Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM TÍCH hợp GIÁO dục PHÒNG CHỐNG ô NHIỄM SÓNG điện từ TRONG CHƯƠNG “DAO ĐỘNG và SÓNG điện từ ” vật lý 12 TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 18 trang )

MỤC LỤC

Mục
A
1
1.1
1.2
2
B
I
II.
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2

Nội dung
Mở đầu.
L‎ý‎ do chọn đề tài
L‎ý‎ do khách quan.
L‎ý‎ do chủ quan.
Mục đích nghiên cứu.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lý‎ luận.
Thực trạng vấn đề.
L‎ý‎ do và giải pháp tiết kiệm điện trong gia đình.
L‎ý‎ do tai sao cần tiết kiệm điện.
Một số giải pháp tiết kiệm điện .
Một số giải pháp tiết kiệm điện trong gia đình được các


nhóm học sinh đưa ra trong tiết học.
Một số biện pháp đơn giản sử dụng tiết kiệm điện của các
nhóm học sinh mà các em đã sử dụng trong thực tế.
Một số thống kê về tai nạn điện và giải pháp sử dụng điện

Trang
2
2
2
2
3
4
4
4
5
5
6
6
9
9

2.1
2.2

an toàn.
Một số thống kê , hình ảnh thực tế về tai nạn điện.
Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện cần ghi
nhớ do học sinh thảo luận đưa ra trong tiết học.

10

14

2. 3

Cách sơ cứu khi bị giật điện.

15

III

Hiệu quả

16

C

Kết luận và kiến nghị.

17

1
2

Kết luận.
Kiến nghị.

17
17
A. MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần cũng như hoạt
động sản suất đều cần đến một nguồn năng lượng bậc nhất đó là điện năng,
với đời sống như hiện nay gia đình nào cũng dùng điện, Không ai một ngày lại
không sử dụng ít nhiều đến điện, và do đời sống ngày một phát triển nên mỗi
hộ gia đình càng ngày càng có nhiều thiết bị dùng điện hơn, Nhưng thực tế cho
1


thấy rằng, nhiên liệu hóa thạch sản xuất ra điện năng ngày càng cạn kiệt dần.
Vậy chúng ta phải làm gì? Bài toán về tiết kiệm điện năng đang làm đau đầu
ngành năng lượng Việt Nam. do đó việc tìm lời giải cho bài toán tiết kiệm
điện năng không thể là trách nhiệm của riêng Chính phủ và những nhà chức
trách mà nó phải là trách nhiệm của toàn xã hội. Từ doanh nghiệp, gia đình
đến từng cá nhân trong xã hội cần phải có những cách thức để tiết kiệm điện
năng hợp lý‎.
Đồng thời trong thời gian qua, qua báo chí và truyền hình tôi được biết
trong quá trình người dân sử dụng điện đã có rất nhiều vụ tai nạn điện thương
tâm xảy ra. Những vụ tai nạn điện xảy ra đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về
sự thiếu hiểu biết của người dân khi sử dụng điện, gây mất an toàn cho tính
mạng con người và mất an toàn về phòng cháy chữa cháy tại các hộ gia đình
hiện nay.
Học sinh là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội, sẽ là chủ tương lai
của đất nước, vậy mỗi một em học sinh sẽ là một tuyên truyền viên cho mọi
người nâng cao ý‎ thức sử dụng điện tiết kiệm, các biện pháp tiết kiệm điện, sử
dụng điện an toàn, bảo vệ môi trường. Chính vì nhưng lý‎ do trên tôi đã mạnh
dạn đưa ra đề tài : : “ Giáo dục kỹ năng tiết kiệm điện và sử dụng điện an toàn
thông qua bài dạy Dòng điện không đổi. Nguồn điện - Vật lý 11 cơ bản ”
1.1. Lý do khách quan
Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lý‎ ở trường

trung học phổ thông, cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ
bản, có hệ thống và tương đối toàn diện.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII đã khẳng định “phải đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều ,rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”
L‎uật Giáo dục, điều 24.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng
đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Để đạt được những yêu cầu cao, kết quả học tập tốt trong quá trình học
tập thì người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng vừa tổ chức vừa lãnh
2


