I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần
đổi mới này, là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục. Trong dạy học việc
truyền thụ kiến thức giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt,
sáng tạo, thì người giáo viên cần phải tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học
tích cực nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Phương pháp hoạt động học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học
tích cực được Bộ giáo dục và đào tạo trú trọng đưa vào danh mục đổi mới phương
pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tự chủ, tự lập,tính sáng tạo ở người học khắc
phục tinh trạng tiếp thu kiến thức thụ động ở người học, kiến thức nắm bắt được chủ
yếu do giáo viên cung cấp thông qua các phương pháp dạy học đang áp dụng hiện
nay những kiến thức tiếp thu bằng con đường thụ động, phụ thuộc sẽ nhanh chóng
quên đi. Nếu cũng kiến thức đó mà do người học tự nghiên cứu, tìm tòi, thông qua
tài liệu và sự hướng dẫn của giáo viên thì kiến thức dó sẽ lưu laị trong tâm trí người
học rất lâu
Phương pháp hoạt động học theo nhóm coi quá trình tự
học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là
người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu
và lĩnh hội kiến thức. do chính mình tìm ra, phương pháp dạy học
tích cực nói chung và phương pháp hoạt động học theo nhóm nói
riêng đã khắc phục được tình trạng học trước quên sau, học lý
thuyết giỏi nhưng thực hành kém, đó là điểm yếu nhất của học sinh
Việt Nam
Hoạt động học theo nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học
tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học
hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao
tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính
1
tích cực hoạt động tập thể của học sinh trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt
động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình
không thể tự làm được trong một thời gian nhất định
Đối với học sinh THPT việc rèn luyện cho các em các kỹ năng hợp tác nhóm là hết
sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau,
giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh và
góp phần đào tạo học sinh trở thành con người năng động, sáng
tạo, Vì vậy trong quá trình thực tế giảng dạy nhiều năm cũng như được tập huấn về
phương pháp hoạt động học theo nhóm tôi đã vận dụng phương pháp này vào giảng
dạy ở một số lớp ( 10A, 10B, 10D trường THPT Tống Duy Tân) kết quả cho thấy
học sinh rất tự giác và thoải mái trong học tấp, kiến thức nhớ lâu, tỉ lệ khá giỏi cao
hơn những lớp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực khác. Từ những phân
tích trên tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp hoạt
động học theo nhóm trong dạy môn công nghệ 10 ‘ để chia sẻ với đồng nghiệp và
tiếp tục hoàn thiện để áp dụng cho các năm học tiếp theo
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập từ
phương pháp hoạt động học theo nhóm của học sinh trường THPT
Tống Duy Tân, qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm
tiến tới áp dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm ở tất cả
các lớp
- Nghiên cứu để tìm ra cách phân chia nhóm sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý
học sinh và nội dung từng bài học vừa gây được hứng thú học tập cho học sinh vừa
bảo đảm đủ nội dung bài lên lớp, đủ thời gian 1 tiết học và phát huy được tính tích
cực của học sinh.
