Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

CHUYÊN ĐỀ: PHÂN DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.86 KB, 32 trang )

Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƢỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: SINH HỌC
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
PHÂN DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Mai
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Tam Dương
Đối tượng: Học sinh lớp 12

MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, các đề thi tuyển sinh đại học – cao đẳng có xuất hiện các
câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến di truyền học quần thể ở mức độ khó và dạng bài tập rất
đa dạng.
Tuy nhiên, sách giáo khoa Sinh học lớp 12 - cơ bản chỉ giới thiệu cách tính tần số
alen, tần số kiểu gen, cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, giao phối gần và quần
thể ngẫu phối. Sách giáo khoa Sinh học lớp 12 - nâng cao, trang 84 (bài 21: Trạng thái
cân bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên), thì nêu ra một công thức tính số loại kiểu
gen trong quần thể là r(r+1)/2. Hệ thống bài tập liên quan đến phần di truyền quần thể rất
cơ bản không đáp ứng đƣợc yêu cầu của đề thi đại học – cao đẳng.
Hiện tại, tôi vẫn chƣa tìm thấy tài liệu tham khảo nào viết một cách hệ thống các
dạng bài tập di truyền quần thể. Ở các trang web nhƣ Thư viện bài giảng điện tử...đã có
rất nhiều câu hỏi, bài tập đƣợc học sinh trao đổi, tuy nhiên đó vẫn chỉ là các bài giải cho
một bài tập cụ thể hoặc những trƣờng hợp nhỏ mà chƣa đầy đủ, khái quát.
Do đó, tôi viết chuyên đề “ Phân dạng bài tập phần di truyền quần thể” nhằm hệ
thống và khái quát hóa các dạng bài tập liên quan đến phần di truyền quần thể, từ đó có
thể giúp học sinh giải đƣợc các dạng bài tập có liên quan một cách dễ dàng, đặc biệt là
trong việc ôn tập chuẩn bị cho các kì thi lớn nhƣ thi đại học và cao đẳng.

153



GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƢỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN: SINH HỌC .............. 153
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 153
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 154
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 155
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................................ 155
I. Khái niệm quần thể: .................................................................................................. 155
II. Các đặc trƣng di truyền của quần thể: ..................................................................... 155
III. Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối : .............................................................. 156
IV. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối ........................................................... 156
B. PHÂN DẠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ .... 158
DẠNG 1. Tính tần số tƣơng đối của các alen............................................................... 158
DẠNG 2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối ....................................................... 159
DẠNG 3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối .................................................. 161
DẠNG 4. Áp dụng định luật Hac đi – Van bec cho một gen gồm nhiều alen ............. 163
DẠNG 5. Xác định số loại kiểu gen tối đa trong quần thể lƣỡng bội và số kiểu giao
phối. .............................................................................................................................. 165
DẠNG 6. Vận dụng định luật Hacđi – vanbec cho bài toán gồm 2 gen nằm trên 2 cặp
NST tƣơng đồng khác nhau .......................................................................................... 171
DẠNG 7. Cấu trúc quần thể ngẫu phối khi chịu tác động của nhân tố chọn lọc tự nhiên
...................................................................................................................................... 172
DẠNG 8. Bài toán liên quan đến nhân tố đột biến ....................................................... 175
DẠNG 9. Bài toán liên quan đến nhân tố di – nhập gen: ............................................. 176
DẠNG 10. Bài tập xác suất phần di truyền quần thể .................................................. 177
DẠNG 11. Ứng dụng di truyền quần thể giải toán di truyền ....................................... 179
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 184

154



Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Khái niệm quần thể:
Là một tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác
định, tồn tại qua thời gian nhất định, có thể giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau (quần thể
giao phối).
II. Các đặc trưng di truyền của quần thể:
- Mỗi quần thể có vốn gen đặc trƣng. Vốn gen là tất cả các alen của tất cả các gen
có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
- Vốn gen thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
+ Tần số alen của 1 gen = tỉ lệ giữa số lƣợng alen đó/tổng số các loại alen khác
nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác đinh.
+ Tần số của 1 KG = tỉ lệ giữa số lƣợng cá thể có KG đó/tổng số các cá thể trong
quần thể.
- Ví dụ: Trong một quần thể cây đậu Hà Lan, gen quy định màu hoa chỉ có hai
alen: A quy định hoa đỏ, a: quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ có kiểu gen AA chứa 2 alen
A, cây hoa đỏ Aa chứa 1 alen A và 1 alen a, cây hoa trắng aa chứa 2 alen a. Giả sử quần
thể ban đầu có 1000 cây với 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa, 300 cây có
kiểu gen aa. Xác đinh cấu trúc di truyền của quần thể và tính tần số alen A và a?
Bài làm
* Cấu trúc di truyền quần thể: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1.
* Tính tần số alen A, a. Gọi p, q lần lƣợt là tần số alen A, a (p + q = 1)
Cách 1: Tính tần số alen theo lí thuyết
Tổ ng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200.
Tổ ng số alen a = (300 x 2) + 200 = 800.
Tổ ng số alen A và a là : 1000 x 2 = 2000.
Vâ ̣y tầ n số alen A trong quần thể la:̀ 1200 / 2000 = 0.6

Tần số alen a = 800 / 2000 = 0,4.
Cách 2: Tần số alen bằng phần trăm số giao tử mang gen đó trong quần thể.
155


