Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty TNHH KPMG Việt Nam – Minh họa tại công ty sản xuất ABC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 53 trang )

i

Mục lục
Chương mở đầu ............................................................................................................1
Chương 1. Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) KPMG ............3
I. Giới thiệu tổng quan về công ty KPMG ............................................................... 3
1.

Hiệp hội KPMG toàn cầu (KPMG International)...........................................3

2.

Công ty TNHH KPMG ...................................................................................3

II. Phương pháp kiểm toán luận kiểm toán của KPMG – KAM ............................... 5
Chương 2. Quy trình kiểm toán quy trình Hàng tồn kho tại KPMG. Minh họa
quy trình kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty sản xuất ABC .................................6
I. Tìm hiểu chung về công ty sản xuất ABC ............................................................6
II. Đánh giá rủi ro ......................................................................................................7
1.

Xác định mức trọng yếu .................................................................................7

2.

Xác định mức độ quan trọng của các khoản mục ...........................................9

3.

Quy trình đánh giá rủi ro và thiết kế kế hoạch thực hiện kiểm toán ............10


4.

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ..........................................11

III. Thiết kế và thực hiện thử nghiệm cơ bản ...........................................................19
1.

Thủ tục phân tích: .........................................................................................19

2. Thử nghiệm chi tiết .......................................................................................19
Chương 3. Nhận xét, kiến nghị ..............................................................................38
I. Nhận xét chung ....................................................................................................38
1.

Ưu điểm ........................................................................................................38

2.

Hạn chế .........................................................................................................39

II. Nhận xét về quy trình kiểm toán quy trình hàng tồn kho tại KPMG .....................39
1.

Ưu điểm ........................................................................................................39

2. Hạn chế .........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................42


ii

Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Xác định các mức trọng yếu sử dụng trong quá trình kiểm toán .......................8
Bảng 2: Xác định tài khoản quan trọng của quy trình kiểm toán hàng tồn kho ............10
Bảng 3: Giấy làm việc cụ thể của thủ tục kiểm tra từng bước .........................................14
Bảng 4: Biểu chỉ đạo hàng tồn kho ...............................................................................20
Bảng 5: Kiểm tra tính chia cắt niên độ của các giao dịch mua hàng............................. 22
Bảng 6: Kiểm tra giá mua nguyên vật liệu ....................................................................23
Bảng 7: Biểu chỉ đạo giá vốn hàng bán .........................................................................24
Bảng 8: Dòng lưu chuyển chi phí ..................................................................................25
Bảng 9: Biểu chỉ đạo chi phí sản xuất chung ................................................................ 27
Bảng 10: Kiểm tra chi phí giá thành đơn vị ..................................................................31
Bảng 11: Đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được (trích) ......................................32
Bảng 12: Kiểm tra hàng chậm luân chuyển...................................................................34
Bảng 13: Biểu chỉ đạo khoản mục phải trả người bán ..................................................35
Bảng 14: Kiểm tra, đối chiếu thư xác nhận khoản mục phải trả người bán ..................36
Bảng 15: Thủ tục kiểm tra thay thế đối với kiểm toán hàng tồn kho ............................ 37
Bảng 16: Đánh giá chênh lệch tỷ giá đối với các khoản phải trả người bán .................37


LỘ TRÌNH TOÀN DIỆN THI TUYỂN VÀO BIG4

ACE THE BIG4 là gì?
Ace The Big4 là khóa học giúp bạn tổng hợp nhanh các kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết để thi đậu
Big4 cũng như kỹ năng làm việc tại Big4, (Step 2, 3, 4 trong lộ trình ở trên). Cụ thể:
 Nội dung khóa học:
 ACCOUNTING (10 buổi) học full giáo trình môn F3 - Accounting ACCA, kết hợp học offline và sửa
bài online cho tất cả các chuyên đề để học viên có thể ôn tập kỹ ở nhà tùy theo tốc độ của mình. Đặc
biệt, giảng viên sẽ chia sẻ rất nhiều case study thực tế trong quá trình làm Big4, dạy cách làm Cash flow
và hợp nhất trên Excel theo phong cách Big4, so sánh VAS- IFRS để học viên có cái nhìn toàn diện về
chuẩn mực. Sau học phần này học viên tự tin thi đậu môn F3 cũng như môn CFAB – Accounting.

