Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ QUỐC CƢƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2019.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ QUỐC CƢƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH PHONG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của
các ngân hàng thương mại Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc do tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn được
thu thập từ thực tế, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 03/2019
Tác giả

Lê Quốc Cƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHI N CỨU ....................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 2


1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 4

1.6.


Kết cấu luận văn ......................................................................................... 5

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................... 6
2.1.

Thanh khoản của NHTM ............................................................................ 6

2.1.1.

Khái niệm thanh khoản ........................................................................ 6

2.1.2.

Trạng thái thanh khoản ........................................................................ 7


2.1.2.1. Cung thanh khoản ............................................................................. 7
2.1.2.2. Cầu thanh khoản ............................................................................... 8
2.1.2.3. Trạng thái thanh khoản ..................................................................... 8
2.1.3.

Rủi ro thanh khoản............................................................................... 9

2.1.3.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản ........................................................... 9
2.1.3.2. Nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản ................................................ 9
2.1.3.3. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản .................................................. 11
2.1.4.


Đo lường thanh khoản........................................................................ 12

2.1.4.1. Phương pháp đo lường bằng khe hở thanh khoản............................ 12
2.1.4.2. Phương pháp đo lường bằng các tỷ lệ thanh khoản ......................... 13
2.1.5.

Quy định về quản lý thanh khoản ....................................................... 14

2.1.5.1. Quy định của Basel......................................................................... 14
2.1.5.2. Quy định của Việt Nam .................................................................. 15
2.2.

Các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTM ..................................... 16

2.2.1.

Quy mô ngân hàng ............................................................................. 16

2.2.2.

Vốn chủ sở hữu.................................................................................. 17

2.2.3.

Tăng trưởng cho vay .......................................................................... 18

2.2.4.

Tỷ lệ nợ xấu ....................................................................................... 19


2.2.5.

Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay .................................... 20

2.2.6.

Tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 21

2.3.

Lược khảo kết quả các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố tác

động đến thanh khoản của NHTM ...................................................................... 21
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC Y U TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH
KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................. 26


3.1.

Thực trạng thanh khoản và các yếu tố tác động đến thanh khoản của các

NHTM Việt Nam ............................................................................................... 26
3.1.1.

Thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 26

3.1.2.

Các yếu tố tác động và thanh khoản ................................................... 27


3.2.

Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 36

3.2.1.

Đề xuất mô hình nghiên cứu .............................................................. 36

3.2.2.

Quy trình thực hiện ............................................................................ 38

CHƢƠNG 4: DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 41
4.1.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 41

4.2.

Kết quả nghiên cứu................................................................................... 41

4.2.1.

Phân tích thống kê mô tả .................................................................... 41

4.2.2.

Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến giữa các biến trong mô

hình


42

4.2.3.

Kết quả hồi quy các mô hình và lựa chọn mô hình phù hợp ............... 44

4.2.4.

Kiểm tra, kiểm định các khiếm khuyết của mô hình ........................... 45

4.3.

Thảo luận kết quả ..................................................................................... 47

4.3.1.

Tác động của Tăng trưởng cho vay đến thanh khoản. ......................... 47

4.3.2.

Tác động của tỷ lệ cho vay trung dài hạn đến thanh khoản ................. 48

4.3.3.

Tác động của quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ xấu và tăng

trưởng kinh tế đến thanh khoản ....................................................................... 48
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 53
5.1.


Kết luận .................................................................................................... 53

5.2.

Khuyến nghị chính sách ........................................................................... 53

5.2.1.

Đối với các Ngân hàng thương mại. ................................................... 53


5.2.2.
5.3.

Đối với Ngân hàng nhà nước. ............................................................ 58

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .................. 59

TÀI LIẸU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát


Agribank

Basel

Tên Tiếng Việt

triển nông thôn Việt Nam
Basel Committee on

Ủy ban Basel về Giám sát Ngân

Banking Supervision

hàng

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên
Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu

BIDV

tư và Phát triển Việt Nam

CSTT


Chính sách tiền tệ
Ngân hàng thương mại Cổ phần

Eximbank
LCR

Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Liquidity Coverage Ratio

Ngân hàng thương mại Cổ phần

Maritime bank
NFSR

Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản

Hàng Hải Việt Nam
Net Stable Funding Ratio

Tỷ lệ quỹ ổn định ròng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW


Ngân hàng trung ương

TSLĐ

Tài sản lưu động

Thông tư 36

Thông tư 36/2014/TT-NHNN

Tỷ lệ KNCT

Tỷ lệ khả năng chi trả

Vietcombank

Vietinbank

Ngân hàng Cổ phẩn Ngoại Thương
Việt Nam
Ngân hàng thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả các biến ....................................................................................... 37
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 41
Bảng 4.2. Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ............. 42
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai ........ 43

