Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số hình thức nông lâm kết hợp tại huyện quan sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.74 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ HÌNH THỨC NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dịu Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Trung Tâm GDTX – DN
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Dạy nghề

THANH HÓA, NĂM 2016
Trang


MỤC LỤC

TT

Nội Dung

Trang

I

MỞ ĐẦU

1



1

Lí do chọn đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

1

3

Đối tượng nghiên cứu

2

4

Phương pháp nghiên cứu

2

II

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2


1

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2

Thực trang phát triển một số hình thức NLKH tại huyện Q.Sơn

6

2.1 Thực trang phát triển nông nghiệp

6

2.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi

9

2.3 Thực trạng phát triển rưng(lâm nghiệp)

10

2.4 Thực trạng phát triển thủy sản

11

2.5 Thực trạng phát triển trang trại


11

3

Một số giải pháp trong quá trình phát triển NLKH TẠI quan sơn

13

3.1 Giải pháp về kỹ thuật

12

3.2 Giải pháp về xá lập các hình thức NLKH

13

3.3 Các giải pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp

14

3.4 Các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

15

3.5 Các giải pháp phát triển sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

15

3.6 Các giải pháp phát triển chăn nuôi


16

3.7 Các giải pháp vốn đầu tư

16

3.8 Các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm và dịch vụ

17

3.9 Giải pháp quy hoạch chế biến và tiêu thụ sảnphẩm

17

4

Lợi ích của của việc sử dụng hình thức NLKH vào sản xuất

17

III KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

19

1

Kết luận

19


2

Kiến nghị

20

Trang


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nông lâm kết hợp(NLKH)là phương thức sử dụng đất có hiệu quả kinh tế,
môi trường và văn hoá, xã hội trong phát triển nông nghiệp cộng đồng và phát
triển kinh tế nông thôn miền núi. Trong giai đoạn hiện nay, mô hình nông lâm
kết hợp là hiện tượng phổ biến trong tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp của các
dân tộc dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, mà trước hết là đất, rừng và khí hậu.
Chiến lược phát triển bền vững cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi là
phải xây dựng các mô hình nông lâm có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều
kiện tự nhiên của từng vùng, đồng thời phải khai thác cơ hội mô hình nông lâm
kết hợp trên cơ sở tổ chức sản xuất và kinh doanh tổng hợp các loại cây trồng,
vật nuôi, kết hợp với trồng rừng, bảo vệ nguồn sinh thuỷ và rừng đầu nguồn.
Trong khi đó Quan Sơn là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nằm về
phía tây bắc của tỉnh Thanh Hóa. Huyện có địa hình bán sơn địa với tổng diện
tích tự nhiên là 93.017,03 ha.
Với hơn 36.636 người sinh sống. Trong đó có 6 xã giáp vùng biên giới và
có 4 dân tộc cùng sinh sống đó là: Thái, H.Mông, Kinh, Mường. Do trình độ dân
trí chưa cao, sản xuất manh mún, đời sống gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng
còn kém phát triển. Tình hình quản lý sử dụng đất đai trong những năm qua còn
nhiều bất cập hiệu quả sử dụng đất chưa cao ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát

triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân trong huyện.
Mặt khác Huyện quan sơn hơn 90% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp. Do vậy sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm vị trí rất quan trọng
trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế của huyện. Để phấn đấu trong 10 năm tới
Quan Sơn trở thành huyện có kinh tế phát triển vững mạnh, đời sống vật chất, tinh
thần không ngừng được nâng cao, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã
hội, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quan Sơn lần thứ IV, nhiệm
kỳ 2010-2015. Trong đó trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo đà phát
triển cho các ngành kinh tế khác. Nhằm xoá đói giảm nghèo sẽ là tiền đề phát
triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Vì vậy,
việc lập “Quy hoạch phát triển sản xuất Nông, lâm, thỷ sản, bố trí Dân cư và phát
triển nông thôn mới đến năm 2020” là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm từng
bước lập kế hoạch xây dựng phù hợp với sự phát triển nông nghiệp, nông dân và
nông thôn thời kỳ mới.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Một số hình thức nông lâm kết hợp tại huyện quan sơn tỉnh thanh hóa” đề
tài sẽ góp phần nghiên cứu và phát triển một số cây trồng có nhiều tiềm năng
trong phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng đất đồi núi, đặc biệt là các huyện
miền núi. Trong tương lai, che phủ đất sẽ giảm đáng kể nhu cầu sử dụng phân
hoá học, như vậy sẽ tiết kiệm được năng lượng cần phải tiêu tốn để sản xuất ra
Tra11111n1g 1111 111

1


các loại phân này. Điều này cũng đồng nghiã với việc giảm thải vào khí quyển
các khí hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Sản phẩm nông nghiệp sẽ
là những sản phẩm hữu cơ có độ an toàn cao. Môi trường sinh thái sẽ được cải
thiện, sức khoẻ cộng đồng sẽ được đảm bảo.
2.Mục đích nghiên cứu.

Đánh giá thực trạng pháp triển các hình thức nông lâm kết và nghiên cứu
sự hình thành các xu hướng pháp triển nông lâm kết hợp(NLKH) tại huyện Quan
Sơn dưới tác động của một số chính sách trong quá trình đổi mới nền kinh tế.
Góp phần đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm thúc đẩy pháp triển các
hình thức NLKH tại huyện Quan Sơn phù hợp điều kiện địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức canh tác NLKH tại một số vùng sinh thái của huyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Điều tra khảo sát thực địa.
Điều tra bổ sung thu thập tài liệu về các loại đất, cơ sở hạ tầng, địa hình.
Điều tra hiện trạng đất đai tài nguyên rừng, diện tích trữ lượng các loại
rừng trên địa bàn, đặc điểm tài nguyên động thực vật, đặc điểm tình hình sinh
trưởng, phát triển tái sinh phục hồi đất đồi…
Phỏng vấn người dân về tập quán canh tác, nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu các
loại cây trồng vật nuôi.
4.2 Hồi cứu số liệu
Thu thập thông tin số liệu từ các nguồn đã có trên địa bàn cũng như các tài
liệu liên quan đến công tác quản lý và các hình thức NLKH tại huyện Quan Sơn
tỉnh Thanh Hóa.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Vị trí địa lý, kinh tế, địa hình diện mạo của huyện Quan Sơn.
* Vị trí địa lý
Quan Sơn là một huyện miền núi,vùng cao,biên giới, nằm phía Tây Bắc
tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
Từ 21006’15”-20024’30” vĩ độ Bắc;
và 104015’30”-105008’25” kinh độ Đông.
Tra11111n1g 1111 111


