Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm nhựa tại công ty trách nhiệm hữu hạn thạch gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THẾ TÂM

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO SẢN
PHẨM NHỰA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THẠCH GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THẾ TÂM

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO SẢN
PHẨM NHỰA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THẠCH GIA
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. VÕ XUÂN VINH


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ luận văn thạc sĩ kinh tế “Lập kế hoạch kinh doanh
cho sản phẩm nhựa tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thạch Gia” là công trình nghiên
cứu lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn công ty do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Thầy Võ Xuân Vinh.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này được
chính tôi thực hiện thu thập từ thực tế và xử lý trung thực, khách quan.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài.

Tp. Hồ Chí Minh – năm 2019
Học viên thực hiện

Dương Thế Tâm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...............................................................1
1.1 Nền tảng, cơ sở của vấn đề ................................................................................1

1.2 Lý do hình thành đề tài ......................................................................................3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5
1.6 Giới hạn của đề tài .............................................................................................6
1.7 Kết cấu của nghiên cứu......................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH ...............8
2.1 Khái niệm thiết lập mục tiêu ..............................................................................8
2.1.1 Thiết lập mục tiêu ........................................................................................8
2.1.2 Mục tiêu sản xuất tinh gọn ..........................................................................8
2.2 Khái niệm về chiến lược ....................................................................................9
2.3 Khái niệm về kế hoạch kinh doanh..................................................................10
2.4 Các mô hình liên quan đến việc lập kế hoạch kinh doanh ..............................11
2.4.1 Hành vi lập kế hoạch kinh doanh ..............................................................11
2.4.2 Tiêu chí từ các nhà đầu tư .........................................................................15
2.5 Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh .........................................24
2.6 Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh ...........................................................25
2.6.1 Tóm tắt kế hoạch kinh doanh ....................................................................26
2.6.2 Tổng quan về công ty ................................................................................26


2.6.3 Phân tích ngành .........................................................................................26
2.6.4 Thị trường mục tiêu ...................................................................................26
2.6.5 Cạnh tranh .................................................................................................26
2.6.6 Đánh giá rủi ro ...........................................................................................27
2.6.7 Kế hoạch bán hàng ....................................................................................27
2.6.8 Hoạt động ..................................................................................................27
2.6.9 Tổng quan về công nghệ ...........................................................................28
2.6.10 Quản lý và tổ chức...................................................................................28
2.6.11 Kế hoạch thời gian...................................................................................28

2.6.12 Tài chính ..................................................................................................28
2.6.13 Phụ lục .....................................................................................................28
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NỘI BỘ VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY THẠCH GIA ........................................................................................29
3.1 Giới thiệu về doanh nghiệp ..............................................................................29
3.1.1 Thành lập doanh nghiệp ............................................................................29
3.1.2 Thông tin doanh nghiệp .............................................................................30
3.2 Phân tích thực trạng thị trường ngành Nhựa ...................................................31
3.3 Phân tích môi trường bên ngoài .......................................................................32
3.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô .......................................................................32
3.3.2 Phân tích môi trường vi mô .......................................................................39
3.3.3 Phân tích độ phản ứng của Thạch Gia với môi trường kinh doanh ..........47
3.4 Phân tích môi trường bên trong của Thạch Gia ...............................................49
3.4.1 Chức năng của quản trị ..............................................................................49
3.4.2 Trình độ công nghệ....................................................................................51
3.4.3 Phân phối, bán hàng ..................................................................................51
3.4.4 Sản xuất .....................................................................................................52
3.4.5 Nghiên cứu và phát triển ...........................................................................53
3.4.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).............................................53
3.5 Phân tích ảnh hưởng, yêu cầu từ nhà đầu tư ....................................................55
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TNHH THẠCH
GIA ...........................................................................................................................56


4.1 Định hướng, mục tiêu hoạt động công ty Thạch Gia đến 2023 .......................56
4.1.1 Định hướng ................................................................................................56
4.1.2 Mục tiêu .....................................................................................................56
4.2 Lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty Thạch Gia ................................57
4.2.1 Xây dựng ma trận SWOT ..........................................................................57
4.2.2 Xây dựng phương án chiến lược từ ma trận SWOT .................................58

4.2.3 Xây dựng ma trận hoạch định chiến lược (QSPM) ...................................60
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN .............................................................66
5.1 Tóm tắt kế hoạch kinh doanh...........................................................................66
5.1.1 Tổng quát ...................................................................................................66
5.1.2 Sản phẩm ...................................................................................................67
5.1.3 Ngân sách ..................................................................................................68
5.1.4 Mục tiêu .....................................................................................................68
5.2 Tổng quan về công ty ......................................................................................69
5.3 Phân tích ngành ................................................................................................70
5.4 Thị trường mục tiêu .........................................................................................71
5.5 Cạnh tranh ........................................................................................................71
5.5.1 Các đối thủ cạnh tranh ...............................................................................71
5.5.2 Thế mạnh của công ty ...............................................................................72
5.6 Đánh giá rủi ro .................................................................................................73
5.7 Kế hoạch bán hàng ...........................................................................................74
5.8 Hoạt động .........................................................................................................74
5.9 Tổng quan về công nghệ ..................................................................................75
5.9.1 Mô tả công nghệ ........................................................................................75
5.9.2 Tính mới lạ ................................................................................................76
5.9.3 Tình trạng hiện tại của công nghệ .............................................................77
5.10 Quản lý và tổ chức .........................................................................................77
5.11 Kế hoạch thời gian .........................................................................................78
5.12 Tài chính ........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Giải nghĩa

