Giới thiệu đôi nét về con người và tác phẩm của nhà thơ Trần Nhuận Minh
Tên thật: Trần Nhuận Minh
Sinh năm: 1944
Nơi sinh: Nam Thanh - Hải Dương
Bút danh: Trần Nhuận Minh, Trần Bình Minh
Thể loại: thơ, truyện ngắn
Các tác phẩm:
- Đấy là tình yêu (1971)
- Âm điệu một vùng đất (1980)
- Trước mùa mưa bão (1980)
- Thành phố bên này sông (1982)
- Nhà thơ áp tải (1989)
- Hoa cỏ (1992)
- Nhà thơ và hoa cỏ (thơ, 1993)
- Bản xônát hoang dã (2003)
Giải thưởng văn chương:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1980) - tập thơ Âm điệu một vùng đất
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1990) - tập thơ Nhà thơ áp tải
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1979) - tập Trước mùa mưa bão
- Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về chuyên ngành văn học với hai tập thơ
+ Nhà thơ và hoa cỏ ( 1993 )
+ Bản xonat hoang dã (2003 )
(Kèm theo Quyết định của Chủ tịch nướcSố /2007/QĐ-CTN, ngày tháng năm 2007)
Giới thiệu về thơ Trần Nhuận Minh
Mùa hè năm 2007 Tôi có dịp vào Bình Dương thăm anh chị tôi đang sống và làm việc ở đó . Anh rể
tôi công tác tại cơ quan lý luận tư tưởng văn hóa Quân đoàn 4 , biết tôi đang tìm tư liệu về một số tác
phẩm thơ của nhà thơ Trần Nhuận Minh , để giúp tôi anh đã yêu cầu một số anh em trong quân đoàn
hỗ trợ . Vô tình tôi biết đến “ Bản Xonat hoang dã “ của ông xuất bản năm 2003 do nhà xuất bản Văn
học ấn hành . Tập thơ đã được Tặng thưởng Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam , và vào
ngày 10/3/2007 hai tập thơ “ Bản Xonat hoang dã “ và “ Nhà thơ và hoa cỏ “ của ông đã nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh chuyên ngành văn học .
Cũng vô tình đọc Văn nghệ Quân Đội số 609 ,nhà báo Nguyễn Xuân Đức có bài viết về tập thơ này .
Nhân đây xin giới thiệu đến các bạn một phần nào đó về Trần Nhuận Minh và những bài thơ của ông
Thơ Trần Nhuận Minh
( Nguyễn Xuân Đức )
Những nhà thơ đích thực bao giờ cũng từ trực cảm tinh tế của mình tiến sát tới sự mình triết phương
Đông để cảm nhận chân lý
Trong “ Nhà thơ và hoa cỏ “ Trần Nhuận Minh không đứng ngoài quan sát một cách duy lý mà tự hòa
đồng để cảm nhận số phận của mỗi kiếp người . Có thể nói anh không chỉ sống có một kiếp người
Ngay từ “ Nhà thơ và hoa cỏ “đặc biệt “ Bản xonat hoang dã “ Trần Nhuận Minh muốn vươn lên hòa
đồng với trời đất để cảm nhận , để minh triết chân lý . Anh đã:
Giầm mình trong than như cái rễ cây
Hoàn toàn tự do trong đất tối
( Đá cháy )
Vâng , chỉ hoàn toàn hòa đồng vào than , tan biến vào than , tự do trong đất tối mới có thể cảm nhận :
Máu ta chảy qua địa tầng đen thẳm
( Bừng thức )
Phải tan thành mùa thu mới thấy:
Về thôi em , vàng thu đã rụng rồi
Buồn và sáng những mảnh hồn xao xác
( Lời từ biệt )
Lần đầu tiên đọc câu thơ này , tôi cứ bâng khuâng tự hỏi câu thơ ấy từ đâu tới ! Liệu với tư duy duy lý
thì có thể viết được câu thơ này chăng
Anh có phải đạo sĩ ngồi thiền để đạt tới minh triết không mà có thể quán tưởng đến độ
Thời gian lộng lẫy vàng …
Ta cởi trói các giác quan
Phút chốc trăng ngập đầy tim phổi
Không phải ta thở mà trăng thở
Không phải ta nghe và trăng nghe
Không phải ta nghĩ mà trăng nghĩ …
Vợ ta lên sân thượng tìm ta
Xáo vào chân ta mà nàng không biết
Ta ôm nàng mà nàng không hay
( Bản xonat hoang dã – tr.13 )
Và :
Ôi đêm nay nhiều trăng quá
( Bản xonat hoang dã – tr.13 )
Khi hòa đồng với đất trời thì các nhà thơ , các nhà tư tưởng luôn đụng tới “ Những vấn đề muôn thuở
của kiếp người “ ( Nhận xét của Iuri Konhetxki về thơ Trần Nhuận Minh )
Cuộc đời đến đau ư ?