 AUDITING (7 buổi) học full giáo trình môn CFAB – Assurance - Giáo trình CFAB Assurance là 1
giáo trình cực kỳ hay và cô đọng, không quá khó như ACCA F8 và chiếm tỷ lệ lớn trong đề thi Big4
trong kỳ Intern vừa qua. Để tăng hiệu quả khóa học, giảng viên đã quay video dịch toàn bộ cuốn sách và
sửa toàn bộ bài tập để học viên chủ động trong việc học tập, xem và chuẩn bị bài ở nhà. Khi tới lớp học
viên được kiểm tra lại kiến thức và chia sẻ các tình huống, các case study thực tế trong Big4. Sau học
phần này học viên hoàn toàn tự tin để thi đậu môn CFAB Assurance.
 KIỂM TOÁN PHẦN HÀNH (4 buổi) học 4 phần hành cơ bản: Cash, Fixed asset, Expenses &
Prepayment - Trải nghiệm thực tế vị trí Intern tại khóa học.
 TAX (4 buổi) – ACCA F6: học 4 loại thuế quan trọng là CIT, PIT, VAT, FCT nhằm mở rộng cơ hội cho
các bạn apply bộ phận Tư vấn Thuế của các Big;.
 CV, ESSAY (1 buổi) hướng dẫn viết CV và sửa CV cho riêng từng bạn, hướng dẫn kỹ năng viết essay.
 GROUP INTERVIEW (2 buổi) 1 buổi sẽ thực hiện theo phong cách phỏng vấn của EY và PWC - Social
case, 1 buổi sẽ thực hiện theo phong cách của Deloitte và KPMG - Technical case.
 FINAL INTERVIEW (1 buổi) mô phỏng vòng phỏng vấn Final 1-1 trong Big4.
 Thời lượng: 29 buổi/ khóa
 Giảng viên: Các anh chị đã và đang làm BIG4 (vị trí Senior đến Manager, Director) giảng dạy từng
chuyên đề phù hợp. Ngoài ra, Các anh chị sẻ chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng, việc làm tại các nơi làm
việc
 Học phí: 5.000.000đ (Hỗ trợ đóng thành 2 đợt)
 Đối tượng: Các bạn sinh viên (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Kinh tế, Ngân hàng, thậm chí là ngôn
ngữ) có mong muốn thực tập và làm việc tại Big4 đều có thể tham gia khóa học này.
Fanpage: facebook.com/acethefuture.center -

Website: ace-big4.edu.vn - Hotline: 0908.216.102


Fanpage: facebook.com/acethefuture.center -

Website: ace-big4.edu.vn - Hotline: 0908.216.102


HOA BIG4

UEL NÓI GÌ VỀ ACE

UEH NÓI GÌ VỀ ACE

FTU, TDTU NÓI GÌ VỀ ACE








iii
Danh mục các từ viết tắt
A

Cơ sở dẫn liệu chính xác

BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban giám đốc

C


Cơ sở dẫn liệu đầy đủ

CP

Chi phí

CSDL

Cơ sở dẫn liệu

DL

Chi phí nhân công trực tiếp

E

Cơ sở dẫn liệu hiện hữu

eAudit

Phần mềm kiểm toán tại KPMG

FG

Thành phẩm

FOH

Chi phí sản xuất chung


HTK

Hàng tồn kho

KAM

Phương pháp luận KPMG

KSP

Phần mềm chọn mẫu KSP

KTV

Kiểm toán viên

MUS

Phần mềm chọn mẫu MUS

NCC

Nhà cung cấp

NRV

Giá trị thuần có thể thực hiện được

RM


Nguyên vật liệu

SPDD

Sản phẩm dở dang

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

V

Cơ sở dẫn liệu đánh giá

WIP

Sản phẩm dở dang


1
Chương mở đầu
Sự cần thiết của đề tài
Trong lịch sử đã có nhiều công ty lớn bị phá sản đã cho là có liên quan gian lận đến báo
cáo tài chính, điển hình là Enron, Worldcom, Lucent, và nhiều công ty phải đối mặt với
mức phạt lên đến hàng tỷ đô la Mỹ như Toshiba (Nhật Bản). Ở Việt Nam, một số trường

