Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thiết kế bài giảng tự động hóa trong chế tạo cơ khí theo hướng lấy người học làm trung tâm môn công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 24 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện
nay, trong xu thế của hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục
phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình
và phương pháp dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa
chiến lược.
Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phải đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương
tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh…”.
Thời đại trước mắt chúng ta, xã hội chúng ta đang hướng đến là một xã hội tri
thức. Con người của thời đại hiện tại không chỉ có nhiệm vụ nhớ các kiến thức
sẳn có mà đòi hỏi phải có khả năng từ khối lượng tri thức đó sản sinh ra các giá
trị vật chất và tinh thần mới. Với thời đại dạy học không còn là quá trình truyền
thụ, chuyển giao kiến thức mà phải là một quá trình tổ chức, định hướng giúp
người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động nhằm chiếm
lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa; trên cơ
sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế trong toàn bộ cuộc sống
của mỗi người học. Đó chính là lí do và cũng là mục đích của quan điểm "Lấy
người học làm trung tâm".
Thực tế như chúng ta đã thấy phần chế tạo cơ khí nói chung và tự động hóa
nói riêng là phần kiến thức hết sức quan trọng đối với học sinh khi học sinh vào


học các ngành có liên quan đến kỹ thuật như: cơ khí chế tạo máy, cơ khí động
lực, xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường, kiến trúc...., khi vào học các
ngành này học sinh sẽ được tiếp tục học về vật liệu cơ khí và tự động hóa
chuyên sâu hơn và phần này chiếm một số lượng tín chỉ lớn trong chương trình
học của các em. Do đó việc cung cấp một lượng kiến thức cơ bản về phần tự
động hóa đối với học sinh phổ thông sẽ là nền tảng giúp các em tiếp cận tốt hơn
các kiến thức chuyên sâu về tự động hóa khi các em vào học các ngành nghề có
liên quan đến phần này.Và hơn hết sẽ khắc sâu hơn rất nhiều khi chính các em tự
tìm hiểu về tự động hóa trong lĩnh vực cơ khí nói chung và các lĩnh vực khác nói
riêng.
Đây là vấn đề khiến tôi suy nghĩ rất nhiều trong quá trình công tác giảng
dạy ở trường THPT Thạch thành 4.
Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này. Vì thế tôi
mạnh dạn lựa chọn hướng giải quyết vấn đề:
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
1


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng lấy người
học làm trung tâm môn công nghệ 11.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” là một phương hướng,
một kiểu dạy học phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay.
Trong dạy học, HS là đối tượng trí tuệ của người thầy, nó còn là một sản phẩm
có chất lượng cao phù hợp với xã hội và thời đại. Cùng lúc đó, HS là chủ thể của

hoạt động học tập. Các em tiếp thu tri thức nhân loại để phát triển chính bản
thân mình trở thành chủ thể tích cực và sáng tạo. HS là chủ thể của chính mình.
Vì vậy nhân vật trung tâm này phải là một chủ thể có ý thức, có nhu cầu, có
hứng thú, ham thích học và tích cực trong hoạt động học tập, biết cách học để
chiếm lĩnh khoa học.
Phương pháp “Lấy người học làm trung tâm” đòi hỏi phải xây dựng lại các
hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng
nhiều nhất là tự học, học theo nhóm, trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn,
tham quan… Có thể khẳng định rằng: Dạy học “lấy người học làm trung tâm”
có tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho HS hoạt động tích cực, sáng tạo, lấy tự học
làm chính; lấy tập thể để bổ trợ cho cá nhân; lấy máy móc thiết bị làm phương
tiện; lấy tài liệu, sách giáo khoa, băng hình và tự đánh giá kết quả học tập. Lối
học này hình thành ở HS sự mạnh dạn, có tính cách, tự tin, biết cách học, biết
cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lí, tạo nên con
người rất thực tế, thích hoạt động, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư
duy, trong hoạt động cuộc sống. Qua quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh
nghiệm tôi đã giải tỏa được những vướng mắc mà trước đây khi dạy học tôi đã
gặp phải. Từ đó tạo được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Khai thác các hình ảnh trực quan (tranh ảnh, mô hình, hình ảnh tĩnh hoặc
động, các video clip …) về phần tự động hóa trong chế tạo cơ khí nói chung và
tự động hóa trong các lĩnh vực khác nói riêng để đưa vào bài dạy.
- Nội dung bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” nói riêng và phần cơ khí
nói chung của công nghệ 11.
- Đề tài khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số
lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài SKKN tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sách giáo khoa, báo, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị,

nghị quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng
hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Tìm hiểu thực tiễn dạy học của môn học thông qua: Tham gia dự giờ lấy ý
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
2


