiều nhà văn đã đem đến cho tác
phẩm truyện ngắn những giá trị thẩm mĩ cao đẹp trong một chỉnh thể thẩm
mĩ trọn vẹn như: A. Sêkhop, Lỗ Tấn, Môpatxăng, Antônốp, A. Đôđê;
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng,
Nguyễn Huy Thiệp…
Không ít nhà văn tâm đắc với ý kiến cho rằng: "Chi tiết làm nên nhà
văn lớn". Lời bình đó quả không sai, vì nhiều khi ta bắt gặp những trang
viết ngồn ngộn chi tiết, những chi tiết rất thực, rất đời, thậm chí giản dị
nhưng qua sự tinh chế của nhà văn, những chi tiết đó cứ lung linh, hiển
4
hiện, rõ đến mức chúng ta có thể hình dung thấy, “ngửi thấy”, thậm chí có
cảm giác như bản thân ta đang nhập cuộc trong không gian tự sự của câu
truyện, hoà mình vào tác phẩm. Tuyệt nhiên, nhà văn không tự mình bình
luận, không giải thích, kể lể mà chỉ bằng cách duy nhất là khắc hoạ, miêu tả
chi tiết một cách tự nhiên, để cho chi tiết tự nó lung linh, hiển hiện khi tỏ khi
mờ trong tâm trí người đọc, để chi tiết nói với người đọc điều nhà văn
muốn nói.
Truyện ngắn luôn đứng trước những đòi hỏi khắt khe của đặc trưng
thể loại. Do vậy, truyện ngắn không cho phép tác giả viết lan man, dàn trải
những quan sát, suy ngẫm trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách,
xây dựng hình tượng, mà phải hết sức cô đọng, sinh động và tinh tế. Đọc
những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả truyện ngắn nổi
tiếng, ta thấy việc sử dụng (bao gồm chọn lọc, hư cấu) chi tiết trong tác
phẩm rất “đắt”, rất “chuẩn”. “Đắt”, “chuẩn” đến nỗi ta không thể thêm hoặc
bớt bất cứ một chi tiết nào, vì nếu thêm bớt sẽ phá hỏng chỉnh thể thẩm mỹ

của tác phẩm. A. Sêkhôp đã nói một cách hình ảnh: "Để có một truyện
ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên
boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện
ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như
thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào”.
Tư duy hình tượng là quá trình lao động nghệ thuật vất vả và thầm
lặng của nhà văn. Quá trình đó đòi hỏi nhà văn phải có thái độ làm việc
nghiêm túc và hết mình. Vì, tư duy hình tượng là công cụ sắc bén, là
phương thức chiếm lĩnh, tái tạo hiện thực chỉ có ở văn học, giúp nhà văn
phát hiện, tiếp cận và đề cập đến tất cả những vấn đề đã, đang và sẽ diễn
ra trong cuộc sống. Thực tiễn luôn biến động, nên quá trình tư duy hình
tượng nhất thiết phải bắt đầu ngay từ việc nhận thức thực tiễn; lựa chọn đề
tài, xây dựng chủ đề, sử dụng chi tiết, triển khai cốt truyện, tạo dựng tình
5
huống, xây dựng nhân vật, lựa chọn phương pháp, ngôn ngữ, phong cách
thể hiện… nhằm tái tạo hiện thực sinh động, muôn màu muôn vẻ, ẩn chứa
nhân tình thế thái trong một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn thông qua nghệ
thuật sử dụng ngôn từ.
Trong quá trình tư duy hình tượng, việc sử dụng chi tiết có vai trò vô
cùng quan trọng. Vì nhờ có chi tiết mà người đọc cảm nhận được chủ đề,
tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Cũng nhờ chi tiết mà cốt truyện được
triển khai và phát triển đầy đặn, nội dung tác phẩm dễ dàng được mở rộng
theo nhiều biên độ, chiều kích về không gian và thời gian, thông qua các
chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư tình cảm, hình
dáng, số phận nhân vật được khắc hoạ và bộc lộ đầy đủ. Bên cạnh đó, chi
tiết còn là một trong những yếu tố chính tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của
tác phẩm. Ngoài ra, cách sử dụng chi tiết trong tác phẩm còn thể hiện tài
năng, tư chất sáng tạo và kiến văn của người viết.
Ngược lại, nếu thiếu đi những chi tiết cô đúc, tiêu biểu thì truyện ngắn
sẽ trở nên hời hợt, nhạt nhẽo, thậm chí tư tưởng chủ đề không rõ ràng,

nhân vật mờ nhạt. Nhưng nếu ôm đồm, dàn trải quá nhiều chi tiết sẽ dẫn
đến sự rườm rà, rối rắm, giảm giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
Để phát huy được hết giá trị của chi tiết, góp phần sáng tạo ra tác
phẩm trọn vẹn về nội dung và hình thức, khoá luận tiến hành tìm hiểu vai
trò của chi tiết trong truyện ngắn.
6
B. NỘI DUNG
Chương 1: TRUYỆN NGẮN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Để có cái nhìn đầy đủ về vai trò của chi tiết trong truyện ngắn, khoá
luận xin được giới thiệu sơ lược đặc trưng của thể tài truyện ngắn, trên cơ
sở một số công trình nghiên cứu đã được công bố.
1.1. Khái niệm truyện ngắn.
Sáng tạo và nhận diện truyện ngắn luôn thu hút những người sáng
tác và cả người làm công tác nghiên cứu phê bình văn học. Từ W.Gớt,
Sêkhôp, Lỗ Tấn, Môbatxăng đến Antônốp, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn
Kiên, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài… Khoá luận xin dẫn lại một số nhận
định về truyện ngắn như sau:
Pautốpxky cho rằng: truyện ngắn phải ngắn gọn, là cái bình thường
diễn ra như cái không bình thường. Cái không bình thường diễn ra như cái
bình thường…
Nguyễn Kiên lại có quan niệm: truyện ngắn là một trường hợp, trường
hợp đó là một quan hệ (tình huống) những khoảnh khắc trong quan hệ giữa
con người và đời sống.
Nguyễn Công Hoan: truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn
đề được xây dựng bằng chi tiết.
Để có quan điểm thống nhất về truyện ngắn, khoá luận đã tiến hành
khảo sát các khái niệm về truyện ngắn từ các tài liệu: Từ điển thuật ngữ
văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học, và nhận thấy, tất cả
các giải thích đều coi truyện ngắn là “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”,
7

