Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kỹ thuật canh tác loài Sachi (Plukenetia volubilis L.) trồng tại Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

TRỊNH THỊ LƢƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC
LOÀI SACHI (PLUKENETIA VOLUHILIS L.)
TRỒNG TẠI PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

TRỊNH THỊ LƢƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC
LOÀI SACHI (PLUKENETIA VOLUHILIS L.)
TRỒNG TẠI PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Dƣơng Tiến Viện

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Dƣơng Tiến
Viện đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong ban Chủ nhiệm khoa
Sinh - KTNN, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã
giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề
tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Trịnh Thị Lƣơng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển
và kỹ thuật canh tác loài Sachi (Plukenetia voluhilis L.) là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Tiến Viện
– Giảng viên Khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Các kết
quả đạt đƣợc trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ
nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nôi, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Trịnh Thị Lƣơng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nội dung viết tắt

CT

Công thức

TB

Trung bình

STT

Số thứ tự


TLNM

Tỷ lệ nảy mầm

PTNT

Phát triển nông thôn

ND

Nội dung

Ha

Hecta


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích của nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3

1.1. Nguồn gốc phân loại và vùng trồng của cây Sachi .................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của loài Sachi ..................................................... 3
1.1.3. Lịch sử phát triển..................................................................................... 4
1.1.4. Vùng trồng............................................................................................... 4
1.2. Giá trị sử dụng ............................................................................................ 5
1.3.Các sản phẩm đƣợc chế biến từ cây Sachi .................................................. 6
1.3.1.Dầu Sachi ................................................................................................. 6
1.3.2. Bột Sachi ................................................................................................. 8
1.3.3.Viên nang Sachi ....................................................................................... 8
1.3.4. Các sản phẩm khác từ hạt Sachi............................................................ 10
1.4.Quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi [18].................................................... 10
1.4.1.Chuẩn bị cây giống................................................................................. 10


1.4.2. Đất trồng và chuẩn bị đất trƣớc khi trồng ............................................. 10
1.4.3. Đóng cọc và làm giàn............................................................................ 10
1.4.4. Phân bón ................................................................................................ 11
1.4.5. Trồng cây............................................................................................... 11
1.4.6. Chăm sóc ............................................................................................... 11
1.4.7. Thu hoạch và bảo quản ......................................................................... 12
1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Sachi trên thế giới.............................. 12
1.5.1. Tình hình sản xuất Sachi trên thế giới .................................................. 12
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 13
1.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Sachi ở Việt Nam ........................ 14
1.6.1. Kết quả trồng thử nghiệm của cây Sachi tại Việt Nam [19] ................. 14
1.6.2. Tình hình nghiên cứu cây Sachi ở Việt Nam ........................................ 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 19
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 19

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19
2.2.1.Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 19
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 19
2.3. Nội dung phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 19
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 19
2.3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu........................................................ 19
2.3.2.2. Đánh giá chỉ tiêu các thông số của hạt............................................... 19
2.3.2.3. Theo dõi khả năng nảy mầm của hạt và sinh trƣởng của cây con ..... 20
2.3.2.4. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của cây Sachi trồng tại
Phúc Yên, Vĩnh Phúc ...................................................................................... 20


2.3.2.5. Ảnh hƣởng của phân bón tới khả năng sinh trƣởng của Sachi trồng tại
Phúc Yên, Vĩnh Phúc ...................................................................................... 22
2.3.2.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu và tính toán .............................................. 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 24
3.1. Khả năng nảy mầm của hạt Sachi và sinh trƣởng của cây con trong giai
đoạn vƣờn ƣơm ............................................................................................... 24
3.2. Đặc điểm nông sinh học của loài Sachi trồng tại Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc ................................................................................................................. 27
3.2.1. Sinh trƣởng của cây Sachi trên đồng ruộng .......................................... 27
3.2.2. Tốc độ tăng trƣởng của cây Sachi sau 4 tháng gieo trồng .................... 28
3.2.3. Phát triển của giống Sachi nghiên cứu .................................................. 29
3.2.4. Đặc điểm hình thái quả Sachi trồng tại Phúc Yên-Vĩnh Phúc .............. 30
3.3.Ảnh hƣởng của phân bón tới khả năng sinh trƣởng của Sachi trồng tại
Phúc Yên, Vĩnh Phúc ...................................................................................... 31
3.3.1. Ảnh hƣởng của các loại phân bón khác nhau đến đặc điểm hình thái
thân và cành Sachi ........................................................................................... 31
3.3.2 Ảnh hƣởng của phân bón đến đặc điểm hình thái lá Sachi .................... 32

3.3.3. Ảnh hƣởng của phân bón tới sự phát triển hoa Sachi ........................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37
PHỤ LỤC ẢNH


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1 So sánh dinh dƣỡng của dầu Sachi so với một số loại dầu khác ....... 7
Bảng 3.1 Đặc điểm của hạt Sachi (n=30) ....................................................... 24
Bảng 3.2. Tiến độ và tỷ lệ nảy mầm của hạt Sachi ......................................... 24
Bảng 3.3. Sinh trƣởng của cây con ở giai đoạn vƣờn ƣơm............................. 26
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái cây Sachi ở giai đoạn đồng ruộng ................... 27
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trƣởng của cây Sachi sau trồng 4 tháng ..................... 28
Bảng 3.6. Thời gian phát triển hoa Sachi ........................................................ 29
Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái quả Sachi ......................................................... 30
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của phân bón đến đặc điểm hình thái thân và cành Sachi
......................................................................................................................... 31
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của phân bón đến đặc điểm hình thái lá Sachi ............ 32
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của phân bón tới đặc điểm phát triển hoa Sachi........ 34