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

kiến của các thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn công nghệ ở trường. Từ đó
xác định được những khó khăn trong việc triển khai dạy học môn công nghệ,
theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.
Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tham khảo ý kiến giáo viên
trong trường và các thầy cô giáo chuyên môn có kinh nghiệm khi tiến hành xây
dựng các bài giảng theo phương pháp lấy người học làm trung tâm.
 Phương pháp thực nghiệm
Trên cơ sở đề xuất phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm vào
bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” công nghệ 11 giúp học sinh học tốt và
khắc sâu kiến thức, chúng ta sẽ tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện
việc thực nghiệm tại trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất
của đề tài.
 Phương pháp thống kê, sử lý số liệu.
Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả
học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học trên cả hai nhóm lớp đối chứng và
thực nghiệm rồi rút ra những kết luận cần thiết.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi đứa trẻ sinh ra như một chiếc hộp bí ẩn. Có những mảnh ghép bên trong.
Một số mảnh thì bị vỡ, một số bị mất hoặc còn bị giấu kín. Nhưng trái tim của
người thầy có thể sắp xếp lại chúng thành bức tranh, tìm ra những mảnh ghép
còn thiếu... Chỉ ra cho đứa trẻ thấy nó có thể thành người tuyệt vời như thế nào.
Công việc của người Thầy không chỉ là truyền dạy tri thức, bằng cách làm đầy
chiếc hộp bằng những mảnh ghép. Mà là, ghép chúng lại với nhau thành một tác
phẩm nghệ thuật.
Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò,
trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt
động học. Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phải
làm cho trí tuệ của học sinh phát triển, phát hiện ra những dự trữ về sự phát triển
trí tuệ của học sinh tiềm tàng ngay trong quá trình dạy học.
Vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh
hoạt động trong giờ học. Thầy giáo cần cân nhắc, chọn lọc, sắp xếp theo trình tự
logic để chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất,
phương tiện kỹ thuật dành cho dạy học, đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng
học sinh, làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động, vừa
đảm bảo nhịp độ chung nhưng cũng là điều kiện cho học sinh phát triển hết năng
lực của bản thân.
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
3


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4


Phương pháp lấy người học làm trung tâm, là chủ thể của quá trình học tập
đã được đề xướng từ lâu. Ở thế kỉ XVII A.Kômenski đã viết: "Giáo dục có mục
đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra
phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn". Cách đây khoảng 30
năm (1991), R.R.Singh cũng đã viết: "Làm thế nào cá thể hóa quá trình học tập
để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức
chủ yếu đối với giáo dục. Theo đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế
chương trình giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện
xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm
trung tâm.
Phát triển phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác có ý nghĩa
không chỉ trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các em tâm
thế tốt để chuẩn bị cho tiền đồ của chính các em và đóng góp vào sự nghiệp xây
dựng đất nước sau này
Trước đây, trong phần chế tạo cơ khí nói chung hay tự động hóa nói riêng
công nghệ 11 phương pháp đang được sử dụng phổ biến đó là: Giáo viên hướng
dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh
nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát một số tranh ảnh mẫu vật nếu có rồi tiến
hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nội dung bài học.. Sau đó giáo
viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nội dung bài học dưới dạng lý
thuyết.
Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là cái dở mà cũng có
cái hay của nó. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng
truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy,
nó cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên
cứu xong kiến thức là những lí thuyết thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó học
sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa
nghiên cứu, gây ra sự nhàm chán đối với môn học. . Vì vậy cần phải cụ thể hoá,
vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể, sâu sắc và có tính thuyết phục hơn.
Từ đó tích cực hóa hoạt động nhận thức kích thích hứng thú học tập cho học

sinh giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí
thuyết vừa nghiên cứu đúng như Lê Nin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. Và hơn hết là
do chính các em tự tìm ra.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng
dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng các phần mềm hổ
trợ trong giảng dạy phần chế tạo cơ khí nói chung hay bài “ Tự động hóa trong
chế tạo cơ khí” nói riêng còn nhiều hạn chế vì học sinh tiếp thu ở thế bị động từ
giáo viên.
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
4