2


Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa.
Phía Tây và Nam giáp nước CHDCND Lào.
Phía Đông giáp huyện: Lang Chánh, Bá Thước.
Huyện có diện tích tự nhiên 93.017,03ha; Dân số là hơn 36.636 người; Mật
độ dân số trung bình là 38,4 người/km2; Trên địa bàn huyện có 13 đơn vị hành
chính, bao gồm 12 xã và 1 thị trấn. Quan Sơn có Trung tâm huyện lỵ tại Km 35Quốc Lộ 217, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện tuy nhiên kết
cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế và cách thành phố thanh hóa khoảng 150km.
* Vị trí địa lý kinh tế.
Huyện có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh của khu vực miền núi và tỉnh Thanh Hóa;
Là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Mã, có ý nghĩa rất lớn về vị trí phòng
hộ, tạo nguồn sinh thủy dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ
môi trường, tạo cân bằng hệ sinh thái đối với cả tỉnh;
Trên địa bàn huyện có mạng lưới giao thông đường bộ đi qua như Quốc lộ
217, là tuyến đường nối với đường 1A, cắt đường Hồ Chí Minh qua các trung
tâm phát triển của các huyện với nước bạn Lào. Là yếu tố thuận lợi cho việc
giao lưu hợp tác và phát triển;
Gồm 6 xã giáp biên giới với 64 km đường biên với nước bạn Lào; có cửa
khẩu quốc tế Na Mèo và cửa khẩu tiểu ngạch Tam Thanh - Sầm Tớ, thuận lợi
cho phát triển kinh tế vùng biên, giao thương với nước bạn Lào, xây dựng biên
giới hòa bình, hợp tác hữu nghị.
* Địa hình địa mạo
Là huyện vùng cao, địa hình hiểm trở, diện tích bề mặt bị chia cắt mạnh
bởi sông Luồng và sông Lò, có các dãy núi cao kéo dài thành dải theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam như: Pù Mằn - Sơn Hà cao 1247m; Pa Panh - Sơn Điện Sơn Lư, cao 1146-1346m; hướng núi thấp dần từ tây sang đông, trên 91% diện
tích là đồi núi, với độ dốc cụ thể như sau:
Đất có độ dốc cấp I (< 3o): 4,48ha; chiếm gần 0,005% diện tích tự nhiên;

Có độ dốc cấp II (4-8o): 214,86 ha; chiếm 0,23%;
Có Độ dốc cấp III (9-15o): 2.285,21 ha; chiếm 2,46%;
Có độ dốc cấp IV, V,VI(> 15o): 90.512,48 ha; chiếm 97,31%.
* Khí hậu
Khí hậu thời tiết: Huyện Quan Sơn thuộc vùng khí hậu núi cao phía Tây
Bắc của tỉnh Thanh Hóa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 23 oC, nhiệt độ không khí tối cao tuyệt
đối 39- 40oC vào tháng 5, tháng 7; tối thấp tuyệt đối 2,6oC vào tháng 12, tháng 1.
Tra11111n1g 1111 111

3


Lượng mưa trung bình năm trên 1900 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 5
đến tháng 10 (tháng có lượng mưa trên 100 mm). Tháng có lượng mưa < 100
mm là tháng 12; 1; 2; 3 và tháng 4.
Số ngày mưa 194 ngày/năm, tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 6,7,8
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm 87%, thấp nhất 84% vào tháng
5, cao nhất 88% vào tháng 8, tháng 9; Lượng bốc hơi trung bình năm 628,9
mm/năm, cao nhất vào tháng 7 là 78 mm, thấp nhất vào tháng 1 là 40,3 mm;
Tổng số giờ nắng trong năm trung bình là 1.684 giờ; Bão và áp thấp nhiệt đới
ảnh hưởng từ tháng 7 đến tháng 10, trung bình 2 cơn/năm, thường mang theo
mưa lớn gây lũ lụt.
Gió Tây Nam khô nóng trung bình 21,5 ngày/năm (từ tháng 4 - tháng 7);
Giông tố trung bình 99,5 ngày/năm; Gió mùa Đông Bắc trung bình 18 đợt/năm
(từ tháng 10 - tháng 3); Số ngày rét đậm có sương giá trung bình 5,4 ngày/năm;
Số ngày có khả năng sương muối 1,2 ngày/năm (vào tháng 12 và tháng 1); Số
ngày mưa phùn trung bình 48,2 ngày/năm (vào tháng 1-3); Số ngày hanh heo
trung bình 11,4 ngày/năm (vào tháng 11-12);
Thuận lợi của khí hậu thời tiết là tổng nhiệt độ năm cao, nhiệt độ không khí

trung bình năm cao, số giờ nắng cao, lượng mưa, ẩm độ lớn thích hợp cho thực
vật, cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Nhưng bất lợi của thời tiết là luợng mưa phân bố không đều, tập trung vào
mùa mưa nên dễ gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, đá lăn. Mùa đông ít
mưa, khô hanh, rét đậm, có xuất hiện sương giá và dễ gây nên hạn hán, cháy
rừng. Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, giông tố, mưa đá, bão, ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống nhân dân.
* Thủy văn
Hệ thống sông suối của Quan Sơn được phân bố như sau. Sông Luồng bắt
nguồn từ Lào chảy qua các xã Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Thủy chảy ra Nam
Động huyện Quan Hóa. Sông Lò Bắt nguồn từ Lào chảy qua các xã Tam Thanh,
Tam lư, Sơn Lư,Thị Trấn, Trung Thượng, Trung Tiến, Trung Hạ, Trung Xuân, đổ
về sông Mã và nhiều suối khác chảy về sông Lò, sông Luồng. Sông suối dốc, tốc
độ dòng chảy lớn về mùa mưa lũ, là nguy cơ gây lũ quét, lũ ống, sạt lở đất 2 bên
bờ sông, suối ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở và hoa mầu của nhân dân
Tuy nhiên Các xã phân bố ở vùng cao đã được quan tâm làm bể chứa nước
nhưng hiện nay nước cấp sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống cũng như sản xuất của nhân dân..
1.2.Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 93.017,03 ha, bao gồm những loại đất sau:
+ Đất nông nghiệp: 82.273,11 ha; chiếm 88,45% diện tích tự nhiên toàn huyện
Tra11111n1g 1111 111

4


- Đất sản xuất nông nghiệp: 2.521,16 ha; chiếm 2,71%;
- Đất cho sản xuất lâm nghiệp: 79.682,21 ha; chiếm 85,66%;
+ Đất phi nông nghiệp: 2.688,84 ha; chiếm 2,89%;

+ Đất chưa sử dụng: 8.055,08 ha; 8,66%.
Đất chưa sử dụng hiện nay là 8.055,08 ha (chiếm 8,66% DTTN) có thể khai thác
cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác.
* Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện nhiều chiếm phần lớn tổng diện
tích tự nhiên của huyện, với thảm thực vật rừng khá phong phú tạo thành quần
thể tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và cũng có một vai trò
kinh tế nhất định, tuy nhiên trong thời gian qua vẫn có một số diện tích đất rừng
bị cháy. Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống và góp phần chống
xí mòn đất rất tốt.. Trong tương lai cần chú ý tăng diện tích rừng khoanh nuôi
bảo vệ rừng tăng độ che phủ rừng trong toàn huyện đảm bảo cân bằng sinh thái
và bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn, bảo vệ sự đa dạng sinh học và điều
hòa nguồn nước.
Bên cạnh đó rừng và sản xuất ngành lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Quan Sơn
được thể hiện trong các Nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện.
Theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại Quyết định
2755/2007/QĐ-UBND ngày 12-9-2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Quyết định
346/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBDN tỉnh Thanh Hoá.
Diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp đến là 79.682,21 ha chiếm
85,66% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; trong đó rừng phòng hộ 31.058,22
ha; rừng sản xuất 48.623,99 ha.
Hệ thực vật rừng phong phú, đa dạng; các loài gỗ quý như Sến, Táu mật,
Dổi, De, Vàng Tâm đang suy giảm nhanh do khai thác chọn gỗ tốt. Họ tre nứa
có rừng Luồng trồng, Nứa, Vầu, Giang tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu là rừng
Luồng, trữ lượng không cao do khai thác mạnh hàng năm. Luồng là nguồn
nguyên liệu cho sản xuất bột giấy trong Dự án vùng nguyên liệu giấy của nhà
máy giấy Châu Lộc đang thi công. Do khai thác nhiều năm rừng Luồng đang bị
thoái hóa, cần được cải tạo, trồng lại, bảo vệ và tổ chức khai thác sử dụng hợp lý
có hiệu quả.
* Tài nguyên nước

