Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh NHTM việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------- ----------

PHẠM THỊ NGUYÊN ANH

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC
CHI NHÁNH NHTM VIỆT NAM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

PHẠM THỊ NGUYÊN ANH

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI
NHÁNH NHTM VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. HOÀNG ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thị Nguyên Anh, tác giả của luận văn “ Tăng trưởng tín dụng
tại các chi nhánh NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Đức. Luận văn được thực hiện và hoàn
thành một cách độc lập, tự thu thập số liệu một cách trung thực. Tất cả tài liệu tham
khảo được sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày…... tháng….. năm 2019
Người cam đoan

Phạm Thị Nguyên Anh


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1
1.1. Lý do thực hiện đề tài ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.5. Kết cấu của luận văn....................................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn .......................................................................................... 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI – VẤN ĐỀ
TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG .............................................................................................. 7
2.1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam và trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai ........................................................................................................................ 7


2.1.1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ......................... 7
2.1.2. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ... 9
2.2. Vấn đề tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................... 10
2.2.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế .................................... 10
2.2.2. Hạn chế của tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế ............................. 12
2.2.3. Vấn đề tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................................... 13
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ .................... 15
3.1. Tổng quan về tăng trưởng tín dụng ngân hàng ............................................................. 15
3.1.1. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng .............................................................................. 15
3.1.2. Ý nghĩa tăng trưởng tín dụng ngân hàng ................................................................... 15
3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân
hàng ..................................................................................................................................... 17
3.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................................... 17
3.2.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 19
3.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại ....... 23
3.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)............................................................................. 23
3.3.2. Lạm phát .................................................................................................................... 23

3.3.3. Tỷ giá hối đoái ........................................................................................................... 24
3.3.4. Tăng trưởng tiền gửi khách hàng............................................................................... 24
3.3.5. Nợ xấu ...................................................................................................................... 25
3.3.6. Thanh khoản ngân hàng............................................................................................. 26


3.3.7. Quy mô ngân hàng ..................................................................................................... 26
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 27
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI NHÁNH
NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ..................................................................... 28
4.1. Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
giai thời gian qua ................................................................................................................. 28
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
thời gian qua ........................................................................................................................ 28
4.1.2. Cơ cấu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
thời gian qua ........................................................................................................................ 31
4.2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các CN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai. ...................................................................................................................................... 33
4.2.1. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................. 33
4.2.2. Tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và lạm phát ................................. 35
4.2.3. Tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỷ giá hối đoái ........................ 35
4.2.4. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...... 37
4.2.5. Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................... 40
4.2.6. Mô tả thống kê dữ liệu............................................................................................... 42
4.3. Nhận xét, đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời
gian qua ............................................................................................................................... 44
4.3.1. Những thành tựu đạt được ......................................................................................... 44
4.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ......................................................................................... 45
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 46



CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI
NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI...................................................... 47
5.1. Tóm tắt.......................................................................................................................... 47
5.2. Đóng góp về khoa học của bài ..................................................................................... 47
5.3. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai ............................................................................................................................. 48
5.3.1. Khuyến nghị giải pháp đối với nội bộ các chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn48
5.3.1.1. Nhóm giải pháp về tăng trưởng tiền gửi trên địa bàn ............................................. 48
5.3.1.2. Nhóm giải pháp về nợ xấu ...................................................................................... 50
5.3.1.3. Nhóm giải pháp về tỷ lệ thanh khoản ..................................................................... 52
5.3.1.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô tới tăng
trưởng tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. ...................................................... 52
5.3.2. Khuyến nghị chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng các NHTM trên địa
bàn và hệ thống ngân hàng Việt Nam ................................................................................. 53
5.3.2.1. Khuyến nghị chính sách đối với Chính phủ và chính sách đối với Ngân hàng nhà
nước Việt Nam .................................................................................................................... 53
5.3.2.2. Khuyến nghị chính sách đối với NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai ....................... 55
5.4. Những hạn chế của bài và định hướng tiếp theo .......................................................... 56
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI


1

CN NHTM

Chi nhánh ngân hàng thương mại

2

CP

Cổ phần

3

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

4

GRDP

5

NH

Ngân hàng

6


NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

9

TCTD

Tổ chức tín dụng

10

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

11


TMCP

Thương mại cổ phần

12

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Gross Regional Domestic Product: Tổng sản phẩm
quốc nội của một tỉnh.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG

DIỄN GIẢI

TRANG

3.1

Tóm tắt các nghiên cứu trước

20

4.1

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân

hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 –
2018

29

4.2

Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2014 – 2018

32

4.3

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai

33

4.4

Lạm phát của Việt Nam qua giai đoạn 2014 – 2018

35

4.5

Tổng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2014 – 2018


38

4.6

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống
TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 –
2018

38

4.7

Mô tả thống kê dữ liệu

42

BIỂU
ĐỒ
4.1

DIỄN GIẢI

TRANG

Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế giai
đoạn 2014 – 2018

34



TÓM TẮT
Tăng trưởng tín dụng có vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tùy theo điều kiện
kinh tế, đặc điểm vị trí địa lý của mỗi vùng miền mà hoạt động kinh doanh của mỗi
vùng có đặc điểm, sự phát triển khác nhau do đó hoạt động tín dụng có những đặc
điểm khác nhau. Do vậy, việc xác định các yếu tác động đến sự tăng trưởng tín
dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là việc
làm cần thiết. Luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng với dữ
liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của 39 chi nhánh NHTM gửi
về NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai từ năm 2014 đến năm 2018, nhằm xác định sự
tác động của các yếu tố tăng trưởng tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ
lạm phát và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng tín dụng Từ đó, đưa ra những gợi ý về
các chính sách, các chiến lược phù hợp với đặc điểm của vùng kinh tế Đồng Nai
cho các nhà quản lý ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng hợp lý, nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Từ khóa: Tín dụng ngân hàng, ngân hàng thương mại, tăng trưởng kinh tế, tăng
trưởng tín dụng.


ABSTRACT
Credit growth plays an important role in the business performance of commercial
banks and Vietnam's economic growth. Depending on the economic conditions and,
the geographical position characteristics of each region, the business activities have
different features and development which lead to different characteristics of the, so
credit activities. Therefore, determining the factors affecting the credit growth of
commercial bank branches in Dong Nai province is necessary. The thesis uses
multivariate regression model on table data with database collected from the annual
financial statements of 39 commercial bank branches sent to the SBV branch in
Dong Nai province from 2014 to 2018 in order,todetermine the impact of factors as
deposit growth, bad debt rates, liquidity ratios, inflation rates and exchange rates on

credit growth. Henceforth, the policies and strategies which are suitable to, the
characteristics of Dong Nai economic zone could be made for the local bank
managers to motivate the reasonable credit growth and, enhance the business
operations of the bank.
c) Keywords: Bank credit, commercial banks, economic growth, credit growth


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Hệ thống tài chính bao gồm thị trường tài chính và các định chế tài chính đóng
vai trò trung gian trong nền kinh tế, thông qua đó, tiết kiệm được phân bổ và tài
trợ cho các lĩnh vực khác nhau. Ngân hàng được coi là một trong những định chế
tài chính trung gian lớn, quan trọng nhất và hiệu quả nhất, ra đời do yêu cầu tất
yếu của nền kinh tế. Với chức năng chính là nơi cung cấp vốn, điều chuyển vốn từ
nơi thừa sang nơi thiếu, hoạt động của ngân hàng thương mại đã trở thành một
yếu tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Hoạt động cơ
bản và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để
cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống ngân hàng. Bên
cạnh đó, vốn cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng, do đó tín dụng ngân hàng có một vị trí hết sức quan trọng đối
với bản thân ngân hàng nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung.
So với các nước khác trong nhóm thu nhập thấp và trung bình thấp, nền kinh tế
Việt Nam phụ thuộc vào vốn ngân hàng cao hơn nhiều. Vì vậy sự tăng trưởng tín
dụng an toàn và hiệu quả là quan trọng đối với bản thân ngân hàng nói riêng và
nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên hoạt động tín dụng tại Việt Nam hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn và chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và
bên ngoài ngân hàng. Do đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là một trong những
mục tiêu quan tâm hàng đầu của Chính phủ và toàn ngành ngân hàng Việt Nam
nhằm hướng đến mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế.

Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam – vùng kinh tế
phát triển, năng động nhất cả nước, là một trong ba góc nhọn của tam giác phát
triển kinh tế của vùng (gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai).
Do đó, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh trong thời gian qua,


2
góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa
bàn. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều biến động
cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn. Tốc độ tăng
trưởng tín dụng chậm lại. nợ xấu cao, sự mất cân bằng trong giữa huy động vốn
và cho vay, sự thay đổi nhân sự dẫn đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng bị ảnh
hưởng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhiều ngân hàng
có hiệu quả hoạt động yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, sát nhập, mua lại
để hoạt động được an toàn và hiệu quả hơn. Bên cạnh các hoạt động đổi mới chất
lượng dịch vụ, vấn đề được ban lãnh đạo các ngân hàng quan tâm là giải quyết
tình hình tăng trưởng tín dụng để đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân
hàng. Do đó các ngân hàng cần nhận diện các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng
tín dụng để có thể đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng
tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, từ đó
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tác giả chọn đề tài “Tăng trưởng tín dụng tại các
chi nhánh NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xu hướng tác động của một số yếu tố tác động đến sự tăng trưởng
tín dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2014 đến 2018, từ đó khuyến nghị các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu
tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai.
Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu cần:


3
- Xác định các yếu tác động đến sự tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 đến 2018.
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng
tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, góp
phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa bàn nói riêng và nền
kinh tế của Việt Nam nói chung.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài nghiên cứu cần trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau đây:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh
ngân hàng thương mại trên địa bàn tinh Đồng Nai?
- Dựa vào thực trạng hoạt động tín dụng và diễn biến kinh tế trên địa bàn,
phân tích các yếu tố nào tác động đến sự tăng trưởng tín dụng của các chi
nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
- Giải pháp nào là phù hợp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng của các chi
nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
• Không gian nghiên cứu: tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
• Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.



4
Dữ liệu được thu thập dựa trên các dữ liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo tài chính
hàng năm của 39 chi nhánh NHTM gửi về NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai từ
năm 2014 đến hết năm 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các biện pháp nghiên cứu như
thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp luận nhằm làm rõ các vấn đề đặt ra
trong quá trình nghiên cứu.
1.5. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Trong chương 1, luận văn đưa ra các lý do cần thiết để thực hiện bài nghiên
cứu này, đồng thời, giới thiệu sơ về bố cục của bài nghiên cứu.
Chương 2: Giới thiệu NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Vấn đề tăng trưởng
tín dụng.
Trong chương 2, luận văn trình bày sơ lược về NHTM trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai. Bên cạnh đó, luận văn còn trình bày khái quát về vấn đề tăng trưởng
tín dụng ngân hàng.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó
Trong chương này, luận văn trình bày các kiến thức cơ bản về tăng trưởng
tín dụng. Bên cạnh đó, luận văn còn trình bày về các mô hình nghiên cứu về các
yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng trước để tham khảo.
Chương 4: Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


5
Trong chương này, phần chính luận văn sẽ giới thiệu về tình hình tăng trưởng
tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong
giai đoạn 2014 – 2018.

