Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống ví dụ thực tế minh họa bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn vật líở trường THPT hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.13 KB, 16 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Vật lí là một trong những môn học khó trong trường phổ thông, nếu
không có bài giảng, phương pháp phù hợp dễ làm cho học sinh thụ động tiếp
thu. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học vật lí, ngày
càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của môn Vật lí.
Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên là do
chương trình hiện nay vẫn còn nặng về mặt kiến thức. Trong một tiết học, với
nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên cố gắng để chuyển tải kiến thức
cho học sinh, nên thời gian để liên hệ thực tế hoặc mở rộng, thực hiện các thí
nghiệm, nâng cao kiến thức là rất hạn chế. Hơn nữa, cơ sở vật chất dành cho
phòng học bộ môn Vật lí ở nhiều trường còn hạn chế nên thực hiện các thí
nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn; học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với thí
nghiệm thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài học. Đó là chưa
kể đến việc xét tổ hợp bộ môn vào ĐH, CĐ một số ngành học không có môn Vật
lí nên học sinh ít đầu tư vào môn học này.
Nguyên nhân thứ hai, chính là từ những người trực tiếp giảng dạy môn
học. Theo đó, còn giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới đối tượng giáo dục;
chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng
đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò.
Giáo viên dạy "chay" nhiều, mô tả hiện tượng vật lí bằng các thuật ngữ khoa học
trừu tượng và khó hiểu với học sinh. Giáo viên dạy vật lí nhưng xa rời kiến thức
thực tế trong khi đó vật lí lại là môn học gắn liền với thực nghiệm và thực tế.
Một số thầy, cô bước chân vào lớp, cầm viên phấn viết ngay đề bài và cứ thế
"độc diễn" tới cuối giờ học, không quan tâm tới phải đặt vấn đề vào bài và gắn
các ví dụ thực tế xung quanh cuộc sống học sinh vào bài học cho sinh động và
tăng hứng thú, hấp dẫn học sinh. Có giáo viên lại sợ mất thời gian, ngại phải
chuẩn bị…Việc chưa chú trọng đến thí nghiệm trong phòng học bộ môn cũng là
nguyên nhân khiến học sinh không hiểu rõ được hiện tượng thực tế, không quan
sát được hiện tượng, không được trực tiếp tiến hành thí nghiệm, từ đó kém hứng
thú, ghi nhớ bài học máy móc, nhanh quên kiến thức và vận dụng kiến thức vào


thực tiễn rất yếu.
Nguyên nhân thứ ba, do cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo một
lối mòn đã rất cũ là hỏi lí thuyết học thuộc từ sách giáo khoa; bài tập dùng để
kiểm tra đánh giá phần lớn chỉ áp dụng công thức để tính toán đơn thuần; đề
kiểm tra chưa gắn liền kiến thức với thực tiễn và thí nghiệm thực hành; điều đó
khiến học sinh học theo xu hướng ra đề của giáo viên...
Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lí, nâng cao chất
lượng dạy và học môn Vật lí, nhất là đối với các em học sinh vùng sâu, vùng xa,
các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải thay đổi phương pháp
dạy của giáo viên, phải có tư duy đổi mới, hiểu đối tượng, gắn kiến thức vật lí
với thực tế cuộc sống của các em và các thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các ví dụ thực tế minh họa cho kiến thức bài học
là một trong những cách làm hiệu quả trong dạy học vật lí, góp phần khắc phục
1


những hạn chế trong dạy học vật lí như ví dụ minh họa trong SGK còn khó hiểu,
không phù hợp nhận thức học sinh, thiếu thí nghiệm vật lí…
Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học
môn Vật lí, tuy nhiên chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về việc xây dựng
hệ thống ví dụ thực tế minh họa cho bài học trong giảng dạy bộ môn Vật lí.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài "Kinh nghiệm xây dựng hệ thống ví
dụ thực tế minh họa bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật
lí ở trường THPT Hà Văn Mao" làm đề tài nghiên cứu của mình trong hai năm
học 2016 - 2017 và 2017 - 2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống ví dụ thực tế minh họa cho bài
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Hà Văn Mao.
Qua thực tế giảng dạy môn vật lí ở trường THPT Hà Văn Mao tôi nhận
thấy đa số học sinh ngại học môn vật lí vì có nhiều vấn đề trừu tượng, khó tiếp

thu, khó hiểu nên các em rất ngại học, trong khi đó nếu xây dựng được hệ thống
ví dụ thực tế gắn với nội dung bài học mà gần gũi trong đời sống hằng ngày, bản
thân các em đã được gặp, nhận thức được thì các em rất hứng thú khi học tập, từ
đó nâng cao được chất lượng môn học.
Ngoài ra, một số ví dụ trong SGK chưa thực sự phù hợp với nhận thức,
hiểu biết của học sinh vùng núi, vùng sâu, vùng xa, do vậy việc xây dựng hệ
thống ví dụ thực tế là cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong
giai đoạn hiện nay.
Đồng thời nội dung của đề tài cũng có thể đưa vào kế hoạch của tổ
chuyên môn nhằm hướng tới đổi mới thực sự sinh hoạt tổ chuyên môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu hệ thống ví dụ thực tế trong đời sống, kĩ thuật gần với
nhận thức, cuộc sống sinh hoạt của học sinh để minh họa cho các bài giảng
nhằm tạo hứng thú học tập môn Vật lí của học sinh trường THPT Hà Văn Mao,
qua đó nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lí ở nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong khi làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
* Phương pháp nghiên cứu lí luận: thông qua các tài liệu, văn bản của
Đảng, Nhà nước, của ngành bản thân tôi đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đề tài.
* Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức triển khai đề tài ở 02 nhóm lớp,
nhóm lớp thực nghiệm gồm 03 lớp (10A8, 11A3, 12A3), nhóm lớp đối chứng 03
lớp (10A6, 11A2, 12A2), các lớp này tương đồng về mức độ nhận thức, học lực,
sĩ số học sinh.
* Phương pháp vấn đáp, quan sát thực tế: Điều tra sự hứng thú học tập
học sinh qua vấn đáp, phiếu điều tra, quan sát thực tế khi giảng dạy.
* Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thu thập và xử lí số liệu trước, và
sau khi thực hiện đề tài để thấy được hiệu quả của đề tài trong giảng dạy môn
vật lí ở trường THPT Hà Văn Mao.
* Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Sau khi thực hiện đề tài, bản

