Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giúp học sinh giải tốt một số bài toán điện một chiều hay và khó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.05 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU

2

I. Lí do chọn đề tài……………………………………………………...

2

II. Mục đích nghiên cứu………………………………………………...

2

III. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………..

3

IV. Phương phápnghiên cứu …………………………………………..

3

B. NỘI DUNG

4

I. Những kiến thức toán học bổ trợ…………………………………….

4

II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài…………………………



4

III. Bài toán cực trị công suất điện một chiều.........................................

4

IV. Sử dụng phương pháp nguồn tương đương để giải bài toán điện
một chiều

8

V. Kết quả nghiên cứu.............................................................................

14

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................

17

1


A. MỞ ĐẦU
I- Lí do chọn đề tài:
Trong các trường phổ thông, việc phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là

một trong những nhiệm vụ không thể thiếu. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, vì
thế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT là rất quan trọng.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ then chốt trong mỗi nhà trường, là thành
quả để tạo lòng tin với phụ huynh và là cơ sở tốt để xã hội hoá giáo dục.
Những năm gần đây đề thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng có xu hướng ra đề với
lượng kiến thức rộng trong 3 năm học, đồng thời nhiều câu hỏi khó đòi hỏi học sinh
phải biết vận dụng nhiều kiến thức kỹ năng để đến đáp số, với thời gian ngắn nhất.
Điện một chiều là một phần quan trọng trong chương trình vật lí lớp 11 và là
dạng toán hay gặp trong đề thi HSG tỉnh và kì thi THPT Quốc gia hiện hành, và đây
cũng là một phần kiến thức khó đối với nhiều học sinh THPT. Với lí do đó, tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh giải tốt một số dạng toán điện một chiều hay và
khó” đề bồi dưỡng học sinh khá - giỏi, Vật lý 11, luyện thi THPT Quốc gia, nhằm đáp
ứng nhu cầu học bộ môn vật lý, đồng thời giúp các em tự tin hơn khi tham gia các kỳ
thi học sinh giỏi, THPT Quốc gia, nâng cao hiệu quả dạy và học về bộ môn Vật lý nói
riêng và các môn khoa học tự nhiên nói chung.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nêu ra phương pháp giải các dạng bài tập liên quan đến cực trị về công
suất và phương pháp dùng nguồn tương đương để giải bài toán điện một chiều, từ đó
giúp học sinh hình thành phương pháp luận căn bản để giải quyết các vấn đề khi gặp
phải, đồng thời từ đó cũng giúp cho các em có thể phân biệt được, áp dụng được các
điều kiện cụ thể trong từng bài tập.
Bên cạnh đó, trên cơ sở những kết quả đã nghiên cứu, các kiến thức được phân
loại trong từng trường hợp vận dụng giúp học sinh ghi nhớ và áp dụng một cách
nhanh chóng.
2


III. Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu các dạng bài tập nâng cao thường gặp trong đề thi HSG
tỉnh, THPT Quốc gia và chủ yếu dành cho học sinh khá giỏi. Với phạm vi một sáng

kiến kinh nghiệm ở trường THPT, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề nhỏ của
môn vật lý lớp 11:
- Nghiên cứu về bài toán cực trị công suất điện một chiều và một số trường hợp
vận dụng.
- Sử dụng phương pháp nguồn tương đương để giải bài toán điện một chiều
Đề tài được áp dụng cho 2 lớp 11A1 và 11A2 là 2 lớp có chất lượng tương đương
nhau. Lớp đối chứng 11A1 có 42 Học sinh ; lớp thực nghiệm 11 A2 có 41 Học sinh.
IV.Phương phápnghiên cứu :
-

Vận dụng những kiến thức toán học để tìm cực trị, như:

+ Tính chất của phân thức đại số.
+ Bất đẳng thức Cô-si.
-

Khái quát hóa, phân loại các trường hợp để có thể giải quyết các bài tập trong
từng điều kiện cụ thể.