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sacha inchi (Plukenetia volubilis L.) hay còn đƣợc gọi là Peanut Inca,
Inca Inchi, Inca nuts là loài thực vật thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae) có
nguồn gốc từ vùng rừng Amazon, gồm có 19 loài phân bố từ Bolivia đến
Mexico phổ biến nhất trong các khu vực Amazon của Peru, Ecuador và
Colombia. Trong đó, có 12 loại phân bố chủ yếu ở Nam và Trung Mĩ và 7 loài
còn lại đƣợc phân bố ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Sacha Inchi đƣợc mệnh danh là „ông vua của các loài hạt‟, “siêu thực

phẩm mới‟... Đó là những cụm từ thƣờng đƣợc dùng để nói về hạt Sacha Inchi
bởi các chất dinh dƣỡng và các axit béo không bão hòa đối với con ngƣời rất
cao lên đến trên 96%. Omega-3 có trong Sachi chiếm 48% - 54 % giúp cơ thể
phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp và cân bằng
các tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên.
Omega-6 chiếm 35%-37% đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các
bệnh tim mạch, các bệnh về khớp, điều hòa huyết áp, nâng cao trí lực, giảm
thoái hóa não tăng cƣờng thị lực. Omega-9 chiếm 6%-10% có tác dụng chống
rối loạn tim mạch và tăng huyết áp [17].
So với các loại cây lấy dầu khác thì Sachi có hàm lƣợng Omega cao
nhất đặc biệt là Omega-3 cao gấp khoảng 50 lần dầu ôliu, 17 lần dầu cá. Tại
Pháp, vào năm 2007, dầu Sachi còn đƣợc phong tặng là „Dầu ăn tốt nhất trên
thế giới‟, đƣợc các thị trƣờng nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản săn lùng. Ngoài
hàm lƣợng Omega, Sachi còn chứa các chất chống Oxy hóa nhƣ Vitamin A,
vitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein. Đây là thành phần có vai
trò quan trọng trong tái tạo và cải thiện da và tóc, phát triển thể chất và trí tuệ,
phần nào giúp cho khu vực Nam Mỹ trở thành một trong những cái nôi sinh ra
các ngƣời mẫu hoa hậu của thế giới. Chính nhờ những loại chất dinh dƣỡng
này mà Sachi đã soán ngôi Vƣơng của dầu ô liu và đƣợc coi là loài loại dầu
thực vật cao cấp nhất từ trƣớc đến nay của loài ngƣời.
Hiện nay công nghiệp dinh dƣỡng dùng Sachi làm ra các sản phẩm từ
hạt, bột dinh dƣỡng. Công nghiệp dƣợc phẩm dùng dầu Sachi làm viên nang,
dùng lá làm trà thảo dƣợc. Công nghiệp thực phẩm dùng dầu Sachi để trộn
1


các món sa lát cao cấp, ngọn Sachi có thể làm rau ăn. Công nghiệp mỹ phẩm
dùng Sachi để dƣỡng da, dƣỡng tóc, bảo vệ sắc đẹp.
Với những giá trị to lớn trên đã làm cho nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ
trên thế giới đang rất quan tâm nhằm phát triển cây trồng mới này để đáp ứng

nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trƣờng. Để có những định hƣớng trồng và
phát triển cây Sachi nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng Sachi, chúng tôi
tiến hành đề tài “ Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển và kỹ thuật
canh tác loài Sachi (Plukenetia volubilis L.) trồng tại Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc” là rất có ý nghĩa và cất cần thiết.
2. Mục đích của nghiên cứu
Nghiên cứu sinh trƣởng, phát triển của loài Sachi (Plukenetia volubilis
L.) trên địa bàn Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở để phát triển cây Sachi trên
địa bàn tỉnh, bổ sung cơ cấu cây trồng cho ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp kỹ thuật
trồng, chăm sóc với giống Sachi trồng tại Vĩnh Phúc.
Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần làm tăng các biện pháp canh tác kỹ thuật để đem lại hiệu quả
kinh tế cao đối với ngƣời dân.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc phân loại và vùng trồng của cây Sachi
1.1.1. Nguồn gốc
Sachi thuộc ngành thực vật hạt kín: Angiospermes
Lớp Hai lá mầm: Dicotyledonae
Bộ: Malpighiales
Họ: Euphorbiaceae
Chi: Plukenetia
Loài: P. volubilis
Cây Sachi có tên khoa học là Plukenetia volubilis L., thuộc họ thầu