Con người là gì vậy ?
Họa phúc có hay không ?
Kiếp sau ai đã thấy ?
Trước những câu hỏi ấy mỗi con người như :
Những mảnh hồn thao thức
Bơ vơ trong sương mù
( Yên Tử - 1983 )
Phải đến 1992 trong “ Bừng thức “ – sau này anh đã lấy thay lời tựa cho “ Bản xonat hoang dã “ - mới
xuất hiện câu hỏi
Hư ảo hỡi !! Giữa vô cùng Còn Mất
Ta là ai ? Thăm thẳm có Ta không
Những nhà tư tưởng thường tách thành bốn câu hỏi để suy ngẫm , để suy ngẫm , để chiêm nghiệm :
Ta là ai ? Ta từ đâu đến ? Ta đến đây để làm ? Ta sẽ về đâu ? Khúc triết sâu sắc nhưng vẫn có gì hơi
duy lý . Câu hỏi của Trần Nhuận Minh rất thơ , nó mông lung , đa nghĩa , rất gần với sự minh triết . Ta
là ai ? Thì khá rõ ràng nhưng “ Thăm thẳm có ta không ? “ thì lại gợi biết bao trăn trở , suy tư : Ta từ
cõi thăm thẳm xuống đây chăng – thiên hạ - rồi ta lại về cõi thăm thẳm chăng ? Nhưng , có cõi thăm
thẳm không ? Nó là cõi nào vậy ?
Platon từng nói : Liệu có phải ta hiện diện trên trái đất này là cái bóng của ta ở thăm thẳm chăng : hay
như các nhà duy vật quan niệm : ta ở đây tự tạo ra cái bóng mình ở cõi thăm thẳm …Và sự liên tưởng
có thể đẩy tới mọi chân trời … để cuối cùng chỉ còn
Ta một mình với một Đấng Mê Tơi
( Bừng thức )
Vâng , các nhà thiền sư , các hiền triết trong tĩnh lặng sẽ linh cảm về bản thể mà mỗi người có cách
gọi tên riêng . Phương tây gọi Thượng Đế : Phương đong gọi Trời : Tạo hóa thích ca gọi Chân Như :
Lão tử gọi Đạo : Tago gọi một chữ Người và coi là bạn , là thày , là chúa tể : Các nhà khoa học hiện
nay còn đặt một cái tên rất hiện đại : Trường thông tin toàn vẹn . Trần Nhuận Minh gọi là Đáng Mê
Tơi – hơi hài hước một chút – âu cũng là cái “ nghiệp “ của anh
Không chỉ cảm nhận mà anh thấy mình hòa làm một Đấng Mê Tơi trong linh cảm “ Bừng thức “ .
Cùng với quyền năng của Đấng Mê Tơi thi sĩ – thì có lạ gì Ngài không đem giọt rượu hạnh phúc :
Giọt rượu hồng ta vẩy khắp nhân gian
( Bừng thức )
Cũng với quyền năng ấy thì có gì ngăn trở khi Ngài cho chàng Trương Chi sống lại để chèo thuyền gỗ
bạch đàn trên dòng sông Cửa Lục .
Sau cái phút thăng hoa ấy anh muốn hư tâm để hòa làm một với Đấng Mê Tơi , để hóa thành chân lý .
Anh đã cố gắng biết bao mong tự xóa dấu chân mình ; tự xóa những cay đắng dập vùi , những yêu
ghét và đau khổ ; tự xóa đi bao khát vọng để :
Như một sợi tơ trời
Đến mức có thể tự bay lên
Và mất tích trong thinh không
Như nó không hề có
( Bản xonat hoang dã – tr23 )
Và để rồi :
Hỡi Đấng Mê Tơi
Bây giờ tôi sạch nợ trần ai
……..