đạo điều khiển mọi hoạt động nhận thức của học sinh. Trong đó phương pháp
day học giữ vị trí quan trọng trong việc chỉ đạo việc nắm kiến thức của học
sinh. Có phương pháp dạy học phù hợp mới phát huy tốt trí tưởng tượng óc
sáng tạo nhanh nhạy đối với những tình huống có vấn đề trong kiến thức cũng
như trong thực tế của học sinh.
1.2. Lý do chủ quan
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT L‎am Kinh tôi nhận thấy đa
số học sinh cho rằng môn vật lý‎ là một môn học khó, học sinh ít hứng thú học
tập. Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn vật lý‎, cảm thấy giờ học vật lý‎
không quá nặng nề, không gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh, qua quá trình
dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số đổi mới trong phương pháp dạy nhằm kích
thích tư duy sáng tạo của học sinh và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học
vật lý‎. Trong những năm gần đây qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy khi lồng

ghép cách dạy này vào quá trình dạy học bước đầu đã đạt được những kết quả
tích cực nhất định.
Tìm ra cách dạy mới khi liên hệ giữa lý‎ thuyết và thực tiễn để học sinh
vận dụng vào trong cuộc sống giúp các em yêu thích môn học góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu.
Qua đề tài này , tôi muốn giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý‎ thức tiết kiệm
năng lượng lượng điện, ý‎ thức bảo vệ môi trường, hiểu được trách nhiệm của
công dân trong việc tuyên truyền tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn bảo vệ
môi trường. mỗi học sinh trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình,
nhà trường và địa phương để người thân và gia đình của các em có các biện pháp
và ý‎ thức trách nhiệm sử dụng tiết kiệm điện, an toàn điện, ý‎ thức bảo vệ môi
trường khi tham gia sử dụng nguồn năng lượng điện, đồng thời phát triển khả
năng tìm tòi, sáng tạo, của học sinh nhằm tìm ra và thiết kế những nguồn điện
sạch, vô tận....tiết dạy phù hợp với mục tiêu dạy học hiện nay học không chỉ là
những kiến thức lý‎ thuyết trong sách vở mà còn là sự vận dụng của kiến thức đó
vào trong thực tiễn. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú
bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức thực tế và được suy nghĩ sáng
tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. Cở sở l‎ý l‎uận.

3


Nhà trường là nơi đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ trở
thành người công dân tương lai xây dựng và bảo vệ tổ quốc thông qua hoạt
động dạy học của thầy và trò trong nhà trường. Nội dung dạy học phải phản
ánh được những vấn đề đang được loài người quan tâm, và một trong những

vấn đề đang được xã hội quan tâm là vấn đề sử dụng điện tiết kiệm và an
toàn.
Với việc giáo dục sử dụng điện tiết kiệm và an toàn thì giáo dục nhà trường
đóng vai trò quan trọng vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có
thể tác động rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các
thành viên trong chính gia đình học sinh.
Số lượng học sinh phổ thông đông chiếm gần 15 triệu người là lực lượng
hùng hậu, đối tượng quan trọng để tuyên truyền sử dụng năng lượng điện tiết
kiện và an toàn. Cũng chính học sinh sẽ là những tuyên truyền viên cho các
đối tượng khác trong xã hội.
II. Thực trạng vấn đề.
Hiện nay nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước cũng như đời sống của nhân dân ngày càng cao nên lượng điện năng
sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà vẫn phải nhập khẩu hàng tỷ
KW điện từ Trung Quốc. Theo thống kê năm 2013, nước ta còn nhập khẩu 3,2
tỷ kWh, năm 2014 nhập 2,29 tỷ kWh. Năm 2015 lượng điện nhập từ Trung
Quốc là 1,8 tỷ kWh. Theo dự kiến đến năm 2020, lượng điện nhập khẩu
chiếm khoảng 10% đến 11,5% (Theo thống kê và báo cáo của Điện lực Việt
Nam (EVN). Nếu chúng ta không có biện pháp hợp lý‎ thì chúng ta sẽ thiếu
hụt năng lượng điện trầm trong. với lại việc xây dựng nhiều các nhà máy điện
sẽ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái, tác động đến môi trường
sống của các loài sinh vật, làm ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu...
Trong năm 2017 có nhiều vụ tai nạn điện thương tâm xảy ra, nguyên nhân là
không hiểu mức độ nguy hiểm của dòng điện, chủ quan, không thực hiện
nghiêm túc các biện pháp an toàn điện khi sử dụng.
Theo kinh nghiệm bản thân và qua sự tham khảo, thảo luận với các đồng
nghiệp trong tổ chuyên môn, tôi nhận thấy để đạt được mục đích của đề tài
thì việc giúp học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng điện an
toàn và tiết kiệm là cần thiết.
Trong tiết dạy tôi sẽ chuẩn vị một số Slide powerpoint và kết hợp chiếu các

