Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh THPT bằng phương pháp sân khấu hóa môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.01 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
***

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÂN KHẤU HÓA
MÔN HÓA HỌC

Người thực hiện: Trịnh Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2019
1


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU………………… …………………………………………… 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………. 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU………………………………………….. 2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………..2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………… 2
B. NỘI DUNG……………………………………………………………. 3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ……………………………………………………… 3

I.1 Hứng thú ……………………………………………………………...3
I.2. Hoạt động dạy – học tích cực của giáo viên và học sinh.…...... 3


I.3 Sân khấu hóa môn Hóa học ………………………………………. 5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN..………………………………. ………………...6
III. CƠ SỞ LÍ THUYẾT………………………………………………… 6

III.1. Axit sunfuric H2SO4………….………………………………….. 6
III.2. Cacbon – Hidro – Thủy ngân…………………………………. 8
III.3. Mưa axit…………………….………………………………….... 8
IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………….………………………8

IV.1. Các chủ đề tìm hiểu về Hóa học……………………………….. 8
IV.2. Kịch bản sân khấu của một số chủ đề………………………… 9
V. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI…………………………….…………………… 19
VI. HẠN CHẾ…………………………….……………………………….19
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………. 20

2


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối
với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo
dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở
nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với
khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được
các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi
có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX
(2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT –

TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X
(2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như
vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận
được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo
dục.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự
quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên,
hiện nay, với áp lực nặng nề của kì thi THPT Quốc Gia, tại các trường trung học phổ
thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học không thi Đại học
nói chung và môn Hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá
trình dạy học trên lớp và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học, dẫn đến
hiện tượng một bộ phận lớn học sinh rơi vào tình trạng “mất kiến thức cơ bản về Hóa học
ngay khi đang học Hóa học”. Mặt khác, phải thừa nhận rằng học sinh ngày nay rất nhanh
nhẹn, sáng tạo, đầy ắp ý tưởng, không ngại thể hiện bản thân. Vậy, làm thế nào để phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với từng môn
học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học và bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn… nhằm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh?
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ
môn hóa học, tôi thấy để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hóa học, người giáo
viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần mạnh dạn khai thác những
cách dạy học mới gắn liền với sự phát triển của xã hội. Từ những lí do đó tôi đã chọn đề
tài:
“Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh THPT bằng phương pháp
Sân khấu hóa môn Hóa học”
3


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá lại các chủ đề Hóa học đã đưa cho học sinh tìm hiểu, hoàn thiện các chủ

đề đó và khai thác các chủ đề mới phù hợp với kiến thức học sinh được học trong chương
trình hóa học phổ thông là một phương pháp có hiệu quả nhằm phát huy tư duy sáng tạo,
tính tích cực chủ động, kĩ năng làm việc nhóm… qua đó góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Một số nội dung hóa học có kiến thức gắn liền với cuộc sống, sản xuất.
- Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng
vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn Hóa học.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu các nhóm học sinh tìm hiểu tốt và sâu các kiến thức liên quan đến chủ đề Hóa
học được giao, xây dựng một kịch bản sân khấu hay, học sinh biết hóa thân vào các nhân
vật trong kịch bản sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên
hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, đồng thời góp phần nâng cao năng lực nhận thức, tự học,
tích cực chủ động của học sinh, điều đó làm tăng hứng thú học tập, mang lại kết quả học
tập bộ môn cao hơn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học.
Các tài liệu lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực môn hóa học.
Nghiên cức kĩ nội dung các bài học có trong các chủ đề hóa học đưa ra cho học
sinh tìm hiểu.
Trong quá trình thực hiện, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như : điều tra bằng phiếu câu hỏi, phỏng
vấn, quan sát, trò chuyện, nghiên cứu và đánh giá kết sản phẩm
- Thực nghiệm sư phạm.

4


B. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.1 Hứng thú
I.1.1 Khái niệm hứng thú
Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú
ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, sự thích thú được thỏa mãn với đối
tượng.
I.1.2. Sự hình thành hứng thú
Sự hình thành hứng thú có thể diễn ra theo 2 con đường: tự phát và tự giác. Có
thể bắt đầu từ sự hấp dẫn của đối tượng làm nảy sinh thái độ cảm xúc tích cực của chủ
thể, do những cảm xúc này mà chủ thể đi sâu nhận thức đối tượng, hiểu rõ đối tượng mà
hình thành hứng thú. Ngược lại, có thể bắt đầu từ việc hiểu rõ tầm quan trọng của đối
tượng mà đi sâu nhận thức đối tượng đó, và càng hiểu rõ đối tượng càng cảm thấy hứng
thú.
I.1.3. Hứng thú học tập môn Hóa học
Đối với môn Hóa học, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lý
thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy môn học khô khan, khó hiểu nữa. Từ đó tạo
niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn vai trò
của môn Hóa học trong trường phổ thông. Hứng thú học tập môn Hóa học còn tạo ra
những xúc cảm, tình cảm tích cực ở học sinh trong quá trình học tập. Nó tạo ra sự say
mê, thích thú khi tiếp nhận tri thức, tạo ra sự hài lòng với kết quả học tập. Đây chính là
động lực thúc đẩy các em tìm tòi, sáng tạo trong học tập hóa học. Vì vậy, hứng thú học
tập hóa học tác động đến toàn diện bản thân người học và hiệu quả của quá trình dạy học
môn Hóa học. Chính vì vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS là mục
tiêu quan trọng mà mỗi GV hướng tới để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
I.2. Hoạt động dạy – học tích cực của giáo viên và học sinh
I.2.1. Hoạt động dạy tích cực của giáo viên.
Dạy hoá học không phải chỉ quá trình dạy truyền thụ kiến thức với hình thức
thông báo thông tin với những lời nói suông giảng cho HS mà chủ yếu là quá trình GV
thiết kế, tổ chức, điều chỉnh các hoạt động nhận thức tích cực của HS để đạt được các
mục tiêu cụ thể của từng chương, từng phần, từng bài hoá học cụ thể.

