Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.81 KB, 20 trang )

1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu “Nét chữ, nết người” có nghĩa là nét
chữ thể hiện tính cách con người. Thông qua nét chữ trên trang giấy người ta có
thể đoán biết tính cách của con người đó là thế nào. Những dòng chữ đẹp, đúng
chính tả có một sức hút kì lạ ai ai cũng muốn ngắm nhìn và không tiếc lời ngợi
khen. Nét chữ đều, đẹp thể hiện con người đó có tính cẩn thận; nét chữ đúng thể
hiện người đó có trí nhớ tốt ghi nhớ đúng các mặt chữ. Cho nên, một bài viết
đúng chính tả, viết đều đẹp thể hiện được con người vừa hồng vừa chuyên về
đức, trí, thể, mĩ. Cho đến nay, câu nói trên vẫn được coi là đúng. Tuy nhiên
chúng ta cần phải hiểu “nét chữ” không phải đơn thuần là nét thanh, nét đậm mà
nó bao hàm cả việc viết đúng, viết đẹp chính tả, viết hoa, viết đúng các từ ngữ
vay mượn từ tiếng nước ngoài…
Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với
học sinh Tiểu học. Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở
để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều sai sót
về mặt chính tả người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không
hiểu được đầy đủ văn bản. Muốn rèn luyện được kĩ năng viết đúng cho HS, GV
cần có một số hiểu biết về chữ Quốc ngữ, về nguyên tắc chính tả của tiếng Việt,
về những lỗi sai do phát âm địa phương. Từ đó tiến hành rèn luyện và nâng cao
kĩ năng viết đúng chính tả theo một số quy tắc nhất định, cần nhớ, cần rèn luyện.
Những vấn đề về chữ viết và chính tả thường tỉ mỉ và khô khan. Giáo viên cần
rèn luyện cho học sinh cả thái độ học tập và rèn luyện cần mẫn, thận trọng, chú
ý đến từng chi tiết nhỏ, chú ý sửa cái sai để luyện cái đúng.
Xuất phát từ nhận thức trên, ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí
quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở
trường nói chung. Nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng
chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa,
tiếng Việt chuẩn mực. Ngoài ra, phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số
phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, trí tưởng tượng, bồi dưỡng cho học
sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Đúng như bác Phạm Văn


Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh
viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận,
tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn bè đọc bài,
vở của mình.”
Đối với người sử dụng tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ đó là người
có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả giúp học sinh có điều
kiện sử dụng tiếng Việt thành thạo, đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ
môn văn hoá, trong việc viết các văn bản, thư từ. Đồng thời viết đúng chính tả
còn thể hiện sự tôn trọng của người viết đối với người đọc và với chính bản
thân mình. Đại đa số những quyển vở được trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, viết
đúng mẫu thì đó là những quyển vở của học sinh học tốt.
Vấn đề chính tả của chữ Việt đã được bàn khá nhiều và đã đạt được
1


những thành tựu tốt. Song đến nay chưa phải vấn đề đã được giải quyết hoàn
toàn. Trong thực tế, học sinh còn viết sai nhiều lỗi. Nguyên nhân có thể do phát
âm địa phương đọc sao viết vậy, hoặc do không nắm được sự kết hợp ngữ nghĩa
của từ. Ngoài ra, do trong một tiết dạy Chính tả giáo viên hay cắt bớt một số
bước trong quy trình của tiết dạy để học sinh tự làm các bài tập chính tả phân
biệt âm vần… dẫn đến kết quả viết đúng trong phân môn Chính tả chưa cao.
Tình trạng đó có nguyên nhân từ cả nội dung và phương pháp dạy học phân môn
này. Do đó, nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh viết không sai lỗi để rồi
viết đẹp của học sinh hiện nay là một vấn đề cần thiết và đúng với chương trình
giáo dục. Ngay từ bậc nền tảng cần phải rèn luyện cho học sinh tính kiên trì rèn
luyện nét chữ của mình là một việc làm quan trọng nhằm mục đích giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng viết đúng luật chính tả, nâng cao chất lượng chữ viết cho
học sinh. Mặt khác quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành mẫu
chữ viết trong trường Tiểu học được áp dụng từ năm học 2002 – 2003, đã tạo
cho nét chữ của học sinh được viết đẹp hơn, thoáng hơn.

Xuất phát từ thực tế trên mà tôi chọn đề tài để nghiên cứu “Một số biện
pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4; 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này tôi muốn mình thực sự nghiên cứu nội dung chương trình
môn Tiếng Việt ở tiểu học, cụ thể là:
- Phát hiện, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh
lớp 4; 5.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả qua việc nắm chắc mẹo luật chính tả và
các quy tắc chính tả để nâng cao chất lượng chữ viết đúng cho học sinh.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ việc giảng dạy tiếng Việt
nói chung và phân môn Chính tả nói riêng ở Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các nguyên tắc, mẹo luật chính tả và cách khắc phục để viết đúng chính tả
cho học sinh lớp 4; 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu quyết định về mẫu chữ viết
trong trường Tiểu học và quy định về cách viết đúng chính tả
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm đọc các tài liệu có liên quan đến
cách sửa sai khi viết chính tả
+ Phương pháp điều tra thông tin: khảo sát học sinh, tổng hợp số lỗi học
sinh mắc phải trong mỗi bài kiểm tra
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển theo những quy
luật nhất định. Các quy luật này được phát hiện, được ý thức và trở thành các
nguyên tắc. Hiện tượng chính tả, trong quá trình vận động và phát triển cũng có
2



quy luật riêng và được ý thức thành các nguyên tắc. Muốn hiểu và viết đúng
chuẩn mực chính tả thì trước tiên ta phải nắm vững các nguyên tắc này.
Nguyên tắc cơ bản của chữ Việt là nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là phát
âm thế nào thì viết thế ấy, giữa chữ viết và phát âm có sự nhất trí cao. Như vậy,
ngay từ nội dung của nguyên tắc này ta cũng thấy vai trò của việc phát âm là
quan trọng. Nếu như giáo viên đọc đúng (phát âm đúng) thì học sinh sẽ viết
đúng và ngược lại nếu như giáo viên đọc sai thì học sinh sẽ viết sai. Có trường
hợp thầy đọc đúng nhưng học sinh nhận sai (do qua một lần đọc lại của các em)
nên vẫn viết sai. Vì vậy khi dạy chính tả ta cần kết hợp với việc rèn luyện phát
âm.
Ngoài nguyên tắc trên, chính tả còn nguyên tắc hình thái học và nguyên tắc
theo truyền thống. Nguyên tắc hình thái học đặc biệt quan trọng với các ngôn
ngữ biến hình. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ biến hình. Theo nguyên tắc
này, cách ghi một từ tố bao giờ cũng viết như nhau mặc dù cách đọc có khác
nhau. Còn nguyên tắc theo truyền thống chỉ dựa vào truyền thống chữ viết của
bản ngữ hay của ngôn ngữ mà nó mượn từ hoặc của hệ thống chữ viết được
dùng làm cơ sở. Nguyên tắc theo truyền thống này đã gây nhiều rắc rối, nhất là
với trẻ em.
Và ở mỗi địa phương, người dân có những thói quen phát âm riêng, lệch
chuẩn so với hệ thống. Dấu này của phương ngôn ảnh hưởng rất lớn đến chính
tả. Mỗi vùng có một số lỗi chính tả đặc thù mà địa phương khác, vùng khác
không mắc phải. Do đó, khi dạy Chính tả ta cần biết Chính tả là việc viết đúng
chữ viết theo chuẩn mực: viết đúng các âm, các thanh trong âm tiết. Hơn nữa,
chính tả còn bao gồm cả về viết hoa, viết các chữ số, viết các từ ngữ mượn từ
tiếng nước ngoài theo đúng chuẩn mực. Chữ viết của ta theo nguyên tắc ghi âm
vị. Vì vậy, chính tả phải dựa trên chuẩn mực về ngữ âm – tức là chính âm. Đồng
thời, chính tả trong chữ viết của ta hiện nay còn phải dựa vào những quy tắc của
chữ Quốc ngữ. Như vậy, chính tả là việc viết đúng chữ viết theo chuẩn mực ngữ
âm và theo những quy tắc trong một hệ thống chữ viết.