thân tôi đã phân tích lại những ưu điểm, hạn chế để rút ra kinh nghiệm cho bản
2


thân, điều chỉnh phương pháp, cách thức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng
của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 44/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" chỉ rõ trong quan
điểm chỉ đạo và nhiệm vụ giải pháp trong đó chú trọng phương pháp giảng dạy,
chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với
thực tiễn; đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người
học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội
dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Để học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn khi học môn Vật lí,
giúp các em khơi dậy niềm đam mê với môn học và trở thành con người phát
triển toàn diện, một trong những yếu tố quyết định cần phải thay đổi đó là
phương pháp dạy học của giáo viên.
Hiện nay trong các văn bản chỉ đạo của ngành cũng đã thể hiện rất rõ về
các biện pháp tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường kết nối trên
nền tảng internet xây dựng môi trường học tập mở, đưa người học trở thành
trung tâm của quá trình dạy học, do đó việc thay đổi phương pháp giảng dạy của
giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay trong giảng dạy môn Vật lí thì SGK vẫn là tài liệu chính thống
được sử dụng, tuy nhiên một số ví dụ thực tế trong SGK trích dẫn vẫn chưa phù
hợp hết đối với các đối tượng học sinh, nhiều ví dụ còn xa lạ, học sinh không

biết, không hiểu nên còn gây khó khăn trong quá trình học tập nhất là với các
em học sinh miền núi, vùng còn nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
Chẳng hạn: ví dụ đặt vấn đề vào bài Tính tương đối của chuyển động. Công
thức cộng vận tốc (SGK Vật lí 10 CB, trang 35) có trích dẫn ví dụ "Một diễn
viên xiếc đứng trên lưng một con ngựa đang phi, tay quay tít một cái gậy, ở hai
đầu có hai ngọn đuốc. Đối với diễn viên thì hai ngọn đuốc đó chuyển động tròn.
Còn đối với khán giả thì sao?" [1], ở ví dụ này học sinh rất khó hình dung được
hiện tượng xảy ra vì chưa bao giờ được xem; ví dụ đặt vấn đề vào bài Sự nở vì
nhiệt của Vật rắn (SGK Vật lí 10 CB, trang 194) "Tại sao giữa hai đầu thanh
ray của đường sắt lại phải có một khe hở (Hình 36.1)?"[1], ở ví dụ này nhiều học
sinh chưa được nhìn thấy tận mắt đường ray, mà chỉ thấy hình ảnh qua ti vi, điện
thoại nên cũng không rõ lắm đường sắt có khe hở, hở như thế nào?; ví dụ về Hồ
quang điện trong bài Dòng điện trong chất khí (Vật lí 11 CB, trang 91), ở ví dụ
này học sinh không hình dung được hồ quang điện là gì? Chưa từng gặp trong
thực tế nên chưa có nhận thức về nó...ngoài ra, số lượng ví dụ thực tế minh họa
cho kiến thức bài học trong SGK còn ít, trong quá trình giảng dạy các thầy, cô
giáo cần lấy thêm các ví dụ để làm cho bài học sinh động, tránh nhàm chán, kích
thức sự hứng thú học tập cho học sinh.
3


Đa số các trường THPT trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa nói
chung, trường THPT Hà Văn Mao nói riêng thiếu phòng học bộ môn, thiếu các
thiết bị thí nghiệm thực hành, thí nghiệm biểu diễn nên rất khó khăn cho giáo
viên trong quá trình giảng dạy, nhiều tiết dạy chỉ bằng phấn trắng, bảng đen,
giáo viên truyền đạt kiến thức một chiều dẫn đến chất lượng dạy và học còn
thấp, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng học sinh bỏ
học giữa chừng còn nhiều.
Qua khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra, và quan sát thực tế khi giảng
dạy, dự giờ thì có đến hơn 55% học sinh ở trường THPT Hà Văn Mao không

hứng thú với môn Vật lí, Mức độ nhận thức trong học tập của học sinh còn yếu.
Cụ thể (khảo sát sau khi kết thúc học kì I, năm học 2017 - 2018):
Lớp

10A6
11A2
12A2
10A8
11A3
12A3

SL

%

Mức độ nhận thức
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%

2
2
3
1

2
1

4,4
5,9
8,8
2,3
6,1
2,8

10
9
9
9
8
8

Sĩ số

45
34
34
44
33
35

Tốt

22,2
26,5

26,5
20,4
24,2
22,9

17
15
12
16
13
12

37,8
44,1
35,3
36,4
39,4
34,3

16
8
10
18
10
14

35,6
23,5
29,4
40,9

30,3
40,0

Kém
SL
%

0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0

Kết quả học tập bộ môn học kì I, năm học 2017 - 2018 của học sinh còn
yếu, số lượng học sinh khá giỏi ít. Cụ thể:
Lớp