Nước được phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện
được lấy từ nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là nguồn nội sinh của các sông,
suối thuộc hệ thống sông Mã; trên địa bàn huyện có trên 300 khe, suối lớn, nhỏ
thường xuyên có nước. Việc trữ nước cho sản xuất chủ yếu bằng các đập ngăn
nhỏ, hiện trên địa bàn huyện có trên 40 đập ngăn giữ nước phục vụ phát triển sản
xuất và cấp nuớc sinh hoạt cho nhân dân. Có 2 sông lớn là Sông Luồng và Sông Lò;
Tra11111n1g 1111 111

5


Sông Luồng là một nhánh lớn bên hữu ngạn sông Mã có tổng chiều dài 102
km; diện tích lưu vực là 1.590km2, đoạn chảy qua huyện dài 48km.
Sông Lò tổng chiều dài sông là: 74,5 km, diện tích lưu vực 792 km 2. Đoạn
chảy trên địa bàn huyện dài trên 38 km.
Hệ thống sông suối của Quan Sơn có nhiều tiềm năng cho xây dựng các hồ,
đập phục vụ tưới thuỷ lợi; có nhiều vị trí có thể xây dựng các công trình thuỷ điện
vừa và nhỏ, bổ sung điện năng cho lưới điện Quốc gia và phục vụ phát triển sản
xuất như: Na Mèo (trên sông Luồng); Trung Thượng, Tam Lư, Trung Xuân (trên
sông Lò)...
* Nguồn nhân lực
Theo thống kê đến 31/12/2015, toàn huyện có 18.804 người nằm trong độ
tuổi lao động (chiếm 63,7% dân số), trong đó: lao động nông, lâm, thủy sản
14.816 người chếm 78,8%; Lao động tham gia trong công nghiệp - xây dựng
740 người chiếm 3,9%; Lao động dịch vụ thương mại 3.248 người chiếm
17,3%.
Tỷ lệ lao động có trình độ qua đào tạo chiếm 14%, trong đó đào tạo nghề
chiếm 6,5%.
Đến nay, mặc dù trình độ lực lượng lao động đã có nhiều biến chuyển, song
một bộ phận nhỏ trong dân cư còn giữ tập quán canh tác lạc hậu, trình độ sản

xuất thấp, nên năng suất và hiệu quả lao động chưa cao.
1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Quan Sơn có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp gần
như cuộc sống của người dân phụ thuộc vào cây vầu, nứa, luông. Người dân nơi
này mới biết khai thác trứ chưa biết khoanh nuôi và bảo về rừng.
Về nông nghiệp cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô, sắn…
cây công nghiệp ngắn ngày có lạc, đỗ tương, ngoài ra còn trồng rau, đậu các loại
cung cấp cho thị trường.
Chăn nuôi phát triển chăn nuôi ở huyện có chăn nuôi gia suc như: Trâu, bò,
lợn, dê và chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt ngoài ra còn có một số hộ nuôi thả cá, góp
phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Về lâm nghiệp sản xuất hiện nay ở huyện chủ yếu rừng luồng, vầu, nứa và
khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, vì rừng hiện nay trên địa bàn huyện
đang kì khai thác nên cũng có thu nhập kinh tế về rừng.
Các ngành kinh tế khác: Hiện nay ngành kinh tế của huyện vẫn tập trung
vào sản xuất nông lâm là chủ yếu, các ngành nghề dịch vụ, chế biến lâm sản đã
có nhưng còn ở quy mô nhỏ.
2.Thực trạng phát triển một số hình thức NLKH tại huyện Quan Sơn.
2. 1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Tra11111n1g 1111 111

6


Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của
huyện vẫn là ngành sản xuất quan trọng và là ngành kinh tế chính của huyện
trong những năm qua, sản xuất của ngành trồng trọt tương đối ổn định, năng
suất cây trồng được cải thiện rõ rệt nhờ việc áp dụng tốt khoa học, kỹ thuật trong
sản xuất, đưa các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và áp dụng các
biện pháp thâm canh tăng vụ… cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đang được

chuyển đổi một cách phù hợp, nhiều mô hình sản xuất áp dụng kỹ thuật canh tác
tiên tiến đang được mở rộng về quy mô, bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông
huyện hoạt động rất tích cực trong triển khai các mô hình trình diễn, phổ biến
kiến thức kỹ thuật canh tác, hỗ trợ giống mới... Vì vậy sản xuất nông nghiệp đã có
nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khả quan Cụ thể như sau:
Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa 1.986 ha. Các giống lúa lai có năng suất
cao đang dần thay thế các giống lúa năng suất thấp của địa phương
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đưa các giống
lúa lai năng suất cao vào gieo trồng; nên năng suất lúa hàng năm của huyện đều
tăng. Về cơ cấu giống lúa, chủ yếu là các giống lúa lai có chất lượng, hiệu quả
kinh tế cao như: Lúa lai Đ.Ưu 527, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838, Nhị Ưu 69; TH3 3, TH3-4; các giống lúa thuần Khang dân 18, Q5, Xi21, Xi23...; các giống lúa
chất lượng cao như: Hương thơm, Bắc thơm số 7...
Cây ngô: Trong những năm qua, ngô là cây lương thực rất được người dân
quan tâm. Diện tích ngô 1.843 ha. Năng suất ngô ổn định năm sau cao hơn năm
trước. Đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng lương thực toàn huyện, góp phần
gia tăng giá trị sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đất.
Cơ cấu giống ngô chủ yếu được đưa vào gieo trồng trong thời gian qua
như: CP888, CP999, CP919, NK4300, NK67, NK6654, NK54, NK66, LVN10,
LVN855, VN8960, LCH... (thời gian sinh trưởng vào khoảng 95-100 ngày), là
các giống có khả năng chống đỡ, chịu hạn tốt phù hợp với điều kiện khí hậu và
thổ nhưỡng của huyện.
Sản xuất lương thực huyện Quan Sơn, qua các năm 2005-2015
Thực hiện qua các năm
TT

Chỉ tiêu
2005

1


2010

2015

So sánh tăng
(+), giãm(-)
2005
-2010

20102015

2.314,0

2.172,0

Tổng SLLT có hạt (tấn)

5.911,0 8.225,0

10.397,
0

Lúa cả năm (ha)

1.786,0 2.060,0

1.986,0

274,0


-74,0

29,0

34,8

4,0

5,8

4.463,0 5.965,1

6.905,0

1.502,1

939,9

Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

25,0

Tra11111n1g 1111 111

7


a


Lúa chiêm xuân (ha)

559,0

631,0

668,0

72,0

37,0

26,5

35,2

40,2

8,7

5,0

Sản lượng (tấn)

1.481,4 2.221,1

2.686,7

739,7


465,6

Lúa mùa (ha)