hợp báo cáo tài chính cung cấp cho các bên liên quan, trong đó có nhà đầu tư không đảm
bảo trung thực và hợp lý, điển hình là trường hợp của công ty Bông Bạch Tuyết và gần
đây nhất là trường hợp của công ty gỗ Trường Thành. Đó chỉ là một vài trong số nhiều
trường hợp nhà quản trị đã cung cấp báo cáo tài chính kém chất lượng tới người sử dụng
nhằm đạt được mục đích lợi ích riêng. Chính vì vậy, cần có bên thứ ba có thể đưa ra ý
kiến về mức độ trung thực và hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính để người sử
dụng có thể dựa vào đó đưa ra quyết định đầu tư của mình. Đó cũng là nguyên nhân ra
đời các công ty Kiểm toán độc lập.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập toàn cầu và sự phát triển của khoa học kĩ thuật,
đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp ngày càng phát triển về
quy mô và số lượng. Tính đến tháng 12/2017, cả nước có gần 700.000 doanh nghiệp
đang hoạt động, trong đó có hơn 110.000 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới trong năm
2017, chiếm chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại và sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp thương mại và sản xuất, hàng tồn kho giữ vai trò trung gian
trong quá trình chuyển hóa nguồn lực của đơn vị thành kết quả kinh doanh. Do đó, hàng
tồn kho liên quan đến hầu hết các chu trình của một doanh nghiệp, đặc biệt là chu trình
bán hàng – thu tiền, chu trình mua hàng – trả tiền và chu trình tiền lương và có khả năng
chứa những rủi ro làm sai lệch báo cáo tài chính. Nói cách khác, hàng tồn kho là một
quy trình trọng yếu đối với doanh nghiệp.
Vì tính chất quan trọng của quy trình này, người viết quyết định lựa chọn đề tài “Quy
trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty TNHH KPMG Việt Nam – Minh họa
tại công ty sản xuất ABC” làm báo cáo chuyên đề thực tập nhằm đi sâu tìm hiểu quy
trình kiểm toán hàng tồn kho một cách có hệ thống trên góc độ lí luận và thực tiễn, và
đưa ra những ý kiến nhận xét theo ý kiến của bản thân, nhằm giúp hoàn thiện quy trình
kiểm toán đối với quy trình này.
Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH KPMG Việt Nam


2

Minh họa tại công ty sản xuất ABC
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát, quan sát, mô tả quy trình kiểm toán quy trình hàng tồn kho tại công ty TNHH
KPMG Việt Nam
Đưa ra nhận xét, đánh giá, giải pháp kiến nghị cho các đối tượng liên quan nhằm nâng
cao chất lượng kiểm toán hàng tồn kho.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Đọc và nghiên cứu các chuẩn mực, thông tư liên quan đến kế toán – kiểm toán
2. Đọc các tài liệu, hồ sơ kiểm toán có nội dung liên quan
3. Quan sát và thực hiện công việc thực tế trong thời gian thực tập
4. Trao đổi, tham khảo kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn từ những người có kinh
nghiệm
Phạm vi đề tài:
Tìm hiểu quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty KPMG, minh họa cụ thể tại công
ty sản xuất linh kiện điện tử ABC trong kỳ kiểm toán BCTC có niên độ kết thúc vào
ngày 31/12/2016.
Hạn chế của đề tài:
Minh họa 1 loại hình trong thời gian chưa gồm năm 2017, nên chưa bao quát, chưa đảm
bảo tính cập nhập.
Số liệu đã qua xử lý để đảm bảo nguyên tắc bảo mật nên chưa phản ánh chính xác dữ
liệu doanh nghiệp thực tế cung cấp.


3
Chương 1.

Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) KPMG

I. Giới thiệu tổng quan về công ty KPMG
1. Hiệp hội KPMG toàn cầu (KPMG International)

Hiệp hội KPMG toàn cầu là một pháp nhân được thành lập theo luật Thụy Sỹ, gồm các
hãng thành viên liên kết với Hiệp hội.
KPMG toàn cầu được thành lập năm 1987 tại Thụy Sĩ, sau sự sát nhập của các công ty
con. Tên gọi KPMG đại diện cho 4 thành viên sáng lập chủ chốt: Piet Klynveld, William
Peat, James Marwick, Reinhard Goerdeler.
Trụ sở chính của công ty được đặt ở Amstelveen, Hà Lan. KPMG có hơn 190.000 nhân
viên trên toàn thế giới và cung cấp địch vụ nghề nghiệp tại hơn 155 quốc gia. KPMG có
3 kênh dịch vụ chính: Kiểm toán, Thuế, và Tư vấn quản lý.
Cơ cấu tổ chức của mạng lưới KPMG được thiết kế nhằm thúc đẩy tính thống nhất về
chất lượng dịch vụ và gắn kết các hãng thành viên bất kể hoạt động tại quốc gia nào theo
các giá trị của KPMG. KPMG International thiết lập và đẩy mạnh việc thực hiện và duy
trì các chính sách và chuẩn mực dịch vụ nhất quán tại tất cả các hãng thành viên, bảo vệ
và quảng bá hình ảnh và tên tuổi của KPMG.
KPMG International là đơn vị độc lập về mặt pháp lý đối với các hãng thành viên khác.
Trách nhiệm đối với các nghĩa vụ và nợ phải trả của một hãng thành viên.
Mỗi hãng thành viên có thể bao gồm nhiều hơn một pháp nhân. Trong trường hợp đó,
mỗi pháp nhân tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ và nợ phải trả của mình, trừ khi có thỏa
thuận khác.
2. Công ty TNHH KPMG
Công ty TNHH KPMG là công ty TNHH thành lập tại Việt Nam và là hãng thành viên
của mạng lưới các công ty độc lập liên kết với Hiệp hội KPMG toàn cầu.
KPMG được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994.
Trụ sở chính: Tầng 46, tòa Keangnam, Hanoi Langmark Tower, Phường Mễ Trì, Quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Chi nhánh công ty KPMG tại Hồ Chí Minh: số 115 đường Nguyễn Huệ, phường Bến
Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh công ty KPMG tại Đà Nẵng: 74 Bạch Đằng, phường Hải Châu I, Quận Hải
Châu, Thành phố Đà Nẵng.



