Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-------------

ĐOÀN THỊ HOÀI GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-------------

ĐOÀN THỊ HOÀI GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng

năm 2019

ĐOÀN THỊ HOÀI GIANG
Học viên cao học khóa 27
Chuyên ngành: Kế toán
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TÓM TẮT

ABSTRACT
GIỚI THIỆU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3
5.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu: ................................................................................... 3
5.2 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................... 3
6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 4
7. Kết cấu của nghiên cứu ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................... 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 8
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ........................................................................... 13
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước .................................................................... 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 22
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị ................................................................................. 22
2.1.1 Sự phát triển và khái niệm về kế toán quản trị..................................................... 22


2.1.1.1 Sự phát triển của kế toán quản trị ...................................................................... 22
2.1.1.2 Khái niệm về kế toán quản trị ........................................................................... 23
2.1.2 Vai trò của kế toán quản trị .................................................................................. 24
2.1.3 Nội dung của kế toán quản trị .............................................................................. 26
2.1.3.1 Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí trong doanh nghiệp ..................... 26
2.1.3.2 Dự toán ngân sách ............................................................................................. 28
2.1.3.3 Kế toán các trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý ............... 30
2.1.3.4 Thiết lập thông tin phục vụ và ra quyết định .................................................... 30

2.1.4 Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp....................................................... 31
2.1.4.1 Mô hình tổ chức kế toán quản trị ...................................................................... 31
2.1.4.2 Tổ chức thu thập thông tin ban đầu ................................................................... 32
2.1.4.3 Tổ chức phân loại, xử lý và cung cấp thông tin ................................................ 32
2.1.4.4 Tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán
quản trị ........................................................................................................................... 33
2.1.4.5 Tổ chức ứng dụng tin học vào kế toán quản trị ................................................. 33
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp ........... 33
2.2.1 Quy mô công ty .................................................................................................... 33
2.2.2 Mức độ cạnh tranh của thị trường ........................................................................ 35
2.2.3 Cam kết của chủ sở hữu/ người quản lý công ty .................................................. 36
2.2.4 Công nghệ sản xuất tiên tiến ................................................................................ 37
2.2.5 Chiến lược của công ty ......................................................................................... 38
2.2.6 Thiết kế tổ chức .................................................................................................... 39
2.3 Lý thuyết nền ........................................................................................................... 40
2.3.1 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) ................................... 40
2.3.2 Lý thuyết dự phòng (Contingency theory) ........................................................... 41
2.3.3 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory) .............................................................. 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 44
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 45
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 45


3.2 Nghiên cứu định tính .............................................................................................. 47
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................................. 47
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................... 51
3.3 Nghiên cứu định lượng............................................................................................ 54
3.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức.................................................... 54
3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 55
3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 55

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 55
3.3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả mẫu ..................................................................... 55
3.3.4.2 Kiểm định chất lượng thang đo ......................................................................... 55
3.3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá .............................................................................. 56
3.3.4.4 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................. 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 60
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 61
4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ..................................................................... 61
4.2 Kết quả chạy mô hình ............................................................................................. 63
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha: ............................... 63
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................ 67
4.2.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ...................................................... 67
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Việc vận dụng
KTQT tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh” ...................................... 69
4.3. Phân tích hồi quy.................................................................................................... 71
4.3.1. Phương trình hồi quy tuyến tính ......................................................................... 71
4.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................................. 72
4.4. Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ....................... 74
4.4.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................................. 74
4.4.2 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ........................................................ 75
4.4.3. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ......................................................... 75
4.4.3.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi....................... 75


4.4.3.2. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ......................................... 76
4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 82
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 83
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 83
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 84

5.2.1 Công nghệ sản xuất tiên tiến ................................................................................ 84
5.2.2 Quy mô công ty .................................................................................................... 85
5.2.3 Mức độ cạnh tranh của thị trường ........................................................................ 86
5.2.4 Cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý công ty ..................................................... 86
5.2.5 Chiến lược của công ty ......................................................................................... 87
5.2.6 Thiết kế tổ chức .................................................................................................... 88
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................. 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 91
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp.
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
KTQT: Kế toán quản trị.


