Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sử dụng phần mềm microft power point kết hợp với kiến thức địa lý, văn học, giáo dục công dân để dạy có hiệu quả tiết 47 l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI
với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục
trung học phổ thông phải tập trung phát triển trí tuệ, hình thành những phẩm chất
năng lực công dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức. Trong phân phối chương trình giáo dục trung học
phổ thông, bên cạnh các tiết học lịch sử chính thống mặc dù không nhiều nhưng
đan xen trong chương trình lịch sử lớp 10, lớp 11 và lớp 12 là những tiết học về
lịch sử địa phương. Bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp luôn có những băn
khoăn và trăn trở đó là dạy lịch sử địa phương mình sẽ lựa chọn dạy những nội
dung gì, dạy như thế nào để cho tiết học đạt được hiệu quả cao nhất và với những
trăn trở đó trong những năm học vừa qua, tôi đã thiết kế một số bài giảng về lịch sử
địa phương nhằm giúp các em hiểu hơn về lịch sử tỉnh nhà, về mảnh đất nơi các em
sinh ra và lớn lên. Đặc biệt 2019. Tỉnh Thanh Hóa kỉ niệm “990 năm Danh xưng
Thanh Hóa”. Để các em hiểu sâu hơn các di tích lịch sử , từ đó thêm yêu, trân
trọng những giá trị truyền thống của dân tộc . Đó cũng chính là lí do để tôi quyết
định thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi: Sử dụng phần mềm
Microft Power point kết hợp với kiến thức Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân để
dạy có hiệu quả tiết 47 lịch sử địa phương “ Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa” ( Lịch sử 12- ban cơ bản), tôi đã áp dụng và tôi nhận thấy
thực sự mang lại kết quả tốt.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là giúp tôi có một cách nhìn đa chiều trong dạy
học Lịch sử, với một bộ môn mà những năm trở lại đây số lượng học sinh lựa chọn
thi không nhiều. Vì thế là một giáo viên tôi luôn trăn trở và cố gắng để thiết kế
những giờ dạy tạo được hứng thú và mang lại hiệu quả cao đối với các em học sinh
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi một bài học về môn Lịch sử lớp 12 phần
Lịch sử địa phương cụ thể là tiết 47: “ Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa” ( ban cơ bản)


1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đặc trưng bộ môn, tôi lựa chọn tiết 47 chương trình Lịch sử 12 để
thiết kế bài dạy với việc sử dụng phần mềm Microft Power point cùng với các tài
liệu về địa lý, văn học, âm nhạc với các phương pháp: Điều tra khảo sát thực tế từ
tình hình học tập của học sinh, thu thập thông tin cần thiết khi có kết quả dùng
phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng phương pháp đồ
họa trong việc thiết kế hình ảnh được sắp xếp một cách khoa học nhằm đem lại một
cách tiếp cận mới để làm tăng hiệu quả trong dạy học Lịch sử.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi, đó là việc tôi lựa chọn nội
dung cho một tiết dạy lịch sử địa phương mà bản thân tôi tự nhận thấy vừa truyền
1


tải được thông điệp rất nhân văn đến các em là các em phải biết trân trọng, giữ gìn
những giá trị văn hóa lịch sử của tỉnh nhà đó cũng là những giá trị lịch sử của dân
tộc thông qua những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc đối với các em. Đặc biệt là
các di tích lịch sử của Hậu Lộc, vốn các em đã đến rồi, các em đã tận mắt thấy rồi,
nhưng không phải em nào cũng hiểu rõ về di tích lịch sử đó, thì với bài giảng của
mình, tôi sẽ cung cấp kiến thức để các em có một giờ học lịch sử không nhàm chán,
những kiến thức lịch sử vừa gần gũi nhưng lại hết sức hấp dẫn và lôi cuốn.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Lịch Sử trong những năm gần đây được báo chí và các phương tiện thông
tin đại chúng nói rất nhiều, điểm trung bình qua các kì thi rất thấp. Là một giáo
viên giảng dạy môn Lịch Sử, mặc dù tuổi nghề chưa nhiều và dạy ở một trường
thuộc khu vực bãi ngang ven biển, trường THPT Hậu Lộc 4, đa số các em ở đây
còn lười học chưa có sự say mê môn Lịch Sử, xem Lịch Sử là môn học phụ, vì vậy
thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn này là phổ biến. Để thay đổi thái độ của các
em đối với môn Lịch Sử trong những năm học qua, với mỗi tiết học , tôi luôn cố

