Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy phần kiến thức kĩ thuật nông nghiệp trong chương 1 trồng trọt, lâm nghiệp đại cương của chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.36 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ ĐỂ DẠY PHẦN KIẾN
THỨC KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG 1 – TRỒNG
TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÔNG
NGHỆ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN CHO HỌC
SINH VÀ VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT.

Họ tên : Phạm Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Công nghệ NN

THANH HÓA NĂM 2018

1


MỤC LỤC
Trang
1

1.Mở đầu
1.1.

Lí do chọn đề tài

1

1.2.



Mục đích nghiên cứu

2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.

Những điểm mới của SKKN

2
2

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.

3

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3


2.1.1. Lí luận chung

3

2.1.2. Một số khái niệm
2.1.3. Cơ sở thực tiễn

3
4

2.2.Thực trạng vấn đề.

5

2.2.1. Thực trạng chung

3.

5

2.2.2. Thực trạng ở trương THPT Thường Xuân 2

5

2.3. Các giải pháp thực hiện

6

2.3.1. Nội dung kiến thức có sử dụng ca dao, tục ngữ


6

2.3.2. Hệ thống và ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ

6

2.3.3. Tổ chức thực hiện

9

2.4.

10

Kết quả đạt được

Kết luận, kiến nghị

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

PHỤ LỤC

1. MỞ ĐẦU
2



1.1.

Lí do chọn đề tài:
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học
vào các bài giảng nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, nâng cao chất
lượng bộ môn đang là vấn đề được quan tâm của tất cả các cấp học, bậc học. Một thực
tiễn hiện nay là thời gian trên lớp ít nhưng nhu cầu tìm hiểu sâu, tìm hiểu kĩ mọi vấn đề
của học sinh ngày càng cao. Kiến thức học sinh cần có không chỉ bó hẹp ở kiến thức bộ
môn mà còn là sự hiểu biết về mặt xã hội có liên quan, vì vậy người giáo viên làm sao
vừa truyền tải được kiến thức của bài một cách súc tích lại vừa hướng dẫn học sinh t ìm
hiểu các vấn đề đó. Qua đó ta nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn
đề cấp bách.
Việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học phải tùy vào
nội dung kiến thức, vào đối tượng học sinh mà áp dụng cho phù hợp. Trong số nhiều các
phương pháp như: sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy, phim tư liệu, sử dụng các tình huống
thực tế để dạy học …trong đó việc dạy học có vận dụng các kiến thức liên môn của
nhiều môn học trong giảng dạy bộ môn là nhu cầu cần thiết và có tính thiết thực cao
trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Trong giảng dạy bộ môn Công nghệ 10, Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương
như: kĩ thuật canh tác, xây dựng lịch thời vụ, dự báo thời tiết…đây là những nội dung
không mới nhưng lại không dễ truyền tải tới học sinh. Một thực tiễn hiện nay là, dù học
sinh của chúng ta ở khu vực nào nông thôn hay thành phố thì việc tiếp nhận, hiểu đúng
và vận dụng được những kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp vào thực tiễn sản xuất là rất
khó. Bởi các em thời nay dù ở nông thôn nhưng cũng ít phải lao động nông nghiệp nên
vốn kiến thức và kĩ năng lao động nông nghiệp của các em rất ít, chưa nói đến học sinh
ở các khu vực thành thị càng không có một chút hiểu biết gì về lĩnh vực này.
Những nội dung kiến thức về lịch thời vụ, kĩ thuật canh tác, dự báo thời tiết…
trong nội dung chương 1 của chương trình công nghệ 10 là những nội dung kiến thức cơ
bản và qua trọng. Đây là những kiến thức có khả năng mang tính hướng nghệp, giáo dục

tình yêu lao động và quí trọng thành quả lao động của người Nông dân. Tuy nhiên, với
những nội dung kiến thức này học sinh rất khó tiếp thu bằng các hình thức dạy học
truyền thống, quen thuộc nên việc thay đổi hình thức biểu thị nội dung kiến thức bằng
cách sưu tầm và sử dụng các câu ca dao, tục ngữ có chứa đựng những nội dung kiến
thức về kĩ thuật nông nghiệp để dạy học càng trở nên cấp thiết đối với học sinh THPT
hiện nay.
Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đề tạo
hứng thú học tập môn Công nghệ qua tranh ảnh, phim tư liệu, sơ đồ tư duy, tình huống
thực tế… tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng câu ca dao tục ngữ trong
dạy học kĩ thuật sản xuất nông nghiệp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có
3


