Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

“ Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc thực hiện nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở xã Long giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.15 KB, 9 trang )

A . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dân chủ không chỉ là bản chất của chế độ Xã hội chủ nghỉa mà còn là động
lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân ta xây dựng.
Đảng ta luôn coi trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân nên
đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc
đổi mới đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước ta luôn đề
cao và tôn trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh, góp
phần quyết định vào sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước.
Do đó, ngày 18/02/1998 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số
30/CT-TW về xây dựng và thực hiện chế dân chủ ở cơ sở; để cụ thể hóa Chỉ thị này,
ngày 15/5/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/NĐ-CP về ban
hành qQuy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân dân
trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết toàn
dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể
vững mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”; tiếp theo đó, ngày 20/4/2007 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, về thực hiện quy chế dân chủ ở xã,
phường, thị trấn. Đây là những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước ta ban
hành nhằm quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội
dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước
khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách
nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, của cán bộ ấp, của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện vẫn còn bọc lộ những thiếu sót,
yếu kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn hạn chế, tệ quan liêu, cửa quyền,
mệnh lệnh, ...còn khá phổ biến và chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Vì thế, phương
châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chậm đi vào cuộc sống.
1



Để phát huy có hiệu quả của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; hàng
năm, Đảng và Nhà nước ta luôn ban hành các văn bản chỉ đạo, đánh giá kết qủa thực
hiện, khen thưởng, xử lý các trường hợp vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và đề
ra giải pháp thực hiện hợp lý nhằm tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia quản
lý xã hội, thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng, khắc phục các biểu hiện
dân chủ hình thức.
Với vai trò và tầm quan trọng nêu trên, Tôi chọn vấn đề “ Quan điểm Chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc thực hiện nền
dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở xã Long giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2011 – 2012” làm bài thu hoạch cho bản thân, hy vọng góp một phần nhỏ bé
và thiết thực vào một số vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm.
2. Ý nghĩa của đề tài:
Nhằm đánh giá quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở xã Xuân Tây, chỉ ra
những vấn đề cần giải quyết đề từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện
tốt quy chế dân chủ ở địa phương.
Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở địa
phương, nêu ra những nguyên nhân làm hạn chế qúa trình thực hiện quy chế dân chủ
và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa
phương có hiệu quả.

2


B. NỘI DUNG
I. CÁC QUAN ĐIỂM ĐIỂM VỀ DÂN CHỦ VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ:
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ:
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nêu lên bản chất đặc trưng của chế độ dân chủ là
giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ, tuyệt đại đa số thành viên trong xã
hội được hưởng dân chủ. Là Nhà nước dân chủ do chính Đảng và giai cấp công nhân
lãnh đạo tổ chức, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân tham gia quản lý và

giám sát, là nền dân chủ thực hiện công cuộc giải phóng lao động, xây dựng xã hội –
Xã hội chủ nghĩa.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện dân chủ:
Hồ Chí Minh cũng kế thừa tư tưởng dân chủ trong triết học phương Tây và
phương Đông là đề cao vai trò của nhân dân, như: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân
vi khinh”. Đối với Người tất cả mọi việc trong đời dù khó khăn đến mấy nhưng nếu
biết dựa hẳn vào dân thì bao giờ cũng thành công. Đó là tư tưởng xuyên suốt cuộc
đời hoạt động của Người và đã được diễn đạt thành câu ca đơn giản, dễ hiểu: “Dễ
mười lần không dân cũng chịu, khó mười lần dân liệu cũng xong”. Từ vị thế của
nhân dân, khi thành lập nước Người xác định chính thể “Việt Nam dân chủ cộng
hòa”, Người khẳng định nguồn gốc sâu xa của quyền lực Nhà nước là ở nhân dân:
“Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của
dân, …nói tóm lại chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”
3. Những quan điểm của Đảng ta về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở:
Ngày 18/02/1998 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 30/CTTW về xây dựng và thực hiện chế dân chủ ở cơ sở; nhằm phát huy tốt hơn và nhiều
hơn quyền làm chủ của nhân dân đó vừa là mục đích, vừa là động lực cho sự phát
triển. Góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, quan liêu,
cửa quyền, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy chính quyền các cấp, tạo điều kiện
3


xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần khắc phục tình trạng vừa
mất dân chủ ở cơ sở, vừa mất dân chủ cực đoan tạo cho quyền làm chủ của nhân
dân được tôn trọng, đưa quy chế dân chủ trở thành nề nếp trong hoạt động của chính
quyến các cấp.
II. VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ XUÂN TÂY,
HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2011 – 2012:
1. Đặc điểm tình hình:
Xuân Tây là một xã vùng sâu vùng xa nằm về phía bắc của huyện Cẩm Mỹ,

