Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.41 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------****--------------------

LÊ THỊ THÙY LINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------****--------------------

LÊ THỊ THÙY LINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ : “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút
Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài: Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2019
Người cam đoan

Lê Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT – ABSTRACTS
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ............................................................ 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 1

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 1

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2

1.2.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 2

1.3.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2

1.5.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 2

1.6.

Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................... 3


1.6.1.

Ý nghĩa về mặt khoa học .................................................................... 3

1.6.2.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn .................................................................... 3

1.7.

Kết cấu đề tài ............................................................................................ 3

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 4
2.1.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm ........................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................... 4

2.1.3.

Phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................... 5


2.1.4.

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................... 6

2.1.5.

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế ......... 7


Bài học kinh nghiệm từ việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

2.1.6.

Việt Nam ........................................................................................................ 11
2.2.

Tổng quan nghiên cứu trước về nhân tố tác động đến FDI .................... 13

2.2.1.

Các nghiên cứu trước đây nước ngoài ............................................. 13

2.2.2.

Các nghiên cứu trước đây trong nước .............................................. 17

2.2.3.

Khoảng trống các nghiên cứu trước đây .......................................... 20


2.3.

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 23
Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 23

3.1.
3.2.

Các biến số của mô hình ......................................................................... 23

3.3.

Phương pháp chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu ....................................... 24

3.3.1.

Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 24

3.3.2.

Phân tích thống kê mô tả .................................................................. 25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................ 26
4.1.

Các kiểm định mô hình hồi quy .............................................................. 26


4.1.1.

Kiểm định tính tự tương quan .......................................................... 27

4.1.2.

Kiểm định dạng mô hình biến thiên ................................................. 28

4.1.3.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi. ............................................. 28

4.2.

Kết quả phân tích mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến FDI Việt

Nam.................. ................................................................................................. 29
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................. 31
5.1.

Kết luận ................................................................................................... 31

5.2.1.

Hàm ý đối với tăng trưởng kinh tế ................................................... 31

5.2.2.

Hàm ý đối với hoạt động xuất nhập khẩu ........................................ 32


5.2.3.

Hàm ý đối với tiền lương cho người lao động ................................. 34

5.3.

Hạn chế nghiên cứu................................................................................. 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A.

Tiếng Việt.

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

CSDL

Cơ sở dữ liệu

NSNN

Ngân sách nhà nước

VAT


Thuế Giá trị gia tăng

B.

Tiếng Anh.

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

UNTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

IMF

Qũy tài chính quốc tế

BOT

Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao

PPP

Hợp tác công

BTO

Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao


WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

VECM

Mô hình véc tơ sai số

GSO

Tổng cục thống kê


DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ
BẢNG


TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1.

Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài

16

Bảng 2.2

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

19

Bảng 3.1.

Nguồn dữ liệu nghiên cứu

24

Bảng 3.2

Thống kê mô tả

25

Bảng 4.1


Kiểm định tính dừng

26

Bảng 4.2

Khác phục tính không dừng

27

Bảng 4.3

Kiểm định tính tự tương quan

28

Bảng 4.4

Kiểm định dạng mô hình biến thiên

28

Bảng 4.5

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

29

Bảng 4.6


Phân tích mô hình hồi quy OLS

29


TÓM TẮT
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự
phát triển kinh tế của một đất nước. Bài nghiên cứu xem xét về sự tác động của các yếu
tố lên việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm
2018 tại thị trường Việt Nam để đề ra những giải pháp cũng như hướng khắc phục để
thu hút hơn nữa nguồn vốn này. Dựa trên nền tảng kiến thức đã học, bài viết là một trong
những đề tài thực tiễn trong giai đoạn mới tại Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này theo
hướng vĩ mô toàn thị trường Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ các tổ chức tài chính
thế giới uy tín cùng việc ứng dụng các phương pháp thống kê từ phần mềm thống kê
Eviews. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các
yếu tố lên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để nhấn mạnh sự tác động
mạnh yếu của từng loại yếu tố thành phần. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đề ra các giải
pháp hữu hiệu và hiệu quả nhằm giúp Việt Nam thu hút tốt hơn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
Nghiên cứu này đánh giá chung các nghiên cứu trước đây đều mang tính vĩ mô,
tức sử dụng các biến vĩ mô để xem xét tác động của chúng lên một nền kinh tế châu lục
hay khu vực. Bài nghiên cứu này kế thừa tư tưởng đó nhưng có điểm đổi mới, vẫn sử
dụng các yếu tố vĩ mô nhưng xem xét sự tác động chỉ trong một quốc gia là tại Việt Nam
và thay đổi khung thời gian 1997-2018 là giai đoạn gần đây nhất để bắt kịp xu thế hiện
nay.