3


B. NỘI DUNG
I. NHỮNG KIẾN THỨC TOÁN HỌC BỔ TRỢ
I.1.Tính chất của phân thức đại số

Xét một phân số P =

A
B


, trong điều kiện A là hằng số dương, thì phân số P đạt giá trị

lớn nhất nếu mẫu số B nhỏ nhất.
I.2. Bất đẳng thức Cô-si
Với hai số thực dương a,b thì ta luôn có : a + b ≥ 2

ab

Điều kiện để đẳng thức xảy ra là: a = b, và nếu ab không đổi thì khi đó tổng (a + b) bé
nhất
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Bài toán cực trị công suất điện một chiều và bài toán mạch điện một chiều có
nhiều nguồn, đặc biệt là các nguồn khác nhau là các dạng toán khó. Học sinh thường
không biết cách giải hoặc giải theo cách rất dài và tính ra đáp số sai. Thực tế, hình
thức thi trắc nghiệm yêu cầu Học sinh phải tính ra đáp số đúng trong thời gian ngắn.
Để giúp Học sinh đạt được kết quả cao trong các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT Quốc
gia, chúng tôi đã khái quát công thức tổng quát giúp Học sinh giải các dạng toán trên
một cách nhanh chóng, giúp các em hứng thú học tập môn Vật Lí hơn và tự tin hơn
khi làm bài thi.
III. BÀI TOÁN CỰC TRỊ CÔNG SUẤT TRONG ĐIỆN MỘT CHIỀU.
III. 1. PHƯƠNG PHÁP
- Tính công suất:
Áp dụng công thức tính công suất
- Biện luận:
+ Lập biểu thức của đaị lượng cần tìm lớn nhất, nhỏ nhất theo biến
+ Sử dụng lập luận (tử mẫu, bất đẳng thức côsi....)

4



E, r

A

B
R

III.2. BÀI TẬP TỔNG QUÁT
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ E, r
a. Tìm R để công suất trên R là lớn nhất. Tính công suất đó.
b. Tính R để công suất tỏa nhiệt trên R là P < P max
HƯỚNG DẪN
a. Tìm R để công suất mạch ngoài lớn nhất và tính công lớn nhất này. (R = ? để
PNmax ; PNmax = ?)

Ta có : Công suất mạch ngoài PN = RI2 =
E2
2

PN =

R+r

÷
 R 

=

RE 2

(R + r)2

với

E
R+r

E2
2

r 

 R+
÷
R


.
R+

Theo bất đẳng thức Cô-si (Cauchy), ta có:
R=

⇒ PNmax khi

I=

r
R


≥2

R.

r
R

=2 r

r
R

tức là khi RN = r. Dễ dàng tính được PNmax =

Tóm lại : Khi RN = r thì PNmax =

E2
4r

(

E2
2 r

)

2

=


E2
4r

.

.
5


b. Tìm giá trị R ứng với một giá trị công suất tiêu thụ mạch ngoài xác định P (với

P < Pmax =

E2
4r

Từ P = RI2 =

).
RE2
(R + r) 2

⇒ Phương trình bậc 2 ẩn số R: PR2 – (E 2 – 2Pr)R + Pr2 = 0

Ta tìm được hai giá trị R1 và R2 thỏa mãn.
Chú ý : Ta có : R1.R2 =

r2

.


III. 3. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết E = 12 V, r = 1,1 Ω, R1 = 0,1 Ω.
a. Muốn cho công suất mạch ngoài lớn nhất, R phải có giá trị bằng bao
nhiêu ?
b.

Phải chọn R bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất?

Tính công suất lớn nhất đó ?
E. r

Hình 1a.
HƯỚNG DẪN
E,

r’

a.

A

B

a.
a.

R

a.


Khi RN = r → R + R1 = r → R =1Ω
b. Mạch hình 1.a tương đương với mạch hình 1.b
với r’ = r + R1 = 1,2 Ω
Khi R = r’ = 1,2 Ω thì PRmax = Hình 1.b
6


E,
R3r

R2
R1

Bài 2. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ E = 12V, r = 5Ω,
R1 = 3, R2 = 6Ω,
R3 là một biến trở
a. Tính R3 để công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài là lớn nhất? Tìm công suất đó
Hình 2.a
b. Tìn R3 để công suất tỏa nhiệt trên R3 là lớn nhất.

