Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm điện thoại di động F-Mobile của công ty FMB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.93 KB, 54 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP............................................2
1.1. CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT......2
1.1.1. Giới thiệu chung..............................................................................2
1.1.2. Triết lý quản lý tại công ty cổ phần FPT.........................................4
1.1.2.1. Tầm nhìn và chiến lược tại công ty cổ phần FPT....................4
1.1..2.2. Triết Lý cốt lõi tại công ty cổ phần FPT.................................4
1.2. CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG FPT....................................5
1.2.1. Giới thiệu chung..............................................................................5
1.2.2. Các mốc quan trọng........................................................................5
PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM F-MOBILE
CỦA CÔNG TY FMB.....................................................................................6
2.1. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING...............................................................6
2.2. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM F-MOBILE CỦA
CÔNG TY FMB...................................................................................................6
2.2.1. Tóm lược khái quát về kế hoạch.....................................................6
2.2.2. Phân tích bối cảnh marketing..........................................................7
2.2.2.1. Phân tích thị trường của doanh nghiệp...................................7
2.2.2.2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành và cạnh tranh. .8
2.2.2.3. Các yếu tố thuộc môi trường marketing vĩ mô......................12
2.2.3. Phân tích những cơ hội và thách thức...........................................17
2.2.4.Mục tiêu phát triển của sản phẩm F-mobile:..................................22
2.2.5. Nội dung của marketing – mix và chương trình hành động..........24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.5.1. Sản phẩm...............................................................................24
2.2.5.2. Price......................................................................................25
2.2.5.3. Place.....................................................................................33
2.2.5.4. Promotion.............................................................................34


2.2.5.5.Quản trị khủng hoảng............................................................39
2.2.6. Chi phí dự tính của hoạt động truyền thông..................................43
PHẦN 3: KẾT LUẬN...................................................................................53
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì họ phải nhanh
chóng thay đổi một cách cơ bản về công việc kinh doanh và chiến lược của mình.
Vì các doanh nghiệp đang hoạt động trong một thị trường với những đối thủ cạnh
tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về công nghệ, những thay đổi về chính
sách pháp luật của nhà nước, những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng và sự
trung thành của họ đối với doanh nghiệp ngày cang giảm sút. Do đó cách duy nhất
là các doanh nghiệp phải thích ứng với thị trường, điều hành được hoạt động của
doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Nói cách khác là họ phải hiểu về
marketing và vận dụng một cách khoa học và sáng tạo vào thực tế doanh nghiệp và
môi trường mà doanh nghiệp đang và/hoặc sẽ tồn tại.
Lập kế hoạch marketing là giai đoạn đầu tiên của quản trị marketing , là
công cụ để điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp, là một trong những
vấn đề quan trọng trong công tác marketing, nó giúp cho doanh nghiệp đạt được
mục tiêu của mình một cách tốt hơn bất chấp sự thay đổi của môi trường.
Vì vậy bài viết này chúng tôi chọn đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh cho sản
phẩm điện thoại di động F-Mobile của công ty FMB”.
Bài viết được chia làm 3 phần:
Phần 1 Giới thiệu về doanh nghiệp
Phần 2 Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm F-Mobile của công ty FMB
Phần 3 Kết luận
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT
1.1.1. Giới thiệu chung

Thành lập từ ngày 13/09/1988, với bí quyết là "tinh thần FPT và trọng dụng nhân
tài", FPT đã liên tục phát triển, trở thành công ty Công nghệ thông tin số một Việt
Nam với định hướng phát triển chủ đạo là cung cấp dịch vụ Hội tụ số (Digital
Convergence).
Về kinh doanh, Năm 2006, doanh số toàn FPT đạt 11 693 tỷ đồng, tăng trưởng
42.40% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế FPT đạt 606 tỷ đồng, tăng 77% so
với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ
cũng tăng 60% và đạt 109% kế hoạch.
Về nhân sự, Nhân sự FPT năm 2006 là 7,000 nhân viên. Tính đến hết
tháng 7/2007, FPT đã có hơn 8,000 nhân viên, độ tuổi bình quân là 26. Các nhân
viên FPT đều có trình độ cao với hơn 67% tốt nghiệp đại học.
Về cơ cấu tổ chức
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, FPT đã trở thành một doanh nghiệp lớn có cấu
trúc tập đoàn.
FPT có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và các Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh và Tp.
Đà Nẵng.
Sơ đồ tổ chức của FPT
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:
• Tích hợp hệ thống
• Giải pháp phần mềm
• Xuất khẩu phần mềm
• Dịch vụ ERP
• Tích hợp hệ thống
• Phân phối sản phẩm CNTT và Viễn thông
• Dịch vụ truy nhập Internet
• Dịch vụ nội dung trực tuyến
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368