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

Dùng phương pháp thuyết trình, giáo viên giảng giải học sinh ghi chép sẽ
không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, Ngoài ra nội dung môn học
này quá nặng nề, khô khan, kém hấp dẫn, đội ngũ giáo viên đào tạo đúng chuyên
nghành còn thiếu, do vậy nhiều trường phải bố trí giáo viên không được đào tạo
đúng chuyên nghành hoặc giáo viên phải dạy lệch môn để giảng dạy công nghệ.
Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương
trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do
khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả
của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân
người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa

tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang
bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học
sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú.
Từ những khó khăn cấp bách trên tôi thiết nghĩ học sinh ngồi nghe sẽ thấy
mệt mỏi chán học. Vậy hãy để các em tự mình tìm hiểu những kiến thức từ sách
giáo khoa và thực tế sẽ thích thú hơn vào dạy bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ
khí” công nghệ 11 làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Tôi xin được giới thiệu một cách dạy tạo hứng thú học tập cho học sinh
giúp học sinh học tốt đó là tự mình tìm hiểu nội dung bài học thông qua sự định
hướng của giáo viên vào bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” công nghệ 11.
 Cách thức tiến hành
 Cung cấp kiến thức bộ môn cho học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
 Tham gia dự giờ lấy ý kiến của các thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn
công nghệ.
 Tham khảo ý kiến giáo viên trong trường và các thầy cô giáo chuyên môn
có kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng bài giảng “ Tự động hóa trong chế tạo cơ
khí” công nghệ 11.
 Xây dựng kho tư liệu cho bài tự động hóa trong chế tạo cơ khí .Gồm các
tranh ảnh, mô hình, hình ảnh tĩnh hoặc động, các video clip phục vụ cho bài hoc.
 Tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại
trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài.
 Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả
học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học trên cả hai nhóm lớp đối chứng và
thực nghiệm rồi rút ra những kết luận cần thiết.
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đưa ra bài điển hình
là “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo phương pháp dạy lấy người học làm
trung tâm.
Đặt vấn đề: Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai
đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào

cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng,tự động hóa có mặt trong mọi
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
5


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói
riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài “ TỰ ĐỘNG HÓA
TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ”
HOẠT ĐÔNG 1 :TÌM HIỂU KHÁI NIỆM MÁY TỰ ĐỘNG.
GV : Cho học sinh xem tranh ảnh , video .

Đếm tiền

Máy tiện thường

Máy đếm tiền.

Máy tiện CNC

GV : Các bức tranh trên có gì giống và khác nhau ?
HS : Cùng một tính chất công việc nhưng đã có sự thay dổi trong cách thực hiện,
một bên có con người cùng thực hiện và một bên sử dụng máy móc.
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
6



Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

GV: Máy tự động là gì ?
HS : Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương
trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
GV: Kể tên một số máy tự động mà em biểt ?
HS: Máy gặt liên hoàn, máy phun thuốc trừ sâu.......
Một số loại máy tự động dùng trong lĩnh vực cơ khí.

Máy cắt thép tự động

Máy CNC (tiện, phay, khoan,.. )

GV : Các máy tự động khác nhau thì có cấu tạo cũng như cách thức hoạt động
khác nhau vậy khi chúng ta muốn thay đổi chế độ làm việc cũng như tạo ra sản
phẩm có kích thước khác nhau chúng ta tác động vào đâu ?
HS: Chúng ta tác động vào phần điều khiển của máy và phần điều khiển này có
thể khó thay đổi hay dễ thay đổi là dựa vào tính chất của máy và chủ yếu :
Có hai loại máy tự động :
+ Tự động cứng : Là máy chỉ họat động theo chương trình định trước , thường
điều khiển bằng cơ khí nhờ các cơ cấu CAM.
+ Tự động mềm : Là máy có thể thay đổi chương trình hoạt động một cách dễ
dàng để gia công được các loại chi tiết khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 2 :TÌM HIỂU VỀ RÔ BỐT
GV : Giới thiệu tranh ảnh về một số cuộc thi rô bô con


Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
7


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 2.1.BK-FIRE 2005 (Robot tự động)

Trường thpt Thạch Thành 4

Hình 2.2.BK-FIRE 2005 (Robot bằng tay)

Và đây chính là Rô bốt
Rô bốt là gì ?
HS :Là thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm thực hiện
quá trình tự động hoá.
GV: Rô bốt có đặc điểm gì để phù hợp với chức năng của nó?
HS: Có khả năng làm nhiều công việc vì vậy bản thân có thể xử lí thông tin khi
tiếp nhận và di chuyển từ vị trí này tới vị trí khác.Vì vậy rô bốt có nhiều ưu điểm
và được ứng dụng rộng rãi trong xu hướng hiện nay.
- Có khả năng thay thế con người làm việc trong các môi trường độc hại: việc
nặng nhọc, gây nguy hiểm cho con người, như nóng, độc, phóng xạ, dưới nước
sâu, trong lòng đất, ngoài khoảng không vũ trụ.
Trình chiếu tranh ảnh thể hiện một số công dụng của rô bốt

Rô bốt lau kính
Rô bốt thám hiểm mặt trăng
Và gần đây nhất Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản đề giành ngôi vị cao nhất
trong cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương.Việt Nam cũng là đội duy

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
8


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

nhất giành chiến thắng tuyệt đối ở tất cả các vòng đấu trong số 18 đội của 17
quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á Thái Bình Dương dự giải đấu do Liên minh
truyền hình châu Á Thái Bình Dương tổ chức này vào ngày 24/8/2017. Đã
khẳng định vị trí của Việt Nam ở đấu trường quốc tế.

