BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------
LÃ THỊ HỒNG
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------
LÃ THỊ HỒNG
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐOÀN THỊ THU HÀ
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2019
Người thực hiện
Lã Thị Hồng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, Lãnh đạo Viện Đào tạo sau
đại học và các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt kiến thức
trong 2 năm học vừa qua, cung cấp tài liệu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban
chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới Huyện Cao Lộc đã tận tình cung cấp
tài liệu và số liệu, các thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu để tôi hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2019
Người thực hiện
Lã Thị Hồng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................II
MỤC LỤC..............................................................................................................................................................III
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP.....................................................................................................................V
BẢNG........................................................................................................................................................................V
HÀ NỘI, 2019...........................................................................................................................................................I
HÀ NỘI, 2019...........................................................................................................................................................I
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
b. Đặc điểm của chi NSNN cấp Huyện cho Chương trình MTQG xây dựng NTM..................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................94
PHỤ LỤC 01: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU..................................................................................................96
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên
BCĐ
CTMT
CTMTQGXDNTM
DT
ĐT&XD
GT
GTNT
HD
HĐND
HTX
HSQT
KT - XH
TC - KH
KBNN
KH&ĐT
KL
KTKT
LĐ-TB&XH
MTQG
NTM
NSNN
NSTW
NSĐP
PTNT
QHNS
QT
XDCB
Diễn giảii
BCĐ
Chương trình mục tiêu
CTMTQGXDNTM
Dự toán
Đầu tư và Xây dựng
Giao thông
Giao thông nông thôn
Hướng dẫn
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Hồ sơ quyết toán
Kinh tế - xã hội
Tài chính - Kế hoạch
Kho bạc Nhà nước
Kế hoạch và Đầu tư
Kết luận
Kinh tế kỹ thuật
Lao động - Thương binh và Xã hội
Mục tiêu quốc gia
Nông thôn mới
Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Trung ương
Ngân sách địa phương
Phát triển nông thôn
Quan hệ ngân sách
Quyết toán
Xây dựng cơ bản
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP
Bảng
Bảng 2.1:
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5:
Bảng 2.6.
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9.
Bảng 2.10:
Tình hình kinh tế của Huyện Cao Lộc giai đoạn 2016-2018.........Error:
Reference source not found
Kết quả thực hiện CTMTQGXDNTM........Error: Reference source not
found
Nguồn nhân lực thực hiện QL chi NSNN cho CTMTQGXDNTM
trên địa bàn huyện Cao Lộc...............Error: Reference source not found
Trình độ đào tạo để QL chi NSNN cho CTMTQGXDNTM trên địa
bàn huyện Cao Lộc............................Error: Reference source not found
Lập dự toán chi NSNN cho CTMTQGXDNTM trên địa bàn
Huyện Cao Lộc từ năm 2016 – 2018 theo nội dung......Error: Reference
source not found
Cơ cấu dự toán chi cho CTMTQGXDNTM trong tổng nguồn thu
ngân sách của Huyện Cao Lộc giai đoạn 2016 – 2018..................Error:
Reference source not found
Phân bổ dự toán chi NSNN cho CTMTQGXDNTM trên địa bàn
Huyện Cao Lộc từ năm 2016 - 2018...........Error: Reference source not
found
Quyết toán chi NSNN cho CTMTQGXDNTM trên địa bàn Huyện
Cao Lộc từ năm 2016 - 2018..............Error: Reference source not found
Tình hình kiểm soát chi NSNN cho CTMTQGXDNTM tại Huyện
Cao Lộc..............................................Error: Reference source not found
Kết quả thực hiện mục tiêu chi NSNN cho CTMTQGXDNTM
trên địa bàn Huyện Cao Lộc từ năm 2016 – 2018.......Error: Reference
source not found
Sơ đồ - Hộp
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................II
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................II
MỤC LỤC..............................................................................................................................................................III
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP.....................................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP.....................................................................................................................V
BẢNG........................................................................................................................................................................V