• Đào tạo Công nghệ
• Lắp ráp máy tính
• Nghiên cứu và phát triển
• Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản
• Dịch vụ tài chính- ngân hàng
• Lĩnh vực giáo dục- đào tạo
• Lĩnh vực bán lẻ
• Giải trí truyền hình
• Quảng cáo
1.1.2. Triết lý quản lý tại công ty cổ phần FPT
1.1.2.1. Tầm nhìn và chiến lược tại công ty cổ phần FPT
Tầm nhìn: FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh
bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách
hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình
điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong
phú về tinh thần.
Chiến lược hiện tại: Từ nay đến năm 2015, FPT phấn đấu trở thành Tập
đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công
dân điện tử.
1.1..2.2. Triết Lý cốt lõi tại công ty cổ phần FPT
Từ việc xác định “tầm nhìn và chiến lược” của mình như vậy công ty FPT
đưa ra “triết lý quản lý” bao gồm những tư tưởng, mô hình và nguyên tắc cơ bản
mà Tập đoàn FPT tuân thủ. Triết lý FPT bao gồm 3 triết lý cốt lõi:
• Hài hòa , như quy luật vận động chung trong tự nhiên và xã hội, đại diện
cho “Thiên”
• Nhất quán, như quy luật chung về cấu trúc hệ thống, đại diện cho “Địa”
• Hiền tài, như quy luật chung cho thành công của FPT, đại diện cho
“Nhân”
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Triết lý được thể hiện qua hệ thống Giá trị tinh thần cốt lõi (Tinh thần FPT –
6 chữ vàng):
 Triết lý quản lý “Tôn Đổi Đồng Chí Gương Sáng”
1.2. CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG FPT
1.2.1. Giới thiệu chung
Công ty TNHH công nghệ di động FPT (tên giao dịch quốc tế là FPT
Mobile - viết tắt là FMB) là thành viên của Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư
Công nghệ FPT. FPT Mobile hiện là nhà phân phối chính thức, nhà cung cấp dịch
vụ được ủy quyền của hai nhãn hiệu điện thoại di động hàng đầu thế giới Motorola
và HTC trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra công ty còn cung cấp các sản phẩm
mang thương hiệu F-Mobile.
Công ty TNHH công nghệ di động FPT bao gồm:
Hệ thống văn phòng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ
và Hải Phòng.
07 showroom và gần 500 đại lý, cửa hàng trải rộng trên toàn quốc, FPT
Mobile luôn đem đến cho các khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo
nhất.
Và 03 trung tâm bảo hành tại Hà Nội, 03 trung tâm tại thành phố Hồ Chí
Minh, 1 trung tâm tại Đà Nẵng và 1 trung tâm tại Cần Thơ cùng với các điểm bảo
hành ủy quyền tại các tỉnh, thành phố, FPT Mobile luôn đảm bảo khách hàng sẽ
nhận được sự chăm sóc dù đang ở bất cứ đâu tại Việt Nam.
1.2.2. Các mốc quan trọng
Đầu tháng 6 năm 2009, FPT Mobile tung ra thị trường Việt Nam 3 dòng
ĐTDĐ giá rẻ mang thương hiệu F-Mobile, gồm các dòng máy B230, B660, B890,
với mức giá dưới 2 triệu đồng.
Năm 2007, FPT Mobile là nhà bảo trợ công nghệ cho cuộc thi Viết trò chơi
trên điện thoại di động - Mobile Labs. Cuộc thi do Công ty FPT tổ chức.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cuối năm 2005, FPT Mobile trở thành đại lý chính thức phân phối Sim Thẻ

của Vinaphone, MobiFone, S-Fone và Viettel trên toàn quốc.
PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM F-MOBILE
CỦA CÔNG TY FMB
2.1. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
Kế hoạch marketing là một kế hoạch chức năng, là công cụ để điều hành
hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing phải xây dựng
các kế hoạch marketing để làm cơ sở tổ chức thực hiện. Mỗi bản kế hoạch
marketing với nội dung xác định thị trường mục tiêu , các mục tiêu marketing cụ
thể, ngân sách cho hoạt động marketing, chiến lược và một chương trình marketing
bao gồ các biện pháp marketing với thời gian thực hiện cụ thể. Quá trình lập kế
hoạch marketing thường bao gồm các bước công việc sau:
- Tóm lược khái quát về kế hoạch
- Phân tích bối cảnh marketing
- Phân tích những cơ hội và thách thức
- Mục tiêu và định hướng chiến lược marketing
- Nội dung của marketing – mix
- Chương trình hành động
- Phân tích tài chính, dự kiến lãi lỗ
- Kiểm tra
2.2. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM F-MOBILE CỦA
CÔNG TY FMB
2.2.1. Tóm lược khái quát về kế hoạch
Công ty TNHH công nghệ di động FPT (tên giao dịch quốc tế là FPT
Mobile - viết tắt là FMB) hiện là nhà phân phối chính thức, nhà cung cấp hai nhãn
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hiệu điện thoại di động là Motorola và HTC trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra
công ty còn cung cấp các sản phẩm mang thương hiệu F-Mobile.
Dòng điện thoại F-Mobile (hay danh mục sản phẩm) được công ty đặt hàng
các cơ sở sản xuất ở Trung quốc và mang thương hiệu của công ty. Tuy đặt hàng