dầu, là loài thực vật lâu năm với các lá hơi có lông, bản địa trong phần lớn
khu vực nhiệt đới Nam Mỹ (bao gồm Suriname, Venezuela, Bolivia,
Colombia, Ecuador, Peru và tây bắc Brasil), cũng nhƣ có mặt trên một vài
hòn đảo trong quần đảo Windward thuộc vùng biển Caribe. Hiện nay, Sachi
đƣợc trồng ở quy mô thƣơng mại Đông Nam Á, đƣợc trồng chủ yếu tại Thái
Lan.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của loài Sachi
- Thân: Sachi là loại cây lâu năm, rễ chùm. Thân leo, cao 2-3 m, phân
cành cách mặt đất 20-30 cm, thân chính và cành bám vào cọc hoặc dàn để leo.
- Lá: Hai lá mầm mọc đối nhau, lá thật mọc cách, phiến lá hình trái tim
có răng cƣa, bản lá dài 10-12 cm, rộng 8-10 cm, cuống lá dài 2-6 cm
-Hoa: Hoa đực nhỏ kết thành chùm màu trắng ngà mọc ở nách lá, trục
hoa đực dài từ 10-15 cm tùy vị trí ra hoa khác nhau, trục hoa có hoặc không
phân cành. Hoa đực có 4 cánh và 6 bao phấn nhỏ bằng hạt vừng chứa các hạt
phấn hình tam giác, số lƣợng hạt phấn ít lẫn cả phấn bất dục và hữu dục.
Tại vị trí gần gốc trục hoa đực thƣờng mọc 1-2 hoa cái, ở một số chùm
hoa đực còn xuất hiện 1-2 hoa lƣỡng tính. Nhụy cái gồm bầu nhụy nằm sát đế

3


hoa, vòi nhụy dài 1-2 cm, màu xanh nhạt, đầu nhụy phân thành 4-5 thùy màu
vàng chanh có lớp nhầy bám dính để hứng phấn hoa.
- Quả: Quả Sachi hình ngôi sao có 4-7 thùy, vỏ màu xanh lá cây, khi
chín vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu xám, treo trên cành. Quả có 3 lớp
vỏ: lớp ngoài mềm, khi chín khô nứt để lộ lớp vỏ giữa trắng xám, lớp trong
cứng màu nâu bọc kín nhân. Mỗi thùy chứa 1 hạt, kích thƣớc hạt rộng 15-20
mm, dầy 7-8 mm, khối lƣợng trung bình 0,7-1 gam/hạt. Tỷ lệ nhân của hạt
khô chiếm khoảng 50% khối lƣợng quả [18].
1.1.3. Lịch sử phát triển

Cây Sachi có một lịch sử phát triển rất lâu đời. Là loại cây trồng đƣợc
thổ dân vùng rừng rậm Amazon sử dụng từ 3000 năm nay, tồn tại giữa một
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Trên bia đá những ngôi mộ cổ của ngƣời Inca,
ngƣời dân nơi đây còn bắt gặp hình ảnh các loại quả xòe nhƣ năm cánh hoa
giống nhƣ một biểu tƣợng. Đối với ngƣời dân bản địa, Sachi đƣợc coi là
“nguồn sức mạnh của lòng can đảm” hoặc là “cây của sự sống” với những giá
trị dinh dƣỡng mà nó mang lại. Mãi sau này các nhà khoa học của thế giới
hiện đại khi phân tích thành phần dƣỡng chất của loại hạt đã khiến cho ngƣời
Inca tôn sùng và họ đã thật sự kinh ngạc.
1.1.4. Vùng trồng
Các kết quả nghiên cứu cho thấy Sachi đã đƣợc trồng bởi ngƣời dân
bản địa trong nhiều thế kỷ trong rừng mƣa Amazon ở Peru. Cây phát triển dễ
dàng trong vùng có khí hậu ấm, độ ẩm cao lên tới 1700 m so với mực nƣớc
biển. Cây Sachi có thể chịu đựng đƣợc điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngay cả
sƣơng muối, lạnh, nóng. Có thí nghiệm về Sachi, khi trồng xong gặp nhiệt độ
xuống 7 độ C nhƣng cây không bị chết, có khi nhiệt độ ngoài vƣờn đo đƣợc
48 độ C, cây vẫn ra hoa, tất cả đều sinh trƣởng tốt, ra hoa đều (tỉ lệ ra quả đã
chiếm 99%).
Sachi đƣợc đánh giá là một trong những loài cây trồng đặc biệt có tác
dụng: cây lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dƣợc liệu và cây lấy dầu. Sản phẩm
chế biến từ Sachi rất đa dạng: hạt Sachi thể dùng sản xuất ra dầu ăn, thực
phẩm chức năng, mỹ phẩm, lá cây dùng làm trà, dùng ngọn làm rau ăn, vỏ có
4


thể dùng làm chất đốt, phân bón... Sachi có thể sinh trƣởng tốt và nhiều loại
đất trồng khác nhau, đặc biệt phát triển tốt ở đất có hàm lƣợng hữu cơ cao,
tầng đất canh tác dày hay các vùng đất chủ động tƣới tiêu. Thậm chí các khảo
nghiệm thực tế cho thấy Sachi có thể phát triển bình thƣờng ở đất núi đá vôi
bạc màu nhƣ khu vực Tam Điệp- Ninh Bình. Cây phát triển và sinh trƣởng ở

nhiệt độ từ 7 đến 48 độ C, nhiệt độ thích hợp nhất từ 10 đến 36 độ C, lƣợng
mƣa 800 -1500 ml/năm [15].
1.2. Giá trị sử dụng
Sachi trồng chủ yếu để thu hoạch quả phục vụ mục đích ép lấy dầu.
Dầu Sachi là loại dầu chứa hàm lƣợng Omega cao nhất hiện nay cùng với tỷ
lệ cân bằng của Omega-3,6,9 và các loại vitamin A, E có thể Omega-3 từ 48%
đến 54%, Omega-6 từ 35% đến 37 %, omega-9 từ 6 đến 9%, protein 33%.
Dầu Sachi đã vƣợt qua rào cản kỹ thuật phép gia nhất là trở thành sản phẩm
đƣợc yêu thích nhất trong các nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, EU và đƣợc trồng để lấy
hạt ép dầu.
Sachi đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ dầu ăn cao cấp,
dầu ăn trên chuyên biệt cho trẻ em và phụ nữ có bầu, thực phẩm chức năng,
sản xuất viên nang Omega 3,6,9. Các sản phẩm từ hạt, bột Sachi, làm mỹ
phẩm, sản xuất ra dầu dƣỡng tóc, dƣỡng da và lá cây còn đƣợc dùng để sản
xuất thành các loại trà.

