Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phát triển kĩ năng và củng cố phương pháp giải bài tập di truyền người cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.28 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
Các đề tài SKKN đâc được đánh giá xếp loại cấp phòng trở lên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Giải pháp cụ thể
A. Lý thuyết cần nhớ
B. Các dạng bài tập di truyền người
1. Dạng 1: Lập sơ đồ phả hệ
2. Dạng 2: Xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định
3. Dạng 3: Xác định gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay
NST giới tính
4. Dạng 4: Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình
5. Dạng 5: Tính xác suất biểu hiện tính trạng ở đời con cháu
6. Dạng 6: Bài tập tổng hợp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1


2
3
3
3
4
4
4
5
5
5
6
6
8
8
9
11
14
16
18
20
21
21
22
23

1


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI DỒNGĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP

CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Danh Đắc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Lê Thánh Tông - Thọ Xuân
TT

1

2

3

4

5

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm giảng dạy:
“Bài 49 – Tiết 51: Cơ quan phân
tích thi giác” Sinh häc 8
Ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác giảng dạy: “Bài 49 –
Tiết 51: Cơ quan phân tích thi
giác”
Một số kinh nghiệm dạy học phần
động vật không xương sống trong
chương trình sinh học 7
Hướng dẫn giải bài tập di truyền
trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi lớp 9
Phát triển kỹ năng và củng cố

phương phápgiải bài tập di truyền
người cho đội tuyển học sinh giỏi
lớp 9

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

C

2004-2005

Huyện

B

2008-2009

Huyện


C

2011-2012

Huyện

C

2014-2015

Huyện

B

2018-2019

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những sản phẩm nông,
lâm, ngư nghiệp có năng suất cao phẩm chất tốt đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống
của con người trên toàn thế giới. Bên cạnh đó công nghệ sinh học còn có một vai
trò quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành y học, ngành mà có
liên quan trực tiếp tới sức khỏe của toàn nhân loài. Vì vậy việc học tốt bộ môn sinh
học ở nhà trường trung học cơ sở (THCS) là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi
học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học nói chung và trong bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi lớp 9 nói riêng việc hướng dẫn học sinh hình thành những kiến

thức về các thí nghiệm, các quy luật di truyền và biến dị, các bước giải bài tập di
truyền đặc biệt là phần bài tập di truyền người... là một vấn đề hết sức quan trọng.
Mục đích của việc giải bài tập di truyền là giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung
của các quy luật di truyền và biến dị từ đó trang bị cho các em những kiến thức cơ
bản của bộ môn sinh học để các em bước tiếp vào cấp học trung học phổ thông
được tốt hơn.
Giải bài tập di truyền là một khâu rất quan trọng trong công tác bồi dưỡng
đội tuyển học sinh giỏi lớp 9, nó giúp học sinh cũng cố, khắc sâu, mở rộng những
kiến thức về di truyền và biến dị. Giải bài tập di truyền là một hình thức ôn tập sinh
động những đơn vị kiến thức mà học sinh đã học, giúp học sinh phát triến năng lực
làm việc độc lập, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải bài tập. Bởi vậy có thể nói
bài tập di truyền có tác dụng giáo dục và bồi dưỡng rất cao, đặc biệt là phần bài tập
di truyền người.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp bộ
môn sinh học tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp trong
nhà trường, trong huyện cũng như các đồng nghiệp các huyện bạn trong tỉnh, tôi có
một vài giải pháp: “Phát triển kỹ năng và củng cố phương pháp
giải bài tập di truyền người cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9”.
Với giải pháp trên, tôi hi vọng sẽ giúp cho các em học sinh vơi bớt đi những
khó khăn khi giải bài tập di truyền người nhất là đối với những em học sinh tham ra
học bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
a. Đối với giáo viên
- Thông qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi giúp giáo viên nắm thêm một số kiến
thức cơ bản, phát triển và nâng cao về các quy luật di truyền và biến dị.
- Hiểu sâu sắc đa dạng hơn về lý thuyết phần di truyền và biến dị để vận dụng vào
giải các dạng bài tập di truyền người.
- Giáo viên còn giúp cho học sinh hiểu và nắm được các bước giải một bài tập di
truyền.
- Trước khi giải bài tập cần giúp cho học sinh hiểu rõ lý thuyết và các kiến thức liên

quan. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập dễ để củng cố cho phần
kiến thức vừa học.
- Đối với những bài tập khó giáo viên chỉ đưa ra gợi ý khi cần thiết còn để học sinh
3


chủ động trong việc tìm cách giải. Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát bài làm
của học sinh để đưa ra những gợi ý định hướng kịp thời.
- Sau khi học sinh làm được bài tập, yêu cầu học sinh trình bày cách làm và kết quả
để giáo viên và các học sinh khác nhận xét, trao đổi, thảo luận từ đó tìm ra nhiều
cách giải hay khác.
b. Đối với học sinh
- Thông qua chuyên đề này giúp học sinh nắm vững các bước giải một bài tập di
truyền.
- Học sinh hiểu sâu sắc và đa dạng hơn những đơn vị kiến thức về lý thuyết phần di
truyền và biến dị.
- Biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào làm các dạng bài tập tổng hợp nâng
cao phần di truyền cũng như bài tập phần di truyền người.
- Học sinh hứng thú và yêu thích môn học, từ đó hình thành được năng lực giải
từng dạng bài tập di truyền người cụ thể.
- Thấy được ý nghĩa và ứng dụng rất lớn của di tuyền học đối với đời sống và sản
xuất của con người.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Một số kiến thức lý thuyết của phần di truyền học, nội dung của các quy luật di
truyền, các bước cơ bản giải một bài tập di truyền...
- Phương pháp giải bài tập di truyền người thông qua phân tích các dạng bài tập của
di truyền phả hệ.
- Thuật toán xác suất trong di truyền phả hệ...
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp như kiểm tra thực tế, thu

thập thông tin, sử lý số liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết. Cụ thể:
- Xây dựng hệ thống kiến thức theo trật tự lôgic, tổng hợp và phân dạng được tất cả
các đơn vị kiến thức về di truyền có liên quan đến đề tài.
- Có sự chia nhóm để kiểm tra các nhóm cụ thể cùng một đề bài kiểm tra, từ đó
thống kê kết quả của các nhóm thông qua từng đơn vị kiến thức, từng dạng bài tập
của đề tài.
- So sánh kết quả các nhóm, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Bổ sung để sửa đổi phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để đáp ứng nhiệm
vụ dạy học của người giáo viên.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Đề tài đã phân loại được các dạng bài tập di truyền người để học sinh dễ dàng giải
quyết từng dạng một thành thạo, sau đó mới làm bài tập tổng hợp nâng cao.
- Đưa ra một số kinh nghiệm để làm thành công, làm tốt việc dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi phần giải bài tập di truyền người.
- Đưa ra một vài phần kiến thức lý thuyết sinh học phát triển và nâng cao có liên
quan đến phần bài tập di truyền người.
- Đưa ra một số dạng bài tập vận dụng, bài tập khó, bài tập tổng hợp và cách giải
các dạng bài tập trên để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tốt nhất.
- Kiến thức sinh học đưa ra cơ bản nằm trong chương trình sinh học THCS, ngoài
ra cần sử dụng đến kiến thức khoa học các môn học khác cũng nằm trong chương
trình THCS như môn toán... và kiến thức đời sống vốn có của học sinh.
4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên không chỉ cung cấp cho
học sinh một số kiến thức đơn thuần nào đó. Quan trọng hơn hết còn phải rèn luyện
cho học sinh phương pháp và năng lực nghiên cứu để có thể tự học tập cũng như
năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và kỹ năng vận dụng kiến