1.227,0 1.429,0

1.318,0

202,0

-111,0

26,2

32,0

1,9

5,8

2.981,6 3.744,0

4.217,6

762,4

473,6

959,0 1.381,0


1.843,0

422,0

462,0

16,4

18,9

2,8

2,5

1.148,0 2.260,0

3.492,0

1.112,0

1.232,0

Năng suất (tạ/ha)
b

Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2

Ngô cả năm (ha)

Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

24,3

13,6

Trên địa bàn toàn huyện cây lấy bột có củ chủ yếu là sắn. Những năm gần
đây do nhu cầu phát triển của thị trường, đặc biệt là nhu cầu nguyên liệu của nhà
máy chế biến tinh bột sắn. Diện tích gieo trồng sắn của huyện không ngừng
được tăng lên và trở thành cây trồng quan trọng góp phần xoá đói giảm nghèo
của huyện trong thời gian qua. Vùng nguyên liệu sắn cung cấp cho nhà máy chế
biến tinh bột sắn Bá Thước. Tuy nhiên, sắn là cây hàng năm được trồng chủ yếu
trên đất dốc, nên đất bị sói mòn và rửa trôi mạnh lại trồng độc canh nên năng
suất không cao. Thực tế vùng nguyên liệu sắn chưa năm nào cung cấp đủ
nguyên liệu cho nhà máy hoạt động hết công suất.
Sản xuất cây lấy bột huyện Quan Sơn, giai đoạn 2005-2015
TT

Chỉ tiêu

Tổng diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

Thực hiện qua các
năm

So sánh tăng
(+), giảm (-)


2005

2010

2015

20052010

20102015

910

898

1300

-12

402

90
8191

97

110

7


13

8702 14300

511

5598

Trong năm 2014 huyện có trồng thí điểm giống khoai sọ mán với diện tích
là 4ha được trồng thí điểm ở các xã Trung Hạ, Sơn Lư, Sơn điện Tam Lư, năng
suất đạt: 80tạ/ha. Khoai mán sọ là loại cây trồng rất phù hợp điều kiện khí hậu
và đất đai của huyện ta, cho năng suất cao dễ trồng. Nhưng vẫn chưa được bà
con lựa chọn trồng nhiều trong sản xuất nông nghiệp, là do chưa có thị trường
tiêu thụ.
Cây công nghiệp ngắn ngày của huyện chủ yếu là mía, lạc và đậu tương...
Tổng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày được phát triển ổn định, năm 205 là

Tra11111n1g 1111 111

8


86,0 ha, tăng lên 476,0 ha vào năm 2010 và đến năm 2015đạt 670,0 ha. Trong
các cây công nghiệp ngắn ngày thì Đậu tương chiếm diện tích chủ yếu.
Sản xuất cây công nghiệp hàng năm huyện Quan Sơn 2005- 2015
So sánh tăng

Thực hiện qua các năm

TT


(+), giảm (-)

Chỉ tiêu
2005
Cộng diện tích
(ha)
1

2

66,0

2015

2005

2010

-2010

-2015

476,1

670,0

410,1

193,9


Lạc cả năm (ha)

77,0

69,0

77,0

-8,0

Năng suất (tạ/ha)

6,0

7,3

6,0

1,3

Sản lượng (tấn)

46,0

50,0

46,0

4,0


Mía cả năm (ha)

47,1

41,0

47,1

-6,1

Năng suất (tạ/ha)

534,8

590,0

534,8

55,2

2519,0

2419,0

2519,0

-100,0

Sản lượng (tấn)

3

2010

Cây đậu tương
(ha)
Năng suất (tạ/ha)

66,0

352,0

560,0

286,0

208,0

11,1

17,1

17,5

6,0

0,4

Sản lượng (tấn)


73,0

602,0

982,0

529,0

380,0

Cây ăn quả của huyện phát triển chậm, diện tích trồng manh mún, phân tán
trong vườn của các hộ gia đình, chưa hình thành các vùng chuyên canh cây ăn
quả. Tính đến năm 2015 diện tích 139 ha chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong huyện với các loại cây chính như nhãn, vãi,
dứa, chuối, gấc… tuy nhiên nhiều diện tích cây già cỗi cho năng suất, hiệu quả
thấp. Do không được coi là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện, nên
người dân không đầu tư mà sản xuất chủ yếu mang tính tận dụng nhằm tăng
thêm nhu nhập.
Trong năm 2014 huyện có triển khai trồng thí điểm mô hình trồng chuối
tiêu hồng, gấc:
Chuối tiêu hồng: Với quy mô: 1,5 ha Trồng tại xã Sơn Thủy, tỷ lệ cây sống
đạt trên 90%. Mặc dù tỷ lệ chuối sống cao, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại
chưa cao. Do khâu lựa chọn điểm thực hiện chưa sát, chưa phù hợp, chưa đáp
ứng được điều kiện cần của cây trồng.

Tra11111n1g 1111 111

9



Gấc: Với diện tích 20 ha trồng tại Trung Xuân, Tam Lư, tỷ lệ sống đạt
40%. Do trong quá trình xử lý đất gieo trồng gặp phải thời tiết nắng, nóng, khô
hạn kéo dài, điều kiện thời tiết trong vụ lượng mưa ít, khả năng cung cấp, tưới
nước cho cây không đáp ứng được yêu cầu về nước của cây nhất là giai đoạn còn
non, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trính sinh trưởng phát triển của cây.
2.2. Thực trạng chăn nuôi.
Năm 2015 tổng đàn gia súc, gia cầm là:
Tổng đàn Trâu là 6.240 con so với cùng kỳ giảm 12,74%
Tổng đàn bò: 8.421 con, so với cùng kỳ tăng 10,45%
Tổng đàn lợn: 17.537 con so với cùng kỳ giảm 2,39%
Tổng đàn dê: 3.020 con so với cùng kỳ tăng 59,19%
Tổng đàn gia cầm 145.000 con so với cùng kỳ tăng 4,3%
Kết quả tiêm phòng gia súc gia cầm năm 2015:
Tiêm phòng đàn gia cầm H5N1 105.000 liều, tỷ lệ đạt 40%.
Tiềm phòng dại 2.600 liều, tỷ lệ đạt 35%.
Tiêm phòng cho đàn trâu, bò ( Tụ huyết trùng 16.000 liều và Lở mồm long
móng 16.000 liều), tỷ lệ đạt 85%.
Tiêm dịch tả lợn 17.000 liều, tỷ lệ đạt 80%
Công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm 2015
luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Đến nay tổng đàn gia súc, gia cầm trong
huyện phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.
Tuy nhiên chăn nuôi của huyện trong những năm qua đã có bước phát triển
khá mạnh về số lượng đàn gia súc và gia cầm, từng bước chuyển đổi mô hình
chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ gia đình là chủ yếu sang hình thành một số trang trại
chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) theo phương thức sản xuất hàng hoá, từng bước
đem lại hiệu quả kinh tế, tạo động lực góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông
nghiệp huyện trong những năm qua; công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh
cho đàn gia súc, gia cầm có nhiều chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ tiêm phòng hàng
năm đạt từ 60-85% tổng đàn. Tuy nhiên chất lượng chuyển biến còn chậm, phần
lớn giống gia súc, gia cầm là giống năng suất thấp như bò nội, lợn cỏ, lợn lai