5


1.3.Các sản phẩm đƣợc chế biến từ cây Sachi
1.3.1.Dầu Sachi
Dầu sachi đƣợc chiết xuất từ 100% tự nhiên, đƣợc sản xuất bằng
phƣơng pháp ép lạnh không qua tinh chế và không có sự tham gia của bất kỳ
chất hóa học nào. Trong khi dầu khác đƣợc chiết xuất và tinh chế ở nhiệt độ
cao và có sử dụng các dung môi và hóa chất. Dầu Sachi đƣợc đánh giá là siêu
thực phẩm hiện nay, vì trong dầu có chứa hàm lƣợng omega-3 tự nhiên rất
cao. Nó cũng là nguồn giàu có hàm lƣợng axit chƣa bão hòa cao nhất 92% với
rất nhiều chất chống Oxy hóa khác nhau: Vitamin A và vitamin E giúp làm
chậm quá trình lão hóa của các mô trong cơ thể.
- Dầu Sachi tốt cho hệ tiêu hóa so với dầu cá.

- Dầu Sachi đƣợc chiết xuất từ thực vật, 100% dinh dƣỡng từ tự nhiên.
- Dầu Sachi không có tính axit và các chất kích thích.
- Sử dụng dầu Sachi có chứa các chất an toàn cho đƣờng ruột hơn dầu cá.
- Dầu Sachi chứa tỷ lệ các axit béo thiết yếu 84,41%.
- Tỷ lệ các axit béo không bão hòa của dầu Sachi 93,69%; trong dầu cá
65%.
- Hàm lƣợng chất béo bão hòa trong dầu Sachi 6,39% trong khi dầu cá
chỉ chứa hàm lƣợng chất béo bão hòa cao lên tới 40%.
- Hàm lƣợng Omega 3 trong dầu Sachi cao gấp 17 lần so với dầu cá.
- Bản thân dầu Sachi có chứa các chất chống Oxy hóa tự nhiên: vitamin
E, vitamin C trong khi đó dầu cá phải sử dụng các chất bảo quản.
- Dầu Sachi là một sản phẩm hữu cơ sinh học trong khi dầu cá bị tiếp xúc
với môi trƣờng ô nhiễm của biển có thể có những chất ảnh hƣởng đến
sức khỏe: dioxide, thủy nhân, benzopyrenes...
- Dầu Sachi đƣợc chiết xuất từ thực vật không chứa cholesterol trong
khi đó dầu cá có chứa nhiều cholesterol [14][17].
- Theo so sánh từ trang tin www.sacha-inchi-oil.com cho biết thành phần
dinh dƣỡng từ dầu Sachi đều vƣợt trội so với tất cả các loại thực vật
khác thậm chí khi so sánh với hàm lƣợng Omega ở cá hồi thì Sachi có
tính vƣợt trội hơn hẳn và không chứa các chất bảo quản cũng nhƣ tạp
chất có hại từ biển.
6


Bảng 1.1 So sánh dinh dưỡng của dầu Sachi so với một số loại dầu
khác
Chất
dinh
dƣỡng


Sachi

Oliu

Dầu
nành

Dầu hạt
lanh

Hƣớng
dƣơng

Ngô

Omega3

49,16

1

8,3

3,61

0

1

Omega 6


36,99

10

54,5

0,84

60

58

Omega9

7,66

71

0

1,33

30

0

Protein

33


1,6

28

3,78

24

0

84,86

11

36

-

57,9

59

Acid béo
thiết yếu

( Nguồn: />Hàm lƣợng protein ở Sachi lên tới 33% ngoài ra sao chị còn chứa một
số loại khoáng chất chính: Kali 556 3,5 ppm, magiê 3210 ppm và canxi 2406
ppm.
Bên cạnh đó Sachi còn chứa các chất chống Oxy hóa tự nhiên nhƣ

Vitamin A, E và một số loại axit thiết yếu giúp tăng khả năng miễn dịch của
cơ thể.
Chính nhờ những giá trị dinh dƣỡng vƣợt trội mà Sachi đã đạt huy
chƣơng vàng tại cuộc thi quốc tế “Oils of the World” WEO Paris năm 2004,
năm 2006 và các cuộc thi khác của thế giới nhờ vậy mà giờ Sachi đã đạt đƣợc
rất nhiều giải thƣởng về chất lƣợng dầu trên thế giới nhƣ:
- Huy chƣơng vàng tại cuộc thi quốc tế “Oils of the world” WEO Paris
năm 2004, 2006.
- Đứng trong Top 2 trong hội chợ thực phẩm thế giới “Profesional Fairs
Aaout Food” của Pháp năm 2004.
- Đƣợc trao bằng Anuga tại Đức năm 2005, Sachi còn đƣợc coi nhƣ là
một trong những sáng kiến hàng đầu của Anuga.
- Đứng đầu giải thƣởng “International Trends and Innovation Directory”
năm 2006.