4
Gần đây, KPMG có đặt thêm văn phòng đại diện tại tỉnh Thanh Hóa.
Người đại diện theo pháp luật: ông Warrick Antony Cleine.
Hiện nay với hơn 1000 chuyên viên hoạt động tại các chi nhánh, văn phòng trên cả nước,
KPMG được Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam công nhận là
công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, dẫn đầu về doanh thu, số lượng khách hàng
và số lượng kiểm toán viên đạt chuẩn.
1.1

Các dịch vụ cung cấp



Kiểm toán: Kiểm toán theo yêu cầu pháp luật và kiểm toán báo cáo tài chính



Thuế: Dịch vụ thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân



Tư vấn: Dịch vụ tư vấn của KPMG được tổ chức thành 3 mảng chính (tăng

trưởng, quản lý, thực hiện) với 9 tuyến dịch vụ:


Dịch vụ tư vấn kế toán




Dịch vụ thực hiện kinh doanh



Tài chính doanh nghiệp



Dịch vụ quản trị rủi ro tài chính



Dịch vụ kiểm toán nội bộ, rủi ro và tuân thủ



Tư vấn công nghệ thông tin



Pháp lý



Tái cấu trúc



Dịch vụ giao dịch các bên


1.2

Triết lý hoạt động tại KPMG

Các giá trị cốt lõi tạo ra một ý thức về bản sắc chung tại KPMG với một mạng lưới các
công ty thành viên tại hơn 155 quốc gia, xác định quan điểm và cách thức làm việc giúp
gắn kết với nhau hơn của giữa thành viên hoạt động tại công ty trong mạng lưới toàn
cầu.
KPMG luôn hướng tới giá trị cốt lõi là:
Lãnh đạo bằng cách nêu gương
Làm việc trên tinh thần đồng đội
Tôn trọng từng cá nhân
Tìm hiểu sự thật và thấu hiểu bản chất
Cởi mở và thành thật trong giao tiếp
Cam kết với cộng đồng


5
Quan trọng hơn hết là hành động liêm trực
KPMG Việt Nam tin rằng, sự cam kết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ tạo
nên một tổ chức thống nhất, nâng cao uy tín, và tạo nên các mối liên kết quan trọng với
cộng động nơi doanh nghiệp hoạt động. Do đó Hiệp hội KPMG toàn cầu cũng như công
ty KPMG Việt Nam có những cam kết với con người, khách hàng và cộng đồng.
II. Phương pháp kiểm toán luận kiểm toán của KPMG – KAM
KPMG áp dụng phương pháp luận kiểm toán quốc tế gọi tắt là KAM (KPMG Audit
Methodology). KAM là sự tổng hợp và cập nhập những tài liệu mới nhất được các tổ
chức uy tín về lĩnh vực kiểm toán trên thế giới ban hành, áp dụng và tuân thủ chuẩn mực
kiểm toán quốc tế (ISAs) và những hướng dẫn được phát triển bởi KPMG, tập trung vào
tính chất quan trọng của các thủ tục kiểm tra chi tiết, đánh giá rủi ro, hiệu quả và hoạt
động kiểm tra công tác kiểm soát, đồng thời củng cố thêm sự phối hợp toàn cầu. Bên

cạnh đó, KAM đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện phần mềm kiểm toán
tại KPMG (eAudit). Mục đích của KAM là hướng dẫn chi tiết các thủ tục kiểm toán cần
phải được thực hiện để đảm bảo mục tiêu và chất lượng của cuộc kiểm toán. Mỗi năm
KPMG đều có xuất bản và cập nhập KAM để sử dụng cho một năm đó. Đảm bảo cho
tất cả kiểm toán tại KPMG cập nhập kiến thức hiện hành nhất.


