Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

BÀI tập tìm và sữa CHỮA lỗi TRONG CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.37 MB, 52 trang )

Trường Đại học

Đề tài:

Tìm và đề xuất khắc phục lỗi công trình
Nhóm trưởng:
Lớp:

,ngày tháng năm 2019


Danh sách sinh viên


Lỗi số 1 :
Miêu tả:
+Cửa sổ ở các phòng học máy chiếu và học máy quá sáng làm ảnh
hưởng đến hiệu quả hình ảnh khi chiếu bài học
Nguyên Nhân: Chủ đầu tư chưa phân rõ nhu cầu sử dụng của từng
phòng học nên chưa lựa chọn lắp cửa kính phù hợp cũng như bổ
sung những thứ cần thiết


Đề xuất giải pháp:
 Bố trí thêm rèm cửa để hạn chế lấy sáng từ bên ngoài vào phòng

 Sử dụng cửa kính có màu tối hơn

Ảnh minh họa



Lỗi số 2 :
Miêu tả: Chiều cao của lang cang của cầu thang thấp gây ra nguy hiểm
khó lường
Nguyên Nhân:
- Do sai sót trong tính toán độ cao lan can
- Do tiết kiệm tiền đầu tư.


Đề xuất giải pháp khắc phục:
. Gia tăng độ cao của lang cang
Do lang can này được làm theo khung cố định có sẵn nên việc chỉnh sửa
rất khó khăn nên cách để khắc phục là gỡ bỏ và thay bằng bộ lang can
mới cao từ 1m2 trở lên là an toàn

Ảnh minh họa


Lỗi số 3:
Miêu tả: thanh lang cang chốc sơn dẫn đến rỉ sét và phần từ sàn
dưới ghế ngồi bị bám bụi
Nguyên nhân: lúc xây dựng chưa quan tâm đến chất lượng sơn và
ảnh hưởng nhiệt độ môi trường nên dẫn đến tình trạng bông chốc
sơn dẫn đến rỉ sét, bám bụi sàn do yếu tố gió làm bay bám bụi


Biện pháp khắc phục: thay đổi tay vịn lang can bằng chất liệu inox
không rỉ cách làm gỡ bỏ lang cang cũ gắn lang cang mới tô bê tông cán
bằng sau đó hoàn thiện lớp hoàn thiện ngoài
-Còn phần bám bụi sàn chúng ta nên lắp gắp tủ bằng chất liệu bê
tông chứa bình cứu hỏa

Cách làm vở bỏ lớp gạch dưới ghế vào lớp hoàn thiện ngoài dưới
ghế sau đó xây lớp bê tông cán bằng hoàn thiện lớp hoàn thiện
ngoài ta có ghế kết hợp tủ bê tông

Ảnh minh họa
Lỗi số 4:


Miêu tả: Đất ngay bậc thang sảnh trước công trình mới xây đã bị
lún
Nguyên nhân:
+ Nền đất yếu, nền công trình bị lún sau 1 thời gian sử dụng, nền
móng không đảm bảo chất lượng khi xây dựng.
+ Trước khi xây dựng không khảo sát lớp địa chất kỹ dẫn đến đóng
cừ tràm hoặc ép cọc đến lớp đất cứng cần thiết
+ Do chủ đầu tư muốn tiết kiệm chi phí nên đã bỏ qua 1 số bước cần
thiết

Đề xuất giải pháp:


Phải kiểm soát được biên độ lún, ước tính thời gian, tuổi thọ công
trình. Sau đó chọn phương pháp gia cố nền móng phù hợp với công
trình
Hiện tại có 6 phương pháp được sử dụng:
+ Phương pháp gia cố móng bằng cách đổ bê tông khối dưới móng
(Phương pháp đào hố) là phương pháp truyền thống. Nó được áp
dụng qua nhiều thế kỷ khi gia cường kết cấu nền móng. Phương
pháp này sẽ mở rộng kết cấu móng cũ bằng cách đào tới lớp địa
tầng ổn định. Lớp đất dưới đáy móng hiện hữu được đào bỏ theo

trình tự có kiểm soát theo từng giai đoạn hoặc chống giữ. Khi đào
tới lớp đất phù hợp, hố đào được đổ đầy bê tông và được giữ cho
đông kết trước khi tiến hành đào hố tiếp theo. Để có thể truyền tải
trọng từ móng cũ xuống kết cấu móng mới, mối nối giữa hai kết cấu
được thực hiện bằng cách đổ một lớp vữa xi măng cát khô (vữa xi
măng độ ẩm vừa đủ). Đây là phương pháp rẻ tiền, phù hợp cho kết
cấu móng nông.