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy các mô hình ................................................................. 44
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định F-test ........................................................................ 45
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. 45
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Modified Wald ......................................................... 46
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Wooldridge .............................................................. 46
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng FGLS....................................................................... 47


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản qua các năm .................................................... 26
Hình 3.2. Giá trị tài sản thanh khoản cao và tổng tài sản của các ngân hàng qua các
năm ....................................................................................................................... 27
Hình 3.3. Quy mô Vốn chủ sở hữu qua các năm .................................................... 28
Hình 3.4. Tỷ lệ Vốn Chủ sở hữu trên Tổng tài sản và tỷ lệ dự trữ thanh khoản qua
các năm ................................................................................................................. 29
Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng cho vay và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của các ngân
hàng qua các năm .................................................................................................. 30
Hình 3.6. Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản qua các năm........................... 31
Hình 3.7. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay và Tỷ lệ dự trữ thanh
khoản qua các năm ................................................................................................ 33
Hình 3.8. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
của Eximbank qua các năm ................................................................................... 33
Hình 3.9. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
của Vietinbank qua các năm .................................................................................. 34
Hình 3.10. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay và Tỷ lệ dự trữ thanh
khoản của Maritime bank qua các năm .................................................................. 34
Hình 3.11. Tăng trưởng kinh tế và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản qua các năm ............. 35


TÓM TẮT

Khủng hoảng tài chính năm 2007 đã nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu, các
nghiên cứu về cuộc khủng hoảng đều chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến khủng hoảng là rủi ro thanh khoản – vấn đề đã được xem nhẹ trong
rất nhiều năm qua. Từ cuộc khủng hoảng trên, vấn đề thanh khoản đã được nghiên
cứu và chú trọng. Năm 2008, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel đã ban hành Basel
III trong đó có những nguyên tắc quản lí thanh khoản chặt chẽ và cụ thể hơn để áp
dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại nhằm hạn chế những rủi ro liên quan đến
thanh khoản đã xảy ra. Tại Việt Nam, cuối năm 2014, ngân hàng Nhà Nước cũng đã
ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN, trong đó có những quy định liên quan đến
nâng cao khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM. Mặc dù vậy, trong thông tư
36 cũng cho phép các NHTM được nâng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung
dài hạn tăng từ 30% lên 60%, điều này làm dấy lên những lo ngại về rủi ro thanh
khoản có thể xảy ra. Chính vì vậy, bài nghiên cứu muốn tìm hiểu rõ những yếu tố
tác động đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, qua đó
đánh giá về những chính sách của thông tư 36, đồng thời đưa ra những giải pháp để
nâng cao khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài
nghiên cứu thu thập dữ liệu của 25 ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong
thị phần cho vay, huy động và cung cấp các dịch vụ liên quan từ 2008-2017 tại Việt
Nam thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng cho vay và tỷ lệ các
khoản vay trung dài hạn trong tổng cho vay. Các yếu tố khác như quy mô ngân
hàng, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều
với thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với thanh khoản. Tuy nhiên,
các tác động này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trên cơ sở kết quả thu được,
bài nghiên cứu cũng đã đưa ra những khuyến nghị về chính sách cho ngân hàng nhà
nước cũng như các ngân hàng thương mại về quản lý thanh khoản.
Từ khóa: thanh khoản, rủi ro thanh khoản