Sĩ số

10A6
11A2
12A2

10A8
11A3
12A3

45
34
37
44
33
35

Giỏi
SL
%

1
1
1
2
1
1

2,2
2,9
2,7
4,5
3,0
2,9

Khá

SL
%

5
7
8
6
5
6

11,1
20,6
21,6
13,6
15,2
17,1

Học lực
Trung bình
SL
%

15
12
11
15
13
13

33,3

35,3
29,7
34,1
39,4
37,1

Yếu
SL
%

24
14
17
21
14
15

53,4
41,2
45,0
47,8
42,4
42,9

Kém
SL
%

0
0

0
0
0
0

0
0
0
0
0
0

Như vậy, việc thay đổi phương pháp trong dạy học vật lí là cần thiết
nhằm thay đổi động cơ, thái độ, mức độ nhận thức, kết quả học tập của học sinh,
từ đó đạt được mục đích giáo dục đề ra.
2.3. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống ví dụ thực tế minh họa bài học
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT Hà Văn Mao
2.3.1. Các bước xây dựng hệ thống ví dụ minh họa bài học
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, nội dung kiến thức; đối tượng học sinh.
Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn các ví dụ trong thực tế gần gũi với cuộc
sống của học sinh, áp dụng trong kĩ thuật, sinh hoạt hàng ngày liên quan đến nội
dung bài học. Trong đó có thể phân loại các ví dụ với mục đích khác nhau theo
các vấn đề như sau:
4


- Ví dụ để đặt vấn đề vào bài học: nhằm tạo không khí thoải mái, sự
hứng thú, tập trung của học sinh.
- Ví dụ minh họa: dùng để minh họa cho từng nội dung kiến thức trong
bài học, có thể là các ví dụ đơn lẻ, hoặc là ví dụ cho nhóm kiến thức nhằm làm

rõ, nổi bật kiến thức để học sinh nắm chắc kiến thức.
- Ví dụ củng cố, vận dụng: để học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải
thích các hiện tượng trong các ví dụ, nhằm củng cố kiến thức cho học sinh sau
mỗi bài học.
- Ví dụ nâng cao: nhằm phát triển tư duy của học sinh, giúp học sinh có
khả năng vận dụng vào thực tiễn, áp dụng vào kĩ thuật, kích thích tìm tòi những
cái mới của học sinh.
Bước 3: Sử dụng có hiệu quả hệ thống ví dụ.
Khi sử dụng hệ thống ví dụ cần linh hoạt, áp dụng phù hợp đúng thời
điểm, nội dung kiến thức bài học, cách thể hiện sinh động qua các câu chuyện,
qua máy chiếu, tranh vẽ…tránh đơn điệu, dài dòng, khó hiểu gây nhàm chán ở
học sinh
Bước 4: Rút kinh nghiệm, điều chỉnh
Sau khi sử dụng hệ thống ví dụ cần đánh giá lại, rút kinh nghiệm, điều
chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, có thể bổ sung hoặc cắt
bớt lượng ví dụ để đảm bảo quá trình nhận thức, tiến độ bài dạy.
2.3.2. Xây dựng hệ thống ví dụ thực tế minh họa cho một số bài học cụ
thể trong chương trình môn Vật lí ở trường THPT Hà Văn Mao
* Tiết 17 - Bài 10: Ba định luật Niu-tơn (Vật lí 10 CB)
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, đối tượng học sinh.
- Phát biểu được định luật I Niu-tơn.
- Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.
- Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.
Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật
để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
- Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện
trong định luật II Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ
u
r

r
thức P  mg .
- Đối tượng học sinh: Là học sinh các lớp 10 CB, đa số có học lực trung
bình và yếu.
Bước 2: Xây dựng hệ thống ví dụ
- Ví dụ đặt vấn đề vào bài học:
+ VD 1: Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ
cỏ bám trong đất không được chắc?
+ VD 2: Tại sao khi tra dao vào cán, người ta thường dựng dao lên và
đóng mạnh đầu cán dao vào bê tông, vật cứng?
+ VD 3: Dùng tay đẩy chiếc xe rùa không và chiếc xe rùa chở đầy đất,
nếu dùng sức như nhau thì chiếc xe rùa không sẽ chuyển động nhanh hơn, chiếc
xe chở đất chuyển động chậm hơn, vì sao?
5


- Ví dụ minh họa cho các nội dung bài học:
+ VD 4: Dùng búa đóng đinh lên tường thì búa phải tác dụng một lực lên
đinh, gây ra gia tốc cho đinh, làm đinh chuyển động cắm sâu vào tường. (Minh
họa nội dung ôn lại kiến thức về lực).
+ VD 5: Khi nhảy từ bậc cao xuống ta phải gập chân lại vì khi nhảy
xuống thì toàn bộ cơ thể mình đang di chuyển theo chiều từ trên xuống. Chân
đụng đất dừng lại nhưng phần cơ thể trên chân vẫn chuyển động từ trên xuống
theo quán tính, nếu không gập chân lại thì sẽ gây ra chấn thương cho đầu
gối. (Minh họa cho nội dung quán tính của vật).
+ VD 6: Khi phơi chăn bông dày, người ta thường lấy một cây gậy để
đập vào chăn cho sạch bụi. Khi chăn đang đứng yên thì các hạt bụi bám vào
chăn cũng đứng yên, khi ta đập vào chăn thì chăn chuyển động, trong khi đó các
hạt bụi vẫn bảo toàn trạng thái đứng yên của mình nên chăn chuyển động, bụi ở
lại. (Minh họa cho nội dung quán tính của vật).