6

Chương 2.

Quy trình kiểm toán quy trình Hàng tồn kho tại KPMG. Minh họa

quy trình kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty sản xuất ABC
I. Tìm hiểu chung về công ty sản xuất ABC
Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều công ty sản xuất linh kiện điện tử phục vụ cho các
ngành sản xuất phương tiện vận tải như: ô tô, xe máy, máy bay, tàu thuyền.
Công ty TNHH ABC là một ví dụ điển hình trong lĩnh vực này. ABC là công ty 100%
vốn nước ngoài được thành lập vào năm 2002 với số vốn điều lệ ban đầu là xx tỷ tại khu
công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, dưới sự điều hành của tổng giám đốc người Nhật Bản.
Lĩnh vực sản xuất chính của công ty là linh kiện điện tử với dây chuyền công nghệ sản
xuất nhập từ Nhật Bản, phần lớn nguyên vật liệu là nhập khẩu từ nước ngoài, sản xuất
theo đơn đặt hàng của khách hàng là các công ty sản xuất ô tô, xe máy trong và ngoài
nước. Trong đó có một công ty XYZ chiếm 70% trên tổng số doanh thu.
Báo cáo tài chính của công ty được lập và trình bày tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt
Nam và các văn bản pháp luật liên quan.
Ban giám đốc kiểm soát và tham gia vào tất cả các quyết định liên quan hoạt động
thường ngày của công ty, đặc biệt tập trung vào việc tăng lợi nhuận, doanh số và sản
xuất. Bên cạnh đó, do sự giới hạn nhân lực nên cấu trúc nhân sự không được đảm bảo
một cách đầy đủ. Công ty cũng không có ban kiểm toán nội bộ.

Qua phỏng vấn với kế toán công ty, thấy rằng có một khách hàng của công ty hủy hợp
đồng nên nguyên vật liệu sản xuất cho đơn hàng của khách hàng này vẫn còn nằm trong
kho. Có thể có hàng tồn kho chậm luân chuyển.
Mặt khác ABC là một công ty TNHH nên rủi ro làm đẹp báo cáo tài chính sẽ thấp hơn
những doanh nghiệp nhà nước hay công ty niêm yết trên thị chường chứng khoán vì họ
thường không phải chịu áp lực phải thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh tốt đối với
cổ đông hay các bên liên quan.


7
II. Đánh giá rủi ro
Theo VSA 315, mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là xác định và
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính
và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực
hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.
Vì vậy, kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu.
Những hiểu biết về đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán
và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán.
Đối với công ty ABC, một số thủ tục đánh giá rủi ro có thể thực hiện bao gồm:
 Phỏng vấn về thông tin khách hàng
 Quan sát việc áp dụng những hoạt động kiểm soát đặc biệt
 Kiểm tra chứng từ, báo cáo
 Đối chiếu nghiệp vụ từ những hệ thống thông tin liên quan với báo cáo tài chính
Do có những thủ tục kiểm soát được công ty khách hàng áp dụng nhưng không thực sự
mang lại hiệu quả, vì vậy nên cần tìm hiểu và kiểm tra việc thiết kế các thủ tục kiểm
soát này.
1. Xác định mức trọng yếu
Theo VSA 320, thông tin trọng yếu khi thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của

thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của sử dụng báo cáo tài chính.
Trong cuộc kiểm toán, KTV xác định mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và
tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu
là một ngưỡng một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có.
Tính trọng yếu của thông tin cần được xem xét trên cả phương diện định tính và định
lượng.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu được xác định không nhất thiết phải là mức
giá trị mà dưới mức đó các sai sót không được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp
lại luôn được đánh giá là không trọng yếu. Trong một số trường hợp cụ thể, sai sót có
thể được đánh là trọng yếu mặc dù giá trị của nó thấp hơn mức trọng yếu.
Theo phương pháp luận KPMG, mức trọng yếu ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu do gian lỗi hoặc do sai sót, thiết kế thủ tục kiểm toán, kết quả của các


