Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ SƯƠNG MAI

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HCM - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ SƯƠNG MAI

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hải Yến



TP. HCM - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Đà Lạt, ngày 02 tháng 09 năm 2019
Người viết

Phạm Thị Sương Mai


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các thầy cô Trường Đại học
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt những năm tôi theo học tại trường. Đặc biệt tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn
chân thành nhất đến Tiến sỹ Hoàng Hải Yến, là người đã trực tiếp hướng dẫn, định
hướng và rất kiên nhẫn hỗ trợ tôi chỉnh sửa luận văn này được hoàn thiện nhất có
thể.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng mà đặc biệt là ông Nguyễn Văn Chiểu

(giám đốc ngân hàng) và bà Nguyễn Thị Phương Thanh (trưởng phòng khách hàng
doanh nghiệp) đã tạo điều kiện bố trí và sắp xếp nhân lực để tôi có thể hoàn thành
được khóa học.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người đã không
ngừng động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trỉnh học tập, là nguồn động lực
giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn
Đà Lạt, ngày 02 tháng 09 năm 2019
Người viết

Phạm Thị Sương Mai


iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
1.5 Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................4
1.6 Kết cấu luận văn ...........................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG VÀ DNNVV
TẠI ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG .................................................................................7
2.1 Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng ........................................................7
2.1.1 Tổng quan về Vietcombank ..............................................................7
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Lâm Đồng .....8
2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Vietcombank Lâm Đồng ....................................9
2.2 Thực trạng về DNNVV tại Lâm Đồng .........................................................9
2.2.1 Tổng quan về DNNVV ....................................................................10
2.2.2 Các loại hình DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .......................15
2.2.3 Kết quả kinh doanh của các DNNVV .............................................17
2.2.4 Đóng góp vào ngân sách nhà nước .................................................19


iv

2.3 Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại 20
2.3.1. Khái niệm hoạt động cho vay DNNVV của NHTM .....................20
2.3.2 Đặc điểm hoạt động cho vay DNNVV của NHTM .......................20
2.3.3 Các hình thức cho vay DNNVV ....................................................21
2.3.4 Phương pháp cho vay DNNVV ......................................................22
2.4 Quy trình cho vay DNNVV của VCB Lâm Đồng .....................................23
2.5 Biểu hiện của vấn đề về khả năng tiếp cận vốn vay của DNNVV tại
Vietcombank Lâm Đồng .........................................................................................27

2.5.1 Các sản phẩm cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp ..................27
2.5.2 Dư nợ của DNNVV tại Vietcombank Lâm Đồng ..........................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................31
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN VAY
VỐN CỦA CÁC DNNVV ....................................................................................33
3.1 Tổng quan nghiên cứu có liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
vay vốn của DNNVV ..............................................................................................33
3.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................33
3.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................33
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................37
3.3 Các điều kiện vay vốn đối với DNNVV tại VCB Lâm Đồng ...................39
3.4.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp..............................................39
3.4.2 Tài sản đảm bảo...............................................................................40
3.4.3 Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp .........................................40
3.4.4 Dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi .............................41
3.4.5 Uy tín của doanh nghiệp .................................................................41
3.4.6 Các điều khoản cho vay của ngân hàng..........................................41
3.4.7 Thủ tục hành chính ..........................................................................42
3.4 Khung phân tích về các mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của
DNNVV tại VCB Lâm Đồng ..................................................................................42


v

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................44
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN VAY
VỐN CỦA DNNVV TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG ...............................45
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................45
4.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại VCB Lâm Đồng ................46

4.2.1 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của
DNNVV tại VCB Lâm Đồng..................................................................46
4.2.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp ..............................................47
4.2.3 Tài sản đảm bảo...............................................................................49
4.2.4 Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp ........................................50
4.2.5 Dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi ..............................52
4.2.6 Uy tín của doanh nghiệp .................................................................53
4.2.7 Điều khoản cho vay của ngân hàng ................................................53
4.2.8 Thủ tục hành chính .........................................................................55
4.3 Đánh giá mức độ đáp ứng các điều khoản cho vay của DNNVV tại VCB.
Lâm Đồng ................................................................................................................56
4.3.1 Kết quả đạt được .............................................................................56
4.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .................................................................57
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................59
CHƯƠNG 5:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA

DNNVV TẠI VCB LÂM ĐỒNG .........................................................................60
5.1 Giải pháp và kế hoạch thực hiện ................................................................60
5.1.1 Đối với hạn chế về tài sản đảm bảo ...................................................60
5.1.2 Đối với hạn chế minh bạch trong báo cáo tài chính .............................61
5.1.3 Đối với hạn chế năng lực quản trị, điều hành ......................................62
5.1.4 Đối với hạn chế dự án, phương án sản xuất kinh doanh ......................64
5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................65
5.2.1 Hạn chế của đề tài ...........................................................................65
5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................66


vi


TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................66
KẾT LUẬN ............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................68
PHỤ LỤC 1: ..........................................................................................................70
PHỤ LỤC 2: ..........................................................................................................71


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG

BCTC

Báo cáo tài chính

CN

Chi nhánh

CBKH

Cán bộ khách hàng

Cty CP

Công ty cổ phần

Cty TNHH


Công ty TNHH

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

LCTT

Lưu chuyển tiền tệ

NHTM

Ngân hàng thương mại

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SMEs

Small and Medium Enterprise



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu
vực .......................................................................................................................... 11
Bảng 2.2: Phân loại DNNVV theo lĩnh vực kinh tế ..............................................13
Bảng 2.3 Số lượng lao động làm việc trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2014- 2018 ....................................................................................14
Bảng 2.4 Các loại hình DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ...........................154
Bảng 2.5 Doanh thu thuần của các loại hình DN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2014- 2018 .....................................................................................................17
Bảng 2.6 Đóng góp vào tổng thu ngân sách giai đoạn 2015-2018 ........................19
Bảng 2.7 Quy trình cho vay của VCB Lâm Đồng .................................................23
Bảng 2.8 Chấm điểm quy mô doanh nghiệp của VCB Lâm Đồng ........................24
Bảng 2.9 Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp
của VCB .................................................................................................................26
Bảng 2.10 Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD
doanh nghiệp của VCB Lâm Đồng ........................................................................ 27
Bảng 2.11 Tình hình dư nợ của DNNVV tại các ngân hàng tỉnh Lâm Đồng 2015 2018018………………………………………………………………………… 29
Bảng 2.12 Tình hình dư nợ của VCB Lâm Đồng giai đoạn 2015 – 2018 ............. 30
Bảng 3.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng vay vốn ngân hàng của DNNVV ...................................................................35
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo quy mô doanh nghiệp lĩnh vực hoạt
động ........................................................................................................................45
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo đối tượng khảo sát ...........................46
Bảng 4.3 Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng vay
vốn của DNNVV tại ngân hàng VCB Lâm Đồng ................................................ 46
Bảng 4.4 Yếu tố về năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp .................................50
Bảng 4.5 Yếu tố về uy tín của doanh nghiệp ......................................................... 53

Bảng 4.6 Yếu tố về các điều khoản cho vay của ngân hàng ..................................53
Bảng 4.7 Các giải pháp hỗ trợ của VCB Lâm Đồng ..............................................57


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của VCB Lâm Đồng ........................................................9
Hình 2.2 Thu nhập bình quân một lao động trong 1 năm ......................................15
Hình 2.3 Cơ cấu loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 17
Hình 3.1 Khung phân tích khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNVVV tại
VCB Lâm Đồng .....................................................................................................43
Hình 4.1 Năng lực tài chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các
DNNVV tại VCB Lâm Đồng ................................................................................. 48
Hình 4.2 Mức độ đáp ứng về minh bạch trong báo cáo tài chính, kiểm soát dòng tiền
của các DNNVV ....................................................................................................48
Hình 4.3 Tỷ trọng các loại tài sản của DNNVV ....................................................49
Hình 4.4 Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định cho
vay của ngân hàng ..................................................................................................50
Hình 4.5 Quản lý rủi ro của DNNVV ....................................................................51
Hình 4.6 Khả năng đáp ứng nhu cầu của các DNNVV về thời hạn vay và mức vay
tại VCB Lâm Đồng .................................................................................................55
Hình 4.7 Thủ tục hành chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các
DNNVV tại VCB Lâm Đồng .................................................................................56
Hình 4.8 Rào cản về chứng minh năng lực tài chính và các thủ tục về TSBĐ của các
DNNVV vay vốn tại VCB Lâm Đồng ...................................................................56