HƯỚNG DẪN
a.

E,

Khi RN = r → R23 + R1 = r → R23 =2Ω → R3 = 3Ω
PNmax =

r’

A

B
R3

b.

Với

Mạch hình 2.a tương đương với mạch hình 2.b
r’ = + R2 = 7,875 Ω

Vậy R3 = r’ = 7,875 Ω
thì PR3max = Hình 2.b
R2

III.4. BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Bài 1. Cho mạch như hình vẽ 3. E=12V, r=2Ω, R1=4Ω, R2=2Ω. Tìm R3 để:

E ,

a. Công suất mạch ngoài lớn nhất, tính giá trị này.

R1

7
A
R2



b. Công suất tiêu thụ trên R3=4,5W.
c. Công suất tiêu thụ trên R3 là lớn nhất. Tính công suất này.

Bài 2. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ E = 12V, r = 2Ω
E, r

A

B
R

a. Cho R = 10Ω. Tính công suất tỏa nhiệt trên R, nguồn, công suất của nguồn, hiệu
suất của nguồn
b. Tìm R để công suất trên R là lớn nhất? Tính công suất đó?
c. Tính R để công suất tỏa nhiệt trên R là 36W
Bài 3. Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động ξ = 3V, điện trở trong
r = 1Ω nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt
giá trị cực đại. Khi đó R có giá trị là:
A. 1Ω

B. 2Ω

C. 3Ω

D. 4Ω

Bài 4. Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện độngξ = 6V, điện trở trong r =
1Ωnối với mạchngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá
trị cực đại. Công suất đó là.
A.36W


B.9W

C.18W

D.24W

Bài 5. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.BiếtE = 15V,r = 1 Ω,R1 = 2 Ω, R là biến
trở. Tìm R để công suất tiêu thụ trên R là cực đại.Tính giá trị cực đại khi đó.
A.R = Ω, PRmax =37,5W
B.R = 2 Ω,PRmax = 37,5W
C.R = 1 Ω,PRmax = 35W
D.R = 3 Ω, PRmax= 35W
Bài 6. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất
điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 3 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R 1 = 6 (Ω)
mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn
8


nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 4 (Ω).
Bài 7. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở
trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở
R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).

D. R = 4 (Ω).

IV. SỬ SỤNG PHƯƠNG PHÁP NGUỒN TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỂ GIẢI TOÁN
ĐIỆN MỘT CHIỀU.
IV.1. LÝ THUYẾT

a. TH1: Có n nguồn giống nhau mắc song song:

eb = U AB( m¹ch ngoµi hë) = e1 = e 2 = ... = en


r
rb =

n

b.TH2: Nguồn điện tương đương của bộ nguồn nối tiếp:
e2;r2

e1;r1

en;rn
B

A

e b = U AB( m¹ch ngoµi hë) = e1 + e 2 + ... + e n

rb = r1 + r2 + ... + rn


+ Nếu có điện trở R ghép nối tiếp với nguồn (e;r) thì bộ nguồn là:

e b = e

rb = r + R

IV.2. BÀI TOÁN TỔNG QUÁT
I1

Cho mạch điện như hình vẽ, các nguồn có suất điện động và
điện trở trong tương ứng là (e1;r1); (e2;r2);.... (en;rn). Để đơn giản,
ta giả sử các nguồn có cực dương nối với A trừ nguồn (e2;r2).
Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn này nếu

A

I2

In

e1;r1
e2;r2

B

en;rn

coi A và B là hai cực của nguồn điện tương đương.
Giải
9



- Giả sử nguồn điện tương đương có cực dương ở A, cực âm ở B. Khi đó ta có:

- Điện trở trong của nguồn tương đương:

n
1
1
1 1
1
1
=
= + + ... + = ∑
rb rAB r1 r2
rn
1 ri

- Để tính eb, ta tính UAB. Giả sử chiều dòng điện qua các nhánh như hình vẽ (giả sử các
nguồn đều là nguồn phát).

- Áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch:


e1 − U AB
I1 =
r1

Ae1B : U AB = e1 − I1r1
e 2 + U AB



Ae 2 B : U AB = −e 2 + I 2 r2 ⇒ I 2 =
r2
Ae B : U = e − I r

AB
n
n n
 n

e − U AB
I n = n
rn


- Tại nút A: I2 = I1 + I3 + ... + In. Thay các biểu thức của dòng điện tính ở trên vào ta
được phương trình xác định UAB:
e 2 + U AB e1 − U AB e3 − U AB
e − U AB
=
+
+ ... + n
r2
r1
r3
rn

U AB


- Biến đổi thu được:

e1 e 2
e
− + ... + n
r r2
rn
= 1
=
1 1
1
+ + ... +
r1 r2
rn

ei

n

∑± r
1

n

i

1
rb

eb =


- Vậy

∑±
1

ei
ri

1
rb

. (1)

* Quy ước về dấu cho công thức (1): Tính theo chiều hiệu điện thế:
- Nếu gặp cực dương của nguồn trước thì lấy dấu dương.
- Nếu gặp cực âm của nguồn trước thì lấy dấu âm.
- Nếu tính ra eb < 0 thì cực của nguồn tương đương ngược với điều giả sử.
- Nếu tính ra I<0 thì chiều giả sử dòng điện là sai, ta chọn chiều ngược lại.
- Trong công thức tính eb, nếu một hàng ngoài nguồn còn có điện trở

thì r i là tổng

điện trở trên một hàng.
VD: r1 = rnguồn + R1
IV.3. BÀI TẬP VÍ DỤ
VÍ DỤ 1:
10



Cho mạch như hình vẽ: e1 = 24V; e2 = 6V; r1 = r2 = 1Ω; R1 = 5Ω; R2 = 2Ω; R là biến
trở. Với giá trị nào của biến trở thì công suất trên R đạt cực đại, tìm giá trị cực đại đó.
HƯỚNG DẪN
- Ta xét nguồn điện tương đương gồm hai nhánh chứa hai nguồn e 1 và e2. Giả sử cực
dương của nguồn tương đương ở A. Biến trở R là mạch ngoài.
e1;r1

- Điện trở trong của nguồn điện tương đương là:
1
1
1
1
1 1 1
=
=
+
= + = ⇒ rb = 2Ω
rb rAB r1 + R1 r2 + R 2 6 3 2

R1

A

eb;rb

A

R
B
e2;r2


- Suất điện động của bộ nguồn tương đương là:

I

R2

Pmax =

- Để công suất trên R cực đại thì R = rb = 2Ω. Công suất cực đại là:

R

e 2b
42
=
= 2W
4rb 4.2

VÍ DỤ 2:
Cho mạch điện như hình vẽ: e1 = 12V; e2 = 9V; e3 = 3V; r1 = r2 = r3= 1Ω, các điện trở
R1 = R2 = R3 = 2Ω.
Tính UAB và cường độ dòng điện qua các nhánh.
HƯỚNG DẪN

I1

A

I2


I3

e1;r1

R1

e2;r2

R2

en;rn

R3

B

- Giả sử chiều dòng điện qua các nhánh như hình vẽ. Áp dụng định luật Ôm cho các
đoạn mạch để tính cường độ dòng điện qua các nhánh:

e1 − U AB 12 − 2 10
=
= A
I1 =
r1 + R1
3
3

Ae1B : U AB = e1 − I1 (r1 + R1 )
e 2 + U AB 9 + 2 11



=
= A
Ae 2 B : U AB = −e 2 + I 2 (r2 + R 2 ) ⇒ I 2 =
r2 + R 2
3
3
Ae B : U = e − I (r + R )

AB
3
3 3
3
 3

e − U AB 3 − 2 1
=
= A
 I3 = 3
r3 + R 3
3
3


E1 ,r1

Chiều dòng điện qua các nhánh như điều giả sử.
A


C

E2 ,r2

B

11

B


Bài 3. Cho mạch điện như hình vẽ.
E1 = 24V, r1 = 4Ω; E2 = 12V, r2 = 8Ω. Biến trở có điện trở R= 20Ω. Xác
định vị trí của con chạy C để dòng điện qua E2 có giá trị 0,3A.
HƯỚNG DẪN



E1 ,r1
I1
 U AC = E1 − I1 ( R BC + r1 )

U AC = I.R AC

I
A
 U = E + I .r
C
AC
2

2 2

 I1 = I + I 2
I2
E2 ,r2

 R AC +R BC = 20Ω
Trường hợp 1. I2 =0,3A

B

→ R AC = 16Ω

Trường hợp 2. I2 =-0,3A

→ R AC = 8Ω

IV. 4. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Cho mạch điện như hình vẽ: e1 = 6V; e2 = 18V; r1 = r2 = 2Ω; R0 = 4Ω; Đèn Đ
ghi: 6V - 6W; R là biến trở.
b. Tìm R để đèn sáng bình thường?

R0

e1;r1

a. Khi R = 6Ω, đèn sáng thế nào?
A

Đ


R

B

Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ (H.2): trong đó E1 = 6V;

e2;r2

r1=1Ω; r2=3Ω; R1=R2=R3=6Ω.

E1,r1

a.Vôn kế V (điện trở rất lớn) chỉ 3V. Tính suất điện động E2.

D

b.Nếu đổi chỗ hai cực của nguồn E2 thì vôn kế V chỉ bao
nhiêu?
c. Tìm R2 để công suất mạch ngoài cực đại?
Bài 3. Cho mạch điện như hình vẽ. ξ1 = 6V; r1 = 2Ω, ξ2 = 4,5V,

V

R1
A

E2,r2

R3

B

C
R2
H.2

r2 = 0,5Ω, RA = 0, R = 2Ω. Tìm số chỉ của ampe kế:
A. 0,5A
B. 1A
C. 1,5A
D. 2A
Bài 4. Một bộ nguồn gồm hai nguồn ξ1; r1; ξ2, r2 khác nhau mắc song
song với nhau rồi mắc với mạch ngoài. Hiệu điện thế hai đầu bộ hai nguồn trên có
12


K
B

E2

R1

R2
A

N
E1

R


biểu thức:
A. U = ξ1 + ξ2

B. 1/U = 1/ξ1 + 1/ξ2
ξ1 ξ 2
+
r1 r2
1 1 1
+ +
R r1 r2

C. U = |ξ1 - ξ2 |
D. U =
Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ . Mỗi pin có suất điện động E = 1,5 (V), điện trở
trong r = 1 (Ω). Điện trở mạch ngoài R = 3,5 (Ω). Cường độ dòng điện ở mạch ngoài
là:
A. I = 0,9 (A).
B. I = 1,0 (A).
C. I = 1,2 (A).
D. I = 1,4 (A).
Bài 6. Cho mạch điện như hình vẽ E1=3V, E2=3,6V, R1=10Ω, R2=20Ω, R3=40Ω, bỏ
qua điện trở trong của hai nguồn. Tụ có điện dung 1μF.
a. Lúc đầu khóa K mở, tính cường độ dòng điện qua nguồn E 1 và điện tích của bản
tụ nối với M.
b. Đóng khóa K, tính cường độ dòng điện qua mỗi nguồn và điện lượng chuyển qua
R4.
Đáp số: a. 0,1 A; 2,6μC
13


R
C


b. I1= 0,18A, I2= 0,12A, I= 0,06A
Δq = |q0-q| = 0,8 μC
Bài 7. Cho mạch điện như hình vẽ. Với
R3

E1 = 6V

,

r1 = r2 = 1Ω E2 = 2V

là bình điện phân dung dịch CuSO 4 có các

,

E1, r1

Đáp số: a.