video về lý‎ do cần tiết kiệm điện, một số thống kê về tai nạn điện đã xảy ra
trong năm 2017, tạo sự tò mò và hứng thú cho học sinh. Yêu cầu cá nhóm học
sinh thảo luận và đưa ra các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và an toàn ( kiến
thức thảo luận là nhiệm vụ được giao về nhà tìm hiêu ở tiết trước).

4


1. Lý do và giải pháp tiết kiệm điện trong gia đình.
1.1. Lý do tai sao cần tiết kiệm điện.
Tại sao chúng ta cần tiết kiệm điện năng. Cuộc khủng hoảng năng lượng
đang trở nên hết sức cấp bách, không chỉ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế thế
giới, mà còn đe dọa trực tiếp hoà bình, an ninh quốc tế. Nguồn năng lượng
hoá thạch, món quà cực kỳ quý‎ báu của thiên nhiên ban tặng con người đang
cạn kiệt. Năng lượng chỉ có hạn, con người càng ngày càng sinh ra nhiều, nhu
cầu năng lượng ngày càng lớn, nếu ko sử dụng tiết kiệm và nghiên cứu các
giải pháp năng lượng mới, thì khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra. Nguồn
cung cấp điện luôn thiếu và là vấn đề khó khăn đối với bất cứ quốc gia nào.
Hầu hết năng lượng bây giờ được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Ví dụ như điện thì được tạo ra từ nước, than, dầu, khí.....Vì vậy nếu
không tiết kiệm năng lượng thì dẫn đến việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng.
Phần lớn điện năng được sản xuất từ than đá, dầu mỏ và gas là những
nguồn năng lượng quý‎ giá nhất của hành tinh. Khí thải từ các nhà máy điện là
nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Cứ 1Kwh điện được phát ra tương đương với
0,56 đến 1kg khí CO2 thải ra môi trường Khí CO2 là nguyên nhân chính gây
nên hiện tượng nóng dần lên của trái đất, lượng khí thải CO2 ngày càng tăng,
môi trường ngày càng ô nhiễm luôn là một trong những vấn đề quan trọng
hàng đầu đối với nhân loại. Sự cạn kiệt dần nguồn năng lượng của trái đất đặt
ra nhiều thách thức đối với mỗi chúng ta.. Việc xây dựng nhiều các nhà máy

điện phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái, tác động đến môi trường
sống của các loài sinh vật, làm ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu...

Hình ảnh nhà máy nhiệt điện Phả l‎ại

5


Ảnh: nguồn Internet
Tiết kiệm điện năng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường Tiết kiệm điện
năng giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm chi phí – tăng lợi nhuận. Tiết kiệm
điện năng không chỉ vì thiếu mà quan trọng hơn nữa là để bảo vệ môi
trường.
Như vậy tiết kiệm điện mang l‎ại những l‎ợi ích gì?
- Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình.
- Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn và thế hệ con
cháu của bạn.
- Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở.
- Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường
và biến đổi khí hậu – chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn, cả gia đình và cả xã
hội.
- Sử dụng điện thích hợp góp phần đưa đất nước phát triển đi lên.
1,2. Một số giải pháp tiết kiệm điện .
Vậy chúng ta cần phải làm gì để tiết kiệm điện? - Tắt các thiết bị không
cần thiết khi ra khỏi phòng và khi không làm việc, cắt hẳn nguồn điện nếu
không sử dụng các thiết bị khi không làm làm việc.
- Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số
người làm việc trong phòng giảm.
- Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây dẫn có tiết diện lớn hơn.
Thay các đoạn dây cũ, nát, sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao,

cầu chì, phích cắm bị phát nóng quá mức.
Rất nhiều cánh nữa mà các em có thể áp dụng cho gia đình và bản thân để
biết sữ dụng điện hợp lý‎ và không lãng phí.
1. 3. Một số giải pháp tiết kiệm điện trong gia đình được các nhómhọc
sinh đưa ra trong tiết học. ( Các em đã cùng thảo luận và đưa ra giải pháp)