ABSTRACT

The financial crisis that started in 2007 has engulfed the entire the global
economy, many studies of the crisis have shown that one of the main reasons for the
crisis is liquidity risk which had long been underestimated for many years. Since the
crisis, liquidity have been studied and focused. In 2008, Basel III was introduced by
Basel Committee on Banking Supervision, it has more strict and specific liquidity
management principles to apply to Commercial banks in order to limit the liquidity
risks involved. At the end of 2014, The State Bank of Vietnam issued Circular
No.36/2014/TT-NHNN with rules relating to improve liquidity of Commercial
banks. However, the Circular 36, also allows commercial banks to raise the ratio of
short-term capital to medium and long-term loans from 30% to 60%, which raises
concerns about liquidity risk may occur. Therefore, the studies are to help to
understand the factors affecting the liquidity of the Commercial banks in Vietnam,
thereby evaluating the policies of Circular 36, and suggesting solutions to improve
the liquidity for Vietnamese Commercial banks. The studies used data of 25
commercial banks which account for a large proportion of loan market share,
mobilization and related service provision from 2008 to 2017 in Vietnam through
the financial statement and annual report. The results show that liquidity has an
inverse relationship with loan growth and the growth of medium and long-term
loans in the total loan. Others factors such as asset size, owners' equity and
economic growth have the same impact on liquidity, bad debt ratio has an inverse
relationship with liquidity. However, these effects are not statically significant.
Based on the results, the studies also made policy recommendations for the State
Bank as well as the commercial banks on liquidity management.
Keywords: liquidity, liquidity risk


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHI N CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài

Đối với các nước đang phát triển nói chung cũng như là Việt Nam nói riêng thì hệ
thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống ngân hàng
được ví như là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các lĩnh
vực. Việc duy trì một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh có tác động không nhỏ đến việc
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Sau hơn ba thập kỷ cải cách, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có
những bước phát triển toàn diện kể cả về chất cũng như là về lượng, nhưng vấn đề đảm
bảo thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức.
Tại thị trường Việt Nam, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại từ trước
đến nay là huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi sau đó sử dụng để cho vay, do đó lợi
nhuận đa phần đến từ phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Chính
vì vậy, các ngân hàng thường chú trọng phát triển công tác tín dụng để tăng lợi nhuận đạt
được. Những năm gần đây,hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam chứng kiến việc
tốc độ tăng trưởng cho vay luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động làm dấy lên
lo ngại về việc mất khả năng thanh khoản đối với một số ngân hàng yếu kém bởi khi tín
dụng tăng trưởng quá nóng các ngân hàng phải chạy đua huy động vốn, đẩy lãi suất huy
động tăng cao kéo theo sự gia tăng của lãi suất cho vay, kèm với việc phân bổ cơ cấu đầu
tư không hợp lý và tỷ lệ nợ xấu tăng lên làm cho các ngân hàng bị mất khả năng thanh
khoản. Rủi ro thanh khoản không chỉ dừng lai ở việc các ngân hàng này sẽ bị sụp đổ mà
với một nền kinh tế không có được niềm tin chắc chắn như ở Việt Nam thì bối cảnh đổ
vỡ của cả hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế sẽ hiện ra trước mắt.
Thực tế giai đoạn 2008-2011 đã chứng kiến sự thiếu hụt thanh khoản trầm trọng
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Giai đoạn này, các ngân hàng chạy đua
lãi suất, có những thời điểm lãi suất huy động lên đến 23%/năm, lãi suất qua đêm liên
ngân hàng có lúc đạt kỷ lục 27% ( Viết Chung, 2012). Các kênh huy động vàng và ngoại
tệ cũng tăng mạnh. NHNN cũng phải sử dụng thường xuyên công cụ tái cấp vốn để đáp
ứng sự thiếu hụt thanh khoản của thị trường. Mặc dù không có sự sụp đổ nào nhưng sự


2


thiếu thanh khoản đã đặt ra câu hỏi lớn cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng cho kinh tế nghiệm trọng nhất trong những năm gần đây –
Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ bắt đầu năm 2007 là một ví dụ điển hình về
hậu quả của việc các ngân hàng không chú trọng đến khả năng thanh khoản cũng như
nâng cao khả năng thanh khoản. Nguyên nhân từ sự tăng trưởng cho vay quá nóng thông
qua việc bùng nổ cho vay bất động sản, khi bong bóng bất động sản bị vỡ, nỡ xấu gia
tăng làm cho thị trường tài chính của Mỹ bị thiếu hụt thanh khoản trầm trọng, dẫn đến sự
sụp đổ của hàng loạt ngân hàng. Chính phủ Mỹ phải can thiệp trên quy mô chưa từng có
để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường tài chính. Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng này
cũng đã nhấn ch m toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu (Vũ Thị
Hồng, 2015).
Có thể nhận thấy trong những năm gần đây, thanh khoản của ngân hàng là vấn đề
đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Do vậy, việc nghiên
cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là rất
cần thiết nhằm góp phần nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng nói riêng và
đảm bảo sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của
các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để nhận biết được các yếu
tố tác động và mức độ tác động đến thanh khoản. Qua đó đề ra những chính sách phù
hợp cho các ngân hàng thương mại có thể lựa chọn nhằm nâng cao khả năng thanh
khoản.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
T m hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản để

đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể


3

Phân tích và đánh các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của NHTM, chú
trọng đến các yếu tố liên quan đến hoạt động cho vay.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yêu tố này đến thanh khoản
Đề xuất các giải pháp có ứng dụng thực tiễn nhằm nâng cao khả năng thanh
khoản nhằm góp phần phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam.
1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng
thương mại?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đưa ra lên khả năng thanh khoản của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
Biện pháp để nâng cao khả năng thanh khoản nhằm hạn chế rủi ro thanh
khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là khả năng thanh
khoản và các yếu tố tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam.

Khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại có thể được thể hiện
thông qua quy mô thanh khoản hoặc các tỷ lệ thanh khoản. Tại Việt Nam, khả năng
thanh khoản của các ngân hàng thương mại thể hiện qua tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ
lệ này được đo bằng phần trăm của tài sản có tính thanh khoản cao chia cho tổng nợ
phải trả.
Chính v vậy, bài viết tập trung nghiên cứu các yếu tố của Ngân hàng thương
mại tác động đến thanh khoản thông qua tỷ lệ dự trữ thanh khoản bao gồm: quy mô
ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng cho vay, tỷ lệ
nợ xấu, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay và tăng trưởng kinh tế.
1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1. Về không gian
Không gian nghiên cứu: bài nghiên cứu tập trung phân tích 25 Ngân hàng


4

thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần cho vay, huy động và cung cấp các
dịch vụ liên quan theo phụ lục đính kèm.
1.3.2.2. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu để phục vụ nghiên cứu được thu thập từ
BCTC, BCTN của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và số liệu kinh tế vĩ mô
trong giai đoạn từ 2008-2017.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
Trước hết thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách tổng hợp, so sánh, phân tích trên
cơ sở kế thừa các lí thuyết nền tảng về thanh khoản và các yếu tố tác động đến
thanh khoản đã được nghiên cứu trước đây

Sau đó sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để t m ra được sự tác động
của các biến phụ thuộc lên khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam với các
bước cụ thể:
Bước 1: Thống kê mô tả các biến: số quan sát, giá trị trung b nh, độ lệch
chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
Bước 2: Kiểm hiện tượng đa cộng tuyến để xem sự tương quan giữa các biến
Bước 3: Hồi quy các biến bằng các mô hình Pooled OLS, Fixed Effects
Model, Random Effects Model và lựa chọn mô h nh phù hợp
Bước 4: Sử dụng các kiểm định để kiểm tra và khắc phục các khiếm khuyết
của mô h nh
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Bài nghiên cứu mặc dù không đưa ra được những lý
thuyết mới nhưng cũng đã tóm tắt một cách đầy đủ và chi tiết, đồng thời củng cố về
các lý thuyết của thanh khoản, rủi ro thanh khoản cũng như các yếu tố tác động đến
thanh khoản của các Ngân hàng thương mại.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của bài nghiên cứu cung cấp thêm cho những nhà
quản trị Ngân hàng thương mại bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến
thanh khoản tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017. Thông qua các bằng


5

chứng này, nhà quản trị sẽ đánh giá được các yếu tố cũng như mức độ tác động lên
thanh khoản để từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao khả năng
thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, trong nghiên
cứu đã có tiến hành một nội dung mới đó là phân tích tác động của tỷ lệ cho vay
trung dài hạn trên tổng cho vay đối với thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, đây
là một trong những cơ sở để đánh giá và khuyến nghị về những chính sách cho các
NHTM cũng như NHNN.
1.6. Kết cấu luận văn

Bài nghiên cứu này được chia làm 5 phần:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về các yếu tố tác động đến thanh khoản của
ngân hàng thương mại
Chương 3. Phân tích các yêu tố tác động đến thanh khoản của NHTM Việt
Nam
Chương 4. Dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách


6

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1.

Thanh khoản của NHTM

2.1.1.