CPM

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ

IIP

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp

PVC

Polyvinylclorua, nhựa PVC


QSPM

Ma trận hoạch định chiến lược

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại các tiêu chí đánh giá

21

Bảng 2.2: Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá

22

Bảng 3.1: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu nhựa kể từ năm 2016 đến quý 1/2019
41
Bảng 3.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh

44

Bảng 3.3: Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài

48


Bảng 3.4: Ma trận IFE đánh giá các yếu tố bên trong

54

Bảng 4.1: Ma trận SWOT đối với công ty Thạch Gia

57

Bảng 4.2: Ma trận QSPM nhóm S/O

61

Bảng 4.3: Ma trận QSPM nhóm S/T

62

Bảng 4.4: Ma trận QSPM nhóm W/T

63

Bảng 4.5: Các chiến lược được chọn

64

Bảng 5.1: Báo cáo thu nhập dự kiến

79

Bảng 5.2: Bảng cân đối kế toán dự kiến


79

Bảng 5.3: Bảng báo cáo ngân lưu dự kiến

81

Bảng 5.4: Bảng phân bổ chi phí dự kiến

81


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Áp lực thể chế và hành vi lập kế hoạch kinh doanh

12

Sơ đồ 2.2: Thành phần của bản kế hoạch kinh doanh

25

Hình 5.1: Một số sản phẩm logo công ty đang thử nghiệm

67


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tiêu đề: Lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cho công ty TNHH Thạch Gia.
Tóm tắt:
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: từ quan sát thực tiễn nhận thấy hoạt động

khởi nghiệp kinh doanh tại công ty Thạch Gia gặp nhiều vấn đề, có thể dẫn đến thất
bại.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá thực trạng hoạt động của công ty Thạch Gia,
kết hợp vận dụng các lý thuyết mục tiêu, chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh một
cách sáng tạo; từ đó hoạch định chiến lược hoạt động, lập bản kế hoạch kinh doanh
để đưa ra các giải pháp cho các vấn đề hiện có, định hướng phát triển cho công ty
trong giai đoạn sắp tới.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp
và phân tích.
Kết quả nghiên cứu: xác định rõ ràng những vấn đế đang tồn tại, điểm mạnh
cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục và đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể để khắc
phục tình hình đó.
Kết luận và hàm ý: kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn tới công ty Thạch
Gia, giúp tăng khả năng thành công trong giai đoạn khởi nghiệp và định hướng hoạt
động trong tương lai gần.
Từ khóa: kế hoạch kinh doanh, chiến lược, sản xuất.


ABSTRACT
Title: Business start-up planning for Thach Gia Co., Ltd.
Abstract:
Reason for writing: from practical observations, it was found that business
start-ups at Thach Gia Company had many problems, which could lead to failure.
Problem: assess the operational status of Thach Gia Company, combining the
use of theories of goal, strategy and creative business planning; then, plan the
operation strategy, prepare a business plan to provide solutions for existing problems
and development orientation for the company in the coming period.
Methods: using descriptive statistical methods, data collection, processing and
analysis methods, expert methods, synthesis and analysis methods.

Results: clearly identify existing problems, strengths that need to be promoted,
weaknesses to overcome and make specific implementation plans to overcome that
situation.
Conclusion: research results have practical implications for Thach Gia
company, which helps increase the likelihood of success in the start-up phase and
operational orientation in the near future.
Keywords: business plan, strategy, production.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Nền tảng, cơ sở của vấn đề
Trải qua nhiều tháng thử nghiệm về công nghệ và quá trình vận hành thử hệ
thống sản xuất đã xuất hiện một số vấn đề ảnh hưởng đến kế hoạch đi vào kinh doanh
chính thức của công ty. Những vấn đề mà công ty Thạch Gia hiện đang gặp phải và
có thể gặp phải trong tương lai theo quan sát của tác giả như sau:
Về nhân sự, bộ máy lãnh đạo được đảm nhận bởi chính những nhà sáng lập.
Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệp trong việc khởi sự doanh nghiệp, nhưng các nhà
sáng lập có nhiều tâm huyết và tiềm lực đủ tốt để phát triển công ty. Tuy nhiên, sự
phân công trách nhiệm và công việc cụ thể cho từng thành viên chưa rõ ràng, dẫn đến
công việc chưa mạch lạc và vận hành được với tốc độ cao nhất. Hiện tại Thạch Gia
đang không có một nhân viên kỹ thuật đủ trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này
để có khả năng khắc phục các sự cố liên quan đến sản phẩm, máy móc một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Không có người có khả năng chịu trách nhiệm hoàn toàn
về quy trình sản xuất. Do vậy quy trình sản xuất dể bị trì trệ, trể tiến độ nếu xảy ra
những sự cố ngoài ý muốn.
Về nguyên vật liệu, công ty hiện đã có những nhà cung ứng đảm bảo cung cấp
đầy đủ cho nhu cầu sản xuất hiện tại. Tuy nhiên, nguồn cung ứng có chất lượng chưa

