Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.7 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢM PHÂN ĐỂ GIẢI NHANH VÀ
CHÍNH XÁC BÀI TẬP ĐỘT BIẾN
NHIỄM
SẮC
THỂĐỂ GIẢI NHANH
VẬN DỤNG CƠ CHẾ
GIẢM
PHÂN
VÀ CHÍNH XÁC BÀI TẬP ĐỘT BIẾN
NHIỄM SẮC THỂ

Người thực hiện: Thiều Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2018

0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................2
1.2.Mục đích nghiên cứu.................................................................................2


1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
1.5. Điểm mới trong nghiên cứu.....................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.............................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm...............................................4
2.1.1. Giảm phân.......................................................................................4
2.1.2 Đột biến nhiễm sắc thể....................................................................5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............7
2.2.1. Đột biên cấu trúc nhiễm sắc thể.....................................................7
2.2.2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (đột biến lệch bội)...................11
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................13
2.3.1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể...................................................13
2.3.2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử...13
2.3.3 Bài tập về giao tử đột biến.............................................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...................................................17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................20
3.1. Kết luận...................................................................................................20
3.2. Kiến nghị.................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay việc đánh giá học sinh được thay đổi theo hướng trắc nghiệm
khách quan, trong đó thời lượng phân bố cho việc hoàn thành một câu trắc
ngiệm rất ngắn (khoảng 1,25 phút/ 1 câu). Vì vậy việc giúp học sinh linh hoạt
hơn khi giải bài tập ngắn là rất cần thiết và quan trọng.
Trong thực tế giảng dạy ôn thi THPT Quốc Gia tôi nhận thấy có rất nhiều

câu trắc nghiệm dưới dạng bài tập ngắn về quá trình nguyên phân, giảm phân
nhất là những câu hỏi liên quan tới sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể (NST)
trong quá trình giảm phân không bình thường làm học sinh rất lúng túng và tỏ ra
không mấy hào hứng với dạng bài tập này nhất là đối với học sinh có lực học
trung bình và ngay cả một số học sinh có lực học khá. Khi gặp những bài tập
này đa số học sinh chọn đáp án theo cảm tính, không có cơ sở khoa học dẫn tới
chọn sai đáp án. Xuất phát từ thực tế này trong quá trình giảng dạy ôn thi THPT
Quốc Gia tôi đã thiết kế chi tiết hơn về sự phân li của các cặp NST trong quá
trình giảm phân không bình thường (có đột biến) để các em hiểu được bản chất
của vấn đề từ đó vận dụng linh hoạt và chính xác hơn khi làm bài tập. Đó chủ
yếu là những bài tập liên quan tới đột biến nhiễm sắc thể. Vì vậy tôi chọn đề tài
là" Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến
nhiễm sắc thể ".
1.2.Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh làm được các bài tập trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác
hơn từ đó tạo được hứng thú cho học sinh với môn học .
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy mới, sáng
tạo.
- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện với nội dung chủ yếu là những bài tập về đột biến
NST(chủ yếu là đột biến lệch bội) trong kỳ thi THPT Quốc Gia
Đối tượng: Học sinh chuẩn bị bước vào lớp 12 - Trường THPT Yên Định 3.
- Nhóm thực nghiệm: sử dụng cách lấy giao tử trong di truyền – lớp 12 A4
- Nhóm đối chứng: áp dụng cơ chế giảm phân bình thường và không bình
thường – Lớp 12A7
Thời gian nghiên cứu: cuối hè năm học 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Để cho học sinh học tốt phần này, tôi đã làm rõ các vấn đề:
+ Nghiên cứu sự phân li của các cặp NST trong quá trình nguyên phân,

giảm phân bình thường từ đó giúp học sinh tự suy luận về sự phân li của các cặp
NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân không bình thường (có đột
biến).

2


+ Nhận biết được bài toán thuộc dạng nào? Kĩ năng giải nhanh, chính xác
bài toán đó như thế nào?
- Để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu và sách tham
khảo,……
+ Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.
+ Phân tích, tổng hợp và hệ thống lí thuyết.
+ Tổng hợp các dạng bài toán có liên quan đến nội dung nghiên cứu .
1.5. Điểm mới trong nghiên cứu.
Khai thác kiến thức chủ yếu thông qua hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ từ đó học sinh
nắm được bản chất của sự phân li nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân,
giảm phân bình thường và không bình thường nên khi vận dụng vào bài tập linh
hoạt hơn, nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao trong làm bài.

3


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Giảm phân
Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở tế bào sinh dục chín, gồm 2 lần
phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian

trước lần phân bào I (giảm phân I). Lần phân bào II (giảm phân II) diễn ra sau
một kì trung gian rất ngắn
a. Lần phân bào I
Các giai
đoạn
Kì đầu I

Kì giữa I

Kì sau I

Kì cuối I

Diễn biến cơ bản
- Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co xoắn
- Tiếp hợp và trao đổi chéo (trao đổi các đoạn ADN tương ứng
bởi các nhiễm sắc tử không chị em)
- Thoi phân bào hình thành (hình thành protein vi ống)
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
- NST kép co ngắn cực đại,
- NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào
- Cả hai cromatit của một NST tương đồng gắn với vi ống thể
động từ một cực (thoi phân bào), còn các cromatit của NST
tương đồng kia gắn với vi ống ở cực đối lập
- Thoi phân bào gắn các cromatit bị phân hủy làm các nhiễm
sắc thể kép tương đồng tách nhau ra và di chuyển về hai phía
của tế bào
- Tại mỗi cực tế bào, các NST kép tháo xoắn.
- Thoi phân bào tiêu biến. Màng nhân và nhân con hình thành.