ABSTRACTS
Foreign direct investment plays an important role in the economic development
of a country. The paper examines the impact of factors on attracting foreign direct

investment in the period from 1997 to 2018 in Vietnam market to find out solutions to
attract more of this capital. Based on the knowledge learned, the article is one of the
practical topics in the new period in Vietnam to study this issue in the macro direction
of the whole Vietnamese market. Data is collected from reputable world financial
institutions and the application of statistical methods from Eviews statistical software.
The research results provide empirical evidence of the impact of factors on foreign direct
investment in Vietnam to emphasize the weak impact of each component. In addition,
the paper also provides effective and effective solutions to help Vietnam better attract
foreign direct investment.
This study generally evaluates previous studies that are both macroeconomic,
using macro variables to consider their impact on a continental or regional economy.
This paper inherits that ideology but has an innovation point, still uses macro factors but
considers the impact only in one country in Vietnam and changes in the 1997-2018
timeframe are stages most recently to catch up with the current trend.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, thu hút sự quan

tâm của nhiều nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu trong thời gian
gần đây. Nhưng, trên thực tế, các nghiên cứu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam hầu hết chỉ tập trung vào giai đoạn trước năm 2007, trong khi thực tiễn hiện
nay vấn đề này hết sức phức tạp, đòi hỏi những nghiên cứu mới, cập nhật gần hơn để
phản ánh đúng tình hình hiện tại.
Quá trình “Đổi mới” của nền kinh tế Việt Nam được bắt đầu từ 1986 với những

cải cách mạnh mẽ, quan trọng và được thực hiện bền bỉ, liên tục trên quá trình hòa nhập
sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng trên thế giới trong nhiều năm gần đây là một trong những kết quả tích cực của
quá trình này. Theo đó, những thành tựu về cải thiện mức sống của nhân dân cũng đã
được ghi nhận đáng kể. Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình
kể từ 2010.
Kết quả ấn tượng kể trên có sự đóng góp hết sức to lớn của dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đổ vào Viêt Nam kể từ 1988 đến nay. Nó không chỉ là nhân tố then chốt
cho tăng trưởng kinh tế, FDI còn được coi là đã mang lại ảnh hưởng tích cực đến năng
suất lao động thông qua tác động lan tỏa, những đóng góp đáng kể cho xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm và xuất khẩu. Giai đoạn năm 1997-2018 nền kinh tế toàn cầu trãi
qua 2 lần khủng hoảng (năm 1998 và năm 2008), do đó nghiên cứu sự thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở giai đoạn này nhằm đánh giá đúng nhất khi có những
biến động kinh tế thì việc thu hút nguồn vốn này bị tác động như thế nào là chủ đề
nghiên cứu của luận văn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố lên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam.


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, luận văn tìm hiểu tình hình thực trạng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
người ngoài vào Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, luận văn xác định các yếu tố tác động lên FDI và mức độ tác động mạnh
yếu từng yếu tố để nhìn rõ hơn bức tranh chi tiết trong vấn đề này.
Thứ ba, dựa vào cơ sở trên, luận văn tiến hành đề ra các giải pháp nhằm thu hút
tốt hơn FDI vào Việt Nam trong tương lai.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, các yếu tố nào tác động đến FDI và mạnh yếu như thế nào ở từng yếu
tố thành phần?
Thứ hai, giải pháp nào cho Việt Nam để thu hút tốt hơn FDI trong tương lai?
1.3.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, bài nghiên cứu tiến hành các phương pháp

thích hợp sau:
-

Phương pháp nghiên cứu sơ bộ: tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước
đây kết hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam từ đó lựa chọn các nhân tố tác
động mạnh nhất đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

-

Phương pháp nghiên cứu chính thức:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê,
Ngân hàng thế giới, Quỹ tài chính quốc tế…
+ Phương pháp hồi quy dữ liệu thời gian, sử dụng công cụ Eviews 9 để đánh
giá từng nhân tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.

1.4.


Đối tượng nghiên cứu
Bài viết hướng vào việc nghiên cứu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam.
1.5.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: bài viết nghiên cứu dòng FDI trên toàn lãnh thổ Việt Nam.


3

Phạm vi thời gian: trích xuất dữ liệu FDI và kinh tế vĩ mô từ năm 1997 đến năm
2018.
1.6.

Ý nghĩa nghiên cứu

1.6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Bài viết cung cấp thực trạng và bằng chứng thực nghiệm các yếu tố tác động đến
việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Dựa trên kết quả định lượng, bài nghiên cứu nhận định sự tác động mạnh yếu của
từng yếu tố đến việc thu hút dòng vốn FDI và quan trọng hơn là đề xuất giải pháp để
dòng vốn FDI được thu hút tốt hơn trong tương lại tại Việt Nam.
1.7.