Hoạt động của giáo viên là:
- Thiết kế kế hoạch bài học (giáo án) bao gồm các hoạt động của HS theo những
mục tiêu cụ thể của mỗi bài học mà HS cần đạt được.

5


- Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động theo cá nhân hoặc theo
nhóm như: Nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện tri thức và
hình thành kĩ năng về hoá học.v.v…
- Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của học sinh chính xác hoá các khái niệm
hoá học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hoá thông qua các hoạt động học ở trên
lớp.
- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan hiện có bằng giáo
án điện tử, thực hành thí nghiệm hoá học, mô hình mẫu vật như là nguồn để học sinh khai
thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức kĩ năng về hoá học.
- Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện kĩ năng học tập tích cực, vận dụng
sáng tạo nhiều hơn những tri thức của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới
hoá học trong đời sống sản xuất.
- Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức mọi hoạt động của học sinh hướng dẫn giúp
các em thảo luận làm thí nghiệm, hay tìm hiểu kiến thức mới hoặc giải một số bài tập
theo yêu cầu của giáo viên.
- Vì môn hóa học nhiều bài gắn liền với đời sống của chúng ta, giáo viên thường
liên hệ thực tế bên ngoài vào bài học giúp các em dễ tiếp thu và không bị nhàm chán
trong giờ học.
I.2.2. Hoạt động học tập tích cực của học sinh
- Học hoá học không chỉ là quá trình nghe thầy cô truyền đạt kiến thức bằng lý
thuyết, tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình học
sinh tự nghiên cứu, qua sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên mà tự nhận thức, tự khám
phá tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực, qua quá trình tự phát hiện và

giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên.
- Tham gia làm việc hợp tác theo nhóm.
- Nêu câu hỏi những vướng mắc mà trong quá trình học tập hoặc làm thi nghiệm
của các em gặp trở ngai không thành công, tìm ra nguyên nhân và khắc phục không thành
công đó. Rút ra kết luận nhận xét về hiện tượng, tính chất ứng dụng, điều chế, và bảo vệ
môi trường sống của chúng ta.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng hoá học xảy
ra trong đời sống và sản xuất.
- Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của nhóm này với nhóm khác cùng nhau rút ra
kết quả chung để tiếp thu kiến thức một cách hoàn chỉnh làm các em dễ hiểu dễ nhớ và
nhớ lâu hơn.
- Tự học thông qua việc tham khảo thông tin từ sách giáo khoa, các tài liệu tham
khảo, các phượng tiện thông tin đại chúng thực tiển đời sống.
6


- Chú ý rèn cách học tập chủ động sáng tạo.
I.3 Sân khấu hóa môn Hóa học
I.3.1. Sân khấu hóa là gì?
Là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được tiến hành
theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt (có chủ đề) được chuyển
tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ dàn cảnh và biểu diễn.
Sân khấu hóa có thể mang tính chuyên nghiệp hoặc không chuyên.
I.3.2. Sân khấu hóa môn Hóa học là gì?
Là xây dựng một kịch bản sân khấu có nhân vật, có hành động, có nội dung liên
quan đến chủ đề hóa học, được học sinh thể hiện trong giờ luyện tập, thực hành hoặc
ngoại khóa.
I.3.3 Những bước tiến hành xây dựng một tác phẩm sân khấu hóa:
Bước 1. Một vài yếu tố cần xác định trước khi soạn thảo chương trình: nội
dung tác phẩm như đề tài, nội dung, cơ sở vật chất, đối tượng nghiên cứu…

Bước 2. Viết kịch bản – sửa kịch bản:
Kịch bản: là nội dung câu chuyện sân khấu (chuyển tải nội dung buổi sinh hoạt)
trong đó có: nhân vật, hoàn cảnh câu chuyện, “hành động” của nhân vật trong từng tình
cảnh câu chuyện… được trình bày bằng ký tự văn học.
Mỗi kịch bản sân khấu bao giờ cũng phải có:
- Loại hình (kịch nói – cải lương – kịch hát…)
- Tựa đề: tên của vở kịch.
- Không gian, thời gian, hoàn cảnh câu chuyện bắt đầu xảy ra tới kết thúc.
Bước 3. Sáng tạo hành động cho nhân vật
Bước 4. Tập diễn kịch:
¨ Khi kịch bản đã phân chia cảnh diễn hợp lý (bao nhiêu lớp, màn bao nhiêu
cảnh) và đạo diễn đã quy định những hành động cơ bản cho nhân vật, việc tập kịch phải
theo từng bước sau:
- Chọn diễn viên, phân vai diễn.
- Phát kịch bản hoặc trình bày nội dung kịch bản cho tất cả diễn viên.
- Với sân khấu (kịch nói, hát…) diễn viên phải thuộc lời thoại, lời hát…
- Tập thứ tự từng cảnh một (từ đầu tới cuối).
- Tập theo từng nhóm
7