- Tế bào chất phân đôi tạo thành 2 tế bào con có bộ NST kép
bằng 1/2 bộ NST của TB mẹ

Quá trình giảm phân I của cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6(Nguồn Cambpell)
4


b. Lần phân bào II
Các
giai Diễn biến cơ bản
đoạn
Kì đầu II
- NST kép co ngắn
- Thoi vô săc hình thành
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
Kì giữa II
- NST co ngắn cực đại,
- NST đính vào sơi thoi vô sắc và tập trung thành 1 hàng ở
mặt phẳg xích đạo của thoi phân bào
Kì sau II
- Các NST kép tách nhau ra ở tâm động taọ thành 2 NST
đơn, hình thành 2 nhóm NST tiến về 2 cực TB theo do sự
phân hủy của thoi vô sắc
Kì cuối II
- Tại mỗi cực tế bào, các NST tháo xoắn.
- Màng nhân và nhân con hình thành. Tế bào chất phân đôi
tạo thành 2 tế bào con (giao tử) có bộ NST đơn bằng 1/2 bộ
NST của TB mẹ

Quá trình giảm phân II của cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6( nguồn Cambpell)

2.1.2 Đột biến nhiễm sắc thể
a. Đột biến cấu trúc
* Khái niệm
- Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của nhiễm
sắc thể. Có 4 dạng đột biến nhiễm sắc thể: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển
đoạn
5


* Cơ chế
- Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi
chéo...hoặc trực tiếp gây đứt gãy nhiễm sắc thể làm phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp
nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến lặp đoạn và mất
đoạn.
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thực chất là sự sắp xếp lại cả nhóm gen
(đảo đoạn) hoặc làm giảm (mất đoạn) hay tăng số lượng gen (lặp đoạn) trên nhiễm
sắc thể. Loại đột biến này có thể quan sát trực tiếp trên nhiễm sắc thể của tiêu bản
đã nhuộm màu.
* Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Mất đoạn:
Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Đoạn bị đứt có thể ở đầu tận cùng của cánh hoặc là mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
Đột biến mất đoạn thường làm giảm sức sống hoặc gây chết. Ở người mất đoạn ở
nhiễm sắc thể 21 gây bệnh ung thư máu.
- Lặp đoạn:
Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó được lặp đi lặp lại một lần hay nhiều lần,
làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. Đột biến lặp đoạn có thể do đoạn nhiễm
sắc thể bị đứt được nối xen vào nhiễm sắc thể tương đồng hoặc do nhiễm sắc thể
tiếp hợp không bình thường, do sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.

Dạng đột biến này gây nên những hậu quả khác nhau có thể làm tăng cường
hay giảm bớt mức độ biểu hiện của tính trạng. Ở ruồi giấm, lặp đoạn 16A hai lần
trên nhiễm sắc thể X làm cho mắt hình cầu trở thành mắt dẹt. Ở đại mạch, lặp
đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất
bia.
- Đảo đoạn:
Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra rồi quay ngược lại 180 0 và gắn vào
nhiễm sắc thể, làm thay đổi trật tự phân bố gen. Đoạn bị đảo ngược có thể mang
tâm động hoặc không.
Đột biến này thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể. Vì vật chất di
truyền không bị mất mát. Sự sắp xếp lại gen trên nhiễm sắc thể do đảo đoạn góp
phần tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong cùng một loài.
Ở một loài ruồi giấm (Drosophila Obscura) người ta đã phát hiện được 12
đoạn đảo trên nhiễm sắc thể số 3, liên quan đến khả năng thích nghi với những
điều kiện nhiệt độ khác nhau trong môi trường.
- Chuyển đoạn:
Một đoạn nhiễm sắc thể này bị đứt ra và gắn vào một nhiễm sắc thể khác,
hoặc hai nhiễm sắc thể khác cặp cùng đứt một đoạn nào đó rồi trao đổi đoạn bị
đứt với nhau, các đoạn trao đổi có thể là tương đồng hoặc không.
Đột biến chuyển đoạn tạo nên sự phân bố lại gen giữa các nhiễm sắc thể,
một số gen trong nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác. Sự
chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Trong thiên nhiên
đã phát hiện được nhiều chuyển đoạn nhỏ ở lúa, chuối, đậu Trong thực tế vận
dụng cơ chế chuyển đoạn đã chuyển được gen cố định nitơ của vi khuẩn vào hệ
6


gen của hướng dương, tạo ra giống hướng dương có hàm lượng nitơ cao trong dầu.
b. Đột biến số lượng (đột biến lệch bội)
* khái niệm

Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi nhiễm sắc thể ở một hay một số
cặp nhiễm sắc thể tương đồng
* Cơ chế phát sinh
- Rối loạn phân li trong giảm phân của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
(ở cặp NST thường hoặc cặp NST giới tính) tạo ra các giao tử thừa hoặc thiếu
một vài nhiễm sắc thể, các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo nên
các hợp tử lệch bội
- Lệch bội cũng có thể diễn ra trong nguyên phân (trong phạm vi nguyên
cứu của sáng kiến này tôi không đề cập – vấn đề này cũng rất đơn giản trong đề
thi cũng như trong lý thuyết)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong các đề thi THPT Quốc Gia hiện nay bài tập về đột biến NST chiếm
số lượng ít câu hỏi trong bài thi, xong nó thường phức tạp đòi hỏi học sinh phải
nhanh nhẹn và vận dụng thật tốt, nếu không nhạy bén trong giải quyết bằng
phương pháp giải nhanh thì gần như bài tập dạng này vô cùng khó khăn cho học
sinh. Trong thực tế chương trình sinh học 12, số tiết bài tập không nhiều. Vì vậy
các em học sinh thường có tâm lí là bỏ qua phần kiến thức rất quan trọng này.
Với hình thức thi trắc nghiệm, trong một khoảng thời gian ngắn học sinh
phải giải quyết được một lượng khá lớn các câu hỏi, bài tập. Điều này không
những yêu cầu học sinh phải nắm vững, hiểu rõ kiến thức mà còn phải thành
thạo trong kĩ năng giải bài tập và đặc biệt phải có phương pháp giải bài tập trắc
nghiệm hợp lí. Thực tế cho thấy có nhiều học sinh có kiến thức vững vàng
nhưng trong các kì thi vẫn còn tình trạng làm chưa chính xác. Lí do chủ yếu là
các em chưa nắm rõ cơ chế , việc này làm mất rất nhiều thời gian nên từ đấy
không tạo được hiệu quả cao trong việc làm bài thi trắc nghiệm. Vì vậy việc xây
dựng và tìm ra các phương pháp giải nhanh bài tập sinh học là một việc rất cần
thiết để giúp các em học sinh đạt hiệu quả cao trong các kì thi. Trong quá trình
giảng dạy của mình, đặc biệt là dạy ôn thi THPT Quốc Gia, tôi nhận thấy khi sử
dụng một số kĩ năng toán học để giải quyết các bài tập đã tiết kiệm được rất
nhiều thời gian. Học sinh đã giải bài tập nhanh chóng và chính xác hơn trong