x


TÓM TẮT
Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn và giải pháp nâng cao khả
năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank Lâm Đồng.
Tính đến cuối 2018, dư nợ DNNVV của VCB Lâm Đồng là 558 tỷ đồng,
chiếm 10,5% tổng dư nợ toàn chi nhánh (5.316 tỷ đồng). Số liệu trên cho thấy dư
nợ DNNVV rất thấp và chưa tương xứng với tiềm năng.
Đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Vietcombank Lâm Đồng” được thực hiện để tìm hiểu mức độ đáp ứng các
điều kiện vay vốn và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao dư nợ dành cho
DNNVV.
Dựa trên cơ sở phân tích quan điểm, mô hình, kết quả các bài nghiên cứu
trong và ngoài nước, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng Exel
tính toán các chỉ tiêu trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các yếu tố và mức độ
đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV.
Kết quả cho thấy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng ảnh hưởng lớn bởi yếu tố
như tài sản đảm bảo, năng lực tài chính, phương án kinh doanh khả thi. Về phía
ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo và quy trình cho vay là điều gây cản
trở khả năng tiếp cận vốn của DNNVV nhiều nhất.
Nghiên cứu này hữu ích cho ban lãnh đạo của VCB ra quyết định về chính
sách tín dụng như: nâng cao tỷ lệ vay vốn trên tài sản đảm, nới lỏng về quy trình
vay vốn, hỗ trợ lãi suất đối với DNNVV. Đồng thời giúp cho DNNVV có những
biện pháp thích hợp để nâng cao khả năng vay vốn tại VCB, như nâng cao năng lực
tài chính, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, khả năng lập các dự án, phương
án SXKD khả thi, uy tín của doanh nghiệp, minh bạch báo cáo tài chính, tăng cường
tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại
VCB.
Từ khóa: điều kiện, vay vốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, VCB Lâm Đồng.


xi


ABSTRACT
Assessing the level of meeting the borrowing conditions and solutions to
improve the accessibility of capital of small and medium enterprises at
Vietcombank Lam Dong.
By the end of 2018, VCB's outstanding loans to VCB were VND 558 billion,
accounting for 10.5% of the total outstanding loans of the whole branch (VND
5.316 billion). The above data shows that SMEs outstanding loans are very low and
not commensurate with the potential.
The project "Solutions to improve the accessibility of capital of small and
medium enterprises at Vietcombank Lam Dong" was conducted to understand the
level of meeting loan conditions and offer appropriate solutions to improve
outstanding loans for SMEs.
Based on the analysis of views, models and results of research papers at
home and abroad, the author uses descriptive statistical methods, using Exel to
calculate average indicators, maximum value, the smallest of the elements and the
level of meeting the SMEs loan conditions.
The results show that the ability to access bank capital is greatly influenced
by factors such as guaranteed assets, financial capacity and feasible business plans.
On the bank side, lending rates on collateral and lending processes are what hinder
SMEs' access to capital the most.
This study is useful for VCB's management to make a decision on credit
policies such as: raising the ratio of borrowing on secured assets, loosening lending
procedures, and supporting interest rates for SMEs. At the same time, it helps SMEs
to take appropriate measures to improve their ability to borrow capital at VCB, such
as improving financial capacity, management capacity of business owners, ability to
set up feasible projects and business plans, prestige of the business, transparency of
financial statements, strengthening participation in industry association, value chain
to increase access to credit capital at VCB.