- Luôn có sự kết hợp âm thanh ánh sáng trong khi tập để tạo ra sự sáng tạo hợp
lý, tăng thêm hấp dẫn, đồng thời dễ nhớ cảnh diễn của người diễn viên.
- Tổng dợt chương trình: kết hợp từng cảnh, từng nhóm thành một tác phẩm
hoàn chỉnh.
- Có thể thêm, bớt một vài chi tiết không phù hợp trong khi chạy chương trình
hoàn chỉnh.
¬ Phối hợp âm thanh – ánh sáng – hóa trang đạo cụ.
Bước 5. Công diễn – nhận xét, góp ý
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Hóa học là một môn học tự nhiên rất hay và bổ ích, học Hóa làm ta biết được thế
giới xung quanh diễn ra như thế nào, làm ta biết những sự vật, hiện tượng ta thấy ngày
nay không phải tự nhiên mà có.
Trên thực tế, hóa học rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như trong lúc
nấu ăn, các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc
trưng cho món ăn, hay bột giặt, phân bón, dược phẩm... là những ứng dụng của hóa học
trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực trạng ngày nay đang cho thấy rằng với đa số học sinh,
Hóa học là một môn khoa học ngày càng xa lạ. Vì sao lại vậy?
1. Hóa học là môn Học đến tận lớp 8 học sinh mới bắt đầu được học bài bản khi
học sinh đã dần định hướng được nghề nghiệp đã là một sự tiếp nhận chậm trễ so với các
môn học khác, định hướng các môn học để thi vào THPT hầu như không có môn Hóa
nên đa số học sinh học một cách thực dụng và rơi vào tình trạng mất gốc môn Hóa ngay
từ khi mới học.
2. Tại bậc THPT, sự dịch chuyển khối thi và nhu cầu tuyển dụng của nhiều trường
đã thay đổi nhanh chóng, trước đây học sinh lựa chọn thi khối A gồm các môn Toán, Lý,
Hóa chiếm đa số thì nay tổ hợp khối A1 gồm các môn Toán, Lý, Anh đã thành khối thu
hút đông đảo học sinh cùng với các trường thuộc khối công an đã không tuyển khối A
nữa và sự hạn chế tuyển chọn tổ hợp D7 gồm các môn Toán, Hóa, Anh ở các trường Đại
học đã một lần nữa làm giảm đi sự gắn bó với môn Hóa của đa số học sinh ngày nay.
3. Là một môn học gắn liền với cuộc sống nhưng với cách truyền thu một chiều,
thiếu liên hệ thực tiễn, không thực hành hoặc ít thực hành đã làm Hóa học trở thành một
môn học nhạt nhòa không có bản sắc.
Tất cả các điều trên cộng hưởng lại đã làm giảm đi rất nhiều hứng thú của học sinh
với môn Hóa học.
III. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
III.1. Axit sunfuric H2SO4
1. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi.
8



- H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3; nặng gần gấp 2 lần nước.
- H2SO4 đặc rất hút ẩm -> dùng làm khô khí ẩm.
- H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt.
- Khi pha loãng axit sunfuric đặc thì rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ; không
làm ngược lại
- Axit sunfuric đặc gây bỏng rất nặng -> cẩn thận khi làm thí nghiệm với axit
sunfuric đặc
2. Tính chất hóa học.
a, Tính chất của axit sunfuric loãng
- Tính axit mạnh. Axit tác dụng được với chất nào?
+ Làm quì tím hoá đỏ
+ Tác dụng với muối (điều kiện: sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi)
+ Tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ -> muối + H2O
+ Tác dụng kim loại trước hiđro ->muối hoá trị thấp của KL + H2
b. Tính chất của axit sunfuric đặc
b.1. Tính oxi hoá mạnh
+ Tác dụng với kim loại ( hầu hết kim loại trừ Au, Pt)
+ Tác dụng với phi kim ( C, S, P)
+ Tác dụng với hợp chất có tính khử ( HI, KI, KBr, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2,
FeCO3….)
b.2. Tính háo nước
Axit H2SO4 đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hiđrat (muối ngậm nước)
hoặc chiếm các nguyên tố H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất.
3. Ứng dụng
Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Axit sunfuric là hoá
chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất như: phẩm nhuộm, luyện kim, chất dẻo, chất
tẩy rửa, giấy sợi, sơn, phân bón, …
4. Sơ đồ sản xuất axit sunfuric
Phương pháp tiếp xúc, gồm 3 công đoạn chính

a) Sản xuất SO2 từ quặng pirit sắt (FeS2) hoặc từ lưu huỳnh
b) Sản xuất SO3
c) Sản xuất H2SO4 Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3
9


Dùng lượng nước thích hợp để pha loãng oleum, được H2SO4 đặc
III.2. Cacbon – Hidro – Thủy ngân
III.2.1. Cacbon
1. Tính chất vật lí: có các dạng thù hình: Kim cương, than chì, fuleren
2. Tính chất hoá học:
a. Tính khử

b. Tính oxi hoá

3. Ứng dụng: làm mũi khoan, đồ trang sức, điện cực, chất đốt…
III.2.2 Hidro
- Là nguyên tố nhẹ nhất trong bảng tuần hoàn, mỗi nguyên tử H có một electron
duy nhất
- H có 3 đồng vị là H, D và T trong đó đồng vị H không có nơtron trong hạt nhân
- Trên thực tế, Hidro chiếm tới 75% toàn vũ trụ
- Khí H2 không màu không mùi không vị và là khí nhẹ nhất.
III.2.3 Thủy ngân
Là một kim loại nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại được biết
có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các
thiết bị khoa học khác.
III.3. Mưa axit
Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra
bởi lượng khí thải CO2, SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu
thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Mưa axit có khả năng ăn mòn

các công trình bằng kim loại hoặc bằng đá cẩm thạch, gây ra hiện tượng rụng lá, làm chết
sinh vật dưới nước, trong đất…
IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
IV.1. Các chủ đề tìm hiểu về Hóa học
Chủ đề 1: “ Tìm hiểu về một số các nguyên tố hóa học” thuộc chương Bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học – Hóa học 10.
Chủ đề 2: “ Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp nhà bác học Mendeleep” - chương
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Hóa học 10.
Chủ đề 3: “ Tìm hiểu về axit sunfuric” - chương Oxi – lưu huỳnh – Hóa học 10.
Chủ đề 4: “ Tìm hiểu về mưa axit” - chương Oxi – lưu huỳnh – Hóa học 10.
Chủ đề 5: “ Tìm hiểu về chất độc màu da cam” - chương Ancol - phenol – Hóa
học 11.

10


Chủ đề 6: “ Tìm hiểu về Silic, thung lũng Silicon” - chương Cacbon - Silic – Hóa
học 11.
Chủ đề 7: “ Tìm hiểu về ancol etylic” - chương Ancol - phenol – Hóa học 11.
Chủ đề 8: “ Tìm hiểu về nhiên liệu dầu mỏ” - chương Hidrocacbon – Hóa học 11.

