Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần công dân với pháp luật – giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI
ĐỘNG NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI
PHÁP LUẬT – GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

Người thực hiện: Kiều Thị Hải
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Giáo dục cơng dân

THANH HỐ NĂM 2018


MỤC LỤC

Trang |2


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực,
vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội. Giáo dục và đào tạo là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phịng, an ninh; là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc phát triển Giáo dục đào tạo
trong xu thế hội nhập là một trong những thách thức đang đặt ra đối với nước ta.


Làm thế nào để giáo dục đào tạo đạt kết quả vững chắc, giữ vai trò chủ đạo, làm thế
nào để Giáo dục Việt Nam có thể phát triển kịp với nền giáo dục quốc tế. Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định: “Thực hiện đổi mới căn
bản toàn diện về Giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và
nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền
thống lịch sử, cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội...”[9, tr132]
Nhà giáo dục Maria Montessori đã từng nêu quan điểm: “Nếu giáo dục luôn
luôn là phương pháp truyền thụ kiến thức cũ kĩ, khơng có nhiều hi vọng cho tương
lai của nhân loại. Bởi truyền thụ kiến thức thì có ích gì nếu sự phát triển tồn diện
của cá nhân tụt lại phía sau”[7, tr83]. Để phát triển tồn diện cá nhân thì Giáo dục
cơng dân là môn học đặc biệt quan trọng – môn học làm người. Đây là mơn học
hay nhưng khó. Hay ở chỗ đây là môn học trang bị cho học sinh những chuẩn mực
về đạo đức, ứng xử hàng ngày, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông cũng như
kiến thức về pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội. Khó ở chỗ người thầy cần có
kiến thức, vốn sống phong phú, hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực xã hội và có kinh
nghiệm ứng xử thực tế trong cuộc sống để tích hợp và thực hiện các phương pháp
đặc thù môn học.
Dạy học là một nghệ thuật. Để gây hứng thú học tập cho học sinh đòi hỏi
người giáo viên phải biết tìm tịi sáng tạo, khơng ngừng đổi mới phương pháp dạy
học, đặc biệt phải biết “dẫn lối tâm hồn” để học sinh u thích mơn học, bài học và
say mê học tập.Từ năm học 2016 – 2017 Bộ Giáo dục và đào tạo bắt đầu triển khai
thực hiện “ Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng
dẫn học sinh tự học” với cách thiết kế bài học linh hoạt, sử dụng những phương
pháp dạy học hướng tới sự chủ động, tích cực nắm bắt kiến thức của học sinh.
Trong năm học vừa qua tôi đã tiến hành thiết kế và giảng dạy theo phương pháp và
kĩ thuật dạy học mới này. Qua quá trình thiết kế bài giảng và giảng dạy bản thân tôi
thấy được sự hứng thú với nội dung các tiết học của học sinh được nâng cao, song

trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình tơi chỉ chọn vấn đề gây hứng thú cho học
sinh ở phần khởi động với đề tài: “Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi
động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Công dân với
pháp luật – Giáo dục công dân 12”
Trang |3


1. 2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo về đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng sử dụng “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” trong đó để tạo tâm thế cho học sinh vào bài
học phương pháp này xem việc tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh là một
phần hết sức quan trọng trong thiết kế bài học.
Việc giáo viên quan tâm, đầu tư, tìm tịi vận dụng nhiều phương pháp khác
nhau kết hợp với việc sử dụng dụng những hình ảnh sinh động, những tình huống
có vấn đề để tổ chức khởi động bài học giúp cho học sinh hứng thú học tập, từ đó
nâng cao hiệu quả bài học.
Vì vậy, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số phương pháp tổ chức hoạt động
khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Công dân
với pháp luật – Giáo dục công dân 12” làm đề tài nghiên cứu với mục đích phát
triển năng lực tư duy tổng hợp và có sự u thích đối với mơn học.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và đưa vào phần “Khởi động”
những tình huống có vấn đề, những hình ảnh mang ý nghĩa giáo dục cao, để nâng
cao hứng thú học tập cho học sinh.
Đối tượng để thực hiện đề tài là học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường
Xuân 2
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp điều tra giáo dục

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp trực quan, hình ảnh
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm dạy học: Dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động,
phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng,
những cơ sở lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những
định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
- Phương pháp dạy học: là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên
và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học là hình thức và cách thơng qua đó bằng cách nào đó giáo
viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong
những điều kiện học tập cụ thể.
- Phương pháp dạy học tích cực: là phương pháp dạy học hướng tới việc hoạt động
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tập trung vào phát huy tính
tích cực, chủ động của người học, nhấn mạnh hoạt động học và vai trị của học sinh
trong q trình dạy học.
Trang |4