“thường được viết bằng văn xuôi”, nội dung đề cập đến hầu hết các
phương diện của đời sống con người và xã hội, với dung lượng ngắn gọn
và thích hợp với người đọc khi “đọc nó liền một mạch không nghỉ ”.
Như vậy ta có thể hiểu: Truyện ngắn là thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ,
có nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống con người và
xã hội, được viết ngắn gọn để đọc liền một mạch.
1.2. Đặc trưng truyện ngắn.
Truyện ngắn hiện đại có các đặc trưng cơ bản sau đây:
1.2.1. Hình thức tự sự cỡ nhỏ.
Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thường chỉ thể
hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay tâm trạng nhân vật trong thời
khắc đặc biệt. Nếu truyện ngắn có dung lượng tương đối lớn, có giá trị
nghệ thuật cao, có sức nặng khái quát hiện thực, người ta còn gọi đó là
một đoản thiên tiểu thuyết. Trong trường hợp này, tiểu thuyết được đưa ra
như một thước đo, đánh giá các tác phẩm tự sự. Ông già và Biển cả của
Hêminwe, Chí Phèo của Nam Cao thuộc vào số những tác phẩm được
đánh giá theo kiểu đó. Mượn thể loại này để đánh giá thể loại kia, ngẫm lại,
cũng chỉ là một cách nói độc đáo. Truyện ngắn tự nó đã thừa sức tự khẳng
định ưu thế và vị trí thể loại của mình trong văn xuôi nghệ thuật rồi. Vì
truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật trước đời sống hiện thực một
cách thần tốc, nhanh gọn, theo chiều sâu.
Dưới hình thức là thể tài tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, nội dung cô
đúc, sự kiện, nhân vật điển hình, phạm vi phản ánh hẹp, nên chi tiết trong
truyện ngắn phải góp phần quan trọng vào việc làm cho câu chuyện đạt
được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, có tác động mạnh mẽ đối với
độc giả và mang giá trị thẩm mỹ cao.
1.2.2. Phải có tình huống
8
Trong tác phẩm truyện ngắn, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một
mâu thuẫn. Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp

dẫn, cuốn hút. Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột.
Tình huống trong truyện ngắn giúp cho những gì còn nằm trong hình thức
chưa phát triển được có cơ hội thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực.
Vì thế, truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện. Chỉ trong các tình
huống cụ thể, các nhân vật mới bộc lộ rõ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi
tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
1.2.3. Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình.
Trong truyện ngắn, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng. Nhân vật
là linh hồn của tác phẩm. Đồng thời nhân vật cũng là phát ngôn viên cho tư
tưởng người viết, là hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
của tác giả
Truyện ngắn sử dụng nhân vật theo nguyên tắc điển hình hóa, được
tác giả khắc họa đầy đủ, đa chiều. Nhân vật trong truyện ngắn có thể có
tính cách rõ nét, điển hình cho một lớp người, một nhóm xã hội nào đó.
Trong nhiều nhân vật tiêu biểu, ở những truyện ngắn thành công, người
đọc còn thấy rõ dấu ấn dân tộc, thời đại của nó.
Tuy nhiên, nhân vật truyện ngắn cần được hiểu theo nghĩa rộng, có
khi là người, có khi là vật. Cho dù là tồn tại ở dạng nào thì tất cả các nhân
vật đều hướng tới con người và những gì xung quanh con người.
1.2.4. Vai trò quan trọng của chi tiết.
Truyện ngắn có thể có cốt truyện hoặc không có cốt truyện nhưng
nhất thiết không thể không có chi tiết. Chính nhờ vai trò quan trọng của chi
tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư, số
phận của nhân vật được bộc lộ đầy đủ. Cũng chính nhờ vai trò dẫn dắt câu
chuyện của chi tiết mà truyện ngắn trở nên hấp dẫn độc giả. Đồng thời chi
tiết cũng giúp người đọc hiểu được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật tác phẩm.
9
Trong tác phẩm truyện ngắn, một chi tiết tiêu biểu, đắt giá ngoài việc
bảo đảm tính chân thực, chi tiết đó còn phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng,
hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn trước thực tiễn. Bên

cạnh đó, việc sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn thể hiện được năng
lực tưởng tượng, khả năng hư cấu của nhà văn đối với cuộc sống và con
người.
10
Chương 2: CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN
2.1. Khái niệm chi tiết.
Khái niệm chi tiết được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều
nhất là: Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm tự sự, mang sức chứa lớn về cảm
xúc và tư tưởng.
Truyện ngắn có thể được thể hiện ở nhiều dạng, có cốt truyện, hoặc
không có cốt truyện; cũng có thể được viết theo truyện ngắn hiện thực,
hiện thực lãng mạn, kỳ ảo. Song dù tồn tại ở dạng nào đi nữa thì truyện
ngắn luôn đòi hỏi phải có chi tiết. Thậm chí, đó phải là những chi tiết cô
đúc, tiêu biểu. Chi tiết trong truyện ngắn được hiểu là chi tiết nghệ thuật, có
chức năng nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ, khác hoàn toàn với chi tiết có
tính thông tin, thống kê, đơn nghĩa của báo chí.
Chi tiết là yêu cầu tất yếu của sáng tác văn học, đặc biệt là truyện
ngắn, một thể tài luôn đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về đặc
trưng thể loại.
2.2. Phân loại chi tiết.
Chi tiết trong truyện ngắn có 2 loại cơ bản sau: Đó là: Chi tiết trung
tâm và Chi tiết phụ trợ.
2.2.1. Chi tiết trung tâm.
Là loại chi tiết đóng vai trò trung tâm tâm thẩm mỹ của tác phẩm, là
nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật.
2.2.2. Chi tiết phụ trợ.
Chi tiết phụ trợ là chi tiết tham gia vào quá trình triển khai cốt truyện,
có chức năng đẩy câu chuyện vận động và phát triển.
11
Ta cũng nên phân biệt rõ đặc điểm của chi tiết trong ba loại hình