+ VD 7: Khi ta chơi bi, khi búng "mạnh" thì viên bi chạy nhanh, còn khi
búng "yếu" thì viên bi chạy chậm. Theo định luật II Niu-tơn thì độ lớn gia tốc
của vật tỉ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng vào vật nên khi búng mạnh (Tác dụng
lực mạnh) viên bi thu được gia tốc lớn hơn khi búng yếu (Tác dụng lực nhỏ).
(Minh họa cho nội dung Định luật II Niu-tơn).
- Ví dụ củng cố kiến thức bài học:
+ Cho học sinh vận dụng kiến thức bài học, giải thích các hiện tượng xảy
ra ở các ví dụ VD1, VD2, VD 3.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung.
+ Giải thích VD 1: Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển
động do theo quán tính thì thân đã bị đứt khỏi rễ, rễ vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ
nhanh chóng mọc lại.
Giải thích VD 2: Khi tra dao vào cán ta dựng dao theo phương thẳng
đứng rồi đóng mạnh đầu cán dao vào nền cứng, khi làm như vậy ta đã vận dụng
quán tính của dao vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả vì ban đầu thân dao và cán
chuyển động cùng tốc độ, khi cán dao chạm vào nền cứng, cán dao dừng lại đột
ngột trong khi đó thân dao vẫn chuyển động theo quán tính, kết quả là đuôi dao
ngập sâu vào cán dao.

r
v F
Giải thích VD 3: Theo định luật II Niu-tơn a= , trong hai trường hợp
m

thì lực tác dụng bằng nhau nhưng khối lượng khác nhau nên xe không có đất thu
được gia tốc lớn hơn, chuyển động nhanh hơn xe có chở thêm đất.
- Ví dụ nâng cao:
Cho học sinh về nhà tự tìm hiểu và giải thích các hiện tượng liên quan
đến các ví dụ sau:
+ VD 8: Tại sao khi đi xe đạp, sau khi ngừng đạp xe vẫn có thể chạy

thêm được một quãng đường nữa rồi mới dừng lại? Quãng đường xe đạp đi
thêm được dài hay ngắn phụ thuộc vào yếu tố nào? Vì sao?
Mục đích: Ví dụ này học sinh cần vận dụng kiến thức về quán tính và
tìm hiểu thêm tác dụng của lực ma sát.
6


+ VD 9: Hai người A và B đi hai chiếc xe gắn máy, A đi xe Wave 110
RSX có dung tích xi lanh 109,1 cc, khối lượng 100kg; còn B sử dụng xe Exciter
150cc GP 2016 có dung tích xi lanh 149,7cc, khối lượng 115kg thì xe nào có khả
năng tăng tốc nhanh hơn? Vì sao?
Mục đích: Qua ví dụ học sinh hiểu được khối lượng hai xe chênh nhau
không đáng kể, xe có công suất lớn hơn thì động cơ sinh công lớn hơn, nên lực
phát động lớn, theo định luật II Niu-tơn thì gia tốc xe lớn do vậy xe Exciter có
khả năng tăng tốc nhanh hơn.
Bước 3: Sử dụng có hiệu quả hệ thống ví dụ.
- VD 1, VD 2, VD 3: Giáo viên trình bày ví dụ, đặt câu hỏi để học sinh
giải thích theo hiểu biết của mình. Giáo viên đặt vấn đề vào bài.
- VD 4, VD 5, VD6, VD 7: sử dụng minh họa cho các nội dung tương
ứng của bài học, giáo viên sử dụng thông qua máy chiếu, tranh vẽ.
- VD 8, VD 9: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh tìm
hiểu và nộp lại kết quả thu hoạch vào giấy.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, điều chỉnh
Sau khi sử dụng hệ thống ví dụ cần rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp
ở các lớp khác nhau, đảm bảo linh hoạt, có hiệu quả. Có thể đổi ví dụ, giảm hoặc
tăng số lượng ví dụ nhưng tránh dàn trải, gây "loãng" tiết học.
* Tiết 60 - Bài 36: Sự nở vì nhiệt của Vật rắn (Vật lí 10 CB)
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, đối tượng học sinh.
- Viết được các công thức nở dài và nở khối.
- Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài

tập đơn giản.
- Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống
và kĩ thuật
- Học sinh học ở các lớp 10 cơ bản, đa số có kết quả học tập trung bình
và yếu.
Bước 2: Xây dựng hệ thống ví dụ
- Ví dụ đặt vấn đề vào bài học:
+ VD1: Tại sao Nhà học 3 tầng ở trường ta có một khe hở lớn ở gần cầu
thang giữa tòa nhà? Có phải khi thi công đã bị lỗi, hay tường nhà bị nứt do sụt
lún nền nhà hay có mục đích khác?
+ VD 2: Khi chúng ta tra khâu dao vào cán dao thì phải nung nóng khâu
dao vào bếp củi, sau đó tra khâu vào cán gỗ, rồi nhúng nhanh vào nước lạnh. Tại
sao phải làm như vậy?
- Ví dụ minh họa cho các nội dung bài học:
+ VD 3: Đường ray xe lửa (đường sắt) làm bằng sắt, khi thời tiết thay đổi
nhiệt độ thì cả hệ thống đường ray sẽ bị thay đổi chiều dài do sự nở vì nhiệt [5].
Theo công thức của sự nở dài, thì độ nở dài là: ∆l =l - l0 =l0α∆t, do đó khi chiều
dài đường sắt giảm hay tăng đều làm cho đường sắt bị cong, vênh dẫn đến tai
nạn do tàu bị trật bánh, do vậy khi để khe hở các thanh ray có thể trượt trên con
lăn, thanh dài ra hay ngắn lại do sự thay đổi nhiệt độ đều không làm ảnh hưởng
đến cấu trúc đường ray (Ví dụ minh họa cho sự nở dài của vật rắn).
7


+
+
VD 4: Khi các đai ốc, vít bị gỉ khó vặn nhưng đem đốt nóng lên thì lại dễ vặn hơn [5],
vì khi đốt nóng đai ốc nở ra trong khi ốc ở bên trong chưa kịp nở làm cho đai ốc vừa
rộng ra so với ốc vừa làm lớp gỉ sắt giữa đai ốc và ốc bị vỡ do đó ta vặn ốc dễ dàng
hơn rất nhiều. Tương tự, mùa đông nút chai, nắp lọ (bằng kim loại) thường khó vặn, ta

chỉ cần hơ nóng phần nút chai khi đó nút chai sẽ dãn nở dễ dàng vặn nút hơn. (Ví dụ
minh họa cho phần sự nở khối).