- Hoạt động khởi động có mục đích là: làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn
có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần/ sẽ
lĩnh hội trong bài học mới; giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân, kích thích sự tị mị, mong muốn tìm hiểu bài học mới; rèn
luyện cho học sinh năng lực cảm nhận, hình thành những biểu tượng ban đầu về
các khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy,
xác định nhiệm vụ học bài học mới; đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh
có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội
dung bài học.
Ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Điều 28- Khoản 2- Luật giáo dục
sửa đổi 2018 ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát triển toàn diện phẩm
chất và năng lực của người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,
bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy
độc lập; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông vào q trình giáo dục” [8, tr2]. Cùng với các
mơn học khác mơn Giáo dục cơng dân đang góp phần thực hiện mục tiêu của giáo
dục là đào tạo ra những con người phát triển tồn diện về đạo đức trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1 Thực trạng của việc thiết kế phần khởi động theo “phương pháp
và kĩ thuật tổ chức dạy học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” trong môn
GDCD ở trường THPT
a) Thực trạng việc nhận thức của giáo viên về việc thiết kế phần khởi động trong quá
trình dạy học.
Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc nhiên cứu “Một số phương pháp tổ chức
hoạt động khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần
Công dân với pháp luật – Giáo dục công dân 12”, chúng tôi đã tiến hành điều tra về
nhận thức, mức độ sử dụng, hiệu quả cũng như việc cải tiến, thiết kế phần khởi
động của giáo viên 02 trường THPT trên địa bàn huyện Thường Xuân: trường
THPT Cầm Bá Thước và THPT Thường xuân 2 (Nội dung điều tra theo mẫu phiếu
điều tra thực trạng, phụ lục 1 tr22). Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về
việc thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học
theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học GDCD ở trường
THPT thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc thiết kế
phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học ở trường THPT
Mức độ nhận thức


Số phiếu

Tỉ lệ %

Trang |5


- Rất cần thiết.
- Cần thiết.
- Không cần thiết.

4
1
0

80
20
0

Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, giáo viên THPT đều đánh giá cao tầm
quan trọng và sự cần thiết của việc thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và
kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá
trình dạy học. 100% GV được khảo sát đều khẳng định không thể thiếu phần khởi
động trong quá trình dạy học GDCD. Theo đánh giá của giáo viên THPT, việc thiết
kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự trong dạy học GDCD làm bộc lộ những hiểu biết
có sẵn của học sinh, tạo mối liên tưởng đến kiến thức bài học mới; kích thích sự tị
mị, mong muốn hiểu biết bài học mới của học sinh, phát huy được tính tích cực,
độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Từ sự phân tích trên cho thấy giáo viên THPT đã có sự nhận thức đúng đắn về

tầm quan trọng của thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức
hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học
GDCD. Điều đó có thể cho phép khẳng định mức độ cần thiết và ý nghĩa của
Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh
tự học trong dạy học ở trường THPT hiện nay.
b) Mức độ thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt
động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học ở
trường THPT hiện nay
Để đánh giá mức độ thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ
chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên ở các
trường THPT hiện nay tôi dựa trên cơ sở đánh giá của GV và kết quả điều tra được
trình bày trong bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát mức độ thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và
kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học ở trường
THPT.
Mức độ sử dụng
Số phiếu
Tỉ lệ (%)
- Thường xuyên.
2
40
- Thỉnh thoảng
2
40
- Không sử dụng
1
20
- Không sử dụng
1
2.1

Từ kết quả thu được ở bảng 1.2 chúng tơi có thể đi đến một số nhận định
sau: Trong các trường THPT hiện nay, giáo viên đã thiết kế phần khởi động theo
Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh
tự học trong quá trình dạy học nhưng mức độ sử dụng là không thường xuyên
(40% giáo viên thỉnh thoảng có sử dụng và 20% giáo viên khơng bao giờ sử
Trang |6


dụng).
Kết quả này phản ánh thực trạng là mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng đắn
về sự cần thiết của thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức
hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học
GDCD, nhưng việc thiết kế phần khởi động trong thực tế lại rất hạn chế. Điều
này tạo nên mâu thuẫn giữa nhận thức và mức độ thiết kế phần khởi động trong
quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay.
c)Thái độ của học sinh đối với môn học GDCD
Bảng 1.3 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với
môn GDCD ở khối 12 – Trường THPT Thường Xuân 2(Nội dung điều tra theo
mẫu phiếu điều tra thực trạng, phụ lục 1 tr23).
Lớp
Số học HS
yêu Vì Gv giảng Vì
kiến Vì
thầy Lý
do
sinh
thích
vì bài hấp dẫn thức khó giảng bài khác
mơn học bổ
học khó khơng hấp

ích
hiểu
dẫn
12A1
34
16
10
2
6
0
12A2 38
12
13
10
2
1
12A3 39
15
13
9
2
0
12A4 38
14
11
7
5
1
12A5 40
17

12
5
4
2
12A6 42
15
10
10
5
2
12A7 40
16
11
11
3
0
Tổng 271
105=38.4 % 80 = 29.5% 54 = 20 % 27= 9.9% 6 =2,2 %
Như vậy qua kết quả điều tra, ta nhận thấy có 38,4% học sinh cảm thấy thích
mơn học; 29,5% học sinh thích vì giáo viên giảng bài; 54 % học sinh thấy kiến thức
khó hiểu; 9.9 % học sinh cho rằng giáo viên giảng bài không hấp dẫn...Nhiều học
sinh chưa nhận thức đúng về vị trí vai trị tầm quan trọng của mơn GDCD, học sinh
khơng thú với mơn học, thậm chí có học sinh cịn chán, khơng chịu học.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng trên đó là do học sinh khơng thích
học mơn GDCD cơng dân vì kiến thức khơ khan, khó hiểu và do giáo viên giảng
bài khơng hấp dẫn.
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng
Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh
tự học là phương pháp dạy học mới được Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện
vào tháng 01/ 2017, giáo viên còn chưa sử dụng, hoặc có sử dụng nhưng chưa nhiều và

thuần thục trong q trình giảng dạy mơn học
Đồng thời, tâm lí học sinh xem thường mơn học, khơng thích học mơn GDCD
Một phần do kiến thức khơ khan, khó hiểu và do giáo viên giảng bài thiếu
hấp dẫn, ít có sự đầu tư cho tiết học
Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng việc thiết thế phần khởi động theo
Trang |7


“phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự
học” trong mơn GDCD ở trường THPT cho phép đi đến kết luận: việc thiết kế
phần khởi động theo “phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học theo nhóm và
hướng dẫn học sinh tự học” trong mơn GDCD là cần thiết nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học.
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Khởi động bài học bằng phương pháp: Sử dụng hình ảnh kết hợp
với phương pháp nêu vấn đề.
2.3.1.1. Một số yêu cầu chuẩn bị .
* Đối với giáo viên:
Bước 1: Chuẩn bị
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.
Giáo viên chuẩn bị sẵn sàng những hình ảnh và những vấn đề liên quan mà mình sẽ
hướng học sinh tìm hiểu
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh
Dành thời gian phù hợp cho các em chuẩn bị
Bước 2: Giáo viên tiến hành cho học sinh xem những hình ảnh gợi mở và hướng
học sinh đến nội dung liên quan đến bài học
Bước 3: Kết luận.
Qua những hình ảnh học sinh đã xem đã, giáo viên cùng với học sinh nhận
xét, chốt lại vấn đề đó chính là nội dung gợi mở bài học mà giáo viên muốn truyền
tải đến học sinh

* Đối với học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa
- Vận dụng những hiểu biết của bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung hình
ảnh và bài học.
- Rút ra nội dung cần đạt
2.3.1.2. Sử dụng hình ảnh kết hợp với phương pháp nêu vấn đề vào phần
khởi động của một số bài học.
Bài 1
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Khởi động
*Mục tiêu
Kích thích HS tìm hiểu xem các em biết gì về pháp luật
Rèn luyện tư duy phán đoán cho học sinh
*Cách tiến hành
Giáo viên định hướng học sinh: các em quan sát một số hình ảnh và cho biết mỗi
hình ảnh lien quan đến vấn đề gì?

Trang |8


(1) [6]

(2)[6]

(3)[6]

(4)[6]

Giáo viên nêu câu hỏi:
1, Ở bức ảnh thứ nhất các em đã từng được biết qua chưa? Đó là hình ảnh liên quan

đến vấn đề gì?
2, Bức tranh thứ 2 và thứ 3, 4 là hình ảnh của văn bản gì? Theo em tại sao lại có
những văn bản đó
2 đến 3 học sinh trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung
Giáo viên chốt lại
Hình ảnh thứ nhất là Bộ Luật Hammurabi là văn bản luật cổ nhất trên thế giới còn
nguyên vẹn đến ngày nay, được khắc trên đá do vua Hammurabi của vương quốc
Babilon cổ đại ban hành vào khoảng thập niên 1760TCN.
3 hình ảnh cịn lại là 3 văn bản luật của nước ta. Luật Hình thư thời Lí- bộ Luật đầu
tiên của nước ta, Bộ Luật Hồng Đức thời Lê Sơ- Bộ Luật hoàn chỉnh nhất của thời
kì phong kiến nươc nước ta và Hiến pháp nước Việt |Nam dân chủ cộng hòa 1946Văn bản pháp pháp lí cao nhất của nước ta trong chế độ mới.
Vậy tại sao từ rất xa xưa trên thế giới đã sử dụng Luật? Bất cứ thời kì nào của nước
ta cũng ban hành Luật pháp? Pháp luật là gì và có vai trị như thế nào đối với nhà
nước và cơng dân? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Bài 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Khởi động
*Mục tiêu
Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về Thực hiện pháp luật
Trang |9


Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh
*Cách tiến hành
Giáo viên định hướng học sinh: các em xem một số hình ảnh. Hãy quan sát xem
những người trong bức tranh này liên quan gì đến pháp luật

[12]

(2)[12]


Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia
giao thông trong 2 bức tranh trên?
2 đến 3 học sinh trả lời
Giáo viên nêu câu hỏi:
Từ những việc làm mà các em quan sát và thực tế quan sát hàng ngày, hãy cho biết
thế nào là Thực hiện pháp luật?
Theo em khi không thực hiện đúng quy định của Pháp luật có phải chịu hậu quả
hay không?
Hoạc sinh trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung
*Giáo viên chốt lại:
- Ảnh 1 là công dân thực hiện đúng Pháp luật khi có tín hiệu đèn đỏ, tất cả các
phương tiện đều dừng lại trước vạch dừng.
Ảnh 2 đi xe đạp hàng 3, hàng 4 và sử dụng ô khi đang điều khiển phương tiện.
- Khi không thực hiện đúng quy định của pháp luật thì cơng dân sẽ phải chịu trách
nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật
- Vậy Thực hiện pháp luật chính xác là như thế nào? Vi phạm pháp luật là gì? Mỗi
người phải chịu trách nhiệm như thế nào khi Vi phạm pháp luật? Chúng ta cùng tìm
hiểu bài 2 “ Thực hiện pháp luật”
Bài 4 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CƠNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI(tiết 1)
Khởi động
* Mục tiêu
- Kích thích học sinh tìm hiểu về nội dung bình đẳng trong một số lĩnh vực của đời
sống xã hội
- Rèn luyện tư duy phán đoán cho học sinh
* Cách tiến hành
T r a n g | 10



Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về công việc người phụ nữ với công
việc nội trợ và cho học sinh nhận xét nêu quan điểm về vấn đề đó
Giáo viên nêu câu hỏi:
1, Em hãy nêu nhận xét, quan điểm của mình khi xem những hình ảnh sau.
2, Tại gia đình em bố, con cái có san sẻ việc nhà với mẹ hay không?