,

E2,r2

R2

,


điện

R1

3Ω

cực bằng đồng và có điện trở
. Tính:
a) Hiệu điện thế UAB.
A
b) Cường độ dòng điện chạy qua các đoạn
c) Lượng đồng bám vào Katôt trong thời gian 16
giây.

,

R1 = 2Ω R2 = 5Ω

B

mạch.
phút 5

R3

U AB = 2,8(V )
I1 ≈

16

2
( A), I 2 ≈ ( A), I = 0,93( A)
15
15

m=

tAI 965.64.0,93
=
= 0,3( g )
Fn
96500.2

b.
c.

E1,r1


Bài 8. Cho mạch điện như hình vẽ với: R = 10( ),

Ro

E2,r2



r1 = r2 = 1( ), RA = 0. Khi xê dịch con chạy biến trở Ro,
số chỉ ampe không đổi và bằng 1A.
Tìm E1, E2.

Đáp số: E1 = 10(V); E2 = 11(V)

R
A

Bài 9. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó: E1 = E2 = 6V; r1 = 1Ω; r2 = 2Ω,
R1 = 5Ω; R2 = 4Ω. Vôn kế V (điện trở rất lớn) chỉ 7,5V. Tính:
a. Hiệu điện thế UAB giữa A và B.
E1, r1

b. Điện trở R, công suất và hiệu suất của mỗi nguồn.

R1

V

A

Đáp số: a. UAB = 3V
b. R = 3Ω.

B
R2

R

E2, r2

- Nguồn E1: P1 = E1.I1 = 3W;
H1 = UAM/E1 = 91,7%.

- Nguồn E2: P2 = E2.I2 = 3W;
14


H2 = UNB/E2 = 83,3%.

15


V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
V.1. Kết quả khảo sát đầu năm
Đề tài đã được tiến hành dạy thực nghiệm trong năm học 2017 – 2018 tại lớp 11A2
và lớp đối chứng 11A1 tại trường THPT Hoằng Hóa 2.
* Các lớp có năng lực học tập qua đợt khảo sát đầu năm học 2017 - 2018 như
sau:
Điểm

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU, KÉM

Sĩ số

Lớp
Thực


11A2

nghiệm
Lớp

11

26,83%

20

48,78%

10

24,39%

0

0

41

vắng 0

Đối chứng 11A1

12

28,57%


21

50,0%

9

21,43%

0

0

42

vắng 0

V.2. Nhận xét: Nhìn chung năng lực của HS các lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng là như nhau. Lớp thực nghiệm có 75.61% giỏi, khá; lớp đối chứng có 78,57%
HS giỏi, khá. Lớp đối chứng có phần cao hơn 2,96% HS khá-giỏi.
Lớp thực nghiệm giảng dạy theo những nghiên cứu của đề tài còn lớp đối chứng
tiến hành dạy thông thường không lưu ý đến áp dụng những nghiên cứu của đề tài.
Sau quá trình giảng dạy hết chương “ Dòng điện không dổi”, tiến hành ôn tập và
hệ thống lại kiến thức cho lớp thực nghiệm theo vận dụng đề tài, lớp đối chứng ôn
tập bình thường, sau khi tiến hành kiểm tra đề chung như nhau ở lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng cho kết quả như sau:
V.3. Kết quả qua bài kiểm tra
* Đề kiểm tra chung của 2 lớp năm học 2017 - 2018
Điểm


GIỎI

KHÁ

TB

YẾU, KÉM

Sĩ số

Lớp
Thực

11A2

nghiệm
Lớp

23

56,09%

15

36,59%

3

7,32%


0

0

41

vắng 0

Đối chứng 11A1

19

45,24%

15

35,71%

8

19,05%

0

0

42

vắng 0


Kết quả tổng quát toàn bài kiểm tra cho thấy các lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng đều có tiến bộ so với khảo sát đầu năm. Nhìn chung, kết quả lớp thực nghiệm
16