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
p(A) = 0,5 + 0,2 /2 = 0,6; q(a) = 0,3 + 0,2 /2 = 0,4.
III. Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối :
- Là các quần thể thực vật tự thụ phấn, quần thể động vật lƣỡng tính tự thụ tinh,
các quần thể giao phối gần (giao phối cận huyết).
- Gồm nhiều dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Các gen chủ yếu ở trạng thái
đồng hợp, tỉ lệ dị hợp rất nhỏ.
- Các đột biến đều nhanh chóng thể hiện thành kiểu hình và chịu tác động của chọn
lọc.
- Sự trao đổi thông tin di truyền giữa các quần thể là rất hạn chế thậm chí hoàn
toàn không có ở các loài tự phối bắt buộc.
Vì vậy, nếu quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen xAA, yAa, zaa thì tần số
alen đƣợc tính :
Gọi p, q lần lƣợt là tần số alen A và a. Ta có :
P= x

y
y
,q= z
2
2

Qua n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen nhƣ sau :
n


1
1  
 2   y ; Aa =
AA = x 
2

n

1
1  
n
1
2 y
   y ; aa = z 
2
2

- Trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ thì:
+ Tần số tƣơng đối của các alen không đổi.
+ Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hƣớng
tăng dầ n tầ n số kiể u gen đồ ng hơ ̣p tƣ̉ và giảm dầ n tầ n số kiể u gen di ̣hơ ̣p tƣ̉ .
IV. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối
* Khái niệm: là quần thể trong đó các cá thể kết đôi giao phối với nhau một cách hoàn
toàn ngẫu nhiên.
* Đặc điểm
- Các cá thể giao phối tự do với nhau.
- Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
156



Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
- Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số kiểu gen khác nhau trong quần thể không
đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
* Trạng thái cân bằng của quần thể: Một quần thể đƣợc gọi là đang ở TTCB di
truyền khi tỉ lệ các KG (TPKG) của quần thể tuân theo công thức sau: p2 + 2pq + q2 = 1
Trong đó:
p: là tần số của alen trội
q: là tần số của alen lặn
p2: là tần số của KG đồng hợp trội
2pq: là tần số của KG dị hợp
q2: là tần số của KG đồng hợp lặn
* Nội dung định luật Hacđi – Vanbec: Trong quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không
có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì
không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức : p2AA + 2pqAa+q2aa =1
- Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng tái cân bằng theo định luật Hacđi –
Vanbec. Khi đó thỏa mãn công thức:
p2AA + 2pqAa+q2aa =1
Trong đó: p: tần số alen A, q : tần số alen a, p + q =1
- Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể còn đƣợc phản ánh qua mối tƣơng
quan:
p2.q2 = (2pq/2)2. Nghĩa là tích tần số tƣơng đối của thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn
bằng bình phƣơng một nửa tần số tƣơng đối của thể dị hợp. Có thể sử dụng đẳng thức này
để xác định trạng thái cân bằng hay không của các quần thể.
* Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec.
- Quần thể phải có kích thƣớc lớn.
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản nhƣ
nhau (ko có chọn lọc tự nhiên)
- Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến
nghịch

- Không có sự di - nhập gen( Phải có sự cách li với quần thể khác)
157


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
* Ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec.
- Giải thích tại sao một số quần thể trong tự nhiên có thể duy trì ổn định qua các
thế hệ.
- Khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, từ tần số các cá thể có kiểu hình
lặn , chúng ta có thể tính đƣợc tần số alen lặn, alen trội cũng nhƣ tần số của các loại kiểu
gen trong quần thể.

B. PHÂN DẠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
DẠNG 1. Tính tần số tƣơng đối của các alen
1.1 Phương pháp:
- Tần số alen của 1 gen = tỉ lệ giữa số lƣợng alen đó/tổng số các loại alen khác
nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác đinh.
- Khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, từ tần số các cá thể có kiểu hình
lặn , chúng ta có thể tính đƣợc tần số alen lặn, alen trội cũng nhƣ tần số của các loại kiểu
gen trong quần thể.
1.2 Bài tập vận dụng
Câu 1. (ĐH 2008) Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định
quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ
và 25% số cây quả vàng. Tần số tƣơng đối của các alen A và a trong quần thể là
A. 0,5A và 0,5a.

B. 0,6A và 0,4a.

C. 0,4A và 0,6a.


D. 0,2A và 0,8a.

Câu 2 (CĐ 2008) Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA :
0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,73; a = 0,27. B. A = 0,27; a = 0,73. C. A =0,53; a =0,47. D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 3 (ĐH 2013) Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thƣờng có 2
alen là A và a. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số
kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số alen A
và a của quần thể này lần lƣợt là
A. 0,2 và 0,8
158

B. 0,33 và 0,67

C. 0,67 và 0,33

D. 0,8 và 0,2


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
DẠNG 2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối
2.1. Phương pháp
- Giả sử quần thể tự phối ban đầu có kiểu gen: x AA : y Aa: z aa
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua n thế hệ tự phối
- Tần số kiểu gen sau n thế hệ tự thụ phấn là:
AA = x 

1  (1/ 2)n
 y;
2


1

n

Aa =    y : aa = z 
2

1  (1/ 2)n
y
2

- Lƣu ý: Khi làm bài tập quần thể tự phối, không cần phải tính tần số tƣơng đối của
các alen , chỉ áp dụng công thức tính tần số của kiểu gen.
2.2. Ví dụ
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1
Tìm cấu trúc di truyền của quần thể sau 2 thế hệ tự phối?
Bài làm:
Tần số các kiểu gen ở thế hệ F2 là
Áp dụng công thức:
AA = x 

1  (1/ 2)n
 y;
2

1

n


Aa =    y : aa = z 
2

1  (1/ 2)n
y
2

Ta có:
AA = 0, 2 
aa = 0, 2 

1  (1/ 2) 2
 0, 6  0,425
2

1

2

Aa =    0, 6 = 0,15
2

1  (1/ 2)2
 0, 6 = 0,425
2

Vậy cấu trúc di truyền ở F2: 0,425AA : 0,15Aa : 0,425aa
2.3. Bài tập áp dụng
Câu 1. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là

0,6AA: 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính
theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là:
A. 64%

B. 90%

C. 96%

D. 32%

159


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
Câu 2 (ĐH 2011). Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì
thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể
không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu
gen của (P) là:
A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa

B. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa

C. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa

D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa

Câu 3 (CĐ 2008). Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát
là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành
phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:
A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.


B. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.

C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa.

D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa.

Câu 4 (ĐH 2010). Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là
0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc
(F3) là:
A. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa.

B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.

C. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa.

D. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa.

Câu 5. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là:
0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ
các kiểu gen thu đƣợc ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.

B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.

D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.


Câu 6 (ĐH 2013) Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc
loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F 3
cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể
này ở thế hệ P là

160

A. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1

B. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1

C. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1

D. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
Câu 7 (ĐH 2014) Một quần thể thực vật lƣỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn
toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và
75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ
lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 12,5%

B. 5%

C. 25%

D. 20%


DẠNG 3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
3.1. Phương pháp
- Tính tần số tƣơng đối của các alen
- Quần thể ở trạng thái cần bằng khi: p2AA + 2pqAa+q2aa =1, p + q =1
* Lưu ý: Trong trƣờng hợp gen quy định tính trạng nằm trên NST thƣờng
- Từ một quần thể (tần số các alen giống nhau ở hai giới) có cấu trúc di truyền chƣa
cân bằng qua ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng di truyền ngay ở thế hệ sau.
- Trong một quần thể, Nếu tần số tƣơng đối của của các alen khác nhau ở hai giới
thì sự cân bằng di truyền sẽ đạt đƣợc sau hai thế hệ ngẫu phối. Trong đó, ở thế hệ thứ nhất
diễn ra sự cân bằng tƣơng đối về giới tính của hai alen, ở thế hệ thứ hai mới diễn ra sự cân
bằng về di truyền.
3.2. Ví dụ
Ở ngƣời, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thƣờng gây ra. Những
ngƣời bạch tạng trong quần thể cân bằng đƣợc gặp với tần số 0,04%. Tìm cấu trúc di
truyền của quần thể ngƣời nói trên ?
Bài làm
Quần thể trên ở trạng thái cân bằng di truyền. Gọi p, q lần lƣợt là tần số của alen D và d.
Theo giả thiết ngƣời bị bệnh bạch tạng kiểu gen aa có tần số 0,04%. Tần số alen d :
q=

0,0004  0,02 vậy p = 1 – 0,02 = 0,98

Âp dụng định luật Hacđi – Van bec ta có
0,9604DD : 0,0392 Dd : 0,0004dd
3.3. Bài tập vận dụng
Câu 1(ĐH 2011): Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen
A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P)
161



GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động
của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí
thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là:
A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa

B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa

C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa

D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa

Câu 2 (CĐ 2010): Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau
một thế hệ ngẫu phối, ngƣời ta thu đƣợc ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá
thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là
A. 320.

B. 7680.

C. 5120.

D. 2560.

Câu 3 (ĐH 2008): Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có
hai alen (A và a), ngƣời ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp
lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 37,5%.

B. 18,75%.


C. 3,75%.

D. 56,25%.

Câu 4: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của
quần thể sau một lần ngẫu phối là:
A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa

B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa

C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa

D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa

Câu 5 (CĐ 2008): Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA. B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA.
C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA.
Câu 6(CĐ 2008): Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với
alen a quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây,
trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hạt
tròn của quần thể này là
A. 48,0%.

B. 42,0%.

C. 25,5%.

D. 57,1%.


Câu 7(ĐH 2014): Một quần thể động vật , ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen
ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng
quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế
hệ F1
A. đạt trạng thái cân bằng di truyền
162


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
B. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%
C. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%
D. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%
Câu 8 (CĐ 2014): Một quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen, alen A quy định thân
cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho biết quần thể đang ở trạng thái
cân bằng di truyền, tần số kiểu gen dị hợp tử gấp 8 lần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn.
Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của quần thể là
A. 36% cây thân cao: 64% cây thân thấp
B. 84% cây thân cao: 16% cây thân thấp
C. 96% cây thân cao: 4% cây thân thấp
D. 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp
Câu 9 (CĐ 2014): Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy
đinh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở
trạng thái cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ chiểm tỉ lệ 91%. Theo lí thuyết, các cây hoa
đỏ có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể này chiếm tỉ lệ
A. 42%

B. 21%

C. 61%


D. 49%

DẠNG 4. Áp dụng định luật Hac đi – Van bec cho một gen gồm nhiều alen
4.1. Phương pháp
- Giả sử một gen gồm r alen khác nhau kí hiệu A1, A2, …, Ar có tần số tƣơng ứng
lá p1, p2,…,pr. Quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng:
(A1 + A2 +…+ Ar)2 = 1 và p1 + p2 +…+ pr = 1(*)
- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn tìm đƣợc tỉ lệ alen lặn
- Dựa vào công thức (*) tính đƣợc tỉ lệ các alen còn lại từ đó xác định đƣợc cấu
trúc di truyền quần thể
4.2. Ví dụ
Ở một loài bƣớm, màu cánh đƣợc xác định bởi một lôcút gồm ba alen :
C1 ( Cánh đen ) > C2 ( Cánh xám ) > C3 ( Cánh trắng ).