Kết cấu đề tài


Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.


4

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1. Khái niệm
Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như kỹ năng quản lý, công nghệ,
tiền,… từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác để kinh doanh
nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu.
Theo UNCTAD, FDI là khoản đầu tư bao gồm các mối quan hệ trong thời gian
dài, phản ánh quyền kiểm soát và lợi ích của một thực thể ở một nền kinh tế (công ty mẹ
nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài).
Theo IMF, họ quan niệm rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư thực
hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế
khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích là dành được tiếng nói có hiệu quả trong
quản lý doanh nghiệp đó”. Khái niệm này nhấn mạnh đến tính lâu dài của quá trình đầu
tư, chủ đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài và việc đầu tư gắn liền với quyền kiểm soát quản
lý.
Theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu

tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” còn “Nhà đầu tư
nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt
Nam”, theo đó vốn FDI có thể được hiểu là hình thức các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn
đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Do đó, từ quan điểm đã nêu trên, vốn FDI có thể hiểu là hình thức nhà đầu tư
nước ngoài dịch chuyển công nghệ, tiền, kỹ năng quản lý… từ nước này sang nước khác,
từ khu vực này sang khu vực khác đồng thời nắm quyền điều hành, quản lý nhằm mục
đích thu lợi ích kinh tế từ các nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.2. Đặc điểm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm các đặc điểm sau:
Thứ nhất, vốn FDI không chỉ vốn được góp dưới hình thức đầu tư ban đầu được
gọi vốn điều lệ hay vốn pháp định mà còn bao gồm vốn vay của các nhà đầu tư. Nguồn


5

vốn này thông thường được vay từ các công ty mẹ ở nước ngoài và sẽ được các công ty
góp đầy đủ theo quy định nước sở tại nhằm mục đích mở rộng kinh doanh.
Thứ hai, vốn FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của chủ đầu tư nước ngoài, nguồn
vốn này xuất phát hoàn toàn từ nước ngoài, không phải nguồn vốn nước sở tại đi vay do
đó không tạo áp lực về nợ cho nước nhận đầu tư, đây là một trong những ưu điểm vượt
trội so với các hình thức đầu tư khác từ nước ngoài.
Thứ ba, các chủ đầu tư vốn FDI chính là chủ sở hữu vốn, và là một bộ phận của
hình thức chu chuyển vốn quốc tế, chủ đầu tư có quốc tịch là người nước ngoài, tiến
hành đầu tư ở một nước khác vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài này phải chấp hành luật
pháp của nước được tiếp nhận đầu tư. Chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp tham gia điều
hành, quản lý quá trình sử dụng vốn, có quyền lợi và nghĩa vụ từ hoạt động sản xuất
kinh doanh tương đương với phần vốn góp đó.
Thứ tư, bên cạnh những lợi ích to, nguồn vốn FDI cũng mang lại những thách
thức, khó khăn cho nước nhận đầu tư. Mục đích các nhà đầu tư FDI luôn là đạt lợi nhuận

tối đa từ việc đầu tư do đó họ quyết định quy mô, phương thức sử dụng nguồn vốn này
theo hướng có lợi cho mình nhất gây ra những tổn thất, thiệt thòi cho nước sở tại.
Thứ năm, thông thường vốn FDI là nguồn vốn dài hạn, do đó các nước nhận đầu
tư có thể tận dụng lợi thế này trong việc phát triển kinh tế. Đi đôi với việc đầu tư vốn là
việc xây dựng các nhà máy, công trình tại nước sở tại vì vậy thời gian góp sẽ dài và
mang tính ổn định cao.
2.1.3. Phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân chia theo nhiều tiêu chí, cụ
thể:
Thứ nhất, căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài
thành đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, đầu tư vào tiêu thụ sản
phẩm, nghiên cứu và triển khai.
Thứ hai, căn cứ vào tính chất pháp lý của đầu tư nước ngoài trực tiếp có thể chia
đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các loại hợp đồng và hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp


6

100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh. Bên cạnh đó còn có thêm hình thức
đầu tư khác là hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Thứ ba, căn cứ vào tính chất đầu tư thì FDI được chia thành hai loại đầu tư phân
tán và đầu tư tập trung trong khu chế xuất. Hai loại đầu tư trên đều có ảnh hưởng đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp ở mỗi quốc gia.
Thứ tư, căn cứ vào lĩnh vực đầu tư thì chia FDI thành ba loại như đầu tư dịch vụ,
nông nghiệp, công nghiệp.
2.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, các hình thức đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài khá phong phú bao gồm:
Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation
Contract); Doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài và các hình thức đầu tư vốn FDI
khác.

