Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy buổi hai ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.55 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I.Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng nghiên cứu

Trang
2
2
3
3

4.Phương pháp nghiên cứu

3

II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1.Cơ sở lí luận

3
3

2.Thực trạng vấn đề
3.Các giải pháp tổ chức thực hiện

4-6
6 -15

4.Hiệu quả
III.Kết luận, Kiến nghị



16
17 - 18

Tài liệu kham khảo

19

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục Tiểu học
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt bậc học Trung học cơ sở. Để thực hiện
mục tiêu và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đồng thời với việc
thay sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT đã chủ trương chuyển Tiểu học sang học

1


2 bui/ngy. Dy hc bui 2 nhm tng thi lng hc tp cho hc sinh
trờn mt n v kin thc. iu ú ng ngha vi vic gim ỏp lc v
vic hc tp cho hc sinh. Thc hin dy hc 2 bui / ngy khụng nhng
cỏc em cú nng khiu mụn Toỏn, Ting Vit, Ngh thut c phỏt trin
m cỏc em cũn c tip xỳc vi cỏc mụn t chn ( Ngoi ng, Tin
hc).u im ni bt ca dy 2 bui / ngy l giỏo viờn cú rng thi gian
nờn sõu sỏt v nm c im mnh, im yu ca tng hc sinh hn v
l c hi tt nht thc hin vic dy hc sinh theo nhúm i tng, cú
thi gian bự p l hng kin thc cho hc sinh cha hon thnh, cú iu
kin tt nht phỏt trin nng lc t duy cho hc sinh cú nng khiu v

l sõn chi tht b ớch cho vic phỏt trin ton din nhõn cỏch hc sinh.
Hin nay vic i mi phng phỏp dy hc nhm nõng cao cht lng
giỏo dc c t lờn hng u v cng ó phn no thm nhun trong
mi giỏo viờn nhng phn ln cng ch mi c quan tõm v dng li
nhng tit hc bui 1 - bui hc m cỏc tit c c cu cú sn trong
chng trỡnh. Cũn vn dy hc bui 2 nh th no thỡ cha c nhiu
giỏo viờn quan tõm, khụng ớt giỏo viờn cũn xem nh hỡnh thc dy hc
bui 2.
Nh vy thc hin tt vic dy hc 2 bui / ngy thỡ vic dy hc
bui th 2 nh th no cho hiu qu m khụng sai lch nh hng m B
GD ó ra l mt vn khụng d. Qua thc t trng tụi v mt s
trng bn, tụi thy vic giỏo viờn chn ni dung kin thc trong cỏc tit
hc bui 2 ang cũn m h, cha c coi trng, cha tht s quan tõm
xem hc sinh cn rốn kin thc, k nng gỡ? Hc sinh cn phỏt huy nhng
gỡ? Vỡ th m cht lng dy hc bui 2 cha c nh mong mun.
Xut phỏt t thc t ú m tụi ó tỡm hiu mt s giỏo viờn dy hc
bui 2 v kho sỏt cht lng mt s lp cỏc trng (trng tụi cng
nh mt s trng bn) ti cỏc thi im khỏc nhau v rỳt ra c kinh
nghim cho mỡnh v: Mt s gii phỏp nhm nõng cao cht lng dy
hc bui 2 tiu hc.
2. Mc ớch nghiờn cu
-Tìm hiểu mục đích yêu cầu cần thiết khi học 2
bui / ngy ca hc sinh Tiểu học.
- Tìm hiểu hệ thống nội dung, phơng pháp, hình
thức tổ chức dạy học.
2


- Nõng cao cht lng dy v hc hin nay.
3. i tng nghiờn cu

- Ni dung, chng trỡnh bui 2 tiu hc.
- Cỏc gii phỏp nõng cao cht lng bui 2.
- Lp 3A,4A,5C trng tiu hc Hi Lc - Hu Lc - Thanh Hoỏ.
4. Phng phỏp nghiờn cu
1- Phơng pháp nghiên cứu tài liệu
2- Phơng pháp quan sát
3- Phơng pháp điều tra
4- Phơng pháp thực nghiệm
II. NI DUNG SNG KIN KINH NGHIM
1.C s lớ lun
- Vì cho rằng mt s môn học khô khan, không gây
đợc hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó sự tập trung của
học sinh lại cha bền vững, khả năng tập trung cha cao,
hay nóng vội, khả năng ngôn ngữ còn thấp cũng làm ảnh
hởng đến chất lợng môn học.
- Mặc dù học sinh có đủ sách vở học tập nhng nhiều
em không chịu học mà phụ thuộc hoàn toàn vào sách có
đáp án đợc in, bán sẵn.
- Cha mẹ học sinh không kịp thời khuyến khích,
động viên con em học tập.
- Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh do bị hổng
kiến thức từ lớp dới, do khả năng tiếp thu bài hạn chế, nên
không thể hoàn thành hệ thống bài tập trên lớp.
Từ những tồn tại nêu trên tôi đã rất băn khoăn và trăn trở,
luôn suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của chất lợng
hc. Mặc dù trong giảng dạy 2 bui có nhiều thuận lợi nhng
cũng không ít khó khăn. Song khó khăn nào cũng có hớng
giải quyết, thuận lợi nào đều có thể phát huy đợc những
khó khăn đó. Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, tôi mạnh
dạn đề ra một số biện phỏp nhm nõng cao cht lng dy hc