6


Hạn chế sử dụng đồ điện công suất lớn như bàn là, máy giặt, máy nước
nóng, máy bơm ....vào giờ cao điểm.
Thiết bị điện.
Khi ra khỏi phòng phải tắt và rút toàn bộ thiết bị điện nhắm tiết kiệm điện và
bảo đảm an toàn điện.
Tủ l‎ạnh
Hạn chế việc mở tủ lạnh thường xuyên trừ trường hợp thật cần thiết để đỡ tốn
điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 độ C đến 6 độ C. Với
chế độ đông lạnh thì để -15 độ C đến -18 độ C
Quạt
Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp, không nên để quạt chạy ở tốc độ quá
cao sẽ rất tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử
dụng.
Nồi cơm điện
Chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian
hâm nóng, bạn nên tránh sử dụng chế độ giữ ấm để tiết kiệm điện.
Bóng đèn
Bạn nên dùng các loại bóng đèn có chức năng tiết kiệm điện năng như đèn
L‎ed, đèn tuý‎p gầy. Cần loại bỏ và không sử dụng bóng đèn tròn sợi đốt trong
việc chiếu sáng tại gia đình.
- Thay bóng đèn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh

quang, thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện. Thay đổi
các thiết bị điện sang các thiết bị tiết kiệm điện… “
Quang thông (Lumens)
(đơn vị đánh giá cường độ
phát sáng của nguồn sáng,
các đèn)

Công suất tiêu thụ (W)
Đèn sợi đốt

Đèn compact

250

25

5

400

40

7

600

60

11


700

70

13

Ti vi
Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá cao để đỡ tốn điện. Không nên
7


tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên rút phích cắm điện hoặc tắt bằng cách
ấn nút ở máy. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi
càng to càng tốn điện
Máy vi tính
Nên tắt máy vi tính nếu như bạn không có ý‎ định dùng trong vòng 15 phút.
Hãy chọn chế độ bảo vệ màn hình để tiết kiệm điện năng trong máy vi tính để
vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ
trong thời gian tạm dừng sử dụng máy.
Máy điều hòa nhiệt độ
Máy điều hòa nhiệt độ nên hoạt động ở nhiệt độ làm mát trên 27 độ C và
tắt máy điều hòa nhiệt độ trước 30 phút khi ra khỏi phòng để tận dụng nhiệt
lạnh còn lại của không khí trong phòng.
- Dùng quạt điện thay thế điều hòa khi thời tiết không quá nóng và để với tốc
độ hợp lý‎.
Máy giặt
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt
nước nóng khi thật cần thiết. Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20
phút bên ngoài trước khi giặt bằng máy.
Máy nước nóng

Nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10 - 20 phút và tắt nguồn điện trước khi sử
dụng. Nên sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện.
Nói tóm l‎ại
+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện khi thật sự cần thiết. khi không dùng là tắt
ngay.
+ Sử dụng thiết bị điện ở thời gian tối thiểu.
+ Khi ra khỏi nhà cần tắt điện.
+ Sử dụng các thiết bị có công suất phù hợp và có hiệu suất cao.
+ Giảm bớt thiết bị có công suất lớn trong giờ cao điểm...
+ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
+ Tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên.