- Nghiên cứu để hoàn thiện một số kỹ năng sau:
+ Kĩ năng chia nhóm
+ Kĩ năng giao nhiệm vụ
2
+ Kĩ năng tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm
+ Kĩ năng quan sát
- Kĩ năng tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập
- Kĩ năng đánh giá kết quả thảo luận nhóm
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về phương pháp hoạt động học theo nhóm áp dụng ở các lớp 10A
10B, 10D Trường THPT Tống Duy Tân Huyện Vĩnh Lộc năm học 2017 - 2018
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương
pháp nghiên cứu sau:
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp
dạy, học
Nghiên cứu các hình thức hoạt động nhóm trong học tập của học sinh thông qua
tài liệu học tập, các video được đăng tải trên mạng intenet, trên tạp chí giáo dục và
các sáng kiến kinh nghiêm của đồng nghiệp
b) Phương pháp quan sát thực tế:
Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học
tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ thảo luận nhóm của học sinh nhằm đánh giá
thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy
học theo nhóm
c) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như kết quả thảo luận nhóm, bài tập
làm việc theo nhóm bài kiểm tra của học sinh ... nhằm phân tích, đánh giá sản phẩm
và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học
3
d) Phương pháp điều tra số liệu và so sánh:
So sánh kết quả học tập của những lớp dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm
với các lớp dạy học theo các phương pháp tích cực khác, so sánh hiệu quả của việc
chia nhóm khác nhau để tìm ra cách chia nhóm hợp lý nhất
1.5 Giới hạn đề tài
Đề tài được áp dụng vào dạy các lớp 10A, 10B, 10D,‘Trường THPT Tống Duy Tân
năm học 2017 - 2018
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
’ Dạy học theo nhóm đây là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với
mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Để thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học theo nguyên tắc lấy HS làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và
phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc
hướng dẫn học sinh tự học, ,lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các
hình thức, như: Làm việc theo cặp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó
hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập
thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô,
được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh
lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém
được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Ở đây được coi
là một phương pháp dạy học Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan
hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt
đối mặt" trong nhóm, học sinh trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều
này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong
nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách
nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then
chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên rong nhóm thực sự mạnh lên. Trong học tập
4
theo nhóm học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho các em tự thể hiện, tự
khẳng định khả năng của mình nhiều hơn Nhóm làm việc sẽ khuyến khích học sinh
giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin, có
nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi
trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ
trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Các em có cơ hội
được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn
trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục
tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng...giữa những người tham gia
hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh ‘[1]
Trong dạy học ngoài dạy kiến thức ra thì còn phải dạy về kỹ năng sống cho học
sinh phương pháp dạy học ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người, phương pháp dạy học hoạt động học theo nhóm góp phần rèn
luyện cho học sinh có tính tích cực, có khả năng tư duy sáng tạo có kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng hợp tác
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi áp dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm tôi có một số chăn trở
sau:
a) Thực trạng dạy học hiện nay ở trường THPT Tống Duy Tân
Thời đại chúng ta hiện nay là thời đại hội nhập, đòi hỏi người lao động phải có
tính sáng tạo, có kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng giao tiếp…, Trong quá trình học
tập ở trường phổ thông các em cần được trang bị những kỹ năng đó, để khi ra trường
các em có đủ bản lĩnh để thể hiện mình trong các môi trường lao động và học tập,
- Qua các năm học trước đây tôi thấy học sinh hầu như thiếu các kỹ năng hợp tác, kỹ
năng giao tiếp, thiếu sự sáng tạo trong học tập, vì vậy các em thường gặp khó khăn
trong việc tiếp thu kiến thức mới, ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào thực hành
trong cuộc sống cũng như làm các bài tập, bài kiểm tra trên lớp, dẫn đến lớp học
thường trầm lặng, chỉ có một số tham gia hoạt động còn lại thứ nhất ngồi lì thứ nhì
đồng ý , ghi chép hết các kiến thức do giáo viên hoặc do các bạn tích cực tìm ra , từ
đó dần dần làm cho các em trở thành người sống trầm lặng, thiếu kỹ năng giao tiếp,
5
kỹ năng hợp tác, không có tính sáng tạo… Tôi thấy các phương pháp dạy học tích
cực hiện nay như : vấn đáp gợi mở, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,
phương pháp quan sát trực quan… thì cũng chỉ có một số học sinh tham gia tích cực
vì trong một tiết học giỏi lắm giáo viên cũng chỉ gọi được 4 đến 5 em phát biểu ý
kiến trong khi đó lớp có tới hơn 40 em. Là một giáo viên đứng lớp tôi thấy ngoài
việc dạy kiến thức cho học sinh còn phải dạy học sinh trở thành con người toàn diện
có tính tích cực, sáng tạo và có khả năng giao tiếp, hợp tác tốt. Xuất phát từ những
trăn trở trên tôi đã cố gắng tìm ra những phương pháp dạy học tích cực mới sao cho
trong một lớp học 100% học sinh đều có cơ hội tham gia thảo luận, làm việc hợp
tác. Có như vậy các em mới rèn luyện được tính tích cực, chủ động , sáng tạo. và
phương pháp tôi áp dụng là phương pháp hoạt động học theo nhóm
b) Về thuận lợi cho áp dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm
- Đa số học sinh nhất là những học sinh ở lớp chọn như 10A có khả năng tư duy
sáng tạo, tự nghiên cứu tìm tòi kiến thức rất tốt, các em có thể mạnh dạn, tự tin trình
bày quan điểm của mình trước lớp .
- Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của học sinh khá cao, tuy nhiên chưa có
phương pháp dạy học nào phát huy hết khả năng tư duy sáng của các em
– Phương pháp hoạt động học theo nhóm cũng đã đước một số giáo viên cấp THCS
đưa vào giảng dạy do đó các em ít nhiều cũng đẫ được làm quen
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện khuyến khích giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực sao cho pháy huy
tối da tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh
- Bản thân tôi cũng đã được tập huấn về dạy học theo phương pháp hoạt động học
theo nhóm, được xem video về các tiết dạy theo phương pháp chia nhóm do đó tôi
cũng rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân
+ Kinh nghiệm thứ nhất :Khi chia nhóm phải bảo đảm tính đồng đều nhóm nào
cũng có học sinh khá giỏi, có học sinh yếu kém, có nam có nữ …
+ Kinh nghiệm thứ hai: Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo tính công bằng em nào
cũng có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý kiến,được nhóm bình xét chấm điểm
6
+ Kinh nghiệm thứ ba: Câu hỏi thảo luận nhóm phải ngắn gọn,dễ hiểu bám sát nội
dung kiến thức, có liên hệ thực tế trong đời sống gần gũi với các em
+ Kinh nghiệm thứ tư:: Sau mỗi tiết học cần phải luân phiên nhóm trưởng, thư ký và
báo cáo viên để ai cũng được làm nhóm trưởng, được làm thư ký và được làm báo
cáo viên để rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp ...cho các em
c) Về khó khăn cho áp dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm
- Hầu hết các môn học trong trường chưa có giáo viên nào áp dụng phương pháp
hoạt động nhóm vì sợ không đủ thời gian, sợ học sinh ồn ảnh hưởng đến lớp khác
- Mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như phương pháp vấn
đáp gợi mở., phương pháp quan sát trực quan, phương pháp nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề …nhưng vấn chưa khắc phục được tình trạng tiếp thu kiến thức thụ
động ở đa số học sinh, các em chưa mạnh dạn trong học tập cũng như trong giao
tiếp, chưa chủ động sáng tạo tìm tòi kiến thức mới mà còn phụ thuộc vào giáo viên
hoặc một số học sinh khá giỏi trong lớp vì vậy dù có ghi chép đầy đủ những kiến
thức do người khác tìm ra thì các em cũng sẽ mau chóng quên đi rồi đến lúc kiểm tra
lại giở tài liệu mới nhớ được
- Nếu không có biện pháp hữu hiệu thì trong thảo luận nhóm sẽ có những học sinh
làm việc riêng, không tập trung thảo luận có thể gây mất trật tự trong lớp
Từ những thuận lợi và khó khăn trên năm học 2017 – 2018 tôi chỉ áp dụng phương
pháp hoạt động nhóm cho 3 lớp (10A, 10B, 10D) các lớp còn lại dạy theo các
phương pháp dạy học tich cực khác để so sánh và đúc rút kinh nghiệm cho những
năm học sau
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a) Thành lập nhóm học tập
Ngay từ đầu năm học tôi đã cho thành lập nhóm tôi đã đưa ra 3 cách chia nhóm ở 3
lớp khác nhau, mỗi nhóm 6 - 8 em ngồi 2 bàn
Cách 1: Chia nhóm theo bốc thăm được áp dụng ở lớp 10A
Ưu điểm: của cách chía nhóm này là có tính khách quan, đồng đều
7
Nhược điểm: Tốn thời gian bốc thăm tuy nhiên cả năm học chỉ chia nhóm 1 lần
, trước mỗi tíêt học phải sắp xếp lại chỗ ngồi theo nhóm,
