Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.32 KB, 69 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất hàng hóa tập trung, qui mô lớn,
có hiệu quả đã được hình thành tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như tại
Việt Nam. Xu thế phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế Thế giới của
Việt Nam. Kinh tế trang trại cung cấp cho thị trường hàng hóa với số lượng lớn,
chất lượng đồng nhất, có sức cạnh tranh cao và là chìa khóa cho phát triển nông
nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kinh tế trang trại đã phát triển với số lượng
lớn và đã có những đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế chung
của Tỉnh. Dạng hình trang trại bao gồm trang trại trồng trọt, trang trại chăn
nuôi, trang trại tổng hợp,…Trong thời gian qua các trang trại trồng trọt phát
triển tương đối ổn định, tuy nhiên các trang trại chăn nuôi, nhất là các trang
trại chăn nuôi lợn còn nhiều bất cập như hiệu quả chăn nuôi thấp, ảnh hưởng
đến môi trường và thu nhập của người chăn nuôi không ổn định. Đồng Nai
với lợi thế là tỉnh tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm Kinh tế - Khoa
học kỹ thuật của cả nước, là thị trường tiêu thụ lớn với hơn 8 triệu dân. Tuy
nhiên tiềm năng to lớn này chưa được khai thác đúng mức. Vì vậy để khắc
phục những hạn chế trên, ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi
của tỉnh Đồng Nai cần có những giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi
trên địa bàn Tỉnh.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải
pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai” là một vấn đề cần giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn.
2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý thuyết và số liệu điều tra thực tiễn hiện trạng các trang
trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, áp dụng các mô hình chứng


minh các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của việc chăn nuôi
lợn tại các trang trại từ đó đề ra một số giải pháp phát triển các trang trại chăn
nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản
xuất;
+ Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn tỉnh Đổng Nai;
+ Phân tích các yếu tố tác động đến trọng lượng lợn thịt xuất chuồng tại các
trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dựa vào kết quả phân tích để rút ra
những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các trang trại chăn
nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các trang trại chăn nuôi lợn thịt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Các cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản
xuất;
- Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên
địa bàn tỉnh Đổng Nai;
3
- Đưa những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các
Trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3.2.2. Phạm vi về không gian
- Một số trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Trảng Bom và
Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong năm 2011 và các năm trước đó để
làm cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được tiến hành khảo sát thực tế trong
năm 2011 và những tháng đầu năm 2012.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất.
4.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tình hình tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa
bàn nghiên cứu từ đó đưa ra được các vấn đề sau :
+ Kết quả đạt được sau khi thực hiện phân tích
+ Tồn tại của các trang trại hiện nay
+ Nguyên nhân của việc dẫn đến những tồn tại chưa được giải quyết
4.3. Giải pháp đề xuất
Từ kết quả của việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đưa ra các
giải pháp đề xuất để từ đó phát huy và hoàn thiện các công việc đã đạt được,
khắc phục các nguyên nhân, giải quyết các tồn tại.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1.1. Tiêu chí về nhận diện trang trại
Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
Ban hành Thông tư số 27 /2011/TT-BNNPTNT, Quy định về tiêu chí và thủ
tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Tại chương II của thông tư này tiêu chí xác định kinh tế trang trại được
quy định cụ thể như sau:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối
thiểu là 5 năm [10].
5
1.1.2. Vai trò phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp
bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển đáp ứng được
yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng không là suy thoái môi
trường tự nhiên và con người, đồng thời đảm bảo được sinh kế bền vững trên
mức nghèo đói cho người dân nông thôn. Do đó, vai trò của kinh tế trang trại
đối với phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập cũng thể hiện trên ba
khía cạnh: (1) Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp và nâng cao sức cạnh
tranh; (2) Tác động đến môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái; và (3) Giải
quyết việc làm và tạo thu nhập bền vững cho nông dân.
Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp
So với kinh tế hộ, kinh tế trang trại (KTTT) đẩy nhanh quá trình tích
lũy vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, sản xuất của trang trại
hiệu quả hơn nhiều so với nông hộ, do đó lợi nhuận được nhanh chóng mở
rộng. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy trong giai đoạn đang phát triển khi
mà lợi thế về quy mô lớn đang phát huy hiệu quả, nhà sản xuất sẽ huy động
tối đa lợi nhuận thu được để đầu tư vào mở rộng sản xuất. Như vậy, mở rộng
quy mô vốn trong nông nghiệp sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng từ
KTTT.Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn sản xuất hàng năm của trang trại
trong năm năm qua là 13,8%. Đến năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống

trang trại là 29.320,1 tỷ đồng, vốn sản xuất bình quân một trang trại là 257,8
triệu đồng, nhiều tỉnh ở phía nam (Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình
Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có quy mô vốn bình quân trên 500
triệu đồng/trang trại. Lợi nhuận bình quân chung đạt 413 triệu đồng/trang trại,
6
cao gấp 15 lần so với mức lợi nhuận bình quân của nông hộ, nguồn vốn đầu
tư của các trang trại thông thường có trên 85% là vốn tự có, một phần huy
động từ người thân và một phần rất nhỏ từ tín dụng nhà nước. điều này cho
thấy nguồn vốn hình thành để mở rộng là từ lợi nhuận của chủ trang trại.
Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng sản lượng nông nghiệp phụ thuộc chủ
yếu vào sự gia tăng quy mô vốn sản xuất. Do đó, phát triển KTTT sẽ góp
phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp.
Phát triển kinh tế trang trại bảo vệ môi trường tự nhiên
Với quy mô lớn về vốn, diện tích, trình độ của chủ trang trại có lợi thế
trong việc ứng dụng nhanh các công nghệ sinh học mới, thâm dụng vốn, nên
vừa nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi ngay trên một đơn vị diện tích
(không cần mở rộng diện tích từ phá rừng), vừa gắn với sử dụng hợp lý các
loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịch bệnh), không ảnh hưởng đaến
suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùng nông thôn. Ngoài ra,
KTTT được phát triển nhanh đối với những vùng mật độ dân cư thấp như ven
biển, đồi núi, vùng sâu của đồng bằng góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt
kinh tế xã hội, tạo ra một môi trường tự nhiên trong lành, làm phong phú
thêm cảnh quan thiên nhiêm và cân bằng sinh thái. Hơn nữa, thông qua hoạt
động, các trang trại sẽ tác động dân cư nông thôn trong vùng quan tâm đếm
bảo vệ môi trường và gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, KTTT giữ
vai trò quan trọng trong việc thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững.
Giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho nông dân
Với lợi thế về quy mô, hiệu quả cao trong sản xuất, khả năng ứng dụng
nhanh các công nghệ mới vào sản xuất, năng lực cạnh tranh và trình độ quản
lý và tổ chức sản xuất của chủ trang trại, KTTT có khả năng phát triển bền