2.1.4.1.

Doanh nghiệp liên doanh

Là hình thức kinh doanh quốc tế. Các bên tham gia là những người có quốc tịch
hoàn toàn khác nhau, một bên là đối tác nước ngoài và một bên là nhà đầu tư của nước
sở tại. Đặc điểm của hình thức này là tạo ra một doanh nghiệp mới theo pháp luật của
nước sở tại, các bên tham gia cùng kết hợp với nhau trên cơ sở cùng góp vốn, quản lý,
cùng phân phối lợi nhuận, và cùng chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
2.1.4.2.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation Contract)

Là hình thức liên doanh liên kết giữa một bên là các nhà đầu tư nước ngoài và
một bên là đối tác tại nước sở tại trên cơ sở phân chia kết quả kinh doanh và quy định
trách nhiệm giữa hai bên bằng các văn bản được ký kết mà không thành lập pháp nhân
mới.
2.1.4.3.

Doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài

Là loại hình doanh nghiệp mà các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để
thành lập công ty và điều hành. Đặc điểm của loại hình này là dạng công ty trách nhiệm
hữu hạn, thuộc sở hữu hoàn toàn của nước ngoài, có tư cách pháp nhân theo luật nước
sở tại, chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh.


7


2.1.4.4.

Các hình thức đầu tư vốn FDI khác

BOT (Building Operate Transfer)
Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận..
PPP (Public – Private Partnership).
Là hình thức đối tác công tư. Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây
dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ
tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Hợp đồng PPP có một số đặc điểm như là: một bên
chủ thể ký hợp đồng là cơ quan nhà nước, hợp đồng liên quan đến hạ tầng và dịch vụ
công..
BTO (Building Transfer Operate)
Là hình thức đầu tư ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi các công trình này được
xây dựng xong thì nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho sở tại. Chính phủ sẽ cho
nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu
tư và lợi nhuận.
BT (Building Transfer)
Là hình thức đầu tư được ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi các công trình này được xây dựng xong,
nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho
nhà đầu tư này thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc Chính
phủ sẽ thanh toán cho các nhà đầu tư này theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
2.1.5. Tác động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế
2.1.5.1.


Tác động tích cực đến nền kinh tế

Thứ nhất, giúp hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường các quan hệ đối ngoại với
các quốc gia khác nhau, các tổ chức, các tập đoàn lớn trên thế giới.


8

Việc thu hút dòng tiền ngoại tệ đối với các nước đang phát triển để phát triển kinh
tế là mục tiêu lớn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần vô cùng quan trọng vào việc
thúc đẩy xuất khẩu và trên thực tế đầu tư trược tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong
tổng xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam tỷ
lệ này chiếm hơn 50% và trong thời gian tới có xu hướng tăng khi nước ta hội nhập sâu
vào kinh tế thế giới.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn góp phần quan trọng trong việc đưa
nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với kinh tế của thế giới, đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho địa phương.
Sự gia nhập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một lượng lớn
ngành nghề cũng như sự đa dạng của các ngành nghề cho nước sở tại đặc biệt là các
nước đang phát triển. Qua đây người lao động cũng được trao dồi kinh nghiệm, kỹ năng
cũng như nâng cao tay nghề qua thời gian thông qua việc đào tạo trong và ngoài nước.
Từ đó nguồn lực lao động dồi dào, chuyên môn cao đáp ứng với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ra lương từ các doanh nghiệp FDI trả cho người lao động thường cao hơn
so với doanh nghiệp trong nước do đó người lao động có thể nâng cao đời sống. Vì vậy
người lao động sẽ làm việc năng suất hơn.
Thứ ba, cải thiện thủ tục hành chính, nâng cao tính minh bạch cho môi trường
đầu tư.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý là một yếu tố không kém phần quan trọng để
thu hút nguồn FDI, các nước muốn thu hút nguồn vốn phải không ngừng cải thiện thủ
tục hành chính theo hướng đổi mới tích cực, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp
luật, đảm bảo sự hợp lý, công bằng. Ngoài ra việc minh bạch, rõ ràng trong đầu tư là
điều tất cả các doanh nghiệp FDI đều quan tâm để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng
giữa các nhà nhà đầu tư.
Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.