163


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
Trong đơ ̣t điề u tra mô ̣t quầ n thể bƣớm có 6500 con ở mô ̣t điạ p hƣơng, ngƣời ta thu đƣơ ̣c
tầ n số các alen nhƣ sau : C1 = 0,5 ; C2 = 0,4 ; C3 = 0,1. Nế u quầ n thể bƣớm này giao phố i
ngẫu nhiên, hãy xác định số lƣợng bƣớm của mỗi kiểu hình ?
Bài làm
Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Áp dụng định luật Hacđi – Van bec cho một gen
gồm 3 alen ta có:
-

Bƣớm

cánh


đen

kiểu

gen

C1C1,

C1C2,

C1C3

tần

số:

0,52  2  0,5  0,4  2  0,5  0,1  0,75 .
Số lƣợng bƣớm cánh đen: 0,75  6500 = 4875 con
- Bƣớm cánh xám kiểu gen: C2C2, C2C3 tần số: 0,42  2  0,4  0,1  0,24 . Số
lƣợng bƣớm cánh xám là : 0,24  6500 = 1560 con.
- Bƣớm cánh trắng kiểu gen C3C3 tần số 0,12 = 0,01. Số lƣợng bƣớm cánh trắng :
0,01  6500 = 65 con
4.3. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Một quần thể ngƣời có 36% có nhóm máu A, 12 % nhóm máu B,
3 % nhóm máu AB và 49% nhóm máu 0. Gọi p,q, r lần lƣợt là tần số của alen IA, IB, IO.
Thì tần số của các alen trong quần thể này là:
A. p = 0,22 ; q = 0,08 ; r = 0,7

B. p = 0,08 ; q = 0,22 ; r = 0,7


C. p = 0,7 ; q = 0,22 ; r = 0,08

D. p = 0,7; q = 0,08 ; r = 0,22

Câu 2: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có một locut gen
gồm 4 alen với các tần số nhƣ sau:a1(0,1), a2(0,3), a3(0,4), a4(0,2). Tần số kiểu gen a4a4 và
a2a3 là:
A. 0,20 và 0,70.

B. 0,04 và 0,24

C. 0,08 và 0,12

D. 0,04 và 0,12.

Câu 3: Một loài thú, locut quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn nhƣ
sau: A > a1 > a trong đó alen A quy định lông đen, a1- lông xám, a – lông trắng. Quá
trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25
lông trắng. Tần số tƣơng đối của 3 alen là:

164

A. A = 0, 4 ; a1= 0,1 ; a = 0,5

B. A = 0, 5 ; a1 = 0,2 ; a = 0,3

C. A = 0,7 ; a1= 0,2 ; a = 0, 1

D. A = 0,3 ; a1= 0,2 ; a = 0,5



Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
Câu 4: Ở ngƣời gen IA quy định máu A, gen IB quy định máu B, IOIO quy định máu O,
IAIB quy định máu AB. Một quần thể ngƣời khi đạt trạng thái cân bằng có số ngƣời mang
máu B (kiểu gen IBIB và IBIO) chiếm tỉ lệ 21%, máu A (kiểu gen IAIA và IAIO) chiếm tỉ lệ
45%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm 30%, còn lại là máu O. Tần số tƣơng đối của
các alen IA, IB, IO trong quần thể này là:
A. IA = 0.5 , IB = 0.3 , IO = 0.2

B. IA = 0.6 , IB = 0.1 , IO = 0.3

C. IA = 0.4 , IB = 0.2 , IO = 0.4

D. IA = 0.2 , IB = 0.7 , IO = 0.1

DẠNG 5. Xác định số loại kiểu gen tối đa trong quần thể lƣỡng bội và số kiểu giao
phối.
5.1. Công thức
a. Gen nằm trên NST thƣờng
* Phương pháp:
Gọi: + r: số alen khác nhau của một gen
+ n: số gen khác nhau, các gen di truyền phân li độc lập với nhau.
Thì số kiểu gen khác nhau trong một quần thể là:
 r  r  1 

 Kiểu gen khác nhau.( 1)
 2 
n

* Chú ý:

+ Nếu có n gen , mỗi gen có số alen khác nhau, các gen phân li độc lập tổ hợp tự
do. Tính số kiểu gen có thể có trong quần thể: Áp dụng công thức (1) cho từng gen, sau
đó nhân kết quả của từng gen với nhau ta đƣợc số kiểu gen cần tìm.
* Ví dụ: Ở ngƣời, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc
có 2 alen (B và b),gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và Io). Cho biết các gen nằm
trên các cặp nhiễm sắc thểthƣờng khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể đƣợc tạo ra từ 3
gen nói trên ở trong quần thể ngƣời là bao nhiêu?
Bài làm:
Áp dụng công thức (1) cho 3 gen có số lƣợng alen khác nhau ta có số kiểu gen khác nhau
trong quần thể ngƣời về ba gen trên là:

165


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
 2  2  1  3 3  1
 54

 
2 
2

2

b. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y
* Phương pháp:
Khi 1 gen gồm r alen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. Số kiểu gen đƣợc
tính nhƣ sau:
 r  r  1 