vững trong điều kiện biến động lớn của rủi ro tự nhiên và cạnh tranh trong lộ
trình thực hiện hội nhập quốc tế của WTO. Trên cơ sở mở rộng sản lượng
7
hàng hóa bền vững, việc làm ở nông thôn được mở rộng và ổn định thu nhập
cho người lao động ở nông thôn [7].
1.2. LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
1.2.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô
Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô [33], kinh tế theo quy mô được
dùng để nói đến vấn đề về chi phí của sản xuất. Trong dài hạn, nhà sản xuất sẽ
có thể thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản
xuất. Khi có sự thay đổi trong tỷ lệ các yếu tố đầu vào thì xu hướng phát triển
của nhà sản xuất không còn là đường thẳng nữa, và khái niệm thu nhập theo quy
mô không còn phù hợp nữa. Khi đó, nhà sản xuất sẽ nhắm vào vấn đề kinh tế
của quy mô sản xuất. Kinh tế của quy mô sản xuất là khi sản lượng sản xuất có
thể tăng hơn hai lần khi mà chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng ít hơn hai lần.
Lợi thế kinh tế theo quy mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó
một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ là giảm chi phí bình quân trên mỗi
đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Với quy mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân
và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn
các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị,
nhà xưởng, phương tiện vận chuyển. Kinh tế theo quy mô thường được đo lường
bằng hệ số co dãn chi phí – sản lượng: phần trăm thay đổi trong chi phí sản xuất
dẫn đến bao nhiêu phần trăm thay đổi trong sản lượng. Thuật ngữ kinh tế theo
quy mô cũng bao gồm vấn đề thu nhập tăng dần theo quy mô – là một trường
hợp đặc biệt của kinh tế theo quy mô, nhưng nó có phạm vi tổng quát hơn bởi vì
nó phản ánh được mức thay đổi trong yếu tố đầu vào khi nhà sản xuất thay đổi
cấp độ sản xuất. Thu nhập theo quy mô, mô tả sự quan hệ giữa yếu tố đầu vào và
sản lượng trong hàm sản xuất dài hạn của nhà sản xuất, khi tất cả các yếu tố đầu
vào đều thay đổi. Hàm sản xuất có thể cho thấy những dạng khác nhau của thu
8

nhập theo quy mô. Tiêu biểu nhất là thu nhập tăng dần theo quy mô tại mức độ
sản lượng thấp; thu nhập giảm dần khi mức độ sản lượng tương đối cao; và thu
nhập không đổi tại mức nào đó trong hai khoảng sản lượng nêu trên.
Trong sản xuất nông nghiệp, có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận về
kinh tế theo quy mô. Những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên được thực hiện
vào những năm 1950 [29] thường sử dụng dạng hàm bậc hai hoặc hàm Cobb –
Douglass để ước lượng các hệ số của hàm sản xuất nông nghiệp. Quy mô nhỏ về
diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các các công nghệ
mới như cơ giới, thâm canh gắn với bảo vệ môi trường,… Các hộ chăn nuôi với
diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị,… tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện
cho cơ giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi
phí sản xuất sẽ giảm nhanh theo quy mô sản lượng tăng,… do vậy các hộ quy
mô lớn có hiệu suất cao hơn và có lợi thế kinh tế theo quy mô. Các nghiên cứu
hàm Cobb – Douglass thông thường dẫn đến kết luận là thu nhập theo quy mô
tăng dần, tuy nhiên đây không phải là bằng chứng của vần đề kinh tế theo quy
mô, và đánh giá thấp vấn đề không hiệu quả trong hàm chi phí sản xuất của nông
trại nhỏ [31]. Hơn nữa, trong ngắn hạn khi việc ước lượng chi phí sản xuất sử
dụng dạng tuyến tính, chứ không phải dạng hàm bậc hai, thì chi phí trung bình
thường giảm khi quy mô nông trại không lớn, sau đó sẽ là không đổi với một
khoảng quy mô nhất định. Đường biểu diễn giảm ở đoạn đầu có thể do sự sử
dụng quá mức lao động tại các nông trại nhỏ.
1.2.2. Phân tích kinh tế trong nông nghiệp
Trong lý thuyết về sản xuất nông nghiệp, để phân tích mối quan hệ giữa
các yếu tố đầu vào và năng suất, nhà nghiên cứu có thể sử dụng khung phân tích
hàm sản xuất tân cổ điển để xem xét mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố.
9
khung phân tích hàm chi phí hoặc hàm lợi nhuận [32], cho phép xem xét đồng
thời các yếu tố kỹ thuật và kinh tế. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như
hạch toán từng phần/toàn bộ, lập trình toán (tuyến tính, đa mục tiêu) cũng có thể
áp dụng [36].