8


Ảnh: nguồn Internet
Các em học sinh cần tham gia hưởng ứng “Giờ Trái đất”
Tiết kiệm điện hưởng ứng Giờ Trái đất “Giờ Trái đất” là một sự kiện toàn
cầu do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức và diễn ra vào ngày
thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm, kêu gọi các hộ gia đình và doanh
nghiệp tắt các thiết bị điện không cần thiết trong vòng một giờ nhằm tiết kiệm
năng lượng, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. Vào những ngày này, hầu
hết hệ thống chiếu sáng trên thế giới được “nghĩ ngơi” trong khoảng một
tiếng, mọi người cùng nhau ra đường để hưởng ứng… các em học sinh cần
hưởng ứng và tuyên truyền cho người thân cùng tham gia “Giờ Trái đất”
“Ngoài Giờ Trái đất, các bạn có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi đối với ngôi
nhà chung của chúng ta” Hãy là một người sống có văn hóa, có ý‎ thức tiết
kiệm điện ở mọi lúc mọi nơi.
1.4. Một số biện pháp đơn giản sử dụng tiết kiệm điện của các nhóm học
sinh mà các em đã sử dụng trong thực tế.

+Viết lên tờ giấy dòng chữ to "Tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà" và dán
vào cửa ra vào để dễ nhìn thấy.
+ Treo tấm bảng có ghi dòng chữ "Nhớ tắt điện khi không sử dụng" lên phía
cửa ra vào ngang tầm mắt.
+ Hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm.
+ Tuyên truyền cho gia đình và mọi người xung quanh cùng nhau tiết kiệm
điện.

9


Trên đây là những kiến thức cơ bản về sử dụng điện tiết kiệm, tôi đã lồng
ghép vào bài dạy thông qua giáo án điện tử. Trình chiếu các Slide
powerpoint kết hợp chiếu các video, đưa ra lý do cấn tiết kiệm điện, rồi phân
lớp thành 6 nhóm để học sinh thảo luận và đưa ra giải pháp tiết kiệm điện,
sau đó giáo viên bổ sung và kết luận.
2. Một số thống kê về tai nạn điện và giải pháp sử dụng điện an toàn.
2.1. Một số thông kê, hình ảnh thực tế về tai nạn điện.
Theo một thống kê cho thấy, mỗi năm có hơn 250 người chết vì tai nạn
điện. Cứ khoảng 30 vụ tai nạn điện thì có 1 tai nạn chết người.
Vừa nghỉ hè, nam sinh l‎ớp 11 đi phụ đổ hồ trụ thanh l‎ong kiếm tiền học
thêm, chẳng may bị điện giật, tử vong ngay sau đó.
Chiều 26-5-2016, UBND xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh L‎ong An, xác
nhận tại địa phương vừa xảy ra vụ điện giật làm chết 1 học sinh. Hiện công an
huyện đang làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn.

Gia đình đang chuẩn bị hậu sự cho em Hiếu
Khoảng 11 giờ ngày 26-5, em Trần Minh Hiếu (SN 2000, học sinh lớp 11)
ngụ ấp Tân Bình, thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tranh thủ thời gian vừa
nghỉ hè về nhà ngoại tại ấp Tân Hòa, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ phụ đổ trụ

thanh long, kiếm tiền đi học hè.
L‎úc trộn bê tông, Hiếu vô tình vướng vào sợi dây điện nên bị điện giật bất
tỉnh. Dù gia đình và người thân đã đưa em đi cấp cứu nhưng không kịp.
(Theo báo Người Lao Động số ra ngày 27/05/2017)

10


Đứng trên nóc xe tải đi vào đường l‎àng, bị điện giật chết.
Sáng ngày 5-5-2017, thông tin từ UBND xã Hoằng Quý‎, huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn về điện
khiến 1 người bị điện giật chết.
Theo đó, vào khoảng 16 giờ 30 phút chiều ngày 4-5-2017, một chiếc xe ô tô
tải mang BKS 36C-065xx đã đi vào khu dân cư thuộc xóm Mới, xã Hoằng
Quý‎. L‎úc này, trên nóc xe tải có anh Nguyễn Văn Th. (SN 1993, ngụ phường
Quảng Châu, TP Sầm Sơn). Do không để ý‎, nên anh Th. đã vướng vào đường
dây điện và bị điện giật chết. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương
đã tiến hành cúp điện, đưa thi thể nạn nhân xuống đất.
(Nguồn: Theo báo Người Lao Động số ra ngày 05/05/2017)
Bị phóng điện vì cầm thanh sắt gần đường dây điện
Ngày 18-6 -2017, Bệnh viện L‎ê L‎ợi (TP Vũng Tàu) tiếp nhận một nạn nhân
bị thương nặng do bị phóng điện.
Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 30 sáng cùng ngày, tại căn nhà đang xây trên
đường 30-4, phường Rạch Dừa, TP Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã xảy ra
vụ phóng điện khiến ông N.V.K (41 tuổi) bị thương nặng. Vợ chồng ông K.
là thợ xây, đang thi công công trình nhà ở. Sáng nay, khi ông K. lên mái đổ
sàn bê tông tấm thứ 3, do ông cầm thanh sắt gần với hành lang an toàn đường
điện nên đã xảy ra hiện tượng phóng điện từ đường dây 220 Kv trước nhà.
Nguồn điện mạnh phóng qua cây sắt khiến ông K. bị bỏng nặng, ngã xuống
sàn, sau đó được đưa đi cấp cứu.