việc lựa chọn đáp án đúng
2.2.1. Đột biên cấu trúc nhiễm sắc thể
- Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân đối giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong
cặp nhiễm sắc thể tương đồng dẫn đến đột biến chuyển đoạn (hình bên)
- Kết quả tạo ra 4 loại giao tử trong đó 2 loại giao tử bình thường và 2 loại giao
tử đột biến

7


- Tỉ lệ giao tử tạo thành sau khi giảm phân,
xuất hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
+ Giao tử bình thường:
+ Giao tử đột biến:

1
2

1
2

Công thức tổng quát khi cơ thể giảm phân tạo giao tử có đột biến cấu trúc
NST
Trường hợp 1: Cơ thể, tế bào mang đột biến trước khi giảm phân hoặc trao đổi chéo không
cân giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng

Cặp NST

Cặp NST giảm phân Cặp NST giảm phân
bình thường

có đột biến

Tỉ lệ giao tử
Giao tử bình thường

100%

Giao tử đột biến

0

1
2
1
2

Ví dụ 1: Ở cà độc dược bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Có một thể đột
biến, trong đó ở một chiếc của cặp số 1 bị mất một đoạn, một chiếc của cặp số 5
bị đảo một đoạn các cặp còn lại bình thường. Khi giảm phân nếu các cặp phân li
bình thường.
a. Giao tử bình thường chiếm tỉ lệ:
A. 12,5%
B. 87,5%
C. 75%
D. 25%
b. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ
A. 12,5%
B. 87,5%
C. 75%
D. 25%

Hướng dẫn giải
Tỉ lệ giao tử sinh ra từ các cặp nhiễm sắc thể

Cặp NST
Tỉ lệ giao tử
Giao tử bình thường
Giao tử đột biến

Cặp số 1

Cặp số 5

Các cặp còn lại

1
2
1
2

1
2
1
2

100%
0

a. Giao tử bình thường sinh ra từ cơ thể trên chiếm tỉ lệ:
1 1
1

. . 100% = = 25%
2 2
4

 đáp án D
b. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ:
+ Tỉ lệ giao tử đột biến cả 2 NST số 1 và số 5:

1 1
. .100% = 25% (1)
2 2
8


+ Tỉ lệ giao tử đột biến 1 NST (NST số 1 bình thường, NST số 5 đột biến và
1 1
2 2

ngược lại): 2. . .100% = 50% (2)
Từ (1) và (2)  tỉ lệ giao tử đột biến: 25% + 50% = 75%  đáp án C
Tuy nhiên với câu này ta có thể tính đơn giản như sau:
Tỉ lệ giao tử đột biến = 1 – tỉ lệ giao tử bình thường = 1 – 25% = 75%
Nhận xét: khi tính toán ra ta thấy bài toán cực kì đơn giản, nhưng mấu chốt vấn
đề ở đây học sinh không hiểu được bản chất tại sao trong 1 cặp NST đột biến
trước hoặc sau khi giảm phân tạo giao tử 50% bình thường: 50% đột biến
Ví dụ 2: Ở ruồi giấm bộ NST 2n = 8, một cá thể bị đột biến mất một đoạn ở
NST số 1, đảo một đoạn ở NST số 2, lặp một đoạn ở NST số 3. Giả sử quá trình
giảm phân diễn ra bình thường thì trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu nhiên
2 loại giao tử.
a. Xác suất thu được cả hai loại giao tử mang đột biến

A.

49
64

B.

7
8

C.

14
16

D.

1
64

b. Xác suất thu được một giao tử bình thường và một giao tử mang đột biến 2
NST
A.

3
64

B.

3

8

C.

3
32

D.

3
16

c. Xác suất thu được một giao tử bình thường và một giao tử mang đột biến cả 3
NST
A.

3
8

B.

1
32

C.

3
32

D.


3
16

Hướng dẫn giải
Ở ruồi giấm 2n = 8  n = 4 (có 4 cặp NST)
Theo đề ta có:

Cặp NST

Cặp số 1

Cặp số 2

Cặp số 3

Cặp số 4

1
2

100%

2

1
2

1
2


1
2

1
2

0

Tỉ lệ giao tử
Giao tử
thường

bình 1

Giao tử đột biến

a. Xác suất thu được 2 giao tử mang đột biến
1
.
2
1
- Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ: 1 - =
8

1 1 1
. =
2 2 8
7
8

7
49
Xác suất thu được 2 giao tử đột biến là: ( )2 =
 đáp án A
8
64

- Giao tử bình thường chiếm tỉ lệ:

b. Xác suất thu được 1 giao tử bình thường và một giao tử mang đột biến 2 NST

9


1
(1)
8
1 1 1 3
1
- Giao tử mang 2 NST đột biến: C 3 . . . = (2)
2 2 2 8

- Giao tử bình thường chiếm tỉ lệ:

- Từ (1) và (2)  xác suất theo yêu cầu bài toán:

C

1
2


.

