Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM sử DỤNG kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG môn SINH học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.89 KB, 7 trang )

1.
2.
3.

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA GIẢI PHÁP
Họ và tên: Huỳnh Văn Muôn _Giới tính: Nam _Năm sinh: 1982
Chức vụ: Giáo viên
Tên giải pháp: Kinh nghiệm vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong bài
Sinh học lớp 8.

Nội dung:
1/ Đặt vấn đề:
Hiện nay kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở
rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế
giới và các quốc gia trong khu vực. Giáo dục không chỉ là cung cấp cho người học
thông tin, mà còn hình thành cho họ kĩ năng xử lý thông tin để tìm ra các giải pháp
tốt nhất cho những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của bản thân cũng như của xã hội.
Trong bối cảnh đó, giáo dục nước ta còn có những bất cập về chất lượng giáo dục,
nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động
trong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Học sinh ít được lôi
cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ
học ở một số bộ phận học sinh có học lực yếu kém.
Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống
nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức và
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết
nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng
đã thu nhận được. Khẩu hiệu đổi mới phương pháp dạy học được nhắc đến thường
xuyên tại các trường. Đã có nhiều tài liệu, các hội thảo, tập huấn liên quan đến việc
đổi mới phương pháp dạy học nhưng vấn đề vận dụng nó trong thực tiễn giảng dạy
không phải là dễ. Tại trường THCS Văn Thân giáo viên chúng tôi luôn phấn đấu
không ngừng trong việc đổi mới phương pháp và ứng dụng kĩ thuật dạy học tích cực


vào bài dạy tuy nhiên còn lúng túng gặp không ít khó khăn do những nguyên nhân
chủ quan và khách quan.
4. Nguyên nhân khách quan:
+ Hiện nay công tác bồi dưỡng, chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và Đào
tạo ngày càng chặt chẽ hơn, các tổ chuyên môn và Ban giám hiệu quan tâm triển khai
áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học. Nhà trường đã từng bước trang bị phương
tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, mạng
Internet… nên việc nghiên cứu tìm hiểu lí luận vận dụng phương pháp dạy học thuận
tiện hơn. Tuy nhiên nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ

1


thông tin của nhà trường mặc dù được cải thiện nhưng chưa đồng bộ làm cho việc áp
dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực còn hạn chế.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, thì việc học sinh chủ động
nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập và nâng
cao chất lượng học tập. Thực tế thì việc áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh còn chưa nhiều. Do chúng ta chưa
có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những phương pháp, kĩ thuật
trong dạy học, có người cho rằng áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới
là không phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học
sinh hiện nay.
+ Bản thân tôi hiểu rõ để thực hiện các mục tiêu giáo dục học sinh năng động,
sáng tạo là sự vận hành, tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp
dạy học tích cực (người dạy – người học – học liệu – môi trường,…), khắc phục
nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp đặt một chiều; chú trọng dạy cách học,
phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời. Qua tìm hiểu, nghiên cứu
tài liệu về phương pháp, kĩ thuật dạy học qua thực tế vận dụng kĩ thuật dạy học trong

bài dạy tôi đúc kết một số giải pháp vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học tích cực.
Trong nội dung giải pháp này, tôi đưa ra một số kinh nghiệm việc vận dụng kĩ thuật
dạy học “kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy” kết hợp với phương pháp tích
cực vào bài dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Sinh học 8 nói riêng và bộ môn
Sinh học nói chung.
2/ Nội dung cơ bản của giải pháp.
2.1 Một số cơ sở lý luận một số kĩ thuật dạy học tích cực:
Kỹ thuật dạy học (KTDH): Là những biện pháp, cách thức hành động của giáo
viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học.
Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn là gì” Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác
giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia
tích cực của học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
Các bước tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm tờ giấy A0.
- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung
quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người
ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời
câu hỏi hoặc nhiệm vụ theo cách hiểu riêng của mình và viết vào phần giấy của
mình trên tờ giấy A0.
2


- Trên cơ sở ý kiến cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết
những ý kiến thống nhất của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
Kĩ thuật sơ đồ tư duy: hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng
cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…
2.2 Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào bài Sinh học 8.