để sản xuất nhưng phần thiết kế là do chính công ty đảm nhiệm. Công ty tự nghiên
cứu để xác định: màu sắc, kiểu dáng, tên gọi, giá cả, chức năng … của sản phẩm.
Hiện tại F-Mobile chủ yếu cung cấp cho đối tượng khách hàng ưa thích giá
rẻ, với nhiều tính năng của sản phẩm, chất lượng thì không thực sự quan trọng.
Dòng điện thoại F-Mobile được ví như đứa con đẻ của công ty nói riêng và
của Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT nói chung, nó cũng là
sản phẩm mới của công ty. Vì vậy công ty đã xác định mục tiêu marketing của
doanh nghiệp đối với F-Mobile là:
- Sản phẩm F-mobile sẽ là sản phẩm chính, chủ lực mà công ty sẽ cung cấp
- Công ty sẽ là người dẫn đầu về cung cấp điện thoại giá rẻ, với nhiều tính
năng
- Trong dài hạn công ty sẽ cung cấp F-Mobile cho cả những đối tượng khách
hàng khác. Đó là việc công ty cung cấp những điện thoại sang trọng với
nhiều tính năng.
2.2.2. Phân tích bối cảnh marketing
2.2.2.1. Phân tích thị trường của doanh nghiệp
- Về quy mô: Hiện nay công ty FMB có bốn chi nhánh trên toàn quốc đó là:
Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng. Các chi nhánh này lại
cung cấp dòng sản phẩm F-Mobile cho tất các tỉnh thành trên cả nước.
Công ty có quy mô thị trường rộng lớn là do công ty đã có nhiều năm cung
cấp các sản phẩm điện di động cho các hãng: Samsung, Motorola và HTC
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty đã xây dựng được kênh phân phối điện
thoại di động rộng khắp cả nước. Vì vậy khi dòng sản phẩm F-Mobile ra đời
nó đã được phân phối rộng khắp trên kênh phân phối đã có, hiện nay hàng
tháng công ty cung cấp khoảng 80.000 máy trên thị trường, chiếm khoảng
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
20% thị phần điện thoại di động giá rẻ có gắn thương hiệu (các điện thoại di
động do Trung Quốc sản xuất dưới sự đặt hàng của các công ty ở Việt Nam
và mang thương hiệu của các công ty đó, các sản phẩm này thường được gọi

là “small name”)
- Sự vận động của thị trường và khả năng phát triển của thị trường. Hiện nay
thị trường dòng sản phẩm F-Mobile của công ty đang ở trong giai đoạn tăng
trưởng, sản lượng bán tăng liên tục. Từ chỗ là người đi sau hiện nay công ty
đã đứng thứ hai về thị phần trong thị trường cung cấp điện thoại di động giá
rẻ có gắn thương hiệu.
2.2.2.2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành và cạnh tranh
- Các nhà cung cấp: Hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều hãng sản xuất điện
thoại di động không có nhãn hiệu, hoặc là lấy nhãn hiệu gần giống của
những sản phẩm đã có tên tuổi trên thị trường. Quan điểm của FPT nói riêng
và của các doanh nghiệp nói chung đó là mua được các yếu tố đầu vào với
giá rẻ. Phương châm của công ty đó là sẽ đặt hàng của công ty nào có thể
đáp ứng được yêu cầu của công ty với chi phí thấp nhất dù công ty có phải
thường xuyên thay đổi nhà cung cấp.
Thực tế cho thấy công ty đặt hàng của các nhà cung cấp:Techno, Ciking,
Hoa Ching, Huaway.
Quy mô của các nhà sản xuất này nhỏ, họ co thể thay đổi lĩnh vực kinh
doanh một cách dễ dàng, mục tiêu chiến lược của họ là theo đuổi lĩnh vực
nào đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên các công ty này có điểm mạnh là có
thể dễ dàng bắt trước các sản phẩm đã có trên thị trường về chức năng, kiểu
dáng, màu sắc … mặc dù chất lượng của những sản phẩm do họ sản xuất ra
vẫn còn chưa được ở mức cao.
Chính vì vậy chính sách của công ty FMB đối với các nhà phân phối là sẽ
hợp tác với nhà sản xuất nào đáp ứng được những điều kiện công ty đặt ra
với chi phí thấp nhất. Công ty không hợp tác cứng nhắc với nhà phân phối
nào.
- Các trung gian marketing: Các trung gian thương mại và các tổ chức bổ trợ.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các nhà bán buôn, bán lẻ: Khi mới tung sản phẩm ra thị trường (vào tháng 6

năm 2009) để phát triển sản phẩm công ty thực hiện chính sách bao phủ thị
trường, bán hàng cho tất cả các cấp đại lý và thị trường tập trung ban đầu là
các tỉnh thành phố lớn trên toàn quốc. Do đó kênh phân phối của công ty đó
là các đại lý đã có mối quan hệ trước đó với công ty, và các cửa hàng nhỏ lẻ
ở các tỉnh thành phố lớn như là: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Cần thơ mà công ty mới phát triển (công ty thực hiện chính sách bao phủ thị
trường bán hàng cho tất cả các đại lý từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất)
- Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội: Các phương tiện
thông tin đại chúng như là: đài, báo, truyền hình,internet hiện nay có ảnh
hưởng rất lớn đến việc quản bá hình ảnh, tên tuổi, sản phẩm của doanh
nghiệp tới khách hàng. Hiện nay ở nước ta các tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này ngày một nhiều hơn, vì vậy công ty có nhiều hướng
để lựa chọn phương tiện thông tin đại chúng hơn, hình thức để truyền thông
tới khách hàng cũng đa dạng hơn, ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền
thông để quảng bá hình ảnh, tên tuôi, sản phẩm, công ty còn có thể sử dụng
các phương tiện truyền thông để đưa ra các dịch vụ sau bán hàng, trả lời hỏi
đáp những thắc mắc khiếu nại của khách hàng …
- Các đối thủ cạnh tranh
Thực tế thì rất nhiều khách hàng sử dụng điện thoại di động (đặc biệt là giới
trẻ) thường ưa thích những sản phẩm có tính năng hiện đại, kiểu dáng mới
đầy hấp dẫn nhưng kèm theo đó là mức giá lại không phải dành cho tất thảy
mọi khách hàng. Đối với những người có thu nhập thấp, khoản tiền họ phải
bỏ ra để mua những chiếc mobile đó không hề đơn giản. Nhưng niềm khát
khao được sử dụng những công nghệ như chụp hình, nghe nhạc số trên
ĐTDĐ, xem phim trên truyền hình … vẫn cháy bỏng trong tâm trí của đại đa
số khách hàng.
Vì vậy, khi chiếc mobile MPEG4 đầu tiên xuất hiện trên thị trường với mức
giá cực thấp mà vẫn chứa nhiều tính năng hiện đại, đã khiến không ít khách
hàng ưa thích. Họ thường chỉ nhìn thấy những tính năng “trước mắt” như
chụp hình, nghe nhạc, thẻ nhớ… chứ không cần đắn đo quá nhiều về chất