Lớp có 45 em trừ lớp trưởng , Bí thư và lớp phó học tập quán xuyến chung cả lớp,
còn 42 em chia làm 6 nhóm mỗi nhóm 7 em ngồi 2 bàn, . Chọn 6 em có điểm số thi
vào 10 cao nhất bốc thăm vói nhau, 6 em có điểm số thi vào 10 thấp nhất bốc thăm
vói nhau, số còn lại bốc thăm với nhau. Những em có số thăm giống nhau xếp vào
cùng 1 nhóm,
Cách 2: Chia nhóm theo vị trí ngồi của giáo viên chủ nhiệm áp dụng ở lớp 10B
Ưu điểm: Không mất thời gian chia nhóm, trước mỗi tiết học không phải sắp xếp
lại chỗ ngồi
Nhươc;điểm: Không có tính khách quan, mang tính áp đặt, có những nhóm nhiều
học sinh yếu kém hơn vì thường xếp chỗ ngồi của giáo viên chủ nhiệm là những em
thấp ngồi bàn trên những em to cao ngồi cuối cùng
Cách 3: Chia nhóm theo sở thích có điều chỉnh áp dụng ở lớp 10D
Ưu điểm: Tạo điều kiện cho các em cùng sở thích được giao lưu, hợp tác với nhau,
làm tăng hiệu quả khi thảo luận nhóm
Nhược điểm: Tốn thời gian cho việc đăng ký nhóm, giáo viên phải điều chỉnh để
đảm bảo nguyên tắc có nam, có nữ , có cả học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém
trước mỗi tíêt học phải sắp xếp lại chỗ ngồi theo nhóm,
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
+ Các nhóm bầu 1 nhóm trưởng có ,nhiệm vụ quán xuyến các thành viên trong
nhóm, điều hành việc thảo luận nhóm, cùng nhóm bình bầu cá nhân tích cực nhất và
cá nhân lười biếng nhất để khi cho điểm không cào bằng
1 thư ký có nhiệm vụ ghi chép tất cả các ý kiến, tổng hợp ý kiến chung nhất và ghi
tên các cá nhân tích cực thảo luận, các cá nhân không tham ra thảo luận
1 báo cáo viên:có nhiệm vụ lên bảng thuyết trình nội dung nhóm thảo luận trước lớp
c) Hướng dẫn tổ chức thảo luận nhóm
Tùy theo nội dung bài học dài hay ngắn và kiến thức thảo luận khó hay dễ mà giáo
viên có thể phân công mỗi nhóm thảo luận một nội dung hoặc hai nhóm thảo luận
một nội dung ... sao cho vừa hết nọi dung bài học vừa đủ thời gian 45 phút trên lớp
8
- Trong khi học sinh thảo luận nhóm giáo viên đi từng nhóm quan sát việc thảo luận
nhóm của học sinh đồng thời tham gia ý kiến gợi ý và giải đáp các vướng mắc trong
thảo luận
- Sau khi hết thời gian thảo luận các nhóm trình bày kiến thức nhóm thảo luận trên
khổ giấy to treo lên bảng , học sinh các nhóm có ý kiến bổ xung , giáo viên nhận xét
và cho điểm từng nhóm
Thông qua thảo luận học sinh hiểu bài tại lớp mà không cần phải ghi chép đầy đủ vì
đây là kiến thức do chính các em tự tìm ra
Các câu hỏi thảo luận nhóm được giáo viên đánh máy trước sao cho câu trả lời
trong thảo luận nhóm chính là nội dung kiến thức cần nắm
d) Điều hành việc thảo luận nhóm
Giáo viên giao cho lớp trưởng quản lý chung cả lớp nhắc nhở những học sinh chưa
nghiêm túc trong thảo luận ở các nhóm, lớp phó học tập ghi tên những em đi lại tự
do, những em làm việc riêng …
Giáo viên đến từng nhóm lắng nghe các em thảo luận, kịp thời can thiệp, giúp đỡ
các nhóm gặp khó khăn trong thảo luận. Nếu gặp trường hợp tất cả các nhóm đều
gặp khó khăn thì giáo viên phải tổ chức hoạt động chung cả lớp kịp thời để giải
quyết khó khăn chung không nên giải quyết từng nhóm sẽ mất thời gian
e) Tổ chức báo cáo và nhận xét tương tác giữa các nhóm