IV.2. Kịch bản sân khấu của một số chủ đề
IV.2.1. Chủ đề 1:

NHỮNG NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ĐẶC BIỆT

MC: Xin được chào đón tất cả quý vị đã đến với Đêm chung kết “Miss nguyên tố
hóa học” ngày hôm nay! Trải qua những vòng thi đầy cam go và thử thách, chúng ta đã
chọn ra được 3 đại diện tiêu biểu nhất trong bảng tuần hoàn hóa học. Xin được giới thiệu
từ trái qua: Miss Hidro (vỗ tay), Miss Cacbon (vỗ tay), và Miss Thủy ngân (vỗ tay).

Đêm nay, họ sẽ thi đấu với nhau lần cuối cùng để giành ngôi vương “ nguyên tố hóa học
đặc biệt nhất”.

Hidro: Xin chào tất cả các bạn, tôi là Hidro - nguyên tố đứng đầu trong bảng
tuần hoàn. Tôi sẽ cho các bạn thấy tại sao tôi xứng đáng là NTHH đặc biệt nhất.
1. Tôi là một nguyên tố cực kì cần thiết cho đời sống. Trên thực tế, tôi chiếm tới
75% toàn vũ trụ. Tôi còn được tìm thấy ở cả Mặt Trời và và hầu hết các vì sao.
2. 10% cơ thể sống là tôi, không có tôi đồng nghĩa với việc không có sự sống đấy!
3. Người ta tin rằng tôi là một trong ba nguyên tố được tạo ra từ vụ nổ Big Bang giai đoạn sơ khai của việc hình thành vũ trụ, điều đó đã đủ chứng tỏ tôi là chị “đại” ở đây
chưa?
11


4. Tôi lại còn là nguyên tố đơn giản nhất và nhẹ nhất trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học. Nếu hóa lỏng, khối lượng riêng thể lỏng của tôi là thấp nhất trong tất
cả các loại chất lỏng, chứng tỏ tôi có một cân nặng đáng mơ ước phải không nào?
5. Các bạn không thể nhận dạng tôi bằng các giác quan thông thường được đâu,
bởi tôi không màu, không mùi, không vị. Tôi cũng thật bí ẩn, quyến rũ và khó nắm bắt
nhỉ? *cười thẹn thùng*
6. Miễn có không khí và một nguồn bật lửa là tôi đã bắt lửa, có nguyên tố nào
đượcnhưtôi?
7. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi là nguyên tố duy nhất được biết đến có thể tồn
tại mà không có nơtron, làm sao các nguyên tố còn lại có thể xứng đáng với ngôi vị
“NTHH đặc biệt nhất” hơn tôi chứ?
Cacbon: Tôi là Cacbon, mang số hiệu nguyên tử 20 nhưng không hề kém cạnh
chị Hidro.
1. Tôi là một trong những NTHH được lịch sử ghi nhận có từ thời xa xưa, điều này
là chắc chắn, chứ không phải giả định như việc chị Hidro được tạo ra từ vụ nổ Big Bang
nhé! Thêm nữa, kể cả tôi không được sản xuất từ vụ nổ Big Bang thì tôi được tạo ra trong
các ngôi sao cơ. *cười nhếch mép*

2. Trước kia chị Hidro từng được chọn làm đơn vị khối lượng nguyên tử, rồi đến
chị Oxi, nhưng tất cả đều không chính xác nhé. Đồng vị 12 của tôi mới là nguyên tử được
Hội nghị quốc tế chọn. Đơn vị KLNT là 1/12 nguyên tử C đồng vị 12, mọi người rõ
chưa? *chỉ chỉ*
3. Không chỉ vậy, đồng vị 14 của tôi còn được dùng để xác định niên đại của di vật
khảo cổ nguồn gốc thực vật. Chỉ cần lấy 1 mảnh gỗ cùng loại, kích thước, nhưng mới
nguyên so với mảnh gỗ của áo quan trong các ngôi mộ cổ thì biết ngay số lượng C đồng
vị 14 còn lại trong đó. Và ta có thể tìm ngay được niên đại ngôi mộ, ghê chưa ghê chưa?
4. Tôi là cơ sở cho hóa học hữu cơ, không cần chiếm 10 hay mấy % nhưng tôi tồn
tại trong tất cả các sinh vật sống nhé!
5. Tôi là một phi kim có thể liên kết với chính nó và nhiều nguyên tố hóa học
khác, tạo thành những gần 10 triệu hợp chất.
6. Tôi có thể là một trong những chất cứng nhất (kim cương) vừa một trong những
chất mềm nhất (graphite). Mọi người xem, tôi có phải bí ẩn và quyến rũ hơn rất nhiều
không? Tôi mới xứng đáng là NTHH đặc biệt nhất nhé! *hứ*
Thủy ngân: Trời, tôi nghe 2 chị mà đau cả đầu. Để tôi nói cho nghe ai mới
xứng đáng với ngôi vương này này:
1. Các chị có đầy trên Trái Đất nhé, tôi thì hiếm hơn nhiều này. Tôi đáng được trân
trọng hơn nhiều! *khinh*
12


2. Tôi được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ Ai Cập cách đây 3000 năm TCN. Ở đây
tôi có vẻ trẻ nhất, giờ ai yêu nổi mấy người già khú nhờ? *liếc mắt khinh bỉ*
3. Có kim loại nào trên thế giới này mà cả mùa hè và mùa đông đều ở trạng thái
lỏng không?
4. Có kim loại nào hòa tan được các kim loại khác ở nhiệt độ thường? Chỉ có tôi
làm được thôi nhé!
5. Để tôi cho mấy người biết tôi đẹp và có công dụng làm đẹp như thế nào? Việc
làm một mái vòm bằng vàng rất khó vì cấu trúc của vàng không phù hợp với việc xây