Vấn đề chính tả trong nhà trường Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt nói
chung và phân môn Chính tả nói riêng là rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe
nói đọc viết thông qua hệ thống các bài tập: bài tập Chính tả đoạn bài (nhớ viết
hoặc nghe viết) bài tập Chính tả âm vần (kĩ năng phân biệt Chính tả). Cả hai loại
bài tập này đều nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả, đồng
thời phát triển tư duy logic (bài tập âm vần) cho học sinh hiểu biết thêm về sự
phong phú, đa dạng của tiếng Việt trong cuộc sống muôn màu xung quanh
chúng ta.
Ở Tiểu học không có các tiết dạy riêng về nguyên tắc chính tả mà học sinh
được hình thành dần qua các bài học cụ thể. Vấn đề quan trọng là với mỗi một
nguyên tắc giáo viên cần tập trung vào các vấn đề học sinh dễ mắc lỗi.
Từ lâu, chính tả đã là một môn học chính thức trong nhà trường, yêu cầu về
chính tả trong nhà trường đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc, cấp bách và triệt
để hơn, tuyệt đối không được tuỳ tiện. Học chính tả, học sinh phải nắm được
3


các quy tắc, rèn luyện để có kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả. Mỗi giáo
viên phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, viết nhanh và có thể viết ra các mẫu
chữ sáng tạo nhưng vẫn giữ được nét chữ, thế chữ mà chữ vẫn đũng, vẫn đẹp.
Kĩ năng viết chính tả được luyện suốt cấp Tiểu học, chủ yếu qua các tiết
chính tả. Điều cần quan tâm là các bài chính tả cần có đủ độ khó thích hợp để
sớm nâng cao và hoàn thiện trình độ viết chính tả của học sinh.[7]
Để dạy tốt phân môn Chính tả, mỗi giáo viên cần nắm vững được nội dung
chương trình. Xác định và thực hiện cách viết hoa đúng với từ ngữ; xác định và
thực hiện những nguyên tắc khác của chính tả như viết hoa, viết tắt, dùng dấu,
phiên âm...
Ở Tiểu học hiện nay có thể dạy chính tả bằng hai phương pháp: tích cực và
tiêu cực. Theo phương pháp tích cực, giáo viên cho học sinh nhìn cách viết
đúng, nghe cách nói đúng để bản thân sẽ viết đúng và nói đúng. Theo phương

pháp tiêu cực, giáo viên tìm ra các lỗi chính tả của học sinh, rồi trên cơ sở đó
chữa để các em không còn phạm lỗi như vậy nữa.
2.2. Thực trạng của việc dạy chính tả ở trường Tiểu học Quảng Thái
Đối với người sử dụng Tiếng Việt, việc viết đúng chính tả là phải nắm
được luật, ngôn ngữ, đối với học sinh tiểu học, việc viết đúng chính tả giúp cho
học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiểu quả cao trong việc học tất cả
các môn khác góp phần phát triển năng lực tư duy. Môn Chính tả cung cấp cho
học sinh những tri thức khoa học về tiếng Việt như một đối tượng của môn học,
cung cấp những hiểu biết về cách thức sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao
tiếp và tư duy.[1] Trong thực tế, những trường hợp viết sai chính tả hiện nay do
những nguyên nhân chính sau:
- Thiếu những hiểu biết về các quy tắc trong hệ thống chữ Quốc ngữ.
Muốn viết đúng chính tả trong chữ Quốc ngữ cần nắm vững những quy tắc này.
- Khi chữ viết phân biệt hai âm tiết mà phát âm theo một phương ngữ nào
đó lại không phân biệt. Cho nên với các phương ngữ khác nhau có những vấn đề
chính tả khác nhau.[2]
- Lỗi do cẩu thả của người viết. Nhiều học sinh khi viết bài chính tả
(nghe viết hay nhớ viết) thì viết thật nhanh để ngồi chơi hay để thi với bạn bên
cạnh, do đó khi viết thường mắc một số lỗi như: thiếu chữ, thiếu nét, thiếu dấu
thanh, sai phụ âm đầu, sai vần…
- Lỗi do nhược điểm của chữ quốc ngữ. Bên cạnh sự tương hợp giữa âm
và chữ, chữ Việt còn có nhiều trường hợp không đảm bảo sự tương hợp này.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh. Ví
dụ ở các trường hợp sau:
+ Âm đệm lúc ghi “u”, lúc ghi “o”, học sinh rất lúng túng khi gặp trường
hợp này. Cùng là vần “oanh” nhưng lúc viết “oanh” lúc viết “uanh”, khi nghe
giáo viên đọc “loanh quanh” học sinh không biết ghi “loanh quanh”, “luanh
quanh” hay “ loanh qoanh”. Để viết đúng được các âm đệm này, học sinh cần
nắm vững quy tắc chính tả khi viết âm đệm. Đó là vấn đề rất khó và phức tạp
đối với các em.

4


+ Phụ âm “k” lúc ghi “c”, lúc ghi “k”, lúc ghi “q”. Khi nghe cô giáo phát âm
các tiếng đánh vần với “ c” học sinh lúng túng. Tuy đối với học sinh lớp 4 đây
không phải là loại lỗi phổ biến nhưng một số em vẫn bị mắc lỗi khi viết chính tả.
+ Hiện tượng bị đầy lưỡi, ngắn lưỡi… dẫn đến trường hợp học sinh phát
âm không chuẩn và viết sai chính tả. Ví dụ: Nói ngọng “bảo” thành “bạo”,
“nghĩ ngợi” thành “nghí ngợi”, “mải mê” thành “mãi mê”… đến khi viết các
em viết như mình phát âm.
- Lỗi do chính giáo viên: Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về
nguyên nhân viết sai chính tả trong học sinh. Đó là do giáo viên còn dành ít thời
gian cho phân môn Chính tả, chưa coi trọng và chưa xác định được chính tả là
một môn có động lực thúc đẩy cho các môn học khác. Đồng thời với hệ thống
bài tập âm vần nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi sai do ảnh hưởng của phương
ngữ nhưng giáo viên vẫn chưa coi trọng đến hiệu quả của việc lựa chọn bài tập.
Giáo viên chưa giúp học sinh nắm vững các mẹo, luật chính tả để viết đúng.
Trên đây là những điều tra mà tôi thu thập được trong giảng dạy. Qua
phần điều tra tôi thấy rằng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh của giáo viên chưa
được quan tâm đúng mức. Trong thực tế học sinh còn nhiều em mắc lỗi chính tả.
Thông qua bài Chính tả nghe viết Mười năm cõng bạn đi học (lớp 4 - tuần
2) và bài Chính tả: Nghe viết Lương Ngọc Quyến (lớp 5 - tuần 2), chất lượng
viết chính tả đầu năm của học sinh lớp năm học 2017-2018, như sau:
Lớp

Số
HS

4A
5A


35
32

Số lỗi chính tả học sinh viết sai/bài chính tả
0-1 lỗi
02 lỗi
03 lỗi
Trên 03 lỗi
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
17,1
9
25,7
11
31,4
9
25,8
5
15,6
9
28,1
10

31,2
8
25,1

2.3. Những giải pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4; 5.
2.3.1. Rèn kĩ năng ghi nhớ mặt chữ của từng từ
Đây là một hình thức rèn luyện và học tập thường xuyên được sử dụng và
có những hiệu quả. Đối với biện pháp này nên sử dụng ngay từ lớp 1 trong việc
dạy học sinh phát âm, dạy tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Dựa vào các
nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình
dáng cấu tạo giống nhau. Việc ghi nhớ mặt chữ của từng từ đòi hỏi công sức và
thời gian bền bỉ, mà số lượng từ ngữ lại nhiều cho nên không thể chỉ bằng lòng
với cách ghi nhớ máy móc này.
2.3.2. Luyện phát âm cho đúng chuẩn trên cơ sở đó viết đúng chính tả.
Do đặc điểm phát âm của vùng miền làm cho người ta dễ nói sao viết vậy.
Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến viết sai chính tả nằm ở yếu tố này. Vì thế điều
quan trọng để sửa sai chính tả trước hết phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc
đúng, phát âm đúng.[3]
Nguyên tắc ngữ âm học trong chính tả dẫn đến hệ quả là: muốn viết đúng
chính tả thì cần phát âm đúng ,cần khắc phục và sửa chữa những cách phát âm
5


cá nhân hay do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (khác với chuẩn ngữ
âm) đây là biện pháp có cơ sở lí thuyết, có sự hợp lí, nhưng thực hiện trong thực
tế thì gặp nhiều khó khăn. Vì con người luôn luôn sống ở môi trường ngôn ngữ
xung quanh, không dễ gì không chịu ảnh hưởng khi nói năng, khi giao tiếp. Hơn
nữa, thay đổi một giọng nói chung của một vùng miền là cả một vấn đề không
phải chỉ liên quan đến thói quen, ý chí, mà có liên quan đến cả lĩnh vực tình
cảm, đạo đức.