1.2.2.1. Phương pháp hạch toán (Budgeting)
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng từ lâu trong sản xuất
nông nghiệp. Có nhiều phương pháp hạch toán khác nhau, phục vụ cho các yêu
cầu khác nhau trong nông nghiệp như: hạch toán toàn thể nông trại, hạch toán
cho từng ngành sản xuất, hạch toán từng phần. Phương pháp hạch toán cho từng
ngành sản xuất là bảng hạch toán về chi phí và vật tư sử dụng trong quá trình sản
xuất cụ thể một loại gia súc hay một loại cây trồng nào đó. Điểm yếu của
phương pháp này là không thể dùng để dự báo sự thay đổi về giá cả các loại
nông sản và vật tư đầu vào khi có sự thay đổi về lượng cung ứng trên thị
trường[35].
1.2.2.2. Phương pháp lập trình toán (Progamming)
Phương pháp này giúp xác định được một tổ hợp tối ưu các loại cây trồng,
vật nuôi, kỹ thuật sản xuất, cách thức quản lý để đạt được doanh thu/lợi nhuận
cao nhất tương ứng với điều kiện nguồn lực hiện có tại trang trại. Ưu điểm lớn
của phương pháp này là xem xét đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trong nông
trại cùng một lúc. Thường dùng để đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi trong
chính sách đến chi phí, thu nhập của nông dân và mô phỏng tiến trình hình thành
quyết định tại nông trại. tuy nhiên, phương pháp này không dựa trên hành vi
10
thực sự cửa người sản xuất như tối đa hóa lợi nhuận hoặc né tránh rủi ro theo lý
thuyết kinh tế nông nghiệp và kinh tế lượng [30].
1.2.2.3. Phương pháp hàm sản xuất tân cổ điển
a. Khái niệm về hàm sản xuất tân cổ điển.
Hàm sản xuất nông nghiệp biểu diễn mối quan hệ kỹ thuật giữa năng suất
thu hoạch và các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào cùng nhau tương tác và tác
động đến năng suất sau cùng của cây trồng hoặc vật nuôi. Theo một định ngĩa
khác thì hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuậ nhằm chuyển đổi các tài
nguyên (yếu tố đầu vào) thành các loại nông sản phẩm. Trên cơ sở lý thuyết kinh
tế học, các yếu tố đầu vào được phân chia thành yếu tố cố định và yếu tố thay
đổi [36]. Một yếu tố đầu vào được xem là cố định khi số lượng của nó không

thay đổi theo năng suất trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nông
nghiệp, các yếu tố như đất đai, học vấn, tri thức nông nghiệp, được coi là cố định
trong một khoảng thời gian ngắn, bởi vì số lượng của nó không thay đổi khi
năng suất thay đổi. Ngược lại các yếu tố thay đổi là các yếu tố mà người sàn xuất
có thể kiểm soát và thay đổi số lượng của chúng để tác động đến năng suất. điều
này có ý muốn nói là người sản xuất có đủ thời gian để điều chỉnh chủng loại và
lượng vật tư cần thiết trong sản xuất. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thự vật,
lao động, thức ăn chăn nuôi, trọng lượng con giống là những ví dụ về yếu tố vật
tư thay đổi. Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh hoặc thể trạng của đàn gia súc
trong một khoảng thời gian nào đó trong quá trình sản xuất, người sản xuất có
thể lựa chọn loại thuốc, thức ăn phù hợp và sử dụng với số lượng nhiều hoặc ít
hơn so với liều lượng được khuyến cáo. Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào này được
giả định là cố định hoặc thay đổi phụ thuộc vào khoảng thời gian được xem xét.
Các nhà kinh tế thông thường định nghĩa khoảng thời gian đó đủ dài để tất cả
các yếu tố đều có thể được thay đổi. Ngược lại khoảng thời gian được gọi là
11
ngắn hạn khi trong khoảng thời gian này người sản xuất chỉ thay đổi được một
số yếu tố mà thôi. Ngoài các yếu tố đầu vào thay đổi và cố định, hàm sản xuất
nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của tự nhiên (mưa, nắng, gió, nhiệt
độ, độ ẩm,…), các yếu tố sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp (dịch bệnh,
côn trùng,…), trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất (các loại giống
mới, máy móc thiết bị,…).
Trên khía cạnh kỹ thuật, năng suất sinh học hay tổng lượng sinh khối đạt
được và đưa ra khỏi hệ thống sản xuất bao gồm các nông sản phẩm chính (lợn
hơi xuất chuồng, hạt lúa, bắp,…) và các sản phẩm phụ (phân lợn, rơm rạ, cùi,
cây bắp,…). Tuy nhiên, các số liệu sản xuất nông nghiệp thường chỉ chú ý đến
phần sản phẩm chính có thể mua bán và trao đổi trên thị trường. trong các phân
tích kinh tế thì kết quả sản xuất thường được đo lường theo khối lượng vật chất
(tấn lợn hơi, tấn lúa,…) hoặc theo giá trị bằng tiền (giá trị sản phẩm thu hoạch),
mà không nhất thiết phải nêu rõ số lượng vật tư đã sử dụng. ngược lại trong