lượng chụp hình mấy “chấm”, nghe nhạc hay như thế nào. Nhờ đó, dòng
mobile này thu hút nhiều khách hàng. Sau đó, những cảnh báo về chất lượng
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của dòng điện thoại “no name” đã khiến không ít khách hàng lo lắng, nhưng
rõ ràng, thị trường này vẫn tồn tại.
Chính vì vậy, một số người kinh doanh ĐTDĐ đã tập trung đầu tư xây dựng
từ đầu cho một vài thương hiệu này với mong muốn dùng điểm mạnh giá rẻ,
nhiều tính năng giải trí để thu hút khách hàng. Một số thương hiệu dần được
người tiêu dùng biết đến trên phân khúc điện thoại giá rẻ mà “all in one”
này.
Dòng điện thoại này có tỉ suất lợi nhuận khá lớn, đơn vị bán lẻ có thể có
mức lãi đến 400.000 đ/chiếc - điều mà các hãng điện thoại lớn khó có được.
Cho nên, nhiều đơn vị kinh doanh cũng nhanh chóng vào cuộc. Từ đó, thị
trường ĐTDĐ này ngày càng sôi động hơn, và cuộc cạnh tranh được đánh
giá không kém phần hấp dẫn so với cuộc đua của các thương hiệu lớn.
Phát động đầu tiên cho cuộc đua này là thương hiệu Elitek. Nhưng thời gian
gần đây, nhịp độ phát triển của Elitek không rầm rộ như trước, có lẽ vì
thương hiệu này đang phải chịu sự cạnh tranh của nhiều hãng khác.
Một thương hiệu ra sau Elitek khá lâu là Wellcom gần đây lại phát triển khá
nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn, Wellcom đã xuất hiện ở cả các siêu thị
ĐTDĐ lớn của TP.HCM.
Một thương hiệu nữa là Mobell được giới thiệu có xuất xứ từ Singapore. Và
thương hiệu mới này cũng không chỉ có mặt tại các siêu thị ĐTDĐ lớn, nó
còn xuất hiện tại các tỉnh nhỏ khác.
Hai thương hiệu khác cũng đang có những bước đầu tư xây dựng là Band
Shine và Vcall. Nếu như Band Shine có trước Vcall nhưng chỉ có bốn
model, ngay từ khi mới vào thị trường, Vcall có đến sáu mẫu “dế” để cạnh
tranh. Nhưng thật ra, vấn đề có nhiều model cũng không quan trọng lắm, bởi
lẽ, dòng ĐTDĐ này đã được “cào bằng” về mặt tính năng lẫn kiểu dáng. Đa

phần chúng đều được trang bị màn hình cảm ứng, camera và các tính năng
nghe nhạc, xem phim.
Hiện nay có nhất nhiều thương hiệu ra sau nhưng lại có những bước đi đúng
đắn và thị trường của họ phát triển rất nhanh như là: Q-Mobile (dẫn đầu thị
trường về sản lượng), tiếp đó là F-Mobile …
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nếu xét về tính năng mới lạ, có lẽ gần đây F-Mobile được đánh giá là sáng
tạo nhất với những kiểu giáng mới và tích hợp nhiều chức năng. Người sử
dụng có thể thoả sức chơi lại các game một thời danh tiếng như: Contra,
Nấm Mario, bắn xe tăng… của Nitendo. Thương hiệu nào cũng muốn chứng
tỏ mình mạnh nên tích hợp hầu hết các tính năng vào tất cả các dòng sản
phẩm.
Điều đó cũng thể hiện được chiến lược sản phẩm của họ chưa hoàn chỉnh, rõ
ràng. Vì thế, thương hiệu nào có được kênh phân phối tốt, giá hấp dẫn, chắc
chắn thu hút được nhiều khách hàng. Nhưng kèm theo đó, sự đầu tư quá lớn
cho việc giảm giá có thể khiến chất lượng của các chế độ hậu mãi, bảo hành
giảm đi. Các thương hiệu này nên có những đầu tư cho chế độ hậu mãi, vì
khi đó, họ sẽ giảm được những ngờ vực của khách hàng dành cho những
dòng ĐTDĐ này.
Trong thời gian tới, phân khúc thị trường điện thoại này sẽ còn nhiều sự
cạnh tranh hơn nữa. Có lẽ, các thương hiệu sẽ cố gắng nhiều và nhờ đó,
người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. Các hãng ĐTDĐ lớn sợ sự giảm bớt
thị phần nên họ sẽ giảm giá một số model, hoặc đưa ra những mẫu điện thoại
mới hấp dẫn người tiêu dùng.
o Cạnh tranh giữa các thương hiệu/nhãn hiệu: hiện nay trên thị trường có
rất nhiều hãng cạnh tranh với công ty về dòng sản phẩm điện thoại giá rẻ
có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng có gắn thương hiệu: Q-Mobile, Mobell,
Mobido, e'Touch …
Đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm nhất của công ty đó là Công Ty TNHH