cao, nguồn vật tư mới chỉ đảm bảo cho những sản phẩm đạt chất lượng ổn định, chứ
chưa thể đạt yêu cầu về an toàn sức khỏe đối với các thị trường xuất khẩu có đòi hỏi
khắt khe. Để khắc phục tình trạnh này hiện chúng tôi phải nhập khẩu một số lượng
nguyên vật liệu từ nước ngoài. Do đó, xảy ra tình trạng mất nhiều thời gian liên hệ,
làm việc ra nước ngoài và tốn kém về chi phí, cũng như rủi ro trong thay đổi tỉ giá
hối đoái. Việc này đòi hỏi việc chuẩn bị về kế hoạch kinh doanh, sản xuất chi tiết để
đáp ứng kịp cho tiến độ sản xuất của ty.


2

Về tình hình phân xưởng sản xuất, kho bãi của công ty hiện đang được thực
hiện dưới mô hình một phòng thực nghiệm công nghệ cao tại Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Với kế hoạch tiết kiệm chi phí thử nghiệm
ban đầu, cùng với đó là sẽ nhận được sự hỗ trợ dễ dàng về công nghệ kỹ thuật từ các
thành viên của nhà trường đã giúp công ty vượt qua giai đoạn triển khai ý tưởng và
thử nghiệm sản phẩm mẫu. Tuy nhiên, với mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, mô
hình này không đủ sức đáp ứng cho môi trường sản xuất liên tục và công suất lớn mà
công ty mong muốn đạt được. Do đó, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiêm túc, thay đổi
mở rộng về cơ sở sản xuất, kho bãi nhằm phát triển khả năng sản xuất.
Về hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, chúng tôi hiện đã nhập khẩu trực tiếp
từ Trung Quốc một dây chuyền máy sản xuất logo nhựa bằng nhiệt với công nghệ
tiên tiến nhất. Không chỉ dây chuyền sản xuất trực tiếp sản phẩm được đầu tư tốt, mà
bên cạnh đó còn các máy móc hỗ trợ quy trình sản xuất như: máy cắt khuôn, máy ép
nhiệt nóng lạnh, hệ thống khí và làm mát cũng đều được chuẩn bị rất đầy đủ. Với
mục tiêu công ty sẽ đủ sức tự sản xuất hoàn toàn trong toàn bộ chu trình mà không
phải hợp đồng thuê gia công bên ngoài.
Do đặc trưng của ngành sản xuất cần ưu tiên tối ưu hóa quy trình sản xuất, sao
cho sản xuất nhanh nhất, tiết kiệm, đảm bảo chất lượng và ít xảy ra sai hỏng là yếu tố
tối quan trọng quyết định đến khả năng tồn tại và cạnh tranh của doanh nghiệp trên

thị trường. Sản xuất tinh gọn tập trung vào việc liên tục cải tiến các quy trình, triết lý
loại bỏ tất cả các hoạt động gia tăng phi giá trị và giảm lãng phí trong một tổ chức
(Davis and Heineke, 2005). Bộ máy lãnh đạo và chủ chốt là bản thân năng lực của
nhà khởi nghiệp cũng quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại của công ty đặc
biệt trong giai đoạn những năm đầu sau khi doanh nghiệp vừa hình thành. Trong đó
quan trọng nhất là việc thiết lập, định hướng mục tiêu cho công ty và lập kế hoạch
kinh doanh để đạt được những mục tiêu đó.
Theo quan sát sơ bộ của tác giả, công ty xuất hiện những vấn đề trên nguyên
nhân có thể xuất phát từ việc: nhiệm vụ của từng thành viên sáng lập không được