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)........................... 41
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 46
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 48
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ......................... 74
Hình 4.2: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ............................................. 77
Hình 4.3: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ................................................. 78


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu .......................................................... 48

Bảng 3.3: Thang đo nghiên cứu chính thức .................................................................. 52
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................... 62
Bảng 4.2. Kết quả độ tin cậy thang đo biến nghiên cứu ............................................... 63
Bảng 4.3. Kết quả độ tin cậy thang đo biến Chiến lược công ty lần 2.......................... 66
Bảng 4.4 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần ........................................ 67
Bảng 4.5: Bảng phương sai trích ................................................................................... 67
Bảng 4.6: Ma trận xoay ................................................................................................. 68
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần....................................... 70
Bảng 4.8: Phương sai trích ............................................................................................ 70
Bảng 4.9: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc .................................................................... 71
Bảng 4.10: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .............................................................. 71
Bảng 4.11: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy .................................................................... 72
Bảng 4.12 Bảng phân tích ANOVA .............................................................................. 72
Bảng 4.13: Bảng kết quả hồi quy .................................................................................. 73
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ....................................................................... 84



TÓM TẮT
Để thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi và gia tăng lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp mình thì việc có được các thông tin kịp thời, thích hợp và
hiệu quả để ra quyết định trong quản lý sản xuất kinh doanh là điều cần thiết cho
các công ty xây dựng. Mà muốn có được điều đó thì việc vận dụng kế toán quản trị
trở nên một yêu cầu nhất thiết được đặt lên hàng đầu cho các công ty xây dựng nói
chung và doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp, tác giả chọn thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh “
nhằm xác định các nhân tố, và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh,

từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao khả năng vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh gồm: Quy mô
công ty; Mức độ cạnh tranh; Cam kết của chủ sở hữu/người quản lý công ty; Công
nghệ sản xuất tiên tiến; Chiến lược công ty; Thiết kế tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng đề xuất các kiến nghị nhằm đưa ra các kiến nghị nâng cao việc vận dụng
kế toán quản trị tại các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù luận văn đã giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tuy
nhiên đề tài vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến tính tổng
quát của đề tài, các nghiên cứu sau này có thể khắc phục những hạn chế này và
hoàn thiện hơn nữa mảng nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị trong doanh
nghiệp.


ABSTRACT
In order to adapt to the changing business environment and increase its
competitive advantage, it is necessary to have timely, appropriate and effective
information to make decisions in production and business management. set for
construction companies. In order to achieve that, the application of management
accounting becomes a necessity that must be placed on top for construction
companies in general and construction enterprises in Ho Chi Minh City in particular.
With the meaning and importance of applying management accounting in
enterprises, the author chooses to conduct the study "Influencing factors applying
management accounting in construction enterprises in Ho Chi Minh City "In order to
identify factors, and measure the impact of factors on the use of management accounting
in Ho Chi Minh City construction enterprises, from there to make recommendations to
improve transport ability. Use management accounting at these companies.
The research results show that there are six factors affecting the application of
management accounting in construction enterprises in Ho Chi Minh City including:

Company size; The level of competition; Commitment of the owner / manager of the
company; Advanced production technology; Corporate strategy; Organizational design.
Besides, the study also proposes recommendations to make recommendations to improve
the use of management accounting at construction enterprises in Ho Chi Minh City.
Although the thesis has solved the research objectives set out, however, the
topic still has certain limitations that affect the generalization of the topic, later
studies can overcome those This restriction and further improvement of the research
area on the application of management accounting in enterprises.


1

GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Kế toán Quản trị (KTQT) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin
về tình hình kinh tế – tài chính trong hoạt động doanh nghiệp cho các nhà quản trị,
từ đó hỗ trợ nhà quản trị có được những căn cứ chính xác, phù hợp trong việc đưa ra
các quyết định kinh tế, quyết định quản lý, và điều hành doanh nghiệp của mình.
Vai trò của KTQT quan trọng là vậy, tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, việc
vận dụng KTQT vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Thêm vào
đó, để thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay và
gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình thì việc có được các thông tin
KTQT kịp thời, thích hợp và hiệu quả để ra quyết định trong quản là điều cần thiết
cho các tất cả các công ty nói chung và đặc biệt là với các công ty xây dựng nói
riêng.
Hiện nay, giá trị sản xuất ngành xây dựng chiếm khoảng 6% GDP. Xu thế của
ngành xây dựng nhằm phát triển bền vững là liên kết và từng bước nâng cấp các
doanh nghiệp tạo năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực sản xuất. Ngành xây
dựng là ngành cần một lượng lao động lớn, góp phần tạo công ăn việc làm và giải
quyết các vấn đề xã hội, cần được ưu tiên phát triển theo hướng hiện đại hóa, tăng

trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xây dựng mới chỉ
tập trung vào việc thiết lập thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo
tài chính mà chưa quan tâm nhiều đến vai trò của kế toán quản trị trong doanh
nghiệp. Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng như kết quả nghiên cứu của các nghiên
cứu trước đây liên quan đến vận dụng KTQT cho thấy việc vận dụng KTQT vào
hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng tại TP.HCM vẫn còn nhiều hạn chế,
vướng mắc, tỷ lệ vận dụng KTQT trong doanh nghiệp còn thấp, các công cụ kỹ
thuật KTQT được vận dụng hầu hết là công cụ truyền thống và hiệu quả đóng góp
của chúng cho công tác quản trị ở doanh nghiệp là chưa cao. Ngoài ra, trong quá
trình vận dụng KTQT tại doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài
doanh nghiệp tác động đến như mức độ cạnh tranh của thị trường nơi doanh nghiệp
đang tham gia kinh doanh, trình độ năng lực của lực lượng lao động trong doanh
nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, văn hóa của doanh nghiệp,…các nhân tố này có


2

thể làm gia tăng yêu cầu, tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các doanh
nghiệp hoặc ngược lại chúng có thể làm hạn chế việc vận dụng KTQT tại đơn vị.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng KTQT trong các doanh
nghiệp, tác giả chọn thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh”,
qua nghiên cứu, bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lương, luận văn góp phần xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động
của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại
TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao khả năng vận dụng kế toán
quản trị tại các công ty này, từ đó, hỗ trợ công ty nâng cao hiệu quả quản lý, điều
hành, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty xây dựng tại TP.HCM. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nâng cao khả năng
vận dụng kế toán quản trị các công ty xây dựng tại TP.HCM.
- Mục tiêu cụ thể:
o Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty xây dựng tại Tp.HCM.
o Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản
trị tại các công ty xây dựng tại TP.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
o Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại
các công ty xây dựng tại Tp.HCM?
o Mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty xây dựng tại Tp.HCM như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Đề tài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây dựng
tại Tp.HCM.


3

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về không gian: nghiên cứu tại các công ty xây dựng ở Tp.HCM.
+ Về thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ
09/2018 đến 03/2019. Thời gian khảo sát từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, gồm:
- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn tài liệu thống kê và tổng hợp

các báo cáo tài liệu tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP.HCM
- Dữ liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát, thu thập từ các nhà quản lý và các nhân
viên kế toán tại các công ty xây dựng tại Tp.HCM và phỏng vấn thảo luận với các
chuyên gia để thực hiện nghiên cứu định lượng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp: Là phương pháp kết hợp giữa phương
pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu trước
của các tác giả trong và ngoài nước, thảo luận ý kiến chuyên gia và kế thừa các lý
thuyết kế toán để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị
tại các công ty xây dựng tại TP.HCM. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và
chọn mẫu.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: sau khi nghiên cứu định tính, tác giả
tiến hành nghiên cứu định lượng là lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị khảo sát tại các công ty xây dựng tại TP.HCM thông qua số
liệu thu thập được từ khảo sát qua bảng hỏi.
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 2.0 để xác định hệ số hồi qui, trên cơ sở
đó xây dựng phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán quản trị tại các công ty xây dựng tại TP.HCM. Qua đó thấy được mức độ tác
động của từng nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây dựng
tại TP.HCM.


4

6. Ý nghĩa của đề tài
Qua nghiên cứu, luận văn trước hết góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về
KTQT, cũng như việc vận dụng KTQT của các tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng, cũng như đo lường mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố, xác định các nhân tố ảnh hưởng mạnh việc vận dụng