gắng tìm ra các phương pháp tiếp cận bài học ở những góc nhìn mới, lấy học sinh
làm trung tâm, không chỉ là những bài giảng về lịch sử chính thống mà bản thân tôi
rất chú trọng đến những tiết dạy lịch sử địa phương, bởi tôi nghĩ rằng lịch sử địa
phương là những gì gần gũi với các em nhất, những tiết học lịch sử địa phương hấp
dẫn không chỉ giúp các em yêu hơn môn học mà hơn thế còn giúpcác em thêm tự
hào về mảnh đất sinh ra mình, từ đó các em biết trân trọng những giá trị lịch sử của
cha ông cũng như các em sẽ biết định hướng được giá trị sống của mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình Lịch Sử lớp 12 ban cơ bản. Tiết 47 lịch sử địa phương .
Đây không phải là một bài khó, tuy nhiên vấn đề là ở chỗ không có hướng dẫn cụ
thể cho việc dạy về chủ đề gì cho học sinh, bản thân mỗi giáo viên chúng tôi phải
tự thiết kế được bài dạy và qua đó phải giáo dục được truyền thống yêu nước, lòng
tự hào dân tộc đến các em học sinh cũng như gắn vai trò, trách nhiệm của các em
trong việc kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trong giai đoạn hiện nay.
Đối với bản thân tôi khi dạy bài này trong năm học 2017- 2018 nếu không vận
dụng kiến thức liên môn, không soạn bài giảng một cách khoa học thì kết quả giờ
học đã không đạt được như mong muốn, học sinh nắm kiến thức thụ động, gượng
ép, chưa thấy được sự hứng thú, say mê trong học tập của các em.
Cụ thể với cách thức mà tôi đã áp dụng dạy ở 4 lớp 12A3, 12A4, 12A6, 12A7
qua kiểm tra đã có kết quả về mức độ nắm bài của các em như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
42
2
4,8
10
23,8
22
52,4
8
19,0
12A3
42
1
2,4
9
21,4
23
54,8
9
21,4
12A4
43
2
4,7
7
16,3
28

65,1
6
13,9
12A6
2


46
3
6,5
9
19,6
26
56,5
8
17,4
12A7
Từ thực trạng trên để đạt được hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến lại bài
dạy và đổi mới phương pháp đó là: Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp để dạy có
hiệu quả tiết 47 lịch sử địa phương “Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa” ( Lịch sử 12- ban cơ bản) tôi đã áp dụng và tôi thấy thành công.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định phạm vi thực hiện của đề tài.
Tôi thực hiện bài dạy của mình với học sinh khối 12. Phạm vi thực hiện là các
lớp: 12A1, 12A2 , 12A9, 12A10
2.3.2.Thiết kế bài dạy:
Đối với giáo viên thiết kế bài dạy là công việc vô cùng quan trọng trước khi tổ
chức hoạt động dạy học, để có một bài giảng bằng thiết kế trên Microft Power point
giáo viên phải nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để xác
định được mục tiêu dạy học, kiến thức cơ bản kết hợp với các phương pháp dạy

học thích hợp nhằm đem đến một bài giảng hiệu quả cao cho học sinh.
* Các bƣớc thiết kế bài dạy:
a. Xác định mục tiêu bài dạy: Với bài “ Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa”. Sau bài học, học sinh phải nắm được:
- Về kiến thức:
Giáo viên giúp học sinh nắm được:
- Về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hậu Lộc
nói riêng.
- Về kĩ năng: Kĩ năng tích hợp các môn học : Địa lý, Văn học, Giáo dục công
dân vào một tiết lịch sử địa phương.
* Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
+ Làm việc cá nhân
+ Làm việc theo nhóm.
+ Tích cực và chủ động trong học tập.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Hứng thú trong quá trình học tập
+ Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
+ Giáo dục HS truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
+ Lòng biết ơn các nhân vật lịch sử với lòng yêu nước và ý thức dân tộc sâu
sắc
b. Lựa chọn kiến thức liên môn cơ bản của bài dạy
Ở bài này kiến thức Địa lý được vận dụng để xác định các địa danh lịch sử. Đó là
bản đồ về Thanh Hóa, các huyện Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hậu lộc nơi có các di tích
lịch sử nổi bật… Ngoài ra, kiến thức Văn học sẽ hỗ trợ cho các em tìm hiểu rõ về
lịch sử, về tinh thần yêu nước của các thế hệ cha anh đi trước , cũng trong bài này
tôi sử dụng phần mềm Microft Power point, việc áp dụng công nghệ thông tin trong
dạy học hiện nay là vô cùng cần thiết để các em có thể nhớ và lưu giữ lại những
hình ảnh về các di tích lịch sử, và cùng với môn Giáo dục công dân để góp phần
3



vun đắp thêm tình yêu của các em đối với quê hương đất nước, niềm tự hào đối với
tổ quốc mình và với chính mảnh đất Thanh Hóa nơi mà các em đang sống.
c. Xác định các hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
- Hoat động tập thể: Cả lớp cùng nhau thảo luận và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi
d. Xác định các phương tiện dạy học: Máy chiếu
e. Xác định phương pháp dạy học:
Đàm thoại - gợi mở. Giải quyết vấn đề. Trực quan - tường thuật
2.3.3. Tổ chức dạy học
* GV vào bài mới:
Hoạt động 1:
Mục I. Tìm hiểu về Thanh Hóa vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời
Bƣớc 1: Để hiểu được Thanh Hóa là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời
trước tiên tôi sử dụng bản đồ Việt Nam kết hợp với kiến thức về địa lý để giới thiệu
về Thanh Hóa