những phân tích về hàm sản xuất nông nghiệp, thì năng suất hoặc năng suất đất
đai (trong một khoảng thời gian) thường dùng để đo lường kết quả sản xuất về
mặt vật chất, nghĩa là tỷ lệ sản lượng có thể thu hoạch trong một khoảng thời
gian trên một đơn vị diện tích đất. Năng suất, năng suất đất này được xem xét
trong mối quan hệ với các yếu tố đầu vào [25].
Dạng tổng quát của hàm sản xuất nông nghiệp có thể được biểu diễn như
sau:
Y = f(X,Z,R,S,T)
Trong đó Y là kết quả sản xuất trên một đơn vị thời gian ( hoặc năng
suất); X là véctơ các yếu tố đầu vào thay đổi (lao động, con giống, thức ăn,lượng
nước, lượng thuốc thú y); Z là véctơ các yếu tố đầu vào cố định ( diện tích
chuồng trại, cấu trúc chuồng trại, học vấn, kỹ thuật của người chăn nuôi); R là
véctơ đại diện cho các yếu tố tự nhiên ( nhiệt độ, độ ẩm, gió); S là véctơ các yếu
12
tố sinh học ( nguồn, tập đoàn dịch bệnh) và T là véctơ các yếu tố về trình độ kỹ
thuật và quản lý (giống mới, các loại máy móc, trình độ quản lý dịch bệnh).
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra tứ việc kết hợp một
lượng các yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử
dụng ứng với mỗi kỹ thuật để sản xuất mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy
nhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong
ngắn hạn và dài hạn có những đặc tính riêng do những thay đổi các yếu tố đầu
vào trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau.
Trong ngắn hạn, do các yếu tố đầu vào cố định – biểu thị cho các yếu tố
sản suất không sử dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất đai và
máy móc thiết bị, không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng năng suất hay
giảm sản lượng chỉ có thể bằng cách thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi như
nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất. Việc gia tăng lượng yếu tố
đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm cho sản lượng tăng lên, giai đoạn
đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào sẽ dẫn đến năng suất cận biên và năng suất
trung bình của các yếu tố đó đều tăng dẫn đến sản lượng tăng nhanh, nhưng khi

tăng vượt quá một mức nhất định sẽ làm cho năng suất cận biên và năng suất
trung bình của các yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất cận biên
(MPP
i
) < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm dần. Hiện tượng này có tính quy luật, một
quy luật về công nghệ: duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ
một yếu tố, quy luật năng suất biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định,
sự tăng thêm đầu vào biến đổi sẽ dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần
(Pindyck và Rubinfeld, 2001). Mối quan hệ giữa năng suất cận biên (MPP
i
),
năng suất trung bình AP
i
và sản lượng Y như sau:
MPP
i
> AP
i
thì AP
i
tăng dần; MPP
i
> 0 thì Y tăng dần;
MPP
i
< AP
i
thì AP
i
giảm dần; MPP

i
< 0 thì Y giảm dần;
MPP
i
= AP
i
thì AP
i
cực đại; MPP
i
= 0 thì Y cực đại;
13
Như vậy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng
suất cận biên và năng suất trung bình bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu
vào và biến đổi đó vẫn còn khi năng suất cận biên của nó dương và sản lượng sẽ
đạt tối đa khi năng suất cận biên bằng 0.
Trong dài hạn, tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó khả năng thay
đổi sản lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra
trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết định quy mô
sản xuất. Nếu tỉ lệ tăng sản lượng bằng tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều
này có nghĩa là hiệu suất không đổi theo quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng lớn
hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất tăng theo
quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng nhỏ hơn tỉ lệ
tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất giảm dần theo quy
mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô.
Việc gia tăng sản lượng dẫn đến giá bán một đơn vị sản lượng chắc chắn
sẽ giảm tương đối do đường cầu dốc xuống, tác động này sẽ làm giảm doanh thu
cận biên (MR) khi bán trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất
vẫn tiếp tục tăng sản lượng nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí cận biên và sẽ
dừng việc tăng sản lượng nếu doanh thu biên nhỏ hơn chi phí cận biên (MC).

Như vậy, mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa khi doanh thu biên bằng với chi phí
biên (MR = MC).
b. Định luật năng suất biên giảm dần.
Định luật năng suất biên giảm dần là mộ vấn đề cơ bản trong kinh tế sản
xuất [26]. Định luật này phát biểu rằng khi tăng thêm một hay nhiều đơn vị yếu
tố đầu vào thay đổi, trên nền tảng ban đầu của các yếu tố đầu vào đến một giới
hạn nào đó thì năng suất tăng thêm bị giảm dần. Ví dụ, khi gia tăng thêm lượng
phân đạm vào sản xuất lúa, đến một lượng nhất định nào đó (tùy theo giống lúa),
thì mỗi kilogam tăng thêm của phân đạm sẽ thu hoạch được lượng lúa gia tăng
14
ngày càng ít đi (mặc dù năng suất vẫn cao hơn). Từ đây có thể suy luận rằng nếu
dạng hàm tuyến tính được gán vào cho sản xuất cây trồng và vật nuôi thì định
luật này sẽ không được thỏa vì lúc đó mức gia tăng trong năng suất là như nhau
cho mỗi đơn vị yếu tố đầu vào được thêm vào (Y = bX).
1.2.2.4. Hàm sản xuất Cobb – Douglas và ứng dụng của nó
Hàm sản xuất vừa trình bày trong phần trên đơn thuần chỉ thể hiện mối
quan hệ kỹ thuật giữa năng suất và các yếu tố đầu vào, không có một yếu tố kinh
tế nào được xem xét và thường được các nhà kỹ thuật nông học sử dụng.
Vào năm 1928, những vấn đề cơ bản trong lý thuyết kinh tế sản xuất do
Cobb và Douglas đề xuất, và các nhà kinh tế nông nghiệp là những người tiên
phong trong việc ứng dụng những tiến bộ về kinh tế sản xuất này [25]. Với lý
thuyết kinh tế sản xuất, giá cả nông sản và các yếu tố đầu vào được đưa vào hàm
sản xuất để nghiên cứu hành vi kinh tế của người sản xuất theo lý thuyết kinh tế
tân cổ điển. Có rất nhiều dạng hàm số khác nhau có thể được sử dụng để mô tả
mối quan hệ kỹ thuật giữa yếu tố đầu vào và năng suất trong nông nghiệp. Việc
lựa chọn dạng hàm nào tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu và cần phải mô
tả sát với thực tế sản xuất. Dạng tuyến tính như vừa nêu trên không được áp
dụng vì trên thực tế khi đưa thêm yếu tố đầu vào đến một mức nào đó thì năng
suất tăng thêm sẽ giảm dần chứ không thể là hằng số. Vào giữa thập niên 1960
và 1970, các nhà kinh tế nông nghiệp thường sử dụng các dạng hàm số linh hoạt