Chương 5: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Từ thực trạng được trình bày ở chương 4, luận văn đưa ra các kiến nghị, giải
pháp để tăng trưởng tín dụng trên địa bàn.
1.6. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Xuất phát từ tầm trọng quan trọng trong việc các ngân hàng cần nhận diện các
yếu tố tác động đến sự tăng trưởng tín dụng để có thể đưa ra các giải pháp thiết
thực nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa bàn tỉnh Đồng
Nai nói riêng và cả nước nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn:
Bài nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá tác động của các yếu tố đến
tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai. Tại Việt Nam, có nhiều bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tăng
trưởng tín dụng ngân hàng, nhưng phạm vi bài nghiên cứu đề cập đến toàn hệ
thống ngân hàng hay là chỉ nghiên cứu trong quy mô một ngân hàng cụ thể, rất ít
sự nghiên cứu đánh giá trên một địa bàn cụ thể. Mỗi một địa bàn đều có đặc điểm
riêng và lợi thế cạnh tranh khác nhau, do đó, bài nghiên cứu này nhằm đưa ra mô
hình nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập được trong phạm vị một tỉnh để tìm
ra các yếu tố tác động của nó các khác biệt với các nghiên cứu trước hay không.


6
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này được tiến hành với mong muốn là cơ sở cho
các nhà quản lý ngân hàng và các nhà quản lý lĩnh vực liên quan có cái nhìn rõ
hơn về tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng, từ đó xây dựng được
những chính sách quản lý, điều hành phù hợp, để có thể cạnh tranh trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày lý do thực hiện đề tài, mục tiêu và câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết
cấu của bài luận văn, ý nghĩa của bài nghiên cứu.


7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI –
VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
2.1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam và
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Trong quá trình hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động còn gặp không ít khó
khăn, trở ngại, nhưng nhờ NHNN có sự can thiệp kịp thời với những biện pháp xử
lý phù hợp giúp hệ thống ngân hàng vượt qua nguy cơ đổ vỡ, bảo đảm an toàn hệ
thống, ổn định thị trường. Đồng thời, nhiều quy định cũng được ban hành nhằm ổn
định hoạt động của hệ thống ngân hàng như Luật NHNN Việt Nam và Luật các
TCTD năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Quyết định 254/QĐ-TTg ngày
1/3/2012 và Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 được NHNN xây dựng và
trình Chính phủ phê duyệt nhằm cơ cấu lại hệ thống các TCTD, quản lý và kiểm
soát các TCTD yếu kém theo hướng đảm bảo sự ổn định và an toàn của toàn hệ
thống, xử lý nợ xấu và duy trì ở mức an toàn (dưới 3%).
Theo báo cáo thường niên năm 2016 của NHNN, tính đến cuối năm 2016, hệ
thống các TCTD tại Việt Nam gồm 4 NHTM nhà nước, 3 ngân hàng được NHNN
mua lại, 28 NHTM cổ phần, 2 ngân hàng thuộc khối ngân hàng chính sách, 16 công
ty tài chính và 11 công ty cho thuê tài chính thuộc khối tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, 4 tổ chức tài chính vi mô, 1 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và 1.166 Quỹ tín
dụng nhân dân, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 51 văn phòng đại diện, 2 ngân
hàng liên doanh và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tính đến cuối tháng
12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng chiếm 2,46% tổng dư nợ (giảm nhẹ so với 2,55%
cuối năm 2015).



8
Theo kết quả điều tra mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN Việt Nam) trong
năm 2018 ngành Ngân hàng đạt được kết quả tích cực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng
tín dụng chậm hơn so với năm trước nhưng đa số các tổ chức tín dụng (88% TCTD)
đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2018 được cải thiện hơn, trong
đó 35% nhận định cải thiện nhiều; nhu cầu của khách hàng về sử dụng sản phẩm
dịch vụ gia tăng; rủi ro hệ thống khách hàng tổng thể có xu hướng ổn định; thanh
khoản và mặt bằng lãi suất ổn định, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng ở mức thấp. Tính
đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ
đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,89%, giảm so
với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.
Tính đến 31/12/2018, hệ thống các TCTD tại Việt Nam gồm 4 NHTM nhà nước,
3 ngân hàng được NHNN mua lại, 31 NHTM cổ phần, 2 ngân hàng thuộc khối ngân
hàng chính sách, 1 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, 16 công ty tài chính và 10
công ty cho thuê tài chính thuộc khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 4 tổ chức tài
chính vi mô, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 52 văn phòng đại diện của TCTD
nước ngoài tại Việt Nam, 1 ngân hàng liên doanh và 49 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Nhìn chung, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam. Các NHTM vừa cần giám sát chặt chẽ hoạt động
của tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực tài chính, cải thiện các tỷ lệ
đảm bảo an toàn, tăng cường phòng ngừa rủi ro; vừa cần đẩy mạnh đầu tư, phát
triển đa dạng các loại hình dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của
mình trong nền kinh tế.