Qua bản đồ này các em thấy được Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt
Nam và là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3
về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một
trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người việt cổ. Phía bắc giáp ba
tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An;
phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông
Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn
102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km².
4


Bƣớc 2: Tôi sẽ trình chiếu hình ảnh yêu cầu HS đoán sự kiện lịch sử với 1 số hình

ảnh sau:
Đây là nơi tìm thấy những công cụ của ngƣời tối cổ

Nằm bên cạnh Sông Chu

Cầu Hàm Rồng
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH

Học sinh sẽ trả lời được: Các di tích lịch sử được nhắc đến bao gồm:
- Di tích Núi Đọ
- Di tích Thành nhà Hồ
- Di tích Lam Kinh
- Di tích Hàm Rồng
Bƣớc 3: Sau khi học sinh trả lời, tôi sẽ khẳng định cho các em thấy được Thanh
Hóa là tỉnh có lịch sử văn hóa lâu đời, 1 vùng đất “ địa linh nhân kiệt” , quê hương
của “ Tam vương, nhị chúa”, là nơi xuất phát điểm của nhiều vương triều lớn như:
Triều đại nhà Lê, triều đại nhà Nguyễn, chúa Trịnh. Đây cũng là mảnh đất giàu
truyền thống Cách mạng. Từ đó giúp các em thêm hiểu và thêm yêu mảnh đất nơi
sinh ra mình, giúp các em trân trọng những giá trị lịch sử của cha ông để lại, và để
các em hiểu về các di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh nhà, tôi sẽ cho các em tìm hiểu
về một số di tích lịch sử của Thanh Hóa được công nhận cấp tỉnh và cấp quốc gia
5


Hoạt động 2:
Mục II. Tìm hiểu những di tích lịch sử đƣợc công nhận cấp tỉnh và cấp quốc
gia:
Bƣớc 1: Trong hoạt động này tôi sẽ chia lớp ra thành 3 nhóm yêu cầu HS tìm hiểu
những di tích lịch sử được công nhận cấp tỉnh và cấp quốc gia theo nội dung sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu nhóm di tích khảo cổ học với di chỉ Núi đọ và di tích Đông

Sơn
- Nhóm 2: Tìm hiểu nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật với 2 di tích: Thành nhà Hồ
và di tích Lam kinh
- Nhóm 3: Tìm hiểu nhóm di tích lịch sử cách mạng với 2 di tích: Chiến khu Ngọc
Trạo và Cầu Hàm Rồng
Tất cả các nội dung trên tôi đã yêu cầu các em tự tìm hiểu trước ở nhà
Mục II.1: Nhóm di tích khảo cổ học.
Bƣớc 2: Về nhóm di tích khảo cổ học tôi sẽ yêu cầu HS trình bày về di chỉ khảo cổ
học Núi Đọ và di tích Đông sơn. Trước hết tôi sẽ đặt câu hỏi cho các em: Em biết
gì về di chỉ khảo cổ học Núi Đọ?
Các em sau khi tìm hiểu về kiến thức địa lý cùng với việc trao đổi thảo luận ,đại
diện của nhóm sẽ đưa ra được câu trả lời đó là: Núi Đọ ở bờ Nam sông Chu, cạnh
Ngã Ba Đầu thuộc địa phận xã Thiệu Khánh (Thành phố Thanh Hóa) và Thiệu Tân
(Thiệu Hóa). Đây là một ngọn núi nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong lịch sử và
trong tâm thức dân gian. Núi Đọ nằm trong vùng đồng bằng do bồi tích của sông
Chu và sông Mã tạo nên. Đá ở núi Đọ có tinh thể rất kết thực, hạt rất mịn, màu
xanh xám, khá cứng, rất khó ghè vỡ, nhưng khi ghè vỡ lại tạo nên những cạnh rất
sắc. Đây là một vật liệu rất tốt, phù hợp trong việc chế tác công cụ, khi mà con
người chưa tìm ra những loại vật liệu khác có nhiều ưu điểm hơn. Cuối năm 1960,
núi Đọ được các nhà khảo cổ học trẻ tuổi Việt Nam cùng với giáo sư
P.I.Boriskovski phát hiện, nghiên cứu và chứng minh rằng, nơi đây đã tồn tại một
nền văn hoá sơ kỳ thời đại đá cũ. Người nguyên thuỷ đã từng sinh sống ở núi Đọ,
cách ngày nay khoảng 30- 40 vạn năm.

Núi Đọ -di chỉ khảo cổ học thời đại đồ đá cũ
6


Sau khi học sinh trả lời xong , tôi sẽ chốt lại kiến thức cho các em bằng việc
khẳng định Núi Đọ là di chỉ khảo cổ học thời đại đồ đá cũ và di chỉ khảo cổ học

này nằm ở ngay bờ Nam sông Chu, cạnh Ngã Ba Đầu thuộc địa phận xã Thiệu
Khánh (T.P Thanh Hóa) và Thiệu Tân (Thiệu Hóa), việc tìm thấy di chỉ khảo cổ
học này đã khẳng định Việt Nam là một trong những nơi xuất hiện người tối cổ trên
thế giới.
Bƣớc 3: Tôi tiếp tục yêu cầu các em tìm hiểu về di tích Đông Sơn bằng việc kết
hợp kiến thức lịch sử và địa lý, trước tiên tôi sẽ trình chiếu cho các em xem hình
ảnh

Di tích khảo cổ học Đông Sơn và văn hóa Đông Sơn
Cùng với kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý, các em phải trả lời được 2 ý: Thứ
nhất vị trí địa lý của di tích này và thứ hai là đặc điểm của di tích.Vì là đã yêu cầu
các em chuẩn bị tìm hiểu trước ở nhà, nên nhóm của các em sẽ trả lời được.
+ Về vị trí: Di tích Đông Sơn gắn liền với tên một nền văn hóa - văn hóa Đông
Sơn, di tích nằm ngay bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh
Hoá.
+ Về đặc điểm: Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của
văn hoá đầu tiên ở Việt Nam.
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi sẽ bổ sung kiến thức cho các em, bằng việc
cung cấp thêm thông tin về di tích lịch sử này: Di tích Đông Sơn gắn liền với văn
hóa Đông Sơn , nền văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước.
Đông Sơn là nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Nói đến Văn
hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng, đồng Đông Sơn gần như là tuyệt đỉnh của
nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt tới đỉnh cao của thế giới cổ đại mà
cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm phục. Qua việc cung cấp kiến thức này sẽ
7


giúp các em nắm rõ hơn về di chỉ khảo cổ học Đông Sơn cũng như nền văn hóa
Đông Sơn
Mục II.2. Nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật

Bƣớc 4: Về nhóm di tích kiến trúc nghệ tôi sẽ đặt câu hỏi cho các em
Em biết gì về di tích thành nhà Hồ?
HS sẽ tìm hiểu kiến thức về địa lý để trả câu hỏi này sau đó tôi chốt ý và đồng thời
cung cấp cho các em về kiến trúc của thành nhà Hồ:

Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại Việt cuối
Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ Lại Đỗ Tĩnh
thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long vào kinh đô
mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông đô. Năm
1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi Lam Sơn
- Thanh Hóa là Tây đô.
Năm 1430, vua đổi Đông đô làm Đông kinh, và tên Tây đô chuyển thành Tây kinh,
cũng để chỉ Lam Kinh. Từ đó thành Tây đô của vương triều Trần - Hồ mang nhiều
tên: Thành An Tôn, thành Tây Giai, thành Hồ, Hồ Thành, thành Đá, thành Tây đô...
và Thành Nhà Hồ như tên gọi chính thức hôm nay.
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá
xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều
dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn. Thành có hình gần vuông.
Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo
chính hướng Nam – Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền- hậu- tả - hữu. Các cổng
này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm).

8


Theo UNESCO, thành nhà Hồ đƣợc xem là thành cổ đại diện cho "một ví
dụ nổi bật về một phong cách mới của thành phố hoàng gia ở Đông Nam Á”.
Năm 2011 – Thành nhà Hồ đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới
Để HS hiểu rõ hơn tôi sẽ kết hợp kiến thức lịch sử và kiến thức văn học thông qua
bài thơ :" Suy ngẫm về thành nhà Hồ"

" Nhà Hồ thành qu ch d ng u phong
ng s ng kiêu h ng b t b o gi ng
Tiếc n i nh n tình kia b m t
Nên đành c nghi p chốc b kh ng
Tiền nh n l m l c n di h n
H u thế kh n ngoan ngu n kết đồng
M i biết l ng d n là thế n c
Đ o tr i đ t lu t h ng vong"
Qua bài thơ giúp học sinh thấy được một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc ta
vào cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Đó là giai đoạn thế thái nhân tình đầy thác ghềnh,
vận nước "ngàn cân treo sợi tóc". Nhà Trần suy vong nhưng họ vẫn cố níu kéo và
tham vọng phục hưng. Nhà Hồ mới lên thế đang nghiêng ngả, lòng dân chưa thuận.
Những cải cách của Hồ Quý Ly là bước đột phá đầy nghị lực, tâm huyết song
không hợp thời. Thật tiếc thay sức người có hạn, thời cuộc không đồng nên chí cả
mà lỡ bước. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi
vào ách đô hộ của nhà Minh. Hay khi trình chiếu hình ảnh thành nhà nhà Hồ. Học
9


sinh các em vừa có thể quan sát, vừa có thể hình dung về vùng đất Vĩnh Lộc thông
qua câu thơ sau:
"Tích cũ thành hoang in núi biếc,
Đi n x a lúa tốt l p đồng s u”
Bƣớc 5: Về di tích Lam Kinh
Tôi yêu cầu các em kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý để trả lời câu hỏi:
Nh ng hiểu biết của Em về di tích Lam Kinh? Vì các em đã được học về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn trong chương trình lớp 10 nên các em sẽ trả lời được được câu hỏi
này. Sau khi các em trả lời xong tôi sẽ nhận xét và chốt ý đồng thời cung cấp thêm
kiến thức để các em nắm rõ hơn:


Khu di tích Lam Kinh- Thọ Xuân – Thanh Hóa
Khu di tích tưởng nhớ các Vua Lê thuộc xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân.
Đây là khu di tích Quốc Gia đặc biệt
Khu di tích lịch sử Lam Kinh ngày nay được quy hoạch với tổng diện tích
200ha, thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc. Đây là nơi yên nghỉ ngàn
thu của người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vị Hoàng đế, Hoàng Thái hậu vương
triều Lê Sơ, là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng
chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt. Lam Sơn – Lam
Kinh là vùng đất thiêng “địa linh nhân kiệt”, quê hương của người anh hùng dân
tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh trong 10
năm đầy gian khổ (1418 – 1427). quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia
Đại Việt.
Mục II.3. Nhóm di tích lịch sử cách mạng
Bƣớc 6: Về chiến khu Ngọc Trạo: Trước tiên tôi sẽ trình chiếu cho các em xem
hình ảnh và đặt câu hỏi: Nh ng hiểu biết của Em về di tích chiến khu Ngọc Tr o?
10


Chiến khu Ngọc Trạo
HS kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý các em sẽ trả lời được: Chiến khu Ngọc
Trạo thuộc huyện Thạch Thành, nơi đây gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp
cứu nước .Tháng 7/1941, Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định thành lập Chiến khu Ngọc
Trạo . Chiến khu du kích chính thức được thành lập đêm 19/9/1941 tại Hang Treo,
thuộc địa phận xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành với số lượng ban đầu gồm 21
chiến sỹ cảm tử. Đây là một trong những đội du kích thoát ly tập trung đầu tiên của
cả nước được thành lập sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5/1941) và
là tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi thành lập, các
chiến sỹ du kích Ngọc Trạo đã anh dũng chiến đấu, góp phần tô thắm truyền thống
bất khuất, kiên cường của dân tộc ta.
Sau khi HS trả lời xong ,tôi sẽ bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức bằng việc

khẳng định cho các em thấy. Chiến khu Ngọc Trạo là một trong những chiến khu
du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc ở Thanh
Hóa, giai đoạn 1940 – 1941. Đội du kích Ngọc Trạo là tiền thân của lực lượng vũ
trang Thanh Hóa, đồng thời sử dụng kiến thức văn học để các em khắc sâu thêm về
kiến thức:
“ …Vì d n, vì n c quên mình,
Đ nh Ph p, đuổi Nh t để giành gi quê,
Chiến khu gian khổ kh ng nề,
D ng xây l c l ợng, trọn thề vì d n.
V ợt bao khó nhọc, gian tru n,
Hai mốt chiến sĩ lu n qu n đêm ngà .
Phút gi bị giặc Ph p v ,
Kiếm, đao đ chém tan th qu n th .
Dẫu kh ng gi đ ợc chiến khu,
Vẫn khiến cho lũ giặc th hồn kinh.
11


Dẫu bao chiến sĩ hy sinh,
Nh ng g ng anh dũng, quang vinh mu n đ i…”
Bƣớc 7: Về di tích Hàm Rồng . Cũng giống như di tích Ngọc Trạo, tôi sẽ đặt ra
cho các em câu hỏi :
Em biết gì về di tích lịch sử Hàm Rồng? Yêu c u c c em
phải x c định đ ợc vị trí địa lý cũng nh địa điểm của di tích lịch sử nà .
Học sinh kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý, sau khi thảo luận nhóm , đại diện của
các em sẽ đưa ra được câu trả lời:
Về vị trí: Di tích thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, trên trục quốc
lộ1A.
Về đặc điểm: Là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử gắn liền với chiến
công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến chống

Mỹ cứu nước.
Để học sinh khắc sâu kiến thức, tôi sẽ kết hợp kiến thức lịch sử và văn học
với những câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật để HS hiểu rõ hơn địa danh lịch sử:
"Cha gửi cho con chiếc ảnh c i c u
Cha v a bắc xong qua d ng s ng s u
...
Yêu h n, cả c i c u ao mẹ th ng đ i đ
Là c i c u nà ảnh chụp xa xa;
Mẹ bảo: c u Hàm Rồng s ng M
Con cứ gọi: C i c u của cha"
Trích bài th "C i c u" của Ph m Tiến Du t

Các em sẽ hiểu rõ hơn chỉ Trong 2 ngày 3 và 4/4/1965, không quân Mỹ đã xuất
kích 454 lượt/chiếc máy bay, ném hàng nghìn tấn bom đạn xuống khu vực Nam
Ngạn-Hàm Rồng, và cũng trong 2 ngày chiến đấu, quân và dân ta đã bắn rơi 47
máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Quân và dân Hàm Rồng đã lập nên kỷ lục đầu
tiên về thành tích bắn rơi máy bay Mỹ trên miền Bắc. Chiến thắng Hàm Rồng đã
làm nức lòng quân, dân cả nước, trở thành động lực để quân, dân cả nước tiếp tục
12


tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập tự do, thống
nhất đất nước.

Cầu Hàm Rồng trong kháng chiến chống Mỹ năm 1965
Để rồi có câu thơ:
“N ng ta lên c nh én ngà na .
Đ nh quỷ Mỹ v i bốn ngàn năm d ng n c
Đồng Đ ng n là x ng cốt núi s ng nà ”.
Hoạt động 3:

Mục III.Tìm hiểu những di tích lịch sử tiêu biểu trên quê hƣơng Hậu Lộc
Bƣớc 1: Trước tiên tôi sẽ giới thiệu khái quát về lịch sử văn hóa của quê hương
Hậu Lộc, mảnh đất quê hương của các em.

Bản đồ hành chính huyện Hậu Lộc
Về vị trí địa lí: Huyện Hậu Lộc phía bắc giáp với huyện Nga Sơn, Hà Trung;
phía nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hoá; phía đông giáp biển Ðông.
Hậu Lộc nơi ghi danh một nền văn hoá - văn hoá Hoa Lộc, một vùng đất mang
nhiều dấu ấn của các bậc Đế Vương thông qua những “ngôi Chùa làng” nổi tiếng;
13


cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là quê hương của nhiều tướng sĩ, chí sĩ yêu nước
như: Phạm Bành, Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập…
Vì là các em đã học trong chương trình lịch sử lớp 11 về phong trào cần vương
nên khi tôi nhắc đến Phạm Bành các em sẽ nhớ đến ông với vai trò là một trong
hai nhà lãnh đạo của cuộc khởi Ba nghĩa Ba Đình hay những nhân vật như Đinh
Chương Dương, Lê Hữu Lập các em cũng đã được biết tới khi tìm hiểu trong cuộc
thi “ Rung chuông vàng”- một cuộc thi mà trường chúng tôi vừa tổ chức vào ngày
26/3, nhằm tìm hiểu kiến thức lịch sử tỉnh nhà nói chung và lịch sử quê hương Hậu
Lộc nói riêng để hướng tới kỉ niệm “990 năm Danh xưng Thanh Hóa”
Bƣớc 2: Để tìm hiểu về một số di tích lịch sử tiêu biểu của Hậu Lộc, tôi sẽ yêu cầu
học sinh tìm hiểu theo nhóm di tích lịch sử
Trước tiên về nhóm di tích khảo cổ học: Các em sẽ tìm hiểu về di chỉ khảo cổ
học văn hóa Hoa Lộc
Tôi yêu cầu các em sử dụng kiến thức địa lý để xác định đúng địa danh của di
chỉ văn hóa Hoa Lộc. Học sinh sau khi các em đã được tìm hiểu trước ở nhà, các
em sẽ trao đổi, thảo luận và trả lời được:
Di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc: Được phát hiện năm 1973 .Văn hóa Hoa
Lộc phân bố ở các xã Hoa Lộc, Phú Lộc và Hoà Lộc với các di tích cồn sau chợ

(Hoa Lộc), Cồn Nghè (Phú Lộc) và Hoà lộc.

Sau khi học sinh trả lời xong, tôi sẽ bổ sung, cung cấp thêm kiến thức cho các
em rằng: Các tài liệu khảo cổ học cho biết: Khoảng 1000 năm trước khi chủ nhân
văn hoá Hoa Lộc khai phá vùng đất này thì nơi đây đã có con người cư trú thuộc
thời đại đá mới cách ngày nay khoảng 5000 năm, điều này khẳng định đây là một
vùng đất cổ. Văn hóa Hoa Lộc đồng thời cũng cùng niên đại với nền văn hóa
14


Phùng nguyên, nền văn hóa mà các em đã được học trong bài 13: Việt Nam thời
nguyên thủy ( Chương trình lớp10- ban cơ bản), Tên xã Hoa Lộc đã được đặt cho
một nền văn hoá khảo cổ sơ kì thời đại đồng: Văn hóa Hoa Lộc. Việc cung cấp kiến
thức này sẽ giúp các em thêm tự hào về quê hương mình, về các giá trị lịch sử cũng
như ý thức trách nhiệm của các em trong việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị đó
trong thời đại ngày nay.
Bƣớc 3: Về nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật
Tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu di tích đền Bà Triệu, di tích chùa Sùng Nghiêm, di
tích chùa Liên Hoa Diêm Phố. Trên cơ sở kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý.
Vì trên quê hương Hậu Lộc- nơi các em sinh ra và lớn lên nên các em sẽ xác
định đúng địa danh của các di tích lịch sử này như:
Khu di tích đền Bà Triệu: Là người con của mảnh đất Hậu Lộc các em không
ai không biết đến đền Bà Triệu. Khu di tích nằm ngay trên quốc lộ 1A. Vì vậy các
em sẽ trả lời được khu di tích này thuộc xã Triệu Lộc và được xếp hạng là di tích
quốc gia đặc biệt năm 2015. Bà Triệu mặc dù không phải sinh ra trên mảnh đất Hậu
Lộc, nhưng bà lại hy sinh trên quê hương Hậu Lộc, nên bà được xem như người
con của mảnh đất này. Sinh thời bà có một câu nói rất nổi tiếng: “ T i chỉ muốn
c i c n gió m nh, đ p luồng sóng d , chém c tr ng kình ở biển Đ ng , l l i
giang s n, d ng nền độc l p, cởi ch n l , chứ kh ng chịu khom l ng làm tì thiếp
cho ng i”


Khu di tích đền Bà Triệu
Trong dân gian hiện cũng còn truyền tụng nhiều câu thơ ca liên quan đến bà như
sau:
“Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ g nh n c rửa bành ng voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Tri u t ng c i voi, đ nh cồng.
15


Túi g m cho lẫn túi hồng
Têm tr u c nh kiếm cho chồng ra qu n.
T ng n nắng qu n m tr i,
D u ch n Bà Tri u r ng ng i sử xanh.”
Bƣớc 4: Di tích chùa Sùng Nghiêm ( chùa Duy Tinh).
Học sinh sẽ trả lời được . Chùa Sùng Nghiêm được xây dựng từ thời Lý ở làng
Duy Tinh (xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc) cho nên nhân dân địa phương và các nơi
quen gọi là chùa Duy Tinh. Chùa Sùng Nghiêm được xếp hạng là di tích quốc gia
năm 1990.
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi sẽ bổ sung thêm kiến thức để các em nắm về
di tích lịch sử gắn liền với những tên tuổi lịch sử. Cụ thể: Chùa Sùng Nghiêm nằm
ngay trên địa bàn Xã Văn Lộc, xưa kia đây là trị sở của quận Cửu Chân gần 400
năm (suốt thời Lý, Trần) và Thái úy Lý Thường Kiệt đã từng ở đây 19 năm. Qua
chi tiết này để học sinh thấy được lịch sử rất gần với các em, các em đã được học
về Lý Thường Kiệt trong bài 19- Lịch sử 10 ban cơ bản và các em lại biết thêm
rằng thái úy đã từng gắn bó máu thịt với mảnh đất Hậu Lộc của mình.

Chùa Sùng Nghiêm ( chùa Duy Tinh).
Bƣớc 5: Về di tích chùa Liên Hoa: Đây là ngôi chùa mà tất cả các em học sinh

của tôi đều biết , vì ngôi chùa này nằm ngay trên địa bàn của các em. Tôi sẽ đặt ra
câu hỏi: Ch a đ ợc x d ng khi nào và th nh ng ai?
Học sinh c c em sẽ trả l i đ ợc:
Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII hiện nay đã được trùng tu lại thuộc xã
Ngư Lộc. Chùa có quy mô khiêm tốn trong một quần thể kiến trúc rộng khoảng 2

16


sào Trung Bộ, bao gồm: Nghè thờ Tứ Vị Thánh Nương, Chùa Liên Hoa, Đền thờ
Đức Ông và Miếu thờ chung 344 người Diêm Phố tử nạn trong bão (1931).
Tôi sẽ chốt lại kiến thức bằng việc cung cấp hình ảnh đến các em và khẳng định:
So với trước kia thì giờ đây chùa đã khác rất nhiều về cả quy mô và kiến trúc do
gần đây chùa được trùng tu và mở rộng.

Chùa Nghè Diêm Phố (còn gọi là Liên Hoa Tự) thuộc xã Ngư Lộc
Bƣớc 6: Tìm hiểu nhóm di tích lịch sử cách mạng với di tích: Mẹ Tơm. Kết hợp
kiến thức lịch sử, địa lý và văn học. Học sinh có thể đọc bài thơ “Mẹ Tơm” của nhà
thơ Tố Hữu với những câu như:

“T i l i về quê mẹ nu i x a
Một buổi tr a, nắng dài b i c t
Gió lộng x n xao, sóng biển đu đ a
M t r ợi l ng ta ng n nga tiếng h t...”
Hay câu thơ:
“… ống trong c t, chết v i trong c t
Nh ng tr i tim nh ngọc s ng ng i!...”
17



Kết thúc bài học bằng việc sử dụng kiến thức âm nhạc, tôi cho các em nghe
bài hát “ Về với xứ Thanh” của nhạc sỹ Nguyễn Tiến, để các em thêm yêu và thêm
tự hào về quê hương của mình.
Như vậy có thể thấy từ sự kết hợp giữa Lịch sử, Văn học, Địa lý, Giáo dục công
dân, sử dụng phần mềm Microft Power point và bằng phương pháp đàm thoại gợi
mở, tường thuật, với sự tương tác giữa cô và trò, tôi tin sẽ mang lại hiệu quả học
tập cao và sẽ làm cho học sinh không bị nhàm chán khi học môn Lịch sử.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Với việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sử dụng phần mềm Microft
Power point để dạy hiệu quả tiêt 47- lịch sử địa phương : “ Tìm hiểu một số di
tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. ( Lịch ử 12– ban c bản). Tôi thấy
đã tạo được hiệu ứng tốt trong học tập của học sinh, các em hứng thú, say mê hơn
trong giờ học, không khí lớp học nhẹ nhàng, sôi nổi. Đặc biệt ở những lớp mà đầu
vào thấp như lớp 12A1, 12A2 nhưng khi dạy bài này tôi thấy được sự hứng khởi
trong học tập của các em. Kết quả cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
37