bui 2 tiu hc.
2.Thc trng

3


Chương trình dạy học 2 buổi/ ngày ở tiểu học là tổ chức cho học sinh
học tập và vui chơi ngay ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình
chính khóa, buổi thứ 2 là dành thời gian để bổ sung chương trình và tổ
chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung môn Nghệ thuật,
Thể dục nhằm phát triển năng khiếu cho học sinh, tổ chức dạy các môn tự
chọn và các hoạt động tập thể. Định hướng là như vậy nhưng thực tế việc
dạy buổi 2 ở các trường học đang còn là một vấn đề nan giải.
Với thời lượng dạy học 2 buổi / ngày thì học sinh không được học
quá 7 tiết/ ngày ( Sáng 4 tiết chính khóa, chiều 3 tiết trong đó có 1 tiết
chính khóa được chuyển từ buổi sáng lên và 2 tiết bổ trợ khác). Ngoài
những tiết chính khóa, tiết học tự chọn như Ngoại ngữ, Tin học thì những
tiết bổ trợ như: luyện Toán, luyện Tiếng Việt, nghệ thuật...thì giáo viên cần
dạy gì? Học sinh được học những gì? Qua thực tế qua dự giờ và hỏi một
số giáo viên về dạy buổi thứ 2 cùng với khảo sát chất lượng của học sinh
ở các lớp đó tôi thấy:
- Giáo viên còn ngại khi lên lớp buổi 2.
- Giáo viên chưa tự tin với việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương
pháp dạy nên rất sợ khi có người vào dự giờ buổi 2.
- Không biết thiết kế một tiết học buổi 2 như thế nào cho phù hợp.
- Hình thức dạy buổi 2 nghèo nàn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa
tạo cho học sinh thích thú và hăng say trong học tập.
- Một số tiết chưa dạy theo nhu cầu của học sinh, nhiều giáo viên xem
buổi 2 như là giờ làm bài tập của học sinh và học sinh giải quyết hết các
bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu học

sinh cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú
học không? Có nhu cầu học hay không thì giáo viên ít chú ý đến vì thế
chưa giúp được học sinh chưa hoàn thành rèn kiến thức, kỹ năng cũng như
chưa phát triển được năng khiếu cho những học sinh có năng khiếu, từ đó
tạo cho không khí lớp học bị trầm xuống không sôi nổi, học sinh chán
học, hiệu quả không cao.
Với cách làm này của giáo viên vô hình dung đã làm tăng thêm áp
lực học tập cho học sinh, tạo cho học sinh một tâm trạng nặng nề, chán
học, đặc biệt là không phụ đạo được học sinh chưa hoàn thành và bồi
dưỡng năng khiếu cho học sinh.
Qua thực tế khảo sát cho thấy:
* Đối với giáo viên trong trường tôi trực tiếp lấy ý kiến và được biết:
4


