Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở trường trung học cơ sở quang trung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.73 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