cũng chưa được nghiên cứu một các đầy đủ chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn sưu tầm
hệ thống các câu ca dao, tục ngữ để phục vụ cho quá trình giảng dạy thông qua đề tài:
Sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp trong
chương 1 – Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương của chương trình Công nghệ 10 nhằm
tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản
xuất.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học môn Công
nghệ 10 là hợp lí, có hiệu quả.
- Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao, tục ngữ
và ngược lại từ những câu ca dao, tục ngữ học sinh hiểu biết thêm nhiều kiến thức thực
tế sản xuất nông nghiệp nhờ giáo viến cung cấp và gợi mở.
- Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao tục ngữ, cũng từ đó giáo
dục ý thức bảo tồn những nét đẹp truyền thống dân tộc trong đó có ca dao, tục ngữ.
- Tăng tính sinh động cho các tiết học và tạo hứng thú học tập cho học sinh trong
học bộ môn Công nghệ 10.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Các câu ca dao, tục ngữ có chứa đựng kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp.
1.4. Phương pháp ngiên cứu
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu và xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Ngoài các phương tiện dạy học như tranh ảnh, phim ngắn, sơ đồ, tình huống thực
tế ...thì đề tài bổ sung thêm một phương tiện dạy học nữa là ca dao, tục ngữ.
- Đề tài không chỉ đơn thuần là dùng ca dao, tục ngữ để dạy học môn Công nghệ
10 mà còn có thể sử dụng để dạy học liên môn với môn Ngữ văn phần Ca dao, tục ngữ
Việt Nam.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4


2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Lí luận chung
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’(1)
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp
soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát
huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Việc dạy học Công nghệ 10 cũng cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là
các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên
cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng,
áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào
các nguyên tắc giáo dục (môn Công nghệ).

Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để
hình thành kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là
các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo
đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn
thu hút học sinh với phần kiến thức mới.
2.1.2. Một số khái niệm
Ca dao là gì?
Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát,
lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. (2)
Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh
nghiệm thiên văn học của người xưa.
Dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cánh riêng biệt.
Từ bao đời nay, ca dao gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần cộng đồng các dân tộc
trên khắp đất nước Việt Nam.
Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền
miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác” (2)
Nói chung tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như:
tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các
hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu.
Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục
ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của
nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian
5


hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời
hay ý đẹp.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh là như thế nào?
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân

đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái
cảm cá nhân trong quá trình hoạt động.
Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người
học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu
với hoạt động học của mình, làm nẩy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo.
Ngược lại nếu không có hứng thú dù có “ Dắt con Ngựa tới hồ nước thì cũng không thể
bắt nó uống nước”. Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không
có hứng thú kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học,
không muốn học, sợ học…)
Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là hứng thú học tập môn
Công nghệ là yêu cầu quan trọng của giáo viên Công nghệ. Khi hỏi các em nhân tố
quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hay
người học, đa số các em cho rằng do người dạy (chiếm 88,5% ý kiến). Khi các em có
nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học
được phong phú, lôi cuốn.
Có nhiều phương tiện để giáo viên sử dụng nhằm gây hứng thú học tập cho học
sinh như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức thăm quan dã ngoại, tổ chức chương trình
ngoại khóa, tổ chức trò chơi,… tuy nhiên ngoài những cách trên ra còn một cách cũng
không kém phần hữu hiệu đó là dùng ca dao tục ngữ sao cho phù hợp với bài học cũng
tạo sự mới lạ và thích thú đối với học sinh.
Vì sao sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy – học Công nghệ tạo hứng thú
trong học tập?
Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu
nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép,
liên kết với kiến thức kĩ thuật nông nghiệp thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự
gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ
nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học
mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế lao động sản xuất nông nghiệp đã có trong những câu tục ngữ, ca

dao. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta
đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên,
6


giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các
quy luật tự nhiên...mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm.
Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành một
phần trong kho tàng kiến thức kĩ thuật sản xuất nông nghiệp. Tận dụng điều này giáo
viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú
hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét.
Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành vốn là một kĩ năng còn yếu đối với học
sinh khi học môn Công nghệ thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ
này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với thực tế sản xuất nông
nghiệp.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung:
Công nghệ 10 là môn học có tính hướng nghiệp rất cao, giáo dục tình yêu lao
động sản xuất. Tuy nhiên, một hiện trạng đang diễn ra đó là: Giáo viên dạy bộ môn này
ở nhiều nhà trường phổ thông không phải là giáo viên được đào tạo chuyên ngành . Vì
thế, giáo viên và cả học sinh vẫn xem đây là môn học phụ nên quá trình lên lớp của giáo
viên chưa được đầu tư đúng mức. Nội dung bài giảng chưa có chiều sâu, phương pháp
còn nặng lí thuyết, hỏi - đáp thông thường. Việc sử dụng các câu ca da, tục ngữ với học
sinh để khai thác kiến thức trong các bài học là phương pháp làm gia tăng khối lượng
công việc cho giáo viên, đòi hỏi những kĩ năng phức tạp hơn của giáo viên trong việc tổ
chức dạy học vì vậy rất ít giáo viên đầu tư để sưu tầm, tìm hiểu ý nghĩa cũng như sử
dụng ca dao, tục ngữ để thiết kế bài giảng để giúp học sinh tiếp thu được kiến thức có hệ
thống và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú học bộ môn.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Thường Xuân 2
Vốn dĩ đã bị xác định là môn học phụ nên sự quan tâm đến nội dung chương trình

của môn học đã bị học sinh xem nhẹ. Và do đặc điểm vùng miền các em chủ yếu tiếp
xúc với cây trồng lâm nghiệp khu vực kém phát triển về chăn nuôi nên vốn kĩ năng kiến
thức của các em về kĩ thuật nông nghiệp rất hạn chế. Đặc biệt là ở độ tuổi học sinh
THPT nói chung hiện nay các em ít phải tham gia lao động sản xuất nông nghiệp mặc dù
các em sống ở khu vực nông thôn, cá biệt là học sinh gia đình có điều kiện kinh tế và
khu vực thị trấn, thĩ xã, thành phố các em không có một chút hiểu biết gì về vấn đề này.
Với thực tế như vậy, để học sinh tiếp cận được những nội dung kiến thức về kĩ thuật
nông nghiệp là một điều khó. Để hiểu được những kiến thức đó với học sinh là một vấn
đề khó, để các em có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất
còn là điều khó hơn. Với việc sử dụng phương pháp dạy học Hỏi – đáp thông thường
đang được áp dụng phổ biến hiện nay khó có thể đạt được mục tiêu.
7


2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2.3.1.Nội dung kiến thức có thể sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy – học trong chương
1 Công nghệ 10.
* Ở bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đấy xám bạc màu và đất xói mòn trơ sỏi
đá. Mục các biện pháp cải tạo có nêu:
- Cày sâu dần, kết hợp với bón phân hữa cơ để cải thiện tầng đất mặt. (Cày sâu có
tác dụng gì?)(3)
- Bón phân hóa học hợp lí, bón phân vi sinh để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
(Vì sao phải bón phân? Bón như thế nào là hợp lí?) (3)
* Ở bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn và đất phèn. Trong mục các
biện pháp cải tạo đất có đưa ra một số biện pháp cải tạo:
- Cày sâu, phơi ải để cho quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nhờ nước mưa,
nước tưới để rửa phèn. ( Thế nào là phơi ải, tác dụng của phơi ải?)
- Bón phân hữa cơ, phân đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu cho
đất.(3)
*Ở bài 12: đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường. ở

nội dung bài này cung cấp cho học sinh vai trò và kĩ thuật sử dụng các loại phân bón
thông thường.
*Ở bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
- Mục nguồn sâu, bệnh hại có nêu một số biện pháp kĩ thuật nhằm tiêu diệt mầm
mống sâu, bệnh hại: cày, bừa, phơi đất, ngâm đất. (Tác dụng của từng biện pháp?) (3)
- Mục tìm hiểu của yếu tố khí hậu tới sự phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại. Để có
thể hạn chế sự hình thành và phát triển sâu, bệnh hại dựa trên sự ảnh của yếu tố nhiệt độ
và độ ẩm không khí đó là phải gieo trồng đúng thời vụ.( Thời vụ là gì? Tác dụng của
việc gieo trồng đúng thời vụ?) (3)
* Ở bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Mục biện pháp kĩ thuật trong
phòng trừ sâu, bệnh có nêu: cày bừa, bón phân hợp lí, gieo trồng đúng thời vụ. (tác dụng
của từng biện pháp trong phòng trừ sâu, bệnh?) (3)
2.3.2. Hệ thống và ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ có thể sử dụng trong dạy
học các nội dung kiến thức được liệt kê trên.
2.3.2.1. Kĩ thuật cày, bừa
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa(2)
Muốn cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là
cần phải chuẩn bị đất thật kĩ. Độ sâu của đường cày trung bình là 20 – 30 cm. Tác dụng
của cày sâu là:
+ Tăng độ dày tầng dày tầng đất mặt, giúp cây trồng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
8


+ Tăng độ ẩm, điều hòa nhiệt độ cho đất đồng thời cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ
vi sinh vật có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng.
+ Giúp cho rễ cây trồng phát triển tốt hơn.
Cày ải hơn vãi phân
Cày ải, ngâm dầm
Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân(2)
Quá trình phơi ải là quá trình làm cho đất khô nỏ. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn

đên cây trồng vụ sau. Cụ thể:
+ Phơi ải đất giúp tiêu diệt một số mầm bệnh từ vụ trước.
+ Đặc biệt quá trình phơi ải làm tăng các cation và muối khoáng. Lượng phân dễ tiêu
tăng lên do quá trình khử các muối phôtphat. Lượng NH4+ tăng lên nhờ hoạt đông mạnh
của các vi sinh vật amon hoá. Quá trình phơi ải ở gia đoạn đầu làm giảm lượng ẩm trong
đất tạo thoáng khí giúp hệ sinh vật phát triển mạnh. Nhờ vậy thúc đẩy quá trình phân
giải các chất hữu cơ giải phóng dinh dưỡng vao đất. thoáng khí là điều kiện thuận lợi
cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ...
+ Đồng thời quá trình đổ ải cho nước vào chân ruộng đang khô nỏ sẽ làm cho các viên
đất vỡ ra, giảm thiểu công làm đất, tạo điều kiên thuận lợi cho hệ rễ cây trồng phát triển.
Cày sâu, bừa kĩ (4)
Tác dụng của bừa kĩ:
+ Làm cho đất sau cày vỡ vụn, tơi nhỏ, san bằng được mặt đất.
+ Diệt được cỏ dại, trộn đều phân bón vào trong đất.
2.3.2.2. Kĩ thuật cấy lúa:
Mạ chiêm đào sâu trôn chặt
Mạ mùa vừa đặt vừa đi.
Lúa chiêm thì cấy cho sâu,
Lúa mùa thì gãy cành dây mới vừa.
Chiêm cấy to rẽ, mùa cấy nhỏ con.(2)
Lúa chiêm cấy vào tháng chạp thời tiết lạnh giá nên phải cấy to rẽ và sâu thì rễ
mới phát triển được, lúa mùa cấy vào lúc nóng nên không cần cấy sâu.
Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn(2)
Cấy thưa khóm lúa sẽ có không gian dinh dưỡng tốt nhất nên phát triển và đẻ
nhánh nhiều nên cho nhiều bông, còn cấy dày khóm lúa thiếu không gian dinh dưỡng,
ánh sáng đẻ ít nhánh cho ít bông.
2.3.2.3. Kĩ thuật bón phân.
Không nước , không phân chuyên cần vô ích.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Ruộng không phân như thân không của.(4)

9


Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ
của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây trồng..
Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển
vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông
sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng
suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều.
Phân bón cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo
đất hiệu quả, tăng độ phì nhiêu của đất.
2.3.2.4.Kĩ thuật chọn thời vụ:
Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng. Để
xác định thời vụ gieo trồng căn cứ vào 3 yếu tố sau:
+ Khí hậu
+ Loại cây trồng
+ Thời kì sâu, bệnh
Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng, phát triển và từ
đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó. Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp
cho cây khỏe, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên
đồng ruộng.
Người xưa đã xây dựng lịch thời vụ căn cứ theo kinh nghiệm, vào điều kiện tự nhiên của
từng vùng và quy luật diễn biến khí hậu theo năm để xác định thời vụ cho hợp lý. Thời
vụ cũng đi vào ca dao, tục ngữ một cách tự nhiên để lại kinh nghiệm dân gian và cho tới
tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Gió Đông là trồng lúa chiêm
Gió Bấc là duyên lúa mùa(4)
Gió đông là gió thổi từ biển vào mang theo hơi nước tạo mưa giúp cho cây lúa phát triển
(vụ chiêm vào mùa hè). Gió Bấc (bắc) thổi dịp lúa đang phơi màu, đặc điểm của gió này
thổi nhẹ sẽ giúp cho lúa có thể thụ phấn tốt đạt năng suất cao (vụ mùa vào muà đông).