truyện ngắn là truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng mạn và truyện ngắn
kỳ ảo.
Chi tiết trong truyện ngắn hiện thực thường được tác giả chọn lọc từ
hiện thực đời sống, nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực như nó vốn
có. Do vậy chi tiết trong truyện ngắn hiện thực giàu tính xác thực và ít tính
hư cấu.
Chi tiết trong truyện ngắn lãng mạn chủ nghĩa là loại chi tiết giàu chất
hư cấu, phóng đại, tượng trưng, khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, tò mò
của độc giả.
Chi tiết trong truyện ngắn kỳ ảo là loại chi tiết có tính chất hư cấu cao
độ, khác lạ, mang yếu tố hoang đường, kỳ bí, khó tin, được sử dụng theo ý
đồ nhất định của tác giả.
Các chi tiết đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại trong một
chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn và mang giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật.
2.3. Các cấp độ chi tiết:
Chi tiết trong truyện ngắn được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.
Ta có thể bắt gặp chi tiết được thể hiện qua một lời nói, cử chỉ, hành động
của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét khắc hoạ
chân dung
Chi tiết với tư cách là một hình ảnh:
Ví dụ: Chi tiết về giọt nước mắt của cô gái mù đọng trên cánh hồng
nhung trong tác phẩm “Giọt nước mắt màu đỏ”. (Ở đây chi tiết xuất hiện
với tư cách là một hình ảnh: hình ảnh “giọt nước mắt” ).
Chi tiết với tư cách là một hành vi:
Ví dụ: Chi tiết người lái đò khua mái chèo đẩy con đò ra xa trong tác
phẩm “Lũ mùa cạn”. (Ở đây chi tiết xuất hiện với tư cách là một hành vi:
12
hành vi của người lái đò: “Người lái đò vung tay, mái chèo khua mạnh như
chém từng nhịp xuống mặt nước lăn tăn" ).
Chi tiết với tư cách một tình tiết trong tác phẩm.

Trong trường hợp này chi tiết đã có sự liên kết các hành vi, hình ảnh
thành một sự kiện, chuỗi sự kiện có tính logic, nằm trong mối quan hệ nhân
- quả… để tạo ra tình tiết truyện. Tuy nhiên tình tiết dễ gây thắc mắc cho
người đọc, nên tình tiết cần có sự giải thích sớm.
Ví dụ: Chuyện mụ Hoa cứ khăng khăng nói là tối hôm trước gặp cô
Lan ngoài doi cát giữa sông khiến chị lái đò (người kể chuyện thất vọng)
cho là mụ Hoa dẫu vẻ bề ngoài như đã khỏi bệnh điên nhưng thực tình thì
mụ Hoa này “điên thật” thể hiện qua: “Lạ lắm. Để cháu kể bác nghe! Nói ra
thì chẳng ai tin, cứ như có ma thật ấy! Sáng nay gặp mụ Hoa, người ngợm
sạch sẽ, tóc vấn gọn gàng, không múa may la hét mọi người nghĩ mụ ấy
đã hết điên. Ai cũng mừng cho ông Thành. Nhưng khi mụ khăng khăng nói
là tối hôm trước gặp cô Lan ngoài doi cát giữa sông, thì chẳng ai tin là mụ
ấy khỏi bệnh. ùi chắc… mụ này điên thật! Người lái đò hăm hở nói rồi
ngước mắt nhìn ra phía doi cát chép miệng, thở dài”.(Trích: Lũ mùa cạn)
Trong truyện cổ dân gian, tình tiết hay lặp lại trong các nền văn học
dân tộc tuân theo quy luật: báo ân báo oán; gieo nhân nào, gặp quả ấy; ở
hiền gặp lành các tình tiết ấy gọi là các môtip chức năng: người đẹp mất
giày, thử giày, lấy được người chồng tốt, có cuộc sống hạnh phúc như: Lọ
lem, Tấm Cám; Con chim ăn quả của người nghèo trả nghĩa bằng vàng,
bằng đứa con cho vợ chồng vô sinh v.v.
Ngoài ra ta còn gặp loại chi tiết hư ảo kỳ dị, hoang đường trong tác
phẩm truyện ngắn kỳ ảo. Mục đích của loại chi tiết này là làm cho tác phẩm
thêm sinh động nhằm thu hút trí tò mò của độc giả. Đồng thời tác giả muốn
lấy cái hư để nói đến cái thực, mượn những chi tiết kỳ ảo, huyền bí, khó
tin để phản ánh những khía cạnh của xã hội, con người thông qua thế
13
giới do mình nghĩ ra hoặc thể hiện ước mơ, tham vọng của con người.
Những chi tiết về cơn giông tố kỳ lạ vào giữa mùa đông trong “Bước qua
lời nguyền”; Chi tiết về sự liên hệ kiếp trước của cô Lan với người con gái
xấu số của bà ba và người lính hầu trong “Lũ mùa cạn”; Chi tiết về phép