Viễn Thông An Bình viết tắt làABTel (sở hữu thương hiệu Q-
Mobile).Công ty ABTel hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện thoại.
Công ty này cung cấp các sản phẩm chính: Q-Mobile, Siemens Mobile.
Hiện nay sản lượng bán của công ty này về dòng sản phẩm Q-Mobile
khoảng 190.000 máy/tháng. Sản lượng của công ty này về dòng sản phẩm
Q-Mobile hiện nay gấp 2,375 lần sản lượng của công ty FMB về dòng
sản phẩm F-Mobile.
o Cạnh tranh về hình thức sản phẩm: Số thương hiệu ĐTDĐ mang thương
hiệu Việt đang ngày càng đông lên. Mới nhất là Mobistar của P&T
Mobile, FPT... Chưa bao giờ các đại gia thế giới cảm thấy lo lắng trước
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của các dòng ĐTDĐ Thương hiệu Việt
(viết tắt là THV). THV càng khẳng định mạnh mẽ và vững chắc hơn ở
phân khúc thị trường ĐTDĐ có giá từ 2-3,5 triệu đồng trở xuống. Tuy
nhiên điều đó không có nghĩa là các hãng điện thoại này có thị phần nhỏ
bé tại Việt Nam.
FMB và các công ty cung cấp ĐTDĐ THV khi mới tham gia thị trường
đã chọn ngay chiến lược thị trường ngách, tấn công vào phân khúc thị
trường điện thoại giá rẻ, với nhiều tính năng, màu sắc … nhưng ngay sau
đó các đại gia (như là Nokia, Samsung …) đã lôi kéo lại một phần thị
phần đã mất của mình bằng cách tung ra hàng loạt các dòng điện thoại
giá rẻ như là: 1100, 1200, 1259 …
Các đại gia trong làng cung cấp điện thoại này về quy mô,kinh nghiệm,
cũng như về kênh phân phối của họ tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là họ
có lợi thế là người đi trước, là những thương hiệu đã có tiếng trên toàn
cầu. Vi vậy các công ty cung cấp ĐTDĐ THV không nên vui mừng quá
sớm trước những thành công ban đầu của mình, thị trường luôn biến đổi,
nhu cầu của khách hàng cũng luôn biến đổi, FMB cần phải có những
bước đi sáng tạo hơn, vững trắc hơn nữa.

o Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế: Có nhiều sản phẩm có thể thay
thế cho những chiếc điện thoại ví dụ: thư thường, điện thoại Internet, các
ứng dụng của Internet trong việc trao đổi thông tin.
o Cạnh tranh giữa các nhu cầu: có rất nhiều nhu cầu thiết yếu mà người
dân phải đáp ứng trước khi họ có ý nghĩ muốn sở hữu một chiếc điện
thoại. Ví dụ: ăn, uống, ở, mặc, … tuy nhiên khi đới sống ngày càng nâng
cao thì nhu cầu trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng với con người, do
đó xu hướng trong tương lai việc cạnh tranh giữa các nhu cầu khác là
không cao.
2.2.2.3. Các yếu tố thuộc môi trường marketing vĩ mô
Ở phần này sẽ xác định những xu hướng lớn của môi trường vĩ mô như
Chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, nhân khẩu … có ảnh hưởng đến tương lai của
sản phẩm này như thế nào. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Môi trường kinh tế
Từ năm 2008 – 2009 do ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái của nền kinh tế toàn cầu
thì nền kinh tế của nước ta cũng bị ảnh hưởng và tốc độ phát triển của nền kinh tế
nước ta cũng giảm sút, tuy nhiên ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành, các địa
phương đã khẩn trương triển khai và tổ chức thực hiện quyết liệt các Nghị quyết
của Đảng, Nhà nước nên tình hình kinh tế-xã hội quý I/2010 của nước ta diễn biến
theo chiều hướng tích cực với những kết quả chủ yếu như sau:
o Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 ước tính tăng 5,83% so với
cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,45%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,65%; khu vực dịch vụ
tăng 6,64%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu
vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu
vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,44 điểm phần trăm; khu vực
dịch vụ đóng góp 2,97 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong

nước quý I tuy chưa bằng mục tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm nhưng
cao hơn nhiều so với quý I/2009, chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp
tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
quý I năm 2009 và quý I năm 2010 (%)

Tốc độ tăng so với
quý I năm trước
Đóng góp của
các khu vực vào
tăng trưởng quý
Quý
I/2009
Quý
I/2010
Tổng số 3,14 5,83 5,83
Nông, lâm nghiệp thuỷ sản 1,84 3,45 0,42
Công nghiệp và xây dựng 1,70 5,65 2,44
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Dịch vụ 4,95 6,64 2,97
o Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục, các khu vực đều đóng góp vào sự
tăng trưởng, tiêu dùng cũng tăng nên so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2010 theo giá
thực tế ước tính đạt 364,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm
2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,4%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I, khu vực kinh tế cá thể đạt 190,9 nghìn
tỷ đồng, tăng 18,7%; kinh tế tư nhân 121,2 nghìn tỷ đồng, tăng 34,8%; kinh tế
Nhà nước 38 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