Năm học
2013-2014
2014-2015

Xác định đúng ý nghĩa dạy học
buổi 2
18/23
17/24

Tự tin trong dạy
học
16/23
15/24

* Đối với học sinh mà tôi đã khảo sát ở một số lớp

Học sinh chưa
hoàn thành
Lớp
SL
TL
3A 3/33
9%
4A 4/30
13,3%
5C 2/31
6,4%

Học sinh
hoàn thành
SL
TL
30/33
91%
26/30
87,3%
29/31
94,6%

Học sinh
hoàn thành tốt
SL
TL
5/33
15,1%
7/30

23,3%
8/31
25,8%

Với thực trạng như thế này thì đây là một vấn đề nóng bỏng trong
việc dạy học buổi 2. Chính vì vậy mà tôi đã tìm ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học buổi 2 ở Tiểu học.
* Nguyên nhân của thực trạng:
Việc dạy học buổi 2 có những khó khăn nhất định:
- Giáo viên còn cứng nhắc trong việc dạy buổi 2 cứ nghĩ rằng sáng học
kiến thức gì thì chiều ôn nội dung kiến thức đó và giáo viên tập trung dạy
sao cho hết kiến thức, bài tập ở SGK, còn việc đưa nội dung cho phù hợp
với từng đối tượng là rất ít.
- Giáo viên chưa nắm vững tinh thần chỉ đạo của công văn “
7291/BGDĐT- GDTr Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày”.
- Nội dung kiến thức buổi 2 không có sẵn nên giáo viên chưa thực sự
đầu tư.
- Thời gian dành cho việc soạn bài, nghiên cứu bài của giáo viên Tiểu
học còn hạn chế.
- Chưa chú trọng đến hiệu quả của buổi 2 nên vân dụng phương pháp,
hình thức dạy học còn hời hợt thiếu đầu tư, dẫn đến sự nhàm chán cho học
sinh trong khi học.
- Việc tiếp cận thông tin mới, nghiên cứu các tài liệu, soạn giáo án buổi
2 còn bị xem nhẹ.
- Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh như ( hoàn thành tốt, học sinh
nắm vững kiến thức, học sinh chưa hoàn thành, khuyết tật, cá biệt) nên
giáo viên rất lúng túng khi dạy học theo đối tượng.
5



- Điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho dạy học theo pháp mới
còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu (thiếu các phương tiện nghe
nhìn,...).
Với những nguyên nhân đó mà tôi đã tìm ra một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học buổi 2.
III.CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên
- Mỗi giáo viên phải nắm bắt, hiểu thấu đáo nội dung và tinh thần chỉ
đạo của công văn hướng dẫn học 2 buổi / ngày và ý thực được trách nhiệm
của mình khi thực hiện công văn đó.
- Giáo viên phải hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa của dạy học buổi 2 để từ
đó định hướng nội dung cho những bài học cụ thể phù hợp với đặc điểm
của lớp mình giảng dạy.
- Xem chương trình dạy học buổi 2 là phần mềm nên có thể sử dụng một
cách linh hoạt, không máy móc, cứng nhắc. Chính vì vậy, bản thân luôn
nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của một giáo viên đứng lớp
nghiên cứu, nắm bắt đặc điểm, trình độ của mỗi học sinh để có biện pháp,
hình thức tổ chức, lựa chọn kiến thức dạy học phù hợp.
2. Dạy học theo đối tượng
Mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh. Việc dạy đến từng đối
tượng học sinh, dạy theo nhu cầu người học một cách hợp lý không phải
là dễ. Vì thế muốn đạt được mục tiêu này giáo viên cần phải:
2.1.Tìm hiểu, nắm bắt, phân loại đối tượng học sinh.
- Kết hợp với kết quả năm học trước và kết quả khảo sát đầu năm từ đó
giáo viên phân loại học sinh theo từng đối tượng: chưa hoàn thành, hoàn
thành, hoàn thành tốt.
- Tìm hiểu năng lực sở trường qua giao tiếp của học sinh với bạn bè và
giáo viên.
2.2. Chọn nội dung kiến thức cho phù hợp với từng nhóm đối tượng
học sinh.

Để nâng cao chất lượng dạy học thì giáo viên phải quan tâm đến
khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh xem ở buổi 1 các em đã tiếp thu
kiến thức đến mức độ nào? Những gì đã đạt được so với chuẩn và những
gì cần bồi dưỡng thêm? Nắm bắt được những vấn đề đó thì giáo viên sẽ
biết mình cần làm gì trong tiết học buổi 2. Cụ thể: Học sinh Hoàn thành,

6


chưa hoàn thành cần gì trong buổi 2? Em nào chưa nắm được chuẩn? Em
nào hổng kiến thức, em nào cần luyện kỹ năng ? Nguyên nhân do đâu?
Cần đưa nội dung kiến thức nào vào dạy và với lượng bài bao nhiêu? Còn
học sinh khá giỏi cần mở rộng, khắc sâu hoặc nâng cao đến đâu? Nên đưa
dạng bài nào vào dạy ở phần nào là hợp lý là tạo được điều kiện tốt nhất
cho các em được cọ xát, phát triển năng khiếu. Với suy nghĩ như vậy và
thực trạng của các đối tượng học sinh là:
* Đối với học sinh chưa hoàn thành:
Đây là đối tượng học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản hay nói
cách khác là các em chưa nắm được chuẩn kiến thức cần đạt. Với đối
tượng này thì giáo viên cần chú ý hơn và hướng dẫn các em bằng những
lời động viên, hệ thống bài tập, câu hỏi gợi mở để các em nắm được chuẩn
kiến thức cần đạt. Giáo viên không ra thêm kiến thức mới cho các em.
* Đối với học sinh nắm được kiến thức (hoàn thành):
Với học sinh ở mức độ hoàn thành thì qua tiết học chính khóa các
em cơ bản đã nắm được nội dung kiến thức và biết vận dụng để làm các
bài tập song các em cũng chỉ mới dừng lại ở tính rập khuôn, máy móc chứ
chưa thành thục và có kỹ năng làm bài. Cho nên đối với học sinh này thì
giáo viên cần chú ý đưa ra những nội dung kiến thức mang tính củng cố
để hình thành kỹ năng vận dụng để làm bài tốt.
* Đối với học sinh có năng khiếu (Học sinh hoàn thành tốt):