Những sung sướng
Không còn làm tôi sung sướng
Những đau khổ
Cũng không còn làm tôi đau khổ
( Bản xoonat hoang dã – tr.49 )
Anh mong ước :
Tôi gõ vào ngực tôi
Tôi ơi , mở ra
Cánh cửa tôi đã mở
Và tôi thấy chẳng có gì
( Bản xonat hoang dã – tr.37 )
Trong “ Hoàng lão tâm pháp “ Lão tử dạy người ta luyện tinh hóa khí , luyện khí hóa thần , luyện thần
hoàn hư , đấy là con đường trở về với Đạo . Và chỉ khi hoàn hư – Tôi chả là gì – cũng là lúc có thể gõ
vào núi Bài Thơ để một
Thiếu nữ dịu dàng
E lệ cười xao xuyến
Hiện ra , gõ vào mặt nước vịnh Hạ Long để chàng Trương Chi hiện ra và gõ vào áng mấy để bầu trời
xanh hiện ra với “ Những ngôi sao vàng như mắt quỷ “ vỡ tung tóe . Không phải chỉ riêng Trần Nhuận
Minh mà tự cổ chí kim biết bao người mơ ước quyền năng ấy !
Tuy nhiên ở chỗ khác anh lại hết sức chân thật :
Đấng Mê Tơi hỏi tôi
Chả lẽ người cũng muốn gì ư
Nhưng khi Đấng đâu có nghe tôi trả lời
Ngay cả khi Đấng nhập vào hồn tôi
Đấng cũng tít tắp xa
( Bản xonat hoang dã – tr.41 )
Và đây mới đích thực Trần Nhuận Minh
Ta bàng hoàng trước cái không thể biết
Đang nhào nặn ta trong cõi vu cùng
Chả lẽ những chấm người mong manh trên trái đất
Lại biểu hiện mơ hồ huyền bí của không trung
( Vô thức – Nhà thơ hoa và cỏ )
Cái mong muốn đạt tới chân lý đan xen với cảm giác bất lực không sao đạt tới . Ai đã từng tu dưỡng
lẽ Đạo mà không bắt gặp cảm giác này
Thật ra thì Trần Nhuận Minh đặt ra cho mình một sứ mạng khiêm tốn và thiết thực hơn . Anh muốn
lắng nghe những âm thanh từ cây đàn của Đấng Mê Tơi , một cây đàn không thơ mà :
Muốn nhìn ư
Phải nhắm mắt lại
Muốn nghe ư
Phải bịt tai lại
Mới có thể thấy được
Những bí ẩn xanh rờn
Dạt dào tuôn chảy tự trời cao
Và để cho:
Cơ thể tôi vang động
Nhưng âm thanh không có âm thanh
( Bản xoonat hoang dã –tr.29,30 )
Anh muốn họa lại bằng cây đàn thơ mà anh “đã lấy trộm “
Của những đêm trăng buồn
Ngón tay hoang sơ của gió
Đã gẩy lên
Tiếng nghẹn ngào
Của những ngôi sao xanh
Biêng biếc chết trên đầu ngọn cỏ
( Bản xonat hoang dã – tr.28 )
Anh muốn mọi người cùng được nghe
Những bí truyền của Đấng Mê Tơi
Lặng lẽ theo giọt mưa xuống đất
… Và tiếng gào của đá
Vào lúc nửa đêm
Tiếng rì rào của gốc cây khô
Vào cuối buổi đông tàn
Tiếng đanh ròn tóe lửa
Những cú nhảy giao hoan
Của lũ côn trùng
( Bản xonat hoang dã – tr.75 )
Cùng anh nghe thấy chính anh:
Rất có thể tôi là vang vọng mơ hồ
Của những ký thác xa xăm
Mà cha ông ta xưa từng bỏ lửng
Giữa những trang sách
( Bản xonat hoang dã – tr.47 )
Nghe trong
Ánh trăng vặng lặng
Mà thổi thành gió hiu hiu
Trong hồn cỏ cây
Mà ngân vang trong mọi tế bào tôi
Như một tiếng đàn xa
( Bản xonat hoang dã – tr.61 )
Thời đại ngày nay ,các nhà khoa học nói chung và các nhà vật lý đỉnh cao nói riêng đang muốn từ
phương pháp duy lý phương Tây vươn tới sự minh triết phương Đông , nhằm giao hòa với trường “ý
thức thuần khiết không giới hạn “
Thơ lại càng như vậy . Từ trực cảm với tình yêu ( theo nghĩa rộng ) làm trung tâm chuyển sang duy lý
mà ta thường gọi là thơ trí tuệ (!) tất yếu sẽ dẫn thới sự minh triết trong thơ
Thao hướng này . Trần Nhuận Minh muốn đi trên đường của mình với 23độ nghiêng giống như trái
đất nghiêng 23 độ trên mặt phẳng hoàng đạo khi bay trong quĩ đạo để tạo nên bốn mùa xuân , hạ ,
thu , đông và toàn bộ sự sống diệu kỳ trên hành tinh xanh yêu dấu của chúng ta
Mắt nào em ném trao anh
Dao cau bổ dọc toang mành trời đêm