KTQT, từ đó, đề xuất các kiến nghị cụ thể liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng
cao việc vận dụng KTQT tại các công ty xây dựng tại TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là một gợi ý về chính sách quản lý doanh
nghiệp trong việc vận dụng kế toán quản trị phù hợp trong hoạt động của doanh
nghiệp.
Qua nghiên cứu, luận văn góp phần hoàn thiện mảng nghiên cứu liên quan đến
đề tài vận dụng KTQT trong các đơn vị, tổ chức nói chung và các công ty xây dựng
tại TP.HCM nói riêng. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan
tâm đến mảng nghiên cứu này.
7. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục kết quả
nghiên cứu, luận văn gồm các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Dưới đây tác giả trình bày một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài vận dụng kế toán quản trị của các doanh nghiệp, từ đó rút ra một số
nhận xét liên quan đến những nghiên cứu này và xác định khe hổng nghiên cứu.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Hutaibat, K. A. (2005) với nghiên cứu “Management accounting practices
in Jordan: A contingency approach”. Doctoral dissertation, University of Bristol.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu chính như: điều tra
mức độ sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống; xác định các nhân tố bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị. Để hoàn
thành các mục tiêu này, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát và phỏng
vấn các đối tượng có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan đáng
kể giữa một số thực tiễn kế toán quản trị nhất định và bốn biến giải thích, đó là quy
mô công ty, cạnh tranh, loại ngành và sở hữu nước ngoài, đồng thời nghiên cứu
cũng xác nhận rằng không có mối liên hệ đáng kể nào giữa vận dụng kế toán quản
trị và tuổi công ty hoặc quyền sở hữu nhà nước. Những phát hiện của nghiên cứu
cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong các
công ty công nghiệp ở Jordan, cụ thể, các công ty công nghiệp ở Jordan đang phải
đối mặt với những thách thức trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu
cao, bất ổn chính trị khu vực và thiếu tài nguyên thiên nhiên, do đó yêu cầu vận
dụng kế toán quản trị là cần thiết, xong thực tế cho thấy các công ty này vẫn đang
sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống thay vì mới vận dụng các kỹ
thuật kế toán quản trị mới như ABC, BSC,...
Abdel -Kader và Luther, R.(2008) với nghiên cứu “The impact of firm
characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical
analysis”. Nghiên cứu thực hiện xem xét ảnh hưởng của 10 yếu tố gồm các đặc
điểm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến thực hành kế toán quản
trị. Kết quả cho thấy sự khác biệt về thực hành kế toán quản trị được giải thích đáng
kể bởi sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh, áp lực từ phía khách hàng,
phân cấp quản lý, quy mô công ty, AMT, TQM và JIT. Mặt khác, các nhân tố như
chiến lược cạnh tranh, độ phức tạp của hệ thống xử lý và tính dễ hỏng của sản phẩm


6

không ảnh hưởng đến thực hành kế toán quản trị. Nghiên cứu được thực hiện bằng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên
cứu định lượng, dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát đến đối các đối
tượng trả lời phòng vấn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn phạm vi nghiên

cứu tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống để loại bỏ
những phiền nhiễu không liên quan phát sinh từ sự khác biệt giữa các ngành công
nghiệp khác nên tính tổng quát của đề tài không cao.
Tuan Mat (2010) với nghiên cứu “Management accounting and
organizational change : impact of alignment of management accounting system,
structure and strategy on performance”. Edith Cowan University. Theo nghiên
cứu này, toàn cầu hóa đã mang lại công nghệ mới và làm cho môi trường kinh
doanh ở Malaysia trở nên cạnh tranh hơn, đặc biệt là đối với nhóm ngành sản xuất.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích điều tra tác động của các yếu tố bên
ngoài và bên trong tổ chức đã ảnh hưởng đến thực tiễn kế toán quản trị và đối với
hiệu suất của các tổ chức như thế nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường
cạnh tranh và công nghệ sản xuất tiên tiến làm ảnh hưởng đến chiến lược và cấu
trúc tổ chức, từ đó ảnh hưởng đến kế toán quản trị và hiệu suất của tổ chức. Tác giả
lập luận khi môi trường kinh doanh liên tục thay đổi, các tổ chức và người quản lý
của họ sẽ thấy việc đối phó với những thay đổi này là rất quan trọng, yêu cầu cung
cấp thông tin liên quan là điều cần thiết để các nhà quản lý đưa ra quyết định hiệu
quả. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó
nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, và mô hình phương trình
cấu trúc (SEM) được sử dụng làm kỹ thuật thống kê chính để kiểm tra mô hình giả
thuyết được phát triển trong nghiên cứu này.
Joseph Crispus Ndungu Karanja, Evanson Mwangi, Pius Nyaanga (2013) với
“Adoption of Modern Management Accounting Techniques in Small and
Medium (SMEs) in Developing Countries: A Case Study of SMEs in Kenya”.
Theo nghiên cứu này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Hoạt động với
hiệu quả chi phí tối đa là rất quan trọng cho cả sự sống còn và nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu


7


nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị
ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Kenya. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu
nghiên cứu gồm 120 người gồm các doanh nhân và nhà quản lý trong các doanh
nghiệp, dữ liệu được xử lý bằng SPSS. Nghiên cứu xác định các nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại gồm:
Quy mô công ty, chiến lược tổ chức, tuổi của công ty; và các yếu tố bên ngoài gồm:
Cạnh tranh, nguồn lực hiện có, cơ sở hạ tầng hiện có, tiến bộ công nghệ. Nghiên
cứu cũng chỉ ra việc vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại tại các doanh
nghiệp này vẫn còn rất hạn chế, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ này là động
lực kinh tế và xã hội do vậy các cơ quan quản lý cần ban hành các văn bản liên quan
đến vận dụng và hướng dẫn vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị này.
Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015) “Factors explaining the use
of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms”. Nghiên
cứu được thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu phân tích ảnh hưởng của một số nhân
tố đến thực hành kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành kế toán quản trị tại
một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia gồm quy mô doanh nghiệp, mức độ
cạnh tranh của thị trường, cam kết của chủ sở hữu / người quản lý và công nghệ sản
xuất tiên tiến. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các
đối tượng khảo sát gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất ở
Malaysia, với mẫu chính thức gồm 110 doanh nghiệp. Hồi quy logistic nhị phân
được sử dụng để điều tra các giả thuyết nghiên cứu.
Sandra Cohen, Sotirios Karatzimas, Vassilios – Christos Naoum (2015)
“Management accounting systems in SMEs: A Means to Adapt to the Financial
Crisis?”. Nghiên cứu này xem xét sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong
việc áp dụng hệ thống KTQT của các DNNVV ở Hy Lạp. Cụ thể, tác giả đánh giá
các DNNVV Hy Lạp đã và đang điều chỉnh hệ thống KTQT như thế nào và phản
ứng của các DN này trước sự áp lực mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính. Từ
đó, khám phá việc áp dụng hệ thống lập ngân sách và chi phí, cũng như các phương

pháp và kỹ thuật KTQT khác nhau trong giai đoạn 2009 – 2013. Nghiên cứu được
thực hiện dựa trên bảng câu hỏi khảo sát gửi tới 161 DNNVV của các lĩnh vực sản


8

xuất, thương mại và dịch vụ. Kết quả cho thấy, các khía cạnh khác nhau của cuộc
khủng hoảng tài chính dẫn đến việc các DNNVV áp dụng có điều chỉnh hệ thống
KTQT của họ. Có sự gia tăng về số lượng các DNNVV bắt đầu áp dụng các hệ
thống lập ngân sách và tính chi phí trong giai đoạn này. Ngoài ra, các DN này còn
sử dụng một số kỹ thuật KTQT hiện đại và kỹ thuật đo hiệu suất được tăng cường
nhưng ở mức độ vừa phải.
Kamilah Ahmad (2017) với nghiên cứu “The Implementation Of
Management Accounting Practices And Its Relationship With Performance In
Small And Medium Enterprises”. Nghiên cứu này được thiết kế để khám phá mức
độ sử dụng KTQT giữa các DNNVV ở các nước đang phát triển và để tìm ra mối
quan hệ giữa KTQT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu
phản ánh cách tiếp cận đơn giản của hệ thống KTQT cơ bản phù hợp và thuận tiện
để được áp dụng trong môi trường DN nhỏ. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ
thống KTQT cơ bản hoặc truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong hầu hết các công ty.
Các DNNVV của Malaysia đã áp dụng rộng rãi các kỹ thuật KTQT cơ bản như hệ
thống chi phí; hệ thống ngân sách và hệ thống đo lường hiệu suất. Việc chấp nhận
các kỹ thuật truyền thống có thể là do thông tin và chuyên môn liên quan đến các kỹ
thuật này là có sẵn và dễ dàng áp dụng nhất so với các kỹ thuật kế toán quản lý hiện
đại. Việc áp dụng thấp các kỹ thuật mới được phát triển là do thái độ bảo thủ của
quản lý, quản lý độc đoán, thiếu đào tạo, chuyên môn và sự định hướng lâu dài.
Hơn nữa, kết quả cho thấy hầu hết người trả lời khảo sát cho rằng việc áp dụng các
kỹ thuật kế toán quản trị mới là tốn kém; các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng
KTQT cao hơn so với các doanh nghiệp siêu nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho
thấy KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu suất của công ty.