Bài 22: Vệ sinh hô hấp
Trong bài này tôi phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (Phương
pháp thuyết trình, quan sát tìm tòi, vấn đáp, kết hợp vận dụng kĩ thuật: khăn trải bàn,
sơ đồ tư duy, hỏi và trả lời). Tiến trình bài dạy như sau:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác nhân gây hại đường hô hấp.
- Các nhóm thuyết trình chủ đề đã được phân công trước:
Nhóm 1: thuyết trình về bụi.
Nhóm 2: thuyết trình về các khí độc gây hại cho hệ hô hấp.
Nhóm 3: thuyết trình tác hại thuốc lá.
Nhóm 4: vi sinh vật gây hại cho hệ hô hấp
- Sau khi các nhóm thuyết trình xong học sinh thảo luận nhóm khái quát các tác
nhân có hại cho hệ hô hấp dưới dạng sơ đồ tư duy vào bảng nhóm.
- Lần lược các nhóm trình bày nội dung thảo luận. Học sinh nhóm nhận xét kết
quả làm việc của nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét chung đánh giá ghi điểm cho nhóm có sơ đồ đầy đủ hoàn
chỉnh nhất.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân gây hại tôi kết
hợp phương pháp vấn đáp kết hợp sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”.
 Tiến trình
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm tờ A0 (bảng nhóm dùng
thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn tôi thường dùng).
- Nội dung thảo luận: đề ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
- Yêu cầu: mỗi cá nhân trong nhóm làm việc độc lập trong 2 phút, tập trung suy
nghĩ trả lời cho nội dung thảo luận theo cách nghĩ của cá nhân và ghi ý kiến vào
phần ghi của mình trên bảng nhóm. Sau đó cả nhóm thảo luận trong 2 phút để
thống nhất và ghi ý kiến chung của nhóm vào phần chính giữa của tờ giấy.
- Các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát hỗ trợ cho các nhóm. Học sinh cử đại
diện trình bày kết quả đã thống nhất. Học sinh nhóm khác nhận xét kết quả
hoạt động của nhau.
- Giáo viên cùng với học sinh thống nhất rút ra những biện pháp bảo vệ hệ hô

hấp tối ưu nhất, giáo viên nhận xét kết quả thảo luận và ý thức của các thành
viên trong khi làm việc theo nhóm, cho điểm các nhóm có kết quả tốt nhất.
 Hoạt động 3: củng cố bài tôi vận dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy”.Tiến trình như sau:
3


- Giáo viên đưa ra chủ đề của bài học, chủ đề “Vệ sinh hô hấp” Yêu cầu học sinh
thảo luận nhóm phát triển các kiến thức liên quan của bài trong tiết học và khái
quát dạng sơ đồ tư duy.
- Học sinh thảo luận ghi sơ đồ lên bảng nhóm.
- Đại diện nhóm khái quát nội dung sơ đồ vừa hoàn thiện.
- Giáo viên nhận xét, góp ý sơ đồ của các nhóm, trình chiếu sơ đồ tư duy thiết kế
để học sinh quan sát và rút kinh nghiệm về thiết lập sơ đồ tư duy cho bài học.
- Yêu cầu mỗi học sinh về nhà tự khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng cách
thiết lập sơ đồ tư duy vào tập.
2.3 Một số kinh nghiệm vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực:
- Kinh nghiệm vận dụng kỹ thuật khăn trải bàn:
Trong chương trình sinh học 8 giáo viên có thể kết hơp vận dụng kĩ thuật
“khăn trải bàn” vào nội dung các bài:
+ Bài 10: Tìm hiểu biện pháp chống mỏi cơ.
+ Bài 11: Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống.
+ Bài 13: Tìm hiểu chức năng huyết tương và hồng cầu.
+ Bài 18: Tìm hiểu tác nhân có hại cho tim mạch và biện pháp bảo vệ tim mạch
tránh tác nhân có hại.
+ Bài 30: tác nhân có hại và biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tránh tác nhân có hại.
Trong quá trình sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” tôi gặp một số khó khăn: sĩ số
học sinh lớp đông nên số học sinh trong nhóm đông (8 học sinh) do đó không đủ chỗ
các em ghi ý kiến cá nhân trên “khăn trải bàn”. Để giải quyết khó khăn này tôi cho
học sinh chuẩn bị mảnh giấy dán nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào
phần xung quanh “khăn trải bàn”.

Giáo viên cần kiên nhẫn hướng dẫn các em làm quen phương pháp, kĩ thuật
dạy học mới có thể lần đầu chưa quen còn lúng túng. Chú ý phân nhóm và chọn
nhóm trưởng và hướng dẫn cách làm việc cho nhóm trưởng nếu làm tốt điều này giáo
viên được sự hỗ trợ đắc lực từ học sinh chắc chắn mang lại hiệu quả cao trong vận
dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Theo tôi, vấn đề làm cho các giáo viên ngại sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” là
bảng dùng thảo luận nhóm, nếu giáo viên sử dụng giấy A0 dùng thảo luận nhóm thì
rất tốn kinh phí. Để giải quyết khó khăn này tôi suy nghĩ thiết kế bảng nhóm sử dụng
trong vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn như sau: Dùng tờ A0 thiết kế theo mẫu (bên
dưới) giáo viên có thể ép nhựa nếu không thì dùng băng keo trong dán phủ lên mặt
trên, dùng nam châm lá dán mặt dưới bảng nhóm. Với bảng nhóm này, tôi rất thuận
lợi trong áp dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” sử dụng được trong nhiều năm học ở nhiều
lớp và tiết kiệm một phần kinh phí, khi sử dụng bảng nhóm này giáo viên không phải
mang theo nhiều dụng cụ dạy học khi lên lớp.
Mẫu thiết kế bảng nhóm như sau:

4


Mặt trước bảng nhóm

- Kinh nghiệm vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy:
Để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng
bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng
phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một
giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua
đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim
có liên quan được liên kết với sơ đồ giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học,
khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho

các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các sơ đồ riêng cho mình.
Bước đầu, tôi chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ thống
5


các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh thiết kế thành
những sơ đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng sơ đồ trước hay sau
khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo một nhóm,
rồi dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày kiến thức theo hình
thức thuyết trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể yêu cầu học sinh
tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ theo cách riêng của mình. Việc phối hợp linh
động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc thiết lập sơ đồ tư
duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được bài nhanh hơn và nhớ lâu
hơn. Trong sáng kiến này tôi vận dụng kĩ thuật bảng đồ tư duy củng cố kiến thức cho
học sinh làm quen dần với sơ đồ tư duy, kết hợp cho học sinh thiết lập sơ đồ rèn cho
học sinh phương pháp học. Sử dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy” giáo viên cần lựa chọn
nội dung kiến thức phù hợp có thời gian hợp lí. Đối với nội dung kiến thức dài mà
thời lượng tiết học có hạn giáo viên có thể cho học sinh thiết lập sơ đồ dưới dạng bài
tập về nhà.
Bất kỳ phương pháp dạy học tích cực nào cũng có điểm mạnh và mặt hạn chế
không thể tránh khỏi do đó trong một giờ học sẽ có nhiều phương pháp kết hợp kĩ
thuật dạy học được lựa chọn. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì người giáo
viên vẫn là người chủ đạo bám theo hoạt động của các nhóm, lựa chọn các phương án
tiết kiệm thời gian, nội dung không trùng lặp, lôi cuốn được sự tham gia của mọi
thành viên trong tập thể học sinh. Để động viên khuyến khích học sinh tích cực tham
gia vào hoạt động học tâp giáo viên phải là người rút ưu điểm, hạn chế cần khắc
phục, khen ngợi những nhóm, thành viên làm việc tích cực. Để thực hiện điều này, tôi
thành lập sổ theo dõi học tập của học sinh từng lớp (mẫu bên dưới) ghi nhận, cho
điểm cộng, khen ngợi, khích lệ những nhóm, những thành viên làm việc tích cực đạt
kết quả cao. Trong mỗi tiết học tôi dành vài phút thông qua kết quả nhận xét tinh thần

học tập học sinh trên lớp.
Ví dụ: Bảng quan sát về tinh thần học tập của học sinh trên lớp
Môn Sinh học - Lớp: …….. năm học: …….
Mức độ chăm chú Phát biểu xây dựng
Tham gia hoạt
Họ và
nghe giảng
bài
động nhóm
TT
tên học
Châm
Chưa
Tích
Chưa
Tích
Chưa
sinh
chú
chăm
cực
tích cực
cực
tích cực
chú
1
2

3. Phạm vi ứng dụng, khả năng phổ biến.
Kĩ thuật dạy học tích cực nếu vận dụng hợp lí mang lại hiệu quả cao trong dạy

học. Với kinh nghiệm vận dụng kĩ thuật dạy học nêu trên có thể áp dụng rộng không
6


những trong môn Sinh học mà còn áp dụng được trong nhiều môn học khác Văn,
GDCD, Sử. Kinh nghiệm trên không chỉ áp dụng tại trường THCS Văn Thân mà còn
có thể áp dụng ở các trường THCS và THPT.
4. Thời điểm áp dụng:Từ tháng 10/ 2015 đến 5/2017.

5. Hiệu quả mang lại.
Với giải pháp sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong các tiết dạy như nêu
trên đã đem lại kết quả.
Trong học tập: Học sinh rất say mê hứng thú khi tìm hiểu bài học, chủ động
tích cực phát biểu xây dựng bài không khí lớp học sinh động hẳn lên. Các em hiểu bài
nhanh và nắm bài vững. Số học sinh hiểu và nắm được bài ngay tại lớp ngày càng tốt
hơn. Các em yêu thích và say mê bộ môn hơn, số học sinh giỏi ngày càng tăng, số
học sinh yếu cũng giảm dần. Chất lượng môn Sinh 8 nâng cao kết quả thi học kì luôn
vượt tỉ lệ trung bình chung của quận.
Hiệu quả kinh tế: với sử dụng bảng nhóm thiết kế như trên giáo viên tiết kiệm
kinh phí đồ dùng dạy hoc cụ thể nếu giáo viên sử dụng giấy A0 cho học sinh thảo
luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn” mỗi lớp ít nhất 5 tờ A0 mỗi tờ 10.000 đồng nếu
giáo viên dạy 5 lớp/1bài tốn 25 tờ giấy A0 chi ít nhất 250.000 đồng cho mỗi bài dạy.
Với bảng nhóm này tạo thuận lợi cho giáo viên sử dụng rộng rãi kĩ thuật “khăn trải
bàn” trong tiết dạy góp phần thành công trong đổi mới phương pháp dạy học tại đơn
vị.
Quận 6, ngày 15 tháng 10 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
NGƯỜI VIẾT GIẢI PHÁP
SÁNG KIẾN/GIẢI PHÁP CẤP CƠ SỞ
Huỳnh Văn Muôn


7



×