thức trong học tập và trong đời sống. Đó chính là thước đo mức độ sâu sắc, vững
vàng của kiến thức mà học sinh tiếp nhận được trong quá trình học tập. Bài tập di
truyền với tư cách là một đơn vị kiến thức chiếm ưu thế trong chương trình sinh
học 9 đặc biệt là phần bài tập di truyền người nó đã đáp ứng được những điều nói
trên. Bởi vậy nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi lớp 9 và là phương tiện tốt nhất để phát triển tư duy, óc sáng tạo và năng
lực tự học của học sinh.
Thật vậy, việc dạy cho học sinh những đơn vị kiến thức mới là điều cần. Chỉ
thông qua bài tập di truyền ở hình thức này hay hình thức khác mới giúp cho học
sinh hiểu sâu sắc hơn về các quy luật di truyền và biến dị, các hiện tượng sinh học
và biết vận dụng một cách linh hoạt vào các tình huống cụ thể khác nhau. Chính vì
vậy trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập
di truyền, đặc biệt là phần bài tập di truyền người là rất quan trọng. Phần đa giáo
viên cho rằng nội dung kiến thức ở: “chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI” sách
giáo khoa sinh học 9 là đơn giản, dung lượng kiến thức ít, không có bài tập và
không quan trọng. Đó chính là quan niệm sai lầm, bởi vì thông qua nó giáo viên có
thể cũng cố, khắc sâu và phát triển kiến thức cho học sinh về các quy luật di truyền
và biến dị, đồng thời nâng cao và mở rộng cho học sinh các đơn vị kiến thức hoàn
toàn mới về các quy luật như: quy luật di truyền chéo, quy luật di truyền thẳng,
thuật toán tính xác suất... . Bởi vậy việc phát triển và cũng cố kiến thức về di truyền
cho học sinh, đặ biệt là các em học sinh đội tuyển học sinh giỏi 9 là việc làm hết
sức cần thiết phải được giáo viên dạy bồi dưỡng quan tâm và chú trọng.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học 9, bản thân tôi có những
trăn trở mà chưa thể tháo gỡ đó là: Trong chương trình giáo dục hiện nay việc rèn
luyện kỹ năng giải bài tập sinh học 9 cho học sinh gần như chưa được chú trọng.
Cụ thể: Ở chương trình sinh học 9 cả năm 70 tiết với rất nhiều các đơn vị kiến thức
khác nhau như: quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, quy luật di truyền liên
kết, nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, ADN và gen, di truyền người, đột biến gen,

đột biến NST, hệ sinh thái...nhưng theo phân phối chương trình chỉ có 3 tiết bài
tập/70 tiết( tỉ lệ gần 4,3%). Đó là những tồn tại khách quan ảnh hưởng rất lớn tới
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, vậy những tồn tại chủ quan thì như thế nào?
* Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên dạy môn sinh học đã từng tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
- Giáo viên chưa có ý thức tìm tòi, đi sâu nghiên cứu kiến thức, chưa phát triển
nâng cao được kiến thức trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Chưa đưa ra được các dạng bài tập tổng hợp, bài tập phức tạp và bài tập đa dạng
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
5


* Về phía học sinh:
- Đa số học sinh có đủ tư chất để tiếp thu kiến thức nhưng các em chưa chịu khó
học bài đặc biệt là bộ môn sinh học.
- Học sinh chưa có khả năng vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập di truyền ở các
cấp độ khác nhau.
- Một số ít học sinh còn cho rằng bộ môn sinh học là môn học phụ nên xem nhẹ
việc học tập, nghiên cứu.
- Hiện nay, trong các thư viện nhà trường THCS và ở ngoài thị trường đã có các
loại sách tham khảo, sách bồi dưỡng, sách phát triển nâng cao bộ môn sinh học,
nhưng so với các bộ môn Toán, Lý, Hóa thì vẫn còn rất ít.
Từ những thực trạng trên với những kinh nghiệm đúc rút được trong quá
trình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi qua nhiều năm, tôi viết sáng kiến kinh
nghiệm này mong được góp phần nhỏ bé cho các độc giả, đồng nghiệp, học sinh có
tư liêu tham khảo.
2.3. GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI
A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ:
Thông qua việc giải bài tập di truyền người học sinh cần ghi nhớ, khắc sâu và

phát triển được những đơn vị kiến thức sau:
1. Quy luật phân li.
1.1. Nội dung của quy luật phân li:
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền
phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
1.2. Các bước giải bài toán lai một cặp tính trạng:
a. Dạng 1: Bài toán thuận: là bài toán đã cho biết tính trội lặn, kiểu hình của P.
Cách giải: - Bước 1: Dựa vào đề bài để quy ước gen
- Bước 2: Biện luận, xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Lập SĐL, xác định tỉ lệ KG, KH của con lai.
b. Dạng 2: Bài toán nghịch: là dạng bài toán dựa vào kết quả của con lai để xác
định bố mẹ.
* Trường hợp 1: Bài toán cho biết đầy đủ tỉ lệ kiểu hình ở con lai
Cách giải:
- Bước 1: Biện luận xác định tính trội, lặn rồi quy ước gen
- Bước 2: Biện luận, xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Lập SĐL, xác định tỉ lệ KG, KH của con lai.
* Trường hợp 2: Bài toán không cho biết đầy đủ tỉ lệ kiểu hình ở con lai mà chỉ cho
biết một vài kiểu hình nào đấy. Cách giải:
- Dựa vào cơ chế phân li của NST trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của
chúng trong thụ tinh.
- Căn cứ vào KG, KH của con lai để suy ra loại giao tử mà con đã nhận từ bố mẹ.
- Xác định KG, KH của P rồi lập sơ đồ lai.
1.3. Từ quy luật phân li suy ra cách xác định tính trội lặn:
- Cách thứ nhất: Nếu P thuần chủng mà F 1 đồng tính, thì tính trạng xuất hiện ở F 1 là
tính trạng trội.
6