Khái niệm thanh khoản

Xét về góc độ tài sản, thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành
tiền của tài sản và ngược lại, được đo lường thông qua thời gian chuyển đổi và chi
phí để chuyển đổi. Với ngân hàng thương mại thì tính thanh khoản được hiểu là
việc ngân hàng có thể thực hiện được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời phát
sinh trong quá tr nh hoạt động như: nhu cầu chi trả, rút tiền gửi, các nhu cầu thanh
toán, giải ngân các khoản cho vay theo thỏa thuận cấp tín dụng của khách hàng…
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng: “Thanh khoản là một thuật
ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng

phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay,
thanh toán, giao dịch vốn...”.
Ở mỗi thời điểm khác nhau, Basel lại có những khái niệm và nhấn mạnh
khác nhau về thanh khoản, nhưng chung quy lại đều định nghĩa thanh khoản là khả
năng tăng quỹ tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn với chi phí chấp nhận được.
Năm 2010, Trong giáo tr nh Quản trị ngân hàng thương mại, Trương Quang
Thông cho rằng: “Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt
một cách nhanh chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa
vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài
sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lí để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác
nhau của ngân hàng”.
Theo Duttweiler (2009), thanh khoản là sự chuyển đổi một cách dễ dàng một
tài sản cụ thể thành tiền mặt và khi ngân hàng muốn chuyển tài sản đó thành tiền
mặt th thị trường vẫn còn khả năng chấp nhận các giao dịch.
Như vậy thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như là khả năng
tức thời có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi của và giải ngân các khoản tín dụng đã
cam kết.


7

Thanh khoản ngân hàng có thể được thành hai loại là thanh khoản tự nhiên
và thanh khoản nhân tạo. Thanh khoản tự nhiên được tạo ra từ tài sản của ngân hàng
có thời gian đáo hạn theo quy định. Thanh khoản nhân tạo được tạo ra thông qua
khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn.
2.1.2. Trạng thái thanh khoản
2.1.2.1. Cung thanh khoản
Cung thanh khoản là những nguồn cung cấp vốn của ngân hàng để làm tăng
khả năng chi trả nhằm đáp ứng cầu thanh khoản, đây là những khoản sẵn có hoặc có
thể có trong ngắn hạn của ngân hàng thương mại, bao gồm:

Huy động tiền gửi: Đây có thể coi là nguồn cung có vị trí quan trọng nhất bởi
huy động tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn cung thanh khoản đồng
thời cũng là nguồn cung dễ dàng tạo ra nhất.
Các khoản cho vay được hoàn trả: Đây cũng là một trong những nguồn cung
quan trọng trong quản lí thanh khoản của một NHTM, lượng tiền hoàn trả từ hoạt
động cho vay giúp ngân hàng có thể có được lượng tiền để tái tục đầu tư hoặc dự trữ
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Tiền thu từ cung cấp sản phẩm dịch vụ: trước đây, khoản tiền thu từ dịch vụ
chiểm tỷ trọng không cao và thường không được chú ý đến, nhưng trong những
năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, thói quen không dung tiền
mặt…, cũng như việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu th
khoản tiền thu từ dịch vụ đã được quan tâm đúng mực và định hướng phát triển
thành một trong những nguồn thu quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào trong tương
lai.
Tiền vay trên thị trường tiền tệ: Đây là những nguồn cung tạm thời cấp bách
để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, tiền vay trên thị trường tiền tệ bao
gồm vay liên ngân hàng hoặc vay tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương.
Tiền bán tài sản: Đây là biện pháp tăng cung thanh khoản khi không thể sử
dụng các biện pháp nêu trên, NHTM sẽ bán theo thứ tự từ tài sản thanh khoản cao
đến tài sản thanh khoản thấp hơn để đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản.