Đây là những học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh, sau tiết học
chính khóa các em đã có kỹ năng vân dụng tốt kiến thức vào làm các bài
tập. Chính vì thế ở tiết học buổi 2 ngoài việc rèn kỹ năng vận dụng kiến
thức để làm bài tập thì cần tạo điều kiện để các em được phát triển năng
khiếu của mình. Để phát triển năng khiếu cho học sinh thì giáo viên chú ý
khi đưa ra nội dung kiến thức phải dựa vào kiến thức cơ bản và nâng dần
lên tùy vào mức độ nhận thức, tư duy của học sinh. Tránh quá khó gây sự
chán nản của học sinh trong khi làm bài.
Việc chọn nội dung kiến thức cho từng tiết học buổi 2 là một công
việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa nhằm giúp cho giáo viên có định
hướng trong quá trình giảng dạy (Tùy vào điều kiện và trình độ của học
sinh lớp mình mà giáo viên cần linh hoạt vận dụng và đưa nội dung kiến
thức vào trong từng tiết học cho phù hợp). Đối với các tiết học buổi 2 là
chương trình thuộc phần mềm nên giáo viên có thể tham khảo và xây
dựng cho mình kế hoạch bài giảng theo quy trình sau:
7


* Mục tiêu: ( Cần nêu rõ cho từng đối tượng)
*Đồ dùng dạy học.
*Các hoạt động dạy học.
- Hoạt động 1: Củng cố kiến thức( Ôn kiến thức cần luyện). ( 5 -7
phút)
- Hoạt động 2: Luyện kỹ năng (Thực hành luyện tập) ( 23-27 phút)
( Hệ thống bài tập đưa ra phải theo từng đối tượng và trình độ nhận
thức của các em)
- Hoạt động 3: Củng cố dặn dò ( 3 phút)
Sau đây là một số ví dụ minh họa các tiết học buổi 2 ( dạy theo
đối tượng học sinh)
Ví dụ 1: LUYỆN TIẾNG VIỆT: ( Lớp5 – Tuần 23)

Luyện tập về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt của tiết dạy chính khoá bài này là:
- Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (
Bài tập 1 mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép.
Giảm tải: Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ chỉ làm bài tập ở phần
luyện tập.
Vậy việc dạy buổi 2 bài này ta có thể lên kế hoạch như sau:
I. Mục tiêu:
* Đối với học sinh chưa hoàn thành:
- Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
- Tìm được câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
* Đối với học sinh hoàn thành:
- Hiểu và tìm được câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
- Luyện kỹ năng làm bài.
* Đối với học sinh hoàn thành tốt :
Ngoài những mục tiêu như học sinh hoàn thành còn yêu cầu cao
hơn đó là: Vận dụng kiến thức về câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến thêm một
vế câu để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (Ôn kiến thức cần luyện)
? Hãy nêu những cặp từ chỉ quan hệ tăng tiến? ( 3- 5 HS nêu)
8


? Quan hệ tăng tiến có ý nghĩa như thế nào trong câu ghép?
? Hãy đặt câu có sử dụng từ chỉ quan hệ tăng tiến?
2. Hoạt động 2: Luyện kỹ năng ( Thực hành luyện tập)

Chia lớp thành các nhóm đối tượng: Học sinh chưa nắm kiến thức, nắm
kiến thức, phát triển năng khiếu.
* Đối với học sinh chưa nắm kiến thức : Củng cố lại kiến thức cơ bản
ở tiết học chính khóa.

9


Bài 1: Cho câu ghép:
Mai không chỉ là người bạn tốt mà Mai còn là học sinh xuất sắc của lớp em.
a) Hãy xác định cặp từ chỉ quan hệ trong câu trên.
b) Cặp từ đó chỉ quan hệ như thế nào trong câu ghép?
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cùng nhau trao đổi về những yêu
cầu của bài tập (Một bạn nêu câu hỏi, một bạn trả lời).
+ Nhóm trình bày kết quả.
+ Giáo viên chốt lại cặp quan hệ từ : không chỉ...mà thể hiện quan hệ tăng tiến
giữa các vế câu ghép và nhấn mạnh cho học sinh hiểu về ý nghĩa của việc sử dụng
cặp từ đó ( vế sau chỉ mức độ cao hơn vế trước).
Bài 2: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Tổ chức cho học sinh trình bày miệng.
+ Học sinh đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Đối với học sinh nắm kiến thức : Luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm
bài tập
Bài 1: Câu nào dưới đây là câu ghép có quan hệ tăng tiến:
a) Tiếng cười chẳng những đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là một liều
thuốc trường sinh.
b) Người này ngoa ngoắt, độc miệng làm xóm giềng điếc tai đã hai ngày, không
thể không trị tội.
c) Kẻ kia run như cầy sấy, đành cúi đầu nhận có bắt trộm gà.

