Sử dụng ca dao ,tục ngữ, thành ngữ trong giảng dạy bộ môn sinh học
ở trường thcs phúc thành –yên thành –nghệ an-việt nam
PHẦN I :NHẬN THỨC CŨ VÀ TÌNH TRẠNG CŨ.
Từ trước đến nay, đa phần học sinh đều cho rằng các bộ môn thuộc Khoa học tự
nhiên trong đó có bộ môn Sinh học thường là khô khan, khó hiểu. Điều này gây
ảnh hưởng không nhỏ tới việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và
học bộ môn. Một thực trạng dễ thấy là ở học sinh, đặc biệt là những em có học lực
từ trung bình trở xuống thường rất khó tập trung trong giờ học bộ môn. Vấn đề đặt
ra là giáo viên phải không ngừng tìm tòi mọi phương pháp, cách thức để khơi dậy
sự hứng thú, nhiệt tình học tập của học sinh nếu không tiết dạy sẽ trở nên nhàm
chán, khó có được sự thành công. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy phần
lớn giáo viên bộ môn khi dạy chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà ít chú
trọng đến khâu liên hệ thực tế tạo cảm hứng cho học sinh, nếu có thì cũng chỉ là
đưa ra những ví dụ mang tính hàn lâm. Chúng ta đều biết rằng ngoài hệ thống tri
thức mang tính khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri
thức bộ môn còn được thể hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông
chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Thế
nhưng trên thực tế việc vận dụng hệ thống kinh nghiệm này trong dạy và học bộ
môn còn ít được quan tâm. Vì thế khi học sinh tiếp xúc với những vấn đề mang
tính thực tế học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải thích, liên hệ và đặc biệt,
mức độ hứng thú đối với bộ môn là không cao.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, với sự trăn trở tìm giải pháp khơi
dậy sự hứng thú học tập ở học sinh tôi mạnh dạn trình bày ra đây một số kinh
nghiệm của bản thân trong việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào dạy học ở
bộ môn.
phần II. NHẬN THỨC MỚI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI.
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Về mặt khoa học,giáo viên chúng ta ai cũng biết rằng tất cả các môn học
trong nhà trường ít nhiều đều liên quan với nhau, cùng hổ trợ nhau trong việc phát
triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục
đang hướng tới việc đào tạo ra những con người toàn diện, hiểu biết về nhiều mặt
do đó việc khai thác mối liên hệ giữa các bộ môn càng cần phải được phát huy.
Cần nhắc lại rằng sinh học không chỉ liên quan mật thiết với các bộ môn thuộc
khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa mà còn gắn bó với các bộ môn thuộc khoa
học xã hội như Văn, Giáo dục công dân Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác
mối liên hệ đó như thế nào, đảm bảo tính tích hợp trong quá trình dạy học ra làm
sao để nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy. Qua thực tế giảng dạy ở đơn vị tôi thấy,
1
nếu giáo viên biết kết hợp giữa kiến thức bộ môn với những câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ thì bài học sẽ hay hơn, sinh động hơn rất nhiều. Lý do giải thích cho vấn
đề này đó là những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ngoài việc ôn lại cho học sinh
kiến thức văn học còn giúp học sinh giải thích những kinh nghiệm mà cha ông ta
đã đúc kết qua nhiều thế hệ trên cơ sở khoa học. Hơn thế nữa đó lại là những vấn
đề hết sức gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh nên dễ tạo được cảm
xúc, hứng thú để học tập.
B. QUÁ TRÌNH SƯU TẦM VÀ VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH
NGỮ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS PHÚC THÀNH.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn ở trường THCS tôi đã sưu tầm được một số
câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ và đã sử dụng chúng trong một số bài dạy ở các
khối 6, 7, 8, 9 và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để
cùng trao đổi với quý vị thầy cô cùng bạn bà đồng nghiệp.
1) “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu ca dao rất quen thuộc mà hầu như ai cũng đã từng biết, từng
nghe. Chúng ta có thể sử dụng câu ca dao này trong bài 27- Sinh học 6.( Sinh sản,
sinh dưỡng do người). Ngoài việc giúp học sinh nhớ lại nghĩa bóng của câu ca dao
là khi sử dụng thành quả hôm nay cần biết ơn những người đã tạo ra nó chúng ta
còn có thể khai thác mục 1 (Giâm cành) hoặc phần cũng cố bằng cách khai thác
nghĩa đen của nó. Câu hỏi: Người ta trồng khoai bằng dây ở đây là hình thức sinh
sản sinh dưỡng nào? Học sinh có thể dễ dàng nhận biết đây là hình thức dâm cành.