Robocon Lạc Hồng giành chiến thắng tuyệt đối ở tất cả các vòng đấu.
HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU VỀ DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG
GV : Giới thiệu tranh và video về một dây chuyền sản xuất tự động.

Dây chuyền chiết rót định lượng
trục vít xoắn bán tự động

Dây chuyền sản xuất bia.

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
9


Sáng kiến kinh nghiệm


Trường thpt Thạch Thành 4

Dây chuyền sản xuất ôtô

Dây chuyền tự động là gì?
HS: Là tổ hợp các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác
định để thực hiện công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó.
GV: Sơ đồ quy trình chế tạo một trục Chốt Cửa.
Quy trình công nghệ chế tạo CHỐT CỬA?

Băng chuyền

Máy số 1 (Máy
tiện)
Tiện

Phôi

Rôbốt 1

Máy số 2 (Máy
Phay)
Phay

Rôbốt 2

Máy số 3 (Máy
Mài)
Mài


Rôbốt 3

Chốt cửa

Nêu nhiệm vụ của rô bôt và các máy tự động?
HS: - Rô bốt dùng để láo và lắp phôi lên máy tự động
- Máy số 1: Dùng để tiện
- Máy số 2: Dùng để phay
- Máy số 3: Dùng để mài
Phôi đưa lên băng tải, các rô bốt 1,2,3,lắp phôi lên máy và tháo chi tiết sau khi
gia công xong đặt lên băng tải.Các máy tự động làm công việc của mình. Băng
tải có nhiệm vụ chuyển phôi từ máy gia công nay sang máy gia công khác.
GV: Lấy một số ví dụ về dây chuyền tự động trong thực tế?
HS: dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất nước ngọt,.....
Nhiều nghiên cứu với khả năng ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế
cao đã được vinh danh trong Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt
Nam.
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
10


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

Công trình "Nghiên cứu cải tiến, thiết kế, chế tạo, đồng bộ hóa chuỗi dây
chuyền chiết lon và đóng hộp tự động công suất 50.000 lon/giờ" của thạc sĩ Trần
Văn Trà và cộng sự đến từ Thái Bình cùng 3 công trình khác đã giành giải nhất
Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam tối 16/5. Công trình này

cũng nhận giải xuất sắc thuộc lĩnh vực cơ khí tự động hoá của Tổ chức Sở hữu
trí tuệ thế giới (WIPO).

Ông Trần Văn Trà (ngoài cùng bên trái) và ông Lê Hữu Hoàng (giữa) được Chủ
tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trao
giải WIPO năm 2015.
Sau khi đã tìm hiểu xong lĩnh lực tự động hóa trong lĩnh vực cơ khí dựa vào
kiến thức thực tế và sự hiểu biết , giáo viên chia nội dung công việc cho từng
nhóm tìm hiểu và trình bày:
Nhóm 1 : TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÔNG NGHIỆP.
Nhóm 2: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP
Nhóm 3: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG Y HỌC, QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG - AN
NINH.
Nhóm 4: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ.
HOẠT ĐỘNG 4: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÔNG NGHIỆP.
Đại diện nhóm 1 lên trình bày:
ĐVĐ: Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, sự tiến bộ của các công
cụ lao động đã đưa con người lần lượt đi qua các thời đại văn minh: thời kì săn
bắn hái lượm, thời kì đồ đá, thời kì đồ đồng,…và đến nay con người đang sở
hữu một nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Trong quá trình phát triển đó, có thể
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
11