luyện “Huệ nhãn” trong “Giọt nước mắt màu đỏ” … là những chi tiết
thuộc dạng hư ảo, hoang đường, khó tin
2.4. Các dạng thức của chi tiết.
Trong truyện ngắn chi tiết thường thể hiện những nội dung cụ thể, rõ
ràng như: chi tiết về một bài học, chi tiết về nỗi tủi hổ, chi tiết khắc hoạ
nhân cách, tính cách, chi tiết về sự phản bội, chi tiết về lòng chung thuỷ, chi
tiết nói về sự hèn nhát, chi tiết về lòng dũng cảm, chi tiết về sự nhu nhược,
chi tiết về nỗi nhớ, chi tiết về sự đau khổ, mất mát…
Ví dụ: Chi tiết về bản chất thật thà của những người nông dân miền
núi trong “Chuyện ở Lũng Là”: “Quả thật, nhờ có rượu mà mọi người dễ
dàng tâm sự với nhau hơn. Rượu, uống cháy họng. Rượu, ngà ngà say.
Rượu, làm giọng nói của ai cũng trở nên khác thường. Nhưng rất thật.
Thật, như củ khoai, củ sắn đang vùi lẫn đá sỏi trên nương, trên rẫy và bộn
bề những công việc ngồn ngộn đang chờ đợi họ ngoài kia”
Ngoài ra còn có dạng chi tiết liên hoàn. Chi tiết sử dụng ở dạng này
đòi hỏi phải hay, độc đáo, dàn liên tục để làm rõ cá tính nhân vật, đặc điểm
nổi bật của sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, chi tiết còn được sử dụng
dưới hình thức sắp đặt song song, tương phản theo ý đồ nghệ thuật của
người viết. Ở dạng này, người viết có thể sử dụng 2 chi tiết, 2 hệ thống chi
tiết đối lập nhau để nói về sự thay đổi của con người, của cảnh vật cũ và
mới, trong khoảng không gian, thời gian giữa quá khứ và hiện tại để làm rõ
sự thay đổi theo thời gian của nhân vật, sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Chi tiết nói về sự thay đổi nhan sắc của cô giáo miền xuôi lên
vùng cao công tác, đối mặt với cuộc sống khó khăn thiếu thốn nơi rừng
14
thiêng nước độc “…ngày chị mới lên bản Nhem, da dẻ cũng căng mịn,
mơn mởn, tóc dài chấm ngang lưng, hai gò má tuy hơi nhô cao nhưng lúc
nào cũng ưng ửng hồng, nhất là đôi mắt buồn sâu hun hút chất chứa bao
tâm sự. Uống nước nhiễm quặng, tắm sương, gội nắng mãi, mái tóc chị trở
nên xơ xác, da dẻ xám ngoét như người sốt rét kinh niên và đôi mắt sâu

hút ngày nào như nông hơn ” (Trích: Chuyện ở Lũng Là)
2.5. Chức năng của chi tiết.
Chi tiết trong truyện ngắn là chi tiết nghệ thuật, giàu tính thẩm mỹ, do
vậy chi tiết có chức năng thẩm mỹ, khác với chi tiết có tính thông tin, thống
kê, đơn nghĩa của báo chí. Chi tiết là đòi hỏi tất yếu của sáng tác văn học,
vì văn học khác hoàn toàn với các ngành khoa học. Văn học phản ánh
cuộc sống một cách sinh động, cụ thể, là sự tái hiện cuộc sống “bằng
những hình thức của chính bản thân cuộc sống” (N.Tsechnưxépki). Do
vậy chi tiết là yếu tố có chức năng phương tiện tạo nên tính sinh động, cụ
thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ. Chức năng của chi tiết tương
đương với chức năng của hình ảnh trong thơ, của đường nét trong hội
họa…
Trong tác phẩm, chi tiết được nhìn nhận như đơn vị, thành tố nhỏ
nhất tham gia cấu thành tác phẩm. Đối với tiểu thuyết, chi tiết có thể xuất
hiện, gia nhập vào cấu trúc hình tượng dễ dàng, thuận lợi hơn, vì tiểu
thuyết là thể tài tự sự dài hơi, có dung lượng lớn. Riêng đối với truyện ngắn
– thể tài tự sự cỡ nhỏ, cơ động, đòi hỏi phải sự chọn lọc rất cao khi sử
dụng chi tiết.
15
Chương 3 VAI TRÒ CỦA CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN
Do những yêu cầu khắt khe của đặc trưng thể loại, truyện ngắn đòi
hỏi phải có dung lượng ngắn gọn, nội dung cô đọng, nhân vật điển hình,
tính hình tượng cao… nên truyện ngắn không cho phép lan man, dàn trải
những quan sát, suy ngẫm của tác giả trong miêu tả tình huống, khắc hoạ
tính cách, mà phải hết sức cô đọng, tinh tế, sâu sắc. Chính vì thế, ngoài
những thành tố khác tham gia cấu thành nên tác phẩm khác, truyện ngắn
nhất thiết phải chứa đựng nhiều chi tiết cô đúc, tiêu biểu, có giá trị lớn về
cảm xúc và tư tưởng.
Chi tiết truyện ngắn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống, thấm đẫm
nhân tình thế thái. Nhờ chi tiết mà tình tiết truyện được mô tả tỉ mỉ, sống