+ r .
 2 
 r  r  1 
 : số kiểu gen của giới đồng giao tử
 2 

Trong đó: 

r: số kiểu gen của giới dị giao tử
* Ví dụ: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên
đoạn không tƣơng đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên
nhiễm sắc thể thƣờng. Trong trƣờng hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về
cả hai gen trên có thể đƣợc tạo ra trong quần thể này là bao nhiêu?
Bài làm:
- Xét gen thứ nhất: Số kiểu gen có thể có trong quần thể là
Áp dụng công thức:
 r  r  1 

 +r
 2 
n



3(3  1)
 3  9 kiểu gen
2

 r  r  1 
- Xét gen thứ 2: Áp dụng công thức 


 2 

n



5(5  1)
 15
2

- Do 2 gen nằm trên 2 cặp NST tƣơng đồng khác nhau nên số kiểu gen có thể có
trong quần thể về 2 gen là: 9  15 = 135 kiểu gen
c. Gen nằm trên NST giới tính X có alen tƣơng ứng trên Y
* Phương pháp:
Từ trƣờng hợp (a) ở trên ta dễ thấy rằng ở giới XX và giới XY có số kiểu gen bằng
nhau và cách tính số kiểu gen ở từng giới giống nhƣ trƣờng hợp xét một locut gen trên
NST thƣờng.
166


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
 Ở giới XX hoặc giới XY:
 Số loại kiểu gen đồng hợp ở mỗi giới = r
 Số loại kiểu gen dị hợp ở mỗi giới = C2r =
 Số loại kiểu gen ở mỗi giới =

r (r  1)
2


r (r  1)
2

 Tổng số loại kiểu gen trong quần thể: 2.

r (r  1)
= r (r + 1)
2

* Ví dụ: Ở một loài côn trùng ( ♂ XX; ♀ XY). Một locut gen có 3 alen M> m> m1
nằm trên NST giới tính X có alen tƣơng ứng trên Y. Hãy xác định
a) Số loại kiểu gen ở giới cái? Đó là các kiểu gen nào?
b) Tổng số loại kiểu gen trong quần thể?
Bài làm
a) Số loại kiểu gen ở giới cái:
Giới cái có cặp NST giới tính XY, locut gen nằm trên X có alen tƣơng ứng trên Y
 Số kiểu gen ở giới cái là

r (r  1)
3(3  1)
=
=6
2
2

Đó là các kiểu gen: XMYM; XmYm;Xm1Ym1;XMYm;XMYm1;XmYm1.
b) Tổng số loại kiểu gen trong quần thể: r (r + 1) = 3(3+1) = 12
d. Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen trên X
* Phương pháp:
Vì locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen tƣơng ứng trên X, tính

trạng chỉ biểu hiện ở giới dị giao tử XY nên chỉ ở giới XY mới xác định kiểu gen. Số kiểu
gen ở giới XY cũng chính là số alen = r
* Ví dụ: . Ở một loài côn trùng (♀XX; ♂ XY). Một locut gen có 4 alen T, Ts, Tr, t
nằm trên NST giới tính Y không có alen tƣơng ứng trên X. Hãy xác định các kiểu gen
trong quần thể?
Bài làm:
Vì locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen tƣơng ứng trên X, tính
trạng chỉ biểu hiện ở giới dị giao tử XY nên chỉ ở giới XY mới xác định kiểu gen và số
kiểu gen cũng chính là số alen = 4. Đó là các kiểu gen: XYT, XYTs, XYTr, XYt
167


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
e. Tính số kiểu gen tối đa trong trường hợp các gen liên kết nằm trên NST
thường:
* Phương pháp
- Cho gen I gồm n alen, gen II có m alen. Hai gen này cùng nằm trên NST thƣờng.
- Do 2 gen nằm trên cùng một NST nên ta xem tổ hợp 2 gen là một gen( gọi là M). Khi đó
gen M có số alen là tích 2 alen của 2 gen I, II = n.m
 n.m  n.m  1 

2



Số kiểu gen: 

* Ví dụ: Xét 2 locut gen cùng nằm trên một cặp NST thƣờng, locut thứ nhất có 5
alen, locut thứ hai có 2 alen. Hãy xác địnhsố kiểu gen có thể có trong quần thể?
Bài làm


2  5  (2  5  1)
 n.m  n.m  1 
 55 Kiểu gen.
 
2
2



Áp dụng công thức 

f. Tính số kiểu gen tối đa trong trƣờng hợp các gen liên kết nằm trên NST giới
tính X không có alen trên Y
* Phương pháp
 n.m  n.m  1 

2



-

Số kiểu gen XX: 

-

Số kiểu gen XY: n.m

-


Tổng kiểu gen là: 

 n.m  n.m  1 
 + n.m
2



* Ví dụ: Ở một loài côn trùng ( cái XX; đực XY). Xét 2 locut gen cùng
nằm trên NST giới tính X không có alen tƣơng ứng trên Y, locut thứ nhất có 2 alen B và
b. Locut thứ hai có 3 alen E, E’, e. Cho biết tổng số kiểu gen trong quần thể ?
Bài làm:

2  3  (2  3  1)
 n.m  n.m  1 
 2  3  27
 + n.m 
2
2



Áp dụng công thức: 

g. Số kiểu giao phối:
* Gen nằm trên NST thường
Số kiểu giao phối : x + Cx2 (x là số kiểu gen)
168



Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
* Gen nằm trên NST giới tính (Hệ giới tính XX - XY)
Số kiểu gen XX * Số kiểu gen XY
Ví dụ : Xét 1 gen gồm 3 alen. Ta có:
*Nếu nằm trên NST thường
+ Số loại kiểu gen 3.4/2=6.
+ Số kiểu giao phối = 6 + C62 =21
*Nếu gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y
+ Số kiểu gen giới XX: 3.4/2=6
+ Số kiểu gen của giới XY: 3
=> Tổng số kiểu gen trong quần thể: 6+3=9
Số kiểu giao phối = số kiểu gen XX x số kiểu gen XY = 6.3=18
5.2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Ở ngƣời, gen A quy định mắt nhìn màu bình thƣờng, alen a quy định bệnh mù
màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thƣờng, alen b quy định bệnh máu khó
đông. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tƣơng ứng trên Y.
Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể
thƣờng. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể ngƣời là
A. 42.