BẢNG........................................................................................................................................................................V
HÀ NỘI, 2019...........................................................................................................................................................I
HÀ NỘI, 2019...........................................................................................................................................................I
HÀ NỘI, 2019...........................................................................................................................................................I
HÀ NỘI, 2019...........................................................................................................................................................I
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
b. Đặc điểm của chi NSNN cấp Huyện cho Chương trình MTQG xây dựng NTM..................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................94
PHỤ LỤC 01: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU..................................................................................................96
PHỤ LỤC 01: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU..................................................................................................96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------
LÃ THỊ HỒNG
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Mã số: 8340410
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2019
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình tổng
thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ - TTg Ngày 04/6/2010 với mục tiêu
chung là xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái
được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với tất cả các địa phương trên cả nước, huyện Cao Lộc thực hiện
CTMTQGXDNTM từ năm 2010 đến nay đã có những kết quả đáng kể làm thay đổi
căn bản đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Số tiêu chí bình
quân hoàn thành cho 1 xã của Huyện Cao Lộc là 8,12 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu
chí theo tiêu chuẩn quốc gia, 1/21 xã hoàn thành 19 tiêu chí, 4/21 xã hoàn thành 14
tiêu chí. Tổng kinh phí thực hiện chương trình tính đến hết năm 2018 là 431,662 tỷ
đồng, trong đó nguồn NSNN là 107,943 tỷ đồng chiếm 25% tổng kinh phí. Đây là
sự cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý của chính quyền huyện Cao Lộc. Trong
báo cáo thực hiện CTMTQGXDNTM năm 2016 của BCĐ CTMTQGXDNTM đã
chỉ ra công tác quản lý của Chính quyền huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đối với chi
NSNN cho CTMTQGXDNTM trong những năm qua đã góp phần phát huy được
thế mạnh của địa phương, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh
đó, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, chưa được quan tâm chặt chẽ dẫn đến lãng phí,
kém hiệu lực và hiệu quả trong quản lý chi, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực
hiện các mục tiêu của chương trình NTM ở huyện. Vì vậy, để có thể thực hiện thành
công chương trình MTQGXDNTM cán đích vào năm 2020, với việc phải thực hiện
kế hoạch dự toán NSNN dành cho chương trình khoản gần 48 tỷ đồng trong điều
kiện nguồn thu NSNN Huyện còn hạn hẹp. Bên cạnh việc hoàn phải thiện cơ chế
thu hút đầu tư từ các nguồn lực xã hội nhằm hoàn thành các mục tiêu của chương
trình vào năm 2020, chính quyền và nhân dân huyện Cao Lộc cần phải hành thực
hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ trong quản lý nhằm thực hiện hiệu quả, tiết kiệm
chi NSNN thực hiện CTMTQGXDNTM.
ii
Xuất phát từ thực tế đó, học viên chọn đề tài "Quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của Chính quyền huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn" để
nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế & Chính sách.
Trong đó, mục tiêu nghiên cứu của Luận văn:
Xác định được khung nghiên cứu về quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của chính quyền cấp huyện.
Phân tích được thực trạng công tác quản lý, xác định các kết quả, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý chi NSNN cho CTMTQGXDNTM
của Chính quyền huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của Chính quyền huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là công tác quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của Chính quyền huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý của chính quyền huyện
Cao Lộc đối với chi NSNN cho CTMTQGXDNTM. Các nội dung được tiếp cận
theo quy trình quản lý ngân sách gồm: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán
và kiểm soát chi.
Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn.
Về thời gian: Dữ liệu phản ánh thực trạng chi NSNN cho CTMTQGXDNTM
của chính quyền huyện cao Lộc được thu thập cho giai đoạn 2016 - 2018, phiếu
phỏng vấn thực hiện vào tháng 3/2019. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến
năm 2020.