3

phân chia rõ ràng, mục tiêu và kế hoạch hoạt động của công ty chưa được lên kế
hoạch và thực hiện một cách chính xác. Không có một bản kế hoạch kinh doanh cụ
thể, chi tiết. Một bản kế hoạch kinh doanh phục vụ như một hướng dẫn chi tiết cho
doanh nghiệp, cung cấp cho doanh nghiệp công cụ để thay đổi, phát triển doanh
nghiệp tốt hơn.
1.2 Lý do hình thành đề tài
Khởi sự thành lập một doanh nghiêp không có nghĩa là chắc chắn sẽ thành
công và phát triển, hơn 50% doanh nghiệp phải đóng cửa trong thời gian từ 0-3 năm
sau khi khởi nghiệp và 33% doanh nghiệp phải thất bại trong thời gian 3 năm sau đó
(Stephen et al., 2005). Khởi sự doanh nghiệp không phải vấn đề dễ dàng, đặc biệt
trong thời kì tồn tại rất nhiều sự cạnh tranh hiện nay. Những vấn đề, khó khăn sẽ luôn
xuất hiện và thử thách bạn không ngừng. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lên
kế hoạch chi tiết, việc khởi nghiệp kinh doanh rất dễ thất bại.
Theo Blackwell (2008, trang 9): “Khởi đầu công việc kinh doanh mới cũng
giống như hành trình truy tìm kho báu trong rừng rậm nhiệt đới. Người chiến thắng
sẽ nhận được phần thưởng cả về vật chất lẫn sự thỏa mãn cá nhân, nhưng đâu đó vẫn
có những nguy hiểm rình rập khiến bạn dể lạc lối”. Phần thưởng từ việc khởi nghiệp

thành công như một kho báu với sức hút mãnh liệt mà nhiều người khao khát đạt
được. Phần thưởng ấy mang lại cả giá trị về tài chính lẫn khích lệ tinh thần to lớn.
Tuy nhiên nếu không có những kế hoạch kinh doanh đủ tốt làm bản đồ soi đường chỉ
lối đến kho báu đó, thì những nhà khởi nghiệp rất dễ lạc lối. Khởi sự doanh nghiệp
mà không có kế hoạch khởi nghiệp rõ ràng sẽ như người mù mò mẫm trong vô định,
nên xảy ra tình trạng sai sửa liên tục, có thể sẽ phải trả giá rất đắt.
Do đó bản kế hoạch kinh doanh được lập ra như là cách giúp bạn tự viết cho
mình một cuốn sách, một bản đồ chỉ đường cho chuyến đi, mà còn có thể giúp bạn
thuyết phục những nhà đầu tư rằng bạn sẽ vượt qua chuyến đi đó và trở về với một
rương vàng. Bản kế hoạch kinh doanh còn giúp nhà khởi nghiệp như là một cơ sở để
xem xét và đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Cùng


4

với đó, nó còn giúp định hướng hoạt động, phân chia nguồn lực, phân công trách
nhiệm và lợi ích để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và có kết quả tốt nhất. Ngoài
ra, kế hoạch kinh doanh cũng sẽ giúp những nhà khởi nghiệp đánh giá những rủi ro
có thể gặp phải và mức độ mạo hiểm khi tiến hành khởi sự doanh nghiệp.
Tại sao chúng tôi cần một bản kế hoạch kinh doanh?
Để phục vụ như một hướng dẫn cho doanh nghiệp. Lý do quan trọng nhất để
viết một kế hoạch kinh doanh là phát triển một hướng dẫn mà bạn sẽ tuân theo trong
suốt cuộc đời của doanh nghiệp (Pinson, 2008). Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch
chi tiết cho doanh nghiệp và sẽ cung cấp các công cụ phân tích doanh nghiệp để thực
hiện các thay đổi sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn. Nó sẽ cung cấp thông
tin về tất cả các khía cạnh của hoạt động hiện tại, cũng như các dự đoán về công ty
trong vài năm tới.
Một bản kế hoạch kinh doanh là một yêu cầu tiên quyết nếu công ty đang có
kế hoạch tìm kiếm tài chính (Pinson, 2008). Nếu tìm kiếm vốn, kế hoạch kinh doanh
sẽ nêu chi tiết cách đầu tư hoặc khoản vay mong muốn để tiếp tục mục tiêu của công

ty và phát triển. Mọi nhà đầu tư đều muốn biết làm thế nào bạn sẽ duy trì dòng tiền
của mình và trả nợ một cách kịp thời. Đồng thời họ cũng đòi hỏi muốn biết đầu tư
của mình sẽ cải thiện giá trị của công ty như thế nào và giúp họ đạt được lợi tức mong
muốn. Kế hoạch kinh doanh sẽ cung cấp các số liệu, thông tin về ngành và những kế
hoạch sử dụng tiền trong tương lai.
Sự phát triển của một kế hoạch kinh doanh sẽ thể hiện những cách thức mà
doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay (Pinson, 2008). Hãy dành
thời gian để viết một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, ngắn gọn và chiến thắng trong môi
trường cạnh tranh hiện nay. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào nó. Một
trong những lý do chính cho thất bại trong kinh doanh là thiếu kế hoạch.
Xuất phát từ những lí do trên đề tài: “Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm
nhựa tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thạch Gia” được thực hiện nghiên cứu nhằm