hơn để nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và tìm ra các hệ số co dãn thay thế giữa
các yếu tố đầu vào không phải là hằng số nữa mà khác nhau trong từng cặp yếu
tố [26].
Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu kinh tế sản xuất nông nghiệp bởi vì những đặc tính đơn giản về toán
15
học và diễn giải kết quả ước lượng. Dạng hàm số này thường sử dụng như một
trường hợp cơ bản để so sánh với các dạng hàm số khác. Khi kiểm định về đặc
tính của nó không được thỏa thì nhà ngiên cứu sẽ tìm kiếm một dạng thích hợp
hơn. Đây là hàm số luôn tăng nhưng có tốc độ giảm dần, đặc tính này phù hợp
với kỳ vọng nghiên cứu là khi tăng thêm một lượng đầu vào cố định thì đầu ra
luôn tăng nhưng với tỉ lệ giảm dần. Tuy nhiên, dạng hàm này không thể mô tả
đúng ba giai đoạn của một hàm sản xuất nông nghiệp [26]. Từ những điểm trên,
hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng làm mô hình toán trong các ước
lượng của nghiên cứu này. Mô hình tổng quát như sau: Y = aX
i
αi
; i=1,2,…n là
biến số đầu vào, a, α là những thông số chưa biết, i là thứ tự các quan sát. Lấy
Logarith thập phân hai vế và thêm vào số hạng sai số, chúng ta có được hàm
kinh tế lượng:
LnY
j
= B
j
+ α
1
lnX
1j
+ α

2
lnX
2j
+ … + α
n
lnX
nj
+ u
j
(với B
j
= lna)
Qua chuyển đổi này, hàm Cobb – Douglas là hàm tuyến tính theo hệ số
ước lượng. Nói cách khác là LnY là hàm quan hệ tuyến tính với LnX
i
và có thể
ước lượng các hệ số bằng phương pháp bình quân bé nhất (OLS). Trong các
ứng dụng hàm Cobb – Douglas (C – D) hiện nay, không phải là hàm C – D
nguyên thủy, mà chỉ là một dạng của hàm C – D mà thôi [26]. Hàm C – D
nguyên thủy chỉ có hai biến số là lao động và vốn và tổng giá trị của hai hệ số co
giãn sản lượng là bằng 1. Các hàn C – D khác có nhiều hơn 2 biến số và tổng giá
trị của các hệ số co giãn sản lượng là một con số khác 1.
Dạng hàm số C – D có trên hai biến số được sử dụng hiện nay có đặc
điểm như sau: Y = f ( X
1
, X
2
, X
3
, X

4
,…, X
n
).
Hiệu quả thu nhập theo quy mô (return to scale): bằng tổng giá trị các hệ
số ước lượng của từng yếu tố đầu vào.
16
Hệ số co giãn sản lượng riêng: trong mô hình này các hệ số α có ý nghĩa
là hệ số co dãn năng suất (nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong năng suất so
với phần trăm thay đổi trong yếu tố đầu vào).
Sản phẩm trung bình (AP): sản phẩm trung bình là lượng sản phẩm được
tao ra trên một đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi, giữ nguyên giá trị của các yếu tố
đầu vào khác. Giá trị sản phẩm trung bình được tính bằng cách lấy sản lượng
chia cho lượng yếu tố đầu vào. Giá trị này được tính riêng cho từng yếu tố đầu
vào. Giá trị sản phẩm trung bình đạt mức tối đa khi giá trị của nó bằng với giá trị
sản phẩm biên.
Sản phẩm biên (MPP): sản phẩm biên của một yế tố đầu vào là lượng sản
phẩm tăng thêm khi gia tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào đó. Đạo hàm của Y
theo từng yếu tố đầu vào X
i
, ta có được hoặc còn gọi là sản phẩm biên (MPP
i
)
của hàm số trên:
MPP
i
= dLnY/dLnX
i
= α (Y/X
i

)
Giá trị sản phẩm biên: Hàm Cobb – Douglas có quy luật năng suất cận
biên giảm dần. VMP = MPP
i
x P
Y
được gọi là giá trị của sản phẩm và nó bằng
với chi phí biên của yếu tố đầu vào thứ i. Trong đó: MPP
i
là giá trị sản phẩm
biên; P
Y
là giá sản phẩm đầu ra.
Tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào tối ưu: phân tích kinh tế
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với giả định là người sản xuất có hành vi
tối đa hóa lợi nhuận và giá cả của nông sản, giá cả của các yếu tố đầu vào là do
thị trường quyết định. Ta có điều kiện bậc nhất của bài toán tối đa hóa lợi nhuận
là: VMP
i
= P
Xi
. Trong đó: P
Xi
là giá nhân tố đầu vào thứ i.
VMP
i
= MPP
i
x P
Y

= P
Xi
Thay thế giá trị của MPP
i
vào công thức ta có: α (Y/X
i
) x P
Y
= P
Xi
. Từ đây
có thể tìm ra được mức độ tối ưu của một yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận
tối đa, giữ nguyên các yếu tố khác không thay đổi như sau:
17
X
i
= α
i
(Y x P
Y
/P
Xi
)
1.3. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN, CHUYỂN GIAO VÀ ÁP DỤNG
TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.3.1. Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp
Lý thuyết về phát triển, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp là rất đa dạng. nhìn chung có hai hướng nghiên cứu chính:
nghiên cứu để tạo ra những tiến bộ kỹ thuật và nghiên cứu để chuyển giao và áp
dụng các tiến bộ này. Các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp có thể phân chia theo

hướng đầu tư các chính sách phát triển: những tiến bộ kỹ thuật gắn trực tiếp vào
tư liệu sản xuất hoặc nông sản (như máy kéo, máy cày, phân bón, giống cây
trồng, hoặc tiến bộ kỹ thuật không gắn trực tiếp vào gia tăng sản lượng nông
nghiệp như các chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (chương trình IPM
chỉ gián tiếp làm gia tăng năng suất). Phân chia này rất hữu ích để hướng việc
đầu tư công vào vấn đề nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân thường
hướng vào các tiến bộ gắn chặt vào sản phẩm, và ít khi đầu tư vào các tiến bộ kỹ
thuật không gắn trực tiếp vào sản phẩm, vì điều này không có lợi cho việc kinh
doanh mua bán sản phẩm của họ [34].
Tiến bộ kỹ thuật cũng có thể chia theo dạng hoặc hướng phục vụ của nó
để giải quyết các câu hỏi về mặt chính sách hoặc hiểu rõ hơn về những thế lực
đứng phía sau sự phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Ví dụ tiến bộ về sinh
học (giống cây trồng), tiến bộ về công nghệ hóa học (phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu), tiến bộ về kỹ thuật cơ giới hóa (máy kéo, máy
gặt đập liên hợp), tiến bộ về nông học (quản trị dinh dưỡng tổng hợp, quản trị
dịch bệnh tổng hợp), tiến bộ về công nghệ thông tin nông nghiệp,…Rõ ràng là
các tiến bộ kỹ thuật này sẽ có liên quan đến các câu hỏi về mặt chính sách khác
nhau. Ví dụ: phát triển của tiến bộ cơ giới như máy gặt đập liên hợp, máy cày, sẽ
18
làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động. Tiến bộ về hóa học một mặt làm tăng
năng suất nhưng mặt khác là nỗi lo về mặt chất lượng và vấn đề suy thoái và ô
nhiễm môi trường.
Tiến bộ kỹ thuật còn có thể phân chia thành tiến bộ về cả quy trình (bổ
sung gene cho cây hoặc con) hoặc tiến bộ về sản phẩm; hoặc tiến bộ kỹ thuật
trực tiếp ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế hay ảnh hưởng đến thị trường
nông sản, mà tất cả những ảnh hưởng này cần được xem xét đồng thời. Ví dụ
như tiến bộ về gia tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, nâng cao
chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường,… Hầu hết các tiến bộ kỹ thuật đều
nằm trong các loại này: Ví dụ một loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ gián tiếp giúp
tăng năng suất, giảm bớt rủi ro về kinh tế cho người sản xuất nông nghiệp,

nhưng làm giảm chất lượng môi trường. Do vậy, trong những chương trình đánh
giá tác động hoặc áp dụng những tiến bộ về giảm rủi ro cần phải phối hợp hành
vi né tránh rủi ro hoặc tối đa hóa lợi nhuận trong mô hình nghiên cứu.
1.3.2. Chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp
Từ lúc một tiến bộ kỹ thuật được phát triển đến lúc nó có mặt và áp dụng
(adoption) vào thực tế thường phải mất rất nhiều thời gian. Việc áp dụng và
chuyển giao, mở rộng là những quá trình lâu dài và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố khác nhau. Khi nghiên cứu về quá trình áp dụng thì cần phải xem xét các
yếu tố ảnh hưởng đến loại tiến bộ cụ thể, mức độ và khi nào người nông dân bắt
đầu sử dụng. Từ cơ sở nguyên lý này, Hành vi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
của nông dân có thể mô tả bằng mô hình chỉ có một lựa chọn nhị phân hoặc
nhiều lựa chọn hơn. Ví dụ mô hình Logit hay Probit mô tả các yếu tố nào đã ảnh
hưởng đến người nông dân quyết định áp dụng chương trình IPM, hoặc kỹ thuật
sạ khô, kỹ thuật trồng điều ghép. Hoặc có thể dùng mô hình Logit hay Probit đa
biến để xem xét quyết định của người nông dân đứng trước những lựa chọn khác
19
nhau, ví dụ giữa các giống lúa, giống gia cầm, giữa những biện pháp phòng ngừa
dịch bệnh trong nông nghiệp. Hành vi áp dụng kỹ thuật mới cũng có thể được
xem xét, mô tả bằng một biến số liên tục biểu hiện cho mức độ áp dụng, ví dụ
mức độ thâm canh sử dụng giống lúa mới ngắn ngày năng suất cao, sử dụng
phân hóa học,… hoặc phần trăm diện tích đất được nông dân áp dụng tiến bộ
này[34].
Việc chuyển giao và mở rộng một tiến bộ kỹ thuật muốn nói đến việc áp
dụng tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng. Tương tự như việc áp dụng tiến bộ kỹ
thuật, có nhiều cách thức đo lường việc mở rộng phạm vi áp dụng. Ví dụ tỷ lệ
phần trăm nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hoặc diện tích đất đã áp dụng so
với tổng diện tích đất trong mỗi hộ, nhóm hộ, xã, huyện, vùng. Qua khái niệm
này, có thể thấy rằng khái niệm áp dụng muốn mô tả hành vi cá nhân đối với
một tiến bộ kỹ thuật. ngược lạikhái niệm chuyển giao mở rộng muốn nói đến
hành vi “nhóm”, hoặc tổng hợp của các cá nhân.