+ Tổ chức cho học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, sau khi học sinh hoàn
thành bài tập thì chuyển sang hình thức nhóm để trao đổi thông tin hai chiều.
+ Giáo viên chốt lại cách xác định câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến.
Bài 2: Thêm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép chỉ quan
hệ tăng tiến.
Mưa …….làm cho khí hậu mát mẻ, dễ chịu……… làm cho cây cối tốt tươi.
+ Tổ chức hoạt động cả lớp - trình bày miệng.
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét, chốt : Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế
câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ : không những...
mà...; chẳng những...mà; không chỉ...mà...
* Lưu ý: Đối với những dạng bài mang tính củng cố kiến thức giáo viên nên gọi
những học sinh chưa hoàn thành và học sinh hoàn thành trình bày tránh chỉ dạy học
sinh hoàn thành tốt.
* Đối với học sinh hoàn thành tốt : Ngoài việc luyện kỹ năng thì giúp học sinh
phát triển năng khiếu.
9


Ngoài các bài tập như học sinh hoàn thành thì giáo viên đưa thêm một bài tập sau:
Bài 3: Thêm vào chổ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ quan
hệ tăng tiến.
Hoa Nhài không chỉ dùng trong trang trí………………………………………
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, các em tự tranh luận để đưa ra ý hay
và đúng nhất.
+ Giáo viên tổng kết đánh giá.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò :
Tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh – Ai đúng
GV: Ai nhanh nhất, nói được nhiều nhất từ chỉ quan hệ tăng tiến?
- Đại diện 3 tổ, 3 em nói nhanh (sau 1phút). Nhận xét , động viên học sinh.
- Nhận xét đánh giá tiết học.

Ví dụ 2:
LUYỆN TOÁN ( Lớp 4)
Luyện tập về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
I. Mục đích yêu cầu:
* Đối với học sinh chưa hoàn thành:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
* Đối với học sinh hoàn thành:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- Luyện kỹ năng làm bài.
* Đối với học sinh hoàn thành tốt:
Ngoài những mục tiêu như học sinh hoàn thành còn yêu cầu cao hơn đó là: Vận
dụng kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 để làm dạng toán tìm một số khi
chia cho 2 và 5 có dư.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Bảng con, phấn, dẻ lau
- GV: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (Ôn kiến thức) (5-7 phút)
- Những số chia hết cho 2 là những số như thế nào? Lấy ví dụ?
- Những số chia hết cho 5 là những số như thế nào? Lấy ví dụ?
- Em có nhận xét gì về số vừa 2 và chia hết cho 5?
- GV chốt lại kiến thức ôn.
2. Hoạt động 2: Luyện kỹ năng ( Thực hành luyện tập)

10


Chia lớp thành các nhóm đối tượng: Học sinh chưa nắm kiến thức, nắm kiến

thức, phát triển năng khiếu.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành : Củng cố lại kiến thức cơ bản ở tiết học
chính khóa.

11


Bài 1: Cho các số sau:
135; 478; 665; 1256; 3480; 1236; 465; 3290.
a) Những số nào chia hết cho 2?
b) Những số nào chia hết cho 5?
c) Những số nào vừa chia hết cho 2 và 5?
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đố bạn ( Một bạn nêu câu hỏi, một bạn
trả lời).
+ Giáo viên chốt lại và nhấn mạnh cho học sinh hiểu và các nhận biết về dấu
hiệu chia hết cho 2 và 5
* Đối với học sinh hoàn thành: Luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài
tập. Ngoài bài tập của học sinh chưa hoàn thành thì làm thêm bài tập sau:
Bài 2: Với bốn chữ số 3; 4; 5; 0 hãy viết tất cả các số có 4 chữ số vừa chia hết
cho 2 và 5.
+ Tổ chức cho học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, sau khi học sinh
hoàn thành bài tập thì chuyển sang hình thức thi đua xem ai viết nhanh và đúng
nhất.
+ GV chốt lại kiến thức.
* Lưu ý: Đối với những dạng bài mang tính củng cố kiến thức giáo viên nên
gọi những học sinh hoàn thành và học sinh chưa hoàn thành trình bày tránh chỉ
dạy học sinh khá giỏi.
* Đối với học sinh hoàn thành tốt : Ngoài việc luyện kỹ năng thì giúp học sinh
phát triển năng khiếu. Vì vậy ngoài các bài tập như học sinh hoàn thành thì giáo
viên đưa thêm một bài tập sau:

Bài 3: Tìm số lớn nhất có 2 chữ số mà khi chia số đó cho 2 và 5 đều dư 1
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2
+ Các nhóm trình bày kết quả.
+ Giáo viên tổng kết đánh giá và hướng dẫn học sinh rút ra quy tắc chung khi
gặp dạng toán này.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò :
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức luyện.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Đây là một trong những tiết dạy rất thực tế và thường xuyên trong chương
trình dạy học buổi 2, bởi lẽ chỉ cần nắm chắc trình độ của từng đối tượng học
sinh và giáo viên chịu khó lựa chọn nội dung kiến thức cho phù hợp với từng đối
tượng, hình thức dạy học phong phú, lên lớp linh hoạt thì tất cả học sinh trong

12


lớp đều được học và mọi đối tượng học sinh đều phát huy được hết khả năng của
mình.
2.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học.
Trong dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, không có hình
thức dạy học nào là chuẩn cả. Vì thế chúng ta cần phải biết phối kết hợp các
phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt để phát huy tốt nhất vai trò
chủ động sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của học sinh.
Chẳng hạn, trong một tiết học buổi 2, giáo viên có thể đan xen giữa hình thức
học cá nhân, học nhóm, học cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiệm,
bài tập tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dùng các đồ dùng học tập như bảng con,
phiếu bài tập, vở ô ly,…Cụ thể 1 số tiết trên lớp, cụ thể có 1 số tiết ngoài không
gian phòng học, hay qua các sân chơi trí tuệ, qua các cuộc thi,…
Thế nhưng dù ở hình thức nào, phương pháp nào cũng cần phải tạo niềm tin,
ổn định tâm lý, tạo hứng khởi và nhu cầu học cho học sinh.

Ví dụ 3 :
LUYỆN TIẾNG VIỆT (Lớp 5)
Luyện tập về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
( Đã thiết kế ở Ví dụ 1 - Ở đây tôi chỉ đưa ra các hình thức và phương pháp
dạy học cho từng hoạt động của bài )
Ở bài giảng này GV nên vận dụng các hình thức dạy học như:
Ở hoạt động 1: Củng cố kiến thức (Ôn kiến thức)
GV tổ chức cho HS hoạt động theo hình thức hoạt động cả lớp với phương
pháp vấn đáp giữa thầy - trò và giữa trò - trò...
Ở hoạt động 2:
- Đối với học sinh chưa hoàn thành:
Bài 1: Tổ chức theo hình thức nhóm và vận dụng phương pháp đàm thoại giữa
trò với trò. Cụ thể:
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cùng nhau trao đổi về những yêu
cầu của bài tập (Một bạn nêu câu hỏi, một bạn trả lời).
+ Nhóm trình bày kết quả.
+ Giáo viên chốt lại và nhấn mạnh cho học sinh hiểu về ý nghĩa của việc sử
dụng cặp từ chỉ quan hệ tăng tiến.
Bài 2: Tổ chức cho học sinh trình bày miệng.
- Đối với học sinh hoàn thành:
Bài 1: Tổ chức theo hình thức làm việc cá nhân và nhóm. Cụ thể:

13


+ Tổ chức cho học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, sau khi học sinh
hoàn thành bài tập thì chuyển sang hình thức nhóm để trao đổi thông tin hai
chiều.
+ GV chốt lại kiến thức: Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta
có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ : không những... mà...; chẳng

những...mà; không chỉ...mà...
Bài 2: Tổ chức cho cả lớp cùng hoạt động – Giáo viên tổng kết.
- Đối với học sinh hoàn thành tốt:
+ Tổ chức cho học sinh tự do tranh luận để đưa ra ý hay và đúng nhất. (Mục
đích là để phân hóa năng lực của học sinh)
+ Giáo viên tổng kết đánh giá và đưa ra quy tắc khi làm bài ở dạng toán này.
2.4. Tổ chức tích hợp kiến thức cho học sinh qua sân chơi trí tuệ.
Việc tăng thời lượng học 2 buổi / ngày mục đích là để giảm áp lực học cho
các em và tạo điều kiện cho các em được hoạt động vui chơi và phát triển toàn
diện. Ngoài những tiết ôn luyện kiến thức Toán, Tiếng Việt trên lớp thì việc tạo
những sân chơi trí tuệ cho học sinh cũng vô cùng quan trọng bởi lúc đó các em
được ôn kiến thức, được luyện kỹ năng, được phát triển toàn diện trong không
khí thi đua sôi nổi, vui tươi, lành mạnh. Để làm được điều đó thì giáo viên cần
xây dựng tốt các tiết hoạt động tập thể nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn
diện cho học sinh, cụ thể giáo viên có thể đan xen các tiết vào nhau, xâu chuỗi
các tiết tạo thành 1 buổi sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ âm
nhạc, câu lạc bộ mỹ thuật...), 1 buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, 1 sân chơi trí tuệ
cho học sinh như các cuộc thi: Rung chuông vàng, Trạng nguyên nhỏ tuổi…
Những tiết học như thế này giáo viên nên tổ chức 1-2 tháng/ 1 lần để tránh nhàm
chán.
Sau đây là một ví dụ minh họa cho việc tổ chức tích hợp kiến thức qua sân
chơi trí tuệ.
Ví dụ 4: Cuộc thi: Rung chuông vàng ( Dành cho học sinh khối lớp 5)
I. Mục đích, yêu câu:
- Giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Tạo không khí thi đua học tập giao lưu lẫn nhau. Qua đó kiểm tra đánh giá kết
quả học tập cũng như khả năng ghi nhớ kiến thức đó học ở nhiều môn, phân
môn.
II. Chuẩn bị:
- HS: bảng con, phấn, dẻ lau.

- GV: còi, chuông, bảng phụ.
14


III. Thành phần tham dự:
- Học sinh trong lớp.
- GV chủ nhiệm.
III. Tiến hành:
Giáo viên nêu từng câu hỏi xen kẽ nhiều lĩnh vực khác nhau, học sinh ghi đáp
án vào bảng con. Một số câu hỏi ở một số lĩnh vực có thể là:
Toán:
Câu 1: Số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số là số nào?
Câu 2: Số lớn nhất có 2 chữ số chia hết cho 5 là số nào?
Câu 3: Số 0,25 được viết dưới dạng phân số như thế nào?
Câu 4 : Hình vuông có diện tích là 36cm2 thì có chu vi bao nhiêu?
Câu 5: Trong cùng 1 năm, ngày mùng 8 tháng 3 là thứ 5 thì ngày mùng 2 tháng 4
là thứ mấy?
Câu 6: Bán kính hình tròn tăng thêm 0,5 thì diện tích hình tròn như thế nào?
Câu 7: Tích sau có tận cùng là chữ số nào?
2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 ( Có 9 thừa số 2)
Tiếng Việt:
Câu 1: Có mấy kiểu câu em đã được học?
Câu 2: Tìm 3 từ cùng nghĩa với từ giang sơn?
Câu 3: Câu “Trăng tròn như cái mâm con” có mấy từ chỉ sự vật?
Câu 4: Nêu 2 cặp từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả
Câu 5: Tìm 2 từ có nghĩa chuyển của từ "đi"
Câu 6: Bài thơ: “ Tiểu đội xe không kính” của nhà thơ nào?
Câu 7: Trong một bài làm văn có mấy các mở bài?
Các môn khác:
Câu 1: Dơi là chim hay thú?

Câu 2: Tháng 2 năm 2016 có bao nhiêu ngày?
Câu 3: Ngày 14-2 âm lịch tỉnh và huyện ta kỷ niệm ngày mất của Đại Danh Y
nào?
Câu 4: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng do ai lãnh đạo?
Câu 5: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày, tháng năm nào?
Câu 6: Bài Quốc ca Việt Nam do ai sáng tác?
Câu 7: Bài vẽ theo mẫu có mấy bước?
2. 5. Đánh giá theo chuẩn và theo năng lực của học sinh.
Việc đánh giá, ghi nhận kết quả học tập học tập của học sinh là một trong
những khâu quan trong dạy học. Dù là dạy học buổi nào thì việc đánh giá cũng
15


phải tạo động lực giúp học sinh cố gắng vươn lên, tránh tình trạng đánh giá
“cứng” làm học sinh tự ti, mặc cảm. Đặc biệt, ở dạy buổi 2 khi mà vấn đề dạy
học phân hóa càng rõ nét thì việc đánh giá học sinh cũng cần lựa chọn từng nội
dung đánh giá, từng hình thức đánh giá theo năng lực từng em. Nếu như học sinh
Chưa hoàn thành thì cần đánh giá việc học sinh nắm chuẩn kiến thức cần đạt.
Đối với học sinh hoàn thành thì ngoài việc nắm vững chuẩn kiến thức cần đánh
giá thêm về kỹ năng làm bài của các em. Đối với học sinh hoàn thành tốt thì
ngoài những yêu cầu như học sinh hoàn thành thì cần đánh giá học sinh ở khả
năng tư duy, sáng tạo trong làm bài. Nói tóm lại khi đánh giá học sinh giáo viên
phải chú ý đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh và trong khung của đối tượng.
Việc đánh giá cần tế nhị, khéo léo thì mới có hiệu quả.
4.Kết quả thực hiện
Đúc rút từ thực tiễn và áp dụng với một số lớp khá thành công trong việc dạy
học buổi 2. Ngay từ đầu năm học tôi đã đề xuất BGH tổ chức cho tất cả giáo
viên trong trường học tập về chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2”
và đưa vào áp dụng rộng rãi trong nhà trường. Trong quá trình triển khai tôi đã đi
dự giờ các tiết học buổi 2 của các giáo viên trong trường và khảo sát chất lượng

