Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một thứ quà của lúa non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.77 KB, 3 trang )

Một thứ quà của lúa non: cốm
(Thạch Lam)
I - Gợi ý
1. Thể loại:
− Tuỳ bút "là một thể loại kí. Lối viết tương đối phóng khoáng; nhà văn tuỳ theo ngọn
bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để
bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái
bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể giàu chát trữ
tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người nhắc đến trong tuỳ bút tuy
không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm
xúc, dòng suy nghĩ của tác giả; và cũng phải xác thực. Giá trị của tuỳ bút là ở những suy
nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi
cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ
riêng" (Nguyễn Xuân Nam - Từ điển văn học, tập hai, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).
− Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình
ảnh, sự vật cụ thể như thể kí nhưng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện
cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.
2. Tác giả:
Thạch Lam (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn
Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn (tổ chức văn chương khá nổi tiếng
trước Cách mạng tháng Tám với các tên tuổi quen thuộc thời bấy giờ như Nhất Linh, Khái
Hưng, Hoàng Đạo,...). Lúc đương thời, văn Thạch Lam không nổi tiếng như các nhà văn
khác nhưng một nhà văn đàn anh đã nhận xét rất tinh tế và chính xác: mai sau, cái còn lại
với đời chính là văn của Thạch Lam chứ không phải là ai khác. Điều này đã được kiểm
chứng qua thời gian. Cho đến bây giờ, nói đến Nhất Linh, Khái Hưng,... ít người biết
nhưng tên tuổi Thạch Lam còn mãi với những hương vị bâng khuâng, ngọt ngào từ Hai
đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Hà Nội băm sáu phố phường,...
Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu như không có những sự kiện nổi bật, gay cấn,...
thường là phương tiện để các nhà văn cuốn hút người đọc. ấn tượng sâu sắc mà những câu
văn Thạch Lam để lại chính là những dư vị "thấm sâu vào tận gốc lưỡi" trong từng câu
văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi câu văn của Thạch Lam đều có khả


năng làm rung lên những sợi tơ đàn êm ái trong tâm hồn người đọc, người nghe.
3. Xuất xứ:
Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm rút từ Hà Nội băm sáu phố phường (NXB
Đời nay, Hà Nội, 1943), tập tuỳ bút nổi tiếng về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội. Trong
mục Quà Hà Nội của tập sách nói trên, tác giả viết:
"Quà Hà Nội xưa nay vân có tiếng là ngon lành và lịch sự. ở các thôn quê, chút qù Hà
Nội là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hoá của người cho. Con cháu ngày giỗ kị đưa về
dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và hồng đi làm nhà nước ngày
nghỉ mua tặng hâ cô vợ mới cưới,... bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô
hội, món quà đem đến cho khắp nơi các vị sành và trang nhã của băm sáu phố phường".
3. Đại ý:
Từ một thức quà dân dã, mộc mạc, qua ngòi bút tinh tế, nhạy cảm của Thạch Lam,
cốm đã trở thành sản vật của đất nước, thành vẻ đẹp độc đáo của văn hoá dân tộc.
II - Giá trị tác phẩm
Bạn đã bao giờ được thưởng thức món cốm gói trong lá sen? Được như vậy hẳn bạn
sẽ rất thích thú, bởi món quà thật giản dị mà thanh khiết không ngờ!
Cốm − một thức quà đặc biệt mà tác giả Thạch Lam giới thiệu trong bài văn này được bắt
đầu từ một cơn gió. Thông thường, cơn gió đến rồi đi như một quy luật của tự nhiên. Nhưng cơn
gió trong bài văn của Thạch Lam lại như một bức thông điệp tâm hồn. "Cơn gió mùa hạ lướt qua
vừng sen trên hồ" - lời văn giúp ta cảm nhận được bước đi của gió dường như cũng thật nhẹ
nhàng, ý vị. Chính sự nhẹ nhàng, ý vị ấy, gió mới có thể "nhuần thấm cái hương thơm của lá" −
và đặc biệt, gió mới có thể "như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết".
Điều này ít ai để ý. Hương vị của hoa sen thì dễ thấy, bởi nó ngào ngạt, bởi nó nồng nàn. Còn làn
hương của lá thì dịu nhẹ, thanh tao. Chính cái làn hương mỏng manh dìu dịu ấy lại chứa đựng
một sức gợi, báo hiệu "mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết".
Nhưng chỉ có lá sen với làn hương dịu thơm lan tỏa thôi thì chưa đủ. Đồng nội còn là một
kho báu vô tận những của cải quý giá để dâng tặng con người. Hãy lắng nghe nhà văn giới
thiệu: "Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non
không?" Thoạt tiên là hình ảnh "cánh đồng xanh" - màu sắc của cánh đồng lúa rất đỗi quen
thuộc ở các vùng quê. Nhưng có điều kì lạ ở đây là: đi trong khung cảnh ấy, bạn có cảm nhận