2) “ Rừng vàng, biển bạc”
Với câu thành ngữ này giáo viên có thể sử dụng chúng làm lời dẫn khi bước sang
chương I X ( Sinh học 6- Vai trò của thực vật)Trước hết giáo viên nêu câu thành
ngữ và hỏi: Tại sao người ta lạn nói như vậy? Để tìm hiểu chúng ta sẽ đi vào
chương I X- Vai trò của thực vật. Chúng ta cũng có thể sử dụng nó trong các bài từ
bài 46 đến bài 48 Sinh học 6 ở phần cũng cố bằng câu hỏi tương tự. Với câu thành
ngữ này học sinh sẽ đễ dàng tiếp cận với vai trò của rừng nói riêng và thực vật nói
chung trong các bài học. Đặc biệt ở bài 58- “ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên” và bài 60 “ Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái” ở Sinh học 9. Với bài này ta có
thể sử dụng câu thành ngữ này trong mục 3- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên.Với bài 60 ta sử dụng trong mục II- “ Bảo vệ các hệ sinh thái rừng” và mục
II- “Bảo vệ hệ sinh thái biển” với cùng một câu hỏi: Tại sao nói rừng là vàng, biển
là bạc? Qua đó yêu cầu học sinh nêu rỏ vai trò của rừng, của biển đối với tự nhiên
và đời sống con người từ đó nâng cao ý thức cho học sinh trong việc sử dụng hợp
lí và bảo vệ tài nguyên rừng và biển.
3. “ Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”
2
Với câu tục ngữ này thì chúng ta có thể sử dụng ở bài 50- Vi khuẩn ( Sinh
học 6). Quá trình đó giáo viên có thể đưa câu hỏi: Vì sao người ta lại nói không có
lân, không có vôi thì thôi trồng lạc? Lưu ý, đây là câu hỏi khó đối với học sinh nên
giáo viên cần phải gợi ý. Chẳng hạn: Vì sao người ta không nói là không đạm?
Phải chăng cây lạc có khả năng cố định đạm? Từ đó dẫn dắt học sinh đến vai trò
của vi khuẩn cố định đạm cộng sinh với rễ cây họ đậu nên lượng đạm cần bón ít
hơn nhưng lân và vôi thì không thể thiếu được. Với câu tục ngữ này chúng ta cũng
có thể đưa vào phần cũng cố bài học.
4) “ Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”
Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm bắt rươi của người dân vùng sông
nước lợ. Khi dạy bài 17(Một số giun đất khác và đặc điểm chung của ngành giun
đất. Sinh học 7), trong mục I- Một số giun đất thường gặp- SGK có đưa đại diện là
rươi. Để sinh động hơn cho bài dạy, khi dạy đến mục này giáo viên có thể sử dụng
câu tục ngữ này với câu hỏi: Câu tục ngữ đề cập đến vấn đề gì? Với việc sử dụng
câu tục ngữ này chắc chắn giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc làm cho học sinh
hiểu: Tháng chín vào ngày 20 và tháng mười và ngày mồng năm (âm lịch) thì Rươi
xuất hiện nhiều bởi lẽ đây là giai đoạn chúng kết đôi để sinh sản.
5) “ Tôm chạng vạng, cá rạng đông”
Đây là câu tục ngữ mà chúng ta có thể sử dụng khi dạy bài 22- Tôm sông
(Sinh học 7) ở mục II- Dinh dưỡng hoặc có thể đưa vào phần củng cố bài học với
câu hỏi: Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Vì sao tôm lúc chạng vạng. cá lúc
rạng đông? Học sinh sẽ dựa vào kiến thức ở mục II để trả lời. Giáo viên hướng dẫn
thêm: đây là kinh nghiệm đánh bắt tôm, cá của người dân, tôm có tập tính kiếm ăn
vào lúc chập tối (chạng vạng), còn đa số loài cá thì kiếm ăn vào lúc hửng sáng.
6) “ Ngang như cua”
Câu thành ngữ này về nghĩa bóng nói đến tính cách của những người ngang
ngạnh, ương bướng. Khi dạy bài 24- Sinh học 7- ta có thể sử dụng để giải thích
cách di chuyển của loài cua. Rỏ ràng đây củng là cách gây hứng thú cho học sinh
trong giờ học.
7) “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Chương trình Sinh học 7 trong bài 27- “ Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu
bọ” có đề cập đến chuồn chuồn. Khi dạy ta nên đưa câu tục ngữ này vào để học
sinh có thể thấy được tập tính hoạt động của chuồn chuồn trong mối tương quan
với thời tiết. Điều này còn giúp học sinh có thói quen liên hệ kiến thức bài học với
thực tế cuộc sống xung quanh.
8) “Ngư ông lặn ngụp như cóc bôi vôi”
3
Câu thành ngữ này chế diễu người ngư dân mà không biết lặn nhưng nó lại
đè cập đến đặc điểm sinh học của loài cóc. Khi dạy về hệ hô hấp của ếch đồng,
giáo viên có thể đưa câu thành ngữ này vào và hỏi học sinh: Cóc ( hoặc ếch) bôi
vôi thì sẽ dẫn tới hậu quả gì? Sau đó dẫn dắt học sinh trả lời: Cóc hô hấp chủ yếu
qua da, nếu bôi vôi lên da thì khi xuống nước nó sẽ không thở được và phải trồi lên
mặt nước và sau một thời gian nó có thể chết. Điều này vừa giúp học sinh hiểu về
câu thành ngữ vừa có thể khắc sâu được nội dung bài học liên quan.
9) “ Nước mắt cá sấu”.
Khi nói về người có tâm địa giã dối, ngoài mặt thì làm ra vẽ xót thương
nhưng trong lòng thì hả hê cha ông ta đã đúc kết bằng câu thành ngữ trên. Ta có
thể vận dụng nó vào việc dạy bài 40- “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát”
( Sinh học 7). Để khai thác giáo viên có thể hỏi: Câu thành ngữ này muốn nói điều
gì? Cá sấu khóc có tác dụng gì?. Sau đó giáo viên dẫn dắt học sinh đến câu trả lời:
Cá sấu bài tiết nước mắt nhăm thải bớt lượng muối trong cơ thể. Đây là một trong
những cách mà học sinh có thể khắc sâu lĩnh vực kiến thức này.
10) “ Nói như nước đổ đầu vịt”
Đây cũng là một câu thành ngữ quen thuộc để chỉ những người chậm tiếp
thu, bày dạy bao nhiêu cũng chẳng thu nhận được gì giống như nước đổ lên đầu
vịt. Trong chương trình Sinh học 7 ở bài 44- Đa dạng và đặc điểm chung của lớp
chim- có đề cập đến loài vịt. Khi dạy bài này giáo viên đưa câu thành ngữ này vào
với cách dẫn dắt: Câu thành ngữ này nói lên điều gì? Em tiếp thu được kiến thức
nào ở môn sinh học qua câu thành ngữ trên? Quá trình đó sẽ giúp học sinh dễ dàng
tiếp thu được nội dung: ở vịt có tuyến phao tiết chất nhờn, khi rỉa lông sẽ làm cho
lông nó thêm mượt và không thấm nước, điều này giúp nó bơi lặn dưới nước mà
không bị ướt. Vậy là câu thành ngữ trên đây cũng chính là một nội dung kiến thức
cần truyền tải.
11) “ Nhát như thỏ đế ”.
Đây cũng lại là một câu thành ngữ về khía cạnh nghĩa bóng thì muốn ám
chỉ tính cách nhút nhát của một người nào đó nhưng về khía cạnh sinh học lại cho
chúng ta biết về một tập tính của loài thỏ. Chúng ta có thể đưa câu thành ngữ này
vào bài 46- “ Thỏ” ( Sinh học 7) với mục đích khắc sâu cho học sinh: loài thỏ
thường có tập tính ẩn náu trong hang, trong bụi rậm để trốn tránh kẻ thù, chỉ cần có
tiếng động nhẹ là nó sẽ lập tức bỏ chạy ngay.
12) “ Hôi như chuột chù”
Với câu này giáo viên có thể sử dụng tương tự như câu 11 trên đây. Ở bài
50- Đa dạng của lớp thú ( Sinh học 7) giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao lại nói “Hôi
như chuột chù” ? Học sinh có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi này là vì chuột chù
có tuyến hôi ở hai bên sườn.
13) “ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”
4
Câu thành ngữ này có ở câu hỏi 2, bài 25- “Tiêu hóa ở khoang miệng”(sinh
học 8). Ở cuối bài học, trong phần củng cố giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi:
Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ, sau đó hướng học
sinh vào nội dung câu trả lời: khi ăn, nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao,
cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
14) “Ăn có chừng, dùng có mực”
Về mặt sinh học câu thành ngữ này có liên quan đến vấn đề tiêu hóa mà bài
30- “Vệ sinh tiêu hóa” ( Sinh học 7) có đề cập đến.Khi sử dụng câu thành ngữ này
vào bài học giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu thành ngữ trên muốn nói điều gì?