Tuy nhiên, đây vẫn là một biện pháp tích cực để rèn luyện chính tả và sửa
lỗi chính tả và việc rèn luyện đó đạt được hai mục đích: chính âm và chính tả.
Hơn nữa ngày nay giao lưu trong xã hội được mở rộng, các phương tiện thông
tin đại chúng (ti vi, đài phát thanh) có tác dụng hỗ trợ cho việc rèn luyện về phát
âm. Nếu luyện phát âm tốt thì đó vẫn là cơ sở để viết đúng chính tả.
Để khắc phục được lỗi chính tả do phát âm sai, trước hết giáo viên phải tự
rèn luyện nói viết theo chuẩn tiếng phổ thông. Việc đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc,
đọc hay, đọc chuẩn của giáo viên là quan trọng nhất. Đồng thời giúp học sinh
nhận diện, phân biệt được cách đọc đúng giữa các âm, vần, dấu thanh còn lẫn
lộn để các em viết đúng với loại bài chính tả nghe đọc. Rèn cho học sinh phát
âm đúng qua các tiết Tập đọc ở phần luyện đọc và ở phần chính tả trong luyện
viết đúng. Trên cơ sở phân tích về mặt ngữ âm học để hình thành cho học sinh ý
thức đọc đúng với loại bài chính tả nhớ viết.
Ví dụ: Khi viết tiếng khuy hoặc khuya học sinh dễ viết sai chính tả chủ
yếu về phần vần. Do đó, giáo viên cần phân tích cấu tạo vần rồi cho học sinh
phát hiện ra sự khác nhau giữa hai chữ. Học sinh phát âm (phần vần): u-i-uy và
u-ya-uya để nhận diện sự khác nhau giữa nguyên âm y và nguyên âm đôi ya và
sẽ viết đúng chính tả.
2.3.3. Khuyến khích học sinh đọc và sử dụng từ điển chính tả
Từ điển chính tả là loại từ điển tập hợp các tiếng hoặc từ dễ viết sai chính tả.
Mỗi tiếng hay từ trong từ điển đều được thể hiện ở dạng chính tả chuẩn mực
(đúng với chuẩn mực ngữ âm và quy tắc của chữ Quốc ngữ). Khi viết một văn
bản nào đó, nếu người viết còn lưỡng lự hoặc hồ nghi cách viết một tiếng hay
một từ nào đó thì có thể tra từ điển rồi viết theo, miễn là phải tìm đúng tiếng hay
từ phù hợp với nội dung định biểu đạt. Tôi đã gợi ý cho học sinh và nhà trường
mua và sử dụng quyển Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên NXB
Giáo dục 1988.
2.3.4. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả qua nắm vững các quy định về viết
nguyên âm và phụ âm trong hệ thống chữ Quốc ngữ
Giáo viên đưa ra các quy định về việc viết phụ âm, nguyên âm vì chữ Quốc

ngữ còn một số hạn chế: không đảm bảo đúng nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là
nguyên tắc ghi âm vị chỉ bằng một kí hiệu chữ viết và ngược lại, mỗi kí hiệu chữ
viết chỉ để ghi một âm vị. Nhưng chỗ hạn chế đó được khắc phục bằng những
quy định bổ sung. Nếu viết không đúng những quy định này là mắc lỗi chính tả.
Đó là những trường hợp sau :
* Âm /k/:
6


- Viết bằng chữ k khi đứng trước các nguyên âm hẹp e, ê, i. VD: kiến, kềnh,
kẻng… Nếu đứng trước các nguyên âm khác (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua)
mà viết là k thì sai. Ngoại lệ: Mê-kông, ka-ki.
- Viết bằng chữ c khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô,
ưa, ua. VD: con, cá, cẳng, cân, cổng, cụt, cứ… Nếu trước các nguyên âm e, ê, i
mà viết c là sai.
- Viết bằng q khi đi trước âm đệm u. VD: quan, quyên, quăng… khi không
có âm đệm thì trước đó không được viết q.
+ GV cần lưu ý học sinh về sự biến thể của chữ Quốc ngữ: các vần có âm
đệm là o (oa, oan, oang, oat, oac, oe, oet, oăn, oăng,... ) khi đứng sau q thì
viết o thành u (quả, quét, quãng, quăn,...)
+ Trường hợp đặc biệt: Tổ quốc.
* Âm g, ng và âm gh, ngh:
- Viết là g và ng khi đi trước các âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua. VD:
gà, gỗ, gò, gắng, gân, gù, gừ, nga, ngu, ngư, ngô, ngơ.
- Viết là gh và ngh khi đứng trứng các nguyên âm i, e, ê, iê, ia. VD: ghi,
ghế, nghe, nghê, nghĩa,nghiên…
Nếu viết lẫn lộn giữa hai nhóm trên thì đều sai.
* Âm đệm /u/:
- Viết bằng chữ u khi phụ âm đầu là q: quốc, quân, quen, quyền, quê..
- Viết bằng chữ u khi đi trước các nguyên âm â, ê, ya, yê. VD: huân, huê,

huynh, khuya, nguyện, …
- Viết bằng o khi đi trước các nguyên âm a, ă, e. VD: ho, khoăn, toét, …
* Nguyên âm đôi /ie/:
- Viết là iê khi âm tiết có âm đầu, âm cuối nhưng không có âm đệm: chiên,
tiết, tiếng, nghiện, …
- Viết là yê khi âm tiết có thể không có âm đầu, âm đệm nhưng không có âm
cuối: yên, yết, chuyện, tuyết, nguyệt, …
- Viết là ia khi âm tiết không có âm đệm và âm cuối: tia, chia, ỉa, …
- Viết là ya khi âm tiết không có âm cuối nhưng có âm đệm và âm đầu:
khuya.
- Khi viết không theo những quy định trên thì đều sai chính tả.
* Nguyên âm đôi /uo/:
- Viết là uô khi có âm cuối : tuổi, chuồng, chuột, buồng, thuốn, ...
- Viết là ua khi không có âm cuối: mua, chùa, khua, thua, đua, …
2.3.5. Rèn kĩ năng cho học sinh sửa các lỗi chính tả do ảnh hưởng của
phương ngữ
Chữ viết của tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm vị: mỗi chữ để ghi một âm
vị. Cho nên, phát âm thế nào thì thường viết như thế ấy. Hơn nữa, sự phát âm có
thể khác biệt ở từng âm trong âm tiết, do đó có thể mắc lỗi sai ở từng vị trí âm
chính và âm đệm. Tình hình đó dẫn đến chỗ thực tế thường xảy ra lỗi chính tả ở
các vị trí tương ứng trong âm tiết. Sau đây là những lỗi phổ biến cùng với những
cơ sở và biện pháp rèn luyện, sửa chữa:
7


2.3.5.1. Viết sai âm đầu
* tr và ch
Mẹo luật để rèn luyện và sửa chữa là:
- Trong các từ láy vần, trừ bài viết là tr (trót lọt, trọc lóc, trụi lủi, …) còn lại
đều viết là ch phối hợp với các âm đầu khác: ch – b (chơi bời, chèo bẻo, chành

bành, … ), ch – L (cheo leo, chói lọi, …), L - ch (lau chau, lã chã,…), ch – m
(chào mào, chéch mếch, …), ch – r (chộn rộn, chàng ràng, …), ch – v (choáng
váng, chênh vênh, …).
- Các từ Hán Việt mang dấu nặng hoặc dấu huyền đều viết với TR: trịnh
trọng, truyền thống, vũ trụ, trần thế, triệu phú, …
- Về nghĩa các từ chỉ người trong gia đình viết với ch: cha, chú, chị, cháu,
chắt, chồng.
- Các từ chỉ đồ dùng trong nhà cũng được viết với ch: chổi, chum, chén,
chiếu, chăn, chảo, chậu, chai, chày, …(trừ cái tráp).
- Các từ đồng nghĩa với các mở đầu bằng GI thì đều viết bắt đầu bằng tr:
tranh – giành, tranh – gianh, trầu – giầu, thăng – giăng, tro – gio, trồng – giồng,
trời – giời, trữ - giữ, trả - giả, trở - giở, trùn – giun, …
* s và x
Trong từ láy vần, chỉ có âm đầu x, không có s: lòa xòa, loăn xoăn, bờm
xờm, liêu xiêu, lì xì, lao xao, lộn xộn, xích mích, xo ro, …(ngoại lệ: lụp xụp có
thể viết thành lụp sụp).
- Đi với các vần oa, oe, uê là âm đầu x chứ không phải là s: xuề xòa, xoen
xoét, xoay xở, xoắn xuýt, xòe tay, …
- Tên các thức ăn, đồ dùng nấu nướng thường viết với x: xôi, xáo, xúc xích,
lạp xường, phở xào, cái xanh, xiễn nướng thịt, …
* r, d, và gi
- Chỉ có d mới đi trước các vần có âm đệm (oa, oă, uê, uy) còn r và gi thì
không: dọa, doanh, duyên, duệ, doãn, duyệt, duy,… (trừ từ gốc Pháp: dây curoa).
- Các tiếng Hán Việt viết với r, tiếng nào mang thanh ngã, hoặc nặng thì viết
với d (duyệt, dũng, giả, ..), tiếng nào mang thanh hỏi, hoặc thanh sắc thì viết với
gi (giáo, giảo, giả,…).
- Về nghĩa có nhiều từ tượng thanh bắt đầu bằng r: rào rào, rì rầm, rúc rích,
răng rắc, ra rả, réo rắt, rủng rẻng, ... Và có nhiều từ mô tả trạng thái rung động
cũng bắt đầu bằng r: run rẩy, rung rinh, rập rình, rón rén, rạo rực, rộn ràng,...
- Có những cặp đồng nghĩa có các âm đầu phối hợp thành cặp l - r: lấp –