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4


nói tự động hóa giữ vai trò chủ chốt, là động lực làm thay đổi bộ mặt của công
nghiệp toàn thế giới từ đó làm thay đổi nền kinh tế nhân loại. Để hiểu rõ hơn tác
động của tự động hóa trong công nghiệp ta tìm hiểu qua các nội dung sau:
+ Thời gian diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới.
+Tự động hóa trong các quá trình đó và thành tựu mang lại.
+Quá trình tự động hóa trong công nghiệp ở Việt Nam.
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới có thể chia làm 4 giai đoạn và với
từng giai đoạn thì đánh dấu từng mốc của quá trình tự động hóa. Ở cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất đến thứ ba tự động hóa tham gia trong nhiều
khâu sản xuất và bước đầu thay thế con người. Sang đến cuộc cách mạng lần thứ
tư thì tự động hóa đã thực sự giữ vai trò chủ đạo. Nhiều lĩnh vực sản xuất đã
hoàn toàn không có bàn tay con người mà hoàn toàn được thực hiện nhờ máy
móc.
Và với sự xuất hiện của rô bố, người máy thì công nghiệp đã bước sang một
bước phát triển mạnh mẽ, con người tiến sâu vào các lĩnh vực khai thác, sản xuất
.tiềm ẩn nguy hiểm như khai khoáng, hầm mỏ, công nghiệp hóa chất, công
nghiệp điện tử nhiều phóng xạ, công nghiệp hạt nhân nguyên tử…
Công nghiệp sản xuất ra một khối lượng lớn của cải, vật chất cho xã hội, có
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của một quốc qia.Công nghiệp không
những cung cấp tư liệu cho các ngành kinh tế khác mà còn tạo ra các sản phẩm
tiêu dùng.Công nghiệp tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao
động,tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập.
Một lợi thế của các máy tự động trong ngành công nghiệp là giúp tiết kiệm
sức lao động của con người và tiết kiệm thời gian sản xuất. Điều này chứng tỏ
sử dụng hệ thống máy tự động trong quá trình sản xuất giúp nâng cao năng suất
và tạo ra sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.Vì vậy mà các ngành công
nghiệp không chỉ thế giới mà cả Việt Nam đã tận dụng triệt để máy móc vào
trong quá trình sản xuất và tạo nên những dây chuyền sản xuất tự động.
Trình chiếu tranh ảnh và giới thiệu.


Máy tự động
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
12


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

HOẠT ĐỘNG 5: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP
Đại diện nhóm 2 lên trình bày:
ĐVĐ:Nếu công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của một
đất nước thì nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm
bảo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như: công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm… Hiện tại và
tương lai nông nghiệp vẫn giữ vai trò to lớn trong sự phát triển của con người.
Để hiểu rõ tác động của tự động hóa trong nôn nghiệp ta tìm hiểu thông qua nội
dung sau:
- Lấy ví dụ về một tiến trình để thấy rõ sự góp phần của máy móc vào nông
nghiệp đã dần dần từng bước thay thế bàn tay con người.
- Sự tham gia của tự động hóa trong nông nghiệp, thành qủa mang lại.
Ví dụ về một hoạt động nông nghiệp như gặt lúa, trước kia con người thu
hoạch lúa về nhà là đập tay; sau đó có máy tuốt thì con người tay cầm lúa chân
đạp máy. Tiếp đó có máy mô tơ chạy, chỉ cần tay cầm lúa, chân không phải đạp
nữa.Và rồi là máy vò, ta chỉ ôm lúa bỏ vào, không cần tay cầm. Đến giờ có máy
gặt đập liên hoàn, đưa máy ra đồng và đem lúa về nhà. Máy móc đã thay thế cho
các hoạt động của con người dần dần.
Tự động hoá trong nông nghiệp tạo ra những tác động tích cực và vô cùng to
lớn: Sản lượng lương thực, thực phẩm tăng lên nhanh chóng, diện tích canh tác

không ngừng mở rộng, lao động chân tay được hoàn toàn thay thế từ đó giảm
nguồn nhân lực trong nông nghiệp,trong tất cả các ngành nghề và hoạt động đều
có máy móc tham gia.
Quá trình tự động hoá đã làm sản lượng tăng nhanh.Việt Nam từ nước nghèo
đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Bằng cách đã
đưa máy móc vào thay thế lao động thủ công và ứng dụng KHKT
Trình chiếu tranh ảnh.

Máy gặt đập liên hoàn.

Máy cấy lúa.

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
13


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

Và trên thế giới điển hình như Hoa kì có nền nông nghiệp đứng đầu thế giới. Giá
trị sản lượng của năm 2004 là 140 tỉ USD chiếm 0,9% GDP. Hoa kì là nước xuất
khẩu nông sản lớn nhất thế giới, tuy vậy lượng lao động trong nông nghiệp lại
rất thấp vì nền sản xuất nông nghiệp của Hoa kì rất hiện đại. Sản xuất nông
nghiệp chủ yếu đã được tự động hoá và những thành tựu, công nghệ cao luôn
được ứng dụng.
Hiện nay trên thế giới rô bốt đã tham gia vào quá trình tự động hoá trong nông
nghiệp như thu hoạch, chuyên chở trái cây và làm đất, nhổ cỏ, reo hạt, trồng,
tưới tiêu…