- Cách thứ hai: Thống kê tỉ lệ kiểu hình ở con lai mà xuất hiện 3:1 thì tính trạng

chiếm 3 phần là tính trạng trội, tính trạng chiếm 1 phần là tính trạng lặn.
- Cách thứ ba: Nếu hai bố mẹ đem lai có cùng kiểu hình mà thế hệ con lai xuất hiện
kiểu hình khác bố mẹ, thì kiểu hình xuất hiện đó là kiểu hình lặn.
2. Phép lai phân tích.
- Nội dung: Phép lai phân tích là phép lai dùng để phân tích, xác định kiểu gen của
một cơ thể mang tính trạng trội nào đó là đồng hợp hay dị hợp.
- Dựa vào tỉ lệ 1:1 của phép lai ta có thể xác định được kiểu gen của cặp P đem lai.
3. Nội dung kiến thức giảm phân và thụ tinh.
Dựa vào cơ chế phân li của NST(mang gen) trong giảm phân tạo giao tử và sự
tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh ta có thể suy ra các loại giao tử mà con
lai đã nhận từ bố mẹ(hoặc giao tử mà bố mẹ có từ con lai) để hoàn thành bài tập.
4. Các quy luật di truyền liên kết với giới tính.
a. Quy luật di truyền chéo(gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X)
- Sự di truyền của các gen tồn tại trên NST giới tính X mà không có trên NST giới
tính Y thì tuân theo quy luật di truyền chéo. Bố mang gen lặn gây bệnh tồn tại trên
NST giới tính X truyền cho con gái ở trạng thái dị hợp tử nên tính trạng không
được biểu hiện, khi lớn lên người con gái lấy chồng truyền gen gây bệnh đó cho
con trai và con trai biểu hiện bệnh.
- Ví dụ: Sự di truyền của bệnh mù màu ở người.
P : XMXM(bình thường) x XmY(mù màu)
G:
XM
Xm, Y
F1: 1 XMXm(bình thường) : 1 XMY(bình thường)
Con gái XMXm(bình thường) lớn lên lấy chồng bình thường:
F1 : XMXm(bình thường) x XMY(bình thường)
G: XM, Xm
XM, Y
F2: 1 XMXM(bình thường) : 1 XMY(bình thường):
1 XMXm(bình thường) : 1 XmY(con trai mắc bệnh mù màu)

b.Quy luật di truyền thẳng(gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y)
- Sự di truyền của các gen tồn tại trên NST giới tính Y mà không có trên NST giới
tính X thì tuân theo quy luật di truyền thẳng. Bố mang gen lặn gây bệnh tồn tại trên
NST giới tính Y truyền 100% cho con trai ở thế hệ sau.
- Ví dụ: Sự di truyền của tật dính ngón tay ở người.
P : XX (bình thường) x XYd(dính ngón)
G:
X
X, Yd
F1: 1 XX (bình thường) : 1 XYd(Con trai mắc tật dính ngón)
5. Di truyền phả hệ.
- Phả là sự ghi chép, hệ là các thế hệ, phả hệ là bản ghi chép các thế hệ.
- Các kí hiệu cần ghi nhớ
+
: Nam
+
: Nữ
+
: Biểu thị sự kết hôn
- Nội dung của phương pháp nghiên cứu phả hệ:
phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nào
đó trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc
7


điểm di truyền của tính trạng đó ở những mặt sau:
+ Tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định
+ Tính trạng do một gen hay nhiều gen quy định
+ Sự di truyền của tính trạng có liên quan tới giới tính hay không...
- Xác định được một số tính trạng trội và tính trạng lặn ở người.

- Biết được một số bệnh và tật di truyền ở người để biết cách phòng tránh.
- Biết được các tính trạng(bệnh) di truyền liên kết với giới tính ở người.
6. Thuật toán xác suất.
Thuật toán tính xác suất được áp dụng để tính xác suất biểu hiện tính
trạng(bệnh) ở con cháu bằng phương pháp nhân hoặc cộng xác suất.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI.
1. Dạng 1: Lập sơ đồ phả hệ.
1.1. Hướng dẫn: Đối với dạng bài tập lập sơ đồ phả hệ học sinh cần chú ý những
điểm sau: - Đọc kỹ đề bài
- Xác định chính xác được các thành viên trong gia đình thuộc thế hệ thứ
mấy(thứ nhất, thứ hai, thứ ba...)
- Xác định chính xác được sự kết hôn giữa các thành viên với nhau.
- Lập sơ đồ phả hệ khoa học, chính xác và có ghi chú.
1.2. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn(a) nằm trên NST thường quy
định. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai
bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được ba người con, một người con gái đầu bị bệnh,
người con trai thứ hai và thứ ba bình thường. Biết rằng ngoài người em chồng, anh
vợ và người con gái bị bệnh, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên qua ba thế hệ.
Giải:
Sơ đồ phả hệ:
§êi 1:
Ghi chú:
Nam b¹ch t¹ng
N÷ b¹ch t¹ng
§êi 2:
b×nh thêng

Nam


N÷ b×nh thêng
Đời 3:
Bài tập 2: Đối với mùi vị của một chất có người nhận biết được mùi vị, có người
không nhận biết được mùi vị. Để kiểm tra đặc tính di truyền của tính trạng này
người ta cho bố mẹ và các con trong ba gia đình nếm thử kết quả như sau:
- Gia đình 1: Mẹ, một con gái, một con trai nhận biết được mùi vị, bố một con gái,
một con trai khác không nhận biết được mùi vị.
8


- Gia đình 2: Mẹ, hai con trai, một con gái nhận biết được mùi vị, bố một con trai,
một con gái khác không nhận biết được mùi vị.
- Gia đình 3: Bố, mẹ, hai con trai, hai con gái nhận biết được mùi vị, hai con gái
khác không nhận biết được mùi vị. Hãy lập sơ đồ phả hệ cho ba gia đình nói trên.
Giải:
Sơ đồ phả hệ ba gia đình:
- Gia đình 1:
Đời bố mẹ(P):
Ghi chú:
Nam nhận được mùi vị
Đời con(F1):
Nữ nhận được mùi vị
- Gia đình 2:
Nam không nhận mùi vị
Đời bố mẹ(P):
Nữ không nhận mùi vị
Đời con(F1):
- Gia đình 3:
Đời bố mẹ(P):

Đời con(F1):
1.3. Bài tập luyện tập.
* Bài tập 3: Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn quy định. Trong một gia
đình người vợ không mắc bệnh lấy chồng mắc bệnh sinh ra được bốn người con,
hai con trai mắc bệnh còn hai con gái không mắc bệnh.
Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên.
* Bài tập 4: Bệnh mù màu ở người do một gen lặn nằm trên NST giới tính(X) quy
định. Một người phụ nữ bình thường có người em trai bị bệnh mù màu lấy một
người chồng bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được một người con gái bình
thường và một người con trai bị bệnh. Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều
không bị bệnh. Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình nói trên.
2. Dạng 2: Xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định.
1.1. Hướng dẫn: Muốn xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định thì học
sinh cần phải:
- Thứ nhất, cần phải nắm chắc kiến thức của quy luật phân li và các cách xác định
tính trôi, lặn.
+ Cách một: P thuần chủng, F1 đồng tính, thì tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trội.
+ Cách hai: Thống kê tỉ lệ kiểu hình ở con lai mà xuất hiện 3:1 thì tính trạng chiếm
3 phần là tính trạng trội, tính trạng chiếm 1 phần là tính trạng lặn.
+ Cách ba: Nếu hai bố mẹ đem lai có cùng kiểu hình mà thế hệ con lai xuất hiện
kiểu hình khác bố mẹ, thì kiểu hình xuất hiện đó là kiểu hình lặn.
- Thứ hai, cần phải xác định xem dựa vào thế hệ thứ mấy và cụ thể là ở cặp vợ
chồng nào để vận dụng các cách xác định tính trội, lặn khác nhau.
- Thứ ba, là quy ước gen.
2.2. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Bệnh Phêninkêtô niệu ở người do một gen quy định và nằm trên NST
thường. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh
9



trai bị bệnh, cặp vợ chồng này sinh được ba người con trai và một người con gái,
trong đó có một người con trai thứ hai bị bệnh.
a- Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên
b- Bệnh Phêninkêtô niệu do gen trội hay gen lặn quy định.
Biết rằng, ngoài người em chồng, người anh vợ và người con trai thứ hai bị bệnh ra
thì cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
Giải:
a- Lập sơ đồ phả hệ:
§êi P:
1
2
3
4
§êi F1:

8

7

6 5

9
10
11
12
, ,
Nam, nữ bị bệnh
,
Nam, nữ bình thường
b- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định:

Đối với bài tập này để xác định tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định ta
có thể dựa vào thế hệ(P) hoặc thế hệ F1 đều được.
Xét cặp vợ chồng: Bố(6) x mẹ(7) đều có kiểu hình bình thường mà sinh ra
con(10) bị bệnh. Suy ra, đã có sự phân li tính trạng.
Vậy tính trạng bệnh Phêninkêtô niệu do gen lặn quy định.
Quy ước: Gen A: Bình thường;
Gen a: Bị bệnh
Bài tập 2: Khi nghiên cứu bệnh bạch tạng ở một gia đình người ta ghi được sơ đồ
phả hệ dưới đây(biết tính trạng do một gen quy định và nằm trên NST thường):
§êi 1:
Ghi chú:
1
2
Nam
bình thường
Nữ bình thường
§êi 2:
Nam
bạch
tạng
3
4
5
6
Nữ bạch tạng
Đời F2:
Ghi chú:

§êi 3
7

8
9
10
Hãy cho biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn?
Giải:
Để xác định tính trội, lặn ta có thể dựa vào đời thứ 1 hoặc đời thứ 2 đều được.
Xét cặp vợ chồng: Bố(1) x mẹ(2) đều có kiều hình bình thường mà sinh ra
con(4) bị bệnh. Suy ra, đã có sự phân li tính trạng.
Vậy tính trạng bệnh bạch tạng do gen lặn quy định.
Quy ước: Gen A: Bình thường;
Gen a: Bị bệnh
2.3. Bài tập luyện tập.
10


* Bài tập 3: Sự di truyền của bệnh máu khó đông do một gen nằm trên NST giới
tính(X) quy định. Theo dõi sự di truyền của bệnh này trên những người trong một
gia đình qua ba thế hệ thấy: Bố, mẹ không mắc bệnh sinh ra người con trai thứ nhất
mắc bệnh và hai người con gái, thứ hai và thứ ba không mắc bệnh. Lớn lên người
con gái thứ ba đi lấy chồng không mắc bệnh sinh ra được ba người con gái không
mắc bệnh và một người con trai mắc bệnh.
a- Hãy lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên.
b- Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
Đáp số: a- HS tự vẽ
b- Bệnh do gen lặn quy định
* Bài tập 4: Theo dõi về tính trạng màu tóc trong một gia đình có sơ đồ phả hệ
sau(biết rằng tính trạng màu tóc do một gen quy định và nằm trên NST thường)
Thế hệ P:
1
2

Ghi chú:
Nam tóc nâu
Nữ tóc nâu
Thế hệ F1: 3
4
5
6
Nam tóc đen
Nữ tóc đen
Thế hệ F2:
7
8
9
Tính trạng màu tóc đen là trội hay lặn?
Đáp số: Bệnh do gen lặn quy định
3. Dạng 3: Xác định gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST
giới tính.
3.1. Hướng dẫn: Để làm được bài tập dạng này học sinh cần biết:
- Gen quy định tính trạng mà nằm trên NST giới tính (X) không có trên(Y) thì di
truyền tuân theo quy luật di truyền chéo.
- Gen quy định tính trạng mà nằm trên NST gới tính (Y) không có trên(X) thì di
truyền tuân theo quy luật di truyền thẳng.
- Đặt giả định rồi dùng phương pháp suy luận khoa học để loại dần các trường hợp.
- Cuối cùng đưa ra kết luận chính xác, gen quy định tính trạng nằm trên NST
thường hay nằm trên NST giới tính(X) hoặc(Y)
- Chức năng của NST giới tính: mang gen quy định tính trạng liên quan và không
liên quan tới giới tính.
3.2. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh H ở người do một gen quy định
người ta ghi được sơ đồ phả hệ sau:

§êi I:
1
2
3
4
Ghi chú:
Nam bị bệnh H
Nữ bị bệnh H
§êi II:
9
Nam bình thường

8

7

6

5
Nữ bình

thường
Đời III:

10
11


a- Bệnh H do gen trội hay gen lặn quy định
b- Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính?

Giải:
a- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định:
Xét cặp vợ chồng: Bố(2) x mẹ(1) đều có kiều hình bình thường mà sinh ra
con(8) bị bệnh. Suy ra, đã có sự phân li tính trạng.
Vậy bệnh H do gen lặn quy định.
Quy ước: Gen A: Bình thường
Gen a: Bị bệnh H
b- Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính:
- Giả sử gen gây bệnh H(a) nằm trên NST giới tính (Y).
Ta thấy con trai(9) bị bệnh H theo quy luật di truyền thẳng thì bố (2) cũng
phải bị bệnh H mà ở đây bố (2) lại không bị bệnh H (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh H không nằm trên NST giới tính (Y)
- Giả sử gen gây bệnh H(a) nằm trên NST giới tính (X).
Theo đề bài mẹ (3) bị bệnh H có kiểu gen: XaXa
Bố (4) không mắc bệnh H có kiểu gen: XAY
Suy ra, tất cả con trai sinh ra của cặp vợ chồng: (3) x (4) phải mắc bệnh H
mà theo đề bài thì con trai (5) và (6) không mắc bệnh H (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh H không nằm trên NST giới tính (X)
- Kết luận: Vậy gen gây bệnh H phải nằm trên NST thường.
Bài tập 2: Bệnh mù màu đỏ-xanh lục ở người do một gen lặn quy định. Theo dõi
sự di truyền của bệnh mù màu trong một gia đình qua ba thế hệ người ta ghi được
sơ đồ phả hệ sau:
§êi I:
1
2
Ghi chú:
Nam bị bệnh mù màu
,
Nam, nữ bình thường
§êi II:

3
4
5
6
Đời III:

7
8
9
Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính?

Giải:
Theo đề bài ta có thấy, bệnh mù màu do gen lặn quy định
Quy ước: Gen A: Bình thường;
Gen a: Mù màu.
- Giả sử gen gây bệnh mù màu(a) nằm trên NST thường thì ở đời thứ hai và đời thứ
ba phải có cả con trai và con gái bị bệnh mù màu.
Mà theo đề bài thì con mắc bệnh chỉ toàn là con trai (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh mù màu không nằm trên NST thường.
- Giả sử gen gây bệnh mù màu(a) nằm trên NST giới tính (Y).
12


Ta thấy con trai(3) bị bệnh mù màu theo quy luật di truyền thẳng thì bố (2)
cũng phải bị bệnh mù màu mà ở đây bố (2) lại không bị bệnh mù màu (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh mù màu không nằm trên NST giới tính (Y)
- Kết luận: Vậy gen gây bệnh mù màu phải nằm trên NST giới tính (X).
Bài tập 3: Bệnh galacto huyết ở người do một gen lặn quy định. Một người đàn
ông bình thường lấy một người vợ mắc bệnh galacto huyết sinh được ba người con
trai và một người con gái. Trong đó có một người con gái thứ hai và một người con

trai thứ ba bị bệnh galacto huyết. Một người con trai bình thường lớn lên lấy một
người vợ bình thường sinh được ba người con, trong đó có một người con trai mắc
bệnh galacto huyết, một người con trai khác và một người con gái bình thường.
a- Hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên.
b- CMR gen gây bệnh nằm trên NST thường không thể nằm trên NST giới tính
Giải:
a- Lập sơ đồ phả hệ:
Thế hệ P:
1
2
Ghi chú:
Nam bình thường
Nữ bình thường
Thế hệ F1:
3
4
5
6
7
Nam mắc bệnh galacto
Nữ mắc bệnh galacto
Thế hệ F2:
8
9
10
b- Chứng minh gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính:
Theo bài ra, ta thấy gen gây bệnh galacto huyết là gen lặn
Quy ước: Gen A: Bình thường;
Gen a: Mắc bệnh galacto huyết.
- Giả sử gen gây bệnh galacto(a) nằm trên NST giới tính (Y).