8

2.1.2.2. Cầu thanh khoản
Cầu thanh khoản là các tác động làm giảm quỹ của ngân hàng để đáp ứng các
nghĩa vụ chi trả trong quá tr nh hoạt động, cầu thanh khoản bao gồm:
Rút tiền gửi của khách hàng: đây là nhu cầu thường xuyên và không cố định,
đặc biệt đối với khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, khoản mục này chiếm tỷ trong
lớn nhất trong cầu thanh khoản. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi nhu cầu rút tiền đợt

ngột tăng cao với những số tiền lớn.
Các khoản cho vay phát sinh: hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng đối
với toàn bộ các NHTM ở Việt Nam, do đó nhu cầu cung tiền từ những khoản cho
vay đã cam kết hoặc phát sinh mới cũng phát sinh thường trực.
Thanh toán Các khoản vay phải trả: Đây là các khoản vay trên thị trường
tiền tệ
Các khoản chi phí hoạt động: phát sinh từ thực tế hoạt động kinh doanh của
ngân hàng như chi trả lương, thưởng cho nhân viên, chi phí vận hành bộ máy...
Trả cổ tức cho cổ đông.
2.1.2.3. Trạng thái thanh khoản
Sự kết hợp giữa cung và cầu thanh khoản của một ngân hàng sẽ tạo nên
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (Net Liquidity Position), được xác định như sau:
NPL = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản
Nếu NPL > 0 hay cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản, ở trạng thái
này thì ngân hàng đang thặng dư thanh khoản. Qua đó thể hiện thanh khoản hiện tại
của ngân hàng rất tốt nhưng mặt khác cũng nói lên việc chưa khai thác hết khả năng
sinh lời của tài sản. Có thể vì các nguyên nhân chủ quan như ngân hàng chủ động
tăng lượng dữ trữ thanh khoản, đầu tư chưa hợp lí hoặc do các nguyên nhân khách
quan như sự hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế làm cho không có nhiều cơ hội
đầu tư, hoặc do nguồn vốn tăng trưởng quá nhanh…. Những nhà điều hành cần phải
sử dụng phần thặng dư này để đầu tư nhằm đem đến hiệu quả trước khi chúng được
sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Nếu NPL < 0 hay cung thanh khoản nhỏ hơn cầu thanh khoản, ở trạng thái


9

này th ngân hàng đang thâm hụt thanh khoản. Thâm hụt thanh khoản là một trong
những yếu tố rủi ro đối với hoạt động của NHTM, thâm hụt nhẹ làm cho ngân hành
khó khăn trong hoạt động, còn thâm hụt lớn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm

trọng hơn như mất khách hàng, mất cơ hội kinh doanh, mất thị trường, làm giảm
niềm tin công chúng…. (Trương Quang Thông, 2010). Những hành động cần thiết
để bù đắp thanh khoản có thể kể đến là: bán tài sản kém thanh khoản, sử dụng dự
trữ bắt buộc, vay vốn liên ngân hàng, vay tái chiết khấu NHTW…
Nếu NPL = 0 hay cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản thì ngân hàng
đang ở trạng thái cân bằng thanh khoản. Đây là mục tiêu hướng đến của nhà quản
trị ngân hàng nhưng trên thực tế rất khó xảy ra.
2.1.3. Rủi ro thanh khoản
2.1.3.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản
Theo Duttweiler (2009), rủi ro thanh khoản của một ngân hàng thương mại
xuất hiện khi tại một thời điểm bất kỳ khi ngân hàng không có khả năng thanh toán,
hoặc phải thanh bằng việc huy động các nguồn vốn với chi phí cao, từ đó có thể kéo
theo những tác động không tốt cho NHTM.
Năm 2006, ủy ban Basel phân loại rủi ro thanh khoản làm hai loại là rủi ro
thanh khoản nguồn vốn (funding liquidity risk) và rủi ro thanh khoản thị trường
(market liquidity risk). Rủi ro thanh khoản nguồn vốn là rủi ro khi ngân hàng bị
thiếu tiền và không thể huy động nguồn vốn mới để đáp ứng nghĩa vụ chi trả khi
đến hạn. Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro khi ngân hàng không thể bán tài sản
trên thị trường trong thời gian ngắn với chi phí thấp.
Như vậy, rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi NHTM không có khả năng
đáp ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời, hoặc đáp ứng đủ
nhưng với chi phí bỏ ra lại quá cao. Nói cách khác đây là loại rủi ro của NHTM
trong trường hợp thiếu khả năng chi trả do không dự trữ đủ tiền mặt, không chuyển
đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của
các hợp đồng thanh toán.
2.1.3.2. Nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản


10


Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), nguyên nhân của rủi ro thanh khoản được
chia làm hai loại: nguyên nhân tiền đề và nguyên nhân hoạt động.
nn

n

n

bao gồm ba nguyên nhân chính:

“Thứ nhất, ngân hàng huy động và đi vay vốn thời gian ngắn, sau đó cứ tuần
hoàn chúng để cho vay thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với
sự không trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.”
“Thứ hai, sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất. Khi lãi suất
tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra t m kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao
hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín
dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời
đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của
ngân hàng.”
“Thứ ba, ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn
hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào
ngân hàng.”
nn

n oạ

ộn là những nguyên nhân dựa vào nguồn gốc phát sinh

của rủi ro, có thể phát sinh từ bên tài sản nợ khi người gửi tiền rút tiền đột biến với
số lượng lớn hoặc phát sinh từ tài sản có khi khách hàng rút tiền theo thỏa thuận cho

vay đã ký với ngân hàng.
Nguyên nhân phát sinh bên tài sản nợ: phát sinh từ việc khách hàng gửi tiền
có nhu cầu rút tiền đột ngột, làm cho ngân hành khó khăn về thanh khoản. Bởi v
tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất nhưng lại không sinh lời, do đó
ngân hàng sẽ hạn chế lượng tiền mặt xuống thấp nhất có thể, và dùng tiền này đầu
tư vào các tài sản có khả năng sinh lợi cao hơn nhưng ít thanh khoản hơn để gia
tăng lợi nhuận, do đó phần lớn lượng tiền của ngân hàng đều tồn tại dưới dạng kém
thanh khoản.
Khi khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút tiền đột ngột với số lượng rất lớn,
ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để chi trả, ngân hàng buộc phải t m kiếm các nguồn
vốn bổ sung tức th thông qua việc vay vốn liên ngân hàng, vay tái chiết khấu ngân


11

hàng trung ương hoặc bán đi các tài sản ít thanh khoản hơn mà m nh đang nắm
giữ…, việc bán khối lượng lớn tài sản ngay lập tức sẽ khiến cho ngân hàng bị ép giá
và chỉ bán được với giá thấp hơn thực tế rất nhiều. Một trường hợp xấu hơn là khi
nhiều ngân hàng cùng bị thiếu hụt thanh khoản và cùng phải bán đi tài sản th có thể
sẽ không thể bán được tài sản trên thị trường. Đây chính là rủi ro phát sinh bên tài
sản nợ.
Nguyên nhân phát sinh bên tài sản có: Khi người vay tiền có nhu cầu giải
ngân ngay lập tức theo các cam kết cho vay đã ký với ngân hàng, ngân hàng phải
đảm bảo có đủ tiền để thực hiện các cam kết. Nếu không đủ khả năng thanh khoản
ngay tức th ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp giống như đảm bảo thanh
khoản phát sinh bên tài sản nơ. Điều này có thể gây nên rủi ro về thanh khoản.
2.1.3.3. Ảnh hƣởng của rủi ro thanh khoản
Đối với ngân hàng thương mại:
Rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ gây nên những tổn thất về tài chính cho NHTM,
bởi v ngân hàng sẽ phải chạy đua huy động vốn với lãi suất cao làm tăng chi phí,

kéo theo đó là sự tăng cao của lãi suất cho vay, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ
khó cho vay hơn. Khi nguồn thu không đủ đáp ứng chi phí sẽ dẫn đến thua lỗ cho
các NHTM.
Đồng thời, việc không đáp ứng được nhu cầu rút tiền hay nhu cầu giải ngân
cho các khoản cấp tín dụng sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng, đặc biệt gây mất
niềm tin cho người gửi tiền. Sự thiếu tin tưởng của người dân vào khả năng thanh
toán của ngân hàng sẽ gây ra một cuộc rút tiền hàng loạt, dẫn đến việc mất thanh
khoản nghiêm trọng và nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
Đối với hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế:
Khi xuất hiện rủi ro thanh khoản, NHTM sẽ tăng lãi suất huy động, nguồn
tiền gửi của người dân vào ngân hàng sẽ tăng lên dẫn đến sự thiếu hụt nguồn vốn
đầu tư trong nền kinh tế. Đồng thời, lãi suất cho vay tăng cao sẽ tác động mạnh đến
hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến giá cả tăng cao, lạm phát tăng cao, ảnh hưởng
đến đời sống của người dân cũng như giảm quy mô tăng trưởng của nền kinh tế.