Lập Thu mới cấy lúa chiêm
Khác nào hương khói lên chùa cầu con(4)
Mùa Thu thường hay có hiện tượng sương sa, nắng gắt và hay xảy ra các hiện tượng thời
tiết cực đoan nên cây lúa khó sinh trưởng, hay nhiễm sâu bệnh.
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng cà
Tháng ba tra đỗ(2)
2.3.2 5. Dự báo thời tiết:
Ngày xưa khi chưa hề có một phương tiện kỹ thuật nào tham gia vào quá trình dự
báo về thời tiết thì nhân dân ta chỉ còn một cách ứng xử với những thay đổi của đất trời
10


là dựa vào những kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm ấy phần nhiều được tổng
kết thông qua việc quan sát nhiều lần các hiện tượng tự nhiên. Nó chưa đạt tới sự chuẩn
xác về khoa học nhưng ngày nay vẫn được sử dụng để dự báo thời tiết và cho kết quả
tương đối chính xác.
Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng
Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc
sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế
mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm
được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất
nắng đẹp, nắng to. Ngược lại, vào những hôm trời vắng sao, nghĩa là sao thưa, sao ít, lại
thêm trời âm u, nhiều mây thì đó là hiện tượng cho biết trời sáp có mưa. Và như thế
người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình. Câu tục ngữ
này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời ở vào lúc mà hè.
Ngoài ra, còn nhiều câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự như:
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Chớp đông nhay nháy, gà gáy là mưa(4)

Để dự báo thời tiết, người xưa không chỉ nhìn trời, nhìn mây mà còn dựa trên qui
luật hoạt động của một số loài côn trùng, động vật như: chuồn chuồn, kiến, ếch, chim...
Ếch kêu uôm uôm, ao chum đầy nước.
Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới.
Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao.
Từ thời xa xưa, mỗi khi người ta thấy kiến lũ lượt tha nhau rời khỏ tổ y như rằng
sau đó thời tiết có sự thay đổi, nhất là khi có mưa bão. Lý do là vì trong cơ thể kiến có
bộ phận nào đó có khả năng cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết. Ngoài kiến còn có
nhiều loài côn trùng khác cũng có khả năng đặc biệt như chuồn chuồn. Chỉ cần nhìn vào
cách chúng bay là có thể đoán được trời nắng hay mưa. Hiện nay, khoa học chưa thể lý
giải được tại sao có những loài lại "nhạy" với sự thay đổi của thời tiết, có loài thì không.
Đây là đặc tính sinh học của loài. Nhìn vào độ bay cao hay thấp của chuồn chuồn và
nhiều loài chim mà người ta có thể biết được thời tiết tốt xấu thế nào. Chúng bay càng
thấp thì thời tiết càng xấu, có thể xảy ra mưa lớn hoặc bão.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Trên cơ sở sưu tầm ca dao, tục ngữ chúng ta có thể sử dụng theo nhiều cách khác
nhau nhằm khai thác thác được kiến thức, sử dụng với nhiều mục đích ở các khâu lên
lớp khác nhau và nhất là đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học – lấy
người học làm trung tâm.
Giáo viên sử dụng các câu ca dao, tục ngữ trên như sau:
11


+ Dùng câu ca dao tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến thức
+ Dạy phần kiến thức xong sau đó đọc câu ca dao để khắc sâu kiến thức để học sinh dễ
nhớ.
Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành của học sinh giáo viên có thể yêu cầu
học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ có liên quan, ý nghĩa gần tương tự như
câu ca dao mà giáo viên cung cấp.
Học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao có liên quan đến