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------
LÃ THỊ HỒNG
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐOÀN THỊ THU HÀ
HÀ NỘI, 2019
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng nông thôn mới theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7,
Ban Chấp hành TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được triển
khai trên toàn quốc kể từ năm 2010. Mục tiêu của CTMTQGXDNTM ở Việt nam
là từng bước xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển nông thôn xây dựng xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo
vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM được huy động từ nguồn
NSNN và tất cả các nguồn lực trong xã hội. Do đó, để có thể thực hiện thành công
CTMTQGXDNTM tại các địa phương hiện nay, giải pháp chính được xác định là
phải tích cực huy động nguồn lực cùng với nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi
NSNN cho CTMTQGXDNTM. Trên địa bàn Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, tổng
nguồn kinh phí huy động cho xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2018 là
1.307,2 tỷ đồng, đạt 62,3% tổng nguồn lực theo kế hoạch thực hiện chương trình,
trong đó nguồn NSNN chiếm 25,45%. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công
tác quản lý của chính quyền Huyện đối với chi NSNN cho CTMTQGXDNTM đã
thực sự góp phần phát huy các nguồn lực thực hiện chương trình, làm thay đổi cơ
bản đời sống kinh tế xã hội người dân Cao Lộc. Tuy nhiên, một số hạn chế, tồn tại
chưa được quan tâm chặt chẽ trong công tác quản lý này có thể là rào cản dẫn đến
lãng phí, kém hiệu lực và hiệu quả trong quản lý chi, ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả thực hiện các mục tiêu của chương trình NTM ở Huyện. Tính đến hết năm
2018, các chỉ tiêu xây dựng NTM của Huyện bình quân đạt được chỉ bằng 41,3% so
với kế hoạch đề ra. Với kết quả chưa thực sự tương xứng với tỷ lệ nguồn lực đã đầu
tư cho chương trình, trong thời gian tới, cùng với việc gia tăng nhu cầu nguồn vốn
NSNN chi cho CTMTQGXDNTM, việc giải quyết những tồn tại, hạn chế, đồng
thời tiếp tục phát huy công cụ quản lý chi NSNN cho CTMTQGXDNTM, nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn trên địa bàn Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là vấn đề
cấp thiết cần được quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công việc chuyên môn của bản thân, tác giả
chọn đề tài "Quản lý chi ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc
2
gia xây dựng NTM của chính quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn" làm đề tài
nghiên cứu luận văn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề quản lý chi NSNN thực hiện CTMTQGXDNTM được nhiều nhà
nghiên cứu và các đối tượng quan tâm ngay từ khi chương trình chuẩn bị và đi vào
thực hiện từ năm 2010. Cho đến nay, ngoài những tài liệu liên quan đến phát triển
xây dựng NTM ở Hàn Quốc, Trung Quốc..vv các đề tài luận văn thạc sỹ, luận văn
tiến sỹ và bài viết nghiên cứu liên quan đến quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM trong nước được công bố cũng khá phong phú. Trong đó, có thể
kể đến một số luận văn sau:
- Nguyễn Thùy Anh ( Năm 2017): Quản lý chi thường xuyên NSNN của
chính quyền Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội, đã tổng hợp, hệ thống hóa nội dung lý luận liên quan đến công
tác quản lý chi thường xuyên NSNN của chính quyền cấp Huyện, làm rõ thực trạng
quản lý chi NSNN của Huyện Mộc Châu, xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên
nhân, từ đó chỉ ra giải pháp hoàn thiện.
- Đàm Trọng Tiến (năm 2018): Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM của chính quyền Huyện Vân Hồ
tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã Xác định
khung nghiên cứu quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia NTM, từ đó tiến hành phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý chi xây dựng cơ bản thực hiện mục tiêu xây dựng NTM
trên địa bàn Huyện.