Ta thấy con trai(4) bị bệnh galacto theo quy luật di truyền thẳng thì bố (2) cũng
phải bị bệnh galacto mà ở đây bố (2) lại không bị bệnh galacto (vô lí).
Suy ra, gen gây bệnh galacto huyết không nằm trên NST giới tính (Y)
- Giả sử gen gây bệnh galacto huyết(a) nằm trên NST giới tính (X).
Ta thấy mẹ (7) bị bệnh galacto huyết có kiểu gen: XaXa
Bố (6) không mắc bệnh galacto huyết có kiểu gen: XAY
Suy ra, tất cả con trai sinh ra của cặp vợ chồng: (6) x (7) phải mắc bệnh galacto
huyết mà theo đề bài thì con trai (10) không mắc bệnh galacto huyết (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh galacto huyết không nằm trên NST giới tính (X).
- Kết luận: Gen gây bệnh galacto huyết không nằm trên NST giới tính X và Y.
Vậy gen gây bệnh galacto huyết phải nằm trên NST thường(ĐPCM).
3.3. Bài tập luyện tập.
* Bài tập 4: Khi nghiên cứu bệnh bạch tạng ở một gia đình người ta ghi được sơ đồ
phả hệ sau đây:
§êi P:
1
2
Ghi chú:
§êi F1:

Nam bình thường
13


3
Nữ bình thường

4

5


6
Nam

bạch tạng
§êi F2: 7
8
9
10
Nữ
bạch tạng
a- Tính trạng do gen trội hay gen lặn quy định
b- Gen gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường hay NST giới tính?
Đ/S: a- Bệnh do gen lặn quy định
b- Gen gây bệnh nằm trên NST thường.
* Bài tập 5: Đối với mùi vị của một chất có người nhận biết được mùi vị, có người
không nhận biết được mùi vị. Theo dõi sự di truyền của tính trạng này trên những
người qua hai gia đình người ta ghi được kết quả sau:
- Gia đình 1:
Đời bố mẹ(P):
Ghi chú:
Đời con(F1):
Nam nhận được mùi vị
Nữ nhận được mùi vị
- Gia đình 2:
Nam không nhận mùi vị
Đời bố mẹ(P):
Nữ không nhận mùi vị
Đời con(F1):
a- Tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn?

b- Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính?
Đ/S: a- TT do gen lặn quy định;
b- Gen quy định TT nằm trên NST thường.
4. Dạng 4: Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia định.
4.1. Hướng dẫn: Muốn xác định được kiểu gen của các thành viên trong gia đình
học sinh cần phải:
- Thành thạo các bước giải bài tập di truyền lai một cặp tính trạng
- Xác định được tính trạng trội, lặn rồi quy ước gen
- Xác định xem tính trạng di truyền có liên kết với giới tính hay không.
- Vận dụng các bước giải bài tập di truyền lai một cặp tính trạng để biện luận xác
định kiểu gen của từng thành viên trong gia đình.
4.2. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Theo dõi sự di truyền về tính trạng màu mắt do một gen quy định và
nằm trên NST thường trong một gia đình người ta thu được kết quả sau:
Đời ông bà(P):
1
2
Ghi chú:
Nam mắt nâu
Nữ mắt nâu
Đời con(F1): 3
4
5
6
7
Nam mắt đen
Nữ mắt đen
Đời cháu(F2):
8
9

10
a- Tính trạng màu mắt đen là trội hay lặn?
b- Xác định kiểu gen có thể có của những người trong gia đình trên.
14


Giải:
a- Tính trạng màu mắt đen là trội hay lặn:
Xét cặp vợ chồng: Mẹ(6) x bố(7) đều có kiểu hình mắt nâu mà sinh ra con(9)
mắt đen. Suy ra đã có sự phân li tính trạng.
Vậy tính trạng mắt đen là tính trạng lặn, tính trạng mắt nâu là tính trạng trội.
Quy ước: Gen A: Mắt nâu;
Gen a: Mắt đen.
b- Xác định kiểu gen có thể có của những người trong gia đình:
Theo đề bài ta thấy: Bố(1), con trai(4) và cháu gái(9) đều có kiểu hình mắt
đen là tính trạng lặn nên có kiểu gen: aa
Con trai(4) mắt đen có kiểu gen: aa. Suy ra đã nhận một giao tử (a) từ mẹ(2).
Mà mẹ(2) có kiểu hình mắt nâu. Suy ra, mẹ(2) có kiểu gen: Aa.
Vậy con trai(3), con trai(5) và con gái(6) mắt nâu có kiểu gen: Aa
Ta lại thấy, cháu gái(9) mắt đen có kiểu gen: aa. Suy ra cả mẹ(6) và bố(7) phải tạo
ra được giao tử: (a). Mà bố(7) có kiểu hình mắt nâu. Suy ra bố(7) có kiểu gen: Aa.
Vậy cháu trai(8) và cháu trai(10) kiểu hình mắt nâu có thể có một trong hai
kiểu gen sau: AA hoặc Aa. Tóm lại:
1 có KG: aa
4 có KG: aa
7 có KG: Aa
10 có KG: Aa hoặc AA
2 có KG: Aa
5 có KG: Aa
8 có KG: AA hoặc Aa

3 có KG: Aa
6 có KG: Aa
9 có KG: aa
Bài tập 2: Bệnh máu khó đông ở người do một gen quy định và nằm trên NST giới
tính(X). Theo dõi sự di truyền của bệnh này trong một gia đình qua ba thế hệ người
ta ghi được sơ đồ phả hệ sau:
I:
1
2
Ghi chú:
Nam bình thường
Nam máu khó đông
II:
6
5
4
3
Nữ bình thường
Nữ máu khó đông
III:
7
8
9
a- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?
b- Xác định kiểu gen của từng thành viên trong gia đình trên.
Giải:
a- Xác định tính trạng trội, lặn:
Xét cặp vợ chồng: Mẹ(2) x bố(1) đều có kiểu hình bình thường mà sinh ra
con trai(5) mắc bệnh máu khó đông. Suy ra đã có sự phân li tính trạng.
Vậy bệnh máu khó đông là tính trạng lặn

Quy ước: Gen M: Bình thường;
Gen m: Máu khó đông
b- Xác định kiểu gen của từng thành viên trong gia đình:
Theo đề bài, ta thấy con trai(5) mắc bệnh máu khó đông nên có kiểu gen: XmY
Suy ra con trai(5) đã nhận giao tử Y từ bố(1) và giao tử Xm từ mẹ(2).
Mà bố(1) và mẹ(2) đều bình thường. Suy ra bố(1) có kiểu gen: X MY và mẹ(2) có
kiểu gen: XM Xm. Vậy con gái(6) có thể có kiểu gen: XMXM hoặc XMXm
Ta lại thấy, cháu trai(8) mắc bệnh máu khó đông nên có kiểu gen: XmY
Suy ra cháu trai(8) đã nhận giao tử Y từ bố(3) và giao tử Xm từ mẹ(4).
Mà bố(3) và mẹ(4) đều bình thường.
15