tỉnh Đồng Nai; có tổng diện tích tự nhiên là 4787,66 ha; trong đó xã quản lý là
2077,66 ha, tổng số hộ 2077 hộ với số nhân khẩu 10.181 nhân khẩu, phân bổ thành
08 ấp, có 9 dân tộc anh em cùng chung sống, đời sống của nhân dân chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, cở sở hạ tầng chưa được đầu tư, trình độ dân trí còn hạn chế, đời
sống vật chất chưa đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với quy định. Đảng bộ xã
gồm có 20 chi bộ trực thuộc.
2. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ:
Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời triển khai
kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn toàn xã.
Căn cứ vào Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành, về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn
và kế hoạch hàng năm của Đảng ủy xã; Ủy ban nhân dân xã đã cụ thể hóa bằng
những việc làm thiết thực thông qua việc gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng
đầu tổ chức chính quyền cơ sở, vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức qua công
tác tuyên truyền, vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trong địa phương như: Thông
qua việc đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an
ninh hàng năm; xây dựng quy ước, hương ước, các công trình phúc lợi, công trình xã
hội hóa giao thông nông thôn, xã hội hóa điện hạ thế 0,4 kv, bầu Hội đồng nhân dân
các cấp, bầu trưởng ấp, bỏ phiếu tính nhiệm, bãi nhiệm các chức danh chủ chốt của
chính quyền cấp xã và Trưởng, phó ấp,..., cụ thể như sau:
4


- Công tác chỉ đạo, diều hành của cấp ủy, chính quyền được quan tâm hơn,
công tác tuyên truyền được chú trọng hơn về chất lượng và số lượng trên nhiều hình
thức, tốc độ phát triển kinh tế năm 2012 tăng 11,91% so với năm 2011, thu nhập
bình quân đầu người năm 2012 tăng 16,8% so với năm 2011; đời sống kinh tế ngày
càng phát triển như: Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5% (năm 2011 là
12,92%), giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,21% (năm 2011 là 1,23%),
giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 9,7% (năm 2011 là 10,18%), công tác

giải quyết đơn thư đạt 100%, công có khiếu nại đông người hoặc vượt cấp, công tác
cải cách thủ tục hành chính được chú trọng, giải quyết kịp thời không để tồn đọng,
gây phiền hà cho nhân dân.
- Công tác phối hợp giữa Ủy ban nhân dân xã và Mặt trận, các đoàn thể xã
trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: Quán triệt trong công tác tổ chức,
triển khai thực hiện Pháp lệnh 34 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội với phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” làm cơ sở để thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở. Trong thời gian qua công tác công khai hóa các văn bản pháp luật, các quy
định nhà nước, 150 bộ thủ tục hành chính được đưa ra công khai trước dân, niêm yết
tại trụ sở UBND (nơi tiếp dân): Các khoản thu xã hội hóa điện, đường do nhân dân
đóng góp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách hàng năm, dự án
đường cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Dây cho nhân dân nắm bắt thông qua
sinh hoạt tổ nhân dân, sinh hoạt các chi, tổ, hội; những vấn đề cần được đưa ra dân
biết, dân bàn, dân làm và dân giám sát, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc phòng
chống tham nhũng, lãng phí thực hành tiết kiệm trong cải cách các thủ tục hành
chính, kiểm điểm thái độ tác phong của cán bộ tiếp dân, giải quyết kịp thời các đơn
thư khiếu nại của công dân. Bên cạnh đó Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã phát
huy được vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế dân chủ, luôn đẩy mạnh
việc đổi mới tổ chức và hoạt động, cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt của các
đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu của đoàn viên, hội viên. Qua thực hiện các phong
trào hành động cách mạng của địa phương đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân
5


dân tích cực tham gia vào các tổ chức đoàn thể Chính trị xã hội. Ngoài ra còn thực
hiện tốt công tác nhân đạo từ thiện, giúp các hộ nghèo làm ăn vươn lên thoát nghèo,
cuối năm tổ chức bình xét hộ nghèo công khai theo từng địa bàn ấp, chủ động phối
hợp với các ban ngành, đoàn thể vận động xây dựng được 31 căn nhà tình thương
896.000.000đ, trong đó gia đình và người thân đóng góp 327.000.000đ. Phối hợp
cùng các ban ngành, đoàn thể tổ chức giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn

xã. Phối hợp cùng Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát việc thu chi ngân sách, giám
sát việc xét duyệt hộ nghèo và một số cuộc giám sát khác. Qua công tác giám sát đã
khắc phục những sai sót hạn chế trong việc thực hiện xây dựng các công trình trên
địa bàn xã. Xây dựng quy ước, hương ước của các khu ấp cũng được các khu ấp xây
dựng và bổ sung hàng năm với hình thức họp dân lấy ý kiến để đóng góp chỉnh sửa
bổ sung theo từng vấn đề mà bà con trong ấp đưa ra. Cụ thể như việc tổ chức đám
tang, đám cưới, lễ làng đều đưa ra dân quy định về thời gian hình thức tổ chức gọn
nhẹ, tiết kiệm không có tình trạng phô trương lãng phí. Chỉ tiêu xây dựng gia đình
văn hoá, ấp văn hoá cũng được triển khai cho nhân dân trong ấp thực hiện. Việc tổ
chức văn hoá thể dục thể thao vào dịp lễ, tết, Ngày hội đại đoàn kết cũng được bà
con tham gia tích cực. Ngoài ra còn bổ sung vào quy ước, hương ước của ấp như:
Các gia đình không được tàng trữ mua bán và sử dụng các loại văn hoá phẩm độc
hại, đồi truỵ, trẻ em trong độ tuổi phải được đến trường, ấp không có trẻ em bỏ học,
thất học, vận động 100% các cặp vợ chồng thực các biện pháp tránh thai hiện đại
nhằm hạn chế việc sinh con thứ 3, không để tình trạng trẻ em bị ngược đãi, hạn chế
tình trạng bạo lực gia đình. Không để tội phạm và các tệ nạn ma tuý, mại dâm xảy ra
trong khu ấp, thực hiện tốt nội dung “4 giảm”, đã góp phần giữ gìn khu ấp bình yên
và đạt chỉ tiêu gia đình văn hoá, ấp văn hoá.
3. Thuận lợi và khó khăn:
3.1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ huyện
cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của Ban thường vụ Đảng uỷ xã, Ủy ban nhân dân xã đã
6


phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể, đoàn kết nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện
trên các địa bàn dân cư theo kế hoạch đã đề ra, gắn với việc thực hiện Thông tri
04/TT-MTTW về cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư” đã tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
địa phương theo quy định, “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Việc triển khai thực

hiện quy chế dân chủ đã có nhiều chuyển biến, nhân dân rất phấn khởi và phát huy
vai trò làm chủ của mình bằng cách góp ý xây dựng cán bộ Đảng, chính quyền ở địa
phương, nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trong xóm ấp ngày
càng được nâng cao, biết giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc,
từng bước đẩy lùi những thói hư tật xấu các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ
nạn xã hội, như: Tổ chức các nghi lễ của các tổ chức Tôn giáo trên địa bàn đều thực
hiện đúng quy định của Pháp luật và được sự chấp thuận của chính quyền địa
phương. Từ đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được củng cố
và giữ vững ổn định, nhân dân luôn phát huy tình làng nghĩa xóm tương thân tương
ái giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống ngày càng tốt hơn.
3.2. Khó khăn:
Việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ còn chậm,
chưa thực sự sâu rộng đến với quần chúng nhân dân, chưa thực hiện đầy đủ các nội
dung để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các công trình xã hội hóa;
bình xét công khai hộ nghèo; chạy theo bệnh thành tích, cả nể trong trong việc; công
tác tuyên truyền còn mang tính hình thức; trình độ dân trí không đồng đều; nhận
thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về dân chủ chưa rõ ràng; chất lượng hoạt
động của Mặt trận và các đoàn thể xã đạt kết quả chưa cao.
Công tác kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ của Ban chỉ đạo chưa được
thường xuyên, công tác đánh giá sơ kết chưa được chú trọng, từ đó chưa kịp thời rút
kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo tốt hơn, trong quá trình tổ chức thực
hiện chưa nhân rộng các điển hình “ gương người tốt việc tốt”.
7


III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ XUÂN TÂY, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH
ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền cho cán bộ Đảng viên và nhân dân thực hiện
tốt các quan điểm chỉ đạo của Đảng các cấp về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Phát huy những mặt đã làm được, khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém, giúp
cho cán bộ Đảng viên và nhân dân có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành của Đảng ủy xã, sự phối hợp đồng bộ
giữa Ủy ban nhân dân xã và Mặt trận, các đoàn thể xã trong việc thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở; bổ sung hoàn chỉnh các quy chế, quy ước, hương ước theo kịp sự
phát triển xã hội; nhằm góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tổ chức chỉ đạo, triển khai, tuyền truyền theo chiều sâu để việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở đi vào thực tiễn của đời sống nhân dân và trở thành nếp sống
không thể thiếu của người dân, tạo động lực thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn
định chính trị ở địa phương. Gắn với việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở thì cần phải coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà
nước đi đôi với việc tăng cường kiểm điểm trách nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ Đảng
viên thực hiện sai chủ trương, chính sách, pháp luật.
Lắng nghe ý kiến đóng góp của dân, giải quyết dứt điểm và kịp thời các đơn
thư khiếu nai của dân, lấy lợi ích của nhân dân để đánh giá kết quả của quá trình
lãnh đạo và điều hành chính quyền cơ sở; phải xem trọng việc sơ tổng kết, rút kinh
nghiệm, biểu dương các gương điển hình tiên tiến và nhân rông mô hình trong quá
trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

8


C. KẾT LUẬN:
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước,
vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài; nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân
làm chủ.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ phát huy được sức mạnh đoàn kết

trong cán bộ đảng viên, hội viên và nhân dân, và là nội lực phát triển kinh tế - xã hội,
cũng cố quốc phòng an ninh.
Với việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã Xuân Tây nói riêng và thực hiện quy
chế dân chủ nói chung trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay cần phải phát huy được quyền làm chủ thực sự của nhân dân, để người dân được
làm chủ đất nước trong việc sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần, cải tạo tự nhiên,
được tham gia bàn bạc, trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực
gắn liền với quyền lợi, nghĩa vụ, xây dựng xã hội đáp ứng với nhu cầu và nguyện
vọng chính đáng của nhân dân. Phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và mục tiêu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.

9



×