9
2.1.2. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai
Cùng với hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoạt động của ngành
ngân hàng trên địa bàn không ngừng phát triển, đa dạng, phong phú, hoạt động tín
dụng sát với yêu cầu thực tế, phương thức cho vay đa dạng, cơ cấu cho vay chuyển
đổi phù hợp góp phần vào sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN tỉnh luôn tăng
cường thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm đảm
bảo hoạt động của hệ thống diễn ra theo đúng quy định và định hướng chủ trương
của Chính phủ, đạt hiệu quả và an toàn.
Trong năm 2015, theo Đề án cơ cấu lại các TCTD của NHNN, trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai có:
Ba ngân hàng đã sáp nhập là: NHTM CP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long sáp nhập vào NHTM CP Đầu tư và phát triển Việt Nam; NHTM CP
Phát triển Mê Kông sáp nhập vào NHTM CP Hàng Hải Việt Nam; NHTM
CP Phương Nam sáp nhập vào NHTM CP Sài Gòn Thương Tín);
Một chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt hoạt động trên địa bàn tỉnh là
HSBC chi nhánh Đồng Nai;
Một ngân hàng liên doanh chấm dứt hoạt động là ngân hàng Việt Thái theo
quyết định 2653 của NHNN ngày 30/12/2015. Một chi nhánh ngân hàng
nước ngoài mở mới là NHTM TNHH E.Sun chi nhánh Đồng Nai;
Hai chi nhánh ngân hàng được chuyển đổi hình thức sở hữu từ ngân hàng
TMCP sang ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở
hữu 100% vốn là NH Đại Dương chi nhánh Đồng Nai và NH Xây dựng chi
nhánh Đồng Nai.
Trong năm 2016, ngân hàng VID Public Bank chấm dứt hoạt động theo quyết
định số 404/QĐ-NHNN ngày 01/04/2016.


10
Trong năm 2018, ngân hàng TMCP Bảo Việt thành lập chi nhánh Đồng Nai ngày
8/12/2018 và ngân hàng TMCP Bắc Á khai trương chi nhánh mới trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai ngày 25/12/2018.
Tính đến 31/12/2018, toàn tỉnh Đồng Nai có 42 ngân hàng đang hoạt động với 56
chi nhánh và 217 phòng giao dịch trực thuộc; 36 Quỹ tín dụng nhân dân. Cụ thể:
- Khối NHTM Nhà nước và cổ phần chi phối Nhà nước: 17 Chi nhánh;
- Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Đồng Nai;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Đồng Nai;
- Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đồng Nai;
- Khối Ngân hàng TMCP: 30 Chi nhánh Ngân hàng TMCP;
- Khối Ngân hàng Liên doanh gồm có Chi nhánh TNHH Indovina;
- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: Ngân hàng The Shanghai Commercial
& Savings chi nhánh Đồng Nai và Ngân hàng thương mại TNHH E.Sun chi
nhánh Đồng Nai;
- Khối Ngân hàng 100% vốn nước ngoài gồm có 3 chi nhánh là Shinhan
Việt Nam chi nhánh Biên Hòa; Shinhan Việt Nam chi nhánh Đồng Nai và ngân
hàng TNHH MTV Public Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.
- Khối Quỹ tín dụng nhân dân: 36 QTDND.
2.2. Vấn đề tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
Tín dụng đóng một vai trò lớn trong phát triển kinh tế bằng cách cung cấp dịch
vụ tài chính cho các đại lý kinh tế khác nhau để cho phép họ đáp ứng chi phí hoạt