8
thủ tục kiểm toán, nhận diện các sai sót, tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán
và loại ý kiến kiểm toán sẽ cung cấp.
Mức trọng yếu có 3 cấp độ:
Mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính (Materiality): Giá trị này được xác định tùy
vào đặc điểm hoạt động của công ty. Thông thường là từ 0.5% - 3% của tổng doanh thu,
từ 3%-10% của lợi nhuận trước thuế hoặc tài sản ròng.
Với lượng giá trị (cá thể hay tổng thể) lớn hơn giá trị này có thể ảnh hưởng đến việc ra
quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính)
Dựa trên KAM 38.1020, KTV nên xác định các chỉ số ảnh hưởng đến quyết định kinh
tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Họ có thể bao gồm chủ sở hữu, người góp vốn,
ngân hàng, các tổ chức tài chính khác và Chính phủ. Trong trường hợp của khách hàng
ABC, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động, tài sản ròng và nợ ròng được
định nghĩa là các thước đo cơ bản cho việc ra quyết định kinh tế.
Mức trọng yếu thực hiện (Performance materiality): thường là 75% của mức trọng
yếu tổng thể. Là mức giá trị được xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ

thấp hợp lí để tổng hợp các ảnh hưởng của các sai sót trọng không được điều chỉnh và
không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.
Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (Audit misstatement posting threshold – AMPT):
Là mức giá trị mà dưới mức này những sai sót có thể được bỏ qua. Tập hợp tất cả những
giá trị dưới AMPT thì sẽ không có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính. Thường
được xác định bằng 3-5% của mức trọng yếu tổng thể.
Theo Phương pháp luận KPMG (KAM) 38.020, để xác định được tiêu chuẩn xác định
mức trọng yếu, KTV cần xác định các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ đồng thời kết hợp với tình hình hoạt
động của công ty khách hàng.
Đối với công ty ABC, đối tượng sử dụng báo cáo tài chính chủ yếu là các nhà đầu tư,
ngân hàng và các cơ quan chức năng liên quan, nên KTV tiến hành xác định mức trọng
yếu dựa trên các chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và tài sản ròng.
Bảng 1: Xác định các mức trọng yếu sử dụng trong quá trình kiểm toán
Đơn

vị: 2016

1000

dụng

–sử
2016

2015


9
Tổng doanh Tổng doanh Lợi

thu

Mức trọng
yếu
PM – 75%
AMPT
5%



trước thuế

thu

183,318,091

nhuận

183,318,091

Tổng

doanh

Tài sản ròng thu

5,397,380

32,385,830


197,969,630

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn

biên (0.5% -

biên (0.5% -

biên

biên

biên

3%)

3%)

(3% - 10%)

(3% - 10%)


(0.5% - 3%)

2%

3%

10%

10%

2%

3.666.000.

5.500.000

540.000

3.239.000

3.959.000

2.749.000.

4.125.000

405.000

2.429.000


2.969.000

183.000.

275.000

27.000.000

162.000

198.000

Từ bước tìm hiểu về công ty ABC, ta thấy đây là một công ty sản xuất đã hoạt được 15
năm trong ngành công nghiệp chung nên doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định và
mục tiêu trọng tâm của công ty là tập trung vào doanh thu để mở rộng quy mô cũng như
khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, tài sản chủ yếu của công ty
là dây chuyền sản xuất và không tập trung vào việc phát triển, nâng cấp tài sản này.
Thêm vào đó, việc sử dụng lợi nhuận trước thuế làm thước đo thì sẽ khiến cho mức
trọng yếu nhỏ hơn mức của năm trước rất nhiều, và ngưỡng bỏ qua cũng rất nhỏ (27
triệu) khiến cho khối lượng công việc của KTV rất nhiều trong khi đây là công ty có ít
rủi ro trọng yếu. Nên KTV quyết định chọn mức trọng yếu dựa trên tổng doanh thu.
Từ đó, mức trọng yếu của công ty này là VNĐ 3,666,000,000, mức trọng yếu thực hiện
2,749,000 và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là 183,000,000.
2. Xác định mức độ quan trọng của các khoản mục
Theo KAM 10.1305, một tài khoản quan trọng là một tài khoản có khả năng có thể chứa
sai sót khi riêng lẻ hoặc khi kết hợp với những tài khoản khác có ảnh hưởng quan trọng
đến tổng thể báo cáo tài chính.
Để xác định tài khoản quan trọng các cơ sở dẫn liệu và các thuyết minh liên quan, KTV
đánh giá các yếu tố rủi ro định tính và định lượng liên quan. Các yếu tố rủi ro này có thể
gồm: chủ ý của nhà quản trị, khối lượng giao dịch lớn, hạch toán phức tạp, sử dụng ước

tính.