rấp, lỗ - rỗ, lắp – ráp, long – rồng,... hoặc cặp s - r: siết – riết, sáng – rạng, sít –
rít, sắp – rắp,... Dựa vào đó mà viết các từ tương ứng bắt đầu bằng r.
2.3.5.2. Viết sai vần
* Ưu và iu
Vần Ưu chỉ được viết ở một số từ (bưu điện, lưu trữ, lưu trú, hưu trí, lựu
đạn, cứu, cừu, sưu, tửu, tựu,…), còn lại là iu.
*Ươu và iêu
8


Vần Ươu chỉ có một vài từ (rượu, hươu, ốc bươu, con khướu, bướu cổ,
bươu đầu) còn lại đều viết là iêu.
* Ươu và ưi
Vần ươu chỉ có một vài từ: (chửi, ngửi, gửi, khung cửi), còn lại là vần ươi.
* Vần uôi và ui
Trong các từ láy âm không có vần uôi, chỉ có vần ui. Vì vậy, khi viết các từ
này nên viết với vần ui: lầm lũi, nhẵn nhụi, đen đủi, ngậm ngùi, hắt hủi,…
- Những từ đơn mang vần ui thường có nghĩa như sau:
+ Chỉ hành động hướng xuống dưới: chui, cúi, dúi, chúi,…
+ Chỉ hành động đẩy tới: ủi, dũi, xui, xúi, chũi, dùi,…
+ Chỉ hành động: rút lui: lủi, lui, lụi, vùi,…
* Vần iêm và vần im, vần iêp và vần ip, vần iêu và vần iu
Trong các từ Hán Việt thường chỉ có các vần iêp, iêp, iêu:chiêm tinh, chiếm
hữu, ưu điểm, nhiếp ảnh, tiếp tế, siêu thị, thiểu số,…Ngược lại, các từ gốc Việt
thường có các vần im, ip, iu: màu tím, chú thím, húp híp, theo kịp, hẩm hiu,
ngượng nghịu,…
2.3.5.3. Viết sai thanh: thanh hỏi, thanh ngã
Một số vùng địa phương không phát âm đủ 6 thanh của tiếng Việt mà lẫn
lộn một số thanh với nhau, tiêu biểu là lẫn thanh hỏi và thanh ngã.
Việc rèn luyện viết đúng và sửa chữa lỗi khi viết hai thanh này có thể dựa

vào vào hai quy tắc sau đây:
* Ở các từ láy âm, thanh của hai tiếng phải cùng nhóm: nhóm bổng (hỏi, sắc,
không) hoặc nhóm trầm (huyền, ngã, nặng). Vì vậy, khi một tiếng trong từ láy
âm đã rõ ràng mang thanh sắc hoặc thanh không, thì tiếng kia cần viết với thanh
hỏi.
- Sau khi đã cung cấp cho học sinh và giúp các em hiểu những điều trên,
giáo viên cung cấp cho học sinh một số mẹo.
Ví dụ: “ không hỏi sắc, huyền ngã nặng”
Mẹo này có nghĩa là gặp một chữ mà ta không biết nó là dấu hỏi hay dấu
ngã thì hãy tạo một từ láy âm. Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay
dấu hỏi thì nó sẽ là dấu hỏi. Trái lại, nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng hay
dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
* Trong các từ Hán Việt, các tiếng bắt đầu bằng một trong các phụ âm M, N,
NH, V, L, D, NG (cách nhớ: Mình Nên NHớ Viết Là Dấu NGã) đều mang dấu
ngã chứ không mang dấu hỏi. Ví dụ:
- Dấu không đi với dấu hỏi: mê mẩn, ngơ ngẩn, khẳng khiu, bảnh bao, trong
trẻo, quanh quẩn,….
- Dấu hỏi đi với dấu hỏi: đủng đỉnh, lỉnh kỉnh, bủn rủn, lẩn thẩn,…..
- Dấu sắc đi với dấu hỏi: sáng sủa, rẻ rúng, nhảm nhí, hối hả, gắt gỏng,
bướng bỉnh, đắt đỏ,….
- Dấu huyền đi với dấu ngã: nhỡ nhàng, mỡ màng, não nùng, dễ dàng, bão
bùng, hãi hùng,…
- Dấu ngã đi với dấu ngã: lõa xõa, lõm bõm, lẵng nhẵng,…
9


- Dấu nặng đi với dấu ngã: nũng nịu, thõng thẹo, rộng rãi,….
2.3.6. Sửa lỗi viết sai chính tả khi gặp danh từ riêng - chính tả viết hoa
2.3.6.1. Sửa lỗi sai chính tả khi viết tên người tên địa lí Việt Nam
Trong các loại lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải, lỗi viết hoa

chiếm một tỉ lệ đáng kể. Rất nhiều lỗi mà học sinh có thể mắc phải như: không
viết hoa bộ phận tên đệm trong tên người (Việt), Hay viết hoa sai nhóm tên
người dân tộc thiểu số, không viết hoa chữ thứ hai và hoặc n chữ trong tổ hợp
tên riêng chỉ đất đai, sông núi (nhất là những tên riêng gồm ba chữ trở tên),
Một số địa danh vùng Tây Nguyên cũng thường bị viết sai. Phạm phải loại lỗi
này do học sinh không nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Chữa và phòng tránh loại lỗi này không khó, chỉ cần hướng dẫn các em nắm quy
tắc và rèn luyện theo quy tắc.
Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- Tên người, tên địa lí Việt Nam thông thường được viết hoa các chữ cái
đầu của mỗi tiếng.[4]
VD: Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong... Thanh Hóa, Thái Bình,
Hải Phòng,...
- Tên người, tên địa lí Việt Nam thuộc dân tộc ít người (phiên âm từ tiếng
dân tộc) có cấu tạo từ đa âm tiết được viết hoa các chữ cái đầu ở mỗi bộ phận
của tên đó, giữa các tiếng trong một bộ phận có dấu gạch nối.[4]
Ví dụ: Đăm-bri, Siu-blach, Kơ-tia, ... Y-a-li, Pắc-pó, Đắk-lắk, Gia-rai ...
2.3.6.2. Sửa lỗi sai chính tả khi viết tên người tên địa lí nước ngoài
Đối với lỗi sai này là do HS không phân biệt rõ tiếng nước ngoài được
phiên chuyển sang tiếng Việt hoặc không nhớ các bộ phận riêng trong tiếng
nước ngoài. Để sữa lỗi sai này GV cần đưa ra các quy tắc sau cho HS dễ nhớ:
Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt hoặc phỏng
âm sát với cách đọc của nguyên ngữ thông thường được viết hoa các chữ cái đầu
ở mỗi bộ phận của tên đó, giữa các tiếng trong một bộ phận có dấu gạch nối.
(giống tên dân tộc ít người Việt Nam).[4]
Ví dụ: Lê-nin, Cô-rét-ti, Ô-ba-ma, La Phông-ten, ..., Xi-ôn-cốp-xki, Mê-kông,
Ma-lai-xi-a, Niu Y-oóc, ...
- Một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã Việt hoá được gọi như kiểu tên
người, tên địa lí Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt) được viết hoa