- Trần Tường Vy (Năm 2017): Hoàn thiện quản lý NSNN của Chính quyền
Huyện Đak Glei, tỉnh Kon tum, Đề tài luận văn thạc sỹ ngành quản lý kinh tế của
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận
cơ bản về quản lý chi ngân sách cấp Huyện, phân tích thực trạng công tác quản lý
chi NSNN, từ đó nêu ra những hạn chế, nguyên nhân và giáp pháp hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN của chính quyền Huyện phục vụ công tác phát
triển kinh tế tại địa phương.
- Nông Tuấn Tuệ (2018), Quản lý của ủy ban nhân dân Huyện Đình Lập, tỉnh
lạng sơn đối với chi NSNN cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế quốc dân; đã trình bày được khung
nghiên cứu về quản lý của UBND Huyện đối với chi NSNN cho
3
CTMTQGXDNTM; Phân tích được thực trạng quản lý của UBND Huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn đối với chi NSNN cho CTMTQGXDNTM; xác định được điểm
mạnh, điểm yếu của quản lý chi và nguyên nhân của các điểm yếu; từ đó đề xuất
được một số giải pháp hoàn thiện quản lý của UBND Huyện Đình Lập, tỉnh Lạng
Sơn đối với chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM đến năm 2025.
Kết quả nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy, hiện chưa có một nghiên cứu
nào về quản lý chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM của chính
quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đây chính là việc nghiên cứu đề tài "Quản lý
chi ngân sách Nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của
chính quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn " với việc tập trung phân tích và đánh
giá được các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan của những
hạn chế trong công tác quản lý của chính quyền Huyện Cao Lộc đối với chi NSNN
cho Chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm đưa ra một số giải pháp giúp công
tác quản lý của cấp chính quyền Huyện ngày càng có hiệu quả hơn, thực hiện thành
công chương trình Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn Huyện đến
năm 2020.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của chính quyền cấp Huyện.
- Phân tích thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của
những hạn chế trong quản lý chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM
của Chính quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Gợi ý một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của Chính quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi NSNN cho Chương
trình MTQG xây dựng NTM của Chính quyền cấp Huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn thực hiện nghiên cứu nội dung, quy trình quản lý
của chính quyền Huyện Cao Lộc đối với chi NSNN nhà nước cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM được tiếp cận theo các bước gồm: lập dự toán, chấp hành
dự toán, quyết toán và kiểm soát chi.
4
- Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn Huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian: Dữ liệu phản ánh thực trạng chi NSNN cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM của Chính quyền Huyện Cao Lộc trong giai đoạn 2016 2018, điều tra thực hiện vào tháng 3/2019, các giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến
năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng tới quản
lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM
của chính quyền cấp Huyện
Quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của chính
quyền cấp Huyện
Bộ máy quản lý chi
NSNN cho
CTMTQGXDNTM
Các nhân tố thuộc về
chính quyền Huyện
Lập dự toán chi
NSNN cho
CTMTQGXDNTM
Phân bổ và chấp hành
dự toán chi NSNN
cho CTMTQGXDNTM
Các nhân tố thuộc về
môi trường bên ngoài
Quyết toán
chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM
Kiểm soát chi NSNN
cho CTMTQGXDNTM
Thực hiện mục
tiêu của quản lý
chi NSNN cho
chương trình
MTQG Xây
dựng NTM :
- Quản lý và sử
dụng kinh phí
NSNN đúng
mục đích, đúng
nội dung, chi
tiêu tiết kiệm và
có hiệu quả.
-Giúp huy động
hiệu quả nguồn
lực kinh tế của
xã hội thực
hiện cải thiện
và hoàn thành
các tiêu chí CT
NTM.
- Đời sống vật
chất và tinh
thần của người
dân nông thôn
thực sự được
cải thiện nâng
lên.
5.2. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến thực hiện phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo các bước sau:
5
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu về quản
lý của chính quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đối với chi NSNN cho Chương
trình MTQG xây dựng NTM. Những phương pháp được sử dụng ở bước này là
phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá của
Chính quyền Huyện Cao Lộc để làm rõ thực trạng; kết quả cuả hoạt động quản lý
chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM. Các phương pháp thực hiện
chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu qua các năm.
Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp bằng việc phỏng vấn cán bộ công chức của
các phòng, ban thực hiện quản lý chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng
NTM.
Bước 4: Xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích thực trạng quản lý chi
NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM của chính quyền Huyện Cao Lộc.
Xử lý dữ liệu bằng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu dựa
trên các tiêu chí đã xây dựng. Từ đó đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu; các
điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu.
Bước 5: Gợi ý một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho
CTMTQGXDNTM của chính quyền Huyện Cao Lộc
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
5.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn, nguồn số
liệu thứ cấp và nguồn số liệu sơ
a. Nguồn số liệu thứ cấp:
- Thông tin được thu thập, tổng hợp và khái quát hóa từ các tài có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu như: các văn kiện của Đảng, Nhà nước về
CTMTQGXDNTM; các tài liệu của triển khai chương trình MTQG xây dựng NTM
tại tỉnh Lạng Sơn, Huyện Cao Lộc; các báo cáo luận văn, tài liệu, bài viết khoa học
có liên quan đến hoạt động quản lý chi NSNN thực hiện chương trình xây dựng
NTM.
- Các số liệu cụ thể được thu thập từ các báo tổng kết 5 năm về hoạt động
của chương trình xây dựng NTM của Tỉnh Lạng Sơn, báo cáo tài chính hàng năm
của Phòng Tài chính Kế hoạch, báo cáo của BCĐ xây dựng NTM Huyện Cao Lộc
giai đoạn 2016 - 2018.
6
b. Nguồn số liệu sơ cấp.
Nhằm tìm hiểu về những hạn chế cũng như khó khăn trong công tác quản lý
chi NSNN thực hiện CTMTQGXDNTM tại Huyện Cao Lộc, tác giả thực hiện
phỏng vấn cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện triển khai CTMTQGXDNTM
Huyện Cao Lộc theo mẫu phiếu phỏng vẫn đã được chuẩn bị trước (xem phụ lục 01.
câu hỏi phỏng vấn)
5.3.2. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh đối
chiếu, Phương pháp phân tổ thống kê nhằm biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu
tóm tắt về dữ liệu, sử dụng các đồ họa, đồ thị mô tả dữ liệu. Từ đó, mô tả chính xác
tình hình thực trạng, xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân
tích về quy mô, kết cấu nguồn kinh phí NSNN thực hiện chương trình, phân tích
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện triển khai chương trình, các
nhân tố ảnh hưởng để phân tích nguyên nhân, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi
NSNN thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của Huyện Cao Lộc trong
giai đoạn 2016 - 2018. Khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu tương đối cần xác định
số gốc để so sánh (số liệu của năm trước), xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu
để so sánh.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu với phần mở đầu, 3 chương chính, kết luận, danh mục
tham khảo và các phụ lục kèm theo. Nội dung các chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi NSNN cho
Chương trình MTQG xây dựng NTM của chính quyền Huyện.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho Chương trình MTQG
xây dựng NTM của chính quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho
Chương trình MTQG xây dựng NTM của chính quyền Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN
1.1. Chương trình MTQG xây dựng NTM và chi NSNN cho chương trình
MTQG xây dựng NTM
1.1.1. Tổng quan về chương trình MTQG xây dựng NTM
Chương trình MTQGXDNTM là một “chương trình tổng thể về phát triển
kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng”[14] được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ - TTg Ngày 04/6/2010. Chương trình có mục
tiêu chung là “xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [14].
Mục tiêu cụ thể là đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí
quốc gia về NTM). Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu
chí quốc gia về NTM).
Nội dung của chương trình được cụ thể hóa thành 11 nội dung, bao gồm: 1).
Quy hoạch xây dựng NTM, 2). Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, 3). Chuyển dịch
cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, 4). Giảm nghèo và an sinh xã hội, 5).