12

Từ một ngân hàng bị mất thanh khoản nghiêm trọng sẽ tạo ra phản ứng dây
chuyền làm phá vỡ niềm tin của công chúng về hệ thống ngân hàng, hiện tượng rút
tiền hàng loạt sẽ lây lan qua các ngân hàng khác nhau, dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ
thống NHTM và nền kinh tế.
2.1.4. Đo lƣờng thanh khoản
Vodova (2011) đưa ra hai phương pháp để đo lường thanh khoản là: đo
lường bằng khe hở thanh khoản và đo lường bằng các tỷ lệ thanh khoản.
Phương pháp đo lường bằng khe hở thanh khoản là phương pháp đo lường sự
chênh lệch giữa nguồn vốn và tài sản ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Phương pháp đo lường bằng các tỷ lệ thanh khoản là phương pháp tính toán
các chỉ số khác nhau được thu thập từ số liệu của bảng cân đối kế toán từ đó dự
đoán được các diễn biến thanh khoản; các tỷ lệ này gồm: tỷ lệ tài sản thanh khoản

trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi và vốn huy động ngắn
hạn, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi và vốn
huy động ngắn hạn.
2.1.4.1. Phƣơng pháp đo lƣờng bằng khe hở thanh khoản
Đối với các nhà quản trị ngân hàng, họ thường chú trọng đến hai khoản mục
đó là tổng dư nợ cho vay b nh quân và tổng nguồn vốn huy động b nh quân. Đa
phần các khoản cho vay sẽ được thanh khoản bằng tiền gửi, khi cho vay, các ngân
hàng thường ưu tiên tài trợ cho các khoản vay có kỳ hạn dài v lợi nhuận đem lại
lớn hơn nhưng các khoản vay này lại có tính thanh khoản thấp, còn các khoản tiền
gửi th đa phần là các kỳ hạn ngắn. Khi phát sinh nhiều khoản rút tiền gửi có giá trị
lớn cùng một lúc và không được báo trước có thể sẽ gây ra mất thanh khoản cho
ngân hàng. Khe hở thanh khoản chính là khoản chênh lệch giữa tổng dư nợ cho vay
bình quân và tổng nguồn vốn huy động b nh quân.
Công thức tính khe hở thanh khoản:
Khe hở thanh khoản = Tổng dƣ nợ cho vay bình quân - Tổng nguồn vốn
huy động bình quân
Khe hở thanh khoản thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong


13

tương lai của ngân hàng.
Nếu khe hở thanh khoản là dương và có giá trị lớn lớn th ngân hàng buộc
phải giảm tiền mặt dự trữ, giảm các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị
trường tiền tệ, dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng lên cao.
Có rất nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp đo lường khe hở thanh khoản
trong nghiên cứu của họ. Đặng Văn Dân (2015) cho rằng phương pháp đo lường
thanh khoản bằng cách tính khe hở thanh khoản là phương pháp thích hợp nhất
trong phân tích định lượng, chỉ số khe hở thanh khoản phản ánh được cơ bản nhất
về khả năng thanh khoản của ngân hàng.

2.1.4.2. Phƣơng pháp đo lƣờng bằng các tỷ lệ thanh khoản
Đây là phương pháp đo lường tính thanh khoản của các ngân hàng dựa trên
các chỉ số được tính toán từ bảng cân đối kế toán. Bao gồm 4 chỉ số sau:
L1=

Tài sản



Tổng tài sản

100

Tỷ số này thể hiện trong tổng tài sản của NHTM th tài sản có tính thanh
khoản cao chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông thường, tỷ số này càng cao tức là khả
năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt, nhưng nếu tỷ số này quá cao th ngân
hàng cần đánh giá lại t nh h nh nắm giữ tài sản của m nh bởi v tài sản thanh khoản
cao thường không sinh lời nhiều.
L2=

Tài sản



Tiền g i Vốn huy động ngắn hạn

100

Tỷ số thanh khoản L2 thể hiện tài sản thanh khoản so với các khoản tiền gửi
và vốn huy động có tỷ lệ bao nhiêu, nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% th ngân

hàng có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của bất cá nhân, hộ gia đ nh, doanh
nghiệp hoặc bất kỳ tổ chức nào cùng một thời điểm khi có sự kiện bất thường xảy
ra. Tỷ số này cũng giống như tỷ sổ L1 , tức là càng cao thì thể hiện thanh khoản của
ngân hàng càng tốt.
L3=

Tổng dƣ nợ
Tổng tài sản

100

Tỷ số này cho biết tổng dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản


×