các chữ cái đầu của mỗi tiếng (giống tên người, tên địa lí Việt Nam)..[4]
Ví dụ: Lý Bạch, Đỗ Phủ, ...Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mĩ.......
2.3.6.3. Sửa lỗi sai chính tả khi viết huân, huy chương, danh hiệu, giải
thưởng các tổ chức, đơn vị, cơ quan
Tên gọi các cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng, các tổ
chức, đơn vị, cơ quan là một đơn vị định danh, tức là một tên riêng nhưng chúng
lại không phải là danh từ riêng. Phần lớn tên gọi này là một chuỗi từ bao gồm
các danh từ riêng là danh từ chung (hoặc toàn danh từ chung). Chẳng hạn: Công
ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng Thanh Hóa, đây là tên riêng
10


nhưng rõ ràng không thể coi là danh từ riêng để viết hoa tất cả các thành tố kết
hợp nên tên gọi.
Tình trạng nhiều học sinh không viết hoa tên các cụm từ chỉ huân, huy
chương, danh hiệu, giải thưởng các tổ chức, đơn vị, cơ quan... là do hầu hết học
sinh không nắm được quy tắc, không nhận diện được đâu là chữ đầu tiên của
mỗi bộ phận, không nhận diện được tên riêng trong các tổ hợp tên. Học sinh lẫn
lộn giữa tên riêng với tên chung. Loại lỗi này thường 2 kiểu: Không viết hoa chữ
nào (thường gặp hơn), hoặc viết hoa tất cả các chữ. Hệ thống ngữ liệu và thực
hành cho học sinh khi học bài “Danh từ riêng” ở lớp 4 chỉ đề cập đến tên người,
tên địa lí; đến lớp 5 có thêm một số bài tập chính tả về cách viết hoa tên danh
hiệu, giải thưởng, cơ quan...
Để sửa được lỗi này, giáo viên thông qua tất cả các môn học phải luôn
nhắc nhở học sinh ghi nhớ từ (nếu gặp). Dấu hiệu cơ bản cần lưu ý học sinh
nhận diện và phân biệt tên riêng và tên chung là: tên riêng là tên gọi riêng một
người, một vật cụ thể xác định; còn tên chung dùng cho cả chủng loại, không cụ
thể, không xác định nhưng lại mang tính chất riêng của tên riêng đó. Do đó giáo
viên cần hướng dẫn ghi nhớ quy tắc sau:
Quy tắc viết hoa cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng

các tổ chức, đơn vị, cơ quan
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ đầu của mỗi bộ phận. Cụ thể :
- Theo quy tắc chung của chuẩn chính tả tiếng Việt, viết hoa chữ cái đầu
của âm tiết đầu của cả tên gọi.
- Viết hoa chữ cái âm tiết đầu của bộ phận danh từ chung chỉ loại hình cơ
quan, nhiệm vụ, chức năng, huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng…
- Viết hoa bộ phận lấy làm danh hiệu dù nó là danh từ chung (vì đã được
riêng hoá).
- Viết hoa địa điểm, địa danh… trong từ.[5]
Ví dụ cụ thể :
- Một bộ phận trong cụm từ có thể là một tiếng, một từ hay một cụm từ
(Bộ/Y tế, Huy hiệu/Măng non...)
- Một bộ phận có thể gồm nhiều bộ phận nhỏ. (Bộ/Thông tin - Văn hoá và Thể thao Du lịch, Danh hiệu/Bà mẹ Việt Nam Anh hùng....)
- Trong một bộ phận của cụm từ, nếu có danh từ riêng thì viết danh từ
riêng đó theo quy tắc viết hoa danh từ riêng. (Danh hiệu/Cháu ngoan Bác Hồ,
Trường/Đại học Sư phạm/Hồng Đức...)
- Khi viết các cụm từ là Huân chương thì viết hoa các từ chỉ hạng. (Huân
chương/Lao động hạng Nhất, Huân chương/Kháng chiến hạng Nhì....)[6]
2.3.6.4. Sửa lỗi sai chính tả khi viết hoa tu từ
Trong khi viết văn bản chính tả, có xuất hiện viết hoa tu từ - các danh từ
riêng đặc biệt - thì phần lớn học sinh mắc lỗi. Để sửa lỗi này người giáo viên cần
cho học sinh đọc văn bản trước khi viết, tìm và phân tích các tiếng/chữ viết hoa
“đặc biệt” để học sinh nhận biết. Giáo viên có thể cho học sinh viết ra nháp từ
chính tả dễ sai để học sinh ghi nhớ. Mặt khác, trong quá trình dạy học, giáo viên
11


luôn phải lưu ý về những từ ngữ viết hoa tu từ và nhắc nhở để học sinh ghi nhớ.
- Đối với danh từ đã riêng hóa: giáo viên hướng dẫn học sinh cần viết hoa
chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân

xưng, đứng độc lập và thể hiện sự tôn trọng.
Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt
Nam)
- Đối với tên các chức vị, học vị, danh hiệu: giáo viên hướng dẫn học sinh
cần viết hoa tên các chức vị, học vị, danh hiệu nếu đi liền với tên người cụ thể.
Ví dụ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc...
- Đối với tên các ngày lễ, ngày kỉ niệm giáo viên hướng dẫn học sinh cần
viết hoa chữ các đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỉ niệm.
Ví dụ: ngày Quốc khánh 2/9, ngày Nhà giáo Việt Nam...
- Đối với tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: giáo viên hướng dẫn học
sinh cần viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện,
trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian phải ghi bằng chữ và viết hoa
chữ cái đầu tiên của chữ chỉ số.
Ví dụ: cuộc Cách mạng tháng Tám, Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang..., Triều Lý,
Nhà Nguyễn....
- Đối với tên các loại văn bản: giáo viên hướng dẫn học sinh cần viết hoa
chữ cái đầu của tên văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên
riêng của văn bản trong trường hợp nói
đến một văn bản cụ thể.
Ví dụ: tôn trọng Luật Giao thông....
- Đối với tên các tác phẩm, sách, báo, tạp chí: giáo viên hướng dẫn học
sinh cần viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn
bản, tác phẩm trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.
Ví dụ: tác phẩm hội họa Thiếu nữ bên hoa huệ, tạp chí Dạy và học môn Tiếng
Việt....
- Đối với tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày tiết, ngày và tháng trong
năm giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau:
+ Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi các năm âm
lịch (Mậu Ngọ, Bính Tuất...)
+ Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi ngày tết,

ngày tiết (tết Trung thu, tết Nguyên đán...), viết hoa chữ Tết trong trường hợp
dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho từ tết Nguyên đán)
+ Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp
không dùng chữ số (thứ Hai; thứ Tư; tháng Năm; tháng Tám, tháng Mười, ...)
- Đối với từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên
riêng của nhân vật thì viết hoa chữ các đầu của âm tiết tạo thành tên riêng (chú
Chuột, chị Sáo Sậu, anh Chào Mào...).
2.3.7. Sửa lỗi chính tả khi đặt sai vị trí dấu thanh
Đối với học sinh mắc lỗi sai chính tả khi đặt sai vị trí dấu thanh, tôi luôn
hướng dẫn cho học sinh sửa sai cụ thể trong mỗi lỗi sai. Yêu cầu học sinh đặt
12


dấu thanh đúng chữ cái ghi âm chính (ở trên hoặc ở dưới). Khi âm chính là
nguyên âm đôi nếu âm tiết không có âm cuối thì dấu thanh đánh ở chữ cái thứ
nhất: mía, lúa, nữa,..., còn nếu có âm cuối thì dấu thanh đánh ở chữ cái thứ hai:
muốn, hưởng, luyện,...
Chú ý: Trong uy thì u là âm đệm, ui thì u là âm chính. Theo quy tắc dấu
thanh đều phải đánh đúng chữ cái ghi âm chính nên giáo viên cần lưu ý cho học
sinh khi viết các chữ chứa vần uy: thuỵ, thuý, nhuỵ, ... phải đánh dấu thanh ở âm
chính y chứ không đánh dấu thanh ở âm đệm u.
Hoặc trong quả, của thì quả có u là âm đệm, của thì u là nguyên âm
chính thứ nhất trong nguyên âm đôi ua (trong quy tắc viết c-k-q) để học sinh
đánh dấu thanh đúng quy định, nếu đánh dấu thanh không đúng thì đều viết sai
chính tả.
2.3.8. Sửa lỗi do cẩu thả
Mặc dù đã là học sinh lớp 4; 5 nhưng nhiều lỗi chính tả của các em còn do
tính lơ đễnh, hấp tấp, cẩu thả mà ra như thừa nét, thiếu nét, thừa chữ, thiếu chữ,
thiếu dấu thanh…. Để chữa các lỗi này, trước hết giáo viên phải là chuẩn mực
để học sinh noi theo. Chữ của giáo viên viết lên bảng phải thật cẩn thận, chuẩn