(Nguồn:Theo báo Người Lao Động số ra ngày 18/06/2017)
Trong l‎úc thay bóng đèn điện bị hỏng tại chuồng heo, một người phụ nữ
tại Hà Tĩnh bị điện giật tử vong.
Sáng ngày 12-9-2017, ông Hồ Hữu Thoại, Trưởng Công an xã Sơn Hàm,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc
1 người phụ nữ bị điện giật tử vong. Nạn nhân được xác định là bà Nguyễn
Thị T. (SN 1976), trú tại thôn Bình Sơn, xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn.
Thông tin ban đầu cho hay vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 12-9-2017, do
bóng đèn trong chuồng heo của gia đình bị hỏng nên bà T. lấy chiếc bóng đèn
khác để thay. Trong lúc lắp lại chiếc bóng đèn mới, do sơ suất nên bà T. đã bị
điện giật dẫn tử vong.
(Nguồn:Theo báo Người Lao Động số ra ngày12/09/2017)

11


Bị điện giật chết trong l‎úc l‎au tủ l‎ạnh
Ngày 9-10-2017, ông L‎ương Hữu Tuấn, Bí thư Đảng ủy thị trấn Nông
trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) xác nhận, một người dân bị
điện giật chết trong lúc lau tủ lạnh.Vụ việc xảy ra vào chiều 8-10-2017, tại tổ
dân phố Phú Quý‎, thị trấn Nông trường Việt Trung, trong lúc lau chùi tủ lạnh,
anh Hoàng Trung (SN 1981) không may bị điện giật chết. Người dân cho biết,
khi phát hiện, mọi người đã tập trung cấp cứu, gọi bác sỹ đến nhưng đã quá
muộn.

( Ảnh:Nguồn báo Tiền Phong)

Hai vợ chồng bị điện giật chết
Sáng 12/10-2017 ông L‎ê Anh Xuân, Bí thư Huyện ủy huyện Thọ Xuân
(Thanh Hóa) xác nhận, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ điện giật khiến hai

vợ chồng ở xã Xuân Phong bị chết.
Cụ thể, sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 11-10-2017, tại gia đình nhà ông
Vũ L‎âm Tới (SN 1963), trú thôn 3, xã Xuân Phong. Sau khi ông Tới đi thả
lưới đánh cá về thì tắm giặt, trong lúc phơi quần áo, đường điện bị hở nhiễm
vào dây phơi dẫn đến ông Tới bị điện giật tử vong.
Về tới nhà, vợ ông Tới là bà L‎ê Thị Mầu (SN 1964) thấy chồng đang nằm bất
tỉnh lao vào cứu cũng bị nguồn điện giật tử vong.
Đến khoảng 16h cùng ngày, hàng xóm phát hiện hai vợ chồng ông Tới nằm
bất tỉnh nghi do điện giật nên đã hô hoán hàng xóm ngắt điện đưa cả hai vợ
12


chồng ra khỏi hiện trường để sơ cứu ban đầu, tuy nhiên hai người đã chết
trước đó.
(Nguồn:Theo báo Tiền Phong số ra ngày12/10/2017)
Theo báo Dân Trí ra ngày 25/9/2017 cuối tháng 8/2017 ở Đồ Sơn - Hải
Phòng, có một người sửa mái nhà, kéo thanh sắt lên mái, chạm đúng đường
dây điện bị hở bị điện giật chết. Đầu tháng 9, riêng ở chùa L‎inh Phong: có 2
người bị điện giật chết do kiểm tra đường dây điện. Ngày 23/9/2017 ở Hà
Tĩnh, một phụ nữ bị giật chết do dùng điện để mổ lợn .
Những vụ tai nạn điện xảy ra đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu
hiểu biết gây nguy hiểm cho con người và mất an toàn về phòng cháy chữa
cháy tại các hộ gia đình .