[12]

(2)[12]

- 1, 2 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt lại:
+ Qua 2 hình ảnh trên ta thấy người phụ nữ rất vất vả với công việc nội trợ, những
cơng và khơng được san sẻ cơng việc đó từ người đàn ơng trong gia đình
+ Trong hầu hết các gia đình hiện nay, những hình ảnh trên là hình ảnh quen thuộc
mà chúng ta mặc nhiên nó là chuyện đương nhiên, chuyện dĩ nhiên. Đó là quan
niệm đang tạo ra sự bất bình đẳng trong gia đình.
Ngồi quan hệ vợ chồng, trong mối quan hệ gia đình cịn có mối quan hệ giữa cha
mẹ và các con, ơng bà và các cháu, anh chị em với nhau. Vậy pháp nước ta quy
định như thế nào về bình đẳng trong hơn nhân và gia đình? Chúng ta cùng tìm hiểu
tiết 1 của bài 4 “ Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống
xã hội”.
Bài 7

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
Khởi động
* Mục tiêu
- Kích thích sự tìm hiểu về các quyền dân chủ cơ bản của công dân được pháp luật

quy định
- Rèn luyện tư duy phán đoán
* Cách thực hiện
- Giáo viên nêu vấn đề:

T r a n g | 11


(1)[12]
(2)[12]
(3)[12]
+ Những hình ảnh trên đây gợi cho các em liên tưởng đến việc công dân thực hiện
những quyền nào?
+ Thực hiện những quyền đó có gắn với nghĩa vụ cần thực hiện của mỗi công dân
hay không?
- 1,2 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt lại:
+ Hình ảnh 1: Quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Đây là bức tranh cổ động cử tri
đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kì 2016- 2021
+ Hinh ảnh 2: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Trưng cầu dân ý là một
cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
+ Hình ảnh 3: Quyền khiếu nại, tố cáo. Hình ảnh ngun Tổng thanh tra Chính phủ
Phùng Phong Tranh tiếp dân, lắng nghe và giải quyết khiếu nại của nhân dân tỉnh
Quảng Ninh.
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng Sản
Việt Nam lãnh đạo. Trong đó tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân. Nhân dân là
chủ và nhân dân làm chủ nhà nước bằng các hình thức, cách thức khác nhau thơng

qua việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học
này để hiểu rõ hơn về các quyền dân chủ cơ bản của công dân
Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
Khởi động
* Mục tiêu
- Kích thích sự tìm hiểu các quyền phát triển của công dân được pháp luật quy định
- Rèn luyện tư duy phán đoán, logic
* Cách thực hiện
- Giáo viên nêu vấn đề: Các em hãy cùng xem hình ảnh dưới đây và đưa ra nhận
xét của mình về vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng các quốc gia đáng sống
nhất thế giới.
Tiêu chí đánh giá xếp hạng các quốc gia đáng sống nhất thế giới

T r a n g | 12


[3]
- 1,2 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt lại:
Việt Nam có thể vươn lên mạnh mẽ để xếp hạng thứ 11 các quốc gia đáng sống
nhất thế giới vì xét theo những tiêu chí nào?.
+ Sự thoải mái khi tới định cư ở một đất nước hoặc vùng lãnh thổ "Người Việt
Nam tốt bụng, chu đáo, hay giúp đỡ, và cũng khá hài hước. Cuộc sống ở đây khá
tốt, là một trong những nơi đẹp nhất tôi từng sống".- nhận xét của người khảo sát.
+ Chất lượng cuộc sống Mặc dù không thuộc top những quốc gia có chất lượng
cuộc sống cao (Việt Nam chỉ xếp thứ 42), thế nhưng bù lại bảng đánh giá cho thấy
người Việt Nam có mức độ hạnh phúc cao (xếp thứ 8).
+ Chi tiêu cá nhân Việt Nam xếp ở vị trí 12, điều này cho thấy mơi trường làm

việc của chúng ta đã được cải thiện đáng kể.
+ Khả năng ổn định và hòa nhập Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện (đứng
đầu khảo sát của Business Insider trong 30 nước Đông Nam Á).
Đồng thời, theo tờ NPR, hơm 6/12/2017, Trung tâm nghiên cứu có tiếng Pew
Research Center của Mỹ đã công bố một nghiên cứu cho thấy, người Việt có suy
nghĩ tích cực, lạc quan và hài lòng với cuộc sống nhất thế giới. 88% số người được
hỏi khẳng định đời sống ở Việt Nam tốt hơn so với cách đây 50 năm.[3]
Với những nỗ lực khơng ngừng trong việc cải cách chính sách phát triển con người,
Đảng và Nhà nước ta đang từng bước mang lại cho người Việt Nam những điều
kiện tuyệt vời để phát triển bản thân, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Vậy những quyền phát triển của công dân là những quyền nào? Nội dung cụ thể
của các quyền đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học: “ Công dân với các
quyền phát triển”
Bài 9 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
Khởi động
T r a n g | 13


* Mục tiêu
- Kích thích sự tìm hiểu về vai trò, nội dung của pháp luật đối với sự phát triển bền
vững của Đất nước
- Rèn luyện tư duy phán đoán
* Cách thực hiện
- Giáo viên nêu vấn đề: cho học sinh xem và nhận xét hai nhóm những bức ảnh sau:
+ Nhóm ảnh 1:

[12]
+ Nhóm ảnh 2:

[12]


[12]
T r a n g | 14


Giáo viên nêu câu hỏi:
1, Em có nhận xét gì về 2 nhóm các bức ảnh đã xem?
2, Để có thể phát triển bền vững Đất nước phương tiện, công cụ nào là quan trọng
hàng đầu để Nhà nước quản lí các lĩnh vực xã hội?
- 1, 2 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt lại:
1, Nhóm ảnh 1: Một số hình ảnh về các vấn đề trong xã hội gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống nhân dân và gây cản trở sự phát triển của Đất nước như: buôn
bán gian lận, ô nhiễm mơi trường, tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, đặc biệt là vấn đề
gây bạo loạn, chống phá Nhà nước của lực lượng phản động như cái gọi là Chính
phủ quốc gia Việt Nam lâm thời…
Nhóm ảnh 2: Một số hình ảnh về sự phát triển vượt bậc về mọi lĩnh vực của Đất
nước, đặc biệt là quá trình hội nhập quốc tế của nước ta.
2, Để có thể phát triển bền vững Đất nước thì pháp luật là phương tiện, công cụ
quan trọng hàng đầu để Nhà nước quản lí các lĩnh vực xã hội. Pháp luật có vai trò
hết sức quan trọng tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giữ gìn và
phát huy văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển xã hội, góp phần bảo vệ mơi
trường, là cơng cụ để thực hiện chính sách quốc phịng, an ninh. Chúng ta cùng tìm
hiểu bài học để làm rõ vai trị, nội dung của pháp luật đối với sự phát triển bền
vững của Đất nước
2.3.2. Sử dụng hình ảnh kết hợp với phương pháp dự án.
2.3.2.1. Một số yêu cầu chuẩn bị
* Đối với giáo viên:
Bước 1: Chuẩn bị

- Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.
- Giáo viên chuẩn bị những hình ảnh và những vấn đề, những câu chuyện liên quan
mà mình sẽ hướng học sinh tìm hiểu
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh
Bước 2: Giáo viên tiến hành cho học sinh xem những hình ảnh gợi mở từ cuối tiết
học trước, giao việc cho các nhóm chuẩn bị theo định hướng của giáo viên
Bước 3: Kết luận.
Các nhóm trình bày sự chuẩn bị của nhóm mình, giáo viên cùng với học sinh
nhận xét, chốt lại vấn đề đó chính là nội dung gợi mở bài học mà giáo viên muốn
truyền tải đến học sinh
* Đối với học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa
- Vận dụng những hiểu biết, tìm tịi thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau, thảo luận,
phối hợp với nhau, tìm sự hỗ trợ nếu cần để hồn thành nội dung giáo viên phân
công
- Rút ra nội dung cần đạt
T r a n g | 15


2.3.2.2. Sử dụng hình ảnh kết hợp với phương pháp dự án vào phần
khởi động của một số bài học.
Bài 3 CƠNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Khởi động
*Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tìm hiểu xem các em đã biết gì về quyền bình đẳng của con
người
- Rèn luyện năng lực tư duy phán đoán, tư duy logic
*Cách tiến hành
+ Giáo viên tiến hành cuối tiết học trước
- Giáo viên định hướng học sinh: Các em sẽ được xem 1 số hình ảnh. Hãy quan sát

xem những hình ảnh đó cùng liên quan đến vấn đề gì.
- Học sinh xem 1 số tranh/ảnh về 1 số nhà lãnh đạo kiệt xuất về quyền con người
trên thế giới và bản Tun ngơn tồn thế giới vì quyền con người. Các nhóm hãy
cho tìm hiểu về những nhân vật đó và tìm ra điểm chung nhất của các nhân vật đó.
- Phân lớp thành 4 nhóm theo tổ, phân cơng nhóm trưởng, thư kí, giao việc cho các
nhóm chuẩn bị
Nhóm 1: Tìm hiểu về hình ảnh số 1, 2
Nhóm 2: Tìm hiểu về hình ảnh số 1, 3
Nhóm 3: Tìm hiểu về hình ảnh số 1, 4
Nhóm 4: Tìm hiểu về hình ảnh số 1, 5
Các nhóm hồn thành các nội dung tìm hiểu và trình bày vào đầu giờ học tiết tiếp
theo.

[12]
(3)

(1)
(2)
(4)
(5)
+ Giáo viên tiến hành vào tiết học mới
Giáo viên cho các nhóm trình bày nhanh phần chuẩn bị của nhóm mình
Lớp nhận xét, bổ sung
*Giáo viên chốt lại: Ở trên là hình ảnh về bốn nhà lãnh đạo kiệt xuất trên thế giới
Ảnh 2: Nelson Mandela- Được tôn vinh như vị cha già dân tộc của Nam Phi, ông
Nelson Mandela là chính khách nổi tiếng cả thế giới vì sự đấu tranh khơng mệt mỏi
để loại bỏ chủ nghĩa apartheid (phân biệt chủng tộc giữa người da trắng thiểu số và
người da đen đa số tại Nam Phi trong quá khứ) và tiến tới xây dựng một xã hội dân
chủ đa chủng tộc.
Ảnh 3: Martin Luthe King Jr- Bắt đầu bằng cuộc tẩy chay xe buýt ở Montgomery

hồi năm 1955, King đã dẫn đầu một loạt cuộc biểu tình phi bạo lực trên tồn quốc
chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc.
T r a n g | 16