7


- Tháng 6 năm 2007 Sachi nhận huy chƣơng vàng Médaille d‟or”, “dầu
của thế giới” tại cuộc thi AVPK về thực phẩm hàng hóa.
- Ngày 23 tháng 9 năm 2014 dầu Sachi đƣợc đóng dấu chấp thuận của cơ
quan quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm (FDA) Hoa Kỳ về thành phần
dinh dƣỡng và mức độ an toàn [16].
Ngày 28/12/2017, công ty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam đã vui mừng
đón nhận giải thƣởng dành cho thƣơng hiệu và sản phẩm của Sachi Vina đƣợc
chứng nhận trong TOP 50 nhãn hiệu và Top 10 sản phẩm Việt Nam (Giải
thƣởng này nằm trong khuôn khổ Chƣơng trình bình chọn và quảng bá "Nhãn
hiệu hàng đầu Việt Nam, sản phẩm vàng, dịch vụ vàng Việt Nam 2017" do
Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ) [15].
1.3.2. Bột Sachi

Bột Sachi chứa 65% protein, giàu các axit amin thiết yếu và axit béo
không bão hòa khác. Công ty cổ phần Sachi Vina đã sản xuất ra đƣợc loại bột
Sachi có chất lƣợng hơn hẳn so với bột các loại khác. Bột Sachi vừa đƣợc sử
dụng nhƣ một loại thực phẩm chức năng đồng thời còn đƣợc dùng là một loại
thức ăn giàu dinh dƣỡng.
Một số tác dụng của bột Sachi.
- Cung cấp cho cơ thể một lƣợng axit béo không bão hòa và protein cần
thiết cho sự hỗ trợ phát triển của cơ thể, axit béo không no Omega 3-69 còn có tác dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch, tuần hoàn não, tế
bào thần kinh,...
- Vitamin C hoạt động nhƣ một chất chống Oxy hóa làm tăng khả năng
miễn dịch cho cơ thể.
- Canxi tăng cƣờng hỗ trợ cho hệ xƣơng chắc khỏe.
- Với hàm lƣợng dinh dƣỡng tuyệt vời bột Sachi hứa hẹn nhƣ một nguồn
thực phẩm bổ sung vào một chế độ ăn hàng ngày của bạn và gia đình.
1.3.3.Viên nang Sachi
Không giống nhƣ những viên nang dầu cá trên thị trƣờng đƣợc chiết
xuất từ cá biển hoặc một số số động vật khác, viên nang Sachi có nguồn gốc

8


từ thực vật có chất chống Oxy hóa tự nhiên cao không có dung môi và đặc
biệt không tanh nên rất dễ sử dụng cho mọi lứa tuổi và mọi đối tƣợng.

9


1.3.4. Các sản phẩm khác từ hạt Sachi
Hạt Sachi đƣợc chế biến thành sản phẩm có các hƣơng vị đa dạng nhƣ
rang muối tiêu tẩm mật ong, bọc socola... các sản phẩm từ hạt Sachi đƣợc

ngƣời tiêu dùng trên thế giới rất ƣa chuộng và tiêu thụ với số lƣợng lớn. Công
ty cổ phần Sachi Vina tập trung sản xuất ra nhiều sản phẩm từ hạt Sachi nhƣ :
dầu, viên nang, bột protein,.... Công nghệ Nano và Bio đƣợc công ty nghiên
cứu sử dụng nhằm đem lại cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh
tranh nhất trên thị trƣờng.
1.4.Quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi [18]
1.4.1.Chuẩn bị cây giống
Cây giống đƣợc tạo ra bằng cách ngâm ủ hạt giống cây Sachi, nhƣng
cần chú ý chọn hạt tốt vì các hạt có dầu thƣờng sớm mất khả năng nảy mầm.
sau khi gieo hạt, chăm sóc từ 30-40 ngày trong nhà có mái che,khi cây giống
có từ 8-10 lá mới đem trồng ra vƣờn sản xuất.
1.4.2. Đất trồng và chuẩn bị đất trước khi trồng
Đất trồng: Sachi có thể trồng trên nhiều loại đất nhƣ đất đỏ bazan, đất
xám, đất thịt pha cát, đất phù sa, song thích hợp nhất là trồng trên đất đồi có
hàm hƣợng mùn cao, đất phù sa ven sông, độ pH từ 4,5-6,5, chủ động đƣợc
tƣới tiêu.
Chuẩn bị đất trồng: Đất trƣớc khi trồng phải đƣợc làm sạch cỏ dại, xử
lý đất trƣớc khi trồng bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh. Làm đất tơi xốp, lên
luống cao 30cm cho dễ thoát nƣớc.
1.4.3. Đóng cọc và làm giàn
Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ (đƣờng kính 1215cm), dài 2m, chôn sâu 40cm, thanh ngang dài 1,2m.
Làm giàn: Dùng dây thép mạ kẽm, dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cọc,
dây thứ 2 mở xuống dƣới cách dây đầu 60 cm, dây thứ 3, thứ 4 buộc 2 đầu
thanh ngang (chữ T).