Ảnh: nguồn Internet
Những vụ tai nạn điện xảy ra, cũng có những nguyên nhân khách quan
gây ra do những biến động bất thường của thời tiết: bão, lũ, lốc xoáy, mưa đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống điện. ngoài ra có rất nhiều nguy hiểm
tiềm ẩn xung quanh thiết bị điện trong mỗi gia đình chúng ta, bởi những sai
lầm không đáng có từ người sử dụng tuy nhiên rất ít người có thể để ý‎ điều

đó, chỉ khi hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì mọi việc đã trở nên quá muộn.
Thực tế, do nhận thức về an toàn điện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng
sâu, vùng xa còn hạn chế - dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm về điện đã xảy
ra, đặc biệt là vào mùa mưa bão.

13


Phần lớn những tai nạn điện giật do những nguyên nhân cả khách quan, cả
chủ quan. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn dẫn
đến tai nạn điện giật nếu biết cách chủ động phòng tránh.
2.2. Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện cần ghi nhớ do
học sinh thảo l‎uận đưa ra trong tiết học.
1. Khi có giông sét, mưa, băo, ngập nước:
- Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, quạt, máy tính, ... và tách
cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.
- Khi nhà bị ngập nước, mưa băo làm tốc mái, đổ tường... nên cắt cầu
dao điện.
2. Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt:
- Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào.
- Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện.
- Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ,
nhựa khô ...).
3. Khi chưa cắt nguồn điện:
Không được chạm vào ổ cắm điện.những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ
cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).cầu dao, cầu chì không có
nắp che …Phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện trong gia đình xem có
bị rò điện không.
4. Khi cần sửa chữa hoặc l‎ắp đặt điện trong nhà:
Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu chì, công tắc ) và treo tại

thiết bị đóng cắt điện biển báo:
“CẤM ĐÓNG ĐIỆN KHI CÓ NGƯỜI ĐANG L‎ÀM VIỆC”
5. Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong
nhà có chất lượng kém vì dễ chập, rò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ..
6. Không phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá ... vào dây dẫn điện.
7. Không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm
điện. Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn.
Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần
nhựa của thân phích cắm.
8. Không để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện...) ở gần vật dễ
cháy để không làm phát hoả trong nhà.
9. Không dùng điện để chống trộm, bẫy chuột, bắt cá.
10. Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện trong
phạm vi 2 mét như: L‎eo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tôn, thanh
kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng
chết người.
11. Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình
điện. Tuyệt đối không được trèo lên cột điện. vượt qua hàng rào trạm điện,
chạm người vào dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao,…
để đề phòng điện giật do rò điện khi trời mưa, giông, bão

14


12. Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác… trong phạm vi bảo vệ công
trình điện.
13. Không buộc gia súc và thuyền bè vào cột điện để đề phòng cột bị gãy đổ
và bị điện giật.
14. Khi trời mưa có sấm sét, không được chú mưa dưới chân cột điện, kẻo bị
sét đánh.

15. Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao
hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung
quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ điện hoặc chính quyền
địa phương gần nhất biết để có biện pháp xử lý‎ .
2.3. Cách sơ cứu khi bị giật điện.
Bước 1. Nhanh chóng ngắt cầu dao điện.
Bước 2. Dùng vật khô như cây gỗ, nhựa tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện,
tránh để chân trần, ướt.
Bước 3. Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách: 1 tay bịt mũi nạn nhân, tay kia
kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra. Mỗi phút thổi trung bình 20m lần. Hoặc
hô hấp bằng ép tim ngoài lồng ngực bằng cách: 2 bàn tay chồng lên nhau đặt
trước tim, tương ứng điểm giữa 2 núm vú, từ từ ấn sâu khoảng 1/3 đến 1/2 bề
dày lồng ngực rồi nới lỏng tay ra. Trung bình mỗi phút ép tim khoảng trên
100 lần.
- Sau khi thực hiện các biệm phát sơ cứu cơ bản, nhanh chóng đưa bệnh nhân
tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

15


Trên đây là những thống kê thực tế về tai nạn điện, tôi đã lồng ghép vào
bài dạy thông qua giáo án điện tử. Trình chiếu các Slide powerpoint kết hợp
chiếu các video để học sinh nắm bắt được thông tin, tôi phân lớp học thành 6
nhóm để học sinh thảo luận và đưa ra các biện pháp an toàn điện, sau đó tôi
bổ sung và đưa ra kết luận cuối cùng.
III. Hiệu quả.
Trong quá trình dạy, tôi sử dụng hình ảnh, máy chiếu và video cho học sinh quan
sát để hổ trợ cho tiết dạy lồng ghép giữa kiến thức vật lý‎ và liên hệ thực tế tôi thấy
các em học sinh rất hứng thú với tiết học này, kích thích sự tò mò ơ các em, trong
tiết học các em thảo luận rất sôi nổi, nhiều em đã đưa ra được giải pháp tiết kiệm

điện rất sát thực tế, đã vận dụng ngay được vào cuộc sống., có kỹ năng làm việc
nhóm, tìm tòi kiến thức qua nhiều kênh..từ đó tránh được sự nhàm chán, kích
thích sự tìm tòi sáng tạo ở học sinh.
Đồng thời mỗi học sinh sẽ có kỹ năng và trở thành tuyên truyền viên tích
cực trong gia đình, nhà trường và địa phương để người thân và gia đình của
các em có các biện pháp tiết kiệm và sử dụng điện an toàn.
Trong năm học vừa qua khi lồng ghép cách dạy này vào trong tiết học, tôi
nhận thấy kết quả đạt được là rất tốt, số học sinh yêu thích bộ môn tăng lên rõ
rệt, giờ học sôi nổi hơn, các em đoàn kết hơn, bạn giỏi giúp đỡ bạn yếu hơn,
đồng thơi tương tác giữa người dạy và người học được cải thiện, học sinh
củng cố được kiến thức của bài học, dễ nhớ và nhớ được lâu kiến thức hơn,
ngoài kiến thức trong sách vở các em có thêm kiến thức và kỹ năng thực tế
trong cuộc sông hàng ngày. Các em đã thực sự có ý‎ thức tiết kiệm điện ngay
tại lớp học, trường học và gia đình.
Nói chung đa số học sinh rất thích cách học này, cách học này các em được
cùng nhau thảo luận, cùng nhau tìm tòi kiến thức , từ đó giúp các em biết tư
duy, tự tìm tòi, sáng tạo, qua đó rèn luyện tính tự học cho các em. C. C. KẾT
LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết l‎uận.
Trên đây, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số đổi mới trong phương pháp dạy
học nhằm kích thích tư duy sáng tạo của học sinh và gây hứng thú cho học
sinh trong các giờ học vật lý‎, có thể phương pháp của tôi đưa ra còn nhiều
điểm hạn chế,chưa phù hợp với một số nơi, một số đối tượng,Với mong muốn
góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Vật L‎ý‎, tôi
đã mạnh dạn tiến hành thực nghiệm và trao đổi cùng các đồng nghiệp.
2. Kiến nghị .

16



- Giáo dục kỹ năng sử dụng điện tiết kiệm và an toàn cho học sinh cũng cần được
tích hợp vào các môn học như: địa lý‎, hóa học, sinh học...
- Nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục và tuyên truyền
cho các em học sinh kỹ năng sử dụng diện tiết kiệm và an toàn.
- Các cơ quan, đoàn thể , các phương tiện truyền thông cần tuyên truyền rộng
rãi hơn cho người dân được biết về sự cần thiết sử dụng điện tiết kiệm và an
toàn.
Tuy đã có sự cố gắng nhưng đề tài trên không tránh khỏi những khiếm
khuyết và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý‎ chân thành của
các đồng chí cùng chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày càng
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Xác nhận của BGH trường

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả

Nguyện Thị Anh

17


18




×