Tải bản đầy đủ (.docx) (218 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt lớp 2 chương trình mô hình trường học mới việt nam sau kết thúc dự án VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.55 KB, 218 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của việc dạy-học môn Tiếng Việt lớp 2- chương trình
Mô hình trường học Mới Việt Nam sau kết thúc Dự án VNEN tại
trường Tiểu học Thành Vân
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền một cách kịp thời, đúng đắn
về mô hình trường học Mới Việt Nam đến phụ huynh
2.3.2. Bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy học lớp 2 một cách phù
hợp, có hiệu quả
2.3.3. Tổ chức tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lên lớp 2 trong hè
năm 2016 đạt hiệu quả
2.3.4. Tổ chức tập huấn bổ sung phương pháp dạy-học môn Tiếng
Việt lớp 2 cho giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 năm học 2016-2017
2.3.5. Làm tốt công tác chuẩn bị cho học sinh lớp 2 trước khi bước
vào năm học mới 2016-2017
2.3.6. Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp đối với môn Tiếng Việt
lớp 2 và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn định kỳ
2.3.7. Phát động phong trào thi đua trang trí lớp học thnâ thiện vào dịp
chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
2.3.8. Động viên, khích lệ quan tâm đến đội ngũ giáo viên
2.3.9. Kêu gọi, vận động phụ huynh học sinh tích cực tham gia làm đồ
dùng học tập cùng với giáo viên, học sinh


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
1

TRANG
2
2
3
3
3
3
4
6
6
7
7
8
10
10
12
13
13
13
14
14
15



2


3


4


5


6


7


1. MỞ ĐẦU:

8


1.1. Lý do chọn đề tài:

9


Với định hướng xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt,

học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng
xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại
hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo;
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm
2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

10


Chương trình dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam là bước đầu thử
nghiệm cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.[1]

11


Năm học 2012-2013, cùng với 1447 trường Tiểu học trên cả nước, trường Tiểu
học Thành Vân được tham gia dạy học chương trình thử nghiệm theo mô hình
trường học mới Việt Nam đối với lớp 2, 3.

12


Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội những
kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó, giáo viên là người
tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức,
hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng. Ở đây, phụ
huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con
em mình. Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư phạm: Đổi
mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá
học sinh, đổi mới tổ chức lớp học.[2]


13


Sau 4 năm thực hiện chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam, nhà
trường đã phát huy được những ưu điểm của chương trình, những thuận lợi của
Dự án, đồng thời khắc phục những tồn tại của chương trình trong quá trình thực
hiện và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

14


Năm học 2016-2017, là năm học đã kết thúc dự án VNEN, trường Tiểu học
Thành Vân tiếp tục thực hiện chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam ở
cả 4 khối lớp 2, 3, 4, 5. Song sau khi Dự án kết thúc thì nhà trường cũng gặp
những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Đặc biệt,
đối với học sinh lớp 2, đầu năm học kỹ năng đọc hiểu của các em còn chưa tốt,
khả năng giao tiếp còn hạn chế vì vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của các em chưa có
nhiều, nên khả năng làm việc độc lập, sự tương tác trong nhóm, tương tác với thầy
cô hiệu quả chưa cao. Là một quản lý nhà trường, bản thân tôi hết sức băn khoăn
và trăn trở trước những khó khăn, tồn tại của chương trình Mô hình trường học
mới Việt Nam, cần đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn,
tồn tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi đã quyết định chọn sáng kiến kinh
nghiệm “Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình
Mô hình trường học mới Việt Nam sau kết thúc dự án VNEN” áp dụng vào năm
học 2016-2017 để phần nào góp phần vào sự thành công của chương trình thử
nghiệm VNEN.

15



1.2. Mục đích nghiên cứu:

16


Đối với học sinh lớp 2 khả năng đọc hiểu của các em còn nhiều hạn chế, song
các em học theo chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam lại phải tự làm
việc với tài liệu, các em phải tự tìm hiểu bài qua các logo của tài liệu dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Để các em học sinh lớp 2 tiếp cận với cách học của Mô
hình thì đòi hỏi các em cần đạt các kỹ năng về môn Tiếng Việt ở mức độ tương
đối tốt. Chính vì vậy cần chỉ đạo để thực hiện tốt công tác dạy học môn Tiếng Việt
cho học sinh lớp 2 chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam.

17


1.3. Đối tượng nghiên cứu:

18


Xuất phát từ mục đích trên; ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc chỉ
đạo dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học nói chung và dạy học
theo Mô hình trường học mới Việt Nam nói riêng, tôi nhận thấy: Việc nâng cao
chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình Mô hình trường học Mới
Việt Nam là vô cùng cần thiết và quan trọng nên tôi đã lựa chọn và đưa ra sáng
kiến kinh nghiệm “Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 Mô
hình trường học Mới Việt Nam sau khi Dự án VNEN kết thúc tại trường Tiểu học
Thành Vân huyện Thạch Thành”.


19


1.4. Phương pháp nghiên cứu:

20


- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

21


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

22


- Phương pháp quan sát.

23


- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

24


- Phương pháp tổng hợp kết quả.


25


×