10


1.4.4. Phân bón
- Bón lót:

Phân hữu cơ vi sinh 0,5-1 kg/cây
Vôi bột 50 gram/cây
Phân lân 0,1-0,2 kg/cây
- Bón thúc:
Sau khi trồng tùy vào tình hình sinh trƣởng của cây mà ta bổ sung phân
hữu cơ vi sinh, phân ủ compost, phân chuồng ủ hoai mục cho cây 1-2
lần/tháng với lƣợng 0,2-0,5 kg (tùy loại phân).
1.4.5. Trồng cây
Tùy điều kiện canh tác, có thể bố trí mật độ khác nhau từ 1800 cây/ha
đến 5400 cây/ha. Thông thƣờng trồng mật độ 3300 cây/ha. Bố trí hàng cách
hàng 3m (cọc giữa luống), cây cách cây 2m, trên luống trồng 2 hàng cây cách
cọc bê tông sang hai bên 40cm ( hoặc bố trí so le).
Cách trồng: Đào hố kích thƣớc 30x30x30cm tại vị trí đã xác định, dùng
lớp đất mặt trộn đều lƣợng phân bón lót, dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon đặt
cây giữa hố lấp đất kín mặt bầu tạo vồng cao hơn mặt đất 3-5cm nén nhẹ rồi
tƣới nƣớc cho cây.
1.4.6. Chăm sóc
Trồng dặm: Thƣờng xuyên thăm vƣờn nếu cây chết trồng bổ sung để
đảm bảo mật độ.
Đƣa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì dùng
dây mềm cố định phần ngọn vào cọc và giàn. Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh
làm tổn thƣơng cây.
Làm cỏ: Kiểm soát cỏ bằng cách cắt bằng lƣỡi hái, nhặt bằng tay hoặc
máy cắt cỏ; có thể để lại gốc cỏ tránh xói mòn rửa trôi trên đất dốc, nếu có
điều kiện ta nên trồng cỏ lá lạc bên dƣới.

11


Tƣới nƣớc: Tùy vào điều kiện thời tiết để tƣới nƣớc đủ ẩm cho cây. Sau

trồng nên tƣới 3-4 lần/tuần. Khi cây trƣởng thành tƣới 1-2 lần/tuần trong suốt
mùa khô.
Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ vi sinh 1-2 lần/tháng, lƣợng bón từ
0,2-2,5 kg/cây. Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng
hợp để kiểm soát sâu bệnh hại cây trồng.
Cắt tỉa, tạo tán: Cần tiến hành bấm ngọn, cắt những ngọn dài và nhỏ,
cắt những nhánh vô hiệu, cành tăm không cho quả. Cắt bỏ những cành cây bị
bệnh. Từ năm thứ hai trở đi tiến hành cắt tỉa vào tháng 5 và tháng 11.
1.4.7. Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch: Khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngoài thì tiến
hành thu hoạch những quả vẫn còn trên cây. Không hái quả xanh, mốc, quả đã
rụng. Có thể phơi dƣới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10-15%.
Không nên trộn lẫn những quả đƣợc thu hoạch từ trƣớc với những quả mới
đƣợc thu hoạch.
Bảo quản: Bảo quản hạt trong bao dứa, để trong kho thoáng khí, tránh
ẩm mốc[1][6].
1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Sachi trên thế giới
1.5.1. Tình hình sản xuất Sachi trên thế giới
Sachi đƣợc sản xuất chủ yếu hiện nay ở Tây Phi, Trung và Nam Mỹ.
Sản xuất dầu từ hạt Sachi đang gia tăng trong mazon Peru và đang giành đƣợc
sự công nhận quốc tế đối với hƣơng vị và vai trò của nó. Trong tháng 6 năm
2007, dầu Sachi đạt M daille d'or (huy chƣơng vàng) tại cuộc thi VP Specialty
thực phẩm hàng hóa. Sachi đã đƣợc gọi là một loại siêu thực phẩm vì nó có
hàm lƣợng cao các axit béo thiết yếu. Dầu có hƣơng vị nhẹ, không gay gắt.
Những nghiên cứu mới nhấn mạnh những lợi ích sức khỏe của các axit béo
Omega đã làm gia tăng sự quan tâm đến các nguồn nguyên liệu bền vững của
Omega đang gia tăng. Dầu từ Sachi đƣợc sử dụng trong chế độ ăn chay để
cung cấp một nguồn thực vật cho các axit béo Omega-3. Nhóm nhân đạo
Oxfam và một nhóm khác là SEPAR đang hợp tác để phát triển các kỹ thuật