xii

Keywords: conditions, loans, small and medium enterprises, VCB Lam
Dong.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng chủ yếu
trong nền kinh tế. Do đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng,
như tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động, huy động nguồn lực xã hội,
xóa đói giảm nghèo,… Cụ thể, tính đến đầu năm 2017 cả nước có khoảng 518.000
doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, gấp 1,5 lần so với năm 2012 tương ứng với tăng
176.000 doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp đã thu hút được khoảng 14 triệu lao
động, tăng 28,5% so với thời điểm năm 2012. Thời kỳ 2012 - 2017, hàng năm bình
quân số lượng doanh nghiệp tăng 8,7%, lao động tăng khoảng 5%. Số liệu điều tra
kinh tế năm 2017 cho thấy, số lượng doanh nghiệp lớn chiếm 1,9% tổng doanh
nghiệp, giảm 2,3% so với năm 2012, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng vượt
bậc, chiếm 74% tổng số doanh nghiệp. Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ
và vừa đã nộp cho nhà nước đã chiếm 32,5% tổng tỷ trọng ( Theo Trung tâm Tư
liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê ). Sự đóng góp này đã hỗ trợ lớn
cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác.
Mặc dù tiềm năng của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV tại Lâm Đồng là rất
lớn nhưng việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này rất hạn chế. Dư nợ
của VCB Lâm Đồng tính đến cuối năm 2018 đạt 5.316 tỷ đồng, trong đó dư nợ
DNNVV chỉ đạt 558 tỷ đồng, chiếm 10,5 % tổng dư nợ của toàn chi nhánh (Theo
báo cáo thường niên VCB Lâm Đồng 2017, 2018). Các rào cản chủ yếu khi

DNNVV tiếp cận vốn tại VCB Lâm Đồng xuất phát từ cả hai phía, đối với doanh
nghiệp chưa đáp ứng các điều kiện của ngân hàng về tài sản đảm bảo, dự án kinh
doanh khả thi. Từ phía ngân hàng, cần có nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp
tiếp cận nguồn vốn vay như: nới lỏng các điều kiện, thủ tục về tài sản đảm bảo, tư
vấn cho DN lập dự án kinh doanh, nâng cao khả năng kiểm soát dòng tiền cho
doanh nghiệp.
Như vậy, DNNVV có đóng góp nhất định cho nền kinh tế, số lượng doanh
nghiệp của tỉnh Lâm Đồng 2018 tăng mạnh, dư nợ doanh nghiệp của VCB Lâm


2

Đồng còn thấp hơn so với trung bình của cả nước. Doanh nghiệp, đặc biệt là
DNNVV lại rất cần vốn vay ngân hàng để kinh doanh, đầu tư kỹ thuật… đặc biệt
trong giai đoạn phát triển kinh tế này. Đó là do hầu hết các DNNVV chưa đủ uy tín
trong kinh doanh do quản lý tài chính thiếu minh bạch, không áp dụng các chuẩn
mực quản trị, sổ sách thì chưa được lập đúng các chuẩn mực kế toán, hoặc không đủ
vốn đối ứng khi thực hiện vay một dự án, hoặc không đủ điều kiện về tài sản thế
chấp.
Như vậy, tình trạng ngân hàng thừa vốn muốn tăng trưởng tín dụng trong khi
các doanh nghiệp thiếu vốn nhưng lại không vay được xảy ra. Đó là vấn đề mà các
doanh nghiệp cũng như ngân hàng luôn muốn tìm ra lời giải. Vì vậy, đề tài “Giải
pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Vietcombank Lâm Đồng” được thực hiện để tìm hiểu và phân tích mức độ đáp ứng
các điều kiện vay vốn của DNNVV tại VCB, tìm hiểu các rào cản chủ yếu khi tiếp
cận vốn tại VCB Lâm Đồng của các DNNVV từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao dư nợ dành cho DNNVV.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá khả năng

đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV tại VCB Lâm Đồng, trên cơ sở đó, đề
xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại
VCB Lâm Đồng.
Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích thực trạng và đánh giá mức độ đáp ứng về các điều kiện vay vốn
của các DNNVV tại VCB Lâm Đồng.
 Đề xuất các nhóm giải pháp cho VCB Lâm Đồng để nâng cao dư nợ
DNNVV cũng như các giải pháp cho DNNVV để nâng cao khả năng tiếp cận vốn
vay tại VCB Lâm Đồng.