+ Phương pháp gia cố bằng dầm gánh Hình bên dưới minh họa cấu
tạo của phương pháp gia cố bằng dầm gánh. Nó là phương pháp


nâng cao từ phương pháp đào hố. Nếu kết cấu móng chỉ có thể mở
rộng theo một chiều và trên mặt bằng có các cột bên trong vững
chắc.
Ưu điểm của phương pháp dầm gánh: Thi công nhanh hơn phương
pháp truyền thống Chỉ tiếp cận kết cấu từ một phía Khả năng chịu
tải trọng cao
Nhược điểm: Nếu móng hiện hữu nằm sâu, việc đào đất là không
kinh tế Hướng tiếp cận bị giới hạn, công năng sử dụng của dầm
gánh cũng bị hạn chế.

+ Phương pháp gia cường bằng dầm và móng trụ phương pháp này
còn được triển khai áp dụng sau Thế Chiến 2. Phương pháp này ra
đời vì phương pháp dùng bê tông khối không thể làm việc hiệu quả
cho móng có chiều sâu lớn. Phương pháp này khả thi cho hầu hết
các điều kiện địa chất. Ở đây dầm bê tông cốt thép được đổ tại chỗ
để truyền tải trọng vào móng trụ bê tông bên dưới như minh họa ở
hình dưới. Phương pháp gia cố móng bằng dầm và móng trụ
Phương pháp gia cố móng bằng dầm và móng trụ Kích thước và



chiều cao dầm tùy theo điều kiện đất nền và tải trọng truyền xuống.
Phương pháp này khá kinh tế cho móng có chiều sâu ít hơn 6m.

+ Phương pháp gia cố bằng cọc kích thước nhỏ phương pháp này có
thể được thực hiện khi tải trọng từ móng cần phải truyền xuống lớp
đất nằm ở độ sâu lớn hơn 5m. Phương pháp này có thể áp dụng cho
đất có tính chất phức tạp, không gian tiếp cận bị hạn chế và phát
sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường . Đường kính cọc từ 150 đến
300mm được ép vào đất. Cọc có thể bằng bê tông hoặc thép.
+ Phương pháp gia cố bằng cọc phương pháp này sẽ thêm các cọc
trên các cạnh kề nhau của tường đang đặt trên móng yếu. Một khối


bê tông liên kết xuyên qua tường, liên kết với các cọc như trên dưới.
Phương pháp gia cố móng bằng cọc Phương pháp gia cố móng bằng
cọc Khối bê tông này làm việc như đài cọc. Móng bị lún trên đất
ngập nước hay đất có tính sét có thể được xử lý bằng phương pháp
này.

+ Phương pháp gia tải trước Phương pháp này áp dụng cho móng
băng hoặc móng đơn. Phù hợp với công trình có từ 5 đến 10 tầng.
Trong phương pháp này, đất được đầm nén cho đến khi ở cao độ
đào đất, đất nền chịu được một tải trọng đã định trước. Công tác
đầm nén được thực hiện trước khi tiến hành gia cố nền. Yêu cầu đặt
ra là cần giảm thiểu tiếng ồn và tác động ảnh hưởng do hoạt động
đầm nén. Phương pháp này không thể áp dụng cho móng bè.



Lỗi thứ 5:
Miêu tả: cột bị thấm nước bông chốc lớp hoàng thiện ngoài
Nguyên nhân do nhiệt độ của môi trường là mưa làm bẻ gãy liên kết sinh
ra hiện tượng thấm thấu và bông chóc