Trình chiếu tranh ảnh

Rôbôt hái quả.
Rôbôt nhổ cỏ.
HOẠT ĐỘNG 6: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG Y HỌC, QUÂN SỰ, QUỐC
PHÒNG - AN NINH.
Đại diện nhóm 3 lên trình bày:
ĐVĐ: Tự động hóa không chỉ tham gia trong các quá trình sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp mà con tham gia vào những lĩnh vực khác của đời sống con
người như y tế, quốc phòng, an ninh, quân sự…
- Tự động hóa trong y học.
Cùng với sự phát triển kinh tế, điều kiện vật chất của con người đã được
nâng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm. Trong những
năm qua, y học thế giới nói chung, y học Việt Nam nói riêng đã không ngừng
phát triển, nhiều bệnh nan y hiểm nghèo đã được khống chế. Chất lượng dịch vụ
y tế đã được nâng cao nhờ xu hướng tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông
tin. Như việc đưa vào hệ thống ứng dụng xét nghiệm tự động hiện đại
Acceleraton A3600 có tính năng tích hợp sinh hóa- miễn dịch- huyết học mang
lại nhiều lợi ích: giảm số lượng máu cần lấy cho việc xét nghiệm, rút ngắn thời
gian xét nghiệm xuống 50%, giảm thiểu sai sót, tốc độ lên tới 3600 mẫu trên
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
14


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

giờ… giúp ích cho việc khám chuyên sâu, phát hiện sớm các bệnh như tim

mạch, viêm gan, ung thư…
Trình chiếu tranh ảnh:

Hệ thống xét nghiệm tự động Accelerator a3600
Tự động hóa và công nghệ thông tin cũng góp phần làm cho y tế Việt Nam bắt
kịp trình độ y tế trong khu vực.
- Tự động hóa trong quân sự,quốc phòng-an ninh.
Vấn đề tự động hóa trong quốc phòng từ lâu đã được các quốc gia chú trọng. Sử
dụng tia hồng ngoại, các loại tên lửa tự động tìm mục tiêu đã được chế tạo và
nhiều nước sử dụng. Điển hình như Mỹ, quốc gia này ưu tiên phát triển chương
trình vũ khí thế hệ mới như rô bốt tự động, máy bay không người lái…. Và với
việc ra đời của Rô bốt hình người Asimo của Honda Nhật Bản tạo điều kiện cho
con người có nhiều hướng mới để tự động hóa trong Quốc phòng- An ninh.

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
15


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

Rôbôt Asimo được tổng thống Mỹ Barack Obama rất quan tâm.
- Với Việt Nam những năm qua quốc phòng an ninh đã có nhiều thành tựu nổi
bật.Về tự động hóa, chúng ta đã chế tạo thành công súng phóng lựu tự động
AGS 17.

Súng phóng lựu liên thanh AGS – 17 do nhà máy Z125 chế tạo.
Súng phóng lựu liên thanh AGS 17 được thiết kế và đưa vào sử dụng năm 1967

trong các lực lượng vũ trang liên xô. Đây là loại súng có mức độ sát thương
mạnh, tốc độ bắn cao, đến năm 2013 thì Việt Nam đã tự chế tạo loại súng này.
Súng có chiều cao 0,84m đạt tầm ngắm 800m với thước ngắm cơ khí, tốc độ bắn
350 – 400 phát trên phút
Rô bốt chiến trường có hệ thống cơ khí vững chắc, ổn định, hệ thống điều khiển
tin cậy, di chuyển linh hoạt trên nhiều địa hình, ghi được video camera và có thể
ngắm bắn qua ảnh camera và gá lắp được súng Ak hoặc B41.

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
16


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

rô bốt chiến trường
HOẠT ĐỘNG 7: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ.
Đại diện nhóm 4 lên trình bày:
ĐVĐ: Ô nhiễm môi trường sống nói chung hay môi trường lao động nói riêng
đang là vấn đề thời sự cấp bách của toàn thế giới.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng?
Môi trường của chúng ta đang đối diện với các vấn đề sau:
- Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ôzôn
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương
- Suy giảm đa dạng sinh vật.
Ở nước ta, chất thải công nghiệp đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn
nước trên nhiều khu vực rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe

của con người. Đặc biệt môi trường khí vẫn chưa được nhiều sự quan tâm.
Trong đó, công nghiệp hóa chất, ngành khai thác và chế biến than, ngành nhiệt
điện, ngành sản xuất thép,… đây là những ngành mà chất thải đều rất độc hại,
gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại
mà còn ảnh hưởng đến lâu dài. Ở Việt Nam điều này càng nguy hại khi các công
ty nhà máy chưa có hệ thống xử lý chất khí trước khi xả thải ra môi trường.
Từ các nhà máy, xưởng cơ khí tạo ra khói bụi. Ô nhiễm môi trường không
khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các
làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ tác động xấu đối với sức
khỏe con người(đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp)mà còn ảnh hưởng đến
các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy
giảm tầng ôzôn,…
Trình chiếu tranh ảnh khói bụi từ các nhà máy và các lò luyện gây nên ô nhiễm
môi trường không khí.