1 3
3
. =
8 8
32

 đáp án C
c. Xác suất thu được một giao tử bình thường và một giao tử mang đột biến cả 3
NST
1 1 1 1
. . = (1)
2 2 2 8
1 1 1 1
- Giao tử đột biến cả 3 NST: . . = (2)
2 2 2 8
1
1
1 1
Từ (1) và (2) ta có: C 2 . . =
 đáp án B
8 8
32

- Giao tử bình thường:

Nhận xét: Ở bài toán này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức
Trường hợp 2: Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromotit của các cặp NST khác

nhau
Cặp NST
Cặp NST giảm phân bình Cặp NST giảm phân
thường
có đột biến
Tỉ lệ giao tử
3
Giao tử bình thường
100%
Giao tử đột biến

0

4
1
4

Ví dụ 1: Ở một loài có bộ NST 2n = 40. Vào kì đầu của giảm phân I có 1% số tế
bào xảy ra sự trao đổi đoạn giữa một crômatit của NST số 1 với một crômatit
của NST số 3, các cặp còn lại giảm phân bình thường. Giả sử sự sắp xếp của các
NST tại kì giữa và sự phân li của các NST tại kì sau của giảm phân là hoàn toàn
ngẫu nhiên. Theo lí thuyết, trong số các giao tử được tạo ra thì tỷ lệ giao tử bị
đột biến là
A. 0,375%.
B. 0,25%. C. 0,75%. D. 0,4375%.
Hướng dẫn giải
Mỗi cặp NST có 2 chiếc. Do xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa một crromatit
của NST số 1 với cromatit của NST số 3 => Mỗi cặp NST có 1 chiếc NST đột
biến, 1 chiếc bình thường
1 1

1
. =
2 2
4
1
3
=> Tỷ lệ giao tử bị đột biến: 1 - =
4
4

=> Tỷ lệ giao tử bình thường là:

Tỷ lệ giao tử bị đột biến của 1% số tế bào là :

3
. 1% = 0,75%
4

 đáp án C
10


2.2.2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (đột biến lệch bội)
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử để đi vào quá trình thụ tinh tạo hợp tử có hiện tượng đột biến.
Giả sử bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu bằng các chữ cái như sau: AaBb đi vào giảm phân bị đột biến (một hoặc một số cặp không phân li)

Bộ
NST
Giảm
phân

bình
thường

2n = 4
(AaBb)

cặp Aa
không
phân li ở 2n = 4
lần phân (AaBb)
bào I
cặp Aa
không
phân li ở
lần phân
bào II

Nhân đôi ở
pha S của
kì trung
gian

AAaaBBbb

AAaaBBbb

Giảm phân I
Kì đầu I

AaaaBBbb


AaaaBBbb

Kì giữa I

(1)AABB
(2) aabb

(1)AAaaBB
(2)bb

Kì sau I

(1)AABB
(2) aabb

(1)AAaaBB
(2)bb

Giảm phân II
Kì cuối I

(1)AABB
(2)aabb

(1)AAaaBB
(2)bb

Kì đầu II


(1)AABB
(2)aabb

(1)AAaaBB
(2)bb

Kì giữa II

(1)AABB
(2)aabb

(1)AAaaBB
(2)bb

Kì sau
II
AB
AB
ab
ab

AaB
AaB
b
b

Kì cuối
II
4 giao
tử với tỉ

lệ
AB =
1
2

ab =

4 giao
tử với tỉ
lệ
AaB =
b=

1
2

4 giao
tử với tỉ
AAB lệ
2n = 4
(AaBb

AAaaBBbb

AaaaBBbb

AABB
aabb

AABB

Aabb

AABB
Aabb

AABB
aabb

AABB
aabb

B

aab
b

AAB =
B = aab
=b=

11

1
4


Chú ý:
- Một cặp NST nào đó khi giảm phân tạo giao tử (Aa) không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II bình thường ta chỉ việc để nguyên cặp đó (Aa) và thêm giao
tử 0 (giao tử không chứa NST của cặp đó) với tỉ lệ giao tử: Aa = 0 =


1
2

- Một cặp NST nào đó khi giảm phân tạo giao tử (Aa) không phân li trong giảm
phân II, giảm phân I bình thường ta sẽ tách riêng từng chiếc và nhân đôi lên
(AA, aa) và giao tử 0 (giao tử không chứa NST của cặp đó) với tỉ lệ giao tử: AA
= aa =

1
1
,0=
4
2

Ví dụ 1: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm
phân một số tế bào xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo
ra những loại giao tử nào?
A. XY và O.
B. X, Y, XY và O.
C. XY, XX, YY và O.
D. X, Y, XX, YY, XY và O.
Hướng dẫn giải
Cặp nhiễm sắc thể XY
- Phân li bình thường tạo ra 2 loại giao tử: X và Y (1)
- Phân li không bình thường ở kì sau của giảm phân I cho 2 loại giao tử: XY và
0 (2)
- Phân li không bình thường ở kì sau của giảm phân II cho ra 3 loại giao tử: XX,
YY và 0 (3)
Từ (1), (2) và (3)  đáp án D

Nhận xét: Bài này tuy rất đơn giản nhưng rất nhiều học sinh không hiểu rõ
bản chất của vấn đề đột biến trong giảm phân tạo giao tử nên học sinh thường
chọn theo cảm tính hoặc chọn đáp án B
Ví dụ 2 (ĐH- 2007.) Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST X AXa. Trong quá trình
giảm phân tạo giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần
phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
A. XAXa, XaXa ,XA, Xa, 0
B. XAXA, XAXa ,XA, Xa, 0
C. XAXA, XaXa ,XA, Xa, 0
D. XAXa , 0, XA, XAXA
Hướng dẫn giải
Tế bào chứa cặp NST XAXa đi vào giảm phân
- Một số tế bào không phân li trong giảm phân II tạo ra giao tử: XAXA, XaXa và 0
(1)
- Một số tế bào giảm phân bình thường tạo ra giao tử: XA, Xa (2)
Từ (1) và (2)  đáp án A
Ví dụ 4: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có
12% số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp NST gen Bb ở giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác. Trong các giao tử
được sinh ra, lấy ngẫu nhiên một giao tử thì xác suất để thu được giao tử mang
ABbD là bao nhiêu?
A. 3%
B. 1,5%
C. 6%
D. 12%