được làn hương thơm mát của bông lúa non - tức khi hạt lúa còn đang thời kì ngậm sữa? Cũng
là mùi thơm, nhưng là mùi thơm mát của "giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa
cỏ". Chỉ phảng phất thôi, thế mà thành ấn tượng, thậm chí ấn tượng sâu sắc để nhận ra "giọt
sữa" phía trong cái vỏ lúa đang xanh là cả một bầu hương hoa của thiên nhiên kết lắng. Nhờ
bàn tay con người cần cù chăm sóc, giọt sữa ấy mới dần đông lại, bông lúa nặng dần, "nặng vì
chất quý trong sạch của trời". Chính khi ấy, những bông lúa cong cong trĩu xuống, và dân gian
gọi đó là lúa uốn câu (vì bông lúa có hình dáng của chiếc lưỡi câu), lúa đến thời kì "vào hạt".
Khi ấy, chỉ có những người thật thạo nghề làm cốm ở làng Vòng mới biết "cữ" vừa nhất để
làm ra "thứ cốm dẻo và thơm ấy".
Cách làm cốm được tác giả miêu tả thật trân trọng bởi trước hết không phải lúc nào
cũng có thể gặt lúa về làm cốm, mà phải biết lúa lúc nào là "vừa" cữ nhất, và phải bằng
"những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác". Làm cốm là cả "một sự bí mật
trân trọng và khe khắt" - đó là một nghề gia truyền, không phải ai cũng làm được.
Sự bí mật "trân trọng và khe khắt" thể hiện những cách làm cốm riêng không phổ biến
rộng rãi được. Nó như qui ước lưu truyền từ nhiều đời để lại. Tác giả đã khái quát: "Cốm
là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát, mang
trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam".
ở đây, tác giả không gọi cốm là "thứ quà" mà là "thức quà". "Thứ" thiên về ý nghĩa và sắc
thái phân loại, đơn thuần phân biệt cốm với các loại quà khác. Còn "thức" đã chuyển nghĩa
diễn đạt, đưa cốm lên một phạm trù mới, trang trọng và đặc biệt. Mặt khác, cốm còn là một
"thức dâng" của những cánh đồng, như một sản vật quý báu bởi cốm không chỉ là sản
phẩm giản đơn lấy từ cây lúa. Ngòi bút miêu tả kết hợp dòng suy tưởng thấm đẫm tình cảm
trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc của nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận vẻ mộc
mạc của lá sen, giản dị và thanh khiết của hương trời, hương đất, mùi thơm phức của lúa
mới, của hoa cỏ dại ven bờ, cả mùi ngát của lá sen bọc, màu xanh của cốm, chất ngọt của
cốm, cái tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc). Chính vì thế,
trong đoạn cuối của bài văn, tác giả viết: "Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo
léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa". Cốm là thức ăn vừa thực
vừa ảo, thưởng thức cốm là một hành vi ẩm thực văn hoá.
Bài văn được viết theo thể tuỳ bút, giàu sức gợi, thể hiện được cách cảm nhận tài hoa

và tinh tế của tác giả về cốm - một thức quà thanh nhã, một quà tặng đặc sắc của quê
hương".

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×