12


trồng Sachi. Đƣợc sử dụng nhƣ một loại cây trồng, Sachi mang đến tiềm năng
kinh tế lớn cho các khu vực nông thôn và ngƣời dân bản địa của vùng nhiệt
đới Peru. Đứng đầu trong việc trồng Sachi tại Nam Mỹ là Peru trồng hơn
3.000 ha tại các tỉnh San Martin, Junín, Huánuco, Ucayali, mazonas. Đứng
thứ hai về diện tích trồng tại khu vực này là Ecuador và Colombia với 2.000
ha cho mỗi nƣớc. Sachi đƣợc trồng bằng hạt nên mỗi ha có sản lƣợng khoảng
3 tấn/năm. Nhƣ vậy, hàng năm mỗi quốc gia ở vùng Nam Mỹ này đạt sản
lƣợng khoảng 6.000 - 9.000 tấn/ năm, Sachi đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản
phẩm phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhận thấy đƣợc tiềm năng phát triển của giống cây Sachi, các nhà khoa
học trên thế giới cũng bắt đầu nghiên cứu riêng về loài cây này. Dƣới đây là
một số nghiên cứu của các nhà khoa học về cây Sachitrên thế giới.
Theo Luis-Felipe Gutiérrez và cộng sự [8] năm 2010 khi nghiên cứu
thành phần hóa học của hạt Sacha Inchi (Plukenetia volubilis L.) và đặc điểm
thành phần lipid đã xác định đƣợc thành phần hóa học chứa trong hạt của cây
Sachi. Ông chỉ ra rằng hạt Sachi đặc trƣng bởi hàm lƣợng dầu và protein cao
(41,4 và 24,7%). Dầu bao gồm chủ yếu là lipit trung tính chứa hàm lƣợng axit
béo thiết yếu (w-3 và w-6) đạt 50,8% và 33,4% tổng axit béo tƣơng ứng. Điều
này chứng tỏ Sachi có cơ hội đƣợc tuyển dụng trong sản xuất các sản phẩm có
giá trị tăng cao nhƣ viên nang các axit béo thiết yếu.
Theo Ericka Guerra Pisco; Abner Felix Obregón Lujerio [9] năm 2014
khi nghiên cứu hiệu quả của phƣơng pháp rang trong hạt màu Sacha inchi
(Plukenetia volubilis L.) để sản xuất kem cho con ngƣời đã phân tích thành
phần hóa học của hạt Sacha inchi (AOAC,1998), sau đó rang ở 120 ° C đƣợc
thực hiện theo phƣơng pháp thông thƣờng trong 10, 15 và 20 phút trong rang
vi sóng 1,2 Kw trong 4, 6 và 8 phút, để đánh giá hƣơng vị, màu hạt và tính

chất hóa lý (giá trị axit, peroxide, iốt, umedad). Ông đã xác định thời gian
rang 20 phút ở 120 °C = 29,8 và 8 phút để rang lò vi sóng (độ sáng = 21,85).
Trong quá trình chuẩn bị kem cho con ngƣời, các hỗn hợp đã đƣợc thực hiện
bằng phƣơng pháp rang (thông thƣờng và lò vi sóng), thêm 0,4% muối, đƣờng

13


0,5; 1,0 đến 1,5%; dầu Sacha inchi 0, 3 và 5%. Từ đó, ông khẳng định đƣợc
rằng kem nƣớng lò vi sóng là tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng.
Theo R. Solisa và cộng sự [10], năm 2015, khi nghiên cứu về cách
nhân giống Sachi bằng cách giâm cành, tìm hiểu về sự ảnh hƣởng của diện
tích lá và nồng độ axit indole-3-butyric đã công bố thành công phƣơng pháp
nhân giống Sachi bằng cách giâm cành. Ông tiến hành các thí nghiệm ngẫu
nhiên với 12 nghiệm thức và 3 lần lặp lại 8 lần cắt, theo cách sắp xếp giai
thừa 3 × 4, các yếu tố là: 3cấp độ diện tích lá (25, 50 và 75%) và 3 axit
indole-3-butyric - nồng độ IBA (9,84, 19,68 và 29,52mM) và một điều khiển
mà không có IBA. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng giâm cành với 50%
diện tích lá và điều trị bằng 29,52m MIBA gây ra tỷ lệ phần trăm cao của rễ
(93%) và sự hình thành rễ tốt nhất.
Theo Idania Rodeiro và cộng sự [14], 2018, khi nghiên cứu về độc tính
cấp tính trong bột Sachi và xét nghiệm micronucleus ở loài gặm nhấm đã xác
định đƣợc độc tính cấp tính, cận mãn tính và nhiễm độc gen ở chuột. Ông
dùng 2000 mg/kg dùng bằng đƣờng uống cho chuột. Trong nghiên cứu liều
lặp lại, sản phẩm đƣợc sử dụng bằng đƣờng uống cho chuột của cả hai giới.
Động vật nhận đƣợc 50, 250 và 500 mg/kg/ngày của sản phẩm trong 90 ngày.
Kết quả là chuột chết, các mẫu đã đƣợc thực hiện cho phân tích huyết học và
sinh hóa, trọng lƣợng cơ quan và kiểm tra mô bệnh học. Kết quả cho thấy
không có tỷ lệ mắc bệnh hoặc tử vong ở mức 2000 mg/kg sản phẩm. Bột
Sacha Inchi uống trong 90 ngày cho chuột không dẫn đến tử vong, tăng cân,

tiêu thụ thực phẩm hoặc các tác dụng phụ. Không có thay đổi đáng kể về các
thông số huyết học hoặc sinh hóa, trọng lƣợng cơ quan hoặc kết quả mô bệnh
học đã đƣợc quan sát và bột Sacha Inchi không có độc tính gen.
1.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây Sachi ở Việt Nam
1.6.1. Kết quả trồng thử nghiệm của cây Sachi tại Việt Nam [19]
Công ty Sachi Vina thuộc tập đoàn Tâm Hoàng Việt là đơn vị tiên
phong trong việc tuyển chọn giống từ nƣớc ngoài và triển khai trồng thí điểm
tại Hà Nội từ năm 2012. Sau những tín hiệu khả quan ban đầu công ty Sachi
Vina đã nhân rộng mô hình thí điểm trên các vùng nông nghiệp khác nhau.
14