3

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
 Các yếu tố nào của DNNVV ảnh hưởng đến khả năng vay vốn tại VCB
Lâm Đồng?
 Những giải pháp nào cho DNNVV và VCB Lâm Đồng để nâng cao khả
năng tiếp cận vốn vay tại VCB Lâm Đồng?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của
DNNVV tại VCB Lâm Đồng.
 Đối tượng điều tra: 220 nhà quản lý DNNVV có vay vốn tại VCB Lâm
Đồng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung: Nghiên cứu mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của
DNNVV tại VCB Lâm Đồng
 Về không gian: Tại VCB Lâm Đồng và các DNNVV có vay vốn tại ngân
hàng.
 Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2016 – 2018.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập tài liệu, số liệu và điều
tra, khảo sát:
 Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:
Thu thập từ các nguồn tài liệu, các Qui định, Thông tư, Văn bản của Nhà
nước, Bộ Tài chính, Luật doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước; Các báo cáo thường
niên, báo cáo tài chính của VCB; Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng; các báo cáo
tài liệu của các ban ngành tỉnh Lâm Đồng; thông tin đã được công bố trên các giáo
trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước.
Đối với số liệu thứ cấp: Tác giả sẽ tiến hành xâu chuỗi các thông tin qua số
liệu thống kê được, tính toán các tỷ lệ, số bình quân, các mức độ mô tả chuỗi thời


4

gian nhằm đánh giá tình hình DNNVV và mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn
của DNNVV tại VCB Lâm Đồng.
 Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp điều tra thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi: sử dụng excel
để mô tả mẫu điều tra, tìm hiểu đặc điểm của mẫu điều tra nhằm phân tích thực
trạng và mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV tại VCB Lâm Đồng.
Dựa trên thông tin từ các tài liệu đã nghiên cứu, qua sự quan sát và thông tin
từ phỏng vấn, tác giả tiến hành so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa
khung lý thuyết đã hệ thống với thực trạng tiếp cận nguồn vốn của DNNVV. Đồng
thời, từ bộ số liệu thứ cấp qua xử lý trên phần mềm Excel, tác giả sẽ tiến hành so
sánh sự biến động của các yếu tố qua các thời kỳ để đưa ra những nhận xét, đánh
giá nhiều chiều và trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện khả năng tiếp cận
vốn của các DNNVV tại VCB Lâm Đồng.
1.5 Ý nghĩa của luận văn
Nghiên cứu này sẽ hữu ích cho ban lãnh đạo của VCB, các DNNVV trên địa

tỉnh Lâm Đồng:
 Dựa trên kết quả nghiên cứu, ban lãnh đạo VCB sẽ cân nhắc các yếu tố trong
quá trình xây dựng, ra quyết định về chính sách tín dụng doanh nghiệp
nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu giúp DNNVV có những biện pháp thích hợp để nâng
cao khả năng vay vốn tại VCB Lâm Đồng.
 Các giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan quản lý là nguồn tài liệu tham
khảo có ích cho các nhà quản lý nhằm xây dựng các chương trình và dự án
hỗ trợ các DNNVV riêng tại tỉnh Lâm Đồng và chung cho cả nước tiếp cận
nguồn vốn tín dụng tại các NHTM.
1.6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần tóm tắt, kết luận, luận văn chia làm 5 chương
CHƯƠNG 1: Giới thiệu đề tài


5

Tác giả sẽ trình bày chi tiết về sự cần thiết của việc nghiên cứu, mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, kết cấu của luận văn.
CHƯƠNG 2: Tổng quan về Vietcombank Lâm Đồng và DNNVV tại tỉnh Lâm
Đồng
Tác giả sẽ phân tích và làm rõ các loại hình, kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Khái quát quy trình cho vay tại
VCB Lâm Đồng gồm các khâu thẩm định, phê duyệt, vận hành, giám sát khoản vay
và xử lý nợ có vấn đề. Tác giả cũng phân tích và làm rõ tiêu chuẩn phân loại
DNNVV tại các quốc gia khác nhau . Tác giả cũng chỉ rõ cho vay các DNNVV tại
ngân hàng rất hạn chế, dư nợ đạt thấp hơn so với trung bình cả hệ thống. Các
DNNVV vay vốn tại ngân hàng phải có tài sản đảm bảo. Các khoản vay tập trung
chủ yếu là ngắn hạn, trung bình chiếm trên 70% trong tổng dư nợ.