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
17


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố
ngày 26/9 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều
quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy
hại đối với sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh phổi

Bên cạnh đó,theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế
giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp
cấp, 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ở Trung Quốc,tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng
xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử
vong mỗi năm, trong đó có một triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2007 cho thấy 750.000 dân Trung
Quốc chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí .
- Làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
Ô nhiễm môi trường đất làm cho đất bạc màu, dễ xói mòn.Ô nhiễm môi trường
nước làm con người thiếu nguồn nước ngọt để sinh hoạt phải sống chung với
nước ô nhiễm.vi sinh vật, động vật chết dần.

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
18


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

Việt Nam chúng ta, gần đây nhất là việc công ty TNHH gang thép Hưng
Nghiệp Formosa đã xả thải không xử lí ra biển làm cá chết hàng loạt tại vùng
biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Rồi gần chúng ta nhất là
hiện tượng cá trên sông Bưởi chết nổi trắng do nước thải của công ty cổ phần
mía đường Hòa Bình thải ra...Đấy là những hệ lụy mà mắt chúng ta nhìn thấy
ngay, ngoài ra các chất thải nguy hại này phá vỡ môi trường sinh thái tự nhiên
gây hậu quả lâu dài về sau.
Đứng trước những thách thưc đó, một vấn đề được đặt ra là phải có biện pháp

đảm bảo sự phát triển bền vững?
Phát triển bền vững là cách phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng đến các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Bản thân chúng ta là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta
chung tay bảo vệ môi trường bằng những công việc đơn giản như trồng nhiều
cây xanh, hạn chế sử dụng túi nilon, không vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải,
tham gia dọn vệ sinh làng xóm, tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ngay
trong gia đình, thôn xóm....
Trình chiếu một số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG XANH-SẠCH-ĐẸP.

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
19


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đưa đến thông điệp:
Có bao giờ bạn tự hỏi con cháu chúng ta liệu còn nhìn thấy màu xanh của lá,
tiếng hót của chim,tiếng sóng vỗ rì rào của biển....Nếu không bắt đầu từ bây
giờ,có lẽ sẽ là quá muộn để ngăn chặn sự đen hóa người mẹ thiên nhiên.
HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ TRÁI ĐẤT
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm (kết quả thực nghiệm)
Để khảo sát tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, trong 2 năm vừa qua
tôi đã theo dõi kết quả học tập giữa các nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm:

Năm học 2015 – 2016
Tổng 2 nhóm đối tượng gồm 61 em. Trong đó lớp thuộc nhóm đối chứng
11A4 có 31 em; lớp thuộc nhóm thực nghiệm 11A3 có 30 em.
Về ý thức học tập: Tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học 2015 – 2016: Cả hai lớp tương đương
nhau về điểm số của tất cả các môn học. Đây là cơ sở để xét tính tương đương
của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Xét kết quả thực ngiệm qua bài kiểm tra
1 tiết như sau:

Lớp

11A3
(Thực
nghiệm)

Sĩ số

30

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 3-4

Điểm < 3

Tính %


Tính %

Tính %

Tính %

Tính %

13

15

2

0

0

43,3

50,0

6,7

0

0

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung

tâm môn công nghệ 11.
20


Sáng kiến kinh nghiệm

11A4
(Đối
chứng)

31

Trường thpt Thạch Thành 4

4

17

9

1

0

12,9

54,84

29,03


3,23

0

 Năm học 2016 – 20117
Tổng 2 nhóm đối tượng gồm 83 em. Trong đó lớp thuộc nhóm đối chứng
(11B6) có 42 em; lớp thuộc nhóm thực nghiệm (11B5) có 41 em.
Về ý thức học tập: Tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học 2016 – 2017: Cả hai lớp tương đương
nhau về điểm số của tất cả các môn học. Đây là cơ sở để xét tính tương đương
của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Xét kết quả thực ngiệm qua bài kiểm tra
1 tiết như sau:

Lớp

11B5(Thực
nghiệm)

11B6 (Đối
chứng)