động, giàu hình ảnh; hình tượng nhân vật được khắc hoạ rõ nét về hình
dáng, tính cách, số phận cùng các mối quan hệ của nhân vật; không gian,
thời gian, tình huống, xung đột được thể hiện sinh động, phong phú, đa
chiều, đa dạng nhưng cũng rất gần gũi và tinh tế… Chính vì thế, trong
truyện ngắn, chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư
tưởng tác phẩm, triển khai cốt truyện, xây dựng tình huống, khắc hoạ hình
tượng nhân vật, hấp dẫn độc giả, đồng thời cách sử dụng chi tiết trong
truyện ngắn còn phản ánh năng lực sáng tạo nghệ thuật của người viết.
Nói về vai trò quan trọng của chi tiết nhà văn Nguyên Ngọc nhấn
mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây
cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể
được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”.
Chi tiết trong truyện ngắn không tách rời nhau mà giữa chúng có mối
liên hệ hữu cơ, tác động qua lại, cái này thúc đẩy, nâng đỡ cái kia phát
16
triển. Cũng là một chi tiết, nhưng có thể cùng một lúc tham gia nhiều vai trò
khác nhau trong tác phẩm. Cho nên, việc phân định rạch ròi vai trò cụ thể
của chi tiết trong truyện ngắn là hết sức khó khăn.
Trong khuôn khổ khoá luận, tôi xin được lấy những dẫn chứng cho
lập luận của mình từ những tác phẩm truyện ngắn của bản thân, những tác
phẩm tuy chưa phải là mẫu mực, nhưng là những minh chứng cụ thể nhất
của bản thân trong việc sử dụng (chọn lựa, hư cấu) chi tiết trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật.
3.1. Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng tác
phẩm.
Văn học là một hình thức đặc biệt của nhận thức cuộc sống. Không ít
tác phẩm văn học có độ sâu khái quát của tư duy triết học. Và có thể nói,
tác phẩm văn học thực thụ bao giờ cũng mang một tư tưởng nhất định, một
triết lý nào đó. Trong truyện ngắn dồn nén rất nhiều chi tiết cô đúc, trong đó
có chi tiết tiêu biểu đóng vai trò là trung tâm truyền tải chủ đề tư tưởng

nghệ thuật của tác phẩm. Trong trường hợp này, ta có thể xem chi tiết như
chất liệu truyền tải thông điệp thầm kín mà tác giả gửi đến người đọc thông
qua tác phẩm.
Trong quá trình tư duy hình tượng, người viết không tự hô hào, không
tự giải thích, không đưa ra bình luận mà cứ để chi tiết với giá trị thẩm mĩ
sẵn có thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó, vấn đề cốt lõi
của truyện ngắn không phải là tác giả viết gì trong tác phẩm mà quan trọng
là người đọc sẽ cảm nhận được điều gì sau khi đọc xong tác phẩm. Như
vậy, có thể xem chi tiết như một chất liệu để truyền tải nội dung, tư tưởng
và chủ đề của tác phẩm.
Truyện ngắn “Lũ mùa cạn” (NV) viết về đề tài người phụ nữ, nói về
lòng vị tha, bao dung của nhân vật tên Lan. Truyện được viết theo thể loại
truyện ngắn hiện thực lãng mạn nhưng ít nhiều mang yếu tố kỳ ảo, hư
17
thực. Hệ thống chi tiết trong tác phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống, nhưng
cũng có nhiều chi tiết được hư cấu, đậm yếu tố hoang đường, mục đích
làm cho cốt truyện đầy đặn; nội dung được trọn vẹn, đồng thời sáng tạo cái
mới để thu hút người đọc, tạo thuận lợi cho tác giả trong việc phản ảnh
hiện thực, nói lên nhân tình thế thái.
Chi tiết trong “Lũ mùa cạn” được bố trí song hành đối lập: trung tâm
– phụ trợ; hiện thực – kỳ ảo; quá khứ – hiện tại – tương lai… không tuân
theo một trật tự tuyến tính thời gian và không gian nhất định.
Tác phẩm bắt đầu bằng sự xuất hiện của hai mẹ con người thiếu phụ
đi trên chuyến đò làng Vạn. Qua câu chuyện của người lái đò với hai mẹ
con người khách đi đò, người đọc biết được những gì đã xảy ra đối với gia
đình ông giáo Lạng, cũng như những bàn tán xôn xao của người dân làng
Vạn kể từ ngày cô Lan (con gái ông giáo Lạng) gieo mình xuống sông tự
vẫn.
Trong tác phẩm có những chi tiết hoài nghi về mối quan hệ của cô
Lan với người ngư phủ có tài đánh đàn bầu tên Thành. Cô Lan yêu tiếng

đàn bầu, rồi nảy sinh tình cảm với người đánh đàn. Đây là nguyên nhân
dẫn đến sự ghen tuông của vợ ông Thành, là động lực dẫn đến vụ đánh
ghen giữa chợ Vạn, đẩy cô Lan phải gieo mình xuống sông tự vẫn. Cái chết
tức tưởi của cô Lan mang theo những uất ức, nhục nhã, ê chề và để lại biết
bao những phán đoán, nghi kị của người dân làng Vạn. Những chi tiết đó là
cái cớ, là lí do để thúc đẩy chi tiết nói về lòng vị tha, sự cảm thông, chia sẻ,
đức tính cao thượng, hiền từ, nhân hậu của người phụ nữ được nâng lên.
Sau biết bao những biến cố, cái cuối cùng đọng lại là tình người. Tính nhân
văn được thể hiện qua: “Hai người đàn bà ôm nhau khóc, những giọt nước
mắt bùi ngùi, nóng hổi rơi xuống hai bờ vai khô gày của họ” (Trích Lũ mùa
cạn). Chi tiết “những giọt nước mắt” đã xua tan lòng thù hận, giúp con
người sống nhân ái hơn. Đây chính là chi tiết tiêu biểu, giải đáp tất cả
18
những thắc mắc, nghi hoặc, sự thù hận, cũng như sự ăn năn sám hối từ
bấy lâu nay, chính vì thế, nó chứa đựng giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Là truyện viết về đề tài miền núi, “Bước qua lời nguyền” kể về mối
tình “vong niên” giữa một người đàn bà gần 80 tuổi với một người đàn ông
ngoài 30 tuổi. Tác phẩm thể hiện khát vọng yêu đương mãnh liệt của 2 con
người trước những rào cản của ranh giới tuổi tác, dư luận, trói buộc thần
quyền Nhưng không vì thế “Bước qua lời nguyền” sa đà vào chuyện
tình yêu nam – nữ đơn thuần, mà tập trung vào việc miêu tả sự đồng điệu
giữa hai tâm hồn “vong niên” (gái) già (Mẩy)– (trai) trẻ (Sinh). Họ yêu nhau,
muốn quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, lo lắng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống
thường ngày. Xuyên suốt trong tác phẩm là những chi tiết về quá trình diễn
biến tâm trạng của nhân vật Sinh và Mẩy. Thông qua hệ thống chi tiết,
khung cảnh của vùng rừng núi: những nét văn hoá của đồng bào vùng cao:
phiên chợ vùng cao, con đường dẫn về bản được hiện ra. Bên cạnh đó tác
phẩm còn có những chi tiết hoang đường kỳ ảo: Chi tiết về lời nguyền cấm
kỵ đàn bà con gái không được leo lên thang gác, chi tiết về cơn giông tố lạ
kỳ giữa mùa đông giá rét… tất cả đều tập trung làm nổi bật mối tình có một