10,3 nghìn tỷ đồng, tăng 26,3%; kinh tế tập thể 4 nghìn tỷ đồng, tăng 28,7%.
Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 287,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 24,7%; khách sạn, nhà hàng 40,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5%; dịch
vụ 32,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6%; du lịch đạt 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng 34,1%.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
o Bưu chính, viễn thông
Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong quý I/2010 đạt 7,2 triệu thuê
bao, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 677,4 nghìn thuê bao cố
định, giảm 28,1% và 6,55 triệu thuê bao di động, tăng 31,4%. Số thuê bao
điện thoại cả nước tính đến hết tháng 03/2010 ước tính đạt 137,6 triệu thuê
bao, tăng 57,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,7 triệu thuê
bao cố định, tăng 31% và 117,9 triệu thuê bao di động, tăng 63,3%. Số thuê
bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tính đến hết tháng
03/2010 ước tính đạt 65,3 triệu thuê bao, tăng 30,6% so với cùng thời điểm
năm 2009, bao gồm 11,5 triệu thuê bao cố định, tăng 8,1% và 53,8 triệu thuê
bao di động, tăng 36,7%.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đến cuối quý I/2010, số thuê bao internet trên cả nước đạt trên 23,3 triệu thuê
bao, trong đó gần 3,1 triệu thuê bao băng rộng (tăng 37,3% so với cùng thời
điểm năm trước). Mạng lưới bưu chính được duy trì ổn định và có bước phát
triển mới với 8027 điểm Bưu điện văn hoá xã, trong đó có 1515 điểm ở các
vùng đặc biệt khó khăn.
- Môi trường công nghệ
Với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ thông tin và truyền thông cùng với
xu hướng toàn cầu hóa xã hội của chúng ta thực sự là xã hội thông tin, nhu
cầu trao đổi thông tin giữa các tổ chức, con người với nhau là hết sức cần
thiết, và ngày cang được mở rộng không chỉ bó hẹp trong một không gian nhỏ
nữa. Việc một người sở hữu những chiếc điện thoại hay rộng hơn đó là việc

sở hữu những thiết bị truyền tin là một điều phổ biến và con người ngày càng
cần có những thiết bị này hơn bao giờ hết.
Vòng đời của sản phẩm công nghệ nói chung và của những thiết bị điện thoại
di động nói riêng ngày càng ngắn hơn và giá cả thì có xu hướng ngày càng rẻ
hơn, mẫu mã tính năng của sản phẩm thì ngày càng nhiều hơn.
- Môi trường văn hóa – xã hội. Môi trường này bao gồm truyền thống, đạo
đức, quan điểm xã hội và văn hóa nói chung. Các giá trị này thay đổi chậm,
nhưng khi chúng thay đổi thường đem lại nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ
mới.
- Môi trường chính trị - luật pháp. Môi trường chính trị bao gồm quan điểm,
thể chế chính trị, hệ thống quản lý vĩ mô và các phản ứng của các tổ chức xã
hội, quần chúng và các tổ chức khác.
- Nhân khẩu
Sau đây là số liệu về tình hình dân số ở nước ta năm 2008:
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.3. Phân tích những cơ hội và thách thức
Phân tích SWOT F-mobile cua FPT
Điểm mạnh:
- Là doanh nghiệp thuộc tập đoàn FPT đầu ngành trong linh vực công nghệ
thông tin tại Việt Nam.
- Phân phối sản phẩm điện thoại di động FPT chiếm khoảng 80% thị phần cả
nuớc. Tập đoàn có hơn 900 đại lý tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
- F-mobile giá rẻ, chất lượng phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.
Điều này tạo điều kiện cho các bạn trẻ có thể dễ dàng sở hữu được những
chiếc điện thoại ưng ý, hợp với túi tiền mà vẫn đảm đảo nhu cầu kết nối
thường xuyên, liên tục của mình.
- Hiện nay, F-mobile là sản phẩm duy nhất được bảo hành 13 tháng trên toàn
quốc bởi Tập đoàn FPT.
Dân số trung bình

(nghìn người)
CẢ NƯỚC 86210.8
Đồng bằng sông Hồng 19654.8
Trung du và miền núi phía Bắc 11207.8
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 19820.2
Tây Nguyên 5004.2
Đông Nam Bộ 12828.8
Đồng bằng sông Cửu Long 17695
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hơn thế nữa, khách hàng của F-mobile còn có thể liên tục cập nhật thông tin
về sản phẩm cũng như những ứng dụng hỗ trợ sử dụng điện thoại trên
website www.fmobile.vn. Sử dụng F-mobile chính là nhận được sự hỗ trợ
toàn diện để khai thác toàn bộ chức năng “chú dế yêu” của mình.
- Ta có thể chăm sóc rất chu đáo đối với khách hàng, với mức độ công việc sơ
khơi do công ty mới bắt đầu như hiện nay thì ta có rất nhiều thời gian để
quan tâm tới khách hàng.
- Những nhà tư vấn của ta có uy tín rất lớn trên thương trường.
- Ta có thể thay đổi nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy các chương trình
marketting của ta là không hiệu quả.
- Ta không bị vượt tầm kiểm soát, vì thế mà có thể chào những giá trị tốt hơn
cho khách hàng.
- Tem phân phối bảo hành của FPT làm cho KH có sự an tâm về sản phẩm giá
rẻ.
Điểm yếu:
- Chưa có khách hàng trung thành với sản phẩm mới
- Chưa có sự tin cậy với sản phẩm sản xuât tại TQ
Cơ hội:
- Tốc độ tăng trưởng cao của thị trường điện thoại di động bình dân
- Tăng trưởng GDP cao