Vấn đề sinh học nào được đưa ra ở đây? Học sinh có thể dễ dàng dựa vào nội dung
của chương nói về tiêu hóa để trả lời. Sau đó giáo viên có thể chốt lại vấn đề: Sự
hấp thụ chất dinh dưỡng của con người là có giới hạn và còn phụ thuộc vào độ
tuổi, giới tính, nghề nghiệp do đó việc ăn uống phải có điều độ, không dè sẻn
nhưng cũng không được xa hoa lảng phí.
15) “ Có thực mới vực được đạo”
Với câu thành ngữ này chúng ta có thể sử dụng vào mục I, bài 24- “Tiêu
hóa và các cơ quan tiêu hóa” (Sinh học 8). Sau khi nêu câu thành ngữ này giáo
viên có thể hỏi: Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ này? Vấn đề sinh học nào
được đề cập ở đây? Chắc chắn học sinh có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi này,
sau đó giáo viên chốt lại vấn đề và nhấn mạnh vai trò của việc ăn uống.
16) “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Chúng ta có thể áp dụng câu thành ngữ này vào chương Tiêu hóa (Sinh học
8). Tùy thuộc vào khả năng liên hệ của giáo viên mà đưa vào bài cụ thể. Giáo viên
có thể dẫn dắt bằng cách yêu cầu học sinh giải thích câu thành ngữ này trên cơ sở
khoa học sau đó hướng học sinh tới nội dung vấn đề: Khi đói cơ thể thiếu hụt năng
lượng nên chỉ cần một lượng nhỏ thức ăn cũng là rất quan trọng nhưng khi no dù
có nhiều thức ăn cũng không cần thiết vì cơ thể không thể hấp thu được. Chính
điều này giúp học sinh khắc sâu thêm sự cần thiết phải ăn uống hợp lý.
17) “ Cái răng cái tóc là vóc con người”
Khi dạy bài 20- “ Vệ sinh tiêu hóa”(Sinh học 8) ở mục II “ Bảo vệ hệ tiêu
hóa khỏi các tác nhân độc hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả” , giáo viên đưa
câu thành ngữ này vào và giải thích: Từ xa xưa ông cha ta đã nhận định cái răng,
cái tóc tạo nên vẽ đẹp của con người nhất là người phụ nữ. Vậy để có bộ răng đẹp,
khỏe thì chúng ta phải làm gì? Với câu hỏi này giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đến
các biện pháp vệ sinh răng miệng.
18) “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
Đây là câu tục ngữ mà ta có thể đưa vào Bài 30- Sinh học 8. Giáo viên dẫn
dắt: Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta điều gì? Sau đó hướng dẫn học sinh đi
đến kết luận: Nhà sạch tạo cảm giác mát mẽ, bát đũa sạch dễ tạo cảm giác ngon
5
miệng. Vì vậy rất cần thiết chúng ta phải chú ý đến việc chăm lo vệ sinh nơi ăn
chốn ở. Như vậy chỉ với câu tục ngữ chúng ta vừa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
bài học vừa giáo dục ý thức vệ sinh cho học sinh.
19) “ Ăn chín uống sôi”
Với câu thành ngữ này chúng ta có thể sử dụng tương tự như ở câu 18 trên
đây ở bài 30- sinh học 8. Giáo viên đặt câu hỏi: “ Ăn chín uống sôi” có tác dụng
gì? Học sinh dễ dàng trả lời được rằng nó giúp hạn chế được tác hại của vi khuẩn,
vi rút, trứng giun sán xâm nhập và cơ thể và đây cũng là một trong những bện pháp
vệ sinh hệ tiêu hóa.
20) “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
Với câu tục ngữ này giáo viên nên sử dụng trong việc cũng cố bài 33- “
Thân nhiệt” – sinh học 8. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích câu tục ngữ
này, nếu học sinh gặp khó khăn thì giáo viên có thể hướng dẫn: Trời nóng, lượng
mồ hôi thoát ra nhiều hay ít? Lượng nước trong cơ thể thay đổi như thế nào? Khi
trời mát mẽ quá trình chuyển hóa của cơ thể tăng hay giảm? Từ đó hướng học sinh
đến kết luận: Khi trời nóng nước trong cơ thể bị mất nhanh để giảm nhiệt làm cơ
thể thiếu nước do đó ta cảm thấy mau khát. Ngược lại khi trời mát mẽ quá trình
chuyển hóa trong cơ thể tăng nên ta mau đói.