9

Các nhà đầu tư nước ngoài luôn là đối thủ nặng ký đối với các doanh nghiệp trong
nước, Sự xuất hiện các của nhà đầu tư này tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các doanh
nghiệp, từ đó các doanh nghiệp trong nước không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
kinh doanh để có thể tồn tại. Nền kinh tế trong nước vì thế mà phát triển hơn.
Thứ năm, tạo tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh
tế.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nâng cao hiệu quả hoạt động qua số lượng
các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn đầu tư. Đồng thời, có tác động lan
tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thông qua việc liên kết giữa các
doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, năng lực quản
lý và công nghệ, kinh doanh được chuyển giao.
Thứ sáu, góp phần phát triển và chuyển giao công nghệ nhất là ở những nước
đang phát triển.
Thông thường các nước đang phát triển là các nước có công nghệ còn lạc hậu,
thua kém các nước phát triển, khi các doanh nghiệp FDI xuất hiện họ không chỉ đầu tư
vốn tại nước nhận ngoài ra họ còn nhập những máy móc với công nghệ cao từ các nước
tiên tiến để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Do đó đây là cơ hội
cho các nước nhận đầu tư đón nhận cũng như học hỏi các công nghệ tiên tiến trong kinh
doanh

2.1.5.2.

Tác động tiêu cực đến nền kinh tế
Thứ nhất, xuất hiện nguy cơ rửa tiền.
Thông qua việc đầu tư nguồn vốn ra nước ngoài một cách dễ dàng, các đối tượng

xấu có thể mượn cơ hội này để thực hiện hành vi rửa tiền tại nước sở tại. Theo cảnh báo
của WB thì Việt Nam sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế chọn làm mục tiêu vì hệ thống
kế toán, hệ thống thanh tra, giám sát khách hàng ở nước ta còn kém phát triển, vẫn còn
thói quen dùng tiền mặt. Nước ta đang trên con đường hội nhập nên việc mở cửa thu hút
vốn đầu tư nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ và có hiệu quả tạo điều kiện thuận
lợi cho các đối tượng xấu thực hiện hành vi rửa tiền.
Thứ hai, tạo ra những vấn đề tiêu cực về lao động và tài chính cho nước sở tại.


10

Nhân lực là một trong những yếu tốt quyết định đến sự phát triển của nền kinh
tế, các doanh nghiệp FDI thường có chế độ đãi ngỗ tố, mức lương cao dẫn đến tình trạng
người lao động làm việc tốt tập trung hầu hết các doanh nghiệp này, gây mất cân bằng
với các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác các doanh nghiệp FDI còn thu hút các nhà
quản lý giỏi về nước họ gây sự thiếu hụt nhân tài và thiệt thòi cho nước sở tại.
Bên cạnh đó lợi dụng những ưu điểm của mình trong thu hút lao động, các doanh
nghiệp FDI chèn ép người lao động trong quá trình tăng ca, mức lương chưa thật sự
tương xứng với công sức người lao động bỏ ra dẫn đến hiện tượng tranh chấp trong lao
động.
Thứ ba, hiện tượng mất cân đối trong hoạt động đầu tư.
Các nước nhận đầu tư thường mong muốn nhận được nguồn đầu tư vào đúng
ngành, lĩnh vực đang cần phát triển, tuy nhiên tuỳ vào mục tiêu của các nhà đầu tư nước
ngoài mà việc đầu trùng khớp với mong muốn nước chủ nhà làm cho mục tiêu thu hút

bị ảnh hưởng nếu không có nhưng cơ chế phù hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn
lan không hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, cơ cấu kinh tế chậm
được cải thiện, bị méo mó.
Thứ tư, việc làm truyền thống bị mai một và đào thải, người lao động chưa chú
trọng đúng mức về đào tạo.
Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra hàng ngàn công việc cho người lao động các
nước sở tại đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư này đã làm mất
đi nhiều đất canh tác nông nghiệp từ đó các việc làm truyền thống cũng giảm đi đáng
kể. Với mục tiêu là giảm thiểu những chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, các nhà FDI thường
khai thác và sử dụng những nguồn lao động mang tính mùa vụ, ít qua đào tạo, giá rẻ mà
không chú trọng đến việc tay nghề lao động chưa được chú trọng.
Thứ năm, hiện tượng “chuyển giá” phổ biến trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh
thổ đầu tư về nước họ, thông qua việc nâng giá vốn nhập, bán giá thấp khi xuất khẩu
điều đó gây ra tổn thất về thuế cho nước sở tại, gây bất bình đẳng trong phát triển kinh
tế xã hội.