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, 6).
Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn, 7). Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư
dân nông thôn, 8). Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn,
9). Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 10). Nâng cao chất lượng tổ
chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn, 11). Giữ vững an
ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình bao gồm 5 nhóm giải pháp
liên quan đến (1) công tác vận động tuyên truyền trong xã hội sâu rộng về xây dựng
NTM nhằm huy động mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia
thực hiện chương trình; (2) Nguồn vốn thực hiện đa dạng hóa bao gồm vốn lồng
ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia; vốn ngân sách hỗ trợ
trực tiếp của chương trình này, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có); nguồn
8
ngân sách địa phương; vốn huy động đầu tư của doanh nghiệp đối với các công
trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do HĐND xã thông qua; các
khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước cho các dự án đầu tư; nguồn vốn tín dụng, vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo các chương trình; vốn
tín dụng thương mại theo quy định; các nguồn tài chính hợp pháp khác; (3) Cơ chế
đầu tư được phân cấp cụ thể: quy định chính quyền Huyện là cấp quyết định đầu tư,
phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng
có nguồn gốc từ ngân sách và các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao; chính quyền
xã làm chủ đầu tư đối với các công trình có có mức vốn đầu tư đến 3 tỷ đồng có
nguồn gốc từ ngân sách; (4) Công tác đào tạo cán bộ chuyên trách để triển khai
chương trình gồm đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp từ trung ương đến địa
phương đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng
NTM nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình. (5) Thực hiện hợp
tác quốc tế trong xây dựng NTM. (6) Công tác điều hành, quản lý chương trình
được thực hiện thông qua BCĐ chương trình NTM từ cấp trung ương đến cấp cơ sở.
Cấp trung ương thành lập Ban Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM.
1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình MTQG xây dựng
NTM
a. Nguồn vốn NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM
Nguồn kinh phí NSNN được xác định là nguồn lực chính, chiếm 40% tổng
nguồn kinh phí thực hiện CTMTQGXDNTM (quyết định số 800/QĐ - TTg ngày
04/6/2010), chiếm 30 tổng kinh phí thực hiện chương trình (quyết định số1600/QĐ
- TTg ngày 16/8/2016) .
Nguồn vốn NSNN Trung ương thực hiện CTMTQGXDNTM bao gồm:
- Kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ
trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo
trên địa bàn, chiếm khoảng 23% bao gồm: vốn từ các chương trình MTQG và các
chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong
những năm tiếp theo trên địa bàn gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc
gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương
trình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương
trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình
thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo;
9
chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ
chia tách Huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6
tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương; phát triển
đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng
nghề…;
- Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu,
phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập chiếm khoảng 17%.
- Vốn bố trí trực tiếp cho Chương trình để thực hiện các nội dung theo Quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có): để đầu tư các dự án, chương
trình theo Nghị quyết của Quốc hội;
Nguồn NSNN cấp Huyện tập trung chi cho các khoản chi hỗ trợ cho xây
dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông
thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và
dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản
xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản;
Căn cứ vào Luật NSNN, chế độ chính sách tài chính và tình hình thực tế ở
địa phương, chính quyền địa phương cấp Huyện xây dựng đề án, kế hoạch cụ thể
về xây dựng Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trong đó, đảm bảo ngân sách
trung ương thực hiện các nội dung:
- Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho: công tác quy hoạch và phát triển
hạ tầng đường giao thông liên xã, trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà
văn hóa đạt chuẩn; đầu tư cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán
bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. Giai đoạn 2016 – 2018 được bổ sung
thêm nội dung chi tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng
đồng, người dân và cán bộ xây dựng NTM các cấp, đào tạo nghề cho lao động nông
thôn (thuộc phạm vi của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp
nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, đường giao thông thôn, xóm, giao thông
và kênh mương nội đồng, phát triển sản xuất và dịch vụ, nhà văn hóa, công trình thể
thao thôn, bản, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
- Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố
trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
10
ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa
phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những
địa phương làm tốt.
