Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.03 KB, 34 trang )

MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG..................................................1
1.1 Vị trí và chức năng của thanh tra lao động.......................................................................1
1.2. Mục đích của thanh tra lao động......................................................................................1
1.3. Vai trò của thanh tra lao động..........................................................................................1
1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động...................................................................2
1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở....................................................................2
1.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở........................................................2
1.5. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................3
1.6. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động..................................................................3
1.7. Hình thức thanh tra..........................................................................................................3
1.8. Hoạt động thanh tra lao động...........................................................................................4
1.9. Nội dung thanh tra lao động.............................................................................................4
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 5
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Đắk Nông............................................................................5
2.2. Giới thiệu về đơn vị thực hiện thanh tra..........................................................................5
2.2.1. Khái quát chung........................................................................................................5
2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông.. 6
2.2.3. Trình độ chuyên môn................................................................................................6
2.3. Công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông..................................................................................................................6
2.3.1. Cơ chế chính sách.....................................................................................................6
2.3.2. Đối tượng thanh tra...................................................................................................7
2.3.3. Nguồn thông tin........................................................................................................7
2.3.4. Phương thức thanh tra...............................................................................................7
2.3.5. Hình thức thanh tra...................................................................................................7
2.3.6. Nội dung thanh tra....................................................................................................7
2.3.7. Hoạt động thanh tra lao động....................................................................................8


2.4. Đánh giá công tác thanh tra.............................................................................................8
2.4.1. Những mặt đã đạt được.............................................................................................8
2.4.2. Những mặt còn hạn chế............................................................................................9
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC THANH TRA VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG.....................................................................................10
KẾT LUẬN...................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................
PHỤ LỤC......................................................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những
khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động của nước ta. Cùng
với việc phát triển mạnh mẽ của của hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt
động thanh tra đóng góp một phần quan trọng trong việc phát hiện phòng ngừa,
xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi đó, số lượng doanh
nghiệp cổ phần những năm gần đây không ngừng tăng , đóng góp vào sự phát
triển chung của đất nước. Bên cạnh phát triển kinh tế, Việt Nam cũng phải đối
mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về
lao động ở các doanh nghiệp này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh
tra về thực hiện pháp luật lao động hiện nay còn thiếu vè cả số lượng lẫn chất
lượng. Số lượng cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp cổ phần còn
ít so với số lượng doanh nghiệp, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi
phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhân thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra
thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp cổ phần hiện nay, em đã chọn
đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động ở các
doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” để tiến hành nghiên cứu,
phân tích đánh giá.

Nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần:
Chương I : Tổng quan về thanh tra lao động
Chương II. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chương III. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hệu quả công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1 Vị trí và chức năng của thanh tra lao động
Theo điều 7, Nghị định số 110/ 2017/ NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành
Lao động- Thương binh và Xã hội vị trí và chức năng của thanh tra lao động như
sau:
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính,
thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về
công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh
tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
của Thanh tra Bộ.
Thanh tra lao động có 3 chức năng cơ bản:
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
Thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn , vệ sinh lao động.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội
1.2. Mục đích của thanh tra lao động
Theo điều 2 , Luật số 56/ 2010/ QH12 của Quốc hội ban hành ngày
15 tháng 11 năm 2010 quy định về Luật thanh tra. Mục đích của thanh tra lao

động như sau: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế
quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy
nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà
nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
1.3. Vai trò của thanh tra lao động.
Vai trò của thanh tra thể hiện trên những điểm sau: Thanh tra có vai trò
trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; thanh tra là phương
thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước; thanh tra góp phần
phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và
công dân. Qua phân tích thấy rằng, thanh tra có vị trí quan trọng trong quản lý
nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng
1


nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thanh tra Lao động - Thương binh và
Xã hội còn có vai trò đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước về lao động;
trong hoạt động xây dựng pháp luật; trong sự phát triển kinh tế xã hội; trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
Theo điều 8 và điều 9, Nghị định số 110/ 2017/ NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra
ngành Lao động- Thương binh và Xã hội:
1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham
nhũng.
Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của
pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.
Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả thanh tra
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo
Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc
do Giám đốc Sở giao.
1.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn
thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt
động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
Giúp Giám đốc Sở kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở khi được giao và các nhiệm vụ
khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị

2


biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở khi được
giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi

được Giám đốc Sở giao.
Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác
phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc
do Giám đốc Sở giao.
1.5. Cơ cấu tổ chức
Theo điều 3, Nghị định số 110/ 2017/ NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành
Lao động- Thương binh và Xã hội quy định các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Cơ quan thanh tra nhà nước: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ); Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp;Cục Quản lý lao động ngoài nước;Cục An toàn lao động.
1.6. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Theo điều 7 , Luật số 56/ 2010/ QH12 của Quốc hội ban hành ngày
15 tháng 11 năm 2010 quy định về Luật thanh tra quy định nguyên tắc hoạt động
thanh tra lao động như sau:
Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.7. Hình thức thanh tra
Theo điều 37, Nghị định số 110/ 2017/ NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành
Lao động- Thương binh và Xã hội quy định hình thức thanh tra như sau:
Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên

hoặc thanh tra đột xuất.
Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của

3


cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.
1.8. Hoạt động thanh tra lao động
Theo điều 13 và điều 14, Nghị định số 110/ 2017/ NĐ-CP của Chính phủ
ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ chức và hoạt động Thanh
tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội:
Hoạt động thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở thực hiện
theo quy định của pháp luật. Nội dung thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực
hiện chính sách pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân
quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 3 Nghị
định này thực hiện. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định
từ Điều 51 đến Điều 56 Luật thanh tra, từ Điều 14 đến Điều 32 Nghị định số
07/2012/NĐ-CP.
1.9. Nội dung thanh tra lao động
Theo điều 15 đến điều 20, Nghị định số 110/ 2017/ NĐ-CP của Chính phủ
ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ chức và hoạt động Thanh
tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội. Nội dung của thanh tra lao động
như sau:

Điều 15. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao
động ( xem phụ lục 1)
Điều 16. Nội dung thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ( xem phụ lục 1)
Điều 17. Nội dung thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng ( xem phụ lục 1)
Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp ( xem
phụ lục 1)
Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành về người có công ( xem phụ lục 1)
Điều 20. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực trẻ em và các chính
sách xã hội khác ( xem phụ lục 1)

4


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Đắk Nông.
Đắk Nông hay Đắc Nông là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây
Nguyên Việt Nam. Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm
2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003
của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh . Đắk Nông có 8
đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thị xã và 7 huyện trực thuộc, được phân
chia thành 71 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 5 phường, 5 thị trân và 61 xã.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP
của Đắk Nông đạt 12,13%, trong đó khu vực công nghiệp xây dựng tăng
22,09%, nông lâm thủy sản tăng 5,95%, dịch vụ tăng 14,42%. Về cơ cấu kinh tế
năm 2017, công nghiệp xây dựng chiếm 26,66%, nông lâm thủy sản 50,21% và
dịch vụ 23,13%. GDP theo giá hiện hành đạt 10.048 tỷ, tăng 1.619,5 tỷ so với

năm 2016. Trong đó GDP ngành nông nghiệp 5.045 tỷ đồng, chiếm 50,2% so
với giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh. "GDP" bình quân đầu người theo giá hiện
hành đạt 18,96 triệu đồng (kế hoạch 16,95 triệu đồng).
Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm
nét truyền thống và bản sắc riêng.
Theo thống kê về y tế năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh Đắc Nông có 79 cơ
sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 8 bệnh viện, 71 trạm y tế
phường xã, với 1029 giường bệnh và 258 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng
483 nữ hộ sinh.
2.2. Giới thiệu về đơn vị thực hiện thanh tra.
2.2.1. Khái quát chung.
Đơn vị thanh tra: Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk
Nông.Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông là cơ
quan của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông, giúp cho Giám
đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông tiến hành thanh tra
hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu lại tố cáo, phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật.Thanh tra Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội tỉnh Đắk Nông được thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp

5


luật.Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông là một
phòng chức năng trong cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Đắk Nông.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Đắk Nông.
Cơ cấu hiện nay của cơ quan thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Đắk Nông là 5 đồng chí, trong đó:

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông do
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông
chịu trách nhiệm quản lý chung.
02 Phó Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk
Nông thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Đắk Nông và nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo giao. Tuy nhiên có sự
phân công hợp lý.
Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh thanh tra ,Phó tránh thanh tra trong quá
trình giải quyết các lĩnh vực được phân công.
2.2.3. Trình độ chuyên môn
Về trình độ chuyên môn: tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao Đẳng,
Đại học trở lên, có kiến thức Nhà nước và am hiểu pháp luật.
2.3. Công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp
cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.3.1. Cơ chế chính sách
Các văn bản quy phạm pháp luật tạo thành hành lang pháp lý trong việc
thực hiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông gồm:
Luật số 56/2010/QH12 ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010: Luật Thanh tra;
Luật số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012: Bộ luật Lao
động;
Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 02 năm 2017 quy
định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và
Xã hội;
Và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

6



2.3.2. Đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp
cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 1.418 doanh nghiệp ngoài nhà nước
( theo tống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông) các ngành nghề hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khá đa dạng từ khai khoáng,
chế biến, chế tạo, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, buôn bán lẻ đến phân phối
điện, khí đốt, nước, lưu trú, ăn uống, nông lâm thủy sản, vận tải...
2.3.3. Nguồn thông tin
Theo kế hoạch và từ kho dữ liệu của cơ quan: từ các báo cáo, phản ánh của
các cơ quan truyền thông ( báo, đài,..) và các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các
cơ quan, tổ chức và cá nhân, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước trong
ngành, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan, thông tin từ
việc khảo sát trực tiếp tại tổ chức, cơ quan là đối tượng thanh tra.
2.3.4. Phương thức thanh tra
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông phụ trách thanh tra làm trưởng đoàn.
2.3.5. Hình thức thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Đắk Nông ra quyết định thanh tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai
phạm tại các doanh nghiệp cổ phần.
2.3.6. Nội dung thanh tra
Theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Đăk Nông về việc lập đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp
luật lao động tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về các vấn đề cụ thể sau:
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về việc làm;Thanh tra việc thực hiện pháp
luật về học nghề; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động;
Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể;Thanh tra việc
thực hiện pháp luật về tiền lương; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thời giờ

làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về kỷ luật lao
động, trách nhiệm vật chất; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về những quy định
riêng đối với lao động nữ; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về những quy định
riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; Thanh tra

7


việc thực hiện pháp luật thực hiện bảo hiểm xã hội; Thanh tra việc thực hiện
pháp luật lao động công đoàn; Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về
giải quyết tranh chấp lao động.
2.3.7. Hoạt động thanh tra lao động
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông đã triển
khai, thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao năm 2017. Theo Báo
cáo tổng kết năm 2017 lĩnh vực thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội
của tỉnh Đắk Nông thì kết quả của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra: tổ chức 117
cuộc thanh tra, kiểm tra; xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo; điều tra vụ tai nạn
lao động nặng, chết người và đã hoàn thành xong hết 117 cuộc.
Thanh tra lao động đã được triển khai thực hiện 33 cuộc thanh tra , trong đó
có: 30/33 cuộc thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt (cụ thể là thanh tra việc
thực hiện pháp luật lao động là 26 cuộc thanh tra / doanh nghiệp, thanh tra lĩnh
vực bảo hiểm xã hội có 03 cuộc thanh tra / doanh nghiệp thanh tra công tác dạy
nghề có 3 cuộc) và 02/31 cuộc thanh tra đột xuất ( cụ thể là 02 cuộc thanh tra
xác minh việc chấp hành bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cổ phần).
Tổ chức, thực hiện 76/76 cuộc kiểm tra thực hiện pháp luật đã hoàn thành,
cụ thể như sau: Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau kết luận thanh tra về việc
thực hiện pháp luật lao động tại 30 doanh nghiệp đã thanh tra năm 2016; Phối
hợp với trung tâm y tế dự phòng, Sở y tế kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao
động tại 28 doanh nghiệp; Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh

và Xã hội tiến hành việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và bảo hiểm
xã hội tại 18 doanh nghiệp.
Tổ chức chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an điều tra, Liên đoàn lao động
tỉnh, Sở Y tế tiến hành 08 cuộc điều tra vụ tai nạn lao động nặng trên địa bàn đã
giải quyết dứt điểm hết các cuộc điều tra.
2.4. Đánh giá công tác thanh tra
2.4.1. Những mặt đã đạt được.
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông đã thực
hiện tốt các công tác tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền, phù hợp
với thực tiễn và đáp ứng công tác quản lý của ngành.
Quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đúng quy trình tự theo
quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất các thành viên
trong đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng , hoạt đọng thanh tra kiểm

8


tra và giám sát đã thực hiện góp phần tích cực trong quá trình quản lý, kịp thời chấn
chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý phù hợp với thực tế.
Đoàn thực hiện tốt công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân,
các cấp trên.
Từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở Luật Thanh tra, nhiều văn bản pháp quy
đã được ban hành để tiến tới hoàn thiện hoạt động của hệ thống thanh tra. Hoạt
động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã từng bước phát
triển theo hướng Độc lập- Sáng tạo- Hiệu quả.
Kết quả đạt được là hàng năm đã phát hiện hàng trăm hành vi vi phạm luật
pháp về lao động và đưa ra hàng trăm kiến nghị để các cơ sở thực hiện đúng
chính sách chế độ trong các lĩnh vực lao động xã hội. Đề xuất nhiều vấn đề về
chính sách lao động, xã hội được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp

nhận để chỉ đạo chung hoặc được pháp luật hoá thành những văn bản pháp quy
hiện hành.
Đảm bảo 100 % các vụ tai nạn lao động làm chết người khi được các doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất khai báo đã được Thanh tra tại các Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông thực hiện điều tra tai nạn lao động theo quy định.
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh
tra: Tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên
đã được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010. Hàng năm Thanh tra Bộ đã tổ
chức được nhiều lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội cho thanh tra viên trong cả nước đảm bảo không
có thanh tra viên nào không được tập huấn nghiệp vụ trước khi làm nhiệm vụ là
trưởng đoàn thanh tra hay được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra độc lập.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế
Số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về lao động tại các doanh nghiệp
còn rất thấp; các cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp không được phân bổ tương
xứng với tỷ lệ các doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu, đặc biệt số cơ sở sử
dụng dưới 10 lao động được thanh tra còn rất ít. Hiện tượng này dẫn đến tình
trạng tác động, hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước về lao động chưa mang
tính rộng khắp và cơ sở để đánh giá về mức độ thực hiện pháp luật lao động
chưa thực sự đầy đủ và chính xác.
Hiện nay việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc, đo đạc chưa được
thường xuyên; phương tiện phục vụ cho việc thanh tra lao động còn hạn chế, vì
vậy mà công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự hiệu quả.

9


CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA VỀ PHÁP LUẬT LAO
ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK NÔNG
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự thủ tục
của pháp luật khi có đơn từ khiếu nại và quyết định Thanh tra của cấp trên.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị tiên tiến trong
công việc thanh tra giúp thanh tra viên có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời các
nghiệp vụ trong công tác thanh tra, sử dụng hiệu quả lực lượng thanh tra hiện có.
Thứ ba, bổ sung lực lượng thanh tra cả về số lượng và chất lượng đội ngũ
thanh tra lao động.
Thứ tư, cần thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật, quy định về hoạt động
thanh tra một cách rõ ràng cụ thể.
Thứ năm, cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với người sử dụng
lao động và tổ chức công đoàn để tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra.
Thứ sáu, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thứ bảy, xây dựng quy trình, nội dung thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên phạm vi
cả nước.
Thứ tám, tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên
dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của
các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

10


KẾT LUẬN
Qua phân tích thực trạng công tác thanh tra về vấn đề thực hiện pháp luật
lao động tại doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ta nhận thấy
thanh tra, kiểm tra, giám sát là rất cần thiết với mọi tổ chức,doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp duy trì và ngày càng phát triển, doanh nghiệp ý thức được hơn
trách nhiệm của mình đối với người lao động cũng như đối với bản thân doanh

nghiệp. Đồng thời thanh tra, kiểm tra còn giúp cho các nhà quản lý theo sát và
đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, xã
hội. Đặc biệt thanh tra Lao động còn góp phần giúp cho hoạt động quản lý luôn
được đổi mới, làm cho chất lượng hoạt động quản lý được nâng lên, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật lao động về an toàn vệ sinh tại các công ty cả người sử
dụng lao động lẫn người lao động.
Thanh tra lao động đóng góp rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm pháp
luật, đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội trong các lĩnh vực mà ngành quản lý trong
đó có lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.
Với những kiến nghị, đề xuất em đã nêu ra, em hi vọng phần nào đã giúp
đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và đội ngũ cán bộ xây dựng hệ thống
thanh tra nhà nước ngày càng hoàn thiện hệ thống thanh tra và hoạt động có hiệu
quả hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012: Bộ
luật Lao động.
2. Luật số 56/2010/QH12 ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010: Luật
Thanh tra.
3. Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 02 năm 2017
quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội.
4. Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2017
quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội.
5. Một số trang web:
/> /> /> />osts/Post.aspx?List=3cda88e2-8251-4128-89fb- 98d8274d61fb&ID=
133&Web = 812fe b5a-d196-45c9-a217-ab7cc40aea0a
/> /> /> />osts/AllPosts.aspx?CategoryId=6

/>

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2017/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ
------Số: 110/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH LAO
ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực
hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra
viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong

hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.