B. 36.

C. 39.

D. 27.

Câu 2(ĐH 2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm
trên đoạn không tƣơng đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm
trên nhiễm sắc thể thƣờng. Trong trƣờng hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối

đa về cả hai gen trên có thể đƣợc tạo ra trong quần thể này là
A. 45.

B. 90.

C. 15.

D. 135.

Câu 3: Gen A có 5 alen, gen B có 2 alen. Cả 2 gen này cùng nằm trên NST X không có
alen trên Y. Gen D nằm trên một cặp NST thƣờng có 3 alen. Số loại kiểu gen tối đa trong
quần thể là
A. 270

B. 330

C. 390

D. 60

Câu 4 (ĐH 2012): Trong quần thể của một loài động vật lƣỡng bội, xét một loocut có 3
alen nằm trên vùng tƣơng đồng trên X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, số loại kiểu gen tối đa về loocut trên trong quần thể là
169


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
A. 15

B. 6


C. 9

D. 12

Câu 5: Gen A có 5 alen, gen B có 2 alen. Cả 2 gen này cùng nằm trên NST X không có
alen trên Y. Gen D nằm trên NST Y không có alen trên X có 7 alen. Số loại kiểu gen tối
đa trong quần thể là
A. 270

B. 240

C. 125

D. 60

Câu 6 (ĐH 2008): Ở ngƣời, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng
tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và Io). Cho biết các gen
nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thƣờng khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể đƣợc tạo ra từ
3 gen nói trên ở trong quần thể ngƣời là
A. 54.

B. 24.

C. 10.

D. 64

Câu 7 (CĐ 2009): Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên nhiễm sắc thể
thƣờng và một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tƣơng ứng trên

Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là
A. 60.

B. 32.

C. 30.

D. 18.

Câu 8 (ĐH 2011): Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là
A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tƣơng
đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên
trong quần thể này là:
A.18

B. 36

C.30

D. 27

Câu 9 (ĐH 2012): Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể
thƣờng xét hai cặp gen di hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen
nằm ở vùng không tƣơng đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến
thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối
đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 128.

B. 192.


C. 24.

D. 16.

Câu 10 (ĐH 2013): Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tƣơng đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể
thƣờng, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài
này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
170


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
A. 570

B. 270

C. 210

D. 180

Câu 11 (CĐ 2014): Một loài sinh vật lƣỡng bội, xét hai lôcut gen nằm trên cùng một
nhiễm sắc thể thƣờng; lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Biết rằng không phát sinh đột
biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu
loại kiểu gen về hai lôcut trên?
A. 18

B. 42

C. 36


D. 21

DẠNG 6. Vận dụng định luật Hacđi – vanbec cho bài toán gồm 2 gen nằm trên 2 cặp
NST tƣơng đồng khác nhau
6.1. Phương pháp
- Định luật Hacđi – vanbec: gọi p, q lần lƣợt là tần số alen A, a. Ở trạng thái cân
bằng di truyền cấu trúc di truyền của quần thể là:
p 2 AA  2 pqAa  q 2 aa  1

- Tính tần số alen hoặc kiểu gen của từng gen, do 2 gen phân li độc lập, do đó kết
quả của một kiểu gen bất kì sẽ bằng tích kiểu gen của mỗi gen.
6.2. Ví dụ
Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tƣơng đồng khác nhau. Trong một quần
thể ngẫu phối đang cân bằng về di truyền, alen A có tần số 0,3 và alen B có tần số 0,6.
Tính tỉ lệ kiểu gen Aabb trong quần thể?
Bài làm:
- Xét cặp gen Aa: p(A) = 0,3  q(a) = 0,7. Do quần thể ở trạng thái cân bằng nên
tỉ lệ kiểu gen Aa = 2  0,3  0,7 = 0,42
- Xét cặp gen Bb: p(B) = 0,6  q(b) = 0,4. Quần thể ở trạng thái cân bằng nên tỉ
lệ kiểu gen bb = 0,4  0,4= 0,16
- Tỉ lệ kiểu gen Aabb = 0,42  0,16 = 0,0672
6.3. Bài tập vận dụng
Câu 1. Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tƣơng đồng khác nhau.
Trong một quần thể ngẫu phối, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp
AaBb có trong quần thể là
A. 0,2.

B.0,04.


C. 0,24.

D. 0,36.
171


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
Câu 2. Cấu trúc di truyền của quần thể nhƣ sau :
0,2AABb : 0,2AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ
thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là
A. 30%.

B. 5,25%.

C. 35%.

D. 12,25%.

Câu 3. Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tƣơng tác
theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2
gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể
đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lí thuyết,
kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 32,64%.