- Tỷ lệ không nhỏ người dùng hai sim phù hợp sản phẩm F-Mobile
- Thị trường di động VN có tiềm năng lớn với dân số 86 triệu người và một
nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.
- Tập trung khai thác thị trường giới trẻ – một phân khúc tiêu dùng tăng
trưởng cao
- Sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu là không cao
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đe dọa:
- Sự trung thành nhãn hiệu của khách hàng là không cao.
- Sản phẩm mới gia nhập thị trường
- Thị trường mục tiêu ( giới trẻ ) dễ thay đổi, không bền vững.
- Các sản phẩm cùng phân đoạn của các hãng Nokia, Samsung, Sony
Eriksson…
- Thách thức của dòng sản phẩm mới chưa kiểm chứng được hết về chất
lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Tốc độ tăng nhanh số lượng nhà phân phối Viettel, Phú Thái, các nhà phân
phối nhỏ lẻ phân phối sản phẩm điện thoại không ro xuất xứ giá rẻ.
- Sự không hài lòng của khách hàng đối với độ bền của sản phẩm điện thoại
sản suất từ Trung Quốc.
- Thị trường tương lai bão hoà đối với bât kì sản phẩm nào.
Ma trận phân tích
SWOT
Opportunities (Cơ hội):
_ …
_
_

Threats (Nguy cơ):
_ …

_
_

Strengths (Điểm mạnh):
_ …
_
_
Chiến lược phát huy thế
mạnh để tận dụng cơ hội
Chiến lược tân dụng thế mạnh
để đối phó với nguy cơ từ bên
ngoài
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Wecknesses (Điểm
yếu):
_ …
_
_

Chiến lược khắc phục
điểm yếu để tận dụng cơ
hội
Chiến lược tối thiểu hóa tác
dụng của điểm yếu và phòng
thủ trước nguy cơ.
SO:
- Hiện nay tốc độ tăng trưởng của thị trường điện thoại di động bình dân vẫn
còn đang phát triển do đó với mạng lưới phân phối rộng khắp của mình
FMB cần tận dụng hết khả năng để phân phối sản phẩm F-mobile nhằm đạt

thị phần tối đa có thể.
- Với tên tuổi đã được khẳng định của tập đoàn FPT mà FMB là đơn vị thành
viên, với sự đảm bảo bằng 13 tháng bảo hành, dòng sản phẩm nhiều tính
năng 2 sim 2 sóng online và giá cả hợp lí sẽ thuyết phục được người tiêu
dùng nhất là giới trẻ với tiêu chí nhiều tính năng và giá rẻ, sử dụng một lúc 2
sim để tận dụng các chương trình khuyến mãi của các mạng di động. FMB
cần tập trung phát triển sản phẩm này đa dạng hơn về mẫu mã và với giá bán
hợp lí hơn nữa.
- Hoàn thiện hơn nữa Web site www.fmobile.vn, tăng tính tương tác hai chiều
như đăng kí bảo hành, kiểm tra tình trạng bảo hành; mua máy thanh toán tại
web site; giải đáp hỗ trợ kĩ thuật, hướng dẫn tính năng của máy sao cho web
site là nơi hỗ trợ service cho khách hàng F-mobile tốt nhất bởi sự nhanh
chóng và tiện lợi của nó, nhất là với khách hàng trẻ tuổi mà thời lượng
online của họ là rất nhiều.
WO:
- Có chiến lược Marketing thích hợp như: quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên
các kênh thông tin có uy tín, khuyến khich bằng việc cho dùng thử sản phẩm
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có thể đổi lấy sản phẩm model khác hoặc trả lại nhăm giới thiệu những tính
năng của sản phẩm F-mobile.
- Hỗ trợ service thật nhanh chóng và thuận tiện thể hiện tính chuyên nghiệp
của nhà phân phối điện thoại có tên tuổi từ lâu.
--> khắc phục được phần nào điểm yếu, tạo sự tin tưởng vào dòng điện thoại giá rẻ
nhiều tính năng mà trước nay người tiêu dùng vẫn cho là điện thoại “rẻ bèo”, từ đó
tận dụng được cơ hội mà thị trường tiêu dùng nhất là giới trẻ đang phát triển.
ST:
- Tăng cường các biện pháp Marketing giới thiệu sản phẩm F-mobile với tư
cách sản phẩm phân phối bởi FPT để tạo lòng tin khách hàng như những
dòng sản phẩm đã phân phối trước đây của FPT từ đó sẽ giảm bớt nguy cơ

