Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.97 KB, 2 trang )
DOANH NGHIỆP
Những điều cần biết về hợp đồng xây dựng
13:55 13/08/18
Xây dựng là hoạt động phổ biến trong đời sống kinh tế, là một trong các nhân tố quan trọng góp phần kiến tạo
nên kiến trúc hạ tầng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và phục vụ nhu cầu của cộng đồng,
xã hội. Vì lẽ đó, đây là lĩnh vực rất thu hút vốn đầu tư. Chỉ tính riêng trong 07 tháng đầu năm 2018, số doanh
nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xây dựng đã chiếm đến 13.33% tổng số lượng và chiếm 14.33% tổng cơ cấu
vốn rót vào nền kinh tế.
Trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, giao kết, thực hiện hợp đồng xây dựng là một
trong những hoạt động cơ bản trong quá trình kinh doanh. Vì lẽ đó, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trân trọng giới thiệu một số
vấn đề pháp lý liên quan đến Hợp đồng xây dựng, nhằm thuận lợi cho Quý thành viên tìm hiểu và cập nhật.
Kỳ 1: Những khái niệm cơ bản
1. Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là kết quả của việc tổ chức đấu thầu xây dựng, đồng thời là khởi đầu của quá trình hiện thực hóa dự
án xây dựng đó. Xét về bản chất pháp lý, hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự, là giao kết giữa bên giao
thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Vì vậy, việc giao
kết, thực hiện hợp đồng xây dựng không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật xây dựng mà còn chịu sự điều chỉnh
của pháp luật về đấu thầu.
Trong hợp đồng xây dựng, bên nhận thầu có nghĩa vụ phải thực hiện công việc trong công trình theo nội dung đã giao kết
và giao đúng thời hạn mà bên giao thầu yêu cầu. Bên giao thầu thì có trách nhiệm đưa ra các yêu cầu, số liệu, bản thiết
kế, vật tư xây dựng,... số vốn đầu tư đúng tiến dộ công trình, đồng thời nghiệm thu và thanh toán đầy đủ các khoản tiền
khi công trình đã hoàn thành.
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Những vấn đề trên đây đều phải được các bên thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng bằng văn bản và có thể tiến hành công
chứng, chứng thực theo nhu cầu. Các bên căn cứ theo khả năng, năng lực chuyên môn, nguồn tài chính, điều kiện thực
tế,… mà tiến hành đàm phán, thương thảo để cùng đạt được kết quả thống nhất đối với từng vấn đề, song phải đảm bảo
các nguyên tắc sau đây: