Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tài liệu chuyên đề môi trường: Vấn đề rác thải nhựa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.75 KB, 14 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH


BÁO
CÁO
TIỂU
LUẬN
ĐỀ TÀI

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

RÁC THẢI NHỰA &
CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

GVHD: Nguyễn Thị Tươi
Lớp: Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam T.7 (1 – 3)
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

1


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6


HỌ & TÊN
Phạm Nguyễn Thanh Thư

MSSV
2028170092

NHIỆM VỤ
Tổng hợp tài liệu, giới thiệu đề tài

Làm powerpoint
RÁC
THẢI
NHỰA &
Trần Hoàng Oanh
2028170071
Tìm thông tin phần hậu quả
Nguyễn Thanh Phú CÁC VẤN
2028170073ĐỀ
TìmVỀ
thông tin
phần thực TRƯỜNG
trạng
MÔI
Huỳnh Lê Tuấn Tú

2003170201

Tìm thông tin phần giải pháp

Thái Khắc Nam


2032172064

Tìm thông tin phần nguyên nhân

Vũ Minh Hiếu

2004170039

Tìm thông tin phần khái niệm

GIỚI THIỆU
2


Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tình trạng
môi trường bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe của con
người. Môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng
cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều
khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu
hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt.
Một trong những đề tài nổi bật được nhắc tới trên các phương tiện truyền thông hay ở các
cơ quan, trường học… là ô nhiễm do rác thải nhựa. Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn
rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được thu gom và xử lý. Hơn
9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên Trái đất. Tính trung bình, mỗi phút thế giới thiêu
thụ 1 triệu chai nhựa… Rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trường đang tăng lên theo
cấp số nhân. Chúng đang từng ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trường sống của con
người và cả thế giới động vật đặc biệt là sinh vật biển.
Tuy nhiên, với một số đối tượng vẫn chưa hiểu rõ:
̶

̶
̶
̶
̶

Thế nào là rác thải nhựa?
Tại sao lại gây hại tới môi trường?
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa?
Hậu quả của ô nhiễm rác thải nhựa?
Giải pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa?

Qua bài tiểu luận này, nhóm mong sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Bài tiểu luận sẽ còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn góp ý và chỉnh sửa.
Tháng 10 năm 2019
Nhóm 6

3


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
1. Khái niệm
1.1 Rác thải nhựa là gì?
1.2 Ô nhiễm môi trường

2
4
4

1.2.1 Ô nhiễm môi trường là gì?


4

1.2.2 Các loại ô nhiễm môi trường

4

1.2.2.1 Ô nhiễm môi trường đất

4

1.2.2.2 Ô nhiễm môi trường nước
1.2.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí
1.3 Ô nhiễm chất dẻo
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm chất dẻo
3. Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa

3.1 Thảm họa “ô nhiễm trắng”
3.2 Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa
4. Hậu quả của rác thải nhựa đối với môi trường
4.1 Đối với môi trường biển

5
5
7
7
8
9
10


4.1.1 Ảnh hưởng vật lý của rác thải nhựa đối với môi trường biển

10

4.1.2 Ảnh hưởng hóa học của các rác thải nhựa

10

4.1.3 Về kinh tế - xã hội

10

4.2 Đối với môi trường đất và không khí

11

4.3 Đối với con người

11

5. Giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12
13

4



1. Khái niệm

1.1 Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Rác thải nhựa
bao gồm các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa,…
Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành
rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa
phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là
nhựa PE.
1.2 Ô nhiễm môi trường

1.2.1 Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi
tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.”
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường trong tự nhiên bị bẩn. Khi môi trường bị ô
nhiễm dẫn tới những tính chất hóa học, sinh học, vật lý của môi trường thay đổi gây hậu
quả nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến ô nhiễm môi trường là do hoạt động của con người. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường
còn có thể xảy ra do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
1.2.2 Các loại ô nhiễm môi trường
1.2.2.1 Ô nhiễm môi trường đất
Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất xảy ra là hậu quả của các hoạt động do con người
làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua giới hạn sinh thái.
Nguyên nhân gây môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:
Tro than
Nước thải không qua xử lý
Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
Ô nhiễm đất tự nhiên có thể kể đến như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
̶
̶

̶
̶

Hậu quả nguy hiểm khi môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:
̶
̶

Ảnh hưởng đến sức khoẻ
Ảnh hưởng đến sinh thái

1.2.2.2 Ô nhiễm môi trường nước
Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học
của nước theo chiều hướng tiêu cực. Những vật thể lạ xuất hiện ở trong nước ở thể lỏng
hoặc rắn có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường nước gây độc hại với con người và sinh vật,
giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước.
5


Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là:
Sự cố tràn dầu
Các loại hóa chất
Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý
Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào
nguồn nước ngầm và nước ao hồ
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông
̶
̶
̶
̶
̶


Hậu quả nguy hiểm xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm bao gồm:
Suy giảm hệ miễn dịch: trong nước chưa qua xử lí có chứa các chất như Asen, Flo
và phèn, những chất này tích tự nhiều trong cơ thể có thể gây thần kinh, sắc tố da,
tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư.
Đói nghèo: môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nguồn nước bị bẩn gây ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người dân tại vùng ven biển miền Tây và Nam
Trung thường phải xây bể để chứa nước sinh hoạt vào mùa khô hoặc nước bị ngập
mặn với số tiền khá tốn kém.
̶

̶

1.2.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí
Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi lớn trong thành phần không khí
hoặc do sự có mặt của chất lạ dẫn đến không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu,
giảm thị lực khi nhìn xa.
Những nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
Con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt
Thải vào môi trường một khối lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà
máy và xí nghiệp
Do khói bụi từ xe gắn máy
̶
̶
̶

Hậu quả của hiện tượng môi trường không khí bị ô nhiễm bao gồm:
̶
̶
̶

̶
̶

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và “sương mù”
Gây nhiều bệnh cho con người
Gây ra những cơn mữa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng
Gây hiệu ứng nhà kính
Thủng lỗ tầng ozon
1.3 Ô nhiễm chất dẻo

Ô nhiễm chất dẻo là sự tích tụ các sản phẩm nhựa trong môi trường ảnh hưởng xấu đến
động vật hoang dã, môi trường sống động vật hoang dã, hoặc con người.
Ô nhiễm nhựa có thể ảnh hưởng không tốt đến đất đai, đường thủy và đại dương. Các
sinh vật sống, đặc biệt là động vật biển, cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự vướng víu, ăn
trực tiếp phế thải nhựa, hoặc do tiếp xúc với hóa chất trong chất dẻo làm gián đoạn các

6


chức năng sinh học. Con người cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa, chẳng hạn như
thông qua sự gián đoạn trục hoocmon tuyến giáp hoặc mức hoocmon.
.

7


2. Nguyên nhân gây ô nhiễm chất dẻo

Mặc dù túi nilon và một số vật được làm từ nhựa mang lại một số lợi ích cho cuộc sống
của chúng ta. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, xử lý chúng mang lại tác hại nặng nề hơn rất

nhiều.
Chúng không chỉ đơn lẻ làm ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả môi trường
nước và môi trường không khí, thông qua những điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, môi trường sống sinh tồn và phát triển của động vật. Tất cả điều này gây cho hệ
sinh thái của chúng ta bị mất cân bằng và khó có thể khắc phục trở lại như ban đầu.
Nhựa thì rất ít tốn kém, vì vậy mà nó bị lạm dụng rất nhiều. Khi nó được xử lý tại các bãi
rác, nó không phân hủy ở tốc độ nhanh, do đó gây ô nhiễm đất hoặc đất trong khu vực đó.
Đây là nguyên nhân khiến rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Điều đáng buồn là chỉ một
phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn lại được chôn lấp cùng với rác thải
hoặc vứt bỏ khắp nơi. Và biển là một trong những điểm đến cuối cùng của rác thải nhựa.
Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa:

̶

̶

Xử lý rác thải không đúng quy cách:
+ Hầu hết mọi người có xu hướng ném chai nhựa và túi nilon đi ngay sau khi sử
dụng một lần duy nhất. Túi nhựa, chai nhựa, các linh kiện điện tử bị loại bỏ, đồ
chơi,... vứt bừa bãi làm tắc nghẽn các nguồn nước như kênh rạch, sông và hồ,
đặc biệt là ở các khu vực đô thị.
+ Không phân loại rác thải
Sự thiếu quan tâm của chính quyền
+ Sự thiếu quan tâm, thờ ơ đối với việc xử lý chất thải là một vấn đề đã dẫn đến
những khó khăn trong việc thực hiện các quy định về chất thải rắn.

8


3. Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa


3.1 Thảm họa “ô nhiễm trắng”
Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi
nilon được tiêu thụ. Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng
khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải
ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm,
thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi
nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở
mức rất cao, chiếm khoảng 8 – 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ
lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12%
lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon
không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở
Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần
theo từng năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa
mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.
Không chỉ vậy, thế giới cũng đang phải đối mặt với khoảng 4,8 – 12,7 triệu tấn từ lục địa
đổ vào các đại dương mỗi năm. Còn theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 4
trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 – 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương
đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Một báo cáo mới đây tại Hội
nghị Davos, Thụy Sĩ khiến chúng ta không khỏi giật mình khi biết, ước tính lượng rác
thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng),
đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.
Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường
sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta
không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ
trở nên rất nghiêm trọng.


9


3.2 Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa

Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải
ra không được thu gom và xử lý. Hơn 9,1 tỉ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên Trái đất.
Tính trung bình, mỗi phút thế giới thiêu thụ 1 triệu chai nhựa…
Rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trường đang tăng lên theo cấp số nhân. Chúng đang
từng ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trường sống của con người và cả thế giới động
vật đặc biệt là sinh vật biển.

Những con số thống kê nêu
trên có thể chẳng khiến mấy
người giật mình lo sợ bởi ai
cũng nghĩ nó còn xa vời, nó
“chừa mình” ra.

10


Thế nhưng, mỗi ngày Việt
Nam có gần 400 người chết
vì ung thư;
đại dương xanh bị ô nhiễm,
hàng nghìn loài sinh vật biển
đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng vì rác thải nhựa.
Môi trường sống trên Trái
Đất đang reo những hồi

chuông báo động đỏ về thực
trạng ô nhiễm rác thải nhựa.
4. Hậu quả của rác thải nhựa đối với môi trường

4.1 Đối với môi trường biển
4.1.1 Ảnh hưởng vật lý của rác thải nhựa đối với môi trường biển
Gây phá hủy hoặc suy giảm sự đa dạng sinh học
Làm chết các sinh vật qua con đường ăn uống hoặc vướng vào lưới cá: Theo nghiên cứu,
có khoảng 260 loài sinh vật bị chết do ăn nhầm các mảnh nhựa trên biển. Trung bình có
khoảng 2,1 mảnh nhựa trong mỗi con cá. Không những thế, họ còn tìm thấy ở những loài
cao hơn như: rùa, chim hải âu, mực hay bạch tuộc…
4.1.2 Ảnh hưởng hóa học của các rác thải nhựa
Những chất phụ gia có trong nhựa là chất độc, chất xúc tác sinh học tác động rât lớn đến
môi trường, một số trong sản xuất nhựa như: nonyphenol, bisphenol, monone styrene có
thể tác động tiêu cực đến sinh vật biển.
Các hạt vi nhựa lẫn trong nước biển có khả năng hấp thụ các chất ô nhiểm hữu cơ khó
phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các chất hữu cơ khó phân hủy như:
Polychlorinated biphenols (PCBs), hydrocacbon đa hình (PAHs), hexachlorocyclohexan
(HCH). Các chất này có tác dụng làm gián đoạn nội tiết tố sinh sản, tăng tần suất đột biến
trong phân bào dẫn đến nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học lo ngại rằng, các sinh vật
biển ăn phải các hạt vi nhựa sẽ làm tăng nguy cơ các sinh vật bậc cao (bao gồm cả con
người) có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, dẫn đến nhiều
bệnh lý như vô sinh, ung thư…
4.1.3 Về kinh tế - xã hội
Rác thải nhựa tác động trực tiếp đến những hoạt động kinh tế biển. Tác động rõ nhất có
thể thấy là gây hình ảnh không tốt đến vẻ đẹp của các bãi biển. Hình ảnh những bao

11



nilon, chai nhựa hay túi nhựa trên các bãi biển du lịch làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó
cũng như gây phản cảm với du khách.
Rác thải nhựa phát sinh tổn thất trong việc dọn dẹp và làm đẹp lại các bãi biển du lịch và
luồng hàng hải.
Hơn nữa, rác thải nhựa cũng là nguyên nhân gây hỏng các chân vịt của các con thuyển
hoặc tàu. Điều này tổn thất rất lớn cho các hãng tàu cũng như gây nguy hiểm cho những
ngư dân khi ra khơi.
4.2 Đối với môi trường đất và không khí
Việc rác thải nhựa được chôn xuống lòng đất gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển của
nhiều loài thực vật, ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái. Những hình ảnh rễ cây mọc chung
với bọc nilong không còn là xa lạ. Cây chết do sự cản trở dinh dưỡng của bọc nilong, cây
không thể hấp thụ được.
Với đặc tính bền của chất thải nhựa khi chôn xuống đất sẽ gây hư hỏng đất, gây xói mòn,
khô cằn không thể canh tác, trồng trọt.
Rác thải nhựa, nilon được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc trong đó có
dioxin và furan, là những chất cực độc có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội
tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ
nhỏ. Đặc biệt là gây ung thư khi phơi nhiễm thường xuyên.
4.3 Đối với con người
Khi thực phẩm được chứa, đựng trong các túi nilon, màng bọc thực phẩm và nhất là trong
các loại túi nilon có màu xanh, đỏ,… hay các hộp được tái chế từ những sản phẩm nhựa
đã qua sử dụng; các hóa chất như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi…từ túi, hộp sẽ
thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người sử dụng thực phẩm. Theo
thời gian các hóa chất này có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở
trẻ. làm thay đổi mô, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm, thay đổi nội
tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.
Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm
bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi… Theo
Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về ung thư
cho thấy, BPA là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao, ngoài ra BPA còn có tác

động làm não chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh..
Khi con người ăn phải những loài sinh vật nuốt nhầm rác thải nhựa có thể dẫn đến ngộ
độc.