về một dòng sản phẩm mới mà nhất là có xuất xứ nhạy cảm đó là từ nhà sản
xuất Trung Quốc.
- Tận dụng mạng lưới phân phối rộng khắp sẵn có của FPT để giới thiệu và
phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng đối phó với sự cạnh tranh từ các
nhà phân phối như Phú Thái, Viettel…
- Phát triển web site như là công cụ cạnh tranh hiệu quả về service cho khách
hàng so với service của các sản phảm tương tự.
WT:
- Hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm,
chuyển giao công nghệ kĩ thuật để nhanh chóng bảo hành sửa chữa các sản
phẩm thật nhanh chóng tạo sự tin tưởng bởi sự chuyên nghiệp từ service tôt.
- Chiến lược gảm chi phí để thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng sản
phẩm, hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và có định hướng cho các
đối tượng khách hàng khác nhau tránh sự bão hòa của dòng sản phẩm với
khách hàng mục tiêu dễ thay đổi.
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.4.Mục tiêu phát triển của sản phẩm F-mobile:
Báo cáo chiến lược của TGĐ FPT Mobile Bùi Ngọc Khánh chỉ tập trung về chiến
lược kinh doanh ĐTDĐ F-mobile, gồm 2 mục tiêu: Trở thành nhà sản xuất ĐTDĐ
chuyên nghiệp và xây dựng thương hiệu mạnh thông qua sản phẩm.
Anh Bùi Ngọc Khánh trình bày chiến lược của F-mobile.
F-mobile nhắm tới việc trở thành nhà sản xuất chuyên nghiệp dựa trên platfrom
tiêu chuẩn, tạo nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng và kết nối cộng đồng một
cách dễ dàng, thực hiện trọng trách kết nối các dịch vụ 2.0 của FPT và cộng đồng
đến người tiêu dùng. Phần cứng sẽ đặt hàng (OEM) bên ngoài, phần mềm và ứng
dụng sẽ do FPT Software phát triển.
Theo phân tích của FPT Mobile, công ty này sẽ tập trung nhắm đến phân khúc thị
trường ĐTDĐ có giá dưới 70 USD. Đây là mảng thị trường chiếm tỷ trọng 75% thị
trường mà các hãng sản xuất đang tập trung. Đồng thời FPT Mobile cũng không bỏ

qua cơ hội tiến vào phân đoạn thị trường còn lại.
Với sản phẩm F-mobile, nhờ ưu thế uy tín, thương hiệu, chất lượng, và dịch vụ bảo
hành của FPT, hiện sản phẩm này đang có mức tiêu thụ tốt và tăng trưởng với tốc
độ cao, đang đem về doanh thu cũng khá tốt cho FPT Mobile. Mặc dù vậy, trong
buổi thảo luận ở nhóm 5, các thành viên đều góp ý việc quảng bá thương hiệu, tiếp
thị cho sản phẩm này cần đẩy mạnh hơn nữa.
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo báo cáo của anh Khánh, với sản phẩm ĐTDĐ có platform riêng, có thể dễ
dàng đưa vào những ứng dụng khác nhau. F-mobile dự định sẽ tung ra hơn một
chục loại sản phẩm, mỗi loại sẽ có những ứng dụng khác nhau dành cho từng phân
khúc thị trường, khách hàng khác nhau. Việc phân phối F-mobile sẽ dựa vào kênh
riêng của công ty, ngoài ra, F-mobile sẽ phát triển các content trên điện thoại, để
tính tới cung cấp thêm dịch vụ gia tăng cho khách hàng.
F-mobile cũng đang có nhiều ý tưởng để hợp lực với các đơn vị thành viên FPT,
như tích hợp các ứng dụng chat, đọc tin, blog của ViTalk, kết nối giao dịch chứng
khoán với FPTS, giao dịch ngân hàng với TPB, trả tiền cước internet...Anh Khánh
cho biết, hiện Visky đã có làm được 40% các loại ứng dụng này.
Tóm tắt ý kiến thảo luận góp ý với chiến lược của F-Mobile của nhóm 5, anh Phan
Thanh Sơn, PTGĐ Tiên Phong Bank cho rằng, trình bày của F-mobile thực chất
chỉ mới là kế hoạch kinh doanh chứ chưa phải là chiến lược. Dù cùng chung nhận
xét là trong vòng 5 năm tới, F-mobile đang có cơ hội để kinh doanh, nhưng nhóm 5
cũng đặt câu hỏi với FPT Mobile trong việc xác định phương hướng cho những
năm tiếp theo.
Nhóm cũng đề xuất F-mobile nên sản xuất những loại ĐTDĐ giản đơn cho người
già, em bé, chỉ có một vài nút bấm (gọi về nhà, gọi cho bố, mẹ...). Nhóm cũng
khuyến nghị F-mobile không quá phụ thuộc vào hệ thống đại lý phân phối mà nên
sử dụng kênh riêng của mình để dễ dàng tiếp cận cũng như nhận phản hồi trực tiếp
của khách hàng. Ngoài ra, việc hợp tác với các nhà mạng cũng được gợi ý.
Về thương hiệu, nhóm 5 góp ý nên dùng chữ F-Fone, ít âm tiết, dễ nhớ hơn tên F-

mobile.
Cũng trong HNCL, lãnh đạo tập đoàn cũng đang xem xét đến việc sản xuất một
loại thiết bị cầm tay có tính năng mở rộng hơn một chiếc ĐTDĐ thông thường
cùng các ứng dụng kể trên mà còn là một chiếc "ví điện tử" giúp khách hàng có thể
dễ dàng tham gia các giao dịch điện tử mọi lúc, mọi nơi.
23

×