b. Đặc điểm của chi NSNN cấp Huyện cho Chương trình MTQG xây dựng
NTM
Từ đặc điểm của chi ngân sách nhà nước nối chung và đặc điểm về nội dung,
phạm vi, đối tượng thực hiện, đối tượng thụ hưởng và mục tiêu của Chương trình
MTQG xây dựng NTM nói riêng, cho thấy, chi NSNN cho Chương trình MTQG
xây dựng NTM gồm có những đặc điểm sau:
- Chi NSNN cấp Huyện cho Chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm thực
hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội với đặc điểm về quy mô, phạm vi, đối tượng
thụ hưởng rộng lớn, nội dung bao hàm toàn bộ các nội dung kinh tế - chính trị - xã
hội tại địa phương.
- Chi NSNN cấp Huyện cho CTMTQGXDNTM được bố trí theo các nội
dung thành phần của chương trình bao gồm 11 nhóm nội dung lớn và được chia cụ
thể thành 19 nhóm tiêu chí liên quan đến toàn bộ đời sống chính trị xã hội kinh tế
của người dân nông thôn (nội dung chi tiết tại phụ lục số 02).
- Phạm vi thực hiện: hầu hết các xã trong toàn Huyện.
- Đối tượng của chương trình với đặc thu là đối tượng thụ hưởng là người
dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn nông thôn và đối tượng thực hiện cũng là
người dân và cộng đồng dân cư nông thôn và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
- Thời gian thực hiện của chương trình: Từ năm 2010 - 2020
- Chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM được thực hiện có sự
phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan chuyên môn các bộ ban ngành từ trung ương
đến địa phương. Đề án cũng xác định nguồn vốn thực hiện chương trình bao gồm
nguồn vốn lồng ghép của tất cả các chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông
thôn, y tế giáo dục vùng nông thôn, nên có thể nói việc quản lý, điều tiết ngân sách
cho chương trình là phức tạp đòi hỏi sự phối hợp cao giữa các cơ quan liên quan.
- Việc xem xét hiệu quả của các khoản chi của NSNN cho chương trình vừa
mang tầm vĩ mô nhưng cũng được cụ thể hóa bằng hệ thống chỉ tiêu cụ thể, bên
cạnh có đó đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dự án thuộc chương
trình cũng là vấn đề cần được xem xét.
- Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu;
11
- Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị
khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm trù
thuộc lĩnh vực tiền tệ).
1.2. Quản lý chi NSNN cho CTMTQGXDNTM của chính quyền Huyện
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý chi NSNN cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM của chính quyền Huyện.
a) Khái niệm
Quản lý chi NSNN cấp Huyện cho CTMTQGXDNTM bản chất là hoạt động
của chính quyền cấp Huyện sử dụng các phương pháp và công cụ trong quá trình
xây dựng dự toán, phân bổ và chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát quá trình
chi NSNN để thực hiện các nội dung của CTMTQXDNTM nhằm đạt được mục tiêu
chung và cụ thể của chương trình, đồng thời đảm bảo thực hiện các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
b) Đặc điểm
- Quản lý chi NSNN của chính quyền Huyện là quá trình thực hiện có hệ
thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi
tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước trên địa bàn Huyện, cụ
thể là xây dựng Chương trình MTQG xây dựng NTM. Thực chất quản lý chi NSNN
là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước của Huyện từ khâu lập kế
hoạch đến khâu sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật đó nhằm đảm bảo
yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ
các mục tiêu Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn.
- Quản lý chi NSNN được phân cấp từ trung ương đến cơ sở, theo đó mỗi
cấp chính quyền có thẩm quyền và nhiệm vụ chi khác nhau theo quy định của
Luật NSNN. Quản lý chi NSNN cấp Huyện sử dụng các phương pháp và công cụ
chuyên ngành để xây dựng dự toán, phân bổ và chấp hành dự toán, quyết toán và
kiểm soát quá trình chi NSNN sao cho phù hợp với khả năng thu của Huyện và
đảm bảo nguồn lực tài chính để UBND Huyện thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ của mình.