xác, đúng tính chất mẫu mực. Giáo viên đọc mẫu cho học sinh phải chuẩn xác,
đúng chính âm. Giáo viên đọc thong thả, rõ ràng, ngắt hơi hợp lý. Tốc độ đọc
phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh. Giáo viên có sự gợi ý,
hướng dẫn và nhắc nhở thích hợp để học sinh viết chính xác, viết đẹp, không tẩy
xóa và đảm bảo đúng tốc độ viết đã được quy định cho từng bài ở từng tiết.
Trong các tiết Chính tả, giáo viên phải nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế, cách
để vở (nghiêng so với thân người 15độ), cách cầm bút (thường đuôi bút trỏ về
phía vai phải, không trỏ lên trời như kiểu cầm bút viết chữ nho, không trỏ sang
trái).
Một số học sinh có thói quen chưa nghe hết câu giáo viên đọc đã viết. Do
đó nghe được tiếng đầu thì quên tiếng sau hoặc nghe không đầy đủ từ dẫn đến
viết thiếu nét, thiếu từ. Giáo viên cần quy định cho học sinh khi nghe hết câu
mới bắt đầu viết. Khi viết xong thì dò lại xem có thừa, thiếu nét, chữ nào không?
Khi gặp chữ khó thì cứ bình tĩnh để chừa ra và viết tiếp các chữ sau. Khi giáo
viên đọc lại, chữ chưa viết kịp sẽ được viết bổ sung. Viết xong giơ bút để giáo
viên biết. Với những bài viết chính tả là bài thơ, để tránh tình trạng có học sinh
viết nhanh quá, có học sinh viết chậm quá… thì trước khi viết giáo viên gõ một
tiếng thước nhỏ và ước lượng khoảng thời gian để viết xong dòng thơ theo tốc
độ yêu cầu đối với học sinh lớp 4; 5. Giáo viên gõ hai tiếng thước nhỏ thì học
sinh dừng bút viết và giơ bút. Luyện cho học sinh nhiều lần như vậy các em sẽ
có thói quen viết cẩn thận mà không vội vã, đồng thời còn rèn tốc độ viết cho
những học sinh viết chậm
2.3.9. Giúp học sinh ghi nhớ chữ viết gắn liền với nghĩa từ - từ có vấn
đề chính tả
Trong thực tế còn rất nhiều học sinh viết sai chính tả do không hiểu hoặc
hiểu sai nghĩa của từ. Với những trường hợp này, giáo viên cần giúp các em ghi
13


nhớ chữ viết gắn liền với nghĩa của “từ có vấn đề chính tả”. Trên cơ sở học sinh

đã hiểu được nghĩa của từ, các em sẽ không viết sai từ đó.
Ví dụ: Nếu học sinh hiểu nghĩa của từ “trí” trong “bố trí” là bày đặt thì
các em sẽ không viết nhầm thành “bố chí”, hay “chí” trong “chí hướng”, “bền
chí” là lòng mong muốn, mục đích đi đến, thì các em sẽ không viết lẫn lộn
thành “trí hướng” hay “bền trí”
Thực hiện phương pháp này tốt nhất là cung cấp cho học sinh từ trong
ngữ cảnh. Mỗi tiết học có thể cung cấp cho học sinh nhiều từ trong một hoặc
trong nhiều ngữ cảnh, hoặc để học sinh tự tìm ngữ cảnh để giải nghĩa từ- ngữ
cảnh có ý nghĩa đặc biệt giúp học sinh nắm được nghĩa từ dễ dàng, nhẹ nhàng và
làm điểm tựa cho trí nhớ.
Khi cần sử dụng từ, nếu còn phân vân về chữ viết các em sẽ liên tưởng đến
ngữ cảnh và suy luận ra cách viết chữ. Làm sao trong một tiết học chính tả, phải
tạo điều kiện cho học sinh trở đi trở lại với những từ cần ghi nhớ nhiều lần.
Chẳng hạn, lần thứ nhất vào bài học, yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt ngữ
cảnh để hiểu nghĩa từ và nhớ ngữ cảnh. Lần thứ hai, yêu cầu học sinh lựa chọn
các từ trong ngữ cảnh vừa cung cấp để điền từ vào một ngữ cảnh khác. Lần thứ
ba, yêu cầu học sinh đặt câu với từ vừa học, tìm từ ghép, từ láy với tiếng có
vấn đề chính tả… Như vậy trong một tiết học, học sinh đã được mắt nhìn, tay
viết chữ “ có vấn đề chính tả” nhiều lần.
Giáo viên tăng cường giải nghĩa từ cho học sinh thông qua các môn học
khác đặc biệt là phân môn tập đọc và luyện từ và câu.
2.3.10. Tăng cường thao tác phân tích âm tiết ở học sinh
Phân tích ngôn ngữ là một phương pháp đặc thù trong dạy học tiếng Việt. ở
phân môn chính tả, phương pháp này thể hiện cụ thể ở phân tích âm tiết (chữ
viết). Lỗi chính tả có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận cấu tạo nên âm tiết
(chữ viết) tiếng Việt. Vì vậy, phân tích âm tiết có tác dụng tăng cường hiệu quả
tri giác chữ viết, khắc sâu cách viết đi liền với nghĩa từ mà nó biểu đạt. Cần phải
để việc phân tích cho học sinh làm. Khi tiến hành phân tích âm tiết, học sinh
buộc phải quan sát chữ viết một cách tường tận (không còn nghe lơ mơ từ lời
người khác đọc) buộc phải tự tay viết ra chữ, thao tác nhiều, chữ và nghĩa sẽ gắn

chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi sẽ giảm. Có thể đưa một biểu bảng giáo viên làm
mẫu một từ, còn lại học sinh làm tiếp.
Đối với học sinh hoàn thành ở mức độ trung bình, giáo viên làm mẫu cho
các em từ 1- 2 từ. Với học sinh chưa hoàn thành nhất thiết giáo viên phải làm
mẫu “tay đôi” cho các em làm theo. Có như vậy, các em dựa vào bài mẫu của
giáo viên và sẽ tiếp tục phân tích các từ khác với sự trợ giúp của cô giáo. Bài
tập về nhà cũng yêu cầu học sinh làm kiểu này với các từ “lo lắng, lở loét, niềm
nở, nức nở, nắng nôi, nể nang, lanh lợi, lành lặn, nông nổi,….và yêu cầu học
sinh tìm thêm một số từ khác để phân tích cho thành thạo.
2.3.11. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kỹ
xảo chính tả
Yêu cầu luyện tập nhằm củng cố, trau dồi kỹ năng viết đúng chính tả tiếng
14


Việt nói chung cho học sinh một cách có hệ thống ( qua các bài tập giúp học
sinh ghi nhớ về quy tắc chính tả, phân biệt cách viết các cặp phụ âm đầu, vần,
thanh dễ lẫn do đặc điểm phát âm địa phương). Đây cũng là bước vừa rèn kỹ
năng vừa củng cố hoặc ôn tập kiến thức chính tả theo chương trình của mỗi lớp.
ở phần này, để khẳng định cho học sinh trong việc làm các bài tập, giáo viên có
thể làm mẫu và tăng cường gợi ý, hướng dẫn học sinh về cách làm, tránh “ thả
nổi” hoặc “ làm thay” học sinh. Giáo viên lưu ý học sinh gắn từ ấy với phần bài
tập đọc đã học và ngữ cảnh. Nhìn chung qua các kiểu bài tập về chính tả, mỗi
bài phải đáp ứng nhiệm vụ chữa một vài lỗi chính tả cụ thể, theo một mức độ cụ
thể:
- Viết chính tả
- Đưa ra những câu trong đó có hai hay nhiều chữ viết khác nhau mà các em
hay lẫn lộn và yêu cầu học sinh điền những chữ đúng vào những chỗ trống.
- Chỉ ra những chữ viết sai chính tả và viết lại cho đúng.
- Giáo viên đưa ra những chữ viết sai lỗi chính tả theo cách viết thường gặp

