Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ 5 6 TUỔI THEO QUAN điểm GIÁO dục lấy TRẺ làm TRUNG tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO QUAN
ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM.

Người thực hiện: Hà Thị Đại.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nam Xuân.
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động vui chơi.

THANH HOÁ, NĂM 2018.


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

Mục lục
I
1
2
3
4


II
1
2
2.1
2.2
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
4
III
1
2

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi
Khó khăn
Các giải pháp
Tạo môi trườngcho trẻ hoạt động vui chơi theoquan điểm lấy
trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo

dục lấy trẻ làm trung tâm
Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm
Phối hợp với phụ huynh và nhà trường trong việc tạomôi
trườngbên trong và bên ngoài lớp học cho trẻ hoạt động vui
chơi
Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi
cho trẻ.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
5
5
12
12
19

20
21
22
22
23
24


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi đều có mong muốn được tự nhiên cảm nhận và
khám phá một cách tích cực về thế giới xung quanh [4]. Quá trình trẻ tìm tòi,
khám phá, học hỏi thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi là
hoạt động chủ đạo. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà
còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên,
thuận lợi, nhanh chóng, tất cả trò chơi đều hỗ trợ cho việc học của trẻ. Thông
qua trò chơi trẻ được khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ,
trẻ nhận ra những cảm xúc và tình cảm của bản thân cũng như của người khác
đối với trẻ.
Hoạt động vui chơi luôn là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở
trường mầm non, hoạt động vui chơi có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho
trẻ, mà không có thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được [4]. Trẻ
có hiểu biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động trực tiếp khám phá, tiếp xúc
với các đồ dùng đồ chơi, với thiên nhiên và lựa chọn các vai chơi phù hợp qua đó
rèn luyện ở trẻ tính kiên trì, nhanh nhẹn khi được thỏa mãn nhu cầu vận động
trong môi trường thuận lợi với trẻ. Trẻ được tăng cường mối quan hệ giao lưu với
bạn bè và mọi người xung quanh, học cách hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và nhường
nhịn nhau, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi
trường xã hội hiện đại [2].
Để nhằm tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục

lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018, bản thân Tôi là một Giáo viên được
phân công dạy lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi khu Nam Tân Trường mầm non Nam
Xuân Tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và tìm cách để có thể vận dụng kỹ năng và khả
năng của mình vào việc giảng dạy, lồng ghép các nội dung giáo dục một cách
hấp dẫn, hứng thú nhất đối với trẻ nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Việc tạo
môi trường cho trẻ hoạt động bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên
ngoài lớp học sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết
nắm bắt, sắp xếp linh hoạt, sáng tạo và vận dụng có hiệu quả các nội dung chơi
phù hợp với độ tuổi, tác động vào chúng thông qua các trò chơi đểtrẻ đượctrực
tiếp trải nghiệm trong các tình huống, trẻ được khám phá những câu hỏi như: vì
sao?, làm thế nào?,… Và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ chúng ta giáo dục trẻ
hình thành những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển hình thành tốt
nhân cách cho trẻ sau này.
Chính vì muốn trẻ được khám phá, trải nghiệm nhiều hơn khi tham gia hoạt
động vui chơi nên trong năm học 2017 - 2018 Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 56 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
2. Mục đích nguyên cứu

1


Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực
sự cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như người giáo viên thứ hai trong công
tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thoải mái nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ,
thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện [4].
Tổ chức hoạt động vui chơi sẽ tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm
tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng
nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú
trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích
cực khám phá thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực, góc chơi trẻ được hoạt

động một cách vui vẻ.
3. Đối tượng nguyên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn
đối tượng khảo sát thực nghiệm trẻ mầm non 5 – 6 tuổi thuộc lớp mẫu giáo lớn
khu Nam Tân Trường mầm non Nam Xuân, xã Nam xuân, huyện Quan hóa, tỉnh
Thanh Hóa, năm học 2017-2018.
4. Phương pháp nguyên cứu
Các phương pháp lựa chọn để nghiên cứu đề tài: Trước hết bản thân tôi
nhận định được tình hình chung của đối tượng nghiên cứu, sau đó phân tích,
tổng hợp tài liệu tham khảo, để xây dựng đề cương sáng kiến, áp dụng và hoàn
thành sáng kiến. Tôi áp dụng trên trẻ thông qua các phương pháp:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp so sánh - phân loại.
Phương pháp giao tiếp.
Phương pháp học tập trải nghiệm….
Sau đây là nội dung nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm” .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận.
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường
mầm non. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo được người lớn tổ chức,
hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời
nhằm giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động
vui chơi còn là phương tiện giáo dục giúp phát triển trí tuệ, góp phần củng cố,
làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh [4]. Đặc biệt với
chuyên đề trọng tâm của năm học 2017 – 2018 là xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.Với việc xây dựng môi trường giúp trẻ trải nghiệm, khám
phá thông qua hoạt động vui chơi trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động phù
hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của cá nhân, trẻ được tự do lựa chọn

2


nhiều nội dung chơi từ nhiều góc hoạt động khác nhau để học như: Học theo
cặp, nhóm nhỏ,một mình hoặc cùng cả lớp.
Hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động vui chơi giúp giáo dục và
phát triển đạo đức cho trẻ. Vì chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm
tư, tình cảm, đạo đức của trẻ. Thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ
biết đối xử nhẹ nhàng, yêu thương, che chở các em nhỏ hơn, biết chăn sóc, lo
lắng cho người thân khi người thân bị ốm đau, biết cảm thông, chia sẻ, quan
tâm, thật thà, dũng cảm, lòng nhân ái,… [1].
Hoạt động vui chơi còn giúp giáo dục và phát triển thể chất: Trò chơi mang
lại niềm vui cho trẻ giúp phát triển thể lực và tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái,
giúp đẩy mạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát
triển hoàn thiện các vận động cơ bản, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách
ứng xử, lời nói khi trẻ thực hiện vai chơi [1].
Giáo dục và phát triển lao động: Trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn
của cô, trẻ hình thành được một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình
thành các phẩm chất đạo đức của người lao động trong tương lai như tính mục
đích, sánh tạo, kiên trì, yêu lao động [1].
Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, thấu hiểu
được tình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên và với
thế giới đồ vật,… góp phần hình thành hành vi kỹ năng xã hội cho trẻ.
=> Hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng
góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế
giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và
tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của quá
trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển sau này.
2. Thực trạng vấn đề
Trường mầm non Nam Xuân nằm ở phía Tây của huyện Quan Hoá, cách

trung tâm Huyện 10 km. Trường có tổng số CBGV, NV: 25 đ/c.( QL: 3 đ/c, GV,
NV: 22 đ/c). Số CBGV,NV trên chuẩn đạt 100%. Tổng số trẻ toàn trường: 171
cháu (MG: 139, NT: 32).
Năm học 2017- 2018, Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn khu Nam
Tân, lớp Tôi có tất cả 21 cháu, trong đó:
+ Có 17 cháu nam và 4 cháu nữ.
+ Đa số phụ huynh làm nông nghiệp.
=> Từ thực tế trên, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau.
2.1. Thuận lợi
Nhà trường đã bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt
động vui chơi trong và ngoài lớp học.
Lớp học rộng rãi, phong phú về các góc hoạt động trong và ngoài lớp, trẻ
có cơ hội thực hành và trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thông qua hoạt động chơi.
3


Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh cũng như thực hiện tốt công tác xã hội
hoá giáo dục trong năm học 2017 – 2018 phụ huynh đã đóng góp ngày công và một số
nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi (Lốp xe, luồng, chai lọ…). Đặc biệt phụ huynh
còn ủng hộ cả cây, hoa, tham gia tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Bản thân tôi là 1 giáo viên, là con em địa phương có đủ sức khỏe và lòng
nhiệt tình với công việc, luôn luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn có tinh thần ham học
hỏi chuyên môn. Thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ
hoạt động và tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng
đồng thời luôn tích cực cố gắng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ được
trải nghiệm phù hợp với nội dung của từng chủ đề khác nhau…. Là 1 tổ phó
chuyên môn tôi luôn có kế hoạch sắp xếp hoạt động vui chơi theo từng chủ đề
cụ thể, theo sự hứng thú của trẻ. Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành mọi nhiệm
vụ được phân công. Luôn chủ động tìm tòi và sáng tạo trong việc làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo, tìm trò chơi phục vụ cho hoạt động học và vui chơi của trẻ….

Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi.
2.2. Khó khăn
Nhà trường chưa có đủ điều kiện về vật chất cũng như thời gian để tổ chức
cho trẻ các hoạt động tham quan, dã ngoại để trẻ được khám phá về các nghề
nghiệp ở địa phương hoặc các danh lam thắng cảnh ở địa phương….
Mặc dù đó được đầu tư đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp, tuy nhiên số
lượng đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng phong phú. Nhiều đồ chơi đã bị xuống cấp.
Chưa phong phú về học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác
nhau để trẻ hoạt động và trải nghiệm trong giờ chơi.
90% phụ huynh của lớp là lao động nông nghiệp chưa nhận thức đúng đắn
vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ, nên việc trò chuyện với trẻ về thế giới
xung quang còn hạn chế, phần đa là cô cung cấp kiến thức cho trẻ.
* Bảng thống kê số liệu kết quả phân loại sự hứng thú tích cực tham gia
vào hoạt động vui chơi của trẻ đầu học 2017 – 2018.
TT

NỘI DUNG
Đạt

1
2
3

Hứng thú tham gia vào các góc
hoạt động trong lớp.
Hứng thú trong hoạt động quan sát
ngoài trời
Hứng thú tham gia trò chơi dân
gian


10/21

KẾT QUẢ
Tỷ lệ
Chưa
%
đạt
48
11/21

Tỷ lệ
%
52

9/21

43

12/21

57

9/21

43

12/21

57


Qua đánh giá thực trạng và kết quả trên, tôi thấy kết quả đánh giá của lớp
mình chưa đạt theo đúng mục tiêu đánh giá cuối năm trong Lĩnh vực phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội. Với kết quả đầu năm được đánh giá chưa đạt 50%
4


Tôi tập trung nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng “một số biện pháp để nâng cao chất
lượng tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm” như sau:
3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
3.1. Biện pháp 1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động vui chơi theo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm
Mỗi một đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình
cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý [4]. Do đó, mỗi trẻ
em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành
công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì
chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường
hoạt động cho trẻ được trải nghiệm.
Vào đầu năm học Tôi đã được nhà trường chỉ đạo đi tiếp thu chuyên đề
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”
tại Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quan Hoá, Và đến tháng 8/2017 Tổ chuyên
môn nhà trường đã tổ chức triển khai chuyên đề tới tập thể cán bộ giáo viên,
nhân viên trong trường, nhằm giúp giáo viên nắm được vai trò của việc xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Cần phong phú các góc hoạt
động trong lớp và ngoài lớp học, có nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều
cách sáng tạo khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ được chủ động vui chơi, thực hành,
trải nghiệm, trò chuyện và chia sẻ nhiều ý kiến. Đối với hoạt động vui chơi thì
xây dựng môi trường vật chất bên trong và bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi của
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi là điều vô cùng quan trọng.

Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt
hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa
mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ,
đạo đức, xã hội [2].. Môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để
kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua
đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện
để trẻ được phát triển toàn diện. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây
dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và
sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát
triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.
Môi trường giáo dục an toàn, thân thiện là yếu tố góp phần tích cực trong
các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Việc tạo môi
trường giáo dục cho trẻ bao gồm việc tạo môi trường bên ngoài và môi trường
bên trong cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy, Tôi có những sáng kiến để tạo môi
trường cho trẻ hoạt động vui chơi như sau:
5


* Tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi có chủ đích
Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo
vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết
bị, đồ dùng, đồ chơi phải được đảm bảo giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối
với trẻ. Môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm
lý: được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng [2].
Giáo viên cần tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ
được khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện cụ thể việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bám sát

vào kế hoạch của nhà trường, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch phù hợp với trẻ
ở nhóm lớp của mình. Nhằm tiến tới hội thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm” cấp trường vào tháng 1/2018. Lớp Tôi đã được phụ huynh và
nhà trường quan tâm mua sắm thêm một số đồ dùng, đồ chơi ở các nhóm lớp và
nguyên vật liệu để trang trí phòng nhóm lớp mang tính mở cho trẻ hoạt động.
Tôi cũng cố gắng dành nhiều thời gian rảnh để làm thêm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
cho hoạt động ở môi trường bên trong lớp và ngoài lớp học. Cách làm cụ thể đã
được tôi thực hiện như sau:
+ Tạo môi trường hoạt động có chủ đích trong hoạt động chơi ngoài trời
bao gồm: Các hoạt động quan sát, trải nghiệm, thực hành, thí nghiệm… Chính
vì thế, việc chuẩn bị cho hoạt động này là vô cùng quan trọng. Tùy theo mỗi chủ
đề khác nhau có các hoạt động khác nhau thì tôi đã chuẩn bị môi trường, nguyên
vật liệu, đồ dùng, dụng cụ khác nhau cho trẻ hoạt động.
Đối với việc tạo môi trường hoạt động có chủ đích cho trẻ ở ngoài trời
chúng tôi xây dựng góc thiên nhiên, và trồng cây cảnh xung quanh hàng rào,
hành lang đi lại. Tôi đi xin lốp xe đạp, xe máy về trồng cây cảnh, hoa cho trẻ
quan sát. Hoạt động như vậy vừa tiết kiệm được chi phí hoạt động của lớp, của
nhà trường. Nhờ có sự cố gắng không ngừng của bản thân, tôi đã tạo được môi
trường bên ngoài có cây xanh, cây cảnh, rau và một số loại hoa thông dụng cho
trẻ hoạt động trải nghiệm thực tế.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” tôi tổ chức cho trẻ quan sát cây xanh,
quan sát vườn rau, vườn hoa… thì môi trường hoạt động tôi cần chuẩn bị cho trẻ
phải bao gồm các loại cây xanh, vườn rau của bé, các loại hoa khác nhau… Mỗi
loại cây, loại rau, loại hoa …phải có kí hiệu tên riêng qua đó trẻ vừa được quan
sát và vừa có thể được phát âm chữ cái trong các từ có nghĩa chỉ tên các loại cây,
loại hoa. Không những chỉ quan sát cây, rau, hoa… mà tôi còn có thể tổ chức cho
trẻ nhặt lá cây rụng để làm các con vật hoặc tham gia xới đất trồng rau, trồng hoa;
tưới nước cho cây, rau, hoa; nhổ cỏ, bắt sâu; hái rau để cho các cô nhà bếp nấu
ăn…Để trẻ được trải nghiệm những hoạt động đó thì những đồ dùng dụng cụ tôi
phải chuẩn bị như là xô, chậu, xẻng, cuốc, bình tưới nước, rổ rá... bằng nhựa,

bằng nan phù hợp với trẻ để trẻ sử dụng trong hoạt động của mình….
6


Ví dụ: Phụ huynh đóng nguyên liệu, ngày công, đồ dùng và thực phẩm sẵn
có tại quê hương mình để làm lên nhà chòi mang tên sắc mầu quê hương.

Ngoài ra, phụ huynh có thể trồng rau, trồng hoa vào các xô, chậu cho trẻ
mang đến để vào góc thiên nhiên của lớp mình. Hoặc có thể hỏi nhà phụ huynh
nào có nuôi chim thì mang đến cho cô mượn để trẻ quan sát, cuối giờ sẽ gửi trả
lại cho phụ huynh…
- Tôi còn có thể tận dụng các sự vật, hiện tượng xung quanh để tổ chức cho
trẻ quan sát, trải nghiệm đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng rụng trên sân thì tôi cho trẻ
thi nhau nhặt lá vàng và cùng nhau trò chuyện về những chiếc lá đó. Đồng thời
hướng dẫn trẻ dùng những chiếc lá đã nhặt được tạo hình các con vật hoặc cắt
dán, xé dán thành những bức tranh sinh động, sáng tạo.
- Môi trường cho trẻ hoạt động có chủ đích ở ngoài trời phải được quan
tâm, chăm sóc và tu bổ thường xuyên, đặc biệt là khu vực vườn rau, vườn hoa,
vườn cổ tích. Một tuần 1 lần tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia nhổ cỏ, nhặt rác,
trồng thêm loại rau, hoa mới, tưới nước…để cho rau, hoa, cây luôn tươi tốt và
luôn được thay đổi để phong phú, đa dạng hơn.
- Tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để tạo môi trường như
những lốp xe tô, xe máy sơn màu để trồng hoa, rau; những vỏ chai nhựa, thùng
xốp cũng có thể tận dụng để trồng hoa, trồng rau…
+ Tạo môi trường hoạt động có chủ đích ở các góc chơi trong lớp:
Đây có lẽ là hoạt động quan trọng nhất trong ngày của trẻ, trẻ được chủ
động hơn so với các hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên. Khi trẻ lựa chọn
đồ vật mà trẻ thích chơi và chơi giỏi, trẻ sẽ phát triển kỹ năng ở tất cả các lĩnh
vực: Nhận thức, xã hội, tình cảm và thể chất. Trẻ được phát triển các kỹ năng

thông qua thực hành quá trình học tập, một trong những cách tốt nhất để trẻ học
hỏi, tìm tòi, trải nghiệm thực tế.
7


Với việc tạo môi trường bên trong lớp cho trẻ hoạt động theo đúng chủ đề,
chủ điểm và còn phù hợp với thực tế lớp. Tôi thực hiện trang trí theo hướng mở
đúng nội dung của chuyên đề tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khi
đến chủ đề nào trẻ có thể thực hiện bóc ra dán vào cho phù hợp với chủ đề đó.
Các góc chơi Tôi bố trí phù hợp mang tính kết hợp tĩnh và động, do lớp tôi có
nhiều cửa sổ nên có rất nhiều ánh sáng, nên cần tạo môi trường thân thiện đối với
trẻ, giúp trẻ có cảm giác đầm ấm. Tôi tự làm đồ chơi tự tạo, các đồ dùng tôi làm
đều bằng nguyên liệu bằng sốp, dạ, bằng len móc và tôi đã cố gắng làm tương đối
đầy đủ để cho trẻ thực hiện hoạt động góc theo đúng yêu cầu của bài học.

Hình ảnh môi trường trong lớp học
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” tổ chức cho trẻ khám phá, trải nghiệm
về các loại rau, quả… cô cần chuẩn bị các loại rau, quả có cấu tạo hình dạng,
mùi vị khác nhau để trẻ có thể được trực tiếp tri giác bằng cách sờ, ngửi, nếm vị
qua đó giúp phát triển các giác quan ở trẻ.
Góc chơi phân vai: Trẻ đóng vai bán hàng, cô chuẩn bị các loại rau, củ, quả
cho trẻ trực tiếp mua bán như: các loại quả bằng nhựa, quả bằng vải nỉ..có các
hình dáng, màu sắc khác nhau để trẻ được trực tiếp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp,
trao đổi giữa người bán và người mua hàng. Vai người bán hàng: Trẻ phải thể
hiện được thái độ niềm nở chào hỏi khách mua hàng. Với người lớn tuổi: Cháu
chào bác. Bác muốn mua gì ạ? Vai người mua hàng: Trẻ đóng vai người mua
phải nhẹ nhàng lựa chọn đồ cần mua thật khéo léo, không làm đổ vỡ, biết tôn
trọng người bán hàng. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là mối quan hệ bạn bè cùng
học cùng chơi, đoàn kết, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau.
8



Góc chơi học tập: Cho trẻ tìm, gắn hoặc hái quả (lá) cho cây, cô chuẩn bị lá
và quả có các chữ cái và chữ số, sau khi trẻ gắn hoặc hái được lá và quả cho cây
cô hỏi trẻ: Con vừa gắn được quả có chứa chữ cái (chữ số) gì? Quả có màu gì?
Con gắn được bao nhiêu quả...Qua hoạt động này trẻ được cung cấp thêm về số
lượng, màu sắc, trẻ được làm quen với chữ cái…
=>Thông qua hoạt động của trẻ ở các góc chơi giúp Tôi thấy được trẻ mạnh
dạn hơn trong giao tiếp, có ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh: Vui vẻ,
chan hòa, đoàn kết. Ngoài ra, còn giúp trẻ có tinh thần hợp tác đúng cách, tôn
trọng mọi người. Trong giờ hoạt động vui chơi, nếu quan sát kỹ thì tôi thấy có
vô vàn những tình huống mà trẻ đã tạo ra đúng với thực tế của cuộc sống đời
thường. Điều quan trọng là phải tìm ra những biện pháp kịp thời để sử lý tình
huống và điều chỉnh hành vi cho trẻ, từ đó giúp trẻ có thói quen tốt, biết được
cái nào nên làm và cái nào không nên làm [1]. Lâu dần những hành vi thói quen
ấy sẽ được tích lũy và hình thành kỹ năng sống đối với trẻ sau này.
* Tạo môi trường cho trẻ tham gia trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
Đối với trò chơi vận động, trò chơi dân gian Tôi đã thực hiện như sau: Xét
đến thực tế tại địa phương, đối với xã Nam xuân chúng Tôi là 1 xã vùng cao
phần đa là con em dân tộc thiểu số, đời sống người dân còn nghèo nàn. Có thể
nói sự nhanh nhẹn, hoạt bát không thể bằng trẻ ở vùng đồng bằng. Nên, ngoài
thực hiện các trò chơi dân gian theo chương trình giáo dục mầm non, tôi còn lấy
thêm một số trò chơi ở địa phương. Thực hiện theo đúng chương trình thì mỗi
chủ đề Giáo viên chúng tôi đều phải có trò chơi vận động, trò chơi dân gian khác
nhau cho trẻ chơi. Việc tạo môi trường cho trẻ tham gia trò chơi vận động và trò
chơi dân gian mang tính chất lấy trẻ làm trung tâm thì bản thân giáo viên cũng
nên chuẩn bị tốt về môi trường, đồ dùng, dụng cụ cho phù hợp.
Khi thực hiện tạo môi trường cho trẻ hoạt động trò chơi dân gian và trò chơi
vận động Tôi đã mạnh dạn nhờ đến các bậc phụ huynh của lớp mình làm cho một
số đồ chơi bằng luồng như: Thang trèo, sạp, ghế….. Và phụ huynh đã rất nhiệt tình

đóng góp ngày công và luồng để thực hiện.Tôi đã xây dựng được một số trò chơi
như sau: Chơi ô ăn quan, bật chụm tách chân, đường hẹp, đường ngoằn nghèo,
đường dích dắc; bật qua suối; hái quả, nhảy sạp, to lẹ (Bàm bàm)….

9


Hình ảnh trò chơi ô ăn quan, trò chơi vận động
Các đồ dùng dụng cụ cần chuẩn bị không thể thiếu cho trẻ chơi các trò chơi
đó là: Dây thừng chơi kéo co; khăn để bịt mắt bắt dê; bóng để chơi chuyền bóng,
lăn bóng, đá bóng, tung bóng, sạp luồng để chơi nhảy sạp…; quả bôing, bôing
để chơi ném bôing, chướng ngại vật, lương thực để chơi vận chuyển lượng thực;
bao bố để chơi nhảy bao bố; dây để chơi nhảy dây; các loại cây có quả để chơi
hái quả, quả bàm bàm để chơi to lẹ…
Bên cạnh việc tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi vận động,
trò chơi dân gian, tôi khuyến khích phụ huynh cùng tham gia chuẩn bị đồ dùng,
đồ chơi: Xích đu bằng lốp xe, phụ huynh nộp luồng nhỏ để trẻ tham gia nhảy sạp,
nộp bàm bàm để trẻ được hoà mình vào trò chơi truyền thống của dân tộc mình .
* Tạo môi trường cho trẻ chơi tự do ngoài trời.
Nhắc đến hoạt động chơi tự do ngoài trời trẻ cũng vô cùng thích thú, trẻ
được tự do lựa chọn những đồ chơi, trò chơi mà trẻ thích trên sân trường. Hiểu
được hứng thú của trẻ khi chơi tự do ngoài trời, tôi nhờ phụ huynh làm một số
loại xe bằng luồng, đu quay bằng lốp xe, cầu bập bênh bằng luồng…. chuẩn bị
sân sạch sẽ, rộng rãi, đảm bảo an toàn.
Trước khi cho trẻ chơi tôi đã kiểm tra các đồ dùng, đồ chơi để tránh sảy ra
tai nạn thương tích cho trẻ trong quá trình chơi. Nếu có đồ dùng đồ chơi đã hư
hỏng thì báo lên Nhà trường để nhà trường sửa chữa và không cho trẻ chơi đồ
dùng, đồ chơi đó.
Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ một số đồ chơi, Tôi còn tổ chức cho trẻ
tham gia lau chùi các đồ chơi ngoài trời sao cho sạch sẽ, và nhặt lá cây tạo môi

trường xanh - sạch - đẹp trẻ chơi hứng thú hơn.

Ảnh trẻ đang chơi tự do
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi theo quan
điểmgiáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Ngay từ đầu năm học Tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi dựa
theo kế hoạch tổng thể của nhà trường và triển khai dần sang các kế hoạch tháng
(chủ đề), kế hoạch tuần, kế hoạch ngày. Đối với độ tuổi Mẫu giáo theo đúng
10


chương trình giáo dục mầm non thì thực hiện theo 5 lĩnh vực phát triển, đối với
hoạt động vui chơi được thể hiện trong lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng
xã hội. Đối với kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ hoạt động vui chơi được
xây dựng, thực hiện trong nội dung hoạt động góc, hoạt động quan sát ngoài
trời, hoạt động chơi tự do.
Nhằm xây dựng hoạt động vui chơi theo đúng quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm tôi đã có kế hoạch xây dựng phù hợp với từng chủ đề, đưa ra các
nội dung trách trùng lặp, phù hợp với độ tuổi, điều kiện của lớp và địa phương.
Xây dựng kế hoạch hoạt động góc cũng phù hợp với chủ đề, lớp, trẻ. Đối với
hoạt động góc tôi xây dựng ở lớp tôi là 5 góc chơi như sau: Góc Xây dựng; Góc
Phân vai; Góc Học tập; Góc Nghệ thuật; Góc Thiên nhiên. Mà góc chính là góc
xây dựng, góc phân vai, góc học tập.
Việc lồng ghép kế hoạch hoạt động vui chơi trong kế hoạch hoạt động ngày
đáp ứng các hoạt động: Bắt chước, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành,
sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, giải quyết vấn đề.
Trong kế hoạch hoạt động vui chơi, tôi nêu cụ thể mục đích yêu cầu của
từng góc hoạt động, những nguyên vật liệu cần phải chuẩn bị và bước tiến hành
đầy đủ, cụ thể rõ ràng, có hệ thống câu hỏi mở cho trẻ trả lời.
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm

giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Từ việc tạo môi trường và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động
vui chơi cho phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non, và theo
đúng mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm trong năm học 2017 - 2018. Tôi đã đưa ra
biện pháp thứ 3 là tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm. Vậy thì, để tổ chức được các hoạt động vui chơi cho
trẻ bản thân Tôi cũng cần có sự chuẩn bị thật tốt về Môi trường, xây dựng được
kế hoạch. Khi thực hiện tôi cần bám sát các kế hoạch và môi trường mà mình đã
đưa ra trước đó. Điều đó đã được tôi áp dụng, thực hiện cụ thể trong từng hoạt
động như sau:
*Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời có chủ đích cho trẻ
Là giáo viên trực tiếp thực hiện việc tổ chức hoạt động ngoài trời có chủ
đích cho trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Bản thân cần phải nắm bắt và hiểu được tâm
sinh lý trẻ, nắm vững kiến thức của độ tuổi mình cần cung cấp. Nên ở độ tuổi
này, thông qua việc tổ chức cho trẻ quan sát, tìm hiểu kiến thức tự nhiên, xã hội
sẽ giúp trẻ đạt hiệu quả cao. Tổ chức tốt hoạt động vui chơi ngoài trời có chủ
đích là một hình thức kích thích óc tìm tòi, khám phá của trẻ rất. Nội dung quan
sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu
cầu cho từng trường hợp quan sát.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn chú trọng lấy trẻ làm
trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở cho trẻ ( trẻ được tự nhận
xét đánh giá, được trực tiếp sờ, nắn, cầm vào vật thật…. và trẻ tự nói lên suy
11


nghĩ, ý kiến của mình về những gì quan sát thấy, những gì trẻ được trực tiếp hoạt
động…). Vì vậy, qua quá trình cho trẻ thực hiện đòi hỏi bản thân Tôi cần có kiến
thức sâu rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ.
+ Ví dụ: Hoạt động quan sát vườn rau, vườn hoa, cây cảnh: Trẻ được quan
sát, nhận biết gọi tên 1 số loại rau xanh, loại hoa trên sân trường. Đồng thời trẻ

được trải nghiệm hoạt động xới đất, nhặt cỏ, tưới nước cho rau, nhổ cỏ, bắt sâu,
chăm sóc rau, hái rau, nhổ củ về nấu ăn, trồng hoa, tưới nước, lau lá cho hoa…

Ảnh minh hoạ hoạt động quan sát và vệ sinh lá cây
+ Ví dụ: Hoạt động chơi với cát nước: Trẻ được quan sát nhận biết về cát
và nước sau đó được trải nghiệm các hoạt động chơi với cát nước như nước hòa
tan, nước bốc hơi, nước chảy, chơi đong nước, đồng hồ cát….
Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn quan tâm, phát huy tính
tích cực của trẻ bằng cách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi
trường sẵn có và luôn tạo điều kiện cho trẻ được thực hành nhiều nhất. Tôi luôn
có gắng tạo ra nhiều tình huống cho trẻ phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết tình
huống đó, đồng thời sáng tạo thêm nhiều nội dung và chủ đề chơi phong phú
hơn cho trẻ. Tôi luôn cố gắng hướng trẻ chơi theo chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ
năng chơi và kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Vì vậy trẻ được hoạt động một cách tích
cực nhất, từ đó tạo được nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi. Ngoài ra, tôi luôn chú
ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát, tạo bầu không khí vui vẻ giữa cô
và cháu để buổi chơi đạt được kết quả cao nhất.
Trong hoạt động ngoài trời theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
giáo viên đóng vai trò là người gợi mở cho trẻ tìm tòi, khám phá. Bởi vậy, ngoài
việc chuẩn bị tốt môi trường hoạt động thì việc lên kế hoạch cụ thể với hệ thống
câu hỏi mở cho trẻ trả lời cũng vô cùng quan trọng [4]. Nên với mỗi hoạt động
cụ thể Tôi đã suy nghĩ và đưa ra những câu hỏi mở để trẻ tích cực hứng thú vào
hoạt động giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức 1cách sâu sắc nhất.
Ví dụ:
* Hoạt động quan sát vườn rau
+ Giáo viên có thể sử dụng 1 số câu hỏi mở như sau:
12


+ Các con có nhận xét gì về vườn rau này?

+ Cây rau này như thế nào? (Khô héo)
+ Vì sao nó lại bị khô héo? (Không được tưới nước, chăm sóc)
+ Vậy muốn cây rau không bị khô héo nữa chúng ta phải làm gì? …
+ Chuyện gì xảy ra với cây rau này vậy? (Bị rách lá)
+ Theo các con vì sao mà lá của cây rau này bị rách vậy? (Sâu ăn)
+ Giờ chúng ta phải làm gì để giúp cho cây rau này không bị sâu ăn nữa?
Việc tổ chức hoạt động vui chơi có chủ đích cho trẻ bản thân tôi đã phân
chia rõ ràng một số loại trò chơi như sau: Trò chơi vận động giúp phát triển thể
lực ở trẻ; trò chơi tăng cường nhận thức cho trẻ; trò chơi phát triển giác quan;
Sưu tầm một số trò chơi dân gian địa phương và trò chơi theo chương trình cho
trẻ hoạt động ngoài trời; tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chơi tự do…các trò
chơi đó được cụ thể như sau:
* Trò chơi vận động giúp phát triển thể lực cho trẻ
Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động khác nhau như: bập bênh, ghế
thể dục, đu quay, cầu trượt… Và những hình ảnh đường ngoằn nghèo, đường
dích dắc, đường hẹp, ô bật chụm tách chân, …được vẽ trên sân trường giáo viên
có thể tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi vận động khác nhau phong phú, đa
dạng phù hợp từng chủ đề, chủ điểm.

Hình ảnh trẻ tham gia chơi trò chơi kéo co, to lẹ (Bàm bàm).
- Ngoài những trò chơi quen thuộc như kéo co, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên
mây, nhảy dây, chuyền bóng, tó lẹ….Tôi đã sáng tạo thêm nhiều trò chơi mới
cho trẻ chơi như vận chuyển lương thực, chuyền chai nước qua đầu qua chân…
* Trò chơi tăng cường nhận thức cho trẻ
Ở nhóm trò chơi này giáo viên có thể tổ chức cho trẻ được tham gia trồng
cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò
ở trẻ như: Quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân
loại chúng theo nhóm: Nhóm cây có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả,
nhóm cây cho bóng mát nhóm cây lấy gỗ….
13



Khi tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ được chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất
đá…. như: Trẻ chơi đong nước, vật chìm vật nổi, chơi đồ hình bằng cát, xây lâu đài
cát,…..qua đó, trẻ biết được tính chất của chúng, lá cây cũng là phương tiện chơi rất
hấp dẫn trẻ. Trẻ dùng lá cây để xếp thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng
tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm, con cá, ….
Thông qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng hơn mối quan hệ với
thế giới xung quanh, trẻ biết cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, đồng
thời rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người.
* Trò chơi phát triển giác quan
Bên cạnh việc củng cố các biểu tượng về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ, rèn
cho trẻ những kỹ năng trong giao tiếp, trong vận động và rèn luyện cho trẻ có một
thể lực tốt. Tôi còn chú trọng tìm tòi thêm các trò chơi giúp phát triển các giác quan
cho trẻ như: Cho trẻ lắng nghe các tiếng động, tiếng kêu ở đâu, lắng nghe tiếng gió
thổi, lá rụng, chim hót, cho trẻ ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, và cảm nhận
ánh nắng mặt trời... qua các trò chơi như: “ Tai ai tinh ”; “ Ngửi hoa ”; “ Ai tinh
mắt ”; “ Đoán xem tiếng động gì”; “ Âm thanh phát ra từ đâu? ” …
* Sưu tầm một số trò chơi dân gian địa phương và trò chơi theo chương
trình cho trẻ hoạt động ngoài trời.
Kho tàng trò chơi dành cho lứa tuổi Mầm Non rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là không giống nhau. Cùng một trò chơi nhưng
cách tổ chức ở mỗi một độ tuổi lại phải tổ chức ở một mức độ khác nhau.
Ví dụ:
+ Ở các chủ đề về môi trường tự nhiên tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một
số trò chơi như: Mèo đuổi chuột; Đua ngựa; Bẫy chuột; Thả đỉa ba ba……
+ Ở các chủ đề về môi trường xã hội tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một số
trò chơi: Đá bóng vào gôn; Tung bóng; Gia đình nhà gấu; Về đúng bến;…
* Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chơi tự do.

Trên sân trường, với những đồ chơi như đu quay, cầu trượt, bập bênh, nhà
bóng, …trẻ rất thích thú khi được chạy nhảy leo trèo trên các đồ chơi. Tuy
nhiên, sẽ không tránh khỏi những va chạm đáng tiếc khiến trẻ có thể bị thương
nhẹ. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi tự do ngoài trời giáo viên phải
luôn nhắc nhở trẻ không được chạy nhảy, xô đẩy bạn, tranh đồ chơi với bạn. Đặc
biệt cô có thể gợi ý để trẻ chia nhóm ra chơi trên những đồ chơi khác nhau.
Đồng thời cô phải bao quát, giám sát làm sao đó đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
trẻ, Xử lý kịp thời những tình huống xảy ra.
* Tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ.
Bản thân Tôi nhận thức được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non chơi ở hoạt
động góc là vô cùng quan trọng, bởi lẽ trẻ sẽ được phát triển kỹ năng ở tất cả các
lĩnh vực: Nhận thức, xã hội, tình cảm và thể chất. Thông qua các góc chơi trẻ
14


lĩnh hội được các kiến thức như: Ngôn ngữ, toán, khoa học và hiểu biết về
những gì con người có thể làm được.
Để tổ chức tốt hoạt động góc cho tất cả các trẻ trong lớp được trực tiếp
tham gia trải nghiệm ở các góc chơi, trước hết tôi xây dựng các góc chơi, bố
trí sắp xếp các góc chơi hợp lí, góc động không liền kề với góc tĩnh sau đó
lựa chọn nội dung chơi, chuẩn bị đồ dùng phù hợp với từng góc chơi, lựa
chọn góc chơi phù hợp với chủ đề. Sau đó, xác định mục đích trẻ sẽ đạt được
qua từng nội dung chơi: Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc nghệ
thuật, góc thiên nhiên.
Ví dụ:
Chủ đề Thế giới thực vật tôi lựa chọn nội dung chơi cho các góc:
Góc Phân vai: Bán hàng, Bé làm nội chợ.
Góc Xây dựng: Rừng xanh của bé.
Góc Nghệ thuật: Vẽ vườn cây nhà bé
Góc Học tập: Tô màu cây có nhiều quả hơn.

Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây mùa xuân.
+ Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết cách mua hàng, sơ chế, chế biến các món ăn, bày bàn ăn phù hợp.
- Trẻ biết cách phối hợp các nguyên vật liệu để sắp xếp bố cục công trình,
xây có lối đi vào, có nhiều loại cây, trong rừng có các con thú.
- Trẻ biết vẽ vườn cây có nhiều loại cây, biết tô màu phù hợp, biết vẽ thêm
các chi tiết cho vườn cây thêm đẹp.
- Trẻ đếm và nhận biết được số lượng quả ở hai cây, biết cách tô màu cây
có nhiều quả hơn.
- Trẻ biết cách chăm sóc cho cây: Nhổ cỏ, tưới nước, lau lá cây.
+ Chuẩn bị:
- 1 số loại thực phẩm: Các loại rau ăn lá, rau ăn củ và rau ăn quả; Trứng, cá, tôm…
- Đồ dùng làm bếp: Bát thìa, xoong chảo...
- Các loại hoa, cây ăn quả, cây xanh, cây tre biển, hàng rào, mô đất đá..
- Bàn nghế cho trẻ, bút chì, bút màu.
- Tranh cây ăn quả số quả ở hai cây không bằng nhau, bút, sáp, bàn ghế cho trẻ.
- Dụng cụ làm vườn, chậu, nước...
+ Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi.

15


- Cô giới thiệu các góc chơi và nội dung chơi. Cho trẻ hát bài “ Mùa xuân”
sau đó dẫn dắt trẻ vào các góc chơi: Mùa xuân các bạn sẽ thêm một tuổi mới,
biết tự mình làm những công việc phụ giúp bố mẹ: Nhặt rau, quét nhà, nấu ăn….
Hôm nay cô sẽ cho bé làm nội trợ, xem bé nào nấu ăn khéo và giỏi như mẹ? Nấu
ăn ngon cần làm những công việc gì? Ai là người đi chợ? Ai là người sơ chế? Bé
nấu ăn như thế nào? bày bàn ăn ra sao cho bứt mắt, vệ sinh sạch sẽ.
- Bé nấu ăn giỏi, bé còn hiểu biết xung quanh mình có gì? Trong rừng xanh

có gì? (cây xanh, muông thú..) Ai sẽ xây dựng rừng xanh của bé? Rừng có nhiều
cây xanh, rừng sạch đẹp mới đem lại cho con người môi trường trong sạch, giúp
con người khoẻ mạnh.
- Cây xanh đem lại không khí trong lành cho con người vì vậy mọi người
bảo vệ rừng. Và rất nhiều nhà trồng cây. Cây có những ích lợi gì? (trẻ kể). Nhà
ai có vườn cây? Ai sẽ vẽ vườn cây nhà mình? Nếu không có thì bé vẽ vườn cây
mơ ước của mình.
- Cây xanh cho con người bóng mát, quả ngọt, không khí xanh sạch. Qủa
đem lại cho con người chất gì?
- Ai giúp cây đếm xem có bao nhiêu quả? Đếm xem mỗi cây có mấy quả?
Cây nào có nhiều quả hơn. Tô màu cây có nhiều quả cho màu sắc của cây thêm
đẹp. Tô như thế nào? Lá cây, quả tô màu gì? ( Trẻ nêu).
- Cây có nhiều ích lợi, vậy muốn có nhiều cây ta phải làm gì? Trồng như
thế nào? Khi dưới gốc cây có lá rụng ta phải làm gì? Vì sao?
=>Cho trẻ tự chọn nhóm chơi, về góc chơi nhẹ nhàng, cô bao quát giúp đỡ
trẻ trong khi trẻ chơi..
* Quá trình chơi:
- Chúng mình cùng về vị trí chơi và thực hiện nội dung chơi của mình nào!
- Cô đến từng góc, gợi mở để trẻ hình thành vai chơi, cách chơi.
- Đến góc xây dựng: Cháu đang chơi gì vậy? (Xây vườn cây nhà bé)
- Ai làm thợ cả? Ai xây hàng rào?...( Trẻ tự phân công bạn trong nhóm chơi)
- Chào các họa sĩ nhí! Ai sẽ vẽ vườn cây nhà mình? Nếu ở nhà bé không có
vườn cây thì bé vẽ vườn cây mơ ước của mình……
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét: Hôm nay nhóm chơi của mình chơi như
thế nào? Bạn nào chơi tích cực nhất? Nếu lần sau chơi trò chơi này các cháu bổ
sung thêm gì cho trò chơi? ( Trẻ nhận xét)
- Cô khái quát chung, tuyên dương trẻ: Trong quá trình trẻ tham gia hoạt
động trong các góc chơi tôi tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng học liệu mở theo
các cách khác nhau. Thường xuyên bổ sung vật liệu mới để đáp ứng với những

tình huống mà trẻ được tham gia, khám phá theo ý thích của mình.
16


3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh và nhà trường trong việc tạo
môi trường bên trong và bên ngoài lớp học cho trẻ hoạt động vui chơi
Để tạo được môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động theo đúng quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, việc đầu tiên là xây dựng môi trường bên trong
và môi trường bên ngoài lớp học. Việc tạo môi trường bên trong và môi trường
bên ngoài là làm những cái gì và thực hiện như thế nào? Kinh phí ở đâu để thực
hiện?. Đó quả là 1 khó khăn lớn đối với lớp Tôi nói riêng và tất cả các nhóm lớp
trong trường nói chung. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã xây dựng kế
hoạch chi tiết, cụ thể về kinh phí cần thiết cho việc tạo môi trường giáo dục trẻ
để trình lên với tổ chuyên môn, BGH nhà trường và phụ huynh trẻ lớp tôi.
Ngay từ đầu năm học Nhà trường tổ chức họp phụ huynh cho cả 2 khu để
thống nhất một số nội dung trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ. Do điều kiện nhà trường kinh phí hoạt động ít không có đủ điều kiện mua
được nhiều nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi, trang trí phòng nhóm lớp
theo hướng mở. Tôi đã mạnh dạn đưa ra đề xuất của mình lên BGH nhà trường
xin chủ trương XHHGD và đã được BGH nhà trường đồng ý. Vì vậy, khi tổ
chức họp phụ huynh của lớp, Tôi đã mạnh dạn đưa ra kế hoạch cụ thể xin các
bậc phụ huynh hỗ trợ: 50.000/1 trẻ/ lớp. Sau khi nghe tôi trình bày kế hoạch
song tất cả các bậc phụ huynh đã đồng thuận nhất trí cao. Với số tiền này giáo
viên chúng tôi không trực tiếp thu mà để cho Ban đại diện cha mẹ học sinh thu
và mua đồ dùng theo nhu cầu của lớp tôi cần như: đã mua giấy sốp dạ, mua keo
nến, mua sơn xịt, sốp mầu, mua bạt … để tôi tự trang trí và tự làm đồ chơi cho
trẻ theo đúng chủ đề chủ điểm. Ngoài ra, với số tiền đó cũng quá ít so với nhu
cầu cần hoạt động cho hội thi thì nhà trường mua thêm một số đồ dùng, đồ chơi,
và nguyên liệu làm đồ chơi tự tạo.
Phụ huynh còn đóng góp thêm ngày công lao động tạo môi trường bên

ngoài cho trẻ hoạt động, huy động phụ huynh góp những nguyên liệu phế thải:
Lốp xe, ống bia, chai, lọ, can…..