21) “ Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”
Đây cũng là câu tục ngữ chúng ta có thể sử dụng trong bài 33- “ Thân
nhiệt”. Giáo viên hỏi: Làm nhà hướng nam có tác dụng gì? Sau đó hướng học sinh
đến câu trả lời: nhà hướng nam tránh được ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hướng
nam có nhiều gió vào mùa hè( gió Đông- Nam) nên thoáng mát, còn về mùa đong
thì tránh được gió Đông Bắc.
22) “ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Về nghĩa bóng, câu ca dao trên diễn tả nỗi vất vả, khó nhọc của người nông
dân nhưng vẫn lạc quan, yêu đời. Khi dạy bài “ Thân nhiệt”” lớp 8 giáo viên đưa
câu ca dao này vào phần cũng cố hoặc vào mục II- Sự điều hòa thân nhiệt. Giáo
viên yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên cơ sở khoa học. Giáo
viên dẫn dắt: Thời tiết buổi trưa như thế nào? Mồ hôi thánh thót nghĩa là gì? Sau
đó hướng vào kết luận: Thời tiết buổi trưa nắng nóng, thêm vào đó ở ruộng cày có
nước nên độ ẩm cao, mồ hôi thoát ra từ cơ thể không bay hơi được nên chảy thành
dòng nhỏ xuống nước nên ta ví như mưa ruộng cày. Câu ca dao này không chỉ giáo
dục học sinh tinh thần lạc quan trong lao động mà còn giúp học sinh giải thích
được các hiện tượng tự nhiên liên quan.
23) “ Nắng tháng ba, chó gà thè lưỡi”
6
Khi dạy bài 40- Thân nhiệt- sinh học 8 ngoài các câu tục ngữ, ca dao, thành
ngữ đã nêu ở trên chúng ta còn có thể sử dụng thêm câu này vào phần cũng cố
hoặc ra bài tập về nhà. Giáo viên yêu cầu: Hãy giải thích câu tục ngữ trên trên cơ
sở khoa học sinh học. Cách dẫn dắt: Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Vấn đề
sinh học nào được nêu ra ở đây? Học sinh có thể trả lời được dựa trên những gì đã
học. Cuối cùng giáo viên chốt lại: Câu tục ngữ muốn nói đến cái nắng gay gắt về
tháng ba làm cho chó gà phải lè lưỡi.Sở dĩ vậy là bởi vì chó, gà không có tuyến mồ
hôi nên khi trời nắng chúng không thể làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách thoát
mồ hôi. Tuy nhiên ở miệng của chúng dưới lưỡi có tuyến nước, khi trời nóng chó,
gà lè lưỡi để bài tiết nước, nước trong miệng làm giảm nhiệt độ cơ thể.
24) “Thịt thối hơn muối bùi ”
Giáo viên sử dụng câu tục ngữ này trong bài 26- “ Tiêu chuẩn ăn uống- cách lập
khẩu phần” ( Sinh học 8). Giáo viên hỏi học sinh: Vì sao người ta nói thịt thối lại
hơn muối bùi? Giáo viên chú ý hướng tới việc giải thích trên cơ sở giá trị dinh
dưỡng của muối và thịt. Đây chính là câu tục ngữ đề cao vai trò dinh dưỡng và
năng lượng của thịt.
25) “ Của không ngon nhà đông con cũng hết”
Tại bài 26- sinh học lớp 8- giáo viên có thể đưa câu tục ngữ này vào để
giúp học sinh nắm bắt vấn đề cần truyền tải một cách dễ dàng hơn. Giáo viên đặt
câu hỏi: Về khía cạnh sinh học câu trên cho chúng ta biết điều gì? Giáo viên có thể
gợi ý: Nhà đông con thì kinh tế gia đình và vấn đề đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
thường như thế nào? Việc quây quần, sum họp thường có tác dụng gì trong vấn đề
ăn uống? Thông qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến kết luận: gia đình
đong con thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các
thành viên nên thường có nhu cầu bổ sung thêm thức ăn. Hơn thế việc sum họp,
quây quần thường có tác dụng kích thích việc lấy thức ăn của các thành viên.
26) “ Trời đánh tránh bữa ăn”
Áp dụng câu tục ngữ này với bài 26( Sinh học 8), giáo viên có thể hỏi: Câu
tục ngữ nhắc ta điều gì? Vì sao lại như vậy? Rõ ràng đây là câu hỏi khó và giáo
viên buộc phải hướng dẫn thêm: Câu này khuyên ta nên giữ tinh thần sảng khoái,
vui vẽ trong bữa ăn bởi chỉ có như vậy thì mới đảm bảo sự ngon miệng, quá trình
tiêu hóa mới diễn ra thuận lợi.