5

giải quyết vấn đề cho công ty Thạch Gia trong giai đoạn thương mại hóa sắp tới. Kết
quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà đầu tư của công ty hiểu rõ hơn về các kế hoạch kinh
doanh cần cho doanh nghiệp. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất các ý kiến quản trị nhằm thực
hiện các kế hoạch được đề ra, nâng cao khả năng tồn tại, phát triển và khả năng thành
công của công ty Thạch Gia.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát là lập kế hoạch kinh
doanh khởi nghiệp, khắc phục các vấn đề khởi sự của Thạch Gia đang gặp phải. Với
những mục tiêu cụ thể cần nghiên cứu như sau:
1. Xác định các mục tiêu công ty Thạch Gia nên hướng đến.
2. Lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm nhựa cho công ty Thạch Gia.
3. Đề xuất các ý kiến, giải pháp, cách thức thực hiện kế hoạch kinh doanh cho
công ty Thạch Gia.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp công ty Thạch Gia.
Phạm vi nghiên cứu: tác giả sẽ tập trung vào các yếu tố bên trong, nội bộ công
ty có ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp. Về bên ngoài sẽ nghiên
cứu các doanh nghiệp hiện đang là đối tác của công ty và một số doanh nghiệp có
tiềm năng sẽ trở thành đối tác của công ty. Cùng với đó là các yếu tố vĩ mô và vi mô
có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Quan sát, tổng hợp các vấn đề thực tế tại công ty. Nhắm mục tiêu xác định các
vấn đề đang mắc phải của công ty Thạch Gia gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh khởi nghiệp.


6

Nghiên cứu tại bàn được sử dụng nhằm thu thập các thông tin thứ cấp từ các
báo cáo, nhận định của các cơ quan, ban ngành, báo chí, hiệp hội và các ấn phẩm có
bản quyền.
Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thông tin sơ cấp về thị trường, được
thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính bao gồm thực hiện phỏng vấn, trao đổi với các chuyên
gia và những người thành công cả trong lĩnh vực khởi nghiệp lẫn ngành sản xuất logo
nhựa về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến công ty, những yếu tố để khởi nghiệp
thành công, đồng thời thu thập thông tin sơ bộ từ các nhóm khách hàng tiềm năng
giúp xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát ý kiến của các thành
viên trong công ty và một số đối tác kinh doanh nhằm thu thập thông tin, giúp đánh
giá thị trường và năng lực bên trong của công ty nhằm đưa ra những nhận định cũng
như giải pháp cho các vấn đề.
1.6 Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu không đi sâu vào việc phân tích hết tất cả các yếu tố bên

ngoài có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Do đặc trưng của ngành và
của bản thân doanh nghiệp có khách hàng là một số công ty nhất định chuyên gia
công, sản xuất các sản phẩm giày dép, may mặc nên tác giả sẽ chỉ tập trung nghiên
cứu về các khách hàng này, thay vì tất cả các yếu tố cạnh tranh của thị trường. Khi
thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả cũng sẽ tập trung hơn vào việc cải thiện các yếu
tố năng lực nội bộ công ty. Ngoài ra, do công ty mới thành lập nên có thể thiếu sót
trong các biên bản và báo cáo tài chính.
1.7 Kết cấu của nghiên cứu
Nghiên cứu được chia làm 4 chương với thứ tự và nội dung cụ thể của từng
chương được trình bày như sau:


7

Chương 1 - Tổng quan về đề tài. Chương này cho thấy cơ sở hình thành đề tài
và những vấn đề chung nhất của nghiên cứu: vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết về kế hoạch kinh doanh. Nội dung của chương 2
giới thiệu các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu, nêu lên các khái niệm dùng
trong nghiên cứu và tổng kết các nghiên cứu thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khởi nghiệp, giai đoạn thương mại hóa của công ty.
Chương 3 - Phân tích nội bộ và môi trường kinh doanh của công ty Thạch Gia.
Nghiên cứu các vấn đề, triệu chứng, thực trạng hiện tại của công ty. Từ đó nghiên
cứu đưa ra cơ sở để lập ra kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cho công ty Thạch Gia.
Chương 4 - Phân tích các giải pháp cho công ty TNHH Thạch Gia. Từ kết quả
của bước phân tích trên, bản chất vấn đề cốt lõi và các nguyên nhân chính được làm
rõ, vận dụng cơ sở lý luận và tham khảo thực tế để thiết kế bản kế hoạch kinh doanh
khởi nghiệp.
Chương 5 – Kế hoạch thực hiện. Lập một kế hoạch hành động chi tiết cùng
các tiêu chí đo lường hiệu quả cần được thiết lập để có thể tổ chức triển khai cụ thể.