đã vượt qua lớp đối chứng. Cụ thể lớp 11A2 có 92,68% bài có điểm giỏi, khá; lớp đối
chứng 11A1 có 80,95% bài có điểm giỏi, khá. Lớp thực nghiệm đã có số bài kiểm tra
đạt điểm khá - giỏi vượt lớp đối chứng 11,73%; tăng 17,07% so với kết quả khảo sát
đầu năm.
Khi áp dụng chuyên đề, Học sinh vận dụng vào giải toán điện một chiều Vật lý
11 tự tin hơn, đi tới đáp số nhanh, chính xác hơn và gây được hứng thú trong học tập
cho học sinh.
Chuyên đề này triển khai với các lớp có Học sinh khá - giỏi rất hiệu quả.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17


Sau một thời gian nghiên cứu tích lũy chúng tôi đã nêu ra được một cách tóm tắt
những nội dung sau:
- Bổ sung kiến thức Toán học bổ trợ;
- Đưa ra phương pháp giải 2 dạng bài tập Điện một chiều Vật Lí 11, có ví dụ cụ thể:
+ Nghiên cứu về bài toán cực trị công suất điện một chiều và một số trường
hợp vận dụng.
+ Sử dụng phương pháp nguồn tương đương để giải bài toán điện một chiều
- Một số bài tập để HS luyện tập.
Với sáng kiến này, hy vọng sẽ giúp các em Học sinh có một cái nhìn tổng quát
hơn về bài toán cực trị công suất điện một chiều và giải bài toán điện một chiều bằng
phương pháp nguồn tương đương, rút ngắn được thời gian giải bài tập, nâng cao kết
quả trong các kì thi ... Trong lần viết sau sẽ khai thác nhiều dạng toán điện một

chiều mà trong sáng kiến này chưa được đề cập đến.
Do thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong quý
đồng nghiệp trao đổi, góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
Chúng tôi chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã quan tâm!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

TRỊNH THỊ CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


1.

Bùi Quang Hân – Nguyễn Duy Hiền – Nguyễn Tuyến, “ Giải toán và trắc

2.

nghiệm Vật Lí 11 nâng cao”, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2010.
Trần Trọng Hưng, “ Phương pháp giải toán Vật Lí 11”, NXB ĐH Quốc gia Hà

3.

Nội, năm 2011.
Lương Tất Đạt- Nguyễn Đức Hiệp, “ Nâng cao và phát triển Vật Lí 11”, NXB


4.

Giáo dục Việt Nam, năm 2011.
Đặng Trần Thành – SKKN- “ một số dạng toán vật lý 11 thường gặp trong đề
thi học sinh giỏi –olympic phần dòng điện một chiều” Website

5.
6.

THUVIENVATLY.COM, năm 2017.
Website học tập miễn phí – Đoàn Văn Lượng
Lưu Hải An – Nguyễn Hoàng Kim – Vũ Thanh Khiết – Nguyễn Thế Khôi –
Lưu Văn Xuân, “ Tài liệu chuyên Vật Lí, bài tập Vật Lí 11”, NXB Giáo dục
Việt Nam, năm 2012.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
19


Họ và tên tác giả: TRỊNH THỊ CHUNG
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó chuyên môn, Trường THPT Hoằng Hoá 2.

TT
1.

2.


3.

4.

Cấp đánh giá
xếp loại
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Giải bài toán điện xoay chiều Sở GD & ĐT
tỉnh Thanh Hóa
bằng phương pháp vec tơ
trượt
Giúp học sinh giải nhanh bài Sở GD & ĐT
toán xác định thời gian trong tỉnh Thanh Hóa
dao động điều hòa
Giúp học sinh giải tốt một số Sở GD & ĐT
tỉnh Thanh Hóa
bài toán dao động và sóng
điện từ hay và khó
Phân loại và phương pháp
Sở GD & ĐT
giải bài tập thí nghiệm ôn thi tỉnh Thanh Hóa
THPT môn Vật Lí

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,

hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2008

C

2012

C

2014

C

2015

Tôi xin cam đoan các SKKN tôi đã dạt được ở trên là đúng sự thật.

20



×