Tùy theo nội dung kiến thức và thời gian mà giáo viên cho các nhóm đứng tại chỗ
trình bày ý kiến thảo luận hoặc trình bày vào giấy khổ to treo lên bảng . Sau đó các
nhóm nhận xét tương tác với nhau . Giáo viên tiếp thu ý kiến thảo luận chung cả lớp,
giải đáp mọi thắc mắc trong thảo luận
g) Đánh giá cho điểm trong giờ học thảo luận nhóm
Để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh thì giáo viên cần phải cho điểm sau
mỗi tiết dạy thảo luận nhóm, điểm số này không thay cho các con điểm kiểm định
kỳ nhưng có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm thực hành nếu cần
Cách cho điểm phải bảo đảm tính thi đua và công bằng cụ thể như sau
Điểm tác phong tối đa 1 điểm, chậm nhất 5 phút các nhóm phải ổn định chỗ ngồi
theo nhomsn nhóm nào chận sẽ mất điểm tác phong
9
- Chấp hành nội quy lớp học tốt, thảo luận nghiêm túc, không có thành viên làm việc
riêng tối đa 2 điểm
- Điểm thảo luận nhóm tối đa 7 điểm : Kiến thức đúng, nội dung ngắn gọn
Ví dụ: Nhóm 1 có 6 thành viên tác phong nhanh 1 điểm, chấp hành nội quy chưa tốt
còn để 1 học sinh làm việc riêng 1,5 điểm, nội dung thảo luận còn phải điều chỉnh
5,5 điểm tổng cộng 8 điểm, bình quân mỗi em 8 điểm tổng cả nhóm 48 điểm, về
nhóm sẽ phân chia theo khả năng đóng góp thảo luận của từng học sinh ( phần này
do nhóm tự bình bầu ) phân chia 48 điểm cho 6 học sinh : em A. tích cực 10, em B
và em C: 9: điểm, em D và em E: 8 điểm ,em G không tham gia ý kiến thảo luận
nhóm còn làm việc riêng 4 điểm tổng 48 điểm . nhóm trưởng lập danh sách chấm
điểm gửi cho giáo viên làm cơ sở để cho điểm kiểm tra thường xuyên. Vì trong
phương pháp dạy học hoạt động học theo nhóm phải dành thời gian cho việc chia
nhóm, kê lại bàn ghế … nên không có thời gian kiểm tra thường xuyên
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và nhà trường
Sau 1 năm áp dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm ở các lớp 10A, 10B,
10D Trường THPT Tống Duy Tân tôi đã thu được một số kết quả sau:
Đối với hoạt động giáo dục: Đã xây dựng được nền móng của việc hoạt động học
theo nhóm vào dạy học , những học sinh được học theo phương pháp này đều có tác
phong nhanh nhẹn, có bản lĩnh giao tiếp xã hội tốt , có kĩ năng hợp tác và khả năng
tư duy sáng tạo cao, các em có vẻ thích thú với phương pháp học theo nhóm thể hiện
ở tính tích cực trong học tập tự tin trong làm các bài kiểm tra và kết quả học tập của
các những lớp dạy học theo phương pháp hoạt động học theo nhóm cũng cao hơn
Cụ thể so sánh kết quả năm học 2017 – 2018 các lớp như sau:
Kết quả giảng day cụ thể từng lớp cả năm (báo cáo tổng kết năm học 2017 -2018)
Lớp
10A
10B
10C
Đầu
Cuối
năm
năm
45
46
42
45
46
41
Loại giỏi
SL %
31
68,9
1
2,2
2
4,9
Xếp loại học lực
Loại khá
Loại TB
SL %
SL
%
14
31,1 .0
0
22
47,8 23
50,0
19
46,3 15
36.6
Loại yếu
SL
%
0
0
0
0
3
7,3
Loại kém
SL %
0
0
0
0
2
4,9
10
10D
10E
10G
Tổng
44
36
44
257
44
34
39
249
8
0
0
42
18,2
0
0
16,9
20
11
19
105
45,5
32,4
48,7
42,2
15
12
18
83
34,1
35,3
46,2
33,3
0
9
1
13
0
26,5
2,6
5,3
1
2
1
6
2,3
5.9
2,6
2.4
Như vậy loại khá, giỏi ở các lớp áp dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm
cao hơn các lớp khác, với lớp chia nhóm theo bốc thăm 10A có chất lượng cao hơn
Đối với bản thân: Đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong dạy học hoạt động
nhóm như
- Kinh nghiệm chia nhóm nên chia theo bốc thăm chọn những em giỏi bốc thăm với
nhau, yếu bốc thăm với nhau để không có nhóm nào yếu cả hoặc giỏi cả
- kinh nghiệm tổ chức thảo luận nhóm nên cử ban các sự lớp điều hành chung để
làm cho các em cảm thấy gần gũi không bị gây áp lực giáo viên chỉ đóng vai trò
chuyên gia
- kinh nghiệm đánh giá cho điểm trong các tiết thảo luận nhóm : Mỗi tiết thảo luạn
nhóm đều cho điểm chung cả nhóm một tổng số điểm yêu cầu nhóm bình xét cho
điểm cụ thể từng em dựa vào sự đóng góp cho thảo luận nhóm và chấp hành nội quy
lớp học
- Đã tích lũy được những kinh nghiệm hoạt động học theo nhóm để áp dụng cho
các năm học sau tốt hơn
Đối với nhà trường: Đóng góp thành tích học tập chung của nhà trường thông qua
phương pháp dạy học hoạt động học theo nhóm.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đề tài trên đây, tôi đã rút ra được những kết luận sau:
- Đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học hoạt động học theo nhóm .
- Đã đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy vừa làm vừa học hỏi rút kinh nghiệm,
phần nào tốt thì phát huy, phần nào sai sót thì sữa chữa ,
11
- Bước đầu đưa ra được các cách chia nhóm, tổ chức thảo luận và đánh giá cho điểm
hữu hiệu nhất, các tiết dạy theo phương pháp hoạt động nhóm diễn ra rất tích cực,
nghiêm túc bảo đảm đúng thời gian và nội dung bài học.
Tuy nhiên sử dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm phải mất thời gian sắp xếp
chỗ ngồi của các nhóm, do đó không có thời gian để kiểm tra thường xuyên vì vậy giáo
viên phải lấy điểm thảo luận nhóm để thay cho kiểm tra thường xuyên
3.2 Kiến nghị
a) Kiến nghị với Sở GD & ĐT
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các nhà trường ,thay đổi kiểu mẫu bàn ghế học
sinh gọn nhẹ để khi hoạt động nhóm các em dễ kê lại theo nhóm
- Quy định thống nhất sĩ số học sinh cho các trường không quá 36 em 1 lớp để dễ chia
nhóm và quản lý
b) Kiến nghị với nhà trường
- Khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm vào dạy học
- Tổ chức hội giảng sử dụng phương pháp hoạt động học theo nhóm
Tài liệu tham khảo
1. SKKN Nguyễn Thị Đào1 Trường tiểu học nguyễn trãi Hà nội
1 Nguyễn thi thu Dung: Mô hinh tổ chức học theo nhóm trong gio học trên lop . Tap
chi giao duc tháng 6/2012 trang 21, 22
2 Nguyễn Thi Hồng Nam – Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức
thảo luận nhóm Giao trình PP dạy học Đại học cần thơ 2017
3.Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp tạp chí giáo dục số 3 tháng
5/2001
4. Giáo trình phương pháp dạy học tích cực trong môn kỹ thuật nông nghiệp thầy
Nguyễn Duân giảng viên khoa SP KTNL Đại học sư phạm Huế năm 2015
12
5. nguồn tài liệu từ intenet
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
TT
Tên đề tài
Năm học
Cấp quyết
Xếp loại
định
1
Sử dụng phương pháp trực quan trong 2011
- Sở GD&Đ
2012
Thanh Hóa
dạy phần đất trồng công nghệ 10
C
Vĩnh Lộc ngày 18 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Nguyễn Doãn Tú
13