8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH

Trong chương này, luận văn tập trung giới thiệu cơ sở lý thuyết chủ đạo về lập
kế hoạch kinh doanh sẽ áp dụng cho đề tài nghiên cứu. Đây là những nền tảng để phát
triển những lập luận và phân tích cho đề tài. Nội dung chính bao gồm: các khái niệm
về mục tiêu, khái niệm về kế hoạch kinh doanh, các mô hình liên quan đến lập kế
hoạch, tầm quan trọng của lập kế hoạch kinh doanh và các thành phần của một bản
kế hoạch kinh doanh.
2.1 Khái niệm thiết lập mục tiêu
2.1.1 Thiết lập mục tiêu
Trong nhiều thập kỷ, việc thiết lập mục tiêu đã được thúc đẩy như một viên
thuốc vui vẻ để cải thiện động lực nhân viên và hiệu suất trong các tổ chức (Ordoñez
et al., 2009). Trải qua hàng trăm thử nghiệm, hàng tá nhiệm vụ, và hàng ngàn người
tham gia trên khắp bốn châu lục, kết quả rất rõ ràng. So với những mục tiêu mơ hồ,
đơn giản, thì những mục tiêu cụ thể, đầy thách thức giúp tăng hiệu suất hơn rất nhiều
(Locke et al., 1990).
Mục tiêu ảnh hưởng đến hiệu suất thông qua bốn cơ chế: mục tiêu phục vụ
như một chức năng chỉ thị, mục tiêu có chức năng tiếp sức, mục tiêu ảnh hưởng đến
sự kiên trì và các mục tiêu ảnh hưởng gián tiếp đến hành động bằng cách dẫn đến sự
kích thích, khám phá và sử dụng các kiến thức và chiến lược liên quan đến nhiệm vụ
(Locke and Latham, 2002).
2.1.2 Mục tiêu sản xuất tinh gọn
Việc thực hiện phương pháp tinh gọn trong cài đặt sản xuất đã rất phổ biến
dựa trên lời hứa cải thiện lợi thế kinh tế của công ty cùng với lời hứa đạt được kết
quả tốt hơn trong khi sử dụng ít hơn mọi thứ. Sản xuất tinh gọn là tên gọi khác của
Hệ thống sản xuất Toyota (Chen et al., 2010). Giảm thời gian giao hàng, lao động,

vốn và không gian là một số ví dụ về lợi ích tinh gọn đạt được thông qua các kỹ thuật


9

cải tiến liên tục (Taninecz, 2005). Trong các công ty sản xuất tinh gọn, sản phẩm
được thiết kế và phân phối ít hơn một nửa thời gian mà các công ty khác làm (Sohal,
1996). Nhìn chung, sản xuất tinh gọn đã được chứng minh là một hệ thống quản lý
rất hiệu quả đạt được kết quả hoạt động tốt hơn (Dibia and Onuh, 2010).
Sản xuất tinh gọn bao gồm tổng sản xuất chuỗi từ thiết kế sản phẩm đến phát
triển sản phẩm và nó thậm chí bao gồm phân phối (Cooney, 2002). Sản xuất tinh gọn
đề cập đến việc xác định và loại bỏ một cách có hệ thống những lãng phí thông qua
cải tiến liên tục bằng cách sử dụng kéo sản xuất với mục đích đạt được sự hoàn hảo
(Kilpatrick, 2003). Sản xuất tinh gọn rút ngắn thời gian giao hàng giữa một khách
hàng đặt hàng và vận chuyển các sản phẩm bằng cách loại bỏ tất cả các dạng chất thải
trong quá trình sản xuất. Đơn giản cho biết, các nguyên tắc và phương pháp tinh gọn
tập trung vào việc tạo ra một cải tiến liên tục của văn hóa thu hút nhân viên trong việc
giảm cường độ của thời gian, vật liệu và vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
2.2 Khái niệm về chiến lược
Chiến lược là một định hướng hành động tổng thể: xác định các mục tiêu cơ
bản của công ty, thiết lập các phương thức hoạt động và chính sách điều hành, quản
lý, sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cụ thể. Chiến lược đúng đắn có thể
làm tăng sức mạnh doanh nghiệp hiệu quả và giành được lợi thế bền vững so với các
đối thủ cạnh tranh.
Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học nhằm thiết lập, thực hiện
và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng của một tổ chức, giúp tổ
chức đó hoàn thành được những mục tiêu đề ra (David, 1995). Quản trị chiến lược
thể hiện tầm quan trọng của nó trong thực tiễn qua các chức năng quản trị và là định
hướng cho các hoạt động khác trong một tổ chức.

Bạn đã bao giờ thấy các vận động viên xếp hàng cho một cuộc đua mà không
biết đích đến ở đâu chưa? Cho dù bạn đang bắt đầu một doanh nghiệp mới hoặc mở
rộng kinh doanh hiện tại, hàm ý là như nhau. Trước khi bạn bắt đầu cuộc đua, bạn