12


Hướng dẫn giải


Cách thông thường

Sử dụng phương pháp trong sáng kiến

- Kiểu gen AaBbDd giảm phân
tạo giao tử, cặp Bb không phân
li trong giảm phân I cho 8 loại
giao tử với tỉ lệ: ABbD =
aBbD = ABbd = aBbd = AD =
Ad = aD = ad ( trường hợp tất
cả cặp Bb không phân li)
- Với tỉ lệ 12% cặp Bb không
phân li

- Cặp Aa phân li bình thường cho 2 loại giao

ABbD =
án B

tử với A = a =

1
(1)
2

- Cặp 12% cặp Bb không phân li trong giảm
phân I cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ: Bb = 0 =
1
(2)

2

- Cặp Dd phân li bình thường cho 2 loại giao
tử với D = d =

1
(3)
2

12%
= 1,5%  đáp
1 1
8
Từ (1), (2) và (3) giao tử ABbD = .
2 2
1
.12%x = 1,5%  đáp án B
2

Nhận xét: khi so sánh 2 phương pháp ta thấy phương pháp sử dụng trong
sáng kiến này dễ dàng, nhanh chóng và độ chính xác cao hơn phương pháp
thông thường. Ngoài ra sử phương pháp thông thường học sinh thường mắc
những sai lầm sau:
- Dễ nhầm lẫn trong lấy giao tử từ kiểu gen
- Tâm lí trong thi cử nên khi lấy giao tử độ chính xác không cao
- Mất nhiều thời gian trong việc viết các loại giao tử
2.3. giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
a. Trao đổi chéo không cân đối giữa 2 cromatit trong cặp nhiễm sắc thể tương
đồng

Trao đổi chéo không cân đối giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng
dẫn đến đột biến mất đoạn hoặc lặp đoạn  Kết quả sẽ tạo ra 50% số NST
mang giao tử bị đột biến và 50% số NST mang giao tử bình thường
b. Trao đổi chéo giữa 2 cromatit của các cặp nhiễm sắc thể không tương đồng
Trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong cặp NST không tương đồng dẫn đến
đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn NST  Kết quả sẽ tạo ra 25% số NST
mang giao tử bị đột biến và 75% số NST mang giao tử bình thường
2.3.2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử
Ví dụ: cặp nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình giảm phân tạo giao tử
Nếu không phân li trong giảm phân I và giảm
phân II bình phân li bình thường thì 2 loại giao
tử: Aa và 0
Cặp Aa giảm phân

Nếu không phân li trong giảm phân II và giảm
phân I bình thường thì cho 3 loại giao tử: AA, aa
và 0

13


2.3.3 Bài tập về giao tử và hợp tử đột biến
* Bài tập về giao tử đột biến
Bước 1: Dựa vào cơ chế giảm phân tạo giao tử để xác định tỉ lệ từng loại giao tử
sinh ra trong từng cặp nhiễm sắc thể
Bước 2. Tích hợp tỉ lệ giao tử của từng cặp để xác định kết quả theo yêu cầu bài
toán
* Bài tập về hợp tử đột biến
Bước 1: Dựa vào cơ chế giảm phân tạo giao tử để xác định tỉ lệ giao tử sinh ra
trong từng cặp nhiễm sắc thể

Bước 2: Kết hợp giao tử của cơ thể đực và cơ thể cái của từng cặp nhiễm sắc
riêng lẽ
Bước 3: Tích hợp kiểu gen theo yêu cầu bài toán dựa vào tỉ lệ của các cặp NST
mang gen riêng lẻ
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 18. Một thể đột biến bị mất đoạn
NST số 2, đảo đoạn NST số 3, lặp đoạn NST số 5. Giả sử quá trình giảm phân
diễn ra bình thường. Xác suất để tạo ra giao tử đột biến 2 NST là bao nhiêu
A.

1
8

B.

9
16

C.

3
4

D.

3
8

Hướng dẫn giải
1

1
giao tử bình thường, giao tử đột biến
2
2
1
1
- tương tự cặp số 3 và cặp số 5: giao tử bình thường, giao tử đột biến
2
2

- Cặp số 2: có

- Các cặp NST còn lại cho ra 100% giao tử bình thường
Xác suất tạo ra giao tử đột biến 2 NST là:

C

2
3

1
1 3
*( ) 2 * =
 đáp án D
2
2 8

 đáp án A
Bài 2. Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa.
Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến

cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ
là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm
phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm
phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm
phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm
phân bình thường.
Hướng dẫn giải
Phép lai: P: XAXa x XAY  F1: XAXaXa

14


- Do bố không có Xa nên XaXa chắc chắn một điều phải sinh ra từ giảm phân của
mẹ, nhưng nếu giảm phân I thì không thể sinh ra giao tử X aXa  mẹ rối loạn
phân li ở giảm phân II (1)
- Bố cho ra XA từ kiểu gen XAY  bố giảm phân bình thường (2)
Từ (1) và (2)  đáp án C
Nhận xét: Bài này nếu học sinh không hiểu rõ đột biến số lượng NST xảy ra
trong giảm phân I hoặc trong giảm phân II thì sẽ rất khó khăn trong chọn đáp án
đúng, nhanh và hiệu quả
Bài 3 ( ĐH 2013). Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀
AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào cặp
NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra
bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu
nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa
bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?