11

Thứ sáu, những công nghệ lạc hậu trên thế giới có thể được đưa vô nền kinh tế.
Lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý và kiểm định công nghệ của nước sở tại, các
nhà FDI đưa các công nghệ lạc hậu nhưng giá đắt đỏ gây ra sự lãng phí lớn cho sự thay
thế, dỡ bỏ hoặc khắc phục những hậu quả về sau. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu
làm cho khả năng sản xuất kém đi, công nghệ nước sở tại ngày càng lạc hậu mà làm còn
gánh nặng phải nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ này.
2.1.6. Bài học kinh nghiệm từ việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) nước ta đã thu hút rất
nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, câu chuyện về FDI trong tương

lai xa không chỉ là một bức tranh màu hồng, mà còn nhiều vấn đề tiềm ẩn cần được
nghiên cứu sâu và kỹ hơn, trong khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ
những biến động của kinh tế thế giới và đang ngày càng hội nhập sâu rộng.
Thứ nhất, mối quan hệ về lợi ích liên quan đến FDI.
Cần phải đảm bảo lợi ích của cả đôi bên trên cơ sở bảo đảm lợi ích chính đáng
của nhà nước, chắc chắn là các nhà đầu tư phải nhận được lợi nhuận hấp dẫn để họ có
động lực đầu tư vào nước ta, trong việc triển khai dự án và cấp phép cần có sự chỉ dẫn
và hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có nhiều cơ quan gây rắc rối cho những
nhà đầu tư, thậm chí còn nhiều vụ tranh chấp bị hình sự hóa. Vẫn còn một số nơi thực
hiện các chính sách không đúng với pháp luật mà nhà nước cho phép, gây ra nhiều thiệt
hại cho lợi ích của quốc gia.
Mối quan hệ thứ hai về lợi ích liên quan đến FDI là lợi ích giữa các bên liên
doanh. Hiện nay những người đại diện cho Việt Nam không có đủ năng lực, không bảo
vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam mà để cho bên nước ngoài điều hành
các hoạt động của doanh nghiệp, miễn sao nhận được tiền lương càng lớn càng tốt. Đó
là một hạn chế lớn, một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng cần được khắc phục càng sớm càng
tốt vì nó ảnh hưởng đến vị thế, là chủ quyền của cả một quốc gia chứ không còn là lợi
ích của doanh nghiệp nữa.


12

Mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Ngày nay,
đối với các cuộc bãi công, đình công chúng ta thường xem là những việc bất thường,
nhưng việc này đã được pháp luật cho phép từ lâu. Vì vậy, Vấn đề này cần phải được
các doanh nghiệp có vốn FDI hiểu và có cái nhìn đúng đắn. Các nhà đầu tư nước ngoài,
những người sử dụng lao động cần phải được các cơ quan chức năng hướng dẫn để từ
đó tổ chức, giáo dục người lao động làm việc có kỷ luật, tăng năng suất và đảm bảo công
bằng trong môi trường doanh nghiệp.
Thứ hai là cơ hội.

FDI của nước ta có thời kỳ tăng trưởng (1991-1997) nhưng sau đó là thời kỳ suy
thoái kéo dài (1998-2004). Tháng 7 năm 1995, nước ta đã diễn ra 3 sự kiện cực kỳ quan
trọng. Đó là: gia nhập vào ASEAN, ký hiệp định khung về bình thường hóa quan hệ với
Mỹ và hợp tác kinh tế với EU. Các sự kiện diễn ra đã tạo cơ hội rất lớn cho sự phát triển
kinh tế nước nhà bên cạnh đó là sự thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên chúng ta lại chưa
đón nhận cơ hội đến một cách hiệu quả khi hệ thống pháp lý chưa hợp lý, thống nhất,
thủ tục hành chính rườm rà, lủng củng dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn
FDI. Cùng với việc khoảng hoảng kinh tế 1997 là một trong nhưng trở ngại lớn để thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ ba là chính sách.
Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư thì việc lựa chọn dự án đầu tư đóng vai
trò quan trọng đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Việc lựa chọn này cần
được tuân thủ theo một chính sách nhất quán do nhà nước đề ra, yêu cầu chinh sách này
cần hợp lý, đảm bảo những lợi ích nhất định cho việc đầu tư tại nước chủ nhà. Hiện nay
số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam là khá lớn tuy nhiện nguồn vốn thực hiện lại thấp hơn
nhiều, chúng ta cần chú trọng đến nguồn vốn thực hiện để đưa ra những chính sách phù
hợp trong việc thu hút vốn FDI. Thêm vào đó, khi Việt Nam đã là thành viên WTO thì
Chính phủ cần hướng vào chính sách nâng cấp FDI thông qua việc đẩy mạnh khai thác
thế mạnh của các tập đoàn kinh tế mạnh của thế giới và khu vực.
Ngoài ra các địa phương cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch
vụ nhằm cho các nhà đầu tư thấy được sự thuận lợi khi đầu tư. Bên cạnh đó luôn tiếp


13

thu các ý kiến từ các doanh nghiệp FDI để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý tại địa
phương. Cuối cùng, Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư nguồn nhân lực, thực hiện chính
phủ điện tử, vốn để thiết lập các trung tâm điều hành tại Cục Đầu tư nước ngoài, sở kế
hoạch và đầu tư, ban quản lý được nối mạng với doanh nghiệp FDI để cập nhật thông
tin và giải quyết các vấn đề kịp thời, hiệu quả.