10

cần biết nơi bạn mong đợi để kết thúc. Doanh nghiệp được bắt đầu bởi nhiều lý do,
tuy nhiên điều thực sự quan trọng trong mọi trường hợp là phải hiểu rằng phải xây
dựng một chiến lược phát triển làm định hướng.
Phát triển chiến lược là một điều mấu chốt. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ yêu cầu
một chiến lược chu đáo như một phần trong kế hoạch kinh doanh cho bất kì liên
doanh nào mà họ dự định đầu tư. Chiến lược nên phù hợp với mục tiêu của công ty,
vị trí hợp lý để bắt đầu là với các mục tiêu dài hạn. Dù mục tiêu là gì đi nữa, có ba
điều cần biết trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh tốt hơn:
• Bạn đang hướng tới đâu
• Khi nào bạn muốn đến đó
• Công ty của bạn sẽ như thế nào khi đến đó
Do đó, kế hoạch kinh doanh chỉ hoạt động tốt khi hiểu rõ và phản ánh được
những mục tiêu của chiến lược kinh doanh công ty. Kế hoạch kinh doanh sẽ có tác
dụng như một bản liệt kê chi tiết hơn những công việc phải làm mà chiến lược mong
muốn. Kế hoạch kinh doanh là cái có sau và phục vụ cho chiến lược. Kế hoạch kinh
doanh đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để thực hiện chiến lược của công ty.
2.3 Khái niệm về kế hoạch kinh doanh
Trong môi trường ngày nay, một kế hoạch kinh doanh là tài liệu kinh doanh
quan trọng nhất của doanh nghiệp (Abrams, 2003). Không có công ty nào có thể
mong đợi để đưa ra các mục tiêu của mình hoặc để đảm bảo tài chính mà không cần
một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị và trình bày tốt. Không có kế hoạch kinh
doanh thuyết phục, sẽ không ai nghiêm túc xem xét ý tưởng kinh doanh của chúng
ta.

Kế hoạch kinh doanh là một lộ trình, kế hoạch cho phép doanh nghiệp phân
tích hồ sơ và xu hướng trong quá khứ của ngành, nhìn về tương lai, phân bổ nguồn
lực, tập trung vào các điểm chính và chuẩn bị cho những thách thức và cơ hội mà
doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai (Finch, 2013).


11

Kế hoạch kinh doanh không chỉ là một tài liệu gây quỹ mà còn vượt xa. Chúng
rất quan trọng để điều hành doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp có cần đầu tư hay
không (Finch, 2013). Một kế hoạch kinh doanh giúp bạn suy nghĩ tốt trước để có thể
giảm thiểu mọi rủi ro mà doanh nghiệp dự đoán trong tương lai. Doanh nghiệp cần
có kế hoạch để tối ưu hóa tăng trưởng và phát triển theo các mục tiêu ưu tiên.
2.4 Các mô hình liên quan đến việc lập kế hoạch kinh doanh
2.4.1 Hành vi lập kế hoạch kinh doanh
2.4.1.1 Các áp lực tác động đến việc lập kế hoạch kinh doanh
Nhiều nghiên cứu với quan điểm thể chế tập trung vào vấn đề tại sao các tổ
chức dường như không chỉ coi mọi thứ là điều hiển nhiên, mà còn tại sao các giả định
lan rộng và làm cho các tổ chức giống nhau hơn. Các lực lượng thể chế thúc đẩy các
tổ chức trở nên giống nhau theo cách mà họ hành động và cách họ phát triển. Các
công ty đồng nhất hóa. Các tác nhân bên ngoài cho rằng các nhà quản lý tổ chức mới
đã viết hoặc nên viết một kế hoạch kinh doanh. Điều này dẫn chúng ta tin rằng áp lực
thể chế đóng vai trò quan trọng trong sự đồng nhất của các tổ chức non trẻ đối với
việc lập các kế hoạch kinh doanh bằng văn bản.
Áp lực thể chế có ba loại: cưỡng chế, bắt chước và quy phạm (DiMaggio and
Powell, 1983). Chúng ta thường thấy những áp lực chính này được duy trì bởi các
nguồn tổ chức cụ thể. Áp lực cưỡng chế được duy trì bởi các cơ quan chính phủ, được
quy định bởi hệ thống giáo dục và được bắt chước bởi các tổ chức khác trong cùng
lĩnh vực hoạt động (Karnoe, 1995).



12

Cơ quan chính
phủ

Lĩnh vực công
nghiệp

Hệ thống giáo
dục

Cưỡng chế

Bắt chước

Quy chuẩn

Lập kế hoạch kinh doanh

Tồn tại

Lợi nhuận

(Nguồn: Honig and Karlsson, 2004)
Sơ đồ 2.1: Áp lực thể chế và hành vi lập kế hoạch kinh doanh
Cưỡng chế
Cưỡng chế là kết quả của áp lực chính thức đối với các tổ chức mới thành lập
bởi những lực lượng bên ngoài (Oliver, 1991). Trong trường hợp lập kế hoạch kinh
doanh, thông thường chúng ta biết không có khung pháp lý nào ép buộc các tổ chức

phải viết kế hoạch kinh doanh, nhưng có những áp lực không chính thức khác ảnh
hưởng đến các tổ chức mới làm như vậy. Các công ty mới sinh phải thường xuyên