Điều 2. Đối tượng thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp
hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương II
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC
HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 3. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động Thương binh và Xã hội
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là
Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
b) Cục Quản lý lao động ngoài nước;
c) Cục An toàn lao động.
Điều 4. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ
trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh



chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định
của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ
đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật
thanh tra và Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh
tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi
quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của
pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống
tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
hoặc do Bộ trưởng giao.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ



Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19
Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập
đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát
hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Bộ trưởng kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác
theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
4. Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến
nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được
giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
5. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật
khi được Bộ trưởng giao.
6. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác
phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của
Bộ trưởng.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
hoặc do Bộ trưởng giao.
Điều 7. Vị trí, chức năng của Thanh tra Sở
1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành
chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về
công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh

tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
của Thanh tra Bộ.


Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật
thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
4. Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định
của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.
5. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo
cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
hoặc do Giám đốc Sở giao.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25
Luật thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập
đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát
hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.


3. Giúp Giám đốc Sở kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải
quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở khi được giao và các nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
4. Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến
nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở khi
được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
5. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật
khi được Giám đốc Sở giao.
6. Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác
phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
hoặc do Giám đốc Sở giao.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An
toàn lao động
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục
An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra
chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà
nước của Tổng cục, Cục.
2. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý với

Thanh tra Bộ.
3. Tham gia với Thanh tra Bộ hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra
chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục.
4. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm quản lý nhà
nước theo quy định.


5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý
lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản
lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
1. Quyết định thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực
hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan,
tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát
hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm
của mình.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành
thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và
Cục An toàn lao động
1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục Giáo
dục nghề nghiệp tổ chức theo mô hình Vụ, tại Cục Quản lý lao động ngoài nước

và Cục An toàn lao động tổ chức theo mô hình Phòng.
2. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thực hiện các
nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc Tổng, cục,
Cục xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản
lý trực tiếp;
b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra
đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao;


c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật khi được phân công;
d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên
ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
đ) Giúp Thủ trưởng đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết
luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc thẩm quyền;
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy
định của pháp luật.

Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH
TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 13. Hoạt động thanh tra hành chính
1. Hoạt động thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở thực
hiện theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách
pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại

khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Điều 14. Hoạt động thanh tra chuyên ngành
1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 3 Nghị
định này thực hiện.
2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định từ Điều 51
đến Điều 56 Luật thanh tra, từ Điều 14 đến Điều 32 Nghị định số 07/2012/NĐCP.


Điều 15. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ
sinh lao động
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp
hành các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao
động; học nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa
ước lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao
động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện
các quy định khác của pháp luật lao động.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn,
vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an
toàn, vệ sinh lao động.
Điều 16. Nội dung thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc làm của người lao động,
người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc
làm gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh

giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc
làm; bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo
hiểm xã hội, người sử dụng lao động và người lao động.
3. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm tham
gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người, lao động quy định tại
khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và
đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các
điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Điều 17. Nội dung thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng


1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy
chuyên trách của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc ký kết các hợp đồng liên
quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tuyển
chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến
thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện
các hợp đồng có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các chế độ, chính
sách đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thanh lý hợp
đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở
nước ngoài; thực hiện các chế độ tài chính trong hoạt động đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tổ chức cơ sở giáo dục nghề
nghiệp; chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tài chính, tài sản của cơ
sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động đào tạo và hợp tác
quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp
trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; nhà giáo và người học; kiểm định chất
lượng giáo dục nghề nghiệp.
Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành về người có công
1. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người
có công với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện,
tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ;
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách,
chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.
2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về cấp phát, quản lý sử
dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và
người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã


hội quản lý; việc quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các
quy định khác về ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 20. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực trẻ em và các
chính sách xã hội khác
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách bảo
vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ
em; chương trình bảo vệ trẻ em; thực hiện quyền trẻ em, việc chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thuộc phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ

giúp xã hội; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các
chương trình trợ giúp xã hội thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bình đẳng giới;
việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới thuộc phạm vi
quyền hạn và trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách, giải
pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ
trợ nạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động Xã hội; cơ sở quản lý sau cai nghiện.
5. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các nội
dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Điều 21. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Cục trưởng Cục Quản
lý lao động ngoài nước căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ và yêu cầu công tác
quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra Bộ để
tổng hợp, xem xét, báo cáo Bộ trưởng. Căn cứ định hướng chương trình thanh
tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và kế hoạch thanh tra của Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp, Cục An toàn lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước,


×