Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.03 KB, 4 trang )

Giấy Chứng nhận sáng kiến Số:……../……/QĐ-SK
1.Tóm tắt nội dung sáng kiến:“Cách vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong môn tự nhiên và xã hội 3’’
Trong môi trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện hiện nay, việc dạy môn Tự nhiên và Xã hội còn gặp nhiều khó khăn vì:các em còn rụt rè,
nhút nhát trong việc tiến hành thí nghiệm đặc biệt là đặt câu hỏi.Vì vậy,còn gây nhiều khó khăn cho công tác dạy và học; trình độ nhận thức của
học sinh không đều,cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho công tác dạy và học; vốn từ ít nên các em chưa biết cách đặt câu hỏi, chưa biết đề xuất
những phương án tìm tòi để thực hiện thí nghiệm.
Sáng kiến “ Cách vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong môn tự nhiên và xã hội 3’’ đã giải quyết được 2 vấn đề sau:
- Phát triển kĩ năng thực nghiệm, học sinh tự tin trình bày vốn hiểu biết của bản thân.
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Để giải quyết 2 vấn đề trên tác giả đưa ra các giải pháp sau:
Bước 1: CHUẨN BỊ
1.Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Họp chuyên môn trong tổ: bàn bạc, thảo luận về chuyên đề bàn tay nặn bột; nắm tình hình năng lực học tập, tìm ra ưu điểm và hạn chế
của học sinh khi tham gia học tập theo phương pháp bàn tay nặn bột; thống nhất lựa chọn bài để giảng dạy theo kế hoạch chuyên môn.
Một số bài dạy có thể áp dụng phương pháp BTNB ở lớp 3:
STT

TÊN BÀI

STT

TÊN BÀI

1

Bài 1 – Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

7

Bài 40 – Thực vật


2

Bài 6 – Máu và cơ quan tuần hoàn

8

Bài 41&42 – Thân cây

Bài 7 – Hoạt động tuần hoàn

9

Bài 43&44 – Rễ cây

4

Bài 10 – Hoạt động bài tiết nước tiểu

10

Bài 45 – Lá cây

5

Bài 12 – Cơ quan thần kinh

11

Bài 46 – Khả năng kì diệu của lá


6

Bài 13&14 – Hoạt động thần kinh

3

1


-Nghiên cứu kĩ bài dạy , các hoạt động trong bài có thể áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột. Dạy mẫu để góp ý kiến trong tổ; tìm kiếm
thông tin trên Internet, các trường bạn.
- Công tác chuẩn bị trước khi thực hiện giảng dạy bằng phương pháp “ Bàn tay nặn bột”:
+ Hướng dẫn học sinh xem bài, thí nghiệm các nội dung có liên quan trước ở nhà.
+ Soạn giáo án tiết dạy
+ Nêu tình huống xuất phát và câu hỏi phù hợp với nhận thức của HS;phải kích thích được nhu cầu tìm tòi,nghiên cứu của học sinh. Giả
định những tình huống và câu trả lời có thể xảy ra của học sinh trong tiết dạy.
+Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng,chuẩn bị đồ dùng kĩ càng.
+Rút kinh nghiệm qua từng bài dạy.
2. Sự chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị tốt bài học như: đồ dùng học tập, có thể quan sát trước vật liên quan đến bài học.
- Mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em
- Đặt được nhiều câu hỏi bằng cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết câu hỏi mình thắc mắc muốn hỏi cô giáo từ phần dặn dò từ ở tiết
học trước.
-Đề xuất được phương án tìm tòi,thí nghiệm.
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện được tốt nhiệm vụ.
Bước 2: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY ( Ví dụ minh họa: Bài Lá cây)
A) Tổ chức lớp học: xếp bàn ghế theo nhóm, hướng ngồi phải để tất cả các lên báo cáo,mỗi nhóm phải đảm bảo đủ các đối tượng .
B) Cách áp dụng bước dạy phương pháp BTNB
1. Tình huống xuất phát: phải gây được sự hứng thú tìm tòi cho học sinh.
2. Bộc lộ quan điểm ban đầu: Khi học sinh bộc lộ quan điểm có thể sai . GV cần tiếp nhận tất cả các quan điểm đó. Sau đó, yêu cầu

các em thảo luận nhóm và nêu những câu hỏi thắc mắc ban đầu.Trong bước thảo luận nhóm để bộc lộ quan điểm ban đầu giáo viên cần có các
bước hướng dẫn cụ thể như sau:
+Hướng dẫn thảo luận nhóm: Các em có thể bối rối khi thể hiện các hình vẽ khi thực hiện bộc lộ quan điểm của mình. Gặp vấn đề
này,giáo viên nên đến từng nhóm hướng dẫn ,gợi mở thêm nếu gặp nhóm gặp khó khăn.
Khi nhóm trình bày,GV không nhận xét nhóm này đúng,nhóm kia sai ngay vì làm vậy sẽ làm giảm hứng thú học tập của các em.
Trình bày kết quả thảo luận: chọn những nhóm có ý kiến sai trình bày trước mà không cần phải theo thứ tự nhóm. Thao tác này sẽ giúp
kích thích sự tìm tòi vì sự mâu thuẫn kết quả thảo luận của nhóm khác.

2


+Hướng dẫn đặt câu hỏi:Đây là bước khó khăn nhất vì học sinh còn nhỏ và kĩ năng đặt câu hỏi chưa tốt nên các em có thể thụ
động,không biết đặt câu hỏi dẫn đến sự thất bại khi sử dụng phương pháp này.
Cách khắc phục: thường xuyên gợi mở,hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi khi giảng dạy, ngay cả khi dạy các môn học khác hoặc các
phương pháp khác để rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho các em.
Trường hợp học sinh không đặt được câu hỏi: Gv yêu cầu học sinh khác tiếp tục đặt và dùng câu hỏi gợi mở từ những bài học trước.
3.Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
Muốn học sinh đề xuất được phương án phù hợp,giáo viên phải gợi mở được cho các em .
Một số câu hỏi gợi mở như:
Ngay tại lúc này,ngay bây giờ,ngay tại lớp và với những đồ dùng đã chuẩn bị ,đã có sẵn ta có thể thí nhiệm bằng cách nào?
4. Thực hiện phương án tìm tòi:Gv quan sát quá trình thực nghiệm của các nhóm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời
5. Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
Từ kết quả thực nghiệm, GV hướng học sinh rút ra kết luận đầy đủ và chính xác
Bước 3 : RÚT KINH NGHIỆM
- Liệt kê các bài học có thể sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột
-Dự tính trước các thí nghiệm có thể thực hiện.
- Vận dụng tối đa các nguyên liệu, đồ dùng sẵn có để thí nghiệm
-Tổ chức nhóm nên từ 4 đến 6 học sinh
-Sắp xếp bàn ghế thuận lợi cho hoạt động nhóm.
-Không bình luận hay nhận xét đúng sai về các quan điểm ban đầu.

-Lựa chọn cả quan niệm đúng và sai để đưa ra kích thích tìm tòi cho học sinh và chọn quan điểm sai trước.
2. Lợi ích kinh tế có thể thu được do áp dụng sáng kiến
Sáng kiến này có thể áp dụng cho các lớp tiểu học và tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bù Đăng.Giúp các em học sinh tự tin,yêu
thích học môn Tự nhiên và Xã hội và nâng cao hiệu quả giảng dạy của môn học này.

3


4



×