12


5. Giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa

Nói không với túi nilon
Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất
1.000 năm mỗi cái túi đó mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. Trong hai thập kỷ qua đã có
ngày càng nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới cấm sử dụng túi nhựa (Rwanda,
California) hoặc đánh thuế sản phẩm này (Ai-len, Washington D.C) nhằm hạn chế bớt sử
dụng túi nhựa. Mỗi sáng kiến đã đạt một số thành công nhất định, nhưng chính bản thân
bạn cũng có thể nêu gương bằng cách sử dụng loại sản phẩm có thể dùng nhiều lần mỗi
khi đi mua sắm - không phải là sử dụng lại túi nilon hay polyester mà hãy sử dụng loại
làm bằng vải bông.
Hãy dùng chai nước của mình
Bạn có biết rằng loài người chúng ta mỗi phút mua khoảng một triệu chai chất dẻo và hầu
hết trong số đó không được tái sử dụng không? Trong tuần này bạn đã mua bao nhiêu
chai nước? Cách làm tốt nhất là hãy đổ nước hoặc đồ uống của mình vào chai, loại chai
tái sử dụng, và mang theo bên mình, để trên bàn làm việc hai thứ, một cốc uống đồ nóng
và một cốc thủy tinh uống đồ lạnh. Các chai chất dẻo - thường làm bằng vật liệu
polyethylene terephthalate (PET) – phải mất 40 năm mới có thể tự phân hủy.
Không dùng ống hút nhựa
Ống hút nhựa là loại hay bắt gặp nhất trong nước biển, và nói chung không ai dùng lại
ống hút. Là khách hàng, hãy lên tiếng tại các nhà hàng, quán cà phê, quán đồ ăn nhanh và
nói với chủ nhà hàng không nên sử dụng ống hút và que nhựa. Starbucks và McDonalds
đã bắt đầu chuyển sang dùng vật liệu giấy. Nếu bạn thích dùng ống hút, hãy mang theo

ống hút của riêng mình. Trên thị trường có bán nhiều loại ống hút bằng kim loại và bằng
tre.
Không dùng thìa, dĩa, bát, đĩa bằng nhựa
Bạn muốn mua đồ ăn và mang theo ư? Hãy nói với chủ nhà hàng là bạn không cần thìa,
dĩa bằng chất dẻo. Vậy còn các buổi liên hoan thì tổ chức thế nào? Hãy sử dụng các loại
bát, đĩa, thìa, dĩa, cốc có thể sử dụng lại. Năm 2016 nước Pháp đã là nước đầu tiên cấm
sử dụng các loại bát, đĩa, cốc, chén bằng nhựa với hy vọng sẽ thúc đẩy sáng tạo đưa ra thị
trường các sản phẩm sinh học tự phân hủy. Hãy nhìn ra xung quanh và thay đổi thái độ
của bạn, hướng tới những thói quen thân thiện với đại dương.
Hãy lựa chọn thông minh hơn tại gia đình
Hãy chọn sử dụng và mua các sản phẩm Xanh, được đóng gói bằng ít chất dẻo hơn. Hãy
bỏ văn hóa vứt đồ đi. Tránh dùng các mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân có chứa
microbeads. Microbeads, các hạt nhựa nhỏ, được đưa vào trong kem đánh răng và sữa
rửa mặt. Các nghiên cứu gần đây cho biết các hạt microbead này đang hủy hoại các loài
thủy sinh trong biển và là mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Hãy cân
nhắc và tìm kiếm sản phẩm khác trước khi mua quần áo làm bằng sợi tổng hợp. Khi giặt,
13


các sợi tổng hợp này sẽ đi theo nước và ra biển và sẽ được cá và các loài thủy sinh khác
hấp thụ vào cơ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
wikipedia.org
iwarp.org
socialforestry
[INFFORGRAPIC] - Rác thải nhựa đang “hủy diệt” trái đất như thế
nào?.dainam.edu
5. www.monre.gov.vn/Pages/chung-tay-hanh-dong-chong-rac-thai-nhua-vi-mot-vietnam-xanh.aspx
6. www.vinmec.com
7. litteritcostsyou.org

1.
2.
3.
4.

14



×