- Quản lý chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM của Huyện
nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chính quyền Huyện một cách tiết kiệm
và hiệu quả.
12
- Quản lý chi NSNN cấp Huyện cho CTMTQGXDNTM bao gồm lập dự toán
chi NSNN, phân bổ và chấp hành dự toán chi NSNN, quyết toán và kiểm soát chi
NSNN, kiểm tra chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa
Huyện.
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM của chính quyền cấp Huyện
Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của quản lý chi NSNN cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM của chính quyền cấp Huyện bao gồm:
a. Mục tiêu chung:
- Trên cơ sở phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp theo luật
ngân sách để bố trí các khoản chi cho thích hợp với hoạt động, mục tiêu thực hiện
chương trình được phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của các cấp chính quyền
địa phương và các tổ chức
- Nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi, quản lý chi ngân
sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc vốn nhà nước với các
khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế
- Phân bổ nguồn lực phải theo hướng ưu tiên chiến lược.
- Sử dụng ngân sách phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung của phát
triển kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng
NTM.
- Sử dụng NSNN cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, góp phần
phát triển kinh tế xã hội địa phương và đạt được các mục tiêu chung và và tiêu chí
cụ thể ccủa Chương trình MTQG xây dựng NTM .
b. Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện được các mục tiêu của chương trình đề ra hàng năm
- Công tác quản lý chi NSNN cho Chương trình MTQG xây dựng NTM của
chính quyền Huyện đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, thẩm quyền trong
việc lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN.
- Đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, chi tiêu tiết kiệm và có hiệu quả
trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN nhằm tiết kiệm những khoản chi không
cần thiết và hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách, tham ô, đục khoét.
13
c. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi NSNN cho Chương trình
MTQG xây dựng NTM của chính quyền cấp Huyện (sau đây viết tắt là Chương trình)
Để mô tả và phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho Chương
trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, học viên
nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phục vụ nghiên cứu đề tài như sau:
Nhóm chỉ tiêu
đánh giá kết quả
thực
hiện
Chương trình
+ Tổng số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã: được xác định bằng
bình quân tổng số tiêu chi đạt đạt được của các xã trong Huyện
chia cho tổng số xã trong Huyện.
+ Số kế hoạch kinh phí NSNN cho Chương trình chi tiết theo
nội dung.
+ Số thực hiện chi NSNN cho Chương trình chi tiết theo nội dung.
+ Chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chi
NSNN cho Chương trình theo từng năm, theo giai đoạn.
+ Số tương đối kết cấu phản ánh tỷ lệ % kinh phí NSNN chi
cho Chương trình theo từng nội dung chương trình.
Nhóm chỉ tiêu
đánh giá hoạt
động lập dự toán
chi NSNN cho
Chương trình
+ Số dự toán NSNN chi cho Chương trình trình phê duyệt chi
tiết theo từng nội dung.
Nhóm chỉ tiêu
đánh giá hoạt
động phân bổ dự
toán chi NSNN
cho
Chương
trình
+ Số dự toán NSNN cho Chương trình thực hiện phân bổ chi
tiết theo từng nội dung.
+ Số dự toán NSNN chi cho Chương trình được duyệt chi tiết
theo từng nội dung.
+ Tỷ lệ % số dự toán NSNN chi cho Chương trình được duyệt
trên số dự toán trình phê duyệt.
+ Số dự toán NSNN chi cho Chương trình thực hiện giải ngân
chi tiết theo từng nội dung.
+ Tỷ lệ % số dự toán NSNN chi cho Chương trình được phân
bổ trên số dự toán được duyệt.
+ Tỷ lệ % số dự toán NSNN chi cho Chương trình được giải
ngân trên số dự toán được duyệt.