Ảnh phụ huynh tham gia tạo môi trường bên ngoài cho trẻ hoạt động
Tôi luôn khuyến khích cha mẹ tham gia và giúp đỡ nhà trường: Hỗ trợ,
hướng dẫn trẻ tập làm nội trợ, cùng các con làm đồ chơi và sửa đồ chơi, cha mẹ
làm vườn cùng trẻ, cha mẹ cùng giáo viên dẫn trẻ đi chơi ngoài khuôn viên nhà
17


trường. Cha mẹ hỗ trợ sửa chữa bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi trong lớp bị hư hỏng,
tham gia trồng cây, trồng rau ở trường.
Phụ huynh còn cung cấp cho giáo viên một số bài hát, trò chơi, câu chuyện
đặc trưng cho dân tộc mình: Đồ dùng phục vụ trò chơi dân gian như quả cù, bàm
bàm (To lẹ); nhảy sạp.
3.5. Biện pháp 5: Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui
chơi cho trẻ.
Bản thân là 1 giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 – 6 tuổi khu Nam Tân, tôi nhận
thức rõ được vai trò của mình trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ,
nhằm giúp trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Trẻ được trải nghiệm, khám phá,
quan sát, bắt chước, thực hành… Để làm được điều đó yêu cầu bản thân Tôi
phải làm được những điều sau [3]:
+ Phải có tình yêu thương thật sự đối với trẻ, luôn luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm của mình, thực sự là người mẹ thứ 2 và kiên trì trong quá trình dạy
trẻ, có lòng nhiệt tình và lòng ham muốn trong công việc.
+ Nắm vững phương pháp giáo dục dành cho trẻ, phải tìm các giải pháp, và
sử dụng các biện pháp dạy trẻ sao cho phù hợp, sáng tạo, và thường xuyên thay
đổi các hình thức tổ chức linh hoạt cho trẻ tránh sự nhàm chán, biết xử lý tình
huống tốt. Ngoài ra, bản thân tôi cũng cần có kiến thức chuyên môn vững vàng,
tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua mạng và từ bạn bè đồng nghiệp.

Giáo viên cần có kỹ năng tốt để có thể hướng trẻ nhằm hoạt động tốt hơn.
Các kỹ năng đó được thể hiện như sau:
+ Biết chọn nội dung kết hợp cho phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp
bài dạy hợp lý.
+ Trong quá trình dạy giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân để có
biện pháp bồi dưỡng phù hợp [3].
Luôn tạo cơ hội tích cực cho trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả
năng, nhu cầu hứng thú của cá nhân trẻ. Sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông
tin, giúp trẻ trình bày và giải thích về những gì trẻ hiểu và biết. Thường xuyên
tham gia vào hoạt động vui chơi để hỗ trợ trẻ học, sau đó điều chỉnh các hoạt
động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau quá trình thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt
động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
bản thân tôi nhận thấy những kết quả như sau:
- Môi trường giáo dục lấy trẻ trung tâm trong hoạt động vui chơi đã cải thiện
đáng kể, khi bước chân vào cổng trường đã có thể nhận thấy nhiều màu sắc rực rỡ
của các loại hoa, màu xanh của cây, rau được chăm sóc tưới nước, nhổ cỏ thường
18


xuyên. Hệ thống các bảng biểu tuyên truyền đẹp mắt, ….khu vực chơi phong phú,
bố trí hợp lí. Trên sân trường có nhiều đồ chơi cho trẻ chơi ngoài trời….
- Bản thân tôi và các giáo viên khác trong nhà trường đã biết cách lập kế
hoạch giáo dục cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
và phù hợp với địa phương.
- Với sự quan tâm của Phòng Giáo Dục, lãnh đạo địa phương, sự chỉ đạo
sát sao của BGH nhà trường và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên
trong nhà trường đã tạo cho Trường mầm non Nam Xuân trở thành 1 ngôi

trường xanh, sạch đẹp, thân thiện. Phụ huynh và học sinh vô cùng thích thú khi
đến trường.
- Qua một năm tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra
những hướng tốt nhất cho trẻ khi hoạt động vui chơi tôi nhận thấy:
+ Vốn từ của trẻ thêm phong phú hơn, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc hơn,
biết diễn đạt câu và sử dụng đúng ngữ điệu giọng điệu… qua đó trẻ nhận thức
thế giới xung quanh dễ dàng hơn.
+ Trẻ rất hứng thú, tập trung chú ý hơn trong hoạt động, ghi nhớ chính xác
các kiến thức.
Đến gần cuối năm học các trẻ trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao
tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhát như đầu năm học, hơn thế nữa
nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, trẻ chăm học
hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.
* Bảng thống kê số liệu kết quả phân loại sự hứng thú tích cực tham gia
vào hoạt động vui chơi của trẻ cuối năm học 2017 – 2018.
T
T
1

2
3

NỘI DUNG
Hứng thú tham gia
vào các góc hoạt
động trong lớp.
Hứng thú trong
hoạt động quan
sát ngoài trời
Hứng thú tham gia

trò chơi dân gian

KẾT QUẢ ĐẦU NĂM
Đạt
11/21

%
52


10/21

%
48

KẾT QUẢ CUỐI NĂM
`
Đạt
% CĐ
%
21/21 100
0
0

12/21

57

9/21


43

19/21

90,5 2/21

9,5

9/21

43

12/21

57

20/21

95,2 1/21

4,8

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua một năm cho trẻ hoạt động vui chơi theo chuyên đề xây dựng môi
trường lấy trẻ làm trung tâm bằng các biện pháp trên tôi nhận thấy: Hoạt động
19


vui chơi có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của

trẻ, trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong
mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ đã biết suy nghĩ và
đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời.
Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn
trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không
những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt
động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng
bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn
là niềm vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục.
Như vậy, thông qua việc áp dụng các biện pháp tôi lựa chọn, kết quả cuối
năm tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy biện pháp mà tôi đưa ra là rất hiệu quả.
2. Kiến nghị:
Nhà trường nên kết hợp với lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn
thể tổ chức tốt cho trẻ hoạt động tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh ở địa phương.
Thường xuyên họp chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về
cách tổ chức hoạt động chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để giáo viên
cùng trao đổi rút kinh nghiệm.
Đầu tư, bổ sung thêm nhiều đồ dùng đồ chơi theo chủ đề cho lớp, giáo viên
phải linh hoạt sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phù hợp
với chủ đề làm phong phú hoạt động chơi của trẻ.
Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui
chơi cho trẻ 5- 6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” mà bản thân
tôi chia sẻ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện sáng kiến do thời gian và năng lực
còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp và sự xem xét, đánh giá, ghi nhận của hội đồng khoa
học các cấp./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
………………………………………. của người khác.
Người viết SKKN
…………………………………….....
……………………………………....
……………………………………....

Hà Thị Đại

20


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chương trình giáo dục mầm non – Nhà xuất bản giáo dục
[2]. Hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non độ tuổi 5-6 tuổi - Nhà xuất
bản giáo dục Việt nam.
[3]. Cổng thông tin điện tử - Mamnon.com.vn
[4]. Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả: Hà Thị Đại
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Nam Xuân

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

1.

Tìm hiểu ảnh hưởng của trò chơi
đóng vai theo chủ đề đối với sự
phát triển nhân cách trẻ 5-6 tuổi.

Phòng

A


2012 - 2013

2.

Một số kinh nghiệm giúp trẻ
hứng thú trong các bữa ăn của trẻ
5-6 tuổi tại Trường mầm non
Nam Xuân

Phòng

A

2014 - 2015

TT

22



×