dựng mái vòm lớn như vậy, thế nhưng chỉ cần hòa tan vàng vào tôi, quét dung dịch lên
tấm đồng mỏng làm mái vòm, đun nóng cho tôi bay hơi thì còn lại vàng, từ đó mới có
những mái vòm bằng vàng thật đấy! Tôi còn có đặc điểm đặc biệt là không dính ướt, nên
sẽ cuộn lại những khối cầu bạc rất đẹp.
6. Ngoài trong sản xuất các hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử, trong một số
nhiệt kế, tôi vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các mục đích y học dân
tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân uống tôi ở thể
lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không phân tán, tôi không độc và có tỷ trọng lớn
nên sẽ chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho bệnh nhân.
Hidro: Giời, chị này được chút lợi ích, chứ còn đâu độc ơi là độc. Để tôi kể mọi
người nghe những vụ án nhiễm độc thủy ngân kinh hoàng trong lịch sử.
Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số
kim loại khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim
Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm “chung sống” với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm
được “bí quyết” chế ra vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường
hô hấp, ngấm qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng, họ đều mắc những chứng
bệnh kỳ lạ như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.
Cacbon: Chuyện đấy chưa là gì! Mọi người biết vua Tần Thủy Hoàng chứ? Một
truyền thuyết kể rằng, với ước vọng trường sinh, Tần Thủy Hoàng có thể đã uống một
loại "linh đan" có chứa thủy ngân mỗi ngày. Phương thuốc trường sinh này bào chế theo
đơn của các đạo sĩ. Điều này đã khiến Tần Thủy Hoàng chết từ từ vì nhiễm độc thủy
ngân.
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời năm 210, vị hoàng đế quyền lực của Trung Quốc
được chôn cất trong một ngôi mộ rất nguy nga dưới lòng đất. Khi khai quật lăng mộ của
Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia tìm thấy khoảng 8.000 chiến binh, thê thiếp, người hầu
được nung bằng đất sét cùng nhiều hiện vật giá trị. Trong đó, điều kỳ lạ nhất là kết quả
xét nghiệm mẫu đất xung quanh khu vực ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng cho thấy đất ở
khu vực đó có nồng độ thủy ngân rất cao.

13



Theo những tác phẩm cổ xưa, Tần Thủy Hoàng còn có các con sông thủy ngân
lỏng bao quanh. Theo một số chuyên gia, có lẽ do niềm tin mù quáng vào sự trường sinh
bất lão nên Tần Thủy Hoàng đã nuốt thủy ngân để được trường sinh. Tuy nhiên, đến cuối
cùng vị hoàng đế này băng hà năm 49 tuổi.
Còn nữa, thủy ngân là thủ phạm gây ra những cơn điên loạn và cái chết của vị Sa
hoàng Ivan IV Vasilyevich. Trong một cơn cuồng nộ như thế, ông ta đã giết chết chính
con trai của mình. Ông ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những ảo giác, luôn nghi ngờ xung
quanh và lúc nào cũng run sợ vì cho rằng tai họa đang rình rập xung quanh.
Thủy Ngân: Chị Cacbon nói thế không biết ngượng sao? Việc hít thở vào một
lượng khói lớn chứa thuần túy bồ hóng (một khối lượng lớn các hạt cacbon không tinh
khiết do kết quả của sự cháy không hoàn toàn của các hydrocacbon) có thể gây nguy
hiểm. Việc Cacbon bắt lửa ở nhiệt độ cao và cháy rất mãnh liệt đã gây ra vụ cháy nhà
máy điện nguyên tử Windscale ở Anh đấy.
Hidro: Ừ nhỉ? Có nhiều hợp chất của cacbon là những chất độc chết người cơ mà!
Có mỗi tôi là không độc hại thôi *ha ha*
Cacbon: Ai bảo chị thế? bóng bay có chứa Hidro nếu tiếp xúc với bóng đèn, gặp
không khí nóng có thể phát nổ, khi cầm bóng bay ngoài trời nắng cũng có thể phát nổ, rất
nguy hiểm. Sự thật này đã gây ra biết bao trường hợp bỏng từ nặng đến nhẹ cho biết bao
nhiêu người.
*Hidro, Thủy ngan, Cacbon lao vào gần như đánh nhau*
MC: *lao vào can* Các nguyên tố đã đi quá xa chủ đề của chúng ta, vì vậy, tôi
tuyên bố hủy bỏ cuộc thi, ngôi vị “ nguyên tố hóa học đặc biệt” không thuộc về ai cả.
(tức, bỏ đi)
3 nguyên tố nghe xong đứng hình, nhìn nhau buồn một lúc.
Thủy ngân: Lẽ ra chúng ta không nên cãi nhau. *buồn*
Cacbon: *sực tỉnh* Nói mới nhận ra, chúng ta tham gia cuộc thi vớ vẩn này làm
gì nhỉ?
Hidro: *sực tỉnh 2* Ừ nhỉ? 3 chúng ta đều là 3 NTHH đặc biệt mà?

3 nguyên tố nhìn nhau kiểu “mình đang làm gì vậy”, rồi quay ra tròn mắt nhìn cả
lớp.
IV.2.2. CHỦ ĐỀ 3: “ TÌM HIỂU VỀ AXIT SUNFURIC”
Trong hậu trường: (chèn nhạc pink panther)
H2SO4 loãng : ơ sao ông lại ở đây. Mà làm gì lại đeo khẩu trang thế kia
H2SO4 đặc: đang dính phốt (nói nhỏ vào)
H2SO4 loãng: hả cái gì cơ
14


H2SO4 đặc: tôi vừa gây họa rồi ông ạ (cởi khẩu trang ra nói vào tai H2SO4 loãng)
H2SO4 loãng: ông lại làm hại con gái nhà lành à
H2SO4 đặc: đâu, hôm trước có vụ đánh ghen ở…. (bịa ra), người ta tự dưng lấy tôi
ra đánh nhau, bây giờ dư luận đang tế tôi lên đấy ông ạ.
H2SO4 loãng: ơ hay, có liên quan gì đến ông đâu mà bla bla
H2SO4 đặc: thì thế, nhưng biết sao giờ, mạng xã hội giờ kinh lắm ( thở dài )
H2SO4 loãng: ơ thế hôm nay ông cũng đến đây à
H2SO4 đặc: cũng chả định đến đâu, nhưng bạn MC hứa sẽ giúp tôi vụ này nên
đành tặc lưỡi vậy, dù sao cũng không phải truyền hình trực tiếp. Thôi chuẩn bị đi, sắp đến
giờ phát sóng rồi
Đến đây tắt nhạc
H2SO4 loãng: ờ ok
(Cả 2 đi vào bên cánh gà. Mấy bạn đi ra xếp ghế)
MC: chào mừng mọi người đã đến với chương trình hóa học chuyện chưa kể cùng
chúng tôi (chèn nhạc vui tươi). Vâng, số trước chúng ta đã biết qua bạn Oxi và bạn Hidro
rồi, lần này tôi xin giới thiệu với các bạn 2 người bạn thú vị không kém. Đây là một chất
lỏng không màu, k có mùi, vị chua, nhưng k phải nc, các bạn có biết là chất không ạ?
(cho vài bạn thảo luận). Thêm 1 đặc trưng nữa là chất này lúc nào cũng khát nước hết.
Vâng đó chính là H2SO4.
(H2SO4 đi ra cả đôi) nhạc vui tươi