Suy ra bố(3) có kiểu gen: XMY và mẹ(4) có kiểu gen: XM Xm
Vậy cháu gái(7) và cháu gái(9) bình thường có thể có một trong hai kiểu gen
sau: XMXM hoặc XMXm
Tóm lại: 1 có kiểu gen: XMY
6 có kiểu gen: XM XM hoặc XM Xm
2 có kiểu gen: XM Xm
7 có kiểu gen: XM XM hoặc XM Xm
3 có kiểu gen: XMY
8 có kiểu gen: XmY
4 có kiểu gen: XM Xm
9 có kiểu gen: XM Xm hoặc XM XM
5 có kiểu gen: XmY
4.3. Bài tập luyện tập.
* Bài tập 3: Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn(a) nằm trên NST thường quy
định, alen trội (A) quy định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật
MenĐen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh
trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được ba người con, một người con gái đầu bị

bệnh, người con trai thứ hai và thứ ba đều bình thường.
a- Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên qua ba thế hệ.
b- Xác định kiểu gen của ba người con sinh ra từ cặp vợ chồng trên.
(Biết rằng ngoài người em chồng, người anh vợ và người con gái bị bệnh ra thì cả
bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh).
Đáp số: a- HS tự vẽ sơ đồ
b- Người con gái đầu có KG: aa
Người con trai thứ hai, ba có KG: AA hoặc Aa
* Bài tập 4: Bệnh Phêninkêtô niệu ở người do một gen quy định và nằm trên NST
thường. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh
trai bị bệnh, cặp vợ chồng này sinh được ba người con trai và một người con gái,
trong đó có một người con trai thứ hai bị bệnh.
a- Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên, bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?
b- Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình trên.
Biết rằng, ngoài người em chồng, người anh vợ và người con trai thứ hai bị bệnh ra
thì cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
Đáp số: a- HS tự vẽ sơ đồ. Bệnh do gen lặn quy định.
b- HS tự xác định KG.
5. Dạng 5: Tính xác suất biểu hiện tính trạng ở đời con cháu.
5.1. Hướng dẫn: Để làm được bài tập dạng này học sinh cần tuân thủ các bước sau
- Xác định được quy luật di truyền tính trạng
- Xác định được kiểu gen và tỉ lệ mang gen tính trạng đó ở bố mẹ của thế hệ tính
xác suất.
- Áp dụng tính tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con dựa vào quy luật di truyền
của MenĐen và quy luật di truyền giới tính.
- Tính xác suất biểu hiện tính trạng ở thế hệ cần tính bằng phương pháp nhân hoặc
công xác suất.
5.2. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh K ở người do một gen lặn(a) nằm
trên NST thường quy định người ta ghi được sơ đồ phả hệ sau:

16


Thế hệ(P):
Thế hệ(F1):

1
5

2
6

7

3

4
8

9

Ghi chú:
Nam bình thường
Thế hệ(F2):
10
Nữ bình thường
Nam bị bệnh K
a- Xác định kiểu gen của các cá thể: 1, 2, 3, 4
Nữ bị bệnh K
b- Cặp vợ chồng: (7) và (8) có thể sinh con mắc bệnh K với tỉ lệ bằng bao nhiêu?

Giải:
a- Kiểu gen của các cá thể: 1, 2, 3, 4:
Theo đề bài ta thấy cá thể (6) bị bệnh K có kiểu gen: aa
Suy ra (1) và (2) đều tạo ra được giao tử: (a) và có kiểu hình bình thường nên
có kiểu gen: Aa
Ta lại thấy (3) bị bệnh K nên có kiểu gen: aa
Mà cặp vợ chồng (3) và (4) sinh ra con (8) và (9) đều bình thường
Suy ra (4) có thể có kiểu gen: AA hoặc Aa.
b- Xác suất cặp vợ chồng (7) x (8) sinh con mắc bệnh K:
Theo câu a, ta thấy cá thể (7) có kiểu gen: Aa. (8) có kiểu gen: AA hoặc Aa
Để sinh con (10) mắc bệnh thì (8) phải có kiểu gen: Aa
1 1 1
2
x = và xác suất để (8) có kiểu gen Aa là:
2 2 4
3
1 2 1
Vậy xác suất để cặp vợ chồng (7) x (8) sinh con mắc bệnh K là: x = ≈ 16, 7%
4 3 6

xác suất để sinh con bị bệnh là:

Bài tập 2: Cho sơ đồ phả hệ sau; trong đó alen gây bệnh(a) lặn so với alen bình
thường(A) và gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
(I):
1
2
Ghi chú:
Nam bình thường
Nữ bình thường

(II): 1
2
3
4
5
Nam bị bệnh
Nữ bị bệnh
(III):
1
2
3
4
a- Viết kiểu gen có thể có của các thành viên thuộc thế hệ I và III?
b- Khi cá thể II1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II2 thì xác suất sinh con
đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu?
Giải:
a- Kiểu gen có thể có của các thành viên thuộc thế hệ I và III:
Theo đề bài ta thấy cá thể I1 bị bệnh có kiểu gen: aa
Cá thể I2 bình thường có kiểu gen là: Aa(vì sinh ra con II3 bị bệnh)
Cá thể III2 và III4 bị bệnh nên đều có kiểu gen là: aa
Cá thể III1 và III3 bình thường có kiểu gen: AA hoặc Aa.
b- Xác suất sinh con trai đầu lòng mắc bệnh:
Theo bài ra, ta thấy cá thể II 1 và II2 đều có kiểu gen: Aa(vì họ là những người
có kiểu hình bình thường và bố của họ bị bệnh).
17


xác suất để sinh con bị bệnh là:
Xác suất để sinh con trai là:


1 1 1
x =
2 2 4

1
2

Vậy xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng mắc bệnh là:
1 1 1
x = = 12,5%
4 2 8

5.3. Bài tập luyện tập.
* Bài tập 4: Gen lặn (b) gây chứng Phêninkêtô niệu ở người nằm trên NST thường.
Cho sơ đồ phả hệ dưới đây:
(I):
1
2
Ghi chú:
Nam bình thường
Nữ bình thường
(II):
3
4
5
6
7
Nam bị bệnh
Nữ bị bệnh
(III):


11
10
9
8
Tính xác suất để sinh ra người con gái (5) mắc bệnh.
Đáp số: 1/8
* Bài tập 5: Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn (a) nằm trên NST giới tính
(X) quy định(không có alen trên Y). Người nữ bị bệnh có kiểu gen X mXm và nam bị
bệnh có kiểu gen XmY. Có sơ đồ phả hệ sau:
Thế hệ(I):

1

2

Ghi chú:
Nam bình thường
Nữ bình thường
Thế hệ(II)
3
4
5
6
Nam bị bệnh
Người con gái(6) lấy chồng bình thường thì xác suất để con trai đầu lòng của
họ bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
Đáp số:

1

8

6. Bài tập tổng hợp.
Để làm được dạng bài tập tổng hợp học sinh cần giải thành thạo cả năm dạng bài
tập nêu ở trên và phải linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể khác nhau.
Bài tập 1: Bệnh Uxơ nang do một gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định và di
truyền tuân theo quy luật MenĐen. Một người đàn ông có người em trai bị bệnh lấy
một người vợ có người em gái không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh. Cặp vợ chồng
này dự định sinh con đầu lòng.
a- Lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên.
b-Viết kiểu gen có thể có của các thành viên trong gia đình trên
c-Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh Uxơ
nang. Nếu người con đầu bị bệnh Uxơ nang thì ở lần sinh thứ hai xác suất để sinh
ra người con không bị bệnh là bao nhiêu phần trăm?
(Biết rằng ngoài mẹ vợ và em trai chồng bị bệnh, cả bên vợ và bên chồng không
còn ai khác bị bệnh)
18


Giải:
a- Lập sơ đồ phả hệ:
Thế hệ(P):
4

3

Thế hệ(F1):

7


Thế hệ(F2):

8

2

1
6

5

Ghi chú:
Nam bị bệnh
Nữ bị bệnh
Nam bình thường
Nữ bình thường

?

b- Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình:
Theo bài ra, ta thấy con (8) bị bệnh Uxơ nang có kiểu gen: aa
Suy ra bố(3) và mẹ(4) đều tạo ra được giao tử (a) và có kiểu hình bình
thường nên có kiểu gen: Aa. Vậy con (7) có kiểu gen: AA hoặc Aa.
Ta lại thấy mẹ (1) bị bệnh Uxơ nang có kiểu gen: aa, Chỉ tạo ra được một loại giao
tử (a). Mà con (5) và (6) đều bình thường nên đã lấy giao tử (A) từ bố (2).
Suy ra (5); (6) bình thường có kiểu gen: Aa. Vậy bố (2) có kiểu gen: AA hoặc Aa.
c- Xác suất để cặp vợ chồng (6) x (7) sinh con trai đầu lòng mắc bệnh:
Để con của cặp vợ chồng này mắc bệnh thì cặp vợ chồng này phải có kiểu gen: Aa.
Tỉ lệ để(7) có kiểu gen Aa là: 2/3
Tỉ lệ sinh con bị bệnh là: 1/4

Tỉ lệ để sinh con trai là:1/2
Vậy xác suất để cặp vợ chồng (6) x (7) sinh con trai đầu lòng mắc bệnh là:
2 1 1 1
x x =
≈ 8,3%
3 4 2 12

Tỉ lệ sinh con bị bệnh Uxơ nang của cặp vợ chồng (6) x (7) là 1/4=0,25=25%.
Vậy xác suất sinh người con ở lần sinh thứ hai không bị bệnh Uxơ nang là:
1-0,25=0,75=75%
Bài tập 2: Bệnh mù màu ở người do một gen lặn (m) nằm trên NST giới tính (X)
quy định. Một người phụ nữ bình thường có người em trai bị bệnh lấy một người
chồng bình thường. Cặp vợ chồng sinh được một người con trai. Biết rằng bố mẹ
của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh.
a- Lập sơ đồ phả hệ cho gia đình trên.
b- Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.
c- Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh người con trai đầu lòng bị bệnh.
Giải:
a- Lập sơ đồ phả hệ:
Đời ông bà(P):
1
2 3
4
Ghi chú:
Nam bị bệnh mù màu
Nữ bị bệnh mù màu
Đời con(F1):
7
6
5

Nam bình thường
Nữ bình thường
Đời cháu(F2):
b- Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình:
1 có kiểu gen: XMY
5 có kiểu gen: Xm Y
2 có kiểu gen: XM XM hoặc XM Xm 6 có kiểu gen: XM XM hoặc XM Xm
19


3 có kiểu gen: XMY
7có kiểu gen: XMY
4 có kiểu gen: XM Xm
c- Xác suất để cặp vợ chồng (6) x (7) sinh con trai đầu lòng mắc bệnh:
Ta thấy (7) có kiểu gen: XMY.
Để sinh con mắc bệnh thì (6) phải có kiểu gen: XM Xm
Tỉ lệ để(6) có kiểu gen XM Xm là: 1/2
Tỉ lệ sinh con bị bệnh là: 1/4
Vậy xác suất để cặp vợ chồng (6) x (7) sinh con trai đầu lòng mắc bệnh là:
1 1 1
x = = 12,5%
2 4 8

Bài tập 3: Một bệnh di truyền hiếm gặp do một gen quy định xuất hiện trong sơ đồ
phả hệ đướ đây:
Thế hệ(I):
1
2
3
4

Ghi chú:
Nam bình thường
Thế hệ(II):
Nữ bình thường
5
6
7
8
Nam bị bệnh
Nữ bị bệnh
Thế hệ(III):
9
?
a- Gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn?
b- Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính?
c- Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.
d- Tính xác suất để cặp vợ chồng II 6 x II7 sinh ra người con gái mắc bệnh là
bao nhiêu?
Giải:
a- Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định:
Xét cặp vợ chồng: mẹ(3) x bố(4) đều có kiều hình bình thường mà sinh ra
con(8) bị bệnh. Suy ra, đã có sự phân li tính trạng.
Vậy tính trạng bị bệnh do gen lặn quy định.
Quy ước: Gen A: Bình thường;
Gen a: Bị bệnh
b- Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính:
- Giả sử gen gây bệnh(a) nằm trên NST giới tính (Y).
Ta thấy con trai(8) bị bệnh, theo quy luật di truyền thẳng thì bố (4) phải bị bệnh mà
bố (4) không bị bệnh(vô lí). Vậy gen gây bệnh không nằm trên NST giới tính (Y)
b- Giả sử gen gây bệnh(a) nằm trên NST giới tính (X).

Theo đề bài bố (6) bình thường có kiểu gen: X AY và mẹ (5) bình thường có kiểu
gen: XA XA hoặc XA Xa. Suy ra, tất cả con gái sinh ra của cặp vợ chồng: (5) x (6)
không mắc bệnh, mà theo đề bài thì con gái (9) mắc bệnh. (vô lí)
Suy ra, gen gây bệnh không nằm trên NST giới tính (X)
- Kết luận: Vậy gen gây bệnh phải nằm trên NST thường.
c- Xác định kiểu gen có thể có của những người trong gia đình:
1 có kiểu gen: AA hoặc Aa
6 có kiểu gen: Aa
2 có kiểu gen: Aa hoặc AA
7 có kiểu gen: AA hoặc Aa
3 có kiểu gen: Aa
8 có kiểu gen: aa
4 có kiểu gen: Aa
9 có kiểu gen: aa
20


5 có kiểu gen: Aa
d- Xác suất để con gái sinh ra mắc bệnh:
Để con của cặp vợ chồng II6 x II7 sinh con mắc bệnh thì (7) phải có kiểu gen: Aa.
Tỉ lệ để(7) có kiểu gen Aa là: 2/3
Tỉ lệ sinh con bị bệnh là: 1/4
Tỉ lệ để sinh con gái là:1/2
Vậy xác suất để cặp vợ chồng II6 x II7 sinh con gái mắc bệnh là:
2 1 1 1
x x =
≈ 8,3%
3 4 2 12