- Ví dụ củng cố kiến thức bài học:
+ Giáo viên lấy lại hai ví dụ ở phần đặt vấn đề vào bài.
+ Cho học sinh vận dụng kiến thức bài học, giải thích.
+ GV chốt lại câu trả lời:
Giải thích VD 1: Khi thời tiết thay đổi nhiệt độ thì tường nhà cũng thay
đổi theo, trong đó có sự co giãn vì nhiệt, trong khi đó móng nhà nằm sâu dưới
đất, khó bị thay đổi do sự thay đổi nhiệt độ môi trường trên mặt đất. Nhà càng
dài thì sự chênh lệch vì sự co dãn của tường và chân móng càng nhiều, do đó có
thể làm cho tường bị nứt vỡ, thậm chí có thể vỡ tan tành! Nếu nhà dài mà được
xây tách làm từng đoạn thì sự chênh lệch về co dãn giữa móng và tường không
nhiểu nên không đủ làm cho tường bị nứt, vỡ.
Giải thích VD 2: Khi tra khâu dao vào dao, vì khâu làm bằng kim loại
nên khi nung nóng khâu dao nở ra vì nhiệt, vòng khâu to hơn cán dao nên ta tra
khâu vào dễ dàng. Sau khi tra khâu vào ta nhúng nhanh vào nước lạnh để khâu
co lại, xiết chặt lấy cán dao.
- Ví dụ nâng cao:
8


+ VD 6: Trên Facebook tối
1/8/2015 lan truyền bức ảnh và thông
tin tại vị trí phần cầu chính Phú Mỹ và
phần cầu dẫn có vết hở lớn. Kèm bức
ảnh là chia sẻ: "Hiện trạng cầu Phú
Mỹ sếp mình mới chụp hình được, cây
cầu phần bê tông dưới bị nứt ra, rất dễ
xảy ra tình trạng sụp cầu..." [5]. Hình

ảnh và thông tin lập tức thu hút nhiều
người xem và chia sẻ, gây hoang mang
cho nhiều người về nguy cơ cây cầu này có thể bị sập bất cứ lúc nào. Theo em
câu chuyện trên là đúng hay sai? Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích cho
người thân, bạn bè em được yên tâm?
Giải thích VD 6: Thực chất khe nứt trên thân cầu là khe giãn nở vì nhiệt.
Do cầu dây văng Phú Mỹ dài trên 2,5 km nên khi nhiệt độ thay đổi thì sự giãn
nở vì nhiệt là đáng kể, nếu không có khe này thì khi nhiệt độ thay đổi chiều dài
cây cầu sẽ tăng lên hoặc giảm đi đáng kể cây cầu sẽ bị vênh, cong dẫn đến có
thể bị sập.
Bước 3: Sử dụng có hiệu quả hệ thống ví dụ.
- VD 1, VD 2: Chụp ảnh, trình bày trên máy chiếu cho học sinh có thể
hình dung được hiện tượng, cách làm qua ví dụ. Sau khi giáo viên trình bày ví
dụ, cho một vài học sinh có thể giải thích dựa vào kiến thức đã có của mình, sau
đó giáo viên đặt vấn đề vào bài học.
- VD 3, VD 4: Minh họa cho các nội dung bài học, giáo viên trình bày
bằng máy chiếu, tranh vẽ phân tích kĩ dựa trên kiến thức bài học để học sinh
hiểu rõ vấn đề.
- Để củng cố, vận dụng kiến thức đã học, giáo viên cho học sinh giải
thích các hiện tượng trong các VD 1, VD 2 bằng kiến thức đã học.
- VD 6: Học sinh về nhà tự tìm hiểu, nghiên cứu và làm bài thu hoạch ,
tiết sau trình bày vấn đề trước lớp.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, điều chỉnh.
Các ví dụ thực tế trong đời sống, kĩ thuật về hiện tượng nở vì nhiệt của
vật rắn rất nhiều, giáo viên có thể lấy các ví dụ khác cho phù hợp.
* Tiết 51 - Bài 26: Khúc xạ ánh sáng (Vật lí 11 CB)
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, đối tượng học sinh.
- Mục tiêu:
+ Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của
định luật này.

Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
+ Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì.
+ Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự
thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
- Đối tượng học sinh: Lớp 11 CB, đa số học sinh có lực học trung bình,
yếu.
Bước 2: Xây dựng hệ thống ví dụ
9


- Ví dụ đặt vấn đề vào bài học:
+ VD 1: Vì sao khi một thanh hoặc một que thẳng cắm nghiêng trong
một cốc nước, thanh không còn thẳng nữa, mà nghiêng đi một góc khác? Khi rút
ống hút ra khỏi cốc, hoặc cắm thẳng đứng ống hút vào cốc, ta không quan sát
thấy hiện tượng trên nữa?[5].