không rõ nguồn gốc, gà ri...
2.3. Thực trạng trong sản xuất lâm nghiệp.
Ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của
huyện. Đầu tư bảo vệ và phát triển sản xuất nghề rừng nhằm tạo ra sản phẩm
hàng hóa đa dạng, sẽ giải quyết việc làm cho người lao động trong nông nghiệp
nông thôn; tăng thu nhập cho người dân. Sản xuất lâm nghiệp không những góp
phần phát triển kinh tế của huyện còn có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ
Tra11111n1g 1111 111 10


bảo vệ đất không bị sói mòn, điều tiết nguồn nước cho các hồ đập công trình
thủy lợi phục vụ nước tưới cho sản xuất, nước sinh hoạt của người dân; Điều
hòa khí hậu, bảo vệ môi trường phát triển du lịch sinh thái.
Thực hiện Nghị định 02/CP của Chính phủ, toàn huyện đã hoàn thành việc
giao đất giao rừng cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân, vì thế nghề rừng đã
được tổ chức lại, hiệu quả kinh tế từ nghề rừng ngày càng đem lại nguồn thu lớn
cho nhân dân.
Đất lâm nghiêp phân theo 3 loại rừng: Đất rừng phòng hộ 31.369,7 ha,
chiếm 39,22% diện tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất 48.623,95 ha, chiếm
60,78% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện.
Đối với công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Trong những năm gần
đây công tác tổ chức sản xuất lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến, từ lâm
nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội. Việc quản lý bảo vệ rừng đã được
chú trọng, Thực hiên chương trình dự án 661; 147 đã đạt được nhiều kết quả về
kinh tế, xã hội đặc biệt là giải quyết được việc làm và cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho các gia đình nhận khoán, chức năng phòng hộ của rừng đã
được phát huy có hiệu quả. Hàng năm diện tích rừng được tăng lên do trồng
rừng, rừng phục hồi, khoanh nuôi tái sinh rừng, những diện tích đất lâm nghiệp
đã giao khoán cho các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình; đồng thời thông qua sự
hỗ trợ đầu tư của nhà nước, bằng hình thức khoán bảo vệ, khoanh nuôi, chăm

sóc và trồng rừng mới. Diện tích trồng rừng tập trung được phát triển khá mạnh.
Rừng trồng được chăm sóc tốt nên tỷ lệ thành rừng cao. Rừng tự nhiên cũng
được bảo vệ và quản lý khá tốt.
Cùng với việc trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, công tác bảo vệ phòng
chống cháy rừng cũng được các cấp các ngành trong huyện quan tâm chỉ đạo,
tình hình sâu bệnh hại rừng, nạn phá rừng làm rẫy và khai thác gỗ trái phép đã
được quản lý tốt hơn. Công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được
cập nhật do chi cục kiểm lâm thực hiện. Khai thác lâm sản thực hiện đúng Quyết
định 40 về qui chế khai thác lâm sản và các văn bản hiện hành của Nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng.
2.4. Thực trạng phát triển thuỷ sản
Là huyện miền núi nên tiềm năng về phát triển thủy sản của Quan Sơn
không nhiều, người dân chủ yếu khai thác, đánh bắt tự nhiên và nuôi thủy sản
trên các ao hồ nhỏ mang tính tự cấp, tự túc, nuôi trồng thuỷ sản của huyện chủ
yếu tận dụng diện tích ao hồ, mặt nước để nuôi thả. Góp phần tăng thu nhập cho
người dân trên địa bàn.
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 4,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ vượt 12,5%.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là: 188 tấn (chủ yếu là cá), trong đó:
nuôi trồng: 144 tấn, khai thác là: 44 tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là:

Tra11111n1g 1111 111 11


56 ha.Tiếp tục vận động nhân dân đào ao nuôi cá, đồng thời theo lợi thế từng khu vực
thuận lợi có thể phát triển nuôi cá lồng trên sông Lò và sông Luồng.
2.5.Thực trạng phát triển trạng trại
Kinh tế trang trại: Thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ và
Nghị quyết 07/TU của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế trang trại; những năm gần
đây, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã bắt đầu phát triển. Đến 2010, toàn
huyện có 17 trang trại, gồm: 15 trang trại lâm nghiệp và 2 trang trại nông - lâm

kết hợp; Tổng thu hoạch từ kinh tế trang trại năm 2010 đạt 702,2 triệu đồng, thu
hút trên 100 lao động. Kinh tế trang trại tuy chưa lớn nhưng đã làm thay đổi hẳn
tập quán canh tác nhỏ lẻ đã ăn sâu vào tiềm thức đồng bào, bước đầu có mô hình
sản xuất tập trung quy mô lớn, thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá.
3. Một số giải pháp trong quá trình phát triển NLKH tại huyện Quan
Sơn.
3.1.Giải pháp về kỹ thuật
Lựa chọn mô hình khai thác sử dụng thích hợp có hiệu quả
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, khả năng vốn đầu tư mà
áp dụng các mô hình sản xuất hợp lý, kết hợp những mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội với những yêu cầu có tính nguyên tắc về môi trường, khai thác hiệu quả
tài nguyên đất đai theo các khu vực sinh thái của huyện. Phát huy thế mạnh của
từng vùng, hình thành các khu vực sản xuất hang hóa, kết hợp kinh doanh tổng
hợp, thực hiện đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, sản phẩm vừa đáp ứng
đủ tiêu dùng trên địa bàn và xuất khẩu. Huyện Quan Sơn là một Huyện miền núi
qua thực tế điều tra chúng tôi đưa ra các mô hình sau:
Vùng sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm trên vùng
đất dốc 0 – 80 chủ động được nguồn nước tưới.
Vùng cây lâu năm phát triển trên đất có tầng dày ven đồi nơi có độ dốc từ
8 – 15 .
0

Vùng trồng rừng và khoanh nuôi tái xinh trên đỉnh nơi có độ dốc trên 250.
Kỹ thuật khai hoang
Kỹ thuật khai hoang rất quan trọng trong việc bảo vệ chống xói mòn đất.
những vùng trồng cây lâu năm, nông lâm kết hợp áp dụng hình thức trồng theo
băng, trong quá trình sử dụng tiếp tục mở rộng diện tích vừa có tác dụng che phủ
đất, giữ ẩm cho cây trồng mới và tiết kiệm chi phí khai hoang. Diện tích đưa vào
sản xuất đều áp dụng khai hoang trắng để giảm thiệt hại do xói mòn rửa trôi đất
cần tiến hành trồng xen cây họ đậu, cây cỏ voi theo hàng, theo đường đồng mức.