Trong một nghiên cứu rất quan trọng của về vấn đề rủi ro, áp dụng tiến bộ
kỹ thuật và hình thành quyết định của nông dân, đã cho thấy mặc dủ một tiến bộ
kỹ thuật đã mang lại một năng suất cao hơn, nhưng quyết định của nông dân dựa
theo mức độ biến thiên của năng suất của tiến bộ đó. Wharton đã nhận thấy rằng
người nông dân sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp luôn giữ khái niệm “mức độ an
toàn tối thiểu về năng suất”, mà dưới mức này họ không thể tồn tại. Trong
nghiên cứu của Wharton cho thấy năng suất của giống lúa địa phương thấp hơn
năng suất của giống lúa cải tiến, có độ biến thiên rất thấp và sản lượng hàng năm
không khi nào thấp hơn mức sản lượng tối thiểu theo nhận thức của người nông
dân. Tuy nhiên, trong những năm có điều kiện thời tiết không thuận lợi thì giống
cải tiến mang lại một sản lượng không thể chấp nhận được theo quan điểm ‘tồn
tại’. Như vậy, tiêu chuẩn ‘rủi ro tối thiểu’ của các giống lúa ngắn ngày năng suất
20
cao thấp hơn các tiêu chuẩn này của các giống địa phương và như thế người
nông dân không sẵn lòng để chấp nhận rủi ro cho sự tồn tại cơ bản của gia đình
họ và đã không áp dụng tiến bộ kỹ thuật của giống lúa ngắn ngày năng suất cao
[39].
Trên cơ sở và bối cảnh nghiên cứu này, Wharton đã tìm thấy có 6 yếu tố
chính giải thích lý do mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới: Không
biết hoặc không hiểu về tiến bộ kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng; Không
có đủ năng lực để thực hiện: vì không có kiến thức, kỹ năng mới để thực hiện;
Không được chấp nhận về mặt tâm lý văn hóa và xã hội: do nông dân sản xuất
theo tập quán nông nghiệp truyền thống, tự cung tự cấp, cách tính toán không
phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy nghĩ riêng; Không thích nghi: do
không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện địa phương không. Không
khả thi về nguồn lực kinh tế: do chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng sản
lượng thấp hơn cách tích truyền thống; và không sẵn có một số điều kiện khác
để áp dụng [27].
Tóm lại, khi nghiên cứu về hành vi quyến định áp dụng tiến bộ kỹ thuật
của nông dân thì giả định về hành vi né tránh rủi ro phải được đề cập. Trong

kinh tế thị trường, khi xem xét quyết định này với giả định là nông dân có hành
vi tối đa hóa lợi nhuận (chấp nhận rủi ro) thì kết quả sẽ không giống với trường
hợp trên.
1.4. CHĂN NUÔI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI
1.4.1. Chăn nuôi là gì ?
Chăn nuôi là một hệ thống các biện pháp về giống, thức ăn, thú y, kỹ
thuật cần được áp dụng đúng quy trình để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nhằm
đáp ứng nhu cầu cần thiết cho con người. Vật nuôi bao gồm: gia súc và gia cầm.
21
Gia súc gồm: lợn nuôi lấy thịt; Trâu, bò nuôi lấy thịt, sữa, da và sức kéo; Ngựa,
dê, cừu,…; Gia cầm gồm: Gà, ngan, vịt, ngỗng nuôi lấy thịt, trứng, lông,…
ngoài ra còn nuôi ong, nuôi tằm, nuôi chim cảnh mang lại giá trị kinh tế cao,….
1.4.2. Các đặc điểm của ngành chăn nuôi
Trại chăn nuôi nhỏ nằm xen lẫn trong khu dân cư vẫn là loại hình phổ
biến hiện nay, loại vật nuôi hỗn hợp, đa dụng. Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt.
Chăn nuôi lợn chiếm vị trí số 1 trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên chăn nuôi theo
hướng công nghiệp vẫn còn hạn chế, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn về cả tổng đàn và sản lượng thịt,
như lợn chiếm 65% tổng đàn lợn với 55%-60% sản lượng thịt, gà chiếm 70%
tổng đàn với 60% sản lượng thịt,… tuy nhiên, xu thế chăn nuôi nông hộ ngày
càng giảm dần, còn 6,4 triệu hộ. như vậy, từ năm 2006 đến nay, hộ chăn nuôi
giảm gần 1,7 triệu hộ (khoảng 17%), trong đó nhiều địa phương giảm 20-30%
chăn nuôi gia trại. Trong khi đó, cả nước có trên 23.500 trang trại chăn nuôi,
tăng gần 33% so với năm 2006. Đây là xu hướng tất yếu của ngành chăn nuôi,
nhưng để chăn nuôi trang trại phát triển cần có quy hoạch tổng thể và lâu
dài về chăn nuôi [15].
Là một quốc gia sản xuất nông nghiệp nhưng lượng thức ăn và nguyên
liệu sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu. Hàng
năm phải nhập khẩu 55% khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như bắp,
đậu nành, lúa mỳ. Trước đây trong nước còn tự chủ được khoai mỳ, cám gạo