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Việc áp dụng đề tài vào trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn sinh
học đã giúp học sinh:
+ Nắm vững mục tiêu phần học bồi dưỡng HSG cho phần di truyền học người.
+ Thành thạo tuần tự các bước làm một số dạng bài tập cơ bản về di truyền người.
+ Làm thành công một số dạng bài tập cơ bản và có thể quy các bài tập bắt gặp về
dạng bài tập cơ bản đã biết để vận dụng làm.
+ Rèn luyện được kĩ năng làm thành thạo một số dạng bài tập lai một cặp tính
trạng, bài tập di truyền liên kết với giới tính.
+ Có hứng thú và ham thích làm các bài tập di truyền, không nãn lòng khi gặp các
bài tập di truyền khó, bài tập phức tạp.
+ Thông qua phần bài tập di truyền người học sinh cũng cố, khắc sâu, phát triển và
nâng cao được phần kiến thức di truyền.
+ Ham thích học bộ môn sinh học…
- Việc áp dụng đề tài vào bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn sinh học đã giúp học sinh
tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, làm tăng khả năng vận dụng cũng như tính độc lập
suy nghĩ, tính tò mò, óc sáng tạo…, đã cho tỉ lệ học sinh hiểu bài tăng lên rõ rệt.
Việc làm này được tổ chuyên môn, đồng nghiệp đánh giá là thành công.
Đúng với quan điểm đổi mới phơng pháp dạy học hiện nay.
- Sáng kiến kinh nghiệm là cẩm nang cho các đồng nghiệp dạy bộ môn sinh học lớp
9 nói chung và tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 nói
riêng.
Thông qua việc hướng dẫn phương pháp giải bài tập di truyền người và các ví
dụ cụ thể đối với bài tập vận dụng, các bài tập tự luyện tập cho từng dạng về bài tập
di truyền người, học sinh được tư duy, suy luận, rèn luyện và vận dụng kiến thức đã
học vào việc làm các dạng bài tập cụ thể.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách nhận biết và phân loại cho từng thể
loại, từng dạng bài tập, quy các bài tập bắt gặp về thể loại, dạng bài tập cơ bản để
tiến hành vận dụng tuần tự các bước giải, thiết lập mối liên hệ giữa các giữ kiện đã
cho, các công thức đã biết, các kiến thức sinh học đã học và các giữ kiện cần tìm từ
đó tiến hành nội dung bài giải cho bài tập cần làm, rút ra nhận xét, kết luận…

- Kết quả thu được sau khi áp dụng đề tài, được điều tra từ năm học 2013-2014 đến
2015-2016 như sau:

21


Năm học

Tổng
số
HS

Khảo sát trước khi
áp dụng đề tài
Làm được
bài tập

2013-2014

14

Số
HS
4

2014-2015

18

2015-2016


14

Không làm
được bài tập

29%

Số
HS
10

4

22%

3

21%

Tỷ lệ

Khảo sát sau khi
áp dụng đề tài
Làm được
bài tập

Không làm
được bài tập


71%

11

Tỷ
lệ
79%

14

78%

15

83%

3

17%

11

79%

12

86%

2


14%

Tỷ lệ Số HS

Số
HS
3

Tỷ lệ
21%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN.
- Bản thân tôi tự nhận thấy phải không ngừng học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kho tàng kiến thức là vô tận. Nghiệp vụ
chuyên môn luôn cần có sự sáng tạo và sự điều chỉnh hợp lí mới đem lại hiệu quả
đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Dù đó là kiến thức đơn giản
người giáo viên cũng phải có phương pháp phù hợp mới khơi dậy cho học sinh tinh
thần và hứng thú học tập. Có như thế việc truyền đạt nội dung bài giảng mới đạt
hiệu quả cao.
- Việc áp dụng đề tài “Phát triển kỹ năng và củng cố phương pháp giải bài tập di
truyền người cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9” vào thực tế giảng dạy đã giúp
người giáo viên hoàn thành tốt bài giảng, giúp học sinh hiểu bài học và có phương
pháp để tự bồi dưỡng HSG môn sinh học ở THCS mà giáo viên và học sinh tiếp
cận thường gặp nhiều khó khăn, lúng túng không tìm ra hướng giải quyết, không
làm được và có thể làm nhưng hiệu quả không cao.
- Để học sinh hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về kiến thức di truyền, có đư ợc kỹ năng
làm lài tập di truyền, vận dụng làm một số dạng bài tập di truyền người, biết cách
quy bài tập bắt gặp về dạng bài tập cơ bản đã biết để làm; biết phát triển, nâng cao
kiến thức để làm một số dạng bài tập khó... bản thân tôi đã hướng dẫn học sinh hình

thành nên các kỹ năng và năng lực giải một bài tập di truyền đặc biệt là bài tập di
truyền người một cách chủ động, ở đây học sinh đóng vai trò là một chủ thể thật sự,
được chủ động làm việc và tiếp thu kiến thức, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn
và có vai trò như một người trọng tài.
- Kiểu hướng dẫn như vậy để bồi dưỡng học sinh giỏi có ưu điểm là giúp cho học
sinh tự vận dụng kiến thức đã biết một cách tự tin vào giải quyết các tình huống cụ
thể. Qua đó rèn luyện kỹ năng và năng lực làm bài tập cho học sinh có hiệu quả.
Tuy nhiên nó còn có những mặt hạn chế đó là học sinh chỉ quen chấp hành những
hành động đã được chỉ dẫn theo một mẫu đã có sẵn nên có một phần nào đó giảm
sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
- Do năng lực của bản thân có hạn và kinh nghiệm còn mang tính chủ quan nên rất
mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
22


3.2. KIẾN NGHỊ.
- Qua đề tài Tôi xin đề xuất với các cấp quản lý GD những đề tài có ý nghĩa thực
tiễn, gắn liền với công tác giảng dạy nên triển khai rộng rãi đến các đơn vị trường.
để giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi, mở mang kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn.
- Các cấp quản lý giáo dục hàng năm nên triển khai thêm các chuyên đề bồi dưỡng
học sinh giỏi cho cán bộ giáo viên có điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau.
- Hàng năm Phòng GD-ĐT nên tổ chức thêm kỳ thi chọn học sinh giỏi cho các môn
văn hóa lớp 9.
Xác nhận của BGH:

Tác giả


Nguyễn Danh Đắc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa sinh học 9 - NXB giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quang Minh - Vũ Đức Lưu
- Sách giáo khoa sinh học 12 - NXB giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt - Phạm Văn Lập
- Phương pháp giải bài tập sinh học 9 - NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Tác giả: Huỳnh Quốc Thành
- Tuyển tập 1000 câu hỏi và bài tập sinh học - NXB Hà Nội
Tác giả: Lê Đình Trung - Trịnh Nguyên Giao
- Câu hỏi luyện thi vào đại học - cao đẳng - NXB Trẻ
Tác giả: Lê Thị Thảo
- Phương pháp và hướng dẫn giải bài tập sinh học 9 - NXB Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân - Nguyễn Thảo Nguyên
- Học tốt sinh học 9 - NXB Tổng hợp TP- Hồ Chí Minh
Tác giả: Lâm Quang Thoại
- Ôn luyện thi vào lớp 10 môn sinh học - NXB giáo dục Việt Nam
Tác giả: Hoàng Văn Giao - Nguyễn Thu Hòa
Lê Thị Lan - Trần Thị Phương
- Nâng cao sinh học 9 - NXB Đại học quốc gia TP- Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Văn Khánh

23


24




×