13

liên lạc với các cơ quan hỗ trợ ở cả cấp quốc gia và khu vực. Những tổ chức này
thường đặt các ràng buộc đối với các doanh nhân non trẻ, bắt buộc các nguồn lực cụ
thể hoặc các hình thức khác nhau của hỗ trợ phụ thuộc vào sự tham gia của họ vào
các hoạt động không liên quan khác (Honig, 1998). Các tổ chức vườn ươm cung cấp
cho các doanh nhân tiềm năng về kỹ thuật và tài chính hỗ trợ với điều kiện họ hoàn
thành một kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
Bắt chước
Sự bắt chước thường là kết quả của việc các tổ chức cố gắng hạn chế sự không
chắc chắn bằng cách mô hình hóa hành vi của họ giống theo các tổ chức thành công
tương tự trong cùng lĩnh vực của họ (Haunschild, 1994). Những doanh nhân khởi
nghiệp thường bắt đầu đọc và học hỏi theo những bản kế hoạch kinh doanh được viết
bởi một doanh nhân thành đạt đã được biết đến. Từ đó nổ lực viết một bản kế hoạch
kinh doanh cho chính họ. Hành vi bắt chước cũng có thể là kết quả của những nỗ lực
để đạt sự đồng thuận trong mắt các thành viên khác trong tổ chức. Sự mô phỏng có
thể cung cấp như là một cách tiếp cận hợp lý để lập kế hoạch, một cách mà dường
như đã thành công ở nơi khác sẽ dể đạt được sự đồng tình.
Các ngành công nghiệp lâu đời cung cấp nhiều cơ hội cho sự bắt chước bởi vì
những người mới tham gia có cơ hội để quan sát và học hỏi từ những người đối thủ
cạnh tranh đã thành công trước đó (Castrogiovanni, 1996). Các tổ chức mới bắt chước
các tổ chức hiện có trong ngành, đặc biệt là trong các khía cạnh quan trọng. Các công
ty sản xuất phải chịu các ràng buộc về vật chất và cấu trúc tương tự, cũng như tham
gia vào các quy trình chính xác hơn. Ngành sản xuất yêu cầu các nhà máy chuyên
môn cao với nguồn nhân lực, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tương tự. Họ đã tham gia vào
các quá trình bắt chước bất kể lợi ích kinh tế hay hiệu quả.

Quy chuẩn
Các quy định chuẩn trong các quy trình, hoạt động thông thường và chuyên
nghiệp được coi như là những tiêu chuẩn bắt buộc và có trách nhiệm với xã hội


14

(Meyer et al., 1992). Viết một kế hoạch kinh doanh cung cấp tính hợp pháp, báo hiệu
tính chuyên nghiệp và chỉ ra rằng người đó có liên quan hệ trọng với thế giới bên
ngoài. Điều đó góp phần thúc đẩy việc lập kế hoạch kinh doanh.
Lĩnh vực khởi nghiệp có rất nhiều tài liệu quy định đặt ra các chỉ dẫn cho việc
tạo ra một kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp của một công việc mạo hiểm (Hindle,
1997). Sự phát triển rộng rãi của trường kinh doanh ở cả cấp đại học và MBA, cùng
với sự chuyên nghiệp hóa ngày càng tăng và phổ biến của giáo dục quản lý là quy
phạm thúc đẩy sự quan trọng ngày càng tăng của việc lập kế hoạch kinh doanh.
2.4.1.2 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh
Sự sống còn
Mối quan hệ giữa kế hoạch kinh doanh và sự sống còn của tổ chức non trẻ có
ý nghĩa dựa trên cả tính hợp lý kinh tế và lý thuyết thể chế. Từ quan điểm kinh tế, sự
sống còn đại diện cho sự thành công của tổ chức. Từ một viễn cảnh thể chế, hoàn
thành một kế hoạch kinh doanh mang lại doanh nhân non trẻ sự tăng tính hợp pháp,
ngay cả trong trường hợp tổn thất kinh tế kéo dài. Hợp pháp hóa có thể là một yếu tố
đặc biệt khác biệt hoặc kìm hãm hoặc hỗ trợ tăng trưởng của doanh nghiệp mới
(Aldrich and Fiol, 1994). Nó có thể là một vấn đề của sự sống và cái chết cho tổ chức
mới, như những nhà đầu tư có nhiều khả năng cung cấp tài nguyên cho các tổ chức
nếu họ cảm thấy hấp dẫn, phù hợp, thích đáng, đặc biệt (Parsons, 1956) và ít có khả
năng cung cấp tài nguyên, sự hỗ trợ cho tổ chức nếu họ không nhận thấy những điều
đó (Suchman, 1995).
Khả năng sinh lời
Kế hoạch kinh doanh dựa trên tiền đề của các tác nhân kinh tế hợp lý. Từ quan

điểm này, kế hoạch kinh doanh là một hoạt động hợp lý hỗ trợ chủ sở hữu của các
doanh nghiệp mới kiếm được lợi nhuận lớn hơn thông qua tăng hiệu quả hoạt động
và/hoặc tăng doanh số (Schwenk and Shraeder, 1993). Sự thành công rõ ràng của mô


×