B. 56,25%

C. 1,44%.

D. 12%.


Câu 4. Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen gồm 2 alen A và a có tần số
tƣơng ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số
tƣơng ứng là 0,7 và 0,3. Trong trƣờng hợp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội
là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình trội cả hai tính trạng đƣợc dự đoán xuất hiện trong quần
thể là:
A. 87,36%

B. 75%

C. 51,17%

D. 81,25%

Câu 5 (CĐ 2011). Ở một loài thực vật lƣỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai
cặp nhiễm sắc thể thƣờng khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân
bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B
là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là
A. 1,92%

B. 3,25%

C. 0,96%

D. 0,04%

DẠNG 7. Cấu trúc quần thể ngẫu phối khi chịu tác động của nhân tố chọn lọc tự
nhiên
7.1. Phương pháp
* Một gen gồm 2 alen( A, a) với p, q: lần lƣợt là tần số của alen A, a ở thế hệ ban

đầu, quần thể giao phối, giả sử kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tần số alen a sau
n thế hệ chọn lọc là:
qn = q/(1 + nq)
Trong đó: qn: tần số alen a tại thế hệ thứ n
172


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
q: tần số alen trƣớc chọn lọc
n: số thế hệ ngẫu phối
- Từ tần số alen a ta tính đƣợc tần số alen A và cấu trúc di truyền thể.
Ví dụ: Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ
trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống
thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trƣớc khi trƣởng thành. Sau đó, điều
kiện sống lại trở lại nhƣ cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là bao nhiêu?
Bài làm:
Gọi p, q lần lƣợt là tần số alen T và t. Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tỉ lệ kiểu
hình lặn( kiểu gen tt) là 49% = q2  q = 0,7  p = 0,3.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là:
0,09 TT + 0,42 Tt + 0,49 tt = 1. Do điều kiện sống thay đổi tất cả cá kiểu hình lặn bị chết
trƣớc khi trƣởng thành. Áp dụng công thức: qn = q/(1 + nq)
Ta có tần số alen t = 0,7/(1+0,7) = 0,41
* Nếu các kiểu gen có giá trị chọn lọc khác nhau thì tần số kiểu gen sau một thế
hệ chọn lọc bằng giá trị chọn lọc nhân với tần số ban đầu.
- Ví dụ: Trong quần thể, tần số kiểu gen AA = 0,25; Aa = 0,5 và aa = 0,25. Nếu
giá trị chọn lọc tƣơng ứng các kiểu gen này là 1 : 0,8 : 0,5 thì tần số kiểu gen và tần số
alen sau một thế hệ sẽ thay đổi nhƣ thế nào?
Bài làm
- Tần số kiểu gen sau khi chọn lọc:
AA = 0,25.1 = 0,25; Aa = 0,8.0,5 = 0,4; aa = 0,5.0,25 = 0,125.

Do tổng các kiểu gen sau chọn lọc không bằng 1. Nên ta tính tần số kiểu gen sau chọn lọc:
AA = 0.25/0,775 = 0,322; Aa = 0,4 / 0,775 = 0,516; aa = 0,125 / 0,775 = 0,162
- Tần số alen : p(A) = 0,322 + 0,516/2 = 0,58; q(a) = 1 – 0,58 = 0,42
7.2. Bài tập vận dụng
Câu 1(ĐH 2009): Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất
bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng
thái cân bằng di truyền thu đƣợc tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng

173


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có
kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
A. 36%.

B. 16%.

C. 25%.

D. 48%.

Câu 2: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một
quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là:
0,2 AA : 0,3 Aa : 0,5 aa. Nếu loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì quần thể còn lại
có tần số tƣơng đối của alen A/a là:
A. 0,3/ 0,7.

B. 0,4/ 0,6


C. 0,7/ 0,3.

D. 0,85/ 0,15.

Câu 3. Gen có 2 alen, thế hệ xuất phát: A = 0,2; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ
hoàn toàn kiểu gen lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen trong quần thể là:
A. 0,186.

B. 0,146.

C. 0,16.

D.0,284.

Câu 4. Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn
hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi
làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trƣớc khi trƣởng thành. Sau đó, điều kiện sống
lại trở lại nhƣ cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là:
A. 0,58.

B. 0,41.

C. 0,7

D. 0,3.

Câu 5 (ĐH 2008): Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là:
0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu đƣợc ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.

C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.

B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Câu 6 (ĐH 2014): Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thƣờng có
hai alen, alen A quy định thực quản bình thƣờng trội hoàn toàn so với alen a quy định
thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra bị chết yểu. Một quần thể ở thế
hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cái nhƣ nhau, qua ngẫu phối
thu đƣợc F1 gồm 2800 con, trong đó có 28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột
biến, theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ (P) là

174

A. 0,6 AA : 0,4 Aa

B. 0,9 AA : 0,1 Aa

C. 0,7 AA : 0,3 Aa

D. 0,8 AA : 0,2 Aa


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
DẠNG 8. Bài toán liên quan đến nhân tố đột biến
8.1. Phương pháp
- Xét một gen gồm 2 alen A, a. Xảy ra đột biến thuận A đột biến thành a với tần số
u thì tần số alen A sau n thế hệ là: Pn = P0( 1 - u)n ( P0: tần số alen ban đầu của A)
- Từ tần số alen A ta tính đƣợc tần số alen a và cấu trúc di truyền quần thể.
8.2. Ví dụ