không hai, mối tình “vong niên” của Sinh và Mẩy, thể hiện qua: “…Vào
những ngày lễ tết hay nhà có khách quý, gian bếp lò lúc nào cũng đỏ lửa,
bà không biết rằng từ ngoài chợ người đàn ông đã ngồi đợi bà trên phiến
đá trong phiên chợ cuối năm đang chậm rãi trở về. Có lẽ năm nay bếp lửa
trong gia đình bà đốt cháy cho cả hai điều đó. Bà ngước mắt nhìn lên đỉnh
núi Rồng, những tia nắng ấm áp như xua đi màn sương mong manh. Và,
mùa đông năm nay không có mưa giông, đó cũng là điềm lành đến với
cuộc đời bà và Sinh.” (Trích: Bước qua lời nguyền)
Truyện ngắn “Giọt nước mắt màu đỏ” viết về đề tài tình yêu. Tác
phẩm là thước phim đặc tả cảnh người hoạ sĩ bị liệt vẽ chân dung cô gái
mù bên cửa sổ vào mỗi buổi sớm. Sau khi luyện tập thành công phép “huệ
19
nhãn”, cô gái nhìn thấy ánh sáng bằng con mắt tâm linh, cũng là lúc người
hoạ sĩ hoàn thành bức tranh. Nhưng cũng lúc đó anh chợt nhận ra bản thân
mình và trốn chạy thực tại, cũng là lúc cô gái thấy được ý nghĩa của mỗi
bông hồng nhung cô vẫn nhận được trên bục cửa vào mỗi buổi sớm. Cô
bật khóc, khóc vì đã nhìn được ánh sáng; khóc vì cảm động trước hành
động chân tình của chàng hoạ sĩ, đó cũng là lần đầu tiên trong đời cô được
nhìn thấy những giọt nước mắt của mình vương trên cánh hồng nhung trên
bức tranh, cô nhận ra giọt nước mắt của mình có màu đỏ - màu của những
cánh hồng nhung cô vẫn nhận được vào mỗi buổi sớm mai.
Ý nghĩa sâu xa mà tác phẩm nói đến là ý thức lao động nghệ thuật
hết mình của người nghệ sĩ, thái độ trân trọng của người thưởng thức nghệ
thuật. Chi tiết nói về sự trốn chạy thực tại của người hoạ sĩ. “…Sực tỉnh
sau một phút ngỡ ngàng, như vừa trải qua một giấc mơ. Anh vùng dậy. Đôi
tay hàng ngày vẫn miệt mài háo hức với những nét cọ trên giá, đôi cánh tay
mà vừa mới đây thôi anh vẫn cố vươn lên đặt bức tranh lên bục cửa. Bây
giờ, chính đôi tay ấy lại gồng lên hấp tấp guồng những vòng quay thật
nhanh, mạnh. Chiếc xe lao đi. Vẳng lại từ phía đằng xa những tiếng ken
két sau màn sương dày đặc…” (Trích: Giọt nước mắt màu đỏ)

Chi tiết thể hiện sự cảm phục trước cái đẹp khiến cô gái đuổi theo
người hoạ sĩ khi anh trốn chạy thực tại nghiệt ngã mà mình đang đối diện.
“…Cô gái lao ra khỏi phòng. Cô vùng chạy ra ngõ. Trên tay cô là bức
tranh mà chàng hoạ sĩ vừa bỏ lại. Dáng cô chìm trong làn sương phảng
phất trong ánh nắng vàng ươm. Bóng chàng hoạ sĩ vặn vẹo lắc lư trên
chiếc xe lăn lẫn vào cùng sương sớm. Trên nền đất thấm đẫm sương còn
hằn rõ ba vệt bánh xe xiêu vẹo. Cô nhìn bức tranh và phát hiện ra rằng
những giọt nước mắt nóng hổi của cô còn vương lại trên những cánh hồng
nhung có màu đỏ thắm. Những giọt nước mắt đỏ thắm trở nên long lanh
trong nắng mai ” (Trích: Giọt nước mắt màu đỏ)
20
Lớp học nơi vùng cao heo hút, quanh năm chỉ có sương mù; đời
sống kinh tế khó khăn, đời sống tinh thần nghèo nàn… ngày đêm các cô
giáo trẻ vẫn miệt mài bám trường, bám lớp gieo chữ cho các em học sinh.
Cuộc sống tẻ nhạt khiến các cô giáo càng thấy cô đơn, khát khao, thèm
muốn một vòng tay ấm áp của người đàn ông, để được sống trong cảm
giác yêu đương. “Chuyện ở Lũng Là” là truyện ngắn có nội dung như thế.
Truyện viết về đề tài người giáo viên vùng cao. Câu chuyện xoay quanh
cuộc sống của Thương và người đồng nghiệp nữ (người mà Thương gọi là
“chị”) tại điểm trường bản Nhem. Với lòng yêu nghề, Thương cùng người
đồng nghiệp âm thầm làm công việc cao cả của mình nơi vùng rừng thiêng
nước độc. Cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng được sự yêu mến và sự giúp
đỡ của bà con dân bản, bằng nghị lực và tâm huyết của người giáo viên,
Thương và đồng nghiệp đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, gieo cái chữ,
đem ánh sáng tri thức đến cho con em các dân tộc nơi đây. Song, có một
khoảng trống không ai có thể bù đắp được đó là tình yêu. Tình yêu với
những cung bậc yêu thương, giận hờn, trách móc… và hơi ấm của người
đàn ông trong những lúc tâm hồn lạnh giá, trống vắng… Nhân vật “chị” –
người có thâm niên hơn chục năm làm giáo viên “cắm bản” bị người yêu bỏ
rơi, thiếu thốn tình cảm đã dành sự quan tâm, lo lắng và chăm sóc Thương.