A. 12 và 4.
B. 9 và 12.
C. 4 và 12.
D. 9 và 6.
Hướng dẫn giải
Phép lai: AaBb x AaBb
- Tế bào bình thường: Aa x Aa →3 kiểu hợp tử lưỡng bội (AA, Aa, aa)
Bb x Bb→3 kiểu hợp tử lưỡng bội (BB, Bb, bb)
→Số loại hợp tử lưỡng bội : 3 . 3 = 9 (1)
- Cơ thể đực cặp Aa không phân li trong giảm phân I tạo ra 2 loại giao tử Aa, 0.
- Cơ thể cái giảm phân bình thường tạo 2 loại giao tử A, a
- Số loại hợp tử lệch bội về cặp Aa : 2 . 2 = 4.
→ Số loại hợp tử lệch bội: 4 . 3 = 12  Đáp án B.
Bài 4. (ĐH 2014). Phép lai P: ♀ AaBbDd x ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm
phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen
Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình
giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai
trên tạo ra F1 có đối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 42
B. 24
C. 18
D. 56
Hướng dẫn giải
Phép lai: ♀ AaBbDd x ♂ AaBbdd
- Cặp ♀ Aa x ♂ Aa  ♀ (A, a) x ♂ (Aa, 0, A, a - một số cặp không phân li
trong giảm phân I)  7 kiểu gen (3 kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen đột biến
(một số cặp không phân li trong giảm phân I)  (1)
- Cặp Bb x Bb  3 kiểu gen (2)
- Cặp Dd x dd  2 kiểu gen (3)
Từ (1), (2) và (3)  số kiểu gen tối đa sinh ra từ phép lai: 7.3.2 = 42  đáp án

A
Nhận xét: với bài này học sinh sẽ rất khó khăn nếu không nắm vững cơ chế đột
biến trong giảm phân và dùng phương pháp phân li độc lập kiêu gen để tích hợp
Bài 5. Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa
cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm
15


phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm
phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen.
A. AaB, Aab, B, b
B. AAb, AAB, aaB, aab, B, b
C. AAB, Aab, aaB, aab
D. AABB, Aabb, aaBB, aabb
Hướng dẫn giải
Cơ thể có kiểu gen: AaBb
- Tất cả các cặp nhiễm sắc thể số 1 (Aa) không phân li trong giảm phân II tạo ra:
AA, aa, 0 (1)
- Cặp nhiễm sắc thể số 3 (Bb) phân li bình thường tạo ra các giao tử: B, b (2)
Từ (1) và (2)  (AA, aa, 0) * (B, b)  đáp án B
Bài 6. Ở phép lai ♂AaBBDd x ♀ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ
thể đực, cặp gen Aa có 12% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân
II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình
giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Dd có 18% tế bào không phân li trong giảm
phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường.
Loại kiểu gen AaaBbdd ở đời con chiếm tỉ lệ?
A.
0,25625%
B. 0,375%
C. 0,615%

D. 0,495%
Hướng dẫn giải
Phép lai ♂AaBBDd x ♀ AaBbDd
Xét riêng từng cặp:
- Cặp Aa ở giới đực không phân li trong giảm phân I.
1
2

♂Aa x ♀ Aa 12%. ( Aa,

1
1
1
1
1
0). ( A, a)  Aaa = Aa . a . 12%
2
2
2
2
2

 Aaa = 3% (1)
- Cặp BB x Bb 

1
1
BB; Bb (2)
2
2


- Cặp Dd ở giới cái 18% tế bào không phân li trong giảm phân II: ♂ Dd x ♀ Dd

1
1
dd .(100% - 18%)  dd = . 82% = 20,5% (3)
4
4
1
Từ (1), (2) và (3) kiểu gen AaaBbdd = 3% . . 20,5% = 0,375%  đáp án B
2



Nhận xét: Với cách giải này, bài toán trở nên rất đơn giản, học sinh sẽ rất tự tin
khi làm bài và đạt kết quả cao
Bài 7. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 12% số tế bào có cặp
NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường, cơ thể đực giảm phân bình thường. Ở phép lai ♂AaBb x ♀ AaBb tạo ra con
F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBBb là
bao nhiêu ?
A. 0,06
B. 0,03
C. 0,985
D. 0,015
Hướng dẫn giải
Phép lai: ♂AaBb x ♀ AaBb
- Cặp Aa x Aa 

1

1
1
AA: Aa: aa (1)
4
2
4
16


1
2

- Cặp Bb x Bb  12%. ( Bb,
Từ (1) và (2)  AaBBb =

1
1
1
1 1
0). ( B, b)  BBb = . . 12% = 3% (2)
2
2
2
2 2

1
. 3% = 1,5% = 0,015
2

 kiểu gen khác là: 1 – 0,015 = 0,985

1
Xác suất theo yêu cầu bài toán là: C 2 * 0, 015 * 0,985 = 0,02955 = 0,03  đáp án
B
Bài 8. Cho biết trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 16% tế bào có cặp NST
mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở phép lai ♂ Aabb x ♀ AaBB (giảm phân
bình thường). Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để cá thể đột biến dạng thể ba
là :
A. 16%
B. 8%
C. 32%
D. 4%
Hướng dẫn giải
Phép lai: ♂ Aabb x ♀ AaBB
1
2