Khi King được trao giải Nobel Hịa bình vào năm 1964, ông đã là người trẻ nhất
từng giành giải thưởng danh giá này, khi mới 35 tuổi. Bài phát biểu nhận giải của
ông ở Na Uy đã gồm tuyên bố nổi tiếng: "Tôi tin rằng sự thật không cần vũ khí và
tình u vơ điều kiện sẽ có tác động cuối cùng lên thực tế. Đó là lý do vì sao lẽ phải
tạm bị đánh bại lại mạnh hơn chiến thắng của điều ác". King cũng quyên tặng số
tiền 54.123 USD trong tiền thưởng của ông cho các phong trào hoạt động vì quyền
lợi dân sự.
Ảnh 4: Fidel Castro- là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc Cách
mạng Cuba, Thủ tướng của Cuba từ tháng 2 năm 1959 tới tháng 12 năm 1976, và
sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ chức tháng 2 năm
2008. Ơng là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới
tháng 4 năm 2011. Đồng thời, Fidel Castro cũng được xem là một trong những nhà
cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX, là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt
tinh thần đối với nhân dân những xứ có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính
quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trị khơng nhỏ trong cuộc
giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ Apartheid nói riêng cũng như những
cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung.
Ảnh 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh- Lãnh đạo vĩ đạo của nhân dân Việt Nam- Người đã
lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống lại ách nô lệ của Thực dân Pháp
và Đế quốc Mỹ mang lại hịa bình tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Đồng
thời, Người được xem là nhà lãnh đạo kiệt xuất thế giới, là biểu tượng ủng hộ cho
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì quyền con người.
Ảnh 1: Đây là Tun ngơn tồn thế giới giới vì quyền con người năm 1948.
[6]
Vậy, cuộc đấu tranh không mệt mỏi của tồn thế giới mang lại cho con người “tự

do, bình đẳng về phẩm giá và các quyền” được ghi nhận trong trong luật pháp nước
ta như thế nào? Quyền bình đẳng của con người trước pháp luật là gì? Trách nhiệm
của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hơm nay.
2.3.3. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề.
2.3.3.1. Một số yêu cầu chuẩn bị
* Đối với giáo viên:
Bước 1: Chuẩn bị
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.
Giáo viên chuẩn bị sẵn sàng vấn đề liên quan mà mình sẽ hướng học sinh tìm hiểu
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh
Dành thời gian phù hợp cho các em chuẩn bị
Bước 2: Giáo viên tiến hành nêu vấn đề và hướng học sinh đến nội dung liên quan
đến bài học
Bước 3: Kết luận.
Qua vấn đề đã tìm hiểu giáo viên cùng với học sinh nhận xét, chốt lại vấn đề
đó chính là nội dung gợi mở bài học mà giáo viên muốn truyền tải đến học sinh
T r a n g | 17


* Đối với học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa
- Vận dụng những hiểu biết của bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung vấn
đề và bài học.
- Rút ra nội dung cần đạt
2.3.3.2. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề vào phần khởi động của một số bài
học
Bài 5 QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TƠN GIÁO
Khởi động
*Mục tiêu

- Kích thích học sinh về bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo.
- Rèn luyện tư duy phán đoán
*Cách tiến hành
Giáo viên nêu vấn đề: Kể cho học sinh nghe hoặc cho học sinh kể lại: Sự tích con
Rồng cháu Tiên

[12]
- Giáo viên nêu câu hỏi
1, Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên.
2, Đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc
Việt nam có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- 1,2 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét bổ sung
- Giáo viên chốt lại:
1, Sự tích Con Rồng cháu Tiên nhằm suy tơn nguồn gốc giống nịi rồng tiên của
dân tộc ta và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Chúng ta yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng
bào".
2, Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
luôn đồn kết, gắn bó keo sơn. Điều đó được chứng minh trong suốt chiều dài lịch
sử của Đất nước, chính tình đồn kết như một của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
đã tạo nên sức mạnh giúp đất nước ta chống lại mọi kẻ thù xâm lược và xây dựng
T r a n g | 18


đất nước ngày càng lớn mạnh. Điều cốt lỗi tạo nên tinh thần đồn kết đó là chính
sách bình đẳng giữa các dân tộc mà trải qua các thời kì nhà nước ta vẫn luôn kiên
định thực hiện. Vậy, cụ thể chính sách bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta có những nội dung gì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết 1 của bài 5 “ Quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo”

Bài 6 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Khởi động
* Mục tiêu
- Kích thích sự tìm hiểu về các quyền cơ bản của công dân được pháp
luật quy định
- Rèn luyện tư duy phán đoán.
* Cách thực hiện
- Giáo viên nêu vấn đề:
+ Việt Nam đã phê chuẩn những công ước quốc tế nào liên quan đến quyền con
người? Việc phê chuẩn các cơng ước quốc tế đó có ý nghĩa gì?
+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong những
bản Hiến pháp nào của nước ta?
+ Trong Hiến pháp 2013, mỗi công dân Việt Nam được hưởng những quyền gì?
Trong những quyền đó quyền nào là quan trọng nhất, không thể tách rời đối với
mỗi cá nhân?
- 1,2 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt lại:
+ Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người như
Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công
ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Cơng ước quốc tế
về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm 1989,
Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006…Với việc phê chuẩn này cho
thấy Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế, ủng hộ và thực hiện quyền con người
được thế giới công nhận
+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong tất cả các
bản Hiến pháp của nước ta: Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
+ Trong Hiến pháp 2013 mỗi công dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do cơ
bản, quyền dân chủ, quyền bình đẳng ….