1.2 Các nghiên cứu trong nước
Phạm Văn Dược, Trần Anh Hoa, Đào Tất Thắng (2006) với nghiên cứu “Xây
dựng mô hình kế toán quản trị vận dụng trong doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp”. Nghiên cứu trước hết hệ thống cơ sở lý luận về kế toán quản trị vận dụng
cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, làm rõ vai trò, chức năng, đối tượng sử
dụng thông tin là cơ sở để định hướng mô hình và nội dung kế toán quản trị được
vận dụng; tiếp đó, nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng kế toán quản trị


9

tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp về tổ chức bộ máy kế toán nói chung và
nội dung vận dụng kế toán quản trị, từ đó đề xuất xây dựng mô hình kế toán quản trị
vận dụng trong doanh nghiệp này. Để nghiên cứu, các tác giả thực hiện khảo sát 50
doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau như: doanh nghiệp Nhà
nước, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty
liên doanh với nước ngoài và công ty 100% vốn nước ngoài, kết quả thống kê cho
thấy, ngoại trừ các công ty 100% vốn nước ngoài có thực hiện kế toán quản trị một
cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thì phần lớn các doanh nghiệp còn lại chủ yếu
thực hiện công tác kế toán tài chính, chưa quan tâm đến việc tổ chức thu nhận, xử
lý, ghi chép và phân tích thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu
cũng đề xuất một số giải pháp để tổ chức vận dụng kế toán quản trị trong doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp như doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng
của việc vận dụng kế toán quản trị trong điều hành hoạt động, thống nhất chương
trình, nội dung đào tạo của kế toán quản trị trong các trường đào tạo về kinh tế,
hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp, tổ chức bộ
máy kế toán doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng nhân viên kế toán quản trị, xây dựng
mô hình ứng xử của chi phí theo kết quả hoạt động kinh doanh và tổ chức ứng dụng
công nghệ thông tin để phân tích, xử lý kịp thời các thông tin.
Huỳnh Lợi (2008) với nghiên cứu “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh

nghiệp sản xuất ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP.
Hồ Chí Minh. Luận án tập trung giải quyết các vấn đề nghiên cứu như hệ thống lý
luận về khái niệm, đối tượng nghiên cứu, đặc điểm, chức năng, nội dung, phương
pháp kỹ thuật và vai trò kế toán quản trị; trình bày quá trình và khuynh hướng xây
dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở một số nước tiêu biểu trên thế
giới; nêu được thực trạng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam;
xây dựng mô hình và cơ chế vận hành mô hình kế toán quản trị trong doanh nghiệp
sản xuất ở Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng phương
pháp nghiên định tính thông qua tiến trình thu thập có chọn lọc, phân tích và tổng
hợp những nhận thức, kinh nghiệm kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở
các nước có nền kế toán quản trị phát triển, có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - quản trị
tương đồng với doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam theo những khuynh hướng khác


10

nhau để tổng kết thành cơ sở lý luận, mô hình, cơ chế vận hành mô hình và những
giải pháp hỗ trợ xây dựng kế toán quản trị phù hợp thực trạng kế toán quản trị trong
doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.
Hồ Nam Phương (2012) với nghiên cứu “Vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương”. Nghiên cứu trước hết hệ
thống cơ sở lý thuyết liên quan đến kế toán quản trị, từ đó có căn cứ để mô tả và
phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp này,
cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính, với các phương pháp cụ thể như thống kê mô tả,
phân tích, tổng hợp, so sánh,… và dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực
tiếp 108 doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu, tác giả nhận định việc xây dựng mô
hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương nên
sử dụng phương pháp tiếp cận theo quy trình thực hiện sao cho phù hợp với đặc

trưng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Theo đó, quy trình vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói có thể thực hiện theo 9 bước:
Xác định mục tiêu của hệ thống kế toán quản trị; Xác định các trung tâm trách
nhiệm tài chính; Xây dựng hệ thống phân loại trong kế toán quản trị; Xây dựng hệ
thống báo cáo quản trị; Lựa chọn phương pháp kế toán quản trị chi phí và giá thành
sản phẩm; Thiết kế hệ thống chứng từ, tài khoản; Xây dựng hệ thống dự toán; Soạn
thảo quy định về thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp; Thực hiện thay đổi
cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp.
Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp tại địa bàn TP.HCM”.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu gồm xác định và đo lường
mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
tại địa bàn TP.HCM, từ đó đề xuất các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm
nâng cao hiệu quả vận dụng kế toán quản trị của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu, tác
giả xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị vào trong
doanh nghiệp bao gồm: nhận thức của chủ doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh,
quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán, chi phí tổ