Khi có công trình giao thông mở đường lên Lũng Là, chị gặp Quang - một
người đàn ông bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Sự xuất hiện của Quang
đã đánh thức trái tim khát khao yêu đương của người quá lứa, lỡ thì như
chị, nhắc chị biết làm đẹp, biết làm duyên, khơi gợi lại một thời trẻ trung
tưởng đã mất đi theo năm tháng chị miệt mài gieo chữ trên vùng đất khô
cằn ấy.
“Chị khóc. Tiếng khóc khẽ khàng giấu trong lồng ngực teo tóp, chỉ có
những giọt nước mắt ứa ra, đọng lại trên chiếc gối nhàu nhĩ. Thương nhìn
chị qua ánh đèn lù mù, trong lòng trào dâng một niềm xúc động dạt dào.
21
Nghĩ mà thương chị! Thường ngày chị vẫn xốc vác, mạnh mẽ như đàn ông,
dũng cảm chống chọi lại nỗi cô đơn bằng một câu ráo hoảnh “Chị quen rồi”.
Thế mà…! Thương lay vai chị. Chị quay lại, im lặng nhìn Thương, cái nhìn
ngập ngụa nước mắt, nước mũi trên khuôn mặt đen đúa khô gầy.
- Ôm chị đi - Thương bất giác làm theo lời nói như đang cầu khẩn của
chị, người chị nóng ran…” (Trích: Chuyện ở Lũng Là). Đó là hàng loạt các
chi tiết thể hiện sự thèm khát âu yếm, vuốt ve, cảm giác yêu đương của
người con gái khi đối mặt với sự cô đơn, trống trải đến khắc nghiệt trong
cuộc sống.
Tiếp sau đó là chi tiết nói về sự cảm thông chia sẻ, quan tâm đến
nhau: “… Cứ thế hai chị em ôm nhau khóc. Đêm ấy, trong tiết trời giá lạnh,
tiếng khóc sụt sùi của hai người con gái như động viên nhau, rưng rức mãi
đến tận khuya…” (Trích: Chuyện ở Lũng Là).
3.2. Vai trò của chi tiết trong kết cấu tác phẩm
Trong truyện ngắn, nhờ có chi tiết mà người đọc hình dung ra được
không gian, hoàn cảnh, số phận nhân vật. Chi tiết trong truyện ngắn là một
thành tố giúp tác giả “kiến tạo” nên tác phẩm, triển khai cốt truyện theo
nhiều chiều kích về không gian và thời gian, với những điểm nút, các xung
đột, các mâu thuẫn và những chi tiết giúp mở nút, giải quyết mâu thuẫn,
giải quyết xung đột Việc sử dụng chi tiết phù hợp với hoàn cảnh không

gian và thời gian, có vai trò quan trọng trong kết cấu tác phẩm, triển khai
cốt truyện, tạo cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể trọn vẹn cả về nội
dung và hình thức đồng thời chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị
thẩm mĩ to lớn.
Với những tác phẩm có cốt truyện rõ ràng ta có thể ví cốt truyện như
một bộ khung, chi tiết là chất liệu để nhà văn đắp nên bộ khung đó. Tác
phẩm có đầy đặn về nội dung, trọn vẹn về hình thức hay không, hoàn toàn
phụ thuộc vào việc người viết sử dụng chi tiết nhiều hay ít, độc đáo hay
22
bình thường. Bằng tài năng thiên bẩm cùng sự thăng hoa về cảm xúc,
người viết tạo nên một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn từ những chi tiết cô đúc
kết hợp với thủ pháp, ngôn ngữ, giọng điệu… Khi nói về truyện ngắn, nhà
văn Nguyễn Công Hoan đã nhìn nhận: “Truyện ngắn không phải là truyện
mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”.
Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn thường tập trung vào một tình
huống, một chủ đề nhất định. Cho nên, truyện ngắn thường hạn chế về số
lượng nhân vật. Thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải
dài như tiểu thuyết. Thêm vào đó, truyện ngắn phải bảo đảm tính xác định
về mặt thể loại, nên nó luôn đòi hỏi phải cô đọng đến mức cao nhất. Chính
vì thế, một tác phẩm truyện ngắn luôn có hướng ngắn gọn, súc tích và hàm
nghĩa hơn tiểu thuyết. Do vậy, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng
bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Nghệ thuật truyện ngắn còn được gọi
là nghệ thuật tạo tình huống, điều đó cũng đồng nghĩa với nghệ thuật chọn
lọc, hay sáng tạo chi tiết của nhà văn.
Trong chùm tác phẩm tốt nghiệp của mình, tôi đã sử dụng các chi tiết
có chức năng kép, vừa có chức năng miêu tả, vừa có chức năng giải thích.
Đó là những chi tiết có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức kết cấu
của tác phẩm. Ở vị trí vốn có trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện
ngắn nói riêng, các chi tiết đắt giá có khả năng đem đến cho người đọc sự
nhận thức sâu sắc về đối tượng. Trong khi đó chức năng miêu tả, chức