Sĩ số

41

42

Điểm 9-10

Điểm 7-8


Điểm 5-6

Điểm 3-4

Điểm < 3

Tính %

Tính %

Tính %

Tính %

Tính %

18

20

3

0

0

43,9

48,78


7,32

0

0

5

25

11

1

0

11,9

59,52

26,19

2,39

0

 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Thông qua quan sát lớp học
Không khí lớp học của tiết học thực nghiệm sôi nổi hơn so với tiết học đối

chứng. Trong tiết học thực nghiệm, giáo viên đặt vấn đề cần giải quyết sau đó tổ
chức hoạt động thảo luận giữa các thành viên trong nhóm, tranh luận giữa các
nhóm với nhau, học sinh tự thuyết trình về kết quả thảo luận được của nhóm
mình. Còn đối với tiết học đối chứng vẫn có hoạt động của học sinh nhưng đó
đơn thuần là việc tham gia trả lời một số câu hỏi đơn giản mà giáo viên yêu cầu.
Số lượng học sinh tham gia thảo luận: Trong tiết học thực nghiệm thì điều
kiện để học sinh tham gia thảo luận để tìm kiếm kiến thức nhiều hơn hẳn so với
tiết học đối chứng. Hoạt động chủ yếu trong tiết học đối chứng là của thầy, trong
tiết thực nghiệm là của trò.
Ý thức chuẩn bị bài ở nhà (tính tự học của học sinh) của lớp thực nghiệm
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
21


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

tốt hơn so với lớp đối chứng. Để thảo luận nhóm đạt kết quả, mỗi thành viên
trong nhóm phải tự mình đọc tài liệu, đưa ra được ý kiến của mình khi thảo luận.
Qua một số điểm so sánh đó, bước đầu ta nhận thấy được kích thích hứng
thú học tập của học sinh trong tiết thực nghiệm được phát huy hơn hẳn so với
tiết học đối chứng. Để nhận định đó được khẳng định một lần nữa, các em học
tập rất sôi nổi và hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu và vận dụng được bài
ngay trên lớp.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm là cách làm phù hợp
với thực tiễn của quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ trong

nhà trường phổ thông, phù hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn công nghệ hiện nay. Cách làm
này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết của sách giáo khoa thành kiến
thức của chính các em. Đồng thời nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học
sinh.
Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì đây là cách làm có thể coi là hiệu
quả. Trong mấy năm gần đây, khi sử dụng cách làm này vào thực tế giảng dạy
bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. .
Qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp, các em học sinh
một trong rất nhiều phương pháp thì đây là phương pháp dạy học nhằm tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh tạo hứng thú học tập, giúp các em học tốt
cụ thể là từ lý thuyết đơn thuần của một nội dung các em có thể vận dụng để tìm
hiểu kiến thức đó trong các lĩnh vực khác.
Trên cơ sở đề xuất phương pháp tổ chức dạy học theo hướng lấy người
học làm trung đã xây dựng một giáo án chi tiết và tiến hành thực nghiệm giảng
dạy để thấy rõ được tính khả thi của đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Với mong
muốn có thể xây dựng, góp phần nhỏ bé của bản thân vào việc dạy học Công
Nghệ ở trường phổ thông. Tôi đã tìm hiểu, tham khảo nhiều tài liệu và thực tiễn
giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành 4 vừa qua.
Vì vậy đề tài sẽ được phát triển trong thời gian tới theo hướng: Mở rộng
đề tài không chỉ đối với một bài “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” mà với
toàn bộ chương trình SGK công nghệ 11, cao hơn nữa là toàn bộ chương trình
công nghệ phổ thông.
3.2 Ý kiến đề xuất

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
22



Sáng kiến kinh nghiệm

Trường thpt Thạch Thành 4

- Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho
môn học trong việc mua sắm trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho
việc dạy và học bộ môn Công nghệ.
 Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học
sinh tham gia một cách tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai
thác vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, giúp các em phát triển tối đa
năng lực, tiềm năng của bản thân .
 Để lĩnh hội các kiến thức một cách dễ dàng và khắc sâu vấn đề cần
nghiên cứu cũng đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà, nghiên cứu bài
học mới trước khi đến lớp. Học sinh phải nhiệt tình, tích cực, chủ động trong
quá trình lĩnh hội kiến thức; nghiêm túc thực hiện các quy định của lớp học, thể
hiện một tinh thần thái độ tốt trong học tập .
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và mới bước đầu tập nghiên cứu về
phương pháp dạy học, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, thời
gian tiếp cận thực tế cũng như việc dạy và học ở trường phổ thông còn ít. Mặc
dù đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nên sẽ không
tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân tình
của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Thị Phú

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm trung
tâm môn công nghệ 11.
23


Sáng kiến kinh nghiệm
Thành 4

Trường thpt Thạch

Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng người học làm
trung tâm môn công nghệ 11.

24



×