- Aa x Aa  16% . ( Aa,

1
1
1
1
1
1
0) . ( A, a)  16% . Aa . ( A + a) = 8%
2
2
2
2

2
2

(thể ba AAa và Aaa)  đáp án B
1
4

1
2

Vì cặp: Bb x Bb không có đột biến  100% thể lưỡng bội ( BB + Bb +

1
bb
4

= 100%)
Bài 9: (Đề 14- Câu 3 - Luyện thi THPT QG năm 2018 của Bộ GD) : Ở 1 loài
động vật có vú, cho phép lai (P): ♂ XbY x ♀ XBXb. Trong quá trình giảm phân của
con cái, ở 1 số tế bào, cặp NST phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân
li ở giảm phân II. Quá trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử
đực và cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Những hợp tử nào có kiểu gen nào sau
đây có thể được hình thành từ quá trình trên?
A. XBXBXb; XbXb; XBXbY; XbY
A. XBXBXB; XBXbXb; XBY; XbY
C. XBXBXb; XbXb; XBXBY; XbY
D. XBXb; XbXb; XBYY; XbYY
Hướng dẫn giải:
- Ở giới cái có kiểu gen XBXb:
+ ở 1 số tế bào, cặp NST phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở

giảm phân II tạo ra các giao tử: XBXB, XbXb, 0
+ ở 1 số tế bào, cặp NST phân li bình thường tạo ra các giao tử: XB, Xb
Vậy ở giới cái tạo ra các giao tử: XBXB, XbXb, 0, XB, Xb (1)
- Ở giới đực có kiểu gen XbY: giảm phân bình thường tạo các giao tử: Xb , Y (2)
 Từ (1) và (2) ta có: Giao tử cái (X BXB, XbXb, 0, XB, Xb ) x Giao tử đực (Xb ,
Y)
 tạo ra các hợp tử có các kiểu gen KG như sau:
XBXBXb, XbXbXb, Xb, XBXb, XbXb, XBXBY, XbXbY, Y, XBY, XbY
Như vậy với các hợp tử có kiểu gen như trên thì chỉ có đáp án C là thỏa mãn
 đáp án C
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17


Năm 2013-2014 trong dạy luyện thi đại học tôi dạy học sinh làm bài tập
với cách tính thông thường đó là sử dụng cách xác định giao tử trong các phép
lai để xác định tỉ lệ giao tử và hợp tử
Năm học 2014 – 2015 trong dạy luyện thi đại học bản thân tôi đã tiến
hành thử nghiệm sử dụng phương pháp vận dụng cơ chế giảm phân tạo giao tử
để giải nhanh bài toán đột biến nhiễm sắc thể
Năm học 2016 -2017 tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh phương pháp này
cho luyện thi THPT Quốc Gia bản thân tôi thấy rất hiệu quả. Cụ thể tỉ lệ học
sinh khi thi đạt điểm từ trung bình trở lên và số học sinh đạt điểm 9,10 đã dược
nâng lên.
Tôi tiến hành áp dụng cho hai nhóm học sinh : nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng làm bài kiểm tra (Đề và đáp án kiểm tra 15 phút ở phần phụ
lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn.
Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng (Đề và đáp án
kiểm tra 15 phút với 5 bài tập ở phần phụ lục)
Khi đưa ra 5 bài tập cùng 2 năm năng lực của 30 học sinh đã thu được kết quả cụ thể như

sau :

Nội dung

Nhóm đối chứng: sử dụng Nhóm thực nghiệm: Sử dụng
cách lấy giao tử trong di phương pháp trên
truyền
Năm 2014 - 2015,
Năm 2013 -2014
Năm 2015 – 2016
Thời
gian
15 phút/5 câu
8 phút/5 câu
hoàn thành
Kết quả
Tỉ lệ điểm trên 5 là:
Tỉ lệ điểm trên 5 là:
36/38 = 68,41%
41/42 = 97,62%
- Kết quả sau khi tiến hành đề tài và kiểm tra 15 phút như sau:
Lớp
Sĩ Kết quả
số Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL %
SL %

SL %
SL %
SL %
12 A7 42 9
21,43 24 57,1 8
19,0 1
2,38 0
0
4
5
12 A4 38 5
13,1 18 47,37 13 34,21 2
5,27 0
0
5
- Biểu đồ so sánh tỉ lệ học lực của 2 lớp 12 A4 (trước triển khai) và 12A7
(sau khi triển khai) đề tài:
Tỉ lệ %

18


Học lực

* Những thiếu sót hạn chế:
- Trong việc ôn tập triển khai đề tài: Bên cạnh những em có khả năng thực sự,
còn rất 1 số em chưa đáp ứng được kỳ vọng của bản thân và thầy cô. Trong quá
trình học tập các em chưa chịu khó, chưa chăm học, ý thức kém nên kết quả
chưa cao
- Việc giải các bài tập dột biến NST đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức

phần cơ chế giảm phân bình thường và không bình thường của NST( đột biến
cấu trúc và đột biến số lượng NST), trong khi lượng kiến thức tương đối lớn nên
các em vẫn còn nhầm lẫn và lúng túng.

19


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua nhiều năm giảng dạy theo phương pháp này tôi thấy học sinh rất
hứng thú trong áp dụng cơ chế giảm phân trong việc giải nhanh các bài toán liên
quan đến đột biến nhiễm sắc thể. phương pháp này rút ngắn được rất nhiều thời
gian làm bài và thu được hiệu quả rất cao của học sinh.
Trong thời gian giảng dạy trước đây tôi đã từng sử phương pháp lấy giao
tử từ một kiểu gen nào đó một cách tổng quát, tôi thấy phương pháp này mất
nhiều thời gian và đặc biệt rất dễ bị nhẫm lẫn và độ chính xác không. Trong thi
cử bài này gần như là bài toán đòi hỏi mức độ vận dụng cao nên học sinh rất dễ
bị tâm lí và kết quả không cao nếu các em không được trang bị phương pháp
trong sáng kiến này. Khi sử dụng phương pháp này tôi hoàn toàn tin tưởng rằng
bài toán về đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể dù có phức tạp đến đâu
học sinh cũng có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng với độ chính xác rất cao.
Hiện nay, khi chương trình bộ môn đã chuyển qua hình thức kiểm tra, thi
trắc nghiệm khách quan thì việc tìm ra các phương pháp giảng dạy cho các em
học sinh những phương pháp giải toán đơn giản, nhanh gọn là rất cần thiết. Do
vậy, bằng những kinh nghiệm đã thu được kết quả tôi mong rằng các đồng
nghiệp có thể áp dụng phương pháp này giúp học sinh học tập tốt hơn, thu được
kết quả cao hơn trong học tập cũng như trong kiểm tra, thi cử.
3.2. Kiến nghị
Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân về vận dụng cơ chế
giảm phân vào giải nhanh bài toán đột biến nhiễm sắc thể, tôi mong được học

tập và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để có cách giải hay với thời gian
ngắn và độ chính xác cao hơn nhằm giúp cho học sinh đạt kết quả cao nhất trong
kì thi THPT Quốc Gia.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm
2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Thiều Thị Tâm