+ Trong những quyền đó các quyền tự do cơ bản được đặt ở vị trí đầu tiên, quan
trọng nhất, khơng thể tách rời đối với mỗi cá nhân.
Vậy cụ thể các quyền tự do của cơng dân là những quyền gì? Nội dung cơ
bản của các quyền như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hơm nay.
2.4. Hiệu quả sáng kiến đối với hoạt động giáo dục.
a. Đối với học sinh
T r a n g | 19


Trong quá trình dạy học khi áp dụng sáng kiến: “Một số phương pháp tổ
chức hoạt động khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học
phần Công dân với pháp luật – Giáo dục công dân 12” chúng tôi thấy.
Thứ nhất: Tạo sự hấp dẫn cho giờ học, học sinh sẽ cảm thấy thích thú vì
được tự mình khám phá những nội dung mới mẻ liên quan đến bài
Thứ hai: Phát huy tính tích cực của học sinh vì khi sử dụng phương pháp học
tập mới, với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ học sinh đã phát huy được sức sáng tạo
của mình, được thể hiện sự hiểu biết của bản thân với các vấn đề liên quan đến bài
học
Thứ 3: Bằng việc sử dụng các hình ảnh sinh động, có tính giáo dục cao,
những tình huống có vấn đề cùng với các phương pháp dạy học tích cực, một cách
có chủ đích cộng với lượng kiến thức phong phú, kỹ năng tổ chức điều khiển của
giáo viên đã phát huy tính tích cực, kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng của
học sinh. Các câu hỏi, các tình huống mà giáo viên đưa ra cũng là phương pháp góp
phần hình thành các kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học sinh trên con đường khám
phá tri thức.
Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp lớp 12A2 dạy theo hướng khởi động
bài học với phương pháp dạy học tích cực. Lớp 12A3 dạy học theo phương pháp
khởi động bài truyền thông chỉ giới thiệu bài đơn giản bằng phương pháp thuyết
trình, khơng đầu tư. Kết quả thu được thật thú vị.
Lớp

Thực nghiệm
Đối chứng

12A2
12A3

Số học Mức độ hứng Bình thường
sinh
thú
38
36 ( đạt 95 %)
2 ( 5%)
39
15(đạt 38%)
10 ( 25,6%)

Không
hứng thú
0
14 (36,4%)

Như vậy theo kết quả bảng trên ta nhận thấy đối với lớp sử dụng khởi động
bài học với phương pháp dạy học tích, mức độ hứng thú của học sinh đối với bài
học đạt 95 %, số học sinh không hứng thú là khơng. Cịn đối với lớp Giáo viên
khơng áp dụng, khơng có sự đầu tư mà chỉ khởi động bài truyền thông chỉ giới
thiệu bài đơn giản bằng phương pháp thuyết trình mức độ hứng thú của học sinh
đối với bài học là 38 %, số học sinh không hứng thú cũng chiếm 36,4 %.
b. Đối với giáo viên.
Ngoài thăm dị ý kiến học sinh, tơi cịn tham khảo sự góp ý của đồng nghiệp
thơng qua dự giờ, nhận xét, đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Tất cả các giáo viên

dự giờ đều đánh giá cao việc sử dụng hình ảnh, tình huống có vấn đề để dẫn nhập
học sinh vào bài học theo “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” học sinh rất sối nổi và hứng thú tìm hiểu nội
dung bài học. Việc làm này đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới
kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực người học.
Kết quả đó là niềm khích lệ bản thân tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong
giảng dạy, xây dựng tình u, niềm say mê đối với mơn Giáo dục công dân
T r a n g | 20


Kết quả khảo sát này là một kênh thông tin quan trọng để giáo viên rút kinh
nghiệm trong việc vận dụng kiến thức, sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào
bài dạy tạo khí thế sơi nổi, hào hứng cho người học.
Với đề tài này tơi hi vọng mình sẽ góp thêm tư liệu cho đồng nghiệp tham
khảo trong quá trình giảng dạy.
2.5. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến: “Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm gây
hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Công dân với pháp luật – Giáo
dục cơng dân 12” có thể ứng dụng và triển khai sâu rộng và có hiệu quả hơn khi áp
dụng đối với việc triển khai thực hiện sử dụng “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức
hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” môn Giáo dục công dân
cấp Trung học phổ thông.
3. KẾT LUẬN
Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã từng phát biểu “Mục
tiêu của năm học 2017-2018 là tiếp tục tập trung vào nâng cao kỷ cương nề nếp,
đạo đức lối sống để thầy ra thầy, trò ra trò. Từng bước nâng cao chất lượng dạy và
học, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, học đi đôi với hành,
quan tâm tới trang bị kỹ năng nhất là kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh.
Quyết tâm xây dựng hình ảnh của ngành giáo dục trước nhân dân, từng bước tạo
niềm tin trong phụ huynh học sinh và toàn xã hội” (Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT

năm 2017 tại Đà Nẵng)[2]. Để thực hiện được mục tiêu đó cần sự nỗ lực khơng
ngừng của tồn thể ngành Giáo dục và đặc biệt là đổi mới phương pháp tiếp cận
kiến thức của mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh trong dạy và học.
Với việc soạn giảng theo phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học
theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, trong quá trình giảng dạy bài học Giáo
dục công dân, tôi đã nhận thấy được những hiệu quả nhất định không chỉ là kết quả
về điểm số mà cả về tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
Trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy, sử dụng hình ảnh, tình
huống có vấn đề để dẫn nhập học sinh vào bài học theo “Phương pháp và kĩ thuật
tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” – Phần Công dân
với pháp luật. Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau.
Thứ nhất: muốn học sinh hứng thú với nội dung tiết học giáo dục công dân giáo
viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học, đặc biệt có sự liên hệ thực tế phong
phú, biết đưa những hình ảnh, những vấn đề có sức lơi cuốn, khám phá... phù hợp
vào phần khởi động bài học.
Thứ hai: Giáo viên phải biết tìm tịi suy nghĩ, biết lựa chọn từng hình ảnh, vấn đề
phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp với đối tượng học sinh.
Thứ ba: Khi sử dụng hình ảnh, vấn đề giáo viên phải biết kết hợp với từng phương
pháp phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất và ý nghĩa lớn nhất.
T r a n g | 21


Thứ tư: Khi sử dụng hình ảnh, vấn đề ...vào phần khởi động bài học bài học, giáo
viên đưa hệ thống câu hỏi phù hợp để học sinh có thể tự tìm tịi, khám phá tri thức
và giáo viên phải nhận xét, kết luận, dẫn dắt vào nội dung bài học.
Thứ năm: Trong phạm vi phần khởi động bài học( từ 3 đến 5 phút) giáo viên phải
biết chắt lọc những hình ảnh, vấn đề phù hợp để vừa đảm bảo về mặt thời gian
nhưng cũng vừa có tính gợi mở khám phá, vừa phù hợp với nội dung chính của bài
học
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đúc rút trong quá trình giảng dạy

ở trường THPT Thường Xn 2, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q
thầy cơ để tơi hồn thiện phương pháp dạy học của mình.
Để việc dạy học mơn học ngày càng tốt hơn, góp phần khẳng định vị trí của
mơn học trong nhà trường, tơi có một số kiến nghị đề xuất sau:
Đối với các cấp quản lý giáo dục: Cần quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện
mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, kịp thời khen thưởng, động viên những
giáo viên đã có sáng tạo và thu được kết quả cao trong giảng dạy.
Đối với Sở Giáo dục và đào tạo: Cần phối hợp các trường THPT tổ chức thường
xuyên các đợt tập huấn để nâng cao chất lượng bộ môn, tạo điều kiện cho các giáo
viên trong tỉnh trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đối với giáo viên bộ môn Giáo dục công dân: Thường xuyên học hỏi, tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, tích cực dự giờ thăm lớp, trau dồi chuyên môn, sử dụng
hợp lý có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý và hiệu
quả, phát huy năng lực tư duy của học sinh, góp phần chung thực hiện nhiệm vụ
giáo dục của ngành.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thường Xuân, ngày

tháng 5 năm

2018
CAM KẾT KHÔNG COPY, SAO
CHÉP
(Đã ký)
Kiều Thị Hải

T r a n g | 22



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng mông GDCD lớp 12 – NXB ĐHSP
Hà Nội.
2. Báo Giáo dục và thời đại
3. Báo điện tử Vietnam. Net.
4. Sách những câu nói hay về giáo dục.
5. Tài liệu tập huấn “ Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và
hướng dẫn học sinh tự học – môn Giáo dục công dân- Bộ GD&ĐT năm 2017
6. Wikipedia Tiếng Việt
7. Sách: Những câu nói của Maria Montessori về giáo dục trẻ em và tương lai của
nhân loại- NXB Văn học
8. Luật Giáo dục Việt Nam 2018
9. Tài liệu học tập các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của ĐảngNXB Chính trị Quốc gia
10. Tạp chí Cộng sản
11. Hiến pháp 2013
12. Google.com

T r a n g | 23


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 1
MẪU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO PHƯƠNG
PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM VÀ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Phiếu điều tra thực trạng
Để có cơ sở đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thiết kế
phần khởi động theo theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học ở trường THPT, xin
đồng chí vui lịng trao đổi một số ý kiến.

Cảm ơn sự cộng tác của đồng chí!
1. Sơ lược về bản thân:
- Họ và tên: ……………………………- Nơi công tác: ……….……….
1. Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về vấn đề thiết kế phần khởi động
theo theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn
học sinh tự học trong giảng dạy mơn GDCD (xin đồng chí đánh x vào mục đồng ý)
Rất cần thiết 
Cần thiết
 Không cần thiết

2. Mức độ thiết kế phần khởi động theo theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức
hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học ở
trường THPT như thế nào?
Sử dụng thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không sử dụng


T r a n g | 24


PHỤ LỤC SỐ 2
MẪU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO PHƯƠNG
PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM VÀ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Phiếu điều tra thực trạng
Để có cơ sở đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc
thiết kế phần khởi động theo theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt

động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học ở
trường THPT, đề nghị em hãy vui lòng trao đổi một số ý kiến.
Cảm ơn sự cộng tác của em!
1. Sơ lược về bản thân:
- Họ và tên: ……………………………………………..- Lớp: ……….……….
1. Lí do thích học mơn Giáo dục cơng dân?
Nội dung mơn học bổ ích

Thầy, cơ dạy dễ hiểu, hấp dẫn

Thầy (cơ) vui tính, u q HS.

2. Lí do khơng thích học mơn Giáo dục cơng dân?
Nội dung kiến thức khó học, khó hiểu

Thầy, cô giảng bài không hấp dẫn

Lý do khác.


T r a n g | 25


×