11

chức kế toán quản trị với mức độ tác động của các nhân tố lần lượt là 0.267; 0.167;
0.231; 0.097; 0.212; 0.231. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua thảo luận ý kiến chuyên gia, kết hợp với phương pháp nghiên
cứu định lượng, kết hợp với công cụ phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Nguyễn Ngọc Vũ (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi
tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu trước hết góp phần trình bày về
cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, cũng như các nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố

tác động đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc
lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Quy mô doanh nghiệp, mức
độ cạnh tranh trên thị trường, cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý doanh nghiệp, áp
dụng trình độ sản xuất tiên tiến và trình độ của nhân viên kế toán. Bằng phương
pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng, kiểm
định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá,
EFA, và kiểm định mô hình hồi quy đa biến, luận văn đã xác định được những nhân
tố và mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Thành phố Hồ Chí Minh
như sau: Quy mô doanh nghiệp (β = 2.073), mức độ cạnh tranh trên thị trường (β =
1.380), áp dụng trình độ sản xuất tiên tiến (β = 0.623) và trình độ của nhân viên kế
toán (β = 2.044). Cuối cùng, tác giả đề xuất các kiến nghị tương ứng với từng nhân
tố nhằm nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Ánh Hằng (2018) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương”. Về
phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các
nhân tố đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình
Dương. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến
các đối tượng phỏng vấn, thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu qua phần mềm SPSS
22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán trách
nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương theo mức độ tác động từ cao


12

đến thấp là cơ cấu tổ chức, trình độ nhân viên kế toán, sự phân quyền, nhận thức
của các nhà quản lý về kế toán quản trị, và quy mô công ty. Qua kết quả nghiên
cứu, tác giả cũng đề xuất các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm hoàn thiện
việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương

trong thời gian tới.
Đinh Thị Thùy Liên (2018) với nghiên cứu “Xây dựng mô hình kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam”. Tạp chí tài chính.
Nghiên cứu và trao đổi. Theo nghiên cứu này, các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mà đặc biệt là cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài – mạnh về vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng
quản trị tốt, do đó, các doanh nghiệp này cần xây dựng một hệ thống thông tin kế
toán quản trị linh hoạt và hiệu quả để phân tích, xử lý và cung cấp các thông tin kịp
thời cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu cũng đề xuất việc
lựa chọn mô hình kế toán quản trị phải phù hợp với quy mô, năng lực tài chính,
năng lực quản trị của doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các kiến nghị để xây dựng và
vận hành mô hình kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp như nâng cao nhận thức
của các nhà quản trị DN về kế toán quản trị chi phí; cần tổ chức, sắp xếp lại bộ máy
kế toán DN cho phù hợp; chú ý xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên kế toán
trình độ cao; ứng dụng công nghệ thông tin; các cơ quan quản lý, tổ chức nghề

nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ các DN trong việc tổ chức thực hiện và ứng dụng kế
toán quản trị.
Lê Thế Anh (2018) với nghiên cứu “Ứng dụng mô hình kế toán quản trị chi
phí trong DN xây lắp ở Việt Nam”. Đại học Đại Nam. Tác giả nhận định đặc thù
của các doanh nghiệp xây lắp như sản xuất theo đơn đặt hàng, giá cả và chất lượng
công trình đã được định đoạt trước, mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng về kết cấu, về
quy trình và công nghệ sản xuất, về địa điểm xây lắp điều đó ảnh hưởng rất lớn đến
việc thiết lập quy trình cung cấp thông tin kế toán quản trị nói riêng và đặc biệt là kế
toán quản trị chi phí. Tuy nhiên qua khảo sát chỉ có 3% doanh nghiệp được khảo sát
có tổ chức kế toán quản trị chi phí, và các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng mô hình
kết hợp để tổng hợp và cung cấp thông tin về chi phí xây lắp. Nghiên cứu cũng đề
xuất các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam nên vận dụng mô hình kế toán quản trị chi



×