10
Đối với công ty ABC, chu trình hàng tồn kho là một chu trình mà các tài khoản liên
quan là tài khoản quan trọng.
Đồng thời, KTV cũng xác định các cơ sở dẫn liệu liên quan: C - Chính xác
(Completeness); E – Hiện hữu (Existence); A – Chính xác (Accuracy); V – Đánh giá
(Valuation); O – Quyền và nghĩa vụ (Obligations and Right); P – Trình bày và công bố
(Presentation and Disclosure)
KTV thu thập được bảng dưới đây:
Bảng 2: Xác định tài khoản quan trọng của quy trình kiểm toán hàng tồn kho
Trọng
yếu






Tài khoản
Hàng mua đi
đường
Nguyên vật
liệu
Sản phẩm dở
dang
Thành phẩm
Dự phòng
hàng tồn kho


Năm nay

Chu
trình

Số dư

HTK

Số dư năm Cơ sở

Số dư đã
điều chỉnh
0

0

trước

dẫn liệu

0 CEA

HTK

21.743.973 21.743.973

19.234.742 CEAV


HTK

12.747.855 12.747.855

12.747.855 CEAV

HTK

2.638.540

2.638.540

2.645.789 CEAV

HTK

1.246.472

1.246.472

1.246.472 CEA

3. Quy trình đánh giá rủi ro và thiết kế kế hoạch thực hiện kiểm toán
Chi phí, giá vốn hàng bán
Cơ sở dẫn liệu: CEA
 Thực hiện thủ tục kiểm toán cho những khoản quan trọng (gồm đối chiếu chứng
từ, tính toán lại, phân tích xu hướng)
 Phỏng vẫn khách hàng về những thay đổi bất thường trong các khoản chi phí
 Thực hiện đánh giá lại nếu những khoản đó nên ghi nhận vào giá vốn hàng bán
hoặc vào chi phí bán hàng hoặc chi phí chung

 Thực hiện thủ tục kiểm tra niên độ đối với các nghiệp vụ mua hàng tồn kho
Khoản phải trả
Cơ sở dẫn liệu: CEA


11
 Gửi thư xác nhận cho những số dư lớn, những nhà cung cấp chủ yếu của công ty
khách hàng
 Chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra những chứng từ thanh toán, hóa đơn sau ngày
chia cắt niên độ
 Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá vào ngày kết thúc niên độ
Hàng tồn kho
Cơ sở dẫn liệu: CEAV
 Thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục cơ bản cho khoản mục này
 Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra khả năng hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát
hàng tồn kho trong kì: chứng kiến kiểm kê, kiểm tra nghiệp vụ mua hàng
 Thủ tục cơ bản:
 Chứng kiến kiểm kê và chạy MUS chọn mẫu thực hiện kiểm kê thực tế, so sánh
đối chiếu với danh sách hàng tồn kho do khách hàng cung cấp tại ngày kiểm kê.
Thực hiện điều giải nhập xuất về số lượng hàng tồn kho tại ngày kết thúc niên độ
và so sánh với số trên sổ cái.
 Thực hiện kiểm tra giá mua hàng tồn kho
 Kiểm tra chi phí giá thành đơn vị cho thành phẩm và sản phẩm dở dang
 Xem xét lại các khoản dự phòng cho hàng tồn kho
 Thực hiện kiểm tra việc chia cắt niên độ
 Kiểm tra hàng chậm luân chuyển, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho để kịp thời lập dự phòng
 Phỏng vấn khách hàng về sự biến động của giá mua nếu có.
4. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu phương thức hoạch toán kế toán của doanh nghiệp và cách doanh nghiệp quản lý

hàng tồn kho như thế nào. Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì
KTV cần tập trung:
 Quy trình mua hàng
 Quy trình, thủ tục kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang;
 Tổ chức quản lý và theo dõi hàng tồn kho theo số lượng, chất lượng, chủng loại
 Tổ chức sản xuất và báo cáo tại các bộ phận phân xưởng


12
2.1.

Tìm hiểu quy trình mua hàng

Để hiểu được quy trình mua hàng, KPMG đã phỏng vấn khách hàng và thực hiện các thủ
tục kiểm tra. Thử nghiệm kiểm soát bao gồm phép thử walk-through, kiểm tra nghiệp vụ
mua hàng, chứng kiển kiểm kê hàng tồn kho.
Đơn đặt hàng
Căn cứ vào số lượng hàng tồn kho hiện tại và các đơn đặt hàng sản xuất từ khách hàng,
nhân viên phòng sản xuất (Production Department) sẽ chuẩn bị phiếu yêu cầu mua hàng
(Purchase request) có sự phê duyệt của trưởng phòng.
Sau đó phiếu yêu cầu mua hàng được chuyển đến phòng mua hàng (Purchase
Department). Tại đây, nhân viên phòng này dựa trên nội dung của phiếu yêu cầu mua
hàng để lập đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng phải có chữ kí phê duyệt của giám đốc.
Sau khi hoàn tất, đơn đặt hàng đã được phê duyệt được gửi tới nhà cung cấp bằng email
hoặc bằng fax.
Đối với những nguyên vật liệu chưa tìm kiếm nguồn cung cấp cố định thì nhà cung cấp
phải cung cấp bảng báo giá (Pricing report). Dựa vào bảng báo giá, phòng mua hàng sẽ
lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và gửi đơn đặt hàng. Sau khi đồng ý với đơn đặt hàng,
nhà cung cấp gửi xác nhận bán hàng cho công ty.
Đơn đặt hàng được phòng mua hàng theo dõi theo số thứ tự liên tục và theo từng nhà

cung cấp cụ thể trên hệ thống, để dễ dàng theo dõi được tiến độ xử lí các đơn đặt hàng
Nhận hàng hóa và hóa đơn
Kể từ khi gửi đơn đặt hàng và nhận xác nhận từ nhà cung cấp đến lúc nhận được hàng
thường mất từ 1 đến 3 tuần đối với hàng mua trong nước và từ 1 – 1,5 tháng đối với
hàng nhập khẩu.
Khi nguyên vật liệu được chuyển đến nhà kho của công ty, thủ kho, kế toán mua hàng,
nhân viên phòng sản xuất sẽ kiểm tra chất lượng và đối chiếu số lượng xem có bất cứ sự
chênh lệch nào giữa phiếu giao hàng, hóa đơn, đơn đặt hàng và số lượng thực tế hay
không? Nếu khớp thì tiến hành xuất phiếu nhận hàng có đầy đủ chữ kí của các bên liên
quan (kế toán, đại diện phòng sản xuất) gửi lại nhà cung cấp 1 bản. Nếu không thì phải
giải trình, tìm ra nguyên nhân ngay tại lúc đó.
Bộ phận mua hàng cũng thu thập một liên của phiếu nhận hàng, để cập nhập dữ liệu lên
hệ thống.
Điều giải chênh lệch, ghi sổ kế toán


13
Tất cả các chứng từ mua hàng (hóa đơn, phiếu nhận hàng) được đưa qua 1 nhân viên
phòng kế toán tiến hành điều giải đối chiếu số liệu giữa: đơn đặt hàng, hóa đơn, phiếu
nhận hàng. Lượng chênh lệch phải được điều tra và xử lí.
Sau đó, một nhân viên khác sẽ tiến hành hạch toán lên hệ thống kế toán của công ty.
Đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, tùy vào từng hợp đồng thương mại, trên đó sẽ
quy định cụ thể giá nhập khẩu. Đối với công ty ABC, phần lớn các giao dịch theo giá
CIF (Cost Insurance and Freight) tức là giá thành trên hợp đồng đã bao gồm bảo hiểm
và cước phí vận chuyển. Khi hàng được vận chuyển đến công ty, một bên thứ 3 tiến
hành kiểm tra chất lượng hàng hóa, nếu đảm bảo yêu cầu thì nhân viên phòng sản xuất,
thủ kho và kế toán tiến hành nhập kho như đối với hàng mua trong nước. Kế toán căn
cứ vào tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói hàng hóa để hạch toán lên hệ
thống.
Phép thử từng bước (walk-through test)

Để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kiểm soát giống như trong thiết kế,
đảm bảo các hoạt động được thực hiện xuyên suốt theo một quy trình, bao gồm thông
tin của hệ thống, cho đến khi phản ánh trong ghi chép có sử dụng giống những hồ sơ và
thông tin kỹ thuật mà cá nhân trong tổ chức đã sử dụng không. Phép thử walk- through
bao gồm việc kết hợp giữa việc điều tra, quan sát, kiểm tra, thực hiện lại các kiểm soát.
Từ đó, KTV thu thập được thông tin để đánh giá việc thực hiện và thiết kế các thủ tục
kiểm soát mà doanh nghiệp thực hiện.
Cụ thể, đối với công ty ABC, KPMG đã phỏng vấn khách hàng để thu thập những hiểu biết
về quy trình mua hàng, đồng thời chọn mẫu ngẫu nhiên một giao dịch mua hàng bất kì và
xem xét các chứng từ liên quan, đảm bảo quy trình mua hàng được thực hiện đúng theo
chính sách của công ty và có sự kiểm soát hợp lí.


14
Bảng 3: Giấy làm việc cụ thể của thủ tục kiểm tra từng bước


×