Cuối cùng là lợi thế so sánh.
Cùng với sự phát triền của khoa học, công nghê, vấn đề lao động dồi dào, nhân
công rẻ không còn là lợi thế so sánh của nước ta. Các dự án FDI ngày nay đang cần
nhiều nhân lực với chuyên môn kỹ thuật cao mà nước ta vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên lợi
thế so sánh lớn nhất của Việt Nam chính là sự ổn định về chính trị, xã hội. Sự ổn định
về chính trị mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư, do đó Việt Nam nên tận dụng lợi
thế này để thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó tiếp tục phát huy để
duy trì sự ổn định này. Ngoài ra để cạnh tranh với các nước trong khu vực thì cơ sở hạ
tầng đóng vai trò quan trọng, Việt Nam cần chú trọng phát triển.
2.2.

Tổng quan nghiên cứu trước về nhân tố tác động đến FDI

2.2.1. Các nghiên cứu trước đây nước ngoài
Bài viết trình bày các nghiên cứu trước đây xung quanh việc tác động của các
yếu tố lên FDI ở nước ngoài, gồm:
Barrell và Pain (1999); Mody và Srinivasan (1998a, 1998b) cho rằng tác động
của yếu tố chi phí liên quan trên dòng vốn FDI là mơ hồ. Chi phí lao động thấp hơn và
tỷ lệ thất nghiệp cao hơn có thể nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI trong nhiều
nghiên cứu. Có thể thấy chi phí lao động là một thành phần quan trọng trong tổng chi
phí sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất thâm dụng lao động, chi phí lao động càng thấp
ở nước sở tại, càng có nhiều đầu tư nước ngoài. Chi phí lao động thấp hơn có rõ ràng là
một điểm quan trọng để thu hút đến các khoản đầu tư đa quốc gia. Do đó người ta sẽ
mong đợi một mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí lao động và FDI. Tuy nhiên, một
mối quan hệ tích cực cũng được cho là có thể trong các tài liệu như tỷ lệ tiền lương có
thể được coi là một tín hiệu cho chất lượng lao động.


14


Liu và cộng sự (1997) cho rằng nếu chi phí cho vay nước đầu tư thấp hơn trong
nước sở tại, các công ty nước ngoài sẽ có thể có một lợi thế chi phí so với các doanh
nghiệp nội địa và có thể xem xét để đầu tư vào thị trường đó thông qua FDI. Vì vậy, tỷ
lệ lãi suất vay mượn càng cao của nước chủ nhà, thì dòng vốn FDI hướng về quốc gia
đó càng cao. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về ảnh hưởng của lãi suất trên FDI đang mơ
hồ vì lãi suất cao hơn có thể cho thấy một nền kinh tế địa phương đang bùng nổ, có thể
có một tác động tích cực của FDI.
Zhang (2001) nhận thấy cải cách tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc dẫn đến sự mất
giá đồng tiền của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1981. Sự giảm giá trị thực của đồng tiền
Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng mua tài sản của các công ty
Trung Quốc và cho phép các nhà đầu tư nước tiếp cận lợi thế nguồn lao động tương đối
rẻ, dồi dào ở Trung Quốc (Liu và cộng sự, 1997;. Dees, 1998; Wei và Liu, 2001). Do
đó, sự mất giá của đồng nội tệ có ảnh hưởng tích cực với dòng vốn FDI. Liu và cộng sự
(1997), Wei và Liu (2001) kết luận có mối tương quan dương giữa tỷ giá hối đoái đối
với FDI của Trung Quốc.
Rashmi Banga, (2003), với bài báo “Impact of Government Policies and
Investment Agreements on FDI Inflows”, xem xét sự tác động của chính sách công và
các thỏa thuận đầu tư lên dòng vào FDI. Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 15 nước
đang phát triển của khu vực Nam, Đông và Đông Nam Á giai đoạn 1980-1981 và 19992000. Kết quả cho thấy rằng các ưu đãi tài chính không có tác động đáng kể lên FDI
nhưng loại bỏ được các mặt xấu của FDI. Bên cạnh đó, tại các nước phát triển nếu giảm
các cản trở của việc thu hút FDI thì khuyến khích tài chính được tốt hơn và thuế đánh
lên thấp hơn so với các nước đang phát triển.
Bài báo của James (2007) “Determinants Of Foreign Direct Investment In
Malaysia”, xem xét việc quyết định đầu tư FDI vào Malaysia bằng việc sử dụng dữ liệu
chuỗi thời gian trong giai đoạn 1960-2005 nhằm để hỗ trợ cho việc phân tích và tham
luận chính sách quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP thực có tác động tích cực
lên FDI, ngược lại, thuế thu nhập doanh nghiệp cao và tỷ giá hối đoái biến động bất lợi


15


tác động tiêu cực lên việc thu hút dòng vốn FDI và một điểm đáng lưu ý là sự bất ổn
kinh tế vĩ mô cũng làm thúc đẩy dòng vốn FDI vào Malaysia.
Osinubi và cộng sự (2009) với đề tài “Foreign Direct Investment and Exchange
Rate Volatility in Nigeria” kiểm tra tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài của nền kinh tế Nigeria, bằng cách áp dụng mô hình véc tơ sai số
(VECM). Các dữ liệu thu thập được từ giai đoạn 1970 đến 2004. Khoản đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) là chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái, biến động tỷ giá hối
đoái, lãi suất và tổng sản phẩm sản trong nước. Biến động tỷ giá hối đoái có tác động
tích cực và đáng kể đối với FDI.
Kiat (2010) với đề tài “The Effect of Exchange Rate and Inflation on Foreign
Direct Investment and Its Relationship with Economic Growth in South Africa” cố gắng
tìm hiểu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái vào FDI và mối quan hệ của
các biến với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định mối
quan hệ của tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI, lạm phát và tỷ giá hối đoái. Phân tích
hồi quy tuyến tính được sử dụng trên dữ liệu kinh tế để xác định mối quan hệ của dòng
vốn FDI, tỷ giá hối đoái lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Các phát hiện của nghiên cứu
này đã kết luận rằng tăng trưởng kinh tế, lãi suất cơ bản, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tích
cực đến FDI trong khi lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến FDI.
Bài báo của Daly và Tosompark (2015) “Determinants of Foreign Direct
Investment in Thailand” xem xét các yếu tố gồm GDP bình quân đầu người, tiền lương
trung bình của người lao động, tỷ giá hối đoái, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, chênh
lệch lãi suất và tỷ lệ lạm phát. Kết quả cho thấy chênh lệch lãi suất, tiền lương trung
bình của người lao động, giá trị nhập khẩu tác động tích cực đến FDI của Thái Lan.
Tilo và Aseem (2018), với bài báo “The Impact of Distance and National
Transportation System on FDI and International Trade Patterns: Results from Asian
Global Value Chains”, xem xét sự tác động của hệ thống giao thông quốc gia và khoảng
cách địa lý hai quốc gia có tác động lên việc thu hút vốn đầu tư FDI. Dựa trên dữ liệu
từ các quốc gia Châu Á, kết quả cho thấy rằng hệ thống giao thông quốc gia có ảnh
hưởng đến thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài; cơ sở hạ tầng cảng biển



16

ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nhưng FDI thì không ảnh hưởng và phương thức vận
chuyển trong nước là yếu tố rất quan trọng đến việc thu hút FDI.
Bảng 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Tác giả và

Tên công trình

năm

Mẫu nghiên

Kết quả nghiên cứu

cứu

Rashmi

Impact Of

15 nước

Ưu đãi tài chính không có tác

Banga

Government


đang phát

động đáng kể lên FDI nhưng

(2003)

Policies And

triển của khu

loại bỏ được các mặt xấu của

Investment

vực Nam,

FDI.

Agreements On Fdi Đông và
Inflows

Tại các nước phát triển nếu

Đông Nam

giảm các cản trở của việc thu

Á.


hút FDI thì khuyến khích tài
chính được tốt hơn và thuế
đánh lên thấp hơn so với các
nước đang phát triển.

James (2007) Determinants Of

Malaysia

GDP thực có tác động tích cực

Foreign Direct

lên FDI.

Investment In

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Malaysia

cao và tỷ giá hối đoái biến
động xấu sẽ tác động tiêu cực
lên việc thu hút dòng vốn FDI.
Nigeria

Khoản đầu tư trực tiếp nước

Osinubi và


Foreign Direct

cộng sự

Investment and

ngoài (FDI) là chịu ảnh hưởng

(2009)

Exchange Rate

trực tiếp của tỷ giá hối đoái,

Volatility in

biến động tỷ giá hối đoái, lãi

Nigeria

suất và tổng sản phẩm sản
trong nước. Biến động lãi suất
cơ bản, GDP, tỷ giá hối đoái có


×