bài mới.
2.4. Kết quả đạt được
- Sau một quá trình sưu tầm và tìm hiểu ý nghĩa của ca dao, tục ngữ cả giáo viên
và học sinh đều có một niềm tự hào khi là thế hệ con cháu của dân tộc mà cuộc sống
gian khổ của họ lại được nghệ thuật hóa thành những câu ca dao, tục ngữ dễ nhớ, dễ
nghe, dễ hiểu, dễ truyền miệng cho nhau.
- Bằng cách lồng ghép sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy trong môn Công
nghệ 10 đã làm cho bài học tăng tính sinh động, tạo hứng thú cho học sinh nên học sinh
khắc sâu được kiến thức đã học. Ngoài ra, với việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy
học góp phần làm giàu thêm vốn kiến thức về ca dao, tục ngữ Việt Nam cho học sinh.
- Góp phần hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kì hội nhập, giúp các em
biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới đồng thời biết kế thừa nét văn hóa độc
đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam với tinh thần “Hòa nhập, không hòa tan”. (5)
- Kết quả áp dụng thực tế tại trường THPT Thường Xuân 2
- Sau khi dạy các tiết học có sử dụng ca dao, tục ngữ để đặt vấn đề giao nhiệm vụ
học tập cho học sinh hoặc sử dụng để củng cố kiến thức, chúng tôi tổ chức kiểm tra 15
phút.
Bài kiểm tra gồm một số câu hỏi tự luận khách quan như sau:
Câu 1: Tác dụng cụ thể trong việc cày, bừa, phơi đất, ngâm đất trong việc diệt mầm
mống sâu bệnh và nâng cao độ phì nhiêu cho đất?
Câu 2: Để hạn chế ảnh hưởng của sâu, bệnh hại vì sao người ta khuyến cáo nông dân
phải gieo trồng đúng thời vụ?
- Chấm bài kiểm tra.
- Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm, phân loại theo 3 nhóm:
+ Nhóm khá, giỏi có các điểm 7, 8, 9, 10.
+ Nhóm trung bình có các điểm 5, 6.
+ Nhóm yếu kém có các điểm dưới 5.
- Xử lí số liệu.
- So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Kết luận

12


Kết quả thực nghiệm
Trên cơ sở điểm kiểm tra chúng tôi lập các bảng phân phối sau:
Bảng 1: Bảng thống kê số điểm kiểm tra của học sinh khối 10:
Lớp
Tổn Số học sinh đạt điểm
1
2
3
4
5
6
7
g số 0

8

9

Đối
39
0
0
0
3
4
11
10

5
6
1
chứng C1
Thực
39
0
0
0
0
1
4
7
9
10 8
nghiệm
C3
Bảng 2: Bảng thống kê tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình, khá giỏi.
Số % học sinh
Lớp
Tổng số
Yếu kém
Trung bình
Khá giỏi
Đối chứng
39
17.94%
53,85%
28,21%
Thực nghiệm

39
2,56%
28,2%
69,24%

3. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
13

1
0
0
0


Qua quá trình sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ để giảng dạy một số kiến thức
kĩ thuật nông nghiệp ở chương 1 – Công nghệ 10 tôi nhận thấy đạt được 1 số kết quả
sau:
1. Sử dụng ca dao, tục ngữ dạy học với phương pháp nào (minh họa, vấn đáp tìm tòi,
phát vấn, củng cố ...) đều có hiệu quả.
2. Ca dao, tục ngữ được sử dụng ở tất cả các khâu lên lớp như kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề
cho bài học mới, dạy kiến thức mới, kiểm tra đánh giá, củng cố nội dung kiến thức đều
cho thấy có hiệu quả hơn với phương pháp truyền thống.
3. Nhận từ phản hồi của học sinh, học trên cơ sở phân tích ý nghĩa các câu ca dao, tục
ngữ kiến thức được hình thành một cách chủ động, dễ thuộc, kiến thức bài học có hệ
thống và rất khoa học, học sinh có khả năng nhớ lâu kiến thức hơn.
4. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học đã được tôi sử dụng trong một khoảng
thời gian dài và thấy có hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh
trong quá trình học, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học và ứng
dụng kĩ thuật dạy học mới.

5. Việc sử ca dao, tục ngữ trong dạy học được sử dụng với phương pháp trên bước đầu
giúp học sinh tiếp cận với dạy học theo chủ đề mà Bộ giáo dục đang xây dựng.
6. Hơn hết, kết quả của việc dạy học bằng ca dao, tục ngữ không chỉ để giúp học sinh
rèn luyện được phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp
tác mà trên hết học sinh đã có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học vào việc
giải quyết các tình huống cụ thể ở gia đình, địa phương.
7. Tuy nhiên, dạy học bằng ca dao, tục ngữ đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích
ngôn ngữ và cả những hiểu biết thực tế nhất định nên khi áp dụng ở trường THPT
Thường Xuân 2 với mặt bằng chung về nhận thức thì phương pháp này chỉ phát huy hiệu
quả cao ở các lớp định hướng C còn ở các lớp đại trà hiệu quả còn hạn chế.
3.2. ĐỀ NGHỊ
Trên đây là những kết quả đạt được của chủ quan cá nhân tôi, trong môi trường
dạy học cụ thể là Trường THPT Thường Xuân 2, trong một khoảng thời gian dài nhưng
chưa được áp dụng thường xuyên và đều ở tất cả các tiết học, những câu ca dao, tục ngữ
chủ yếu được sưu tầm trên mạng interrnet và sách giáo khoa phổ thông nên chắc chắn
không tránh khỏi những điều chưa chuẩn xác về câu từ. Kính mong, các đồng nghiệp,
những người có chuyên môn đánh giá và đóng góp ý kiến để hoàn thiện đề tài này, để nó
được áp dụng rộng rãi hơn.