Đối với vùng trồng cây lâm nghiệp dài ngày đang trong thời kỳ cần thiết phải
kết hợp trồng cây ngắn ngày vừa cho thu hoạch sản phẩm có tác dụng giữ ẩm và
che phủ cho đất.
Kỹ thuật canh tác
Tra11111n1g 1111 111 12


Làm đất: Tùy điều kiện của từng vùng cụ thể, nhưng đều có chung cải tạo
làm đất tơi xốp. Do đó, đây cũng là tác nhân gây xói mòn rửa trôi đất. Để giảm
thiệt hại cần cày bừa, phay đất theo đường đồng mức. Thời vụ làm đất cần tính
toán đặc điểm khí hậu của từng vùng để bố trí các loại cây trồng hợp lý, những
khu vực đất dốc không được làm vào mùa mưa để tránh sự rửa trôi các chất dinh
dưỡng gây thoái hóa đất.
Bón phân: Để phục hồi đất trống đồi trọc có hiệu quả kinh tế, sinh thái cần
phải sử dụng thêm phân bón vừa có tính cải tạo đất, tăng hàm lượng các chất
hữu cơ trong đất. Các loại phân bón ưu tiên sử dụng ở đất trống đồi trọc là phân
chuồng, phân xanh, phân vi sinh… Nhằm tái tạo các điều kiện lúy hóa tính trên
vùng đất trống đồi núi trọc.
Luân canh, xen canh: Lựa chọn các cây trồng thích hợp để xen canh nhằm
tạo bề mặt đất được che phủ, giữ ẩm cho cây trồng, đồng thời tăng them thu
nhập trên một diện tích canh tác. Đối với các khu vực khai thác trồng cây lâu
năm nên trồng xen cây lâu năm và cây cỏ voi. Thực hiện tốt việc trồng xen cây
hàng năm, diện tích cây hoa màu sử dụng hiệu quả đất, hạn chế sâu bệnh đảm
bảo hiệu quả môi trường.
3.2. Giải pháp xác lập các hình thức NLKH đặc trưng cho phù hợp.
Dựa trên quá trình khảo sát thực địa trên ta nên có những hình thức NLKH
như sau:
* Hình thức rừng + cây ăn quả + nuôi ong mật.
* Hình thức rừng + cây ăn quả + ao.
* Hình thức cây ăn quả + ao + chuồng:

* Hình thức ruộng bực thang + ao + chuồng
* Hình thức rừng + nương dẫy+ chuồng.
* Hình thức rừng + ruộng bực thang.
Tùy thuộc vào quỹ đất thực tế của từng hộ gia đình mà bà con có thể chọn
một trong những hình thức canh tác trên để áp dụng vào sản xuất.
Đối với diện tích rừng bà con nên chọn các giống cây sau: Vầu, nứa trồng ở nơi có
độ dốc cao nhất, tiếp theo lim, lát, sến, táu, rổi, luồng, mắc ca, xoan, chè...
Đối với diên tích trồng cây ăn quả nên chọn các giống sau: cam, táo đại, ổi
tứ quý, bưởi da xanh, bưởi diễn, thanh long, nhãn, vải, gấc, chuối....
Đối với diện tích ruộng ba con có thể kết hợp hai vụ lúa mọt vụ ngô hoặc đậu....
Đối với diện tích nương dãy có các giống như: lúa , ngô, khoai, sắn, đậu,
mía, lạc.......
Đối với diện tích ao: Giống cá trắm, chép, chôi, mè...
Đối với diện tích chuông trại: trâu, bò,lợn, gà, ngan ngỗng, dê.......
Tra11111n1g 1111 111 13


3.3 Các giải pháp bảo vệ và phát triển sản xuất rừng (lâm nghiệp).
Tăng cường công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, tuyên truyền nâng cao
ý thức bảo vệ rừng của người dân, nghiêm cấm các hoạt động khai thác rừng
trong thời gian tới. Đồng thời phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, công an,
quân sự, bộ đội biên phòng trên địa bàn để triển khai thực hiện tốt Phương án bảo
vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, chủ động kiểm soát phòng ngừa, xử lý
nghiêm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Củng cố nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ rừng từ huyện
đến cơ sở; lực lượng Kiểm lâm làm nòng cốt, Kiểm lâm địa bàn giúp chính
quyền cấp xã làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng tận gốc; nâng cao năng lực
quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của cấp xã; kiểm tra thực hiện tốt
trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch được

phê duyệt; tranh thủ tối đa và thu hút các dự án lâm nghiệp, triển khai thực hiện
tốt, Nghị quyết 30a của Chính phủ; dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
đến năm 2020. Tập trung cải tạo rừng chất lượng kém, không hiệu quả, đẩy
nhanh tiến độ trồng rừng, trọng tâm là trồng nứa, vầu và các loại cây có giá trị
kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường. Duy trì quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng
hiện có.

Giám sát khai thác rừng chặt chẽ theo quy định hiện hành, tập trung hướng
dẫn chỉ đạo công tác khai thác nứa, vầu theo đúng quy trình quy phạm kỹ thuật,
nghiêm cấm việc khai thác trắng. Thực hiện phân bổ kế hoạch khai thác rừng
cho các xã và bản và hộ gia đình có diện tích rừng trên địa bàn.
Làm tốt công tác phát triển rừng, chú trọng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, chăm
sóc rừng trồng. Đối với những diện tích đã được quy hoạch là đất trống nhưng khả
năng tái sinh tự nhiên diễn ra nhanh thì để lại khoanh nuôi bảo vệ xúc tiến tái sinh,
đồng thời đề nghị được chuyển đổi những diện tích rừng nghèo kiệt khả năng tái sinh
chậm sang trồng rừng mới với những loài cây có giá trị kinh tế cao, khuyến khích
nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu quả như mô hình trồng rừng vầu thâm canh
tại xã Tam Lư, mô hình trồng cây Sa nhân tại xã Sơn Thủy…
Tăng cường thực hiện nghiêm túc phương án “Giữ vững ổn định an ninh
rừng và quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản trên địa bàn”, “Quản lý gỗ làm nhà”,
“Quản lý cưa xăng, súng săn”; đề án tiếp nhận và xử lý thông tin trong hoạt động
bảo vệ va phát triển rừng; kế hoạch bảo vệ ổn định an ninh rừng, kế hoạch phòng
chống chữa cháy rừng…; tăng cường công tác kiểm tra rừng, đặc biệt là các khu
vực còn giàu tài nguyên, vùng rừng giáp ranh. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử
lý nghiêm các hành vi phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái
phép; tổ chức quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn
từ khâu nhập đến khâu xuất xưởng, tiêu thụ tránh thất thu ngân sách địa phương.

Tra11111n1g 1111 111 14



Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào công tác quản lý bảo vệ rừng
và phát triển kinh tế lâm nghiệp ở địa phương.
Trong những năm tới nhu cầu về giống cây lâm nghiệp là khá lớn vì vậy để
đáp ứng được mục tiêu đã đề ra cần liên hệ với công ty sản xuất giống cây lâm
nghiệp để đảm bảo việc cung cấp giống có chất lượng tốt.
3.4 Các giải pháp phát triển nông nghiệp
Xây dựng thêm và mở rộng hệ thống kênh mương đến khắp các cánh đồng
đảm bảo tiêu tưới, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho người dân.
Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm
trồng các loại giống mới có năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Áp dụng
các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để hạn chế sự phát triển của sâu
bệnh hại… Đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác
khuyến nông, khuyến lâm phát triển các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và
tiêu thụ nông sản, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã, phát
triển các giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, ngô, các
cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Tập trung chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, lập
kế hoạch phòng trống các thiên tai.
Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp, sử dụng hiệu quả diện
tích mặt nước để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Mở rộng quy mô chăn nuôi, đào tạo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người
dân, tiến hành sản xuất tại địa phương để giảm bớt chi phí cho chăn nuôi và
trồng trọt.
3.5. Các giải pháp phát cây công nghiệp và cây ăn quả.
Trong những năm tới cần được cải tạo, chuyển đổi các loài cây phù hợp,
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cây công nghiệp lâu năm(măc ca)
Đến 2015 quy mô sản xuất cây Mắc ca với diện tích là 1167 ha năng suất
đạt 8 tạ quả/ha, sản lượng đạt 933,6 tấn; đến 2020 là 1.347 ha, năng suất tăng lên

9 tạ quả/ha, sản lượng đạt 1212,3 tấn. Đây là loài cây đã được trồng ở Việt Nam
có nguồn gốc từ Australia, cây có giá trị cao dễ bảo quản và chế biến, thị trường
tiêu thụ hiện nay ở Thái Bình đã có nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm này.
Cây ăn quả
Tổng diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện đến năm 2015 đạt 210
ha. Bố trí sản xuất một số loại cây ăn quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn
như: Tóa đại, bưởi diễn, bưởi da xanh, ổi tứ quý, vải, nhãn, dứa, chuối… thay
thế dần những loài cây già cỗi, còi cọc cho năng suất hiệu quả thấp bằng những
loài cây mới, mở rộng quy mô sản xuất kết hợp diện tích trồng cây ăn quả xây
Tra11111n1g 1111 111 15


dựng mô hình trang trại tổng hợp(cây ăn quả kết hợp nuôi ong) nhằm tăng hiệu
quả trong sản xuất.
3.6. Các giải pháp phát triển chăn nuôi.
Tăng cường diện tích trồng cỏ chăn nuôi năm 2015 trồng 100 ha; đến năm
2020 tăng lên 150 ha, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi theo hướng trang trại tập
trung.
Đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung theo
phương thức trang trại và công nghiệp gắn với chế biến, đưa nhanh tiến bộ kỹ
thuật vào chăn nuôi để có khối lượng sản phẩm lớn cung cấp cho các đô thị, các
khu công nghiệp, khu du lịch và xuất khẩu. Năm 2015 khối lượng sản phẩm từ
các vùng chăn nuôi tập trung chiếm trên 35% tổng sản lượng chăn nuôi toàn
huyện và năm 2020 chiếm khoảng 50%.
Trên cơ sở đánh giá thực tế hiện trạng chăn nuôi tự phát của địa phương
việc quy hoạch phát triển chăn nuôi cho từng vùng trên cơ sở tiềm năng theo
loại hình trang trại tập trung cộng đồng quy mô 1.000 con trở lên.
+ Được xác định có 3 vùng trọng điểm chăn nuôi phát triển trang trại gia
súc gồm:
- Điểm thứ nhất: Thuộc địa bàn xã Sơn Thủy xây dựng 1 vùng.

- Điểm thứ hai: Thuộc địa bàn xã Tam Lư xây dựng 1 vùng.
- Điểm thứ ba: Thuộc địa bàn xã Trung Xuân xây dựng 1 vùng.
+ Được xác định có 5 vùng trọng điểm chăn nuôi phát triển trang trại gia
cầm gồm:
Về chăn nuôi gà:
- Điểm thứ nhất: Thuộc địa bàn xã Sơn Thủy xây dựng 1 vùng.
- Điểm thứ hai: Thuộc địa bàn xã Sơn Điện xây dựng 1 vùng.
- Điểm thứ ba: Thuộc địa bàn xã Trung Thượng xây dựng 1 vùng.
Về chăn nuôi vịt:
- Điểm thứ nhất: Thuộc địa bàn xã Sơn Hà xây dựng 1 vùng.
- Điểm thứ hai: Thuộc địa bàn xã Tam Thanh xây dựng 1 vùng.
+ Được xác định có 3 vùng trọng điểm phát triển nuôi thủy sản gồm:
- Điểm thứ nhất: Thuộc địa bàn xã Sơn Hà xây dựng 1 vùng.
- Điểm thứ hai: Thuộc địa bàn xã Tam Lư xây dựng 1 vùng.
- Điểm thứ ba: Thuộc địa bàn xã Trung Thượng xây dựng 1 vùng.
Xây dựng cơ chế, chính sách áp dụng theo cơ chế chung của tỉnh, ngoài ra
đề nghị huyện có cơ chế khuyến khích ban đầu về hỗ trợ một phần để xây dựng
Tra11111n1g 1111 111 16


cơ sở hạ tầng khu trang trại tập trung. Nhằm thúc đẩy việc thực hiện việc kiểm
soát dịch bệnh và vệ sinh phòng , đảm bảo vệ sinh môi trường. Dần dần chuyển
hóa từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, hình thức gia trại
đến trang trại. Vị trí phù hợp, phải đảm bảo hợp vệ sinh.
3.7. Các giải pháp về vốn đầu tư
Để đáp ứng được nhu cầu về vốn đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng
tiến độ thì cần huy động vốn từ mọi nguồn có thể nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn
là từ hỗ trợ của nhà nước thông qua ngân hang và các chương trình phát triển
nông thôn, đồng thời huy động vốn từ các tổ chức cá nhân quan tâm đến hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp và huy động vốn từ trong dân. Các giải pháp cụ

thể để huy động vốn là :
Phát triển các nguồn vốn trung và dài hạn có lãi suất ưu đãi. Thu hút các
nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng nông thôn, các dự
án phát triển nông lâm nghiệp, liên hệ với các doanh nghiệp cho vay phân bón,
giống cho các hoạt động sản xuất của người dân.
Phát triển các quỹ tín dụng nhân dân ban ngành, đoàn thể trong xã hội.
3.8. Giải pháp khuyến nông, khuyến lâm và dịch vụ.
Trước tiên ưu tiên có cơ chế hỗ trợ việc thành lập hợp tác xã kinh doanh
dịch vụ về vốn, để kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân đang sẵn có các phương tiện, cơ
sở sản xuất chế biến trên địa bàn huyện huy động tối đa nguồn lực. Cổ phần hóa
tạo mạng lưới thu mua sản phẩm lâm nghiệp cho nhân dân. Tạo môi trường
thuận lợi nhất để nhân dân dân cùng gắn kết với việc cung cấp sản phẩm trong
chế biến, tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ và
lồng ghép xin đầu tư của tỉnh để xây dựng chợ đầu mối tại xã Sơn Điện điểm
trung tâm giưới thiệu sản phẩm của huyện, đồng thời tạo mặt bằng công lao
động ổn định trong nhân dân trên toàn huyện, tránh ép giá đối với vùng sâu vùng
xa không thuận lợi về giao thông, đồng thời xã hội hóa để tập trung mở các
tuyến đường giao thông các khu vực còn giàu tài nguyên để thuận lợi cho việc
khai thác, vận chuyển và chế biến.
Những khu vực đất trống đồi trọc thường ở xa, địa hình cao, giao thông đi
lại khó khăn, các thông tin kĩ thuật lạc hậu, trình độ dân trí thấp, do vậy công tác
khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật tới các xã vùng
xâu, vùng xa trong huyện là rất cần thiết. Việc tái tạo phục hồi đất trống đồi núi
trọc trong các năm tiếp theo là:
Củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông công tác tại cơ sở. Làng
khuyến nông tự quản để góp phần sử dụng hệ thống canh tác đạt hiệu quả.
Chuyển giao đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật phổ biến cho toàn bộ nhân
và các hộ được giao sử dụng đất trống đồi núi trọc: Các loại giống mới, kỹ thuật
bón phân, gieo trồng, phòng trừ sâu bệnh, các phương pháp cải tảo đất dốc.