Đề xuất giải pháp:
Xử lý với phương pháp vữa trát.
Đây là các trường hợp cơ bản và chúng chỉ nằm ở lớp vữa trát. Chúng xuất hiện
chủ yếu do kỹ thuật sơn trát tường không đạt. Nếu có một chút kỹ năng và đầy đủ
nguyên liệu. Thay vì gọi cho dịch vụ thi công sửa chữa, chống thấm dột tốn kém.
Cách khắc phục tình trạng cột nhà mới xây bị thấm nước nức nẻ lớp hoàn thiện
ngoài như sau:
 Đực bỏ lớp hoàn thiện ngoài
 Làm vệ sinh sạch sẽ.
 Tưới ẩm bằng nước sạch.
 Bịt lại bằng vữa già xi măng, cát mịn / dùng chất sika phụ gia chống thấm là
loại phụ gia để giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra trong dạng lỏng
hay hơi nước từ trong bê tông hay đi qua bê tông. Những loại phụ gia chống
thấm thường bắt nguồn từ các loại vật liệu hạt nhỏ có tính pozzolanic chúng có
thể phản ứng với hydroxide canxi được giải phóng từ sự thuỷ hoá xi măng để
tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào các lỗ trống.


 Đợi 7 – 10 ngày rồi sơn trát hoàn thiện tường

Ảnh minh họa


Lỗi số 6:

Miêu tả: Nắp đậy hố ga vị vỡ có thể gây nguy hiểm cho người sử
dụng công trình.
Nguyên nhân: do lực tác dụng của xe cộ, kết cấu liên kết không chặt
chẽ và sự co giãn về nhiệt do mưa nắng


Đề xuất giải pháp:
Thay thế bằng nắp đậy hố ga bằng chất liệu thép
Thông số kỹ thuật của Sản phẩm nắp hố ga thường được sử
dụng nhiều trong ngành xây dựng cầu đường nhờ có khả năng
chịu lực cao ngoài ra nắp hố ga được mạ kẽm nhúng nóng cho
nên tuổi thọ sản phẩm rất cao và chịu được trong môi trường
khắc nghiệt

Ảnh minh họa


Lỗi số 7:
Miêu tả: Phần dưới chỗ ngồi lõm vào gây đọng nước và rác thải +
gâykhó khăn trong việc
Nguyên nhân: Do kiến trúc sư đề cao tính thẩm mĩ hơn tính thực
dụng của công trình


Đề xuất giải pháp:
Xây kín chi tiết dưới


Lỗi số 8 :
Miêu tả: thanh lang cang trên lối đi cho người khuyết tật được làm

không chắc chắn thiếu nhiều thanh thép dọc để chịu lực theo phương từ
trên xuống như phần ở giữa làm cho các thanh ngang dễ bị cong và
nghiêng lắc.
Nguyên Nhân:
-Thợ sắt hàn lang cang thiếu chuyên nghiệp.
-Không kiểm tra kỹ chất lượng khi đưa vào sử dụng.


Đề xuất giải pháp khăc phục:
. Chỉnh sửa, cách gia cố lại bằng thép
Sử dụng ống thép cùng kích cỡ hàn lại theo chiều dọc vào các điểm
bị yếu như ở phần giữa thân lang cang để gia cố lại.

Ảnh minh họa


Lỗi số 9. :
Miêu tả: bệ ngồi ngoài sân bị đọng nước sau trời mưa
Nguyên Nhân:
- Không tạo độ dốc xuống cho bệ ngồi.


Đề xuất giải pháp khắc phục:
. Tạo độ dốc cho bệ ngồi
- Dùng đục đục hết các phần gạch bóng ra khỏi sàn
- Dùng ống nước tiô căng dây lấy cốt và tạo độ dốc.
- Trộn lớp vữa lót xi măng cát xây mác 50, 75, cho nước vào để ngấm
dần, vữa khô vừa phải không bị nhão.
- Rải lớp vữa lót đã trộn đều, không đổ đè lên các mốc lấy cốt.
- Dùng thước gạt phẳng tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt, chiều dầy

lớp vữa lót từ 2 đến 3cm .
- Rải lớp nước xi măng lót trước khi lát nhằm tạo độ bám dính giữa
phiến đá và lớp lót nền.
- Đặt phiến đá theo cùng chiều gân mặt dưới lên lớp vữa lót.
- Dùng búa cao su dập nhẹ vào tạo độ dính chặt giữa phiến đá và lớp
vữa lót nền.

Ảnh minh họa


Lỗi số 10:
Miêu tả hiện trạng: khoảng trống chưa sử dụng và đường kẽ thoát nước
có rác bám
Nguyên nhân: do có khoảng nên rác động lại


×