CHƯƠNG 3: Tổng quan các nghiên cứu trước và phương pháp nghiên cứu về
khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của các DNNVV
Thông qua nghiên cứu tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV cho thấy, ngân hàng chú trọng
đến các tiêu chí tài chính và phi tài chính để thẩm định và phê duyệt các khoản vay
của DNNVV. Các yếu tố phi tài chính như: năng lực quản trị doanh nghiệp, tính
minh bạch trong báo cáo tài chính, kiểm soát dòng tiền có tác động đến khả năng
vay vốn tín dụng của DNNVV. Các tiêu chí về đánh giá tài chính phản ánh sức
khỏe của doanh nghiệp như: khả năng trả nợ vay, tài sản đảm bảo, thu nhập của
doanh nghiệp được đánh giá cao khi xếp hạng doanh nghiệp để ra quyết định tín
dụng.
CHƯƠNG 4: Thực trạng khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của
DNNVV tại Vietcombank Lâm đồng
Qua mô tả và xử lý số liệu, phân tích kết quả điều tra DNNVV về mức độ đáp
ứng các điều kiện vay vốn tại VCB Lâm Đồng cho thấy, nhân tố về tài sản đảm bảo


6

tác động lớn nhất đến khả năng vay vốn của DNNVV, tiếp theo là năng lực tài
chính.
Đánh giá những rào cản về khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của
DNNVV tại VCB Lâm Đồng, trong đó rào cản lớn nhất là thiếu tài sản đảm bảo.
Tài sản chủ yếu của các DNNVV là hàng tồn kho và luân chuyển trong kinh doanh
do vậy, doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện về tài sản đảm bảo của ngân hàng.
CHƯƠNG 5: Giải pháp nâng cao khả năng vay vốn của DNNVV tại VCB
Lâm Đồng
Trong chương này tác giả đề xuất các giải pháp đối với các DNNVV gồm các
giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp,
nâng cao khả năng lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh ( SXKD), nâng cao uy

tín của doanh nghiệp, minh bạch trong báo cáo tài chính và tăng cường tham gia
liên kết ngành, chuỗi giá trị. Đề xuất các giải pháp đối với VCB Lâm Đồng về nới
lỏng các quy định về tài sản đảm bảo, quy trình thủ tục vay vốn và đưa ra các kiến
nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân
hàng của các DNNVV tại Lâm Đồng. Tiếp đó tác giả cung đưa ra một số hạn chế
của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày chi tiết về sự cần thiết của việc nghiên
cứu về đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Vietcombank Lâm Đồng, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu về
phương pháp nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, kết cấu của luận văn.


7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG VÀ DNNVV
TẠI ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG
2.1 Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng
2.1.1 Tổng quan về Vietcombank
Ngày 26/12/2007, Vietcombank đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
(IPO) và từ năm 2017 đến nay đã trở thành cổ phiếu hàng đầu trong các cổ phiếu
ngân hàng.
Đến tháng 9/2011, VCB ký hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho
Corporate Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho - Tập đoàn tài chính lớn thứ 3 ở
Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới, với tỷ lệ sở hữu là 15%. Đây là sự kiện quan trọng
đối với VCB nói riêng và của chung cả hệ thống tài chính. Trong năm 2017 xu
hướng các cổ đông chiến lược nước ngoài rút vốn khỏi các ngân hàng trong nước
như ACB, Techcombank, VIB...Tuy nhiên, tập đoàn Tài chính Mizuho vẫn hợp tác
với VCB.
Giai đoạn 2013 – 2018, VCB tăng trưởng rất mạnh cả về vốn điều lệ, quy mô

tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ cho vay. Tiếp đó, VCB vừa tập trung triển khai có
hiệu quả Đề án tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, vừa triển khai có
hiệu quả nhiều dự án nâng cao năng lực quản trị, hoạt động.
Trước đây, VCB chuyên phục vụ về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, ngày nay VCB
đã trở thành một ngân hàng hoạt động đa lĩnh vực và cung cấp cho khách hàng đầy
đủ dịch vụ tài chính trong lĩnh vực thanh toán quốc tế như huy động vốn, cho vay,
tài trợ dự án, ngân hàng điện tử, thẻ, kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái
sinh,…
Năm 2017, Moody’s đã đánh giá VCB là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt
nhất Việt Nam, 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực và 1 trong 300 tập đoàn
ngân hàng lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất vào
năm 2020. Về cơ cấu cổ đông của VCB, nhà nước sở hữu với tỷ lệ 77,11% và Cổ
đông nước ngoài là ngân hàng Mizuho với tỷ lệ sở hữu là 15%. Năm 2017, tổng tài
sản của VCB là 1.035.293 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên đến 9.111 tỷ đồng.


8

Tính đến 31/12/2017, ngoài Trụ sở chính, VCB có 101 Chi nhánh và 397
phòng giao dịch hoạt động tại 53/63 tỉnh/ thành phố trong cả nước. Ngoài ra,
Vietcombank thiết lập với 2.105 ngân hàng đại lý tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên toàn thế giới. (Báo cáo thường niên Vietcombank, 2017)
Năm 2018, Vietcombank đã đạt tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel II, VCB
là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước có nguồn vốn điều lệ cao so
với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Lâm Đồng
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng chính
thức được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2004. Trụ sở được đặt tại Tòa
nhà Vietcombank, số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm
Đồng. Có 05 phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch Hòa Bình, phòng giao dịch

Đức Trọng, phòng giao dịch Lâm Hà, phòng giao dịch Bảo lộc, phòng giao dịch
Đơn Dương.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, VCB Lâm Đồng đã có những
đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế tỉnh, phát huy tốt vai trò của một
NHTM. VCB Lâm Đồng đã cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính:
như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như những dịch
vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ
thẻ, ngân hàng điện tử…
Sau hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, VCB Lâm Đồng hiện có khoảng
110 cán bộ nhân viên, với 5 phòng Giao dịch đặt tại các trung tâm trọng điểm kinh
tế của tỉnh Lâm Đồng. Kết quả kinh doanh qua các năm luôn tăng cao và luôn duy
trì là một trong ba tổ chức tín dụng có số dư huy động vốn và dư nợ lớn nhất tại tỉnh
Lâm Đồng. Bên cạnh đó, Vietcombank Lâm Đồng còn phát triển khoảng 22 máy
ATM và trên 600 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn tỉnh.


9

2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Vietcombank Lâm Đồng

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐÓC

Phòng dịch
vụ

Phòng ngân
quỹ


Phòng
khách hàng

PHÓ GIÁM ĐÓC

Phòng kế
toán

Phòng quản
lý nợ

Phòng
hành chính
nhân sự

Phòng giao
dịch

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của VCB Lâm Đồng
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Lâm Đồng)
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh
Lâm Đồng được tổ chức khá quy củ, chặt chẽ, từng phòng ban được phân công,
phân nhiệm rõ ràng. Cao nhất là giám đốc, sau đó đến 2 phó giám đốc và các phòng
ban nghiệp vụ. Giám đốc trực tiếp quản lý mọi hoạt động kinh doanh và phòng
khách hàng doanh nghiệp, hai phó giám đốc quản lý các phòng ban còn lại.
2.2 Thực trạng về DNNVV tại Lâm Đồng
Tại tỉnh Lâm Đồng, số liệu ước tính đến cuối năm 2018 có 1100 doanh nghiệp
mới thành lập, với số vốn đăng ký bình quân đạt 6,4 tỷ đồng/doanh nghiệp, số đơn
vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh). Về tình hình
hoạt động, giải thể doanh nghiệp: Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