H2SO4: xin chào, tụi mình là H2SO4 đặc và H2SO4 loãng
MC: vâng xin chào 2 bạn. Các bạn có thể giới thiệu những nét cơ bản về bản thân
được không?
H2SO4 loãng: vâng xin chào mọi người, mình là H2SO4 loãng, anh em của H2SO4
đặc. Mình là 1 axit mạnh (đưa ra cơ bắp làm màu), và bởi vì mình mạnh thế nên mỗi lần
giấy quỳ tím gặp mình em ấy sẽ thẹn thùng ngưỡng mộ mà chuyển sang đỏ luôn. Mình
còn được rất nhiều chất khác yêu mến và muốn phản ứng cùng, từ các kim loại đứng
trước H trong bảng tuần hoàn như Fe, Mg, (2 đứa khác diễn cảnh 1 cặp ôm nhau thắm
thiết, chèn nhạc lãng mạn), đến các oxit bazơ, bazơ hay ngay cả các nàng muối thú vị
nữa. Có thể nói là, mình luôn được các bạn chất khác săn đón nồng nhiệt (diễn cảnh mấy
bạn nhảy vào ôm 1 bạn).
MC: ôi chao, những người bạn hôm nay của chúng ta thật thú vị. H2SO4 loãng,
bạn có điều gì định nói sao?

15


H2SO4 loãng: xí, anh tôi nói vậy chứ sao xịn bằng tôi. Cứ mỗi lần ông này nguội
đi là mấy nàng Fe, Al với Cr xa lánh hết ( đằng sau diễn cảnh 1 học sinh nam quỳ ôm mặt
cầm hoa, 1 học sinh nữ quay lưng lại bỏ đi chèn nhạc remix Ai khóc nỗi đau này)
H2SO4 đặc: ít ra tôi còn thu hút nhiều chất hơn em nhá!
MC: được rồi được rồi, chúng ta hãy cùng chuyển sang phần tiếp theo của chương
trình ngày hôm nay, trả lời câu hỏi (nhạc vui tươi)
Mc: chúng ta đến với câu hỏi thứ nhất từ bạn Ozon: “ xin chào 2 bạn , 2 bạn còn
công dụng gì tốt tốt không ngoài mấy kiểu đánh ghen linh tinh?”.
H2SO4 loãng: (chèn nhạc buồn: bài hát From the secret garden) haizz, bấy lâu nay
mọi ngườ cứ nghĩ chúng tôi, nhất là anh H2SO4 đặc đây này, rất nguy hiểm vì khả năng
ăn mòn của anh ấy, ví dụ như vụ đánh ghen đây này ( diễn cảnh mấy học sinh đánh
ghen)
H2SO4 đặc: đúng là như thế, nhưng đấy là khi người ta dùng sai cách hoặc sai

mục đích thôi. Chứ chúng tôi nhiều công dụng lắm đấy nhé. Nào là tẩy màu này, phân
bón này, dùng trong dệt may này…
H2SO4 loãng: đúng rồi còn có cả trong quy trình xử lí hóa chất và xử lí nước nữa.
Như này này (chiếu vid xử lí nước thải bằng H2SO4)
Mc: vâng vậy có thể thấy là 2 người bạn của cta cx vô cùng thân thiện phải không
ạ. Câu hỏi tiếp theo: các bạn đến với chúng tôi như thế nào vậy?
H2SO4 đặc: việc điều chế chúng tôi thường xuyên diễn ra ở mức độ công nghiệp
như thế này này. Mà chúng tôi đến được thế giới này cũng chẳng dễ dàng, phải trải qua
biết bao công đoạn đấy (chèn video điều chế H2SO4 trong công nghiệp)
MC: vâng vì thời lượng chương trình sắp hết nên mình sẽ dành cho các bạn 1 câu
hỏi cuối thôi ạ. Có bạn nào muốn đặt câu hỏi không ạ (cho 1 bạn hỏi lưu ý khi sử dụng)
H2SO4 loãng: vâng khi đụng đến ctoi các bạn nhớ đeo đồ bảo hộ nhé vì tôi dễ làm
bỏng các bạn, hay khi mà pha loãng anh tôi (chỉ sang H2SO4 đặc) thì nhớ đổ anh tôi từ từ
vào nước và khuấy đều chứ tuyệt đối không làm ngược lại. Trà sữa thì đổ kiểu gì cũng đc
nhưng chúng tôi không phải trà sữa nên đừng dại làm thử nhé.
MC: vâng xin cảm ơn câu trả lời đầy hài hước của bạn. Cảm ơn 2 bạn Và đến đây
chúng tôi cx xin kết thúc chương trình ngày hôm nay (nhạc vui tươi kết thúc). Tạm biệt
và hẹn gặp lại các bạn vào khung giờ này tuần sau ( cả 3 đứa cúi chào)
IV.2.3. CHỦ ĐỀ 4: “ TÌM HIỂU VỀ MƯA AXIT ”
Trích đoạn: Chương I: Gia đình ác nhân
(slide mộ, nhạc bi thương): vô cùng tiếc thương gia đình axit rain… (nhạc)