16
43,2
14
37,9
6
16,2
1
2,7
12A1
41
20
48,8
18
43,9
3
7,3
0
0
12A2
36
23
63,9
10
27,8
3
8,3
0
0
12A9
37

25
67,6
8
21,6
4
10,8
0
0
12A10
Như vậy, có thể thấy, những kiến thức môn Văn học, Địa lý và việc ứng dụng
Công nghệ thông tin giúp ta có thể hình dung một cách sống động, chân thực về
các di tích lịch sử, những di tích có thể nhiều em đã từng đến , nhưng hiểu cặn kẽ
về các di tích này không phải em nào cũng hiểu được. Vì vậy qua việc đổi mới,
sáng tạo trong dạy học, thiết kế những bài giảng như thế này sẽ giúp các em thấy
lịch sử ở một góc độ gần hơn, có những giá trị lịch sử ở ngay bên cạnh các em
nhưng các em đã vô tình lãng quên, và trách nhiệm của những người làm giáo dục
như tôi là phải giúp các em thêm hiểu, thêm yêu và trân quý cội nguồn của mình,
qua đó giúp các em có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, xây dựng văn hóa sống đẹp
khi đến các đền, chùa. Điều này cũng sẽ giúp môn Lịch sử có sự hấp dẫn, lôi cuốn
hơn… và hiệu quả học tập môn học sẽ được nâng cao.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin để
dạy một tiết học Lịch Sử tôi thấy mang lại kết quả khả quan hơn so với tiết dạy học
thông thường. Trong một tiết dạy học truyền thống học sinh thường thấy nhàm
chán vì nghĩ đến Lịch sử các em luôn hình dung là phải nhớ rất nhiều các sự kiện.
Việc đưa kiến thức Địa lý, Văn học cùng với ứng dụng Công nghệ thông tin vào
dạy học với những hình ảnh sinh động sẽ giúp các em nhìn nhận vấn đề lịch sử trở
18



lên gần gũi hơn, tạo cho các em niềm say mê, yêu thích và trân trọng hơn những
giá trị mà cha ông để lại.
Như vậy với khoảng gần 20 trang cho một đề tài sáng kiến kinh nghiệm ứng
dụng thực tiễn cho một tiết dạy cụ thể, với mong muốn thay đổi cách nhìn và cách
học của các em học sinh về bộ môn Lịch sử, tôi hy vọng sáng kiến của mình sẽ trở
thành nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, mặc dù vậy đề tài hẳn sẽ
còn những thiếu sót, chưa hoàn thiện. Vì thế, tôi rất mong những đồng nghiệp của
mình góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin
chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị
Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần tăng cường thêm thiết bị hỗ trợ dạy học, đặc biệt là tranh ảnh dành cho môn
Lịch Sử.
- Tôi cũng mong muốn Sở giáo dục và đào tạo cung cấp cho chúng tôi thêm về các
bài giảng lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông. Đặc biệt từ năm học
2018-2019 trong chương trình thi học sinh giỏi Tỉnh đã đưa lịch sử địa phương vào
nội dung đề thi.
- Tôi cũng rất mong muốn Bộ giáo dục và đào tạo cung cấp thêm nhiều tài liệu có
mẫu hướng dẫn cụ thể về những bài vận dụng kiến thức liên môn, để những giáo
viên như tôi có điều kiện học hỏi thêm nhằm không ngừng nâng cao, hoàn thiện về
chuyên môn của mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa ngà 25 th ng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của ngƣời khác.
Ng i viết s ng kiến


Trần Thị Hạnh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THPT lớp 12 của Bộ GD-ĐT
2. Sách giáo khoa Lịch sử 10 của nhà xuất bản giáo dục
3. Sách giáo viên Lịch sử 10 của nhà xuất bản giáo dục
4. Sách giáo khoa Lịch sử 11 của nhà xuất bản giáo dục
5. Sách giáo viên Lịch sử 11 của nhà xuất bản giáo dục
6. Sách giáo khoa Lịch sử 12 của nhà xuất bản giáo dục
7. Sách giáo viên Lịch sử 12 của nhà xuất bản giáo dục
8. Sách “ Địa chí Thanh Hóa” của nhà xuất bản văn hóa thông tin
9. Tài liệu lịch sử địa phương của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
10. Một số hình ảnh, bản đồ, tư liệu khai thác từ mạng Internet

20



×