174 doanh nghiệp, tăng 4,8%; giải thể 73 doanh nghiệp, tăng 37,7% so với cùng kỳ.
(Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, 2018). Tình hình thu hút,
quản lý các dự án đầu tư: Dự kiến trong năm 2018, có 55 dự án được cấp Quyết
định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với vốn đăng ký ước
5.186 tỷ đồng, quy mô diện tích ước 492 ha. So với năm 2017, số dự án tăng 3,8%
(tăng 02 dự án), vốn đầu tư giảm 2,3% (giảm 123 tỷ đồng), quy mô diện tích giảm


10

11,2% (giảm 62,1 ha). Thu hồi, chấm dứt hoạt động 22 dự án, với vốn đăng ký đầu
tư 2.530,7 tỷ đồng, quy mô diện tích 3.006 ha; trong đó: 01 dự án vốn đầu tư nước
ngoài, với vốn đăng ký đầu tư 68,1 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,08 ha; 21 dự án vốn
đầu tư trong nước, với vốn đăng ký đầu tư 2.462,6 tỷ đồng, quy mô diện tích
3.002,9 ha. So với cùng kỳ năm 2017, bằng 68,8% về số dự án, 91,8% về vốn,
171,2% về diện tích (năm 2017 thu hồi: 32 dự án, vốn đăng ký 2.756,68 tỷ đồng,
quy mô diện tích 1.755,48 ha).
2.2.1 Tổng quan về DNNVV
Trong lịch sử kinh tế thế giới có rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, tùy thuộc vào từng giai đoạn
phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước mà các nhà kinh tế, các chính phủ sẽ đưa
ra các khái niệm khác nhau về DNNVV.
Trên thế giới, khái niệm về DNNVV được hiểu và quy định khác nhau tùy
từng quốc gia. Các nước căn cứ vào những tiêu chí khác nhau để phân loại doanh
nghiệp và đưa ra quan niệm DNNVV phù hợp với mình. Tiêu chí định tính và tiêu
chí định lượng là hai tiêu chí để phân loại doanh nghiệp.
Tiêu chí định tính dựa trên tính chuyên môn hóa thấp, mức độ phức tạp của
quản lý không cao, số đầu mối quản lý ít…
Về tiêu chí định lượng, dựa vào tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận, số lượng
lao động, giá trị tài sản hay vốn chủ sở hữu. Việc phân loại doanh nghiệp theo mỗi

tiêu chí có điểm tích cực và hạn chế riêng. Hiện nay, tùy theo điều kiện của mình,
từng nước sử dụng kết hợp các tiêu chí khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), doanh nghiệp được chia thành 4 loại: doanh
nghiệp siêu nhỏ (số lao động < 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10
người - 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ 50 người - 300 người), doanh
nghiệp lớn (số lao động > 300 người).
Theo EU thì doanh nghiệp được chia như sau:


11

Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
của một số quốc gia và khu vực
Quốc
Số lao động
Phân loại DNNVV
Vốn đầu tư Doanh thu
gia/Khu vực
bình quân
Các nước phát triển
1. Hoa kỳ

Nhỏ và vừa
Phân

2. Nhật

loại

0-500


Không có tiêu chuẩn
0-300 triệu Không

theo

ngành:

1-300

- Sản xuất

1-100

- Thương mại

1-100

- Dịch vụ



tiêu chuẩn

yên
0-100 triệu
yên
0-50

triệu


yên

3. Australia

Nhỏ và vừa

< 200

Không có tiêu chuẩn

4. Canada

Nhỏ

< 100

Không quy < CDN$ 5

Vừa

< 500

định

triệu
CDN$ 5 20 triệu

Nhỏ và vừa


< 50

Không có tiêu chuẩn

6. Korea

Nhỏ và vừa

< 300

Không có tiêu chuẩn

7. Taiwan

Nhỏ và vừa

< 200

< NT$ 80 < NT$ 100

5.New
Zealand

triệu

triệu

Các nước đang phát triển
1. Thailand


2. Malaysia

Nhỏ và vừa
- Ngành sản xuất

Không có tiêu < 200 triệu Không
chuẩn

Baht

0-150

Không

tiêu chuẩn
có RM

tiêu chuẩn
3. Philippine

Nhỏ và vừa

< 200



0-25

triệu


1,5-60 triệu Không
Peso

tiêu chuẩn




×