16


Axit rain: đến viếng mộ, khóc lóc tầm 2s (đạo cụ: hoa viếng mộ, viếng xong nhớ
cầm ra luôn)
Nhiều năm về trước
( SO2 khoác áo choàng đỏ, cầm quạt đi ra, cười một cách bỉ ổi, man rợ):
SO2_Hahahahaha! gương kia ngự ở trên tường, thế gian ai đẹp được dường như

ta? (slide cấu tạo phân tử của SO2)
Gương: Hét lên: Không ai cả!!
SO2: Hahahaha! Nói cho các ngươi biết, ta là Lưu huỳnh diôxit, hay còn có
nickname là SO2. (slide SO2 trong tự nhiên), ta với vẻ đẹp tuyệt trần, dòng dõi thư hương,
kim phấn thế gia con gái của lưu huỳnh và oxi, ta có sức nặng hơn không khí kia nhiều,
vậy mà thứ nhân loại ngu xuẩn các ngươi lại dám bảo ta là thứ mùi hôi của lưu huỳnh bị
đốt cháy. Hứ. Các ngươi bảo ta độc nhưng các cụ đã có câu hoa hồng có gai mới mà là
hoa hồng đẹp. Nhưng không sao, bất chấp những điều các ngươi áp đặt lên một cô gái
yếu đuối như ta, ta đã tìm đc tình yêu đích thực của đời mình. Đó chính là NO 2, xuất thân
từ danh tộc NOx.
NO2: (NO2 đi ra theo style của từ hải, diễn kiểu hào quang chói lọi) Ta, là Nitơ
diôxit, chàng trai mà mọi cô gái đều ước ao có được. Do ta có khối lượng phân tử
46,0055, khiến cho ta nặng hơn không khí Độ dài liên kết giữa các nguyên tử nitơ và
nguyên tử ôxy là 119,7 pm (slide: NO2)(đọc nhanh nhất có thể). Ta từng coi tình yêu là
phù du,cho đến khi ta lỡ sa vào cấu tạo tuyệt đẹp của nàng (đưa tay hướng về phía Khánh
Linh), ta nhận ra rằng xiềng xích của tình yêu đã trói buộc lấy ta. Và thật tình cờ, khi ta
và nàng đều xuất thân từ những ống khói quý tộc của những nhà máy đốt than đá hay dầu
mỏ.

17


(quỳ xuống cầu hôn): nàng sẽ lấy ta chứ, SO2?
SO2: em đồng ý ( vẻ mặt vui tươi hạnh phúc ) → NO2 trao nhẫn, trước khi đút vào
tay thì giơ nhẫn lên nói: Đây là gốc OH nhá (Slide), mạ vàng 24k đấy.
Chương II: Những nàng công chúa
video: giới thiệu về mưa axit, quá trình tạo ra mưa axit
(cắt từ phần các biện pháp)
(Slide): 5 năm sau:....
(Axit rain đeo cặp, chạy tung tăng 1,5 vòng, cười 1 cách thân thiện, đáng yêu)

Axit rain: con chào ba mẹ, con đi học ạ! Xin chào các bạn, tớ tên là mưa acid hay
còn có một nickname rất thơ mộng là Rain. Tớ sinh vào năm 1853. Tuy nhiên đến tận
năm 1872, thì cha đỡ đầu của tớ-Robert Angus Smith- một nhà hóa học người Anh mới
đưa ra được một cái tên độc đáo đến vậy. Như mọi cô gái khác, tớ rất thích ăn đồ ăn vặt,
tớ có nhiều món khoái khẩu như đá vôi, kim loại...
Rất vui được làm quen nhé! ( hành động dễ thương)
(2 cô bạn thân đi lại là giang và tiểu thư, gọi): Mưa acid ơi !!!!
Axit rain: Ô bạn tớ đến rồi! (giơ tay vẫy lại)
Axit rain 1: (liếc khán giả) Ô xin chào bạn “dễ thương”, đang làm gì đấy?
Axit rain 2: (vỗ vai con giang, lúc này đang ở giữa): này, quên không giới thiệu
cho mọi người biết chúng ta là ai à? (nhướn mày)
Axit rain 1: (đẩy Axit rain 2 ra khỏi chỗ) À quên, xin tự giới thiệu mình cũng
xuất thân từ chốn quý tộc đấy.
Axit rain 2: Nói một cách ngắn gọn, thì chúng tôi cũng là mưa axit. Chỉ khác là
cha mẹ chúng tôi không xuất thân từ các nhà máy mà đến từ những ngọn núi lửa phun
trào xa tít tù mù hay như khói phát ra từ các đám cháy cơ (slide núi lửa, khói cháy)
Môi trường 1 đi ra, đang đọc sách. 3 cô gái liếc mắt với nhau, Axit rain 1 đi ra
chặn đường.
Axit rain 1: Ô xem ai đây này? (đi lại gần Môi trường 1, nâng cằm) Chẳng phải
là bạn Môi trường đây sao? Lâu không gặp, trong xinh hơn đấy nhỉ? Không khí thì trong
lành này, đất cũng màu mỡ mà sông hồ cũng sạch đấy nhỉ? (cười khinh bỉ, đẩy ngã ở
GIỮA SÂN KHẤU)
Công trình xông lên: Này, các người làm gì đấy?
Axit rain: Ô, bạn Công trình đấy à, bọn tớ chỉ hỏi thăm chút thôi mà. Mà cậu ấy,
yếu thì đừng có mà ra gió!!