của học sinh và yêu cầu các em chữa chung cả lớp, đồng thời giải thích tại sao
mà sai. Việc giải thích chủ yếu do giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh làm.
Trên đây là một số kiểu bài tập tôi đã đưa ra cho học sinh thực hành. Trong
một tiết dạy, giáo viên không thể đưa hết các loại bài tập này, do vậy giáo viên
cần khéo léo lựa chọn các dạng bài tập cần thiết nhất để chữa trên lớp. Các dạng
khác có thể cho học sinh về nhà làm hoặc làm vào những giờ hướng dẫn học
buổi chiều hay bổ sung vào các tiết học khác.
2.3.12. Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả
Các em tự chữa lấy bài chính tả của mình là chính; học sinh dùng bút chì
gạch chân dưới những chữ viết sai và viết lại đúng ra lề cùng dòng, sau đó học
sinh tính lỗi và ghi nhỏ ở ngoài lề số lỗi mình mắc phải trong bài của mình. Học
sinh có thể đổi vở, tự soát lỗi cho nhau. Mỗi khi mắc lỗi, học sinh tự giác giơ tay
để giáo viên biết. Làm như vậy, giáo viên nắm ngay những lỗi phổ biến trong
lớp. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà viết lại những lỗi của mình đã
mắc.
Khi chấm bài chính tả, giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy loại lỗi mà học
sinh thường mắc phải. Có thể yêu cầu những em thường mắc lỗi chính tả trả lời
câu hỏi:
- Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào?
- Những lỗi đó thường viết sai ở bộ phận nào của tiếng?
Việc làm này giúp học sinh tự phát hiện và ý thức được loại lỗi mà mình
thường mắc. Khi đã ý thức được loại lỗi mà mình thường mắc, nếu gặp những
chữ “có vấn đề chính tả” của mình, học sinh sẽ thận trọng hơn khi viết chữ.
Trong bước soát lại bài viết, giáo viên đưa ra mẫu đúng, yêu cầu học sinh phân
tích âm tiết đúng, rồi đối chiếu với chữ mình viết, các em sẽ thấy được lỗi của
mình và tự chữa. Giáo viên kiểm tra việc tự chữa lỗi chính tả của học sinh. Dần
dần năng lực tự kiểm tra và tự chữa lỗi cho học sinh sẽ được hình thành.
2.3.13. Tổ chức trò chơi trong tiết học
15



Việc tổ chức trò chơi trong lớp học là một trong những phương pháp đổi
mới các hình thức dạy học hiện nay. Trò chơi học tập nhằm giải quyết những
nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng của nhà trường Mầm non và Tiểu học dưới
hình thức vui chơi hấp dẫn. Nếu những trò chơi này được tổ chức tốt, các em sẽ
hứng thú và vui thích tham gia vào trò chơi, quá trình học tập của các em trở nên
nhẹ nhàng, thoải mái. Trò chơi học tập sẽ tạo điều kiện để trẻ sử dụng và củng
cố những kiến thức mà các em tiếp thu được trong học tập cũng như trong cuộc
sống hàng ngày, đồng thời mở rộng những khái niệm mà trẻ đã biết.
Những trò chơi hấp dẫn sẽ tạo điều kiện để hình thành ở trẻ những phẩm
chất cần thiết cho việc lĩnh hội các kiến thức mới như tính linh hoạt, sự nhanh
trí, óc thôngminh sáng tạo và khả năng quan sát. Nếu được hướng dẫn một cách
cụ thể và đúng đắn, có hệ thống, trò chơi học tập sẽ giúp cho quá trình nhận thức
và ngôn ngữ của trẻ được phát triển thuận lợi.
Với phân môn chính tả, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi dưới
dạng các bài tập và hình thức thi đua giữa các tổ, đội , cá nhân,…. Trong các giờ
sinh hoạt lớp hay hoạt động tập thể, giáo viên có thể tổ chức các buổi sinh hoạt
với chủ đề: “Tiếng Việt em yêu” hay “nét chữ , nết người”; qua kĩ thuật dạy học
trình bày một phút cho học sinh thi đọc diễn cảm, trình bày về nội dung một văn
bản đọc trong sách giáo khoa. Điều này giúp các em nói lưu loát rồi sẽ có tác
dụng viết đúng chính tả (nói sao viết vậy).
Quan trọng nữa là hoạt động đánh giá, nhận xét bài của học sinh giáo viên
phải nhận xét thật chính xác, thật cụ thể, học sinh viết sai phải viết lại cho đúng.
Phải có những lời nhận xét đối với những học sinh viết chữ chưa đúng, chưa
đẹp, có thể kể cho học sinh nghe chuyện “Thần siêu luyện chữ”, “Văn hay chữ
tốt” hoặc các câu chuyện có liên quan đến tính kiên trì nhẫn nại để từ đó các em
có sự tự tin hơn. Giáo viên theo dõi, khích lệ các em cho dù chỉ có chút ít tiến
bộ.
* Đố vui về các động từ bắt đầu với “ hiện tượng chính tả”
VD: Bốn anh cùng viết “lờ - lờ”

a- Một anh siêng việc, tối mờ chưa thôi.
b- Một anh khuấy nước chọc trời.
c- Một anh thấy việc tức thời quay đi.
d- Một anh giả bộ kiêu kì.
Khoe khoang nhưng chẳng có chi là tài.
Đố anh, đố ả , đố ai
Động từ ai biết, một hai đáp liền. [8]
Đáp án: a- làm lụng
b- làm loạn
c- làm lơ
d- làm le
2.3.14. Rèn chữ viết đúng, viết đẹp trong các hoạt động khác
Chữ viết đẹp và đúng chính tả cần phải rèn luyện theo một quy trình
nghiêm ngặt. Giáo viên cần phải chú ý rèn luyện thường xuyên, liên tục trong tất
cả các giờ học không nên chỉ tập trung chủ yếu vào giờ Chính tả và phối kết hợp
các hoạt động khác.
16


- Đối với học sinh viết hay sai chính tả giáo viên cần yêu cầu các em phải
có một tập riêng sổ tay chính tả để ghi các lỗi hay mắc để giáo viên có thể rèn
thêm trong các giờ ra chơi
- Nhằm khích lệ cho học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết tốt, giáo viên
cần lập một sổ theo dõi “ lỗi chính tả” của cả lớp với mục đích sau: Khi chấm
bài của học sinh, giáo viên cần theo dõi việc “Rèn chữ”, của từng em và xếp lọai
vào sổ. Tôi còn có một sổ theo dõi riêng về diễn biến chữ viết của các em. Hàng
tuần vào tiết sinh hoạt tôi có thể lồng ghép trò chơi về thi viết chữ, thi đọc đúng
từ khó, thi đọc hay bài tập đọc trong tuần. Để giúp học sinh ghi nhớ từ mình hay
viết sai và đánh giá sự tiến bộ cảu các em. Hàng tháng dựa vào việc chấm vở
sạch chữ đẹp cho các em làm tiêu chí để đánh giá thi đua về mặt chữ viết. Đây là

một giải pháp quan trọng thúc đẩy các em nỗ lực phấn đấu viết đúng, viết đẹp
chính tả.
- Phát động phong trào thi đua giữ vở sạch, rèn chữ đẹp không mắc lỗi
chính tả trong lớp nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm học. Tặng quà cho những
em đạt giải bằng những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần học tập của các em.
- Giáo viên kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi
trước được viết trong sách, báo, câu chuyện. Ví dụ: Câu chuyện: Quyển sổ liên
lạc, Cao Bá Quát, Thần Siêu luyện chữ,... Những gương rèn chữ của học sinh
năm trước để các em học hỏi, rút kinh nghiệm.
2.3.15. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn chữ viết đúng,
viết đẹp
Tăng cường công tác tuyên truyền, tác động làm thay đổi nhận thức của
cộng đồng bằng nhiều hình thức. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc chia sẻ
kinh nghiệm, trách nhiệm hỗ trợ cùng nhau làm tốt vai trò của giáo dục về vấn
đề viết chữ đúng, đẹp cho học sinh. Vào những buổi họp phụ huynh hay qua trao
đổi trực tiếp giáo viên hướng dẫn cho phụ huynh biết các mẹo luật chính tả đơn
giản để phụ huynh trực tiếp hướng dẫn con em mình viết đúng. Rèn luyện nói
đúng, viết đúng trong môi trường gia đình. Một khi công tác phối hợp với phụ
huynh được làm tốt thì việc viết đúng viết đẹp bài chính tả mới đạt được kết quả
như mong muốn. Giáo viên chia sẻ phương pháp dạy kèm cho học sinh ở nhà
với các phụ huynh và ngược lại phụ huynh có thể cho giáo viên biết những
chuyển biến trong chữ viết của học sinh tốt hơn.
Cần thông tin hai chiều cho phụ huynh phối kết hợp việc luyện viết sao
cho đúng chính tả. Nhắc nhở thường xuyên các lỗi sai phổ biến của học sinh để
phụ huynh nắm được. Từ đó có ý thức kiểm tra, theo dõi sự tiến bộ của con em
mình.
2.4. Hiệu quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm
Trên đây là một số biện pháp sửa lỗi chính tả tôi đã sử dụng trong thời. Do
thời gian có hạn nên các biện pháp sửa lỗi còn hạn chế. Tuy vậy, kết quả thu
được cũng thật đáng khích lệ, số lỗi chính tả của học sinh giảm nhiều so với