Tra11111n1g 1111 111 17


Xây dựng các mô hình trình diễn, mở các lớp tập huấn, lựa chọn các mô
hình có hiệu quả nhân rộng trên địa bàn các xã.
Tăng cường những chính sách đầu tư khoa học kỹ thuật và vốn cho sản
xuất, trong đầu tư sản xuất lương thực đóng vai trò thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp trong huyện.
Chú trọng đầu tư phát triển thị trường nông sản, khai thác tiềm năng thế
mạnh, gắn sản xuất đi liền với thu mua nông sản phẩm trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đầu tư cho phát triển kinh tế
đồi rừng thông qua các mô hình nông lâm kết hợp.
3.9.Giải pháp quy hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm:
Tổ chức điều tra, rà soát hệ thống chế biến lâm sản, lập quy hoạch chế biến
lâm sản đến năm 2020; Quan tâm thu hút đầu tư nhiều nhà doanh nghiệp chế
biến lâm sản, khuyến kích thành lập doanh nghiệp chế biến lâm sản; ưu tiên phát
triển các công nghệ chế biến hiện đại hiệu quả thân thiện với môi trường, kiểm
soát tốt và xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Nâng cao năng lực chế biến của các doanh nghiệp, tận dụng hết được
nguồn nguyên liệu về gỗ, luồng, nứa vầu; hạn chế tối đa tiêu thụ nguyên liệu thô
chưa qua chế biến.
Xây dựng thương hiệu và tìm kiến thị trường trong, ngoài tỉnh và nước
ngoài để tiêu thụ sản phẩm qua chế biến, nhằm khuyến kích.
4. Lợi ích của việc sử dụng hình thức NLKH vào sản nông nghiệp của
huyện Quan Sơn.
4.1. Lợi ích của nông lâm kết hợp
Thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên cứu trung và dài hạn
ở nhiều nơi trên thế giới đã cho thấy nông NLKH là một phương thức sử dụng
tài nguyên tổng hợp có tiềm năng thoả mãn các yếu tố của phát triển nông thôn
và miền núi bền vững. Các lợi ích mà NLKH có thể mang lại rất đa dạng, tuy

nhiên có thể chia thành 2 nhóm nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng
đồng và nhóm các lợi ích gián tiếp cho cộng đồng và xã hội.
4.2. Lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp
Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều hình thức NLKH được hình
thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực thực
phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là
hình thức vườn ao chuồng được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở
nước ta. Ưu điểm của các hình thức NLKH là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực
và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn.

Tra11111n1g 1111 111 18


Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có
thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. Để đáp ứng nhu cầu về
nguyên vật liệu cho hộ gia đình.
Tạo việc làm: NLKH gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng
thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân.
Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi
về đầu vào, các hệ thống nông lâm kết hợp dễ có khả năng đến lại thu nhập cao
cho hộ gia đình. Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực:
Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ
tương hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết
hợp thường có tính ổn định cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên
(như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.). Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp
phần giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ.
4.3. Lợi ích của nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường
Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước
Qua nhiều năm nghiên cứu nông NLKH phối hợp với các kết quả nghiên

cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học đất đã cho thấy các
hệ thống NLKH nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng giảm
dòng chảy bề mặt và xói mòn đất duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và
phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của
cây trồng và vật nuôi. Nhờ vậy làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử
dụng đất và giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyên đất (Young, 1997).
Ngoài ra, trong các hệ thống NLKH do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng
của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ
ô nhiễm các nguồn nước ngầm (Young, 1997).
Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, nông lâm kết hợp
có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác, NLKH là
phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông
nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác NLKH sẽ làm giảm sức
ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng (Young,1997). Các hộ
nông dân qua canh tác theo phương thức này sẽ dần dần nhận thức được vai trò
của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước và sẽ có đổi mới về kiến thức, thái
độ có lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng.
Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không gian
của hệ thống trong sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại
và cảnh quan. Chính vì các lợi ích này mà NLKH thường được chú trọng phát

Tra11111n1g 1111 111 19


triển trong công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên
và bảo tồn nguồn tiền.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại huyện hoàn
toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng nhiều vào
quá trình sản xuất.
Đối với ngành lâm nghiệp của huyện chưa đa dạng chủ yếu là rừng vầu,
nứa, luồng. Do địa hình đồi núi dốc.
Đối với mô hình kinh tế trang trại ở huyện chưa phát triển, còn manh mún,
nhỏ lẻ và tự phát, hiệu quả kinh tế không cao. Đặc biệt chăn nuôi gia súc gia
câm còn theo hình thức chăn thả tự do.
Đối với hoạt động sản xuất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả còn nhỏ
lẻ, chưa có quy hoạch.
2. Kiến nghị.
Xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thuỷ sản huyện Quan Sơn, nhằm
xác định phương án phát triển sản xuất nông nghiệp tối ưu nhất. Tổ chức khai
thác có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn là một yêu cầu cần thiết. Vì vậy tôi kiến nghị:
+ Huyện quan sơn cần có trung tâm giống cây trồng và vật nuôi.
+ Cần triển khai xây dựng nhiều mô hình mẫu tại một số xã trong huyện, sau đó
giới thiệu, tập huấn cho người dân.
+ Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho cây trồng, đội ngũ kỹ sư về cơ sở.
+ Tạo điều kiện về nguồn vốn cho bà con như cho vay với thời gian dài và lãi
suất ưu đãi.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên.
+ Huyện phải xây dựng được thương hiệu và tìm kiếm thị trường trong, ngoài
tỉnh và nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm qua chế biến, nhằm khuyến kích phát
triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đạt hiệu quả, nâng cao giá trị thu nhập
cho người dân.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Quan Sơn, ngày 25 tháng 05 năm 2016

Tra11111n1g 1111 111 20


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Văn Sáu

Nguyễn Thị Dịu Hiền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn andre chanbane(2005) Canh tác đất dốc
bền vững, NXB nông nghiệp, Hà Nội (2005)
2. Trần Đức (1998), Một số loại cây trồng tham gia vào các mô hình
trang trại vùng đồi núi ở việt nam, Hà Nội, 2005.
3. Nguyễn Viết Khoa. Kỹ thuật canh tác đất dốc. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội 2008.
4. Nguyễn Viết Khoa. Sản xuất nông lâm kết hợp ở việt nam. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp, Hà Nội 2008.
5. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999) Đất đồi núi việt nam- thoái hóa và
phục hồi, NXB nông nghiệp Hà Nội 1999
6. Nguyễn Hữu Tăng và CTV (2003) Bảo vệ môi trường và phát tiển bền
vững ở việt nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003
7. Lê Duy Thước. Nông lâm kết hợp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp,1995.
8. Nguyễn Thanh Phương (2006), Nghiên cứu mô hình sản xuất nông lâm
bền vững tại tỉnh Bình Định, Gia Lai Thừa Thiên -Huế (Báo cáo khoa học)

9. Báo cáo điều kiện tự nhiên xã hội của huyện Quan Sơn
10.Báo cáo tổng kết nông- lâm nghiệp huyện quan sơn năm 2015.
11. Báo cáo kết quả thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất năm
2014 huyện quan sơn.
12. Báo cáo tổng kết thực hiện nghị quyết số 06- NQ/HU của BCH Đảng
bộ huyện quan sơn về phát triển kinh tế lâm nghiệp, giai đoạn 2008 – 2015.
13. Báo cáo tổng hợp quy hoạch sản xuất nông – lâm- thủy sản, bố trí dân
cư huyện quan sơn đến năm 2020.

Tra11111n1g 1111 111 21


Tra11111n1g 1111 111 22



×