18


Axit rain tiến sát Công trình, phủi phủi trước ngực áo Công trình, cười: Bọn tớ

ấy à, nếu mà thích thì hoàn toàn có khả năng cho mấy cái công trình vớ vẩn của các cậu
ra bã. Như cái năm 1967 ấy, tớ đã làm sập cây cầu bắc ngang sông Ohio, gây ra cái chết
cho tới tận 46 người. Những hạt mưa axít sẽ ăn mòn kim loại, đá, gạch của các tòa nhà,
cầu, tượng đài. Nó làm hư hỏng các hệ thống thông khí, các thư viện, viện bảo tàng và
phá hủy các vật liệu như giấy, vải... khi các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức
tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng.
Axit rain 1: Hay như anh bạn Môi trường kia, mưa axit chúng tôi sẽ thấm vào
đất và cây bằng cách hòa tan các chất độc hại trong đất, chẳng hạn như nhôm, mà được
hấp thụ bởi rễ. Mưa này cũng sẽ rửa trôi khoáng chất có lợi và các chất dinh dưỡng trong
đất làm cho cây sinh trưởng kém. Nó là kết quả trong việc làm cho cây dễ bị tổn thương
với thời tiết lạnh, côn trùng và bệnh tật, mà có thể biến dẫn đến cái chết.
Axit rain 2: Bên cạnh đó, mưa axit cũng ảnh hưởng xấu đến sinh vật dưới nước .
Một số lượng cao của acid sulfuric trong nước biển sẽ gây trở ngại cho khả năng của cá
để có chất dinh dưỡng, muối và oxy. Mưa axit sẽ ngăn chặn cá hấp thụ oxy với số lượng
đầy đủ. Và nồng độ axit , làm giảm độ pH , cũng gây ra sự mất cân bằng muối trong các
mô của cá. (Tìm slide hình ảnh minh họa cho tác hại)
Axit rain: Vậy sao không làm luôn bây giờ đi nhỉ? ba đứa cười nham hiểu, tiến lại
gần.
Công trình vội vàng dắt Môi trường chạy đi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

V. HIỆU QUẢ
Lâu nay, để tìm hiểu kĩ một nội dung kiến thức nào đó thì học sinh sẽ tìm hiểu và
thuyết trình, có những bài có nội dung rất đầy đủ, rất sâu, có những bài nội dung thuyết
trình hời hợt, giọng thuyết trình đều đều thiếu tính thuyết phục. Hạn chế lớn nhất của
những bài thuyết trình này là hầu như chỉ một hay hai người làm hết công việc của cả
nhóm. Nhằm phát huy hết sức mạnh tập thể của một nhóm học sinh, tôi đã mạnh dạn yêu
cầu học sinh ở các lớp 10A2; 11I tìm hiểu các chủ đề trên theo hướng sân khấu hóa và
hiệu quả thu được rất tuyệt vời:
- Thời gian cho một tiết mục sân khấu hóa dài hơn so với thuyết trình thông

thường nên học sinh chủ động tìm hiểu được rất nhiều kiến thức thường thức bổ ích liên
quan mà thầy cô chưa cung cấp khiến lượng kiến thức được đưa ra vừa rộng lại vừa sâu.
- Mỗi học sinh được phân công một nhiệm vụ riêng và các em phải sáng tạo để
hoàn thành nhiệm vụ riêng đó, sau đó kết hợp lại mới hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
- Việc sân khấu hóa đã đưa lại cho các em những hiệu quả không ngờ về những kĩ
năng mềm như khả năng nói, khả năng diễn, khả năng viết kịch bản, mạnh dạn đưa ra
19


những ý kiến cá nhân và những giải pháp về những vấn đề đang tranh cãi…, nhiều học
sinh đã mạnh dạn vượt qua chính mình về tính e ngại, rụt rè để trở nên mạnh dạn hơn,
chủ động hơn trong khi làm việc nhóm.
- Tìm hiểu một nội dung hóa học bằng hình thức sân khấu có tác động hết sức rõ
rệt lên toàn bộ học sinh trong lớp, các em học sinh dường như đã tìm thấy hứng thú học
môn hóa, mỗi giờ học như vậy đều mang lại một không khí sôi nổi, háo hức, có cả tiếng
cười, cả sự lắng đọng và có nhiều vở kịch mang lại sự bất ngờ cho cả giáo viên và học
sinh. Nhiều vở kịch có thể biểu diễn trong giờ ngoại khóa cho học sinh toàn trường xem.
Những kịch bản, vở diễn này được lưu lại và là nguồn tư liệu học tập bổ ích lí thú để
phục vụ cho học sinh khóa dưới.
VI. HẠN CHẾ
Hạn chế lớn nhất của phương pháp sân khấu hóa là thời gian, các em học sinh phải
mất nhiều thời gian để tìm hiểu kiến thức liên quan, sau đó viết kịch bản, tập luyện. Do
đó mỗi học kì chỉ có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu một chủ đề mà thôi.
C. KẾT LUẬN
Sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ của giáo dục,
muốn học sinh có hứng thú với môn học mình phụ trách thì thầy cô cũng phải luôn tìm
hiểu những phương pháp dạy học mới, kích thích tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh làm học sinh có thể tiếp cận môn Hóa một cách dễ dàng, làm học sinh thêm yêu
thích môn Hóa đồng thời phát huy được rất nhiều kĩ năng mềm cần có của môi trường
học tập hiện đại. Một lần nữa đề tài này cho thấy sự cập nhật kịp thời những thay đổi của

dạy học hiện đại, là một tài liệu vô cùng bổ ích của thầy và trò trong quá trình dạy và học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trịnh Thị Thủy

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học 10 – nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo khoa hóa học 11 – nhà xuất bản giáo dục
3. Một số tài liệu sưu tầm trên internet

21


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HÔI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả : Trịnh Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên – tổ Hóa học
Trường THPT Chuyên Lam Sơn
STT

1


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá Kết quả đánh
xếp loại
giá xếp loại
(Ngành GD
(A, B, hoặc C)
cấp
huyện/tỉnh,
Tỉnh…)
B
Sử dụng và phối hợp HĐKH nghành

Năm
học
đánh giá xếp
loại

2008 – 2009

một số phương pháp
trong giải nhanh bài
toán hóa học hữu cơ
phần Hidrocacbon
2

3

4


Ảnh hưởng của nhóm HĐKH nghành
thế đến tính axit của
một số hợp chất hữu cơ
trong chương trình hóa
học phổ thông
Những sai lầm học sinh HĐKH nghành C
thường gặp khi giải bài
toán về kim loại sắt
HĐKH nghành C
Phân loại và phương
pháp giải bài tập về
Peptit

C

2011 – 2012

2013 – 2014

2015 - 2016

22



×