thời gian đầu năm học. Chất lượng chữ viết chính tả được nâng lên rõ rệt cả về
chữ viết lẫn việc ghi nhớ luật chính tả. Có rất nhiều HS chất lượng chữ viết được
17


nhận xét tốt viết đúng, viết đẹp tạo sự hưng phấn cho HS học các môn học khác.
Giúp giáo viên nghiên cứu và thực hiện đạt hiệu quả hơn cách dạy chữ viết đúng
mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, phát huy và trao dồi năng khiếu viết chữ
đẹp của bản thân. Phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh trong toàn trường viết
chữ đẹp, đúng mẫu. Tham gia và đạt hiệu quả cao trong những hội thi các cấp tổ
chức. Khi mỗi giáo viên tích cực áp dụng các giải pháp này trong rèn luyện học
sinh viết đúng, viết đẹp chữ Việt của chúng ta. Đó cũng chính là chúng ta góp
một phần bé nhỏ vào việc bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống của chữ viết Việt
Nam. Mỗi giáo viên vừa dạy vừa rèn luyện thêm vốn kiến thức về viết chữ đúng,
đẹp cho mỗi bản thân mình là điều có ích.
Bên cạnh đó, khi mỗi giáo viên đã nắm vững các quy định cũng như các
mẹo luật của chính tả thì dễ dàng phối kết hợp với những phụ huynh có học sinh
khi viết thường dễ mắc các lỗi chính tả. Sau một năm phối kết hợp thì hiệu quả
trong việc rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho những học sinh hay mắc lỗi chính tả
đã nâng lên rõ rệt.
Qua bài Chính tả tuần 30 lớp 4 : nhớ viết Đường đi Sa Pa và Chính tả
tuần 30 lớp 5 nghe viết Cô gái đến từ tương lai. Khi kiểm tra và chấm bài chính
tả cho học sinh thì số lỗi thừa, thiếu nét, thừa, thiếu chữ, sót dấu phụ đã giảm
đáng kể. Trong số học sinh mắc lỗi sai phụ âm đầu “tr”, “ch” còn 2 học sinh.
Trong số những em mắc lỗi không phân biệt hỏi ngã còn 1 em, lỗi nguyên âm
đôi hầu như học sinh không mắc lỗi. Nhìn chung các em đã có ý thức viết bài
cẩn thận hơn, lưu ý đến chữ viết của mình hơn, nhìn tổng thể bài viết đều đẹp
hơn.
Việc sử dụng trò chơi học tập vào cuối tiết học hoặc vào những buổi
hướng dẫn học đã tạo được không khí phấn khởi, vui tươi trong giờ học. Các em

rất hào hứng khi tham gia trò chơi và vận dụng tối đa những kiến thức đã học
vào các trò chơi. Các em luôn có tâm thế sẵn sàng chờ đón tiết học. Cụ thể:
Lớp

Số
HS

4A
5A

35
32

Số lỗi chính tả học sinh viết sai/bài chính tả
0-1 lỗi
02 lỗi
03 lỗi
Trên 03 lỗi
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
13
37,1
10
28,5

9
25,7
3
8,7
11
34,5
10
31,2
10
31,2
1
3,1

3.2. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.2.1. Kết luận
Môn Chính tả có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình
tiểu học. Thực tế việc sửa lỗi chính tả cho học sinh của giáo viên chưa được
quan tâm đúng mức, do đó học sinh còn mắc nhiều lỗi khi viết chính tả.
Để nâng cao chất lượng của HS thì việc không thể thiếu là GV phải nhận
thức được tầm quan trọng của phân môn chính tả và việc cần phải sử dụng các
biện pháp để rè luyện chữa các lỗi chính tả không phải là một sớm một chiều mà
yêu cầu người GV phải kiên trì cần mẫn, thận trọng, chú ý đến từng chi tiết nhỏ,
18


chú ý sửa cái sai để luyện cái đúng. Mặt khác, GV phải nắm chắc nguyên âm
chính tả tiếng Việt; phải có những kiến thức phổ thông về ngữ âm tiếng Việt: về
cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh); phải có hiểu biết phổ thông về chữ viết
tiếng Việt: chữ cái, vần, dấu thanh, chữ hoa, chữ thường; phải có năng lực dạy
thực hành chính tả tiếng Việt…để phát hiện, phân tích và sử lỗi chính tả trong

bài viết của HS, giúp HS viết đúng rồi viết đẹp.
3.2.2. Kiến nghị
Để khắc phục tình trạng viết chưa đúng, chưa đẹp các bài chính tả đoạn
bài cũng như bài tập chính tả âm vần, góp phần vào việc nâng cao chất lượng
chữ viết đúng đẹp trong mỗi học sinh tôi đề nghị:
* Đối với giáo viên: Sau khi nắm được chất lượng chữ viết đầu năm của
mỗi học sinh, giáo viên cần chú ý phân rõ đối tượng những học sinh dễ bị mắc
các lỗi sai chính tả ở điểm nào để từ đó giáo viên tiến hành từng bước hướng
dẫn học sinh thực hiện các biện pháp chữa đúng các lỗi chính tả mà học sinh đã
mắc phải; lựa chọn nội dung giảng dạy cho thích hợp; trong tiết dạy Chính tả
không bỏ bớt các bước. Giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt, sáng tạo trong
giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát và hợp với đối
tượng học sinh lớp mình phụ trách. Từ đó HS viết đúng, viết đẹp hơn bài chính
tả.
Giáo viên cần sử dụng phối hợp các phương pháp dạy chính tả và các biện
pháp chính tả cho học sinh. Giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa các phương
pháp một cách có ý thức. Giáo viên cần không ngừng trang bị những kiến thức
về ngữ âm học, từ vựng… có liên quan đến chính tả. Giáo viên phải phân loại
lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi. Nhất là việc xây dựng các quy
tắc chính tả, các mẹo chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái
quát, có hệ thống. Mỗi giáo viên cần có ý thức rèn chính tả cho học sinh ngay từ
đầu cấp hoặc từ đầu năm học.
Quan trọng nữa là hoạt động đánh giá, nhận xét bài của học sinh. Giáo
viên phải nhận xét thật chính xác, thật cụ thể, học sinh viết sai phải viết lại cho
đúng. Phải có những lời nhận xét động viên đối với học sinh viết chữ chưa đúng,
chưa đẹp. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe chuyện “Thần siêu luyện chữ”,
“Văn hay chữ tốt” hoặc các câu chuyện có liên quan đến tính kiên trì nhẫn nại để
từ đó các em có sự tự tin hơn. Giáo viên theo dõi, khích lệ các em cho dù chỉ có
chút ít tiến bộ.
* Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, cuộc thảo

luận về phương pháp dạy học chính tả nói chung và việc sửa lỗi chính tả cho học
sinh. Tạo điều kiện đầy đủ cơ sở vật chất như bàn ghế đúng kích cỡ, mỗi học
sinh có đủ chỗ ngồi, tránh tình trạng học sinh ngồi viết quá chật; có nhiều mẫu
chữ phục vụ cho việc dạy học môn Tập viết ở các lớp dưới. Hàng tháng, hàng kì
nhà trường tổ chức cho các khối trưng bày mỗi loại vở để đánh giá chung sự tiến
bộ của học sinh trong viết đúng, viết đẹp cũng như cách bảo quản vở.
* Đối với các cấp trong ngành GD&ĐT: Hàng kì, hàng năm nên tiếp tục
thi giao lưu chữ viết đẹp trong học sinh và giáo viên; Tổ chức triển lãm vở chữ
19


đẹp theo cụm, theo huyện để “nét chữ, nết người” không bị mai một.
Trên đây là toàn bộ sáng kiến “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học
sinh lớp 4;5” của tôi. Để hoàn thành được sáng kiến, tôi đã được sự quan tâm
giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí giáo viên. Qua quá trình
nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng
dạy bổ ích và quý báu.
Do điều kiện thời gian có hạn nên sáng kiến của tôi không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để sáng kiến thêm
hoàn chỉnh và có nhiều ý nghĩa thực tế hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quảng Xương, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Viên Thị Thuý


20



×