năng định danh của các chi tiết hết sức rõ ràng. Thiếu chúng, khó mà hình
dung được đầy đủ những đặc điểm của đối tượng. Nhưng nếu đặt trong hệ
thống tổng thể của tác phẩm chúng lại hàm chứa khả năng lý giải, khả
năng cắt nghĩa rất lớn. Những điều ẩn khuất, nghịch lý trong tác phẩm bỗng
trở nên sáng rõ hơn bởi sự có mặt của các chi tiết.
Trong tác phẩm: “Chuyện ở Lũng Là” có chi tiết miêu tả những khó
khăn về cơ sở vật chất mà các giáo viên vùng sâu vùng xa phải đối mặt và
23
những chi tiết về tình cảm quý mến của người dân dành cho các cô giáo:
“… Điểm trường bản Nhem, một căn nhà mái lợp bằng những tấm
proximang khô mốc, lỗ chỗ vết thủng, bốn vách ghép bằng những tấm gỗ
vênh váo như mõm trâu. Ra đón Thương là trưởng bản Nhem, gặp cô, ông
xởi lởi: Ưu tiên chỗ bằng phẳng nhất cho cô giáo đấy! - Nói rồi ông đôn đáo
vác rựa, xách búa kỳ cạch gắn lại những phên gỗ đang va vào nhau lách
cách trước những cơn gió ù ù…”
Chi tiết nói về nỗi kháo khao yêu thương của người phụ nữ phải gồng
mình chống chịu sự cô đơn trống vắng trong: “Chuyện ở Lũng Là”: “Bỗng
chị quàng tay ôm chặt lấy Thương. Thương chợt rùng mình, sởn da gà khi
chị bất ngờ chồm dậy, hôn khắp lên mặt mình, chị ôm chặt Thương như sợ
Thương vung tay tuột mất khỏi vòng tay run rẩy của chị.”
Trong tác phẩm “Lũ mùa cạn” chi tiết giải thích về sự ra đời của xóm
Vạn: “Trước kia, nơi đây chỉ là bãi bồi, ngập ngụa lau sậy. Thuyền bè
xuống hạ lưu, lên miền ngược… đều lấy đây làm nơi cắm sào, hạ neo, nghỉ
ngơi sau chuỗi ngày rong ruổi. Một hôm có đoàn thuyền, mũi thuyền chạm
trổ hình rồng, cột buồm đầy cờ phướn, chái mui đeo khánh bạc, nhạc tấu
tưng bừng ngược đến bến sông. Đàn ông trên thuyền lên bờ chặt cây, vỡ
đất dựng nhà; nhà lợp mái gianh, tường quây vách đất. Đàn bà, con gái
nhen lửa nấu cơm; trồng ngô, trồng dâu. Tiếng trẻ con văng vẳng trong
khói lam chiều đã hình thành nên xóm Vạn”
3.3. Vai trò của chi tiết trong xây dựng hình tượng nhân vật.

Nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực, được xuất hiện
qua sự trần thuật miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Cũng như các thể
tài văn học khác, các phương thức thể hiện nhân vật trong truyện ngắn
cũng hết sức đa dạng, phong phú, mà điều đầu tiên là được miêu tả bằng
chi tiết. Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà ta có thể căn cứ
vào đó để nhận biết về nhân vật đó. Chính vì lẽ đó Hêghen đã xem chi tiết
24
như những con mắt trổ những cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật. Khác
với tiểu thuyết, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít
sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi
nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa là
truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển
hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Mà nhân vật của
truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức
xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người trong một thời điểm nhất định.
Tuy nhiên, ta cũng mở rộng khái niệm về nhân vật, bởi nhân vật trong tác
phẩm có thể là con người, sự việc, vùng đất, loài vật…
Khi bàn về chủ nghĩa hiện thực, Ănghen cho rằng: “…ngoài sự chính
xác của các chi tiết, còn phải xây dựng những tính cách điển hình trong
hoàn cảnh điển hình…”. Ở đây Ănghen không bàn tới quan hệ giữa chi tiết
với tính cách, với hoàn cảnh mà ông chỉ nhấn mạnh tới vai trò của chi tiết
trong văn xuôi tự sự hiện thực chủ nghĩa. Nhưng trong truyện ngắn, chi tiết
không đứng bên cạnh, nằm ngoài tính cách nhân vật. Thậm chí chi tiết còn
có chức năng cá thể hóa nhân vật, tạo tính riêng của nhân vật, phân biệt
nhân vật này với nhân vật khác. Nhờ có chi tiết mà nhân vật hiện lên có
những đặc trưng riêng như đặc điểm nhận dạng (ngoại hình, diện mạo), lai
lịch, ngôn ngữ cùng những mâu thuẫn, những phản ứng trước hoàn cảnh
để từ đó nhân vật bộc lộ rõ thân phận, tính cách và số phận.

Trở lại truyện ngắn: “Chuyện ở Lũng Là” chi tiết về sự thay đổi nhan
sắc người phụ nữ trước sự khắc nghiệt của vùng rừng thiêng nước độc:
“…ngày chị mới lên bản Nhem, da dẻ cũng căng mịn, mơn mởn, tóc dài
chấm ngang lưng, hai gò má tuy hơi nhô cao nhưng lúc nào cũng ưng ửng
hồng, nhất là đôi mắt buồn sâu hun hút chất chứa bao tâm sự. Uống nước
25

×