học sinh đã cho tôi một kết quả rất khả quan. Đó là:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa việc dạy học buổi 2.
- Không cảm thấy khó khăn khi thiết kế một bài giảng buổi 2.
- Đặc biệt giáo viên tự tin hơn, không còn e sợ khi có ai vào dự giờ các tiết học
buổi 2.
* Đối với học sinh:
- Tất cả học sinh rất hồ hởi đón nhận tiết học buổi 2. Các em đều hăng say học
tập, đều tự giác, đều mong đợi nhiệm vụ giáo viên giao cho trong mỗi tiết.
- HS có ý thức hợp tác lẫn nhau, giúp đỡ nhau giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Từng nhóm đối tượng học sinh đều tiến bộ rõ nét. Trong lớp tỷ lệ học sinh
chưa hoàn thành gần như không còn. Tất cả các em đều đạt được yêu cầu chuẩn
kiến thức và kỹ năng.
- Học sinh được phát triển toàn diện về mọi mặt với kết quả số lượng học sinh
hoàn thành tốt tăng cao so với trước.
* Sau khi vận dụng các giải pháp, Kết quả đạt được như sau:
Lớp

Học sinh chưa
hoàn thành

Học sinh
hoàn thành

Học sinh
hoàn thành tốt

16



SL

TL

SL

TL

SL

TL

3A

0

0%

33/33

100%

9/33

27,2%

4A

0


0%

29/30

96,7%

10/30

33,3%

5C

0

0%

31/31

100%

11/31

35,5%

III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tóm lại, để việc dạy và học 2 buổi/ ngày ở tiểu học đạt yêu cầu “ nhẹ nhàng
hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn” quả là một yêu cầu quan trọng, cần thiết và đầy
khó khăn vì đòi hỏi người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp giảng dạy,
phải tự tin, am hiểu đầy đủ nội dung kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ của từng

tiết dạy; phân loại được các đối tượng học sinh để từ đó tổ chức được các hoạt
động của thầy và trò một các hợp lý, khoa học, biết g ợi mở, tư duy độc lập, sáng
tạo, phát huy hết năng lực tiềm tàng của mỗi bản thân học sinh, người thầy phải
có khả năng ứng xử sư phạm tốt, tạo không khí thân mật, hiểu biết tin tưởng
nhau giữa thầy và trò trong tiết học.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu và qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy để dạy học buổi 2 có chất
lượng cao giáo viên cần:
- Nâng cao nhận thức và nắm chắc tinh thần chỉ đạo của các công văn đặc biệt
là vấn đề tự chủ trong dạy học.
- Phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng.
- Phải chủ động chọn nội dung kiến thức phù hợp với học sinh từng vùng,
từng lớp, từng đối tượng sao cho phát huy năng lực cá nhân học sinh mà vẫn đảm
bảo đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tổ chức tích hợp kiến thức cho học sinh qua sân chơi trí tuệ.
- Phong phú hóa các hình thức dạy học ở buổi 2 nhằm gây hứng thú học tập
cho học sinh.
- Đánh giá theo chuẩn và theo năng lực của học sinh.
* Các nhà trường cần:
- Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tổ khối bằng các chuyên đề dạy học
cụ thể và thiết thực.
- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động dạy học buổi 2.
17


* Đối với ngành:
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề liên trường về nâng cao hiệu quả dạy học buổi 2.
Trên đây là kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy buổi 2 mà tôi đúc rút được. Tuy
chưa thực sự phong phú nhưng đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục. Rất mong đồng nghiệp bổ sung góp ý để kinh nghiệm được

hoàn hảo hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyễn Văn Sỹ

Hải Lộc, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung người khác
Tác giả

Đỗ Thị Mai Tú

TÀI LIỆU KHAM KHẢO
- Tạp chí Giáo dục Tiểu học.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên ( trên internet ).
- Sách giáo khoa Tiếng việt 5 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo khoa Toán 4 - Nhà xuất bản Giáo dục.

18



×