11
động. Nói cách khác, các đơn vị kinh doanh có được tín dụng để mua máy móc thiết
bị. Họ cũng có được tín dụng cho mục đích tài trợ vốn lưu động của họ. Nông dân
có được tín dụng để mua hạt giống, phân bón, đưa lên các loại công trình nông trại.
Các cơ quan chính phủ có được các khoản tín dụng để đáp ứng các loại chi thường
xuyên và chi thường xuyên. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các cá
nhân và gia đình cũng lấy tín dụng để mua và trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ
(Adeniyi, 2006). Theo Ademu (2006), việc cung cấp tín dụng với sự cân nhắc đầy

đủ cho hệ thống khối lượng và giá của ngành là một cách để tạo ra cơ hội tự làm
chủ. Điều này là do tín dụng giúp tạo ra và duy trì quy mô kinh doanh hợp lý vì nó
được sử dụng để thành lập và mở rộng kinh doanh, để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ
quy mô. Nó cũng có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động thông thường và tăng
hiệu quả của nó. Điều này có thể đạt được thông qua phân bổ và thay thế tài
nguyên, được tạo điều kiện bởi sự sẵn có của tín dụng.
Ngành ngân hàng giúp cung cấp các khoản tín dụng này bằng cách huy động các
khoản tiền thặng dư từ những người tiết kiệm không có nhu cầu ngay lập tức về các
khoản tiền đó và do đó chuyển các khoản tiền đó dưới dạng tín dụng cho các nhà
đầu tư có ý tưởng tuyệt vời về cách tạo ra sự giàu có trong nền kinh tế nhưng thiếu
vốn cần thiết để thực hiện các ý tưởng (Nwanyanwu, 2010). Cần lưu ý rằng lĩnh vực
ngân hàng nổi bật trong lĩnh vực tài chính là điều quan trọng hàng đầu, bởi vì ở
nhiều nước đang phát triển trên thế giới, lĩnh vực này gần như là phương tiện tài
chính duy nhất để thu hút tiết kiệm tư nhân trên quy mô lớn (Adeniyi, 2006 ).
Tài chính là một yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân và nó là
xương sống của mọi công ty. Một công ty đang phát triển cần một nguồn tài chính
để hỗ trợ các hoạt động và hoạt động không hoạt động của nó. Các ngân hàng là
một nguồn tín dụng quan trọng cho nhiều gia đình và các lĩnh vực khác nhau. Các
ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ cho vay (cấp các khoản cho vay và ứng
trước) cho các cá nhân, công ty và chính phủ có thể ở dạng cơ sở ngắn, trung hoặc


12
dài hạn, ba nguyên tắc hướng dẫn hoạt động của họ là lợi nhuận, thanh khoản và
khả năng thanh toán (Olokoyo, 2011). Các ngân hàng thương mại huy động vốn từ
các đơn vị kinh tế thặng dư (người tiết kiệm) dưới dạng tiền gửi và cung cấp cho
các đơn vị kinh tế thâm hụt (người vay cuối cùng) dưới dạng tín dụng và quá trình
này dẫn đến hệ thống tín dụng. Hệ thống này ban đầu được đặc trưng bởi tài chính
trực tiếp (Akpanuko & Acha, 2010), một hệ thống trong đó người cho vay và người
vay phải tự tìm kiếm và giao dịch trực tiếp. Tuy nhiên, sau sự đổi mới của tổ chức