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên sinh học 12, nâng cao, cơ
bản – NXB Giáo dục
2. Di truyền học tập I, II của Phan Cự Nhân, Nguyễn Minh Công, Đặng
Hữu Lanh – NXB Giáo dục
3. Phương pháp giải bài tập và trắc nghiệm sinh học 12 của Trần Tất Thắng
– NXB Hà Nội
4. Các dạng toán và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm của Huỳnh Quốc
Thành – NXB Giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học tập 1 của Huỳnh Quốc Thành –
NXB Đại Học Sư Phạm
6. Chuyên đề ôn tập và luyện thi đại học sinh học 12 của Đinh Đoàn Long

– NXB Hà Nội
7. Phương pháp giải toán xác suất sinh học của Phan Khắc Nghệ - NXB
Đại Học Quốc Gia Hà Nội
8. Phương pháp giải nhanh các bài tập sinh học – Phan khắc Nghệ - NXB
Đại Học Quốc Gia Hà Nội
9. Nguồn CAMPELL-REECE; Tác giả: URRY-CAIN-WASSERMANMINORSKY-JACKSON

21


PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA
Bài 1: (Trích Đề 6- Câu 8 - Luyện thi THPT QG năm 2018 của Bộ GD) : Trong
một tế bào sinh tinh trùng, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào
này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ
quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. Abb và B hoặc ABB và b.
B. ABb và a hoặc aBb và A.
C. ABB và abb hoặc AAB và aab.
D. ABb và A hoặc aBb và a
Bài 2 : Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 24. Trong quá trình giảm phân tạo
giao tử có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác
nguồn gốc của cặp NST tương đồng tạo ra đột biến mất đoạn NST số 3, cặp NST
số 7 cũng trao đổi chéo không cân dẫn đến lặp một đoạn, các cặp NST khác bình
thường, quá trình giảm phân tạo giao tử. Lấy ngẫu nhiên 2 giao tử. Xác suất thu
được 1 giao tử bình thường và một giao tử đột biến
A.

3

8

B.

9
16

C.

3
4

D.

1
8

Bài 3 : Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 36% số tế bào mang
cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào khác giảm phân bình thường, cá thể cái giảm phân bình thường. Ở phép lai
♂AaBb x ♀ AaBb thu được F1. lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá
thể có kiểu gen aaBB là :
A. 8%
B. 2% C. 4%
D. 6%
Bài 4: Phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình
thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không
phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm
phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo
ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 24
B. 42 C. 18
D. 56
Bài 5 : Ở phép lai giữa cơ thể ♂ AaBbDdEe x ♀ AaBbddEe. Trong quá trình giảm
phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 25% số cá thể không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình
thường. ở cá thể cái cặp Ee có 8% sô tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời con, xác suất để thu được
cá thể đột biến là ?
A. 2%
B. 31% C. 69%
D. 62%

ĐÁP ÁN CỦA ĐỀ KIỂM TRA
22


Bài 1:
Một tế bào, xét 2 cặp NST được kí hiệu: AaBb
- Cặp Aa phân li bình thường cho ra 2 loại giao tử: A, a (1)
- Cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường tạo 2 loại
giao tử: Bb và 0 (2)
Từ (1) và (2)  một tế bào nên chỉ có 1 cách sắp xếp trong quá trình giảm phân
I  (A, a).(Bb, 0) = ABb và a hoặc aBb và A  đáp án D
Bài 2 :
- Cặp số 3 bị đột biến mất đoạn trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo không
cân đối dẫn đến mất một đoạn NST tạo ra 2 loại giao tử:

1
1

BT; ĐB
2
2

- Cặp số 7 bị đột biến mất đoạn trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo không
cân đối dẫn đến lặp đoạn NST tạo ra 2 loại giao tử :
1
.
2
1
Giao tử đột biến: 1 - =
4

Giao tử bình thường:

1
1
BT; ĐB
2
2

1
1
= (1)
2
4
3
(2)
4


Xác suất thu được 2 giao tử, một giao tử bình thường và một giao tử đột biến là:

C

1
2

1 3
3
* =
 đáp án A
4 4
8

Bài 3 : Phép lai: ♂ AaBb x ♀ AaBb
1
1
1
AA: Aa: aa (1)
4
2
4
1
1
1
- Cặp Bb x Bb  64% . ( BB: Bb: bb) (2)
4
2
4
1

1
Từ (1) và (2)  kiểu gen aaBB = aa . BB . 64% = 4%  đáp án C
4
4

- Cặp Aa x Aa 

Bài 4:
Ở 1 số tế bào cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường
sẽ tạo ra các lại giao tử sau: Aa, 0, A, a
♀ Aa x ♂ Aa → (A, a) x (Aa, 0, A, a) = AAa, A, AA, Aa, Aaa, a, Aa, aa = 7 KG
♀ Bb x ♂ Bb → BB: Bb: bb = 3 KG
♀ Dd x ♂ dd → Dd: dd = 2KG
F1: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd → có tối đa số kiểu gen là: 7 x 3 x 2 = 42 KG
 đáp án B
Bài 5: Ta có: hợp tử bình thường = 75% . 92% = 69%
Hợp tử đột biến = 100% - 69% = 31%  đáp án B

23



×