27) “ Chết đi sống lại không dại thì ngây”
Khi dạy bài 27- “Đại não” – giáo viên hỏi học sinh: Giải thích nghĩa đen
của câu trên? Về mặt sinh học, vì sao có hiện tượng đó? Bằng cách này giáo viên
hướng dẫn học sinh đi đến kết luận: những người bị thương hoặc ốm nặng mặc dù
may mắn qua được cơn nguy kịch nhưng thường bị tổn thương về hệ thần kinh và
có thể không được minh mẫn như lúc bình thường. Câu tục ngữ nói về vấn đề ấy
và đó là kinh nghiệm của cha ông từ xưa.
7
28) “ Rượu vào lời ra”
Về mặt nghĩa đen câu tục ngư trên liên quan đến lĩnh vực thần kinh học
được đề cập trong bài 54- sinh học lớp 8.Ở mục III của bài với tiêu đề “ Tránh lạm
dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh”. Trước hết giáo viên yêu
cầu học sinh giải thích câu thành ngữ trên trên cơ sở khoa học. Có thể học sinh gặp
khó khăn, lúc đó giáo viên gợi ý bằng câu hỏi: rượu có tác dụng gì đối với hệ thần
kinh? Tiếp đó giáo viên hướng học sinh đi đến kết luận: Rượu là chất kích thích,
nếu sử dụng nhiều, liên tục nó sẽ làm cho hoạt động của vỏ não bị rối loạn, trí nhớ
kém. Người uống rượu nhiều thường rất hay nói vì võ não bị kích thích, khó kiểm
soát được lời nói và hành động. Dân gian còn nói thêm “ Tửu nhập bất hành lễ”
nghĩa là uống rượu nhiều dẫn đến say thì thường không biết lễ nghĩa là gì nữa.
Việc đưa câu tục ngữ trên vào bài dạy giúp học sinh khắc sâu thêm tác hại của
rượu, đặc biệt là ở tuổi học sinh.
29) “ Dạy con từ thuở còn thơ ”
Trong phần cũng cố của bài 52- “ Phản xạ không điều kiện và phản xạ có
điều kiện” giáo viên nên đưa câu ca dao này vào để học sinh tìm hiểu. Về mặt sinh
học, yêu cầu học sinh nêu được: Muốn có được những thói quen tts( phản xạ có
điếu kiện) thì phải được rèn luyện lâu dài. Dạy con thì phải uốn nắn ngay từ nhỏ để
hình thành các phản xạ tốt. Đó cũng chính là ý nghĩa về mặt sinh học của câu ca
dao này.
30) “ Nữ thập tam, nam thập lục”
Áp dụng đối với bài 58- “ Tuyến sinh dục nam” ( Sinh học 8), giáo viên
nêu câu hỏi: Câu thành ngữ trên muốn nói điều gì? Sau đó giáo viên giải thích để
học sinh hiểu: Thập tam nghĩa là mười ba, thập lục nghĩa là mười sáu, đây là tuổi
dậy thì, tuổi có khả năng sinh sản. Đương nhiên độ tuổi dậy thì còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Ngày nay độ tuổi dậy thì thường là 10- 12 tuổi.
Cũng câu tục ngữ trên ta có thể áp dụng trong bài 30- “ Di truyền học với
con người”. Về khía cạnh khác ta có thể hiểu câu thành ngữ này theo nghĩa: ông
cha ta cho rằng nữ 16, nam 13 là độ tuổi có thể dựng vợ gả chồng. Sau đó giáo
viên hỏi học sinh: Quan niệm trên có còn phù hợp không? Độ tuổi kết hôn theo
quy đinh của pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
31) “ Giỏ nhà ai quai nhà nấy”
Áp dụng trong bài 11- “ Men den và di truyền học”(Sinh học 9) bằng việc
đặt câu hỏi cho học sinh: Câu tục ngữ muốn nói lên điều gì? Sau đó dẫn dắt học
sinh đến câu trả lời: Con cái nhà ai thì mang đặc điểm của nhà đó. Điều này thể
hiện đặc điểm di truyền. Còn có câu tương tự ta có thể vận dụng: “ con nhà tông
không giống lông cũng giống cánh”.
32) “ Cha mẹ sinh con- trời sinh tính”
8
Với câu này ta cũng có thể áp dụng trong mục I của bài trên- “ Di truyền
học”. Giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Giải thích
nghĩa của câu tục ngữ trên về mặt sinh học? Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên
chốt lại: Tính cách của con cái có thể không giống cha mẹ bởi lẽ việc hình thành
nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và về mặt nào đó nó còn liên quan đến sự biến
dị.
33) “ Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”
Đây là câu tục ngữ mà ta có thể sử dụng trong bài 30- Di truyền học với
con người- mục I. Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu: Câu tục ngữ muốn nói
điều gì? Vấn đề sinh học nào được nêu lên ở đây? Dựa vào kiến thức đã học học
sinh có thể giải thích được: Câu nói này của cha ông ta là có cơ sở khoa học, với
ngụ ý rằng trước khi kết hôn chúng ta phải tìm hiểu kĩ đặc điểm sinh học của gia
đình, có mắc các bệnh di truyền hay là các vấn đề khác liên quan Có khi những
biểu hiện sinh học đó không thấy ở người mình muốn lấy nhưng có thể thấy ở thế
hệ con cháu.
34) “ Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến nay mười tám em đà năm con”
Đây là câu ca dao vui mà chúng ta nên đưa vào để làm sinh động thèm cho
tiết học ở bài 30- “ Di truyền học với con người”. Khi dạy đến mục II- Di truyền
học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình-( Sinh học 9) giáo viên đưa câu ca dao
này vào và giải thích: Đây là câu nói về sự vất vả của người phụ nữ trong xã hội
cũ. Qua đó giáo viên hỏi: Việc lấy chồng sớm có hại, có lợi như thế nào? Ngày nay
có nên lấy chồng quá sớm hay không? Vì sao? Chắc chắn với kiến thức đã học học
sinh sẽ trả lời được: Việc lấy chồng sớm là không nên, ngày nay không nên lấy
chống sớm bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, thêm nữa việc sinh
con quá sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe do lúc đó cơ thể chưa phát
triển. Đó cũng chính là cơ sở của việc pháp luật nước ta quy định độ tuổi kết hôn là
20 đối với nam, 18 đối với nữ.
Cũng đề cập đến vấn đề tảo hôn còn có một dị bản khác của câu ca dao:
“ Lấy chồng từ thuở mười ba
Chồng chê tôi bé không cho nằm cùng
Đến khi mười tám đôi mươi
Tôi nằm dưới đất nó lôi lên giường
Một rằng thương hai rằng thương
Bốn cái chân giường gãy một còn ba ”
Để tăng hưng phấn cho quá trình dạy học chúng ta nên đưa vào và đó cũng là hình
thức cũng cố bài tốt nhất.
35)“ Trai anh hùng năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên thủ tiết thờ chồng”
9
Giáo viên có thể đưa câu ca dao này vào phần cũng cố trong bài 30 ( đã nêu ở câu
trên). Giáo viên đặt câu hỏi: Câu ca dao trên đề cập đến quan niệm gì của cha ông
ta ngày trước? Quan niệm đó có còn phù hợp không? Từ đó hướng học sinh đến
câu trả lời: Quan niệm trên hiện nay không còn phù hợp bởi lẽ nó vi phạm nguyên
tắc bình đẳng nam nữ trong đời sống hôn nhân. Một trong những nguyên tắc cơ
bản của chế độ hôn nhân Việt nam là “ Tự nguyện, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng” Về mặt tâm- sinh lý, việc lấy nhiều vợ, nhiều chồng sẽ dẫn đến sự mất
cân bằng xã hội. Hiện nay việc thủ tiết thờ chồng không còn là một điều bắt buộc
nữa.Điều này được hiểu như là một sự giải thoát cho người phụ nữ. Lẽ đương
nhiên sự chung thủy vợ chồng thì bao giờ cũng được đề cao.
36)“ Trời sinh voi sinh cỏ”
Khi dạy bài 48- Quần thể người, ở mục II- Tăng dân số và phát triển xã hội,
giáo viên đưa câu thành ngữ này vào và hỏi: Theo em quan niệm trên ở câu thành
ngữ có hợp lí không? Tại sao? Với kiến thức đã học cũng như hiểu biết thực tế học
sinh có thể phát biểu được: Quan niệm trên là không hợp lí vì với quan niệm trên
hậu quả sẽ là sự gia tăng dân số quá nhanh. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc gia đình. Vì vậy trong việc sinh đẻ số con
sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình và đảm bảo
sự hợp lý với sự phát triển kinh tế xã hội và điều kiện về tài nguyên, môi trường
37)“Tấc đất tấc vàng”
Câu thành ngữ này chúng ta có thể sử dụng trong bài 58- “ Sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên”. Ở mục II- giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại nói
tấc đất tấc vàng? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận: Đất rất quan trọng trong
đời sống con người. Nó là môi trường sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống
con người. Vì vậy chúng ta phải quý đất, sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Qua đây
giáo viên có thể giáo dục học sinh lý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường nói
chung, tài nguyên đất nói riêng.
PHẦN III. SO SÁNH KẾT QUẢ
Qua thực tế giảng dạy ở đơn vị trường THCS Phúc Thành trong một số năm
tôi nhạn thấy: Trong các bài dạy nếu có sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ thì bài
dạy trở nên sinh động hơn rất nhiều, tạo nên hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Những kinh nghiệm, những quan điểm mà cha ông ta đã đúc kết qua ca dao, tục
ngữ, thành ngữ đã kích thích sự tò mò, ham hiểu biết , tạo cho học sinh động lực để
giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ cò giúp cho
học sinh có được kĩ năng liên hệ với thực tế cuộc sống xung quanh mình Ngoài ra
đây còn là giúp học sinh có được cái nhìn sâu sắc hơn về thực tế cuộc sông bởi lẽ
học sinh có điều kiện so sánh, đối chiếu cùng mới.
PHẦN IV. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA.
Trên đây là một vài vấn đề được xem là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã từng
áp dụng tại đơn vị mình công tác. Qua kiểm nghiệm tôi thấy nó khá hiệu quả trong
việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ
10
môn. Tất nhiên quá trình vận dụng thực tế cũng cần tính đến đặc đặc điểm riêng
như sở trường giáo viên, điều kiện học sinh Với bản thân qua quá trình áp dụng
tôi rút ra một số bài học nhỏ sau:
- Sự sinh động của bộ môn phụ thuộc rất nhiều đến sự linh động của giáo viên.
Nếu thực sự đầu tư và biết cách đầu tư cho từng tiết dạy học thì sinh học
không phải là bộ môn khô khan, nhàm chán như nhiều người vẫn nghĩ.
- Việc đưa ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào bộ môn sinh học ngoài việc gây
hứng thú cho học sinh thì xét về mặt xã hội đây còn là biện pháp góp phần
gìn giữ và phát huy một di sản văn hóa mà ông cha ta để lại.
- Khi sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào bài dạy giáo viên cần chú ý một
số điểm:
+ Việc lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ phải phù hợp với nội dung
từng bài học. Tránh lạm dụng để có thể dẫn tới sự lan man, không chủ đích.
+ Về cách sử dụng, giáo viên có thể lồng ghép vào nội dung của bài học hoặc
có thể sử dụng trong phần cũng cố bài học. tất nhiên nếu thời gian không đảm
bảo chúng ta có thể đưa vào phần hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
+ Việc khai thác ca dao, tục ngữ, thành ngữ nếu chỉ muốn liên hệ về mặt sinh
học thì chỉ cần khai thác nghĩa đen, tuy nhiên để đảm bảo tính giáo dục trong
dạy học chúng ta nên kết hợp với việc giải thích cả nghĩa bóng.
+ Trên thực tế có rất nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong ca dao, tục ngữ,
thành ngữ nhưng điều chúng ta đang nói đến là ứng dụng chúng vào dạy học
sinh học vì vậy việc lựa chọn điển hình phải được dưa trên những tiêu chí cụ
thể.
+ Muốn sử dụng có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải thật sự công phu trong việc
sưu tầm, tìm hiểu và hơn hết giáo viên nhất thiết cũng phải có kiến thức nhất
định về mặt văn học.
- Xã hội ngày càng phát triển, văn hóa bên ngoài du nhập vào Việt Nam ngày
càng nhiều văn học truyền miệng phần nào mai một đi trong thế hệ trẻ. Do đó
đây cũng chính là việc chúng ta góp công, góp sức trong việc bảo tồn nền văn
hóa dân tộc.
Trên đây là một vài vấn đề liên quan đến kinh nghiệm dạy học bộ môn mà
tôi mạnh dạn trình bày với mục đích không có gì hơn là được cùng quý thầy cô
cùng bạn bè đong nghiệp trao đổi, tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn. Mặc dù đã rất cố gắng song do trình độ còn có phần hạn chế cũng như vốn
kinh nghiệm còn ít ỏi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cần được
khắc phục. Rất mong nhận được ý kiến phê bình của quý thầy cô để đề tài có sức
thuyết phục hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK sinh học 6 nhà XBGD 2003
2. SGK sinh học 7 nhà XBGD 2004
3. SGK sinh học 8 nhà XBGD 2005
4. SGK sinh học 9 nhà XBGD 2006
12
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
13
PHẦN I. NHẬN THỨC CŨ VÀ TÌNH TRẠNG CŨ.
PHẦN II. PHẦNII. NHẬN THỨC MỚI VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP MỚI
PHẦNII. NHẬN THỨC MỚI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
MỚI
PHẦN IV. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA.
1
1
10
10
14