và bắp, nhưng giờ đây ngành chăn nuôi phải nhập khẩu cả cám gạo và khoai
mỳ về chế biến, do khoai mỳ dùng để xuất khẩu chế biến xăng sinh học
ethanol. Trong khi đó, nguyên liệu thức ăn giàu đạm như khô dầu đậu nành,
bột cá, bột thịt phải nhập 90-95%; các loại chất khoáng, vitamin, tạo mùi lên
22
đến 100%. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu 12,4 triệu tấn nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi, tương đương 2,7 tỷ USD (năm 2009 là 2,1 tỷ USD với 10 triệu tấn
nguyên liệu), dự kiến 2011 con số này sẽ trên 3 tỷ USD [15].
Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy có những lợi thế và những
nhược điểm trong phát triển chăn nuôi ở nước ta, đòi hỏi sự cải tiến và cả tái
cấu trúc trong điều kiện thiên tai dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí
hậu và quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
Ngày 18-19/01/2007 tại Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì phối hợp với UBND, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hải
Phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn
2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015 do Thứ
trưởng Hồ Xuân Hùng chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các
trường, viện khối nông, lâm nghiệp; các chủ trang trại chăn nuôi điển hình ở
miền Bắc và một số cơ quan thông tin đại chúng,…
Hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung
giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-
2015 và các báo cáo tham luận của các chủ trang trại chăn nuôi điển hình,…
Hội nghị kết luận
Thành tựu
- Phát triển kinh tế trang trại, tập trung thành công là sự đột phá tư duy
từ sản xuất nhỏ, phân tán, sang sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá lớn theo
nhu cầu của thị trường.
- Khẳng định tính đúng đắn về quan hệ sản xuất mà trong đó kinh tế
hộ-kinh tế trang trại là một bộ phận quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp,

nông thôn phát triển.
23
- Sự tăng trưởng về số lượng trang trại hơn 10 lần trong 6 năm qua
khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Sự thực thi nghiêm túc
của chính quyền địa phương, sự hưởng ứng của chủ trang trại, người đầu tư.
- Hiệu quả kinh tế mang lại không chỉ cho chủ trang trại mà là sự đóng
góp to lớn vào phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xoá đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm cho từng làng quê, từng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu
thực phẩm ngày một tăng của cư dân và xuất khẩu.
- Chăn nuôi trang trại có điều kiện khống chế bệnh dịch, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nông thôn.
Tồn tại
Chủ trang trại.
- Quy mô nhỏ bé, mang tính kinh tế trại, kinh tế hộ nhiều hơn là kinh tế
trang trại trên 3 mặt: vốn, trình độ chủ trang trại, số lượng lao động.
- Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, còn lỏng lẻo:
giữa chủ trang trại và nguồn cung cấp đầu vào, sản xuất với chế biến, giữa
chủ trang trại và doanh nghiệp dịch vụ khác, số lượng HTX trang trại chăn
nuôi chưa nhiều.
- Tư vấn cho chủ trang trại chăn nuôi (về giống; TACN; quy trình chăn
nuôi; công nghệ chế biến, thị trường, tư vấn pháp luật, ) chưa phát triển kịp
với yêu cầu của chủ trang trại.
- Chất lượng và giá trị hàng hoá là vấn đề cần phải được quan tâm hơn
Về phía Nhà nước
- Chính sách đã mở, song tập trung tuyên truyền giải toả tư tưởng nghi
kỵ, sợ phát sinh "đại địa chủ mới" chưa triệt để. Vì vậy, nhiều địa phương
đang "mở nửa vời", quy hoạch để phát triển không rõ, bị động, do đó làm cho
nhà đầu tư ngập ngừng và lúng túng. Công tác tuyên truyền cần hướng về tôn
vinh người làm giàu chính đáng.
24

- Đất đai đang là vấn đề bức xúc không chỉ về thời gian cho thuê, việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cả về diện tích cần cho phát triển
trang trại.
- Các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước như: thú y, kiểm tra,
kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng TACN, nhiều việc, nhiều
nơi chưa vì lợi ích, sự phát triển của trang trại chăn nuôi, thậm chí một số vấn
đề chưa có kết luận cuối cùng đã công bố trên phương tiện thông tin đại
chúng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Chưa tạo môi trường tốt cho phát
triển trang trại, thậm chí còn sử dụng quyền hành chính, gây khó khăn cho sản
xuất kinh doanh.
- Quan tâm chưa đầy đủ hạ tầng liên quan, hạ tầng môi trường cho chăn
nuôi trang trại. Trong khi KCN, các cơ sở cụm công nghiệp được đầu tư hạ
tầng khá tốt.
- Vấn đề vốn vay, khuyến nông, bảo hiểm, thị trường cho ngành chăn
nuôi, chăn nuôi trang trại là vấn đề đặt ra và xử lý nghiêm túc.
Giải pháp
- Tập trung quyết liệt khắc phục những nhược điểm thuộc về Nhà nước.
- Cải cách thủ tục hành chính, công khai các chính sách, quyết định liên
quan, tạo môi trường để trang trại chăn nuôi phát triển nhanh, bền vững.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề. Khuyến khích
phát triển trang trại tổng hợp đa dạng, đa ngành
- Tập trung xử lý vấn đề môi trường, chất thải gắn với dự án phát triển
chăn nuôi tập trung (Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung. [19].
25
1.5. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CHĂN NUÔI LỢN VÀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TRONG NỀN KINH TẾ
1.5.1. Vị trí của chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi của nước ta. Sự
hình thành nghề nuôi lợn cùng với lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề
nuôi lợn có vị trí hàng đầu, việc tiêu thụ thịt lợn trong bữa ăn của người Việt

Nam rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là thực phẩm có mùi vị thích hợp
với mọi đối tượng ( trẻ em, người già, nam giới, phụ nữ), mùi vị của thịt lợn
không gây ra dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật nhất của thịt lợn. Tuy
nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe của con người, điều
quan trọng là trong quá trình chọn giống và chăm sóc đàn lợn phải luôn luôn
khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào
thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.
1.5.2. Vai trò chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cùng với
lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam. Chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau:
- Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ngày càng cao đòi hỏi cướng độ lao động và lao động trí óc ngày
càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ ngày
càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi lợn sẽ
giúp chúng ta đáp ứng được yêu cầu này, các sản phẩn từ thịt lợn đều là các sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học

×