Năm 2014, Dƣơng Quốc Huy sinh sống tại Tam Điệp đã đƣợc Sở Nông
nghiệp- PTNT tỉnh Ninh Bình thời tham gia mô hình trồng Sachi để nghiên
cứu khả năng thích nghi của cây trên vùng đất đồi cằn sỏi đá. Tới nay, cây
sinh trƣởng tốt và chƣa phát hiện sâu bệnh phá hoại. Ngoài Ninh Bình, Hà
Nội, Sachi còn đƣợc trồng khảo nghiệm tại nhiều vùng nhƣ Hòa Bình, Sơn
La, Buôn Mê Thuột bằng phƣơng pháp canh tác hữu cơ. Qua theo dõi gần 2
năm đã cho thấy cây Sachi phát triển tốt trên nhiều vùng thổ nhƣỡng đa dạng
và khí hậu khác nhau. Cây sinh trƣởng và phát triển ở nhiệt độ từ 7-480 độ C,
nhiệt độ thích hợp nhất từ 10-360 độ C. Lƣợng mƣa 800- 1.500 ml/năm.
Do yêu cầu khắt khe đối với nguyên liệu tinh dầu từ cây đậu Sachi phục
vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm và cũng do
đặc điểm cây chƣa có sâu bệnh tấn công, phƣơng pháp chăm bón cây theo
hƣớng hữu cơ là phù hợp nhất.
Sản phẩm Hữu cơ Vi sinh Green Life cao cấp, do chi nhánh Nông
nghiệp Phúc Lâm cung cấp, gồm 7 chủng vi sinh vật có ích, giúp cải tạo đất
vốn khá cằn cỗi tại đây, cung cấp dƣỡng chất bền vững cho cây, tỏ ra đặc biệt
phù hợp. Ngoài ra sản phẩm hữu cơ vi sinh Green Life còn giúp kéo dài thời
gian cho thu hoạch của cây.

Thực tế tại các vƣờn trồng cho thấy: Từ khi trồng tới khi cây 3 tháng
tuổi đã thấy lác đác có hoa, sau 5 tháng toàn bộ cây đều ra hoa, và sau 6 tháng
nhiều cây đã cho thu hoạch quả. Cây cho thu hoạch rải rác quanh năm, khi
cây đạt 2 năm tuổi, cho thu hoạch cao (có tới trên 100 quả/1 lần thu với 400500 hạt mẩy), mỗi năm có 2-3 lần thu cho năng suất cao nhƣ vậy. Đỉnh cao
năng suất đạt từ năm thứ 3 trở đi.
Tùy theo mật độ trồng, năng suất có thể đạt trong năm đầu là 0,7-1
tấn/ha. Còn năm thứ hai đang theo dõi nhƣng chắc chắn sẽ còn hơn rất nhiều.
Đỉnh cao năng suất của Sachi là từ năm thứ 3 trở đi có thể đạt 5-7 tấn/ha. Tuổi
đời của cây có thể đạt 15-30 năm giúp chu kỳ thu hoạch rất dài. Với giá trị
kinh tế cao, cây hứa hẹn cho thu nhập 100 - 200 triệu đồng / ha mỗi năm.
Với tiềm năng to lớn đó, sau 2 năm thử nghiệm, Sachi Vina đặt mục
tiêu tới năm thứ 3 kể từ khi đƣa giống cây Sachi về Việt Nam sẽ tăng diện
15


tích trồng lên 1.000 ha, 5 năm sau diện tích trồng sẽ tăng lên thành 10.000 ha.
Dài hơi hơn là kế hoạch trong 10 năm tới sẽ đạt 50.000 ha, góp phần giải
quyết việc làm cho khoảng 40.000 ngƣời lao động, góp phần hình thành nên
cả một ngành công nghiệp mới: chế biến Sachi.
Còn một chặng đƣờng dài phía trƣớc cho những nỗ lực chung để cây
đậu sao Sachi trở thành một mũi nhọn mới của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Với các sản phẩm Hữu cơ Vi sinh Green Life cao cấp, chi nhánh Nông nghiệp
Phúc Lâm sẽ cùng chung tay đƣa giấc mơ đó sớm thành hiện thực [6][15]
[16].
Từ các kết quả thử nghiệm trên và nghiên cứu tài liệu về cây Sachi này
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng kết và rút ra 10 ƣu điểm về
cây trồng này nhƣ sau:
(1). Sachi là cây trồng lâu năm cho thu hoạch hàng năm.
(2). Sachi đƣợc coi nhƣ một loài cây đa tác dụng: cây nông nghiệp, lâm
nghiệp, cây dƣợc liệu và cây lấy dầu.

(3). Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, dễ trồng, không kén đất, có khả năng
thích nghi cao ở nhiều điều kiện trồng khác nhau. Khả năng chống chịu với
điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại tốt. Thu hoạch, bảo quản và chế
biến Sachi tƣơng đối đơn giản.
(4). Tính rải vụ cao: cho thu hoạch quanh năm.
(5). Có thể trồng thuần, xen canh, thâm canh hoặc quảng canh. Khi
trồng Sachi còn giúp tận dụng tối đa vật liệu địa phƣơng nhƣ tre, gỗ, chàm để
đóng cọc và làm giàn.
(6). Hàm lƣợng dinh dƣỡng cao: Sachi đƣợc biết đến nhƣ là siêu thực
phẩm giàu Omega 3,6,9 (Omega 3 là 48-54%, Omega 6 là 35-37%; Omega 9
là 6- 10%) vitamin A (681 mg/100 g), vitamin E (17 mg/100 g), protein và
chứa một số loại axiamin thiết yếu khác.
(7). Sản phẩm chế biến từ Sachi rất đa dạng: Sachi đƣợc dùng để sản
xuất ra dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
(8). Thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn ở cả trong nƣớc và xuất khẩu.

16


×