Xác nhận của hiệu trưởng

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày tháng 5 năm 2018
14


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Phạm Thị Huệ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


(1). Luật giáo dục – 2001.
(2). Vũ Ngọc Phan: tục ngũ ca dao dân ca Việt Nam. NXB khoa học xã hội, 1998.
(3). Sách giáo khoa Công nghệ 10. NXB giáo dục, năm 2006.
(4). Nguồn internet.
(5). Nghị quyết TW 5 khóa VIII: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.

PHỤ LỤC
16


GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Bài 15: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY
TRỒNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Biết được sâu, bệnh hại xuất hiện trên đồng ruộng là do đâu.
- Biết được sâu, bệnh hại chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như thế nào.
- Hiểu được điều kiện cần và đủ để sâu, bệnh hại phát triển thành dịch.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Đề xuất được 1 số biện pháp kĩ thuật nhằm ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của sâu,
bệnh hại cây trồng.
3. Về thái độ:
Nhận thức đúng đắn về tác hại của sâu, bệnh từ đó chủ động phòng trừ.

4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến kĩ
thuật: cày bừa, chọn lịch thời vụ.
VD: Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
Cày ải hơn vãi phân
Cày ải, ngâm dầm
Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân
Gió Đông là trồng lúa chiêm
Gió Bấc là duyên lúa mùa
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng cà
Tháng ba tra đỗ
- Sơ đồ về điều kiện cần và đủ để sâu, bệnh phát triển thành dịch.
- Giáo án lên lớp, các tài liệu có liên quan tới nội dung bài học.
- Phiếu học tập
Yếu tố
1. Nhiệt độ

Ảnh hưởng
17

Biện pháp kĩ thuật



2. Độ ẩm kk và lượng mưa
3. Đất đai
4. Giống và chế độ chăm sóc
- Tổ chức hoạt động nhóm
2. Học sinh:
- Học sinh sưu tầm và tìm hiểu ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ về kĩ thuật cày
bừa, lựa chọn lịch gieo trồng.
- Chuẩn bị nhộng sâu, lá cây có trứng sâu.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 5p
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nguồn sâu, bệnh hại
1. Mục tiêu: Trình bày được các nguồn sâu bệnh hại và các BPKT để nhăn chặn, triệt
tiêu các nguồn sâu bệnh hại đó.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp tìm tòi
3. Phương tiện dạy học: SGV, GA, thước kẻ...
Hoạt động của GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
I.Nguồn sâu, bệnh hại:
CH1: Sâu, bệnh hại có mặt trên đồng - Nguồn sậu bệnh hại có sẵn trên đồng
ruộng từ những nguồn nào?
ruộng: trứng, nhộng, bào tử, cỏ, tàn dư
CH2: muốn ngăn chặn nguồn sâu, bệnh cây trồng.
hại trên đồng ruộng cần phải làm gì? - Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu,
Tác dụng của các biện pháp đó?(học bệnh.
sinh dựa vào ý nghĩa của một số câu ca → Cày, bừa, ngâm đất, phơi đất, phát
dao, tục ngữ về kĩ thuật cày bừa để giải quang bờ ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng,
thích tác dụng biện pháp)

xử lí và sử dụng cây trồng sạch bệnh.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Theo dõi sách giáo khoa, suy nghĩ
trả lời câu hỏi
- GV: Quan sát, nhắc nhở thái độ, hoạt
động học tập của học sinh
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Yêu cầu một số HS trình bày câu trả
18


lời, yêu cầu HS khác bổ sung, nhận xét...
- HS: Trả lời câu hỏi, các học sinh khác
lắng nghe, bổ sung
Trình bày
Bước 4. Phương án KTĐG: Hỏi- Đáp
Hoạt động 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây
trồng.
1. Mục tiêu: - Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát sinh và phát triển của
sâu, bệnh, hại.
- Đề ra được các BPKT nhằm khống chế sự phát sinh và phát triển của sâu
bệnh, hại
- Nêu ra được các BPKT tác động để
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
3. Phương tiện dạy học: SGV, GA, thước kẻ...
Hoạt động của GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm II. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển
vụ
của sâu, bệnh hại:

Gv chia lớp thành 4 nhóm, tổ 1. Nhiệt độ môi trường:
chức cho HS hoạt động nhóm - Sâu hại là động vật biến nhiệt→ T0 quyết định hoạt
để hoàn thành phiếu học tập động sống của sõu hại.
và trả lời một số câu hỏi sau:
- Mỗi loài sâu, bệnh hại có 1 phạm vi giới hạn về nhiệt
CH1: Để tránh sự ảnh độ
hưởng của sâu bệnh hại do VD: Sâu cắn gié lúa
các yếu tố thời tiết các
19-230C: nhiệt độ tối thích
chuyên gia khuyến cáo phải
≥350C: giới hạn trên
gieo trồng đúng thời vụ. Vì
2. Độ ẩm không khí và lượng mưa:
sao?(HS sử dụng ý nghĩa của
- Quyết định lượng nước có trong cơ thể côn
các câu ca dao, tục ngữ về
trùng→ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng, phát dục và
mùa vụ để giải thích)
hoạt động của sâu, bệnh.
CH2:Tại sao bón nhiều phân
- Ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng thức ăn→quyết
đạm cây lúa dễ mắc bệnh đạo
định đến số lượng sâu, bệnh.
ôn, bạc lá?(HS sử dụng các
3. Đất đai:
câu ca dao, tục ngữ về tác
- Chất dinh dưỡng trong đất → sức đề kháng của cây
dụng của phân bón để giải
trồng→sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh.
thích)

VD: Đất giàu mùn, đạm – đễ mắc bệnh đạo ôn.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Đất chua – dễ mắc bệnh tiêm lửa.
- HS: Theo dõi sách giáo
4. Giống và chế độ chăm sóc:
khoa, suy nghĩ trả hoàn thành
19


phiếu
- GV: Quan sát, nhắc nhở thái
độ, hoạt động học tập của học
sinh
Bước 3. Thảo luận, trao đổi,
báo cáo
- GV: Yêu cầu một số HS
trình bày câu trả lời, yêu cầu
HS khác bổ sung, nhận xét...
- HS: Trả lời câu hỏi, các học
sinh khác lắng nghe, bổ sung
Trình bày
Bước 4. Phương án KTĐG:
Hỏi- Đáp
GV tổng kết cho HS ghi kết
luận.

- Sử dụng hạt giống, cây con sạch bệnh→ngăn chặn
dược sâu, bệnh hại.
- Cây trồng được chăm sóc tốt→hạn chế sự phát triển
của sâu, bệnh.


Hoạt động 3: Điều kiện phát sinh, phát triển thành dịch của sâu, bệnh hại cây trồng.
1. Mục tiêu: - Trình bầy được những điều kiện cần và đủ để sâu bệnh hại có thể phát
triển thành dịch
- Đề ra được các BPKT để nhăn chặn không cho sâu, bệnh hại phát triển
thành dịch.
- Nêu ra được các BPKT tác động để
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hoạt động cá nhân, Vấn đáp tìm tòi.
3. Phương tiện dạy học: SGV, GA, thước kẻ...
Hoạt động của GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
III. Điều kiện phát sinh, phát triển
CH1: Để sâu, bệnh phát triển thành dịch cần hội thành dịch của sâu, bệnh:
tụ đầy đủ những yếu tố nào?
Để sâu, bệnh hại phát triển
CH2: cần tác động vào các yếu tố đó như thế thành dịch phải hội tụ đầy đủ 3
nào để phòng ngừa sau, bệnh phát triển thành yếu tố:
dịch?
1. Có mầm sâu, bệnh
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
2. Điều kiện ngoại cảnh thích hợp
- HS: Theo dõi sách giáo khoa, suy nghĩ trảlời cho sâu, bệnh
câu hỏi
3.Cây trồng mẫn cảm với sâu,
- GV: Quan sát, nhắc nhở thái độ, hoạt động học bệnh.
tập của học sinh
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
20



- GV: Yêu cầu một số HS trình bày câu trả lời,
yêu cầu HS khác bổ sung, nhận xét...
- HS: Trả lời câu hỏi, các học sinh khác lắng
nghe, bổ sung
Trình bày
Bước 4. Phương án KTĐG: Hỏi- Đáp
IV.: Củng cố: 3p
Phân tích mối quan hệ của 3 yếu tố cần và đủ để sâu, bệnh hại phát triển thành dịch.
V. Rút kinh nghiệm:
1. Về nội dung
2. Về phương pháp
3. Về phương tiện
4. Về thời gian
5. Về học sinh

21



×