+ VD 2: Vì sao ta nhìn thấy hiện tượng bầu trời đêm đầy sao lấp lánh?[5]
-

Ví dụ minh họa cho các nội dung bài học:
+ VD 3: Khi đi qua các con suối, nước trong chúng ta thấy các viên sỏi
rất gần mặt nước, tuy nhiên khi ta lội xuống nước thì thấy nước sâu hơn ta thấy
là do chúng ta thấy ảnh của các viên sỏi qua hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi
truyền từ nước ra không khí (Ví dụ minh họa cho hiện tượng khúc xạ ánh sáng
trong thực tế, giáo viên kết hợp vẽ hình lên bảng).
- Ví dụ củng cố, vận dụng:
+ Học sinh vận dụng kiến thức học được về hiện tượng khúc xạ ánh
sáng, định luật khúc xạ ánh sáng để giải thích các hiện tượng xảy ra ở các ví dụ
VD 1, VD 2.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung thông tin.

Giải thích VD 1: Ánh sáng bị khúc xạ khi nó đi ra khỏi nước, mang lại
ảo giác là các vật trong nước hình như vừa méo mó vừa trông gần hơn so với
thực tế. Trước tiên ánh sáng phải truyền qua nước, rồi truyền qua mặt phân giới
10


thủy tinh-nước và cuối cùng truyền vào không khí. Ánh sáng đến từ các mặt
(trước và sau) của ống bị lệch ở mức độ nhiều hơn so với ánh sáng đến từ chính
giữa ống, khiến nó trông có vẻ lớn hơn thực tế.
Giải thích VD 2: Vào những buổi đêm quang mây khi nhìn lên trời
chúng ta thấy được các "vì sao" lấp lánh, nguyên nhân của nó là do ánh sáng từ
các ngôi sao bị khúc xạ (gãy khúc) nhiều lần khi truyền từ không gian xuyên qua
nhiều tầng khí của bầu khí quyển của trái đất nên ánh sáng bị khúc xạ liên tục,
khi đến mắt chúng ta thấy các vì sao lấp lánh rất đẹp.
- Ví dụ nâng cao:
+ VD 4: Tại sao về mùa hè sau những cơn mưa rào, trời nắng trở lại
chúng ta lại hay thấy hiện tượng cầu vồng? Tại
sao cầu vồng lại có dạng hình cung tròn? Ngoài
hiện tượng cầu vồng mà chúng ta thường thấy,
theo em trong thực tế còn có cầu vồng khác
không?[5].
Giải thích VD 4: Cầu vồng được tạo ra
bởi những giọt nước lơ lửng trong không
khí sau một trận mưa. Các giọt nước có mật độ
lớn hơn mật độ của các phân tử không khí xung
quanh, chúng ta biết rằng ánh sáng mặt trời đi thẳng nhưng sẽ bị lệch khi đi qua
ranh giới các chất có mật độ khác nhau vì vậy khi ánh sáng mặt trời chiếu qua
chúng, chúng giống như các lăng kính nhỏ, có tác dụng uốn cong ánh sáng, đồng
thời tán sắc ánh sáng mặt trời tạo ra một dải màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
Như vậy những giọt nước ở trong không khí có thể làm khúc xạ, tán sắc tia sáng

Mặt trời, nhưng với điều kiện tia nắng phải bắt gặp giọt nước dưới một góc
tương đối nhỏ, gọi là góc lệch của cầu vồng (khoảng 40 độ so với mặt đất). Điều
đó giải thích tại sao ta lại nhìn thấy cầu
vồng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chứ
không bao giờ vào buổi trưa.
Cầu vồng thực chất có hình tròn.
Tuy nhiên, chỉ các phi công khi ở trong
điều kiện đặc biệt trên bầu trời mới nhìn
thấy hình tròn hoàn hảo của nó. Góc độ của
ánh sáng Mặt Trời khi đi qua các hạt nước
trong không khí khiến chúng ta chỉ thấy
một hình vòng cung nếu nhìn từ mặt đất.
Ngoài cầu vồng mặt trời còn có cầu vồng mặt trăng, cầu vồng trắng (cầu
vồng sương mù).
Bước 3: Sử dụng có hiệu quả hệ thống ví dụ
- Các ví dụ VD 1, VD 2 giáo viên trình bày cho học sinh cả lớp, lớp chia
làm 3 nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời theo hiểu biết của mình. Giáo viên
để mở vấn đề và định hướng vào nội dung bài học.

11


- Ví dụ VD 3: Sau khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng, định luật
khúc xạ ánh sáng, cách vẽ ảnh điểm sáng qua hiện tượng khúc xạ giáo viên vận
dụng kiến thức bài học giải thích kĩ hiện tượng trong ví dụ, học sinh nhận thức.
- Ví dụ VD 4: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu qua tài
liệu, mạng internet rồi làm bài thu hoạch, tiết sau sẽ trình bày trước cả lớp. Giáo
viên đánh giá mức độ tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, điều chỉnh
- Giáo viên cần giúp học sinh vận dụng kĩ, chi tiết qua các ví dụ, từ đó

giúp học sinh hiểu kĩ kiến thức, tự mình lấy thêm được các ví dụ trong thực tế.
* Tiết 7 - Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (Vật lí 12 CB)
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, đối tượng học sinh.
- Mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:
+ Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.
+ Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức,
dao động duy trì.
+ Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
- Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 12 CB, có học lực trung bình, yếu.
Bước 2: Xây dựng hệ thống ví dụ
- Ví dụ đặt vấn đề vào bài học:
+ VD 1: Tại sao trong các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô…
người ta phải thiết kế bộ phận giảm xóc?
+ VD 2: Tại sao khi gánh nước, nước ở trong thùng bị sóng sánh mạnh?
Nếu ta điều chỉnh tốc độ đi ta lại thấy có sự thay đổi về độ sóng sánh của nước?
Để hạn chế nước bị rớt ra ngoài thông thường ta sẽ làm thế nào?
- Ví dụ minh họa cho các nội dung bài học:
+ VD 3: Dao động của chiếc võng, ban đầu chúng ta kéo võng lên cao
rồi thả ra để võng đưa (dao động), nhưng sau một thời gian ngắn do sức cản của
không khí nên chiếc võng đưa chậm dần rồi dừng lại, để chiếc võng tiếp tục dao
động cần làm động tác đưa võng. (Ví dụ minh họa cho phần dao động tắt dần,
dao động duy trì).
+ VD 4: Dao động của đồng hồ quả lắc được bù năng lượng bằng pin
hoặc bằng cách lên dây cót định kì. (Ví dụ minh họa phần dao động duy trì).
+ VD 5: Dao động của chiếc nôi điện; khi ngồi trên xe khách, xe dừng
lại để đón khách nhưng không tắt máy thì thân xe, người ngồi trên xe bị dao
động cưỡng bức. (Ví dụ minh họa cho phần dao động cưỡng bức).
+ VD 6: Hộp đàn ghi ta là những hộp cộng hưởng có tác dụng vừa
khuyếch đại cường độ âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra. (Ví dụ
minh họa cho phần cộng hưởng).

- Ví dụ củng cố kiến thức bài học:
+ Học sinh vận dụng kiến thức đã học, giải thích các hiện tượng trong
các ví dụ VD 1, VD 2.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung thông tin.
Giải thích VD 1: Khi chuyển động trên đường ôtô, xe máy…sẽ gặp phải
ổ gà, ổ voi, các vị trí mấp mô trên đường…, xe sẽ nảy lên rồi dao động làm
12


người ngồi trên xe rất khó chịu, khi đó thiết bị giảm xóc sẽ làm cho khung xe tắt
nhanh dao động, làm cho người ngồi trên xe thoải mái hơn.
Giải thích VD 2: Khi ta gánh nước, bản thân nước trong thùng có một
tần số dao động riêng, khi người chuyển động nước trong thùng chịu tác dụng
cưỡng bức theo tần số chuyển động của người, khi tần số chuyển động rất gần
tần số của nước thì nước bị sóng sánh rất mạnh, để hạn chế hiện tượng này
chúng ta có thể thả thêm lá cây, giấy nilong vào trong thùng nước.
- Ví dụ nâng cao:
+ VD 7: Năm 1906, một trung đội bộ bộ binh (36 người) đi dậm chân
đều qua một cây cầu bắc ngang sông Phô-tan-ka ở Xanh Pê-téc-bua (Nga). Cây
cầu này được thiết kế cho ba trăm người đi qua cùng lúc, tuy nhiên cầu đã bị sập
[4]. Em hãy giải thích vì sao? Lấy thêm một số ví dụ trong thực tế.
Giải thích VD 7: Bản thân cây cầu có một tần số dao động riêng f 0. Khi
trung đội bộ binh đi qua, dậm chân đều thì cây cầu chịu ngoại lực cưỡng bức
tuần hoàn với tần số f (Tần số dậm chân), khi f ≈ f 0 thì biên độ dao động cây cầu
tăng nhanh đến giá trị cực đại do hiện tượng cộng hưởng cơ, biên độ dao động
lớn khiến các thông số kĩ thuật không còn nằm trong ngưỡng an toàn, kết quả
cầu bị sập.
Bước 3: Sử dụng có hiệu quả hệ thống ví dụ.
- Các VD1, VD 2 giáo viên kể thông qua các câu chuyện trong cuộc sống
thường ngày để học sinh nhận thức vấn đề, giải thích bằng kiến thức đã có; giáo

viên không kết luận ngay mà dựa vào đó để đặt vấn đề vào bài học.
- Ở VD 3 giáo viên cần làm rõ tác dụng của lực cản làm năng lượng của
chiếc võng giảm; VD 4 là các ví dụ về dao động duy trì, khi lấy ví dụ giáo viên
chỉ rõ cho học sinh thấy việc bù năng lượng như thế nào? Tại sao phải bù năng
lượng?; VD 5 là ví dụ về dao động cưỡng bức, ở đây chỉ rõ dòng điện qua động
cơ sinh công, tạo ra lực cơ học biến đổi tuần hoàn, tác dụng lên nôi; VD 6 chỉ rõ
vai trò hiện tượng cộng hưởng.
- VD 7: Học sinh về nhà nghiên cứu trên mạng internet, bằng kiến thức
đã học hoàn thành bài thu hoạch.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, điều chỉnh.
- Bài học này có ứng dụng rất rõ trong thực tế đời sống và kĩ thuật, qua
ví dụ giáo viên cần làm rõ nội dung kiến thức để học sinh có thể tự vận dụng.
- Có thể giảm bớt số ví dụ, khi lấy ví dụ cần thêm sự mô tả bằng hình
ảnh, clip thông qua máy chiếu để học sinh dễ hình dung.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Khi áp dụng SKKN vào trong quá trình dạy học trong học kì II, năm học
2017 - 2018 bản thân tôi nhận thấy sáng kiến mang lại kết quả tốt. Ở 03 lớp thực
nghiệm (10A8, 11A3, 12A3) học sinh hứng thú, tích cực hơn học tập, mức độ
nhận thức, kết quả học tập cũng được nâng lên, số học sinh giỏi, khá, trung bình
tăng lên, số học sinh yếu giảm đáng kể, tình cảm của học sinh với bộ môn Vật lí
ở các lớp tôi giảng dạy cũng thay đổi theo hướng tích cực. Ở các lớp đối chứng,
không áp dụng đề tài (10A6, 11A2, 12A2) tình cảm của học sinh đối với môn
13


học, mức độ nhận thức và học lực của học sinh thay đổi không đáng kể so với
học kì I, năm học 2017 - 2018. Cụ thể như sau:
Về nhận thức của học sinh:


Lớp

Sĩ số

10A6
11A2
12A2
10A8
11A3
12A3

43
34
34
43
33
35

Tốt
SL

%

3
2
3
5
4
5


7,0
5,9
8,8
11,6
12,1
14,3

Mức độ nhận thức
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%

9
11
10
12
13
13

20,9
32,3
29,4
27,9
39,4

37,1

16
15
13
21
16
15

37,2
44,1
38,2
48,9
48,5
42,9

15
6
8
5
0
2

34,9
17,7
23,6
11,6
0
5,7


Kém
SL
%

0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0

Kết quả học tập bộ môn học kì II, năm học 2017 - 2018:
Lớp

Sĩ số

10A6
11A2
12A2
10A8
11A3
12A3


43
34
34
43
33
35

Giỏi
SL
%

1
2
1
3
3
2

2,3
5,9
2,9
7,0
9,1
5,7

Khá
SL
%

6

6
9
12
11
12

14,0
17,6
26,5
27,9
33,3
34,3

Học lực
Trung bình
SL
%

14
11
11
17
15
14

32,6
32,4
32,4
39,5
45,5

40,0

Yếu
SL
%

22
15
13
11
4
7

5,1
44,1
38,2
25,6
12,1
20,0

Kém
SL
%

0
0
0
0
0
0


0
0
0
0
0
0

Ngoài ra, sau khi vận dụng SKKN vào công tác giảng dạy ở các lớp thực
nghiệm tôi nhận thấy nhận thức của học sinh về môn học tốt hơn, các em tích
cực hơn trong học tập, khi giao nhiệm vụ học tập về nhà các em đều hoàn thành,
khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống tốt hơn, tình trạng học
sinh chán học, ngại học giảm, các em chú ý hơn đến các hiện tượng vật lí trong
cuộc sống.
Từ kết quả của SKKN nói riêng, của quá trình dạy học của bản thân nói
chung đã góp phần làm thay đổi phong trào học tập môn Vật lí của học sinh
trường THPT Hà Văn Mao, tạo được không khí học tập vui vẻ, thân thiện, học
sinh cũng cảm thấy thích thú khi vào tiết học, khi đến lớp, hạn chế phần nào tình
trạng học sinh bỏ học giữa chừng vốn là vấn đề nan giải của các trường miền
núi, vùng sâu, vùng xa hiện nay.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Khi vận dụng SKKN vào công tác giảng dạy môn Vật lí ở trường THPT
Hà Văn Mao tôi nhận thấy điều quan trọng ở giáo viên đó là phải tích cực,
thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm hiểu, phân hóa đối tượng học
sinh, lựa chọn, sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy học thì kết quả
học tập của học sinh sẽ được nâng cao đáng kể, góp phần xây dựng môi trường
học tập thân thiện, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
14



SKKN này phù hợp với việc giảng dạy môn Vật lí ở trường THPT Hà
Văn Mao nói riêng và các trường THPT miền núi, vùng sâu, vùng xa nói chung
khi trình độ học sinh, sự hiểu biết, khả năng tự học còn rất yếu, trước hết cần
làm cho học sinh cảm thấy dễ tiếp thu, có thể trả lời được, có thể làm được thì
các em sẽ tự tin hơn trong học tập, từ đó thấy có động lực để học tập, không cảm
thấy xấu hổ với bạn bè. Đồng thời SKKN cũng là một nội dung sinh hoạt
chuyên môn trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng tổ, nhóm chuyên
môn.
Với nội dung sáng kiến kinh nghiệm này có thể mở rộng ra các môn học
khác như Hóa học, Sinh học, Công nghệ…
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng môn Vật lí nói riêng và các môn học thực
nghiệm nói chung, nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông
mới cần sự đổi mới từ bản thân các thầy, cô giáo, sự quan tâm của chuyên môn
nhà trường, của Sở GD&ĐT, sự quan tâm của toàn xã hội. Tôi có một số kiến
nghị như sau:
- Đối với giáo viên: Cần tích cực tìm tòi, đổi mới cách làm trong công
tác, thay đổi từ những cái nhỏ nhất nhằm nâng cao chất lượng môn học, tạo sự
hứng thú học tập trong học sinh, kích thích khả năng tìm tòi, tự học của học
sinh, gắn kiến thức bộ môn với đời sống hằng ngày, gắn với nghề nghiệp, gắn
với bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu…
- Đối với tổ chuyên môn: Cần tích cực đổi mới sinh hoạt theo hướng
nghiên cứu bài học, mỗi buổi sinh hoạt phải có chủ đề cụ thể, tập trung làm rõ
nguyên nhân tồn tại, hạn chế và mạnh dạn thử nghiệm những cách làm mới,
cách làm hay, sáng tạo. Đưa nội dung đề tài xây dựng hệ thống ví dụ thực tế
minh họa bài học vào sinh hoạt tổ chuyên môn, giảng dạy thực nghiệm rút kinh
nghiệm cho tổ, nhóm khi triển khai thực hiện.
- Đối với nhà trường: Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công
tác dạy và học, trong đó việc đầu tư phòng bộ môn, trang thiết bị thí nghiệm, các

công cụ hỗ trợ dạy học để thể hiện các ví dụ thực tế minh họa cho bài học một
cách sinh động, thực tế hơn. Đồng thời tổ chức sinh hoạt liên môn để nhân rộng
các đề tài, sáng kiến hay trong dạy và học.
- Đối với Sở GD&ĐT: Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học cho các trường nhất là các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa; tổ chức
các hoạt động học hỏi cách làm hay, mô hình giảng dạy, học tập hiệu quả, giao
lưu chuyên môn giữa các trường… để giáo viên có cơ hội nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT SKKN

15


Phạm Văn Tùng

16



×