tài chính, hệ thống hiện đã được thực hiện một cách gián tiếp. Điều này có nghĩa là
tiền gửi được tổng hợp từ tiết kiệm trong nước của các tổ chức tài chính như các
ngân hàng thương mại để cho vay lại cho các đơn vị kinh tế thâm hụt.
2.2.2. Hạn chế của tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
Tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc đạt mục tiêu
tăng trưởng kinh tế cả quốc gia, nhưng một thực tế phải thừa nhận rằng điều này
cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn mới không được
giám sát và kiểm soát tốt để đi vào sản xuất kinh doanh, giúp tăng trưởng kinh tế
mà đi vào các thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản và chứng khoán, có
nguy cơ gây ra nợ xấu trong tương lai (Đặng Văn Dân, 2018).
Rủi ro tín dụng thường được cho là hệ quả của rủi ro hệ thống có nguồn gốc từ
các góc độ vĩ mô. Rủi ro hệ thống biểu hiện cho các vấn đề tài chính lớn như sự
thay đổi chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật, lạm phát.. nó gây ra sự bất lực của
những người tham gia thị trường tài chính trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ nới
rộng tín dụng. Khủng hoảng tài chính trong quá khứ và đặc biệt là cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng quá mức thường dẫn
đến sự tích tụ rủi ro hệ thống đối với sự ổn định tài chính, có thể xảy ra dưới dạng
khủng hoảng ngân hàng hệ thống (Lucia Alessi , Carsten Detken, 2018).


13
Khi rủi ro tín dụng tăng lên (các khoản nợ xấu tăng), ngân hàng phải bỏ thêm
nhiều khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ xấu này. Các chi phí
tăng thêm bao gồm: chi phí để tăng cường giám sát những khách hàng vay quá hạn
và các tài sản thế chấp của họ; chi phí phân tích và dàn xếp (thỏa thuận) với khách
hàng về các khoản vay này; chi phí duy trì và xử lý tài sản đảm bảo; chi phí liên
quan đến việc bảo vệ danh tiếng và sự an toàn của ngân hàng đối với các cơ quan
quản lý và thị trường tài chính; chi phí tăng thêm để đảm bảo chất lượng của các
khoản cho vay khác. Việc gia tăng các chi phí này làm cho rủi ro tín dụng có thể trở
thành một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. (Nguyễn

Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga, 2017).
Do đó, bên cạnh việc tập trung vào các yếu tố nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng, các nhà quản lý ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm
bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế lạm phát,
mục đích cho vay là phù hợp, cơ cấu danh mục cho vay hợp lý với tình hình kinh tế.
Điều này sẽ giúp các nhà quản lý ngân hàng có thể hạn chế được nợ xấu trong
tưởng lai, từ đó tránh xảy ra rủi ro tín dụng, tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng.
2.2.3. Vấn đề tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một cực tăng trưởng kinh tế của của vùng kinh tế trọng điểm phía
nam. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống với hơn 32 khu công
nghiệp được thành lập và 31 khu đã có dự án đi vào hoạt động, Đồng Nai là tỉnh
đứng đầu Việt Nam về phát triển khu công nghiệp, do đó, tiềm năng phát triển, hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, phần lớn các hoạt
động sản xuất kinh doanh đều vay vốn từ ngân hàng, nguồn vốn cung ứng dồi dào
là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Đồng


14
Nai phát triển, do đó tăng trưởng tín dụng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thời gian qua, mặc dù hoạt động ngân hàng trong điều kiện khó khăn, thách thức
nhưng ngành Ngân hàng trên địa bàn luôn nỗ lực, cố gắng, phối hợp cùng với
NHNN tỉnh Đồng Nai, các Sở, ban ngành trong tỉnh, tạo mọi điều kiện để các doanh
nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, dòng vốn được điều chỉnh, phân bổ theo hướng tích cực, hợp lí,
tập trung đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên góp phần hỗ trợ sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày sơ lược về NHTM nói chung và trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai. Chương này cũng trình bày về vai trò của tăng trưởng tín dụng và
ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng quá mức không phù hợp đối với nền kinh tế. Từ
đó có cái nhìn tổng quát về tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng tín dụng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là cơ sở để đánh giá tác động của các yếu tố đến tăng
trưởng tín dụng của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ở chương sau.


×