Ở gia súc tính trạng lông dài do gen D quy định, alen d quy định tính trạng lông
ngắn. Ngƣời ta thấy rằng cừu lông ngắn chiếm 0,0081. Giả sử có đột biến gen thuận D 
d với tần số u = 10- 4. Xác định tần số gen qua 2 thế hệ?
Bài làm
Theo công thức Pn = P0( 1 - u)n ta có p2  p0 (1  u)2 (1)
Cừu lông ngắn có kiểu gen dd : q2(dd) = 0,0081  q = 0,09  qD = 1-0,09 = 0,91
Thay vào (1) ta có p2  0,91(1  104 )2  0,909818
8.3. Bài tập áp dụng
Câu 1. Quần thể ban đầu có tần số tƣơng đối của alen a = 0,4. Để tần số này giảm đi ½
chỉ do áp lực của quá trình đột biến diễn ra theo một chiều thì cần phải qua bao nhiêu thế
hệ? Cho biết tốc độ của đột biến bằng 10-5.
ĐS: 69.000 thế hệ
Câu 2. Quần thể ban đầu có tần số của alen A = 0,96. Nếu chỉ do áp lực của đột biến theo
một chiều làm giảm tần số alen qua 346570 thế hệ thì tần số tƣơng đối của alen A còn bao
nhiêu? Cho biết tốc độ của đột biến bằng 10-5.
ĐS: p(A) = 0,03
Câu 3. Quần thể ban đầu có tần số của alen A = 0,96. Nếu chỉ do áp lực của đột biến theo
một chiều làm giảm tần số alen qua 346570 thế hệ thì tần số tƣơng đối của alen A chỉ còn
0,03. Quá trình giảm tần số đó chỉ do áp lực của quá trình đột biến theo một. Xác định tốc
độ đột biến của alen A?
ĐS: 10-5.

175


GV: Nguyễn Thị Thúy Mai – THPT Tam Dương
Câu 4. Trong một quần thể tốc độ đột biến của alen a bằng 3 lần tốc độ đột biến của alen
A. Tại thời điểm cân bằng tần số của mỗi alen bằng bao nhiêu? Cho biết không tính áp lực
của các nhân tố khác làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
ĐS: p(A) = 0,75; q(a) = 0,25

Câu 5. Quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0.35AA :0.50Aa :0.15aa. Nếu xảy ra
đột biến thuận với tần số 5% thì tần số tƣơng đối của các alen A và a lần lƣợt là:
A. 0.57 : 0.43

B. 0.58 : 0.42

C. 0.62 : 0.38

D. 0.63 : 0.37

DẠNG 9. Bài toán liên quan đến nhân tố di – nhập gen:
9.1. Phương pháp
Gọi p1, q1 lần lƣợt là tần số của alen A, a của quần thể I và Gọi p2, q2 lần lƣợt là tần
số của alen A, a của quần thể II, m: tỉ lệ số cá thể di cƣ từ quần thể I sang qt II. Tần số
alen q’ của qt sau khi nhập cƣ là: q’ = q2-m(q2-q1)
9.2. Ví dụ
Một QT ban đầu có 4000 cá thể, tần số alen A = 0,8 và tần số alen a = 0,2. Có 1600
cá thể từ QT này di cƣ sang một quần thể có q = 0,6. Tần số alen a của QT mới sau nhập
cƣ là bao nhiêu?
Bài làm
Tần số alen a của quần thể mới sau nhập cƣ là :
Áp dụng công thức : q’ = q2-m(q2-q1)
Ta có: q’= 0,6 – (1600/4000)(0,6 – 0,2) = 0,44
9.3. Bài tập áp dụng
Câu 1. Có hai quần thể thuộc cùng một loài. Quần thể I có 750 cá thể, trong đó tần số A
là 0,6. Quần thể II có 250 cá thể, trong đó có tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở
quần thể II di cƣ vào quần thể I thì ở quần thể mới, alen A có tần số là
A. 0,45.

B. 1.


C. 0,55.

D. 0,5.

Câu 2. Một quần thể sóc gồm 160 cá thể trƣởng thành sống ở một vƣờn thực vật có tần số
alen Est1 là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số alen này 0,5.
Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột nghiệt, 40 con sóc trƣởng thành từ quần thể trong
khu rừng di cƣ sang quần thể vật để tìm thức ăn và hoà nhập vào quần thể sóc trong vƣờn
176


Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
thực vật. Tần số alen Est1 của quần thể sóc trong vƣờn thực vật sau sự di cƣ này đƣợc
mong đợi là bao nhiêu?
A. 0,6

B. 0,72

C. 0,82

D. 0,9

Câu 3. Trong một quần thể bƣớm gồm 900 con, tần số alen qui định cấu tử chuyển động
nhanh của một enzim là p = 0,7 và tần số alen qui định cấu tử chuyển động chậm là q =
0,3. Có 90 con bƣớm từ quần thể này nhập cƣ đến một quần thể có q = 0,8. Tần số alen
của quần thể mới là:
A. p = 0,7, q = 0,3

B. p = 0,75, q = 0,25


C. p = 0,25, q = 0,75

D. p = 0,3, q = 0,7

DẠNG 10. Bài tập xác suất phần di truyền quần thể
10.1. Phương pháp
- Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền
- Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất
- Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
10.2. Ví dụ
Cho biết A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một
quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,4 và tần số a = 0,6. Lấy ngẫu nhiên 5
cây hoa đỏ, xác suất để thu đƣợc 3 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài làm
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền
Khi quần thể cân bằng di truyền và có tần số A = 0,4 và tần số a = 0,6 thì cấu trúc di
truyền là 0,42AA + 2.0,4.0,6Aa + 0,62aa = 1
↔ 0,16 AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất
-Cây hoa đỏ gồm có 0,16AA và 0,48Aa có tỉ lệ là:
0,16
0, 48
1
3
AA :
Aa = AA : Aa
4
4
0,16  0, 48

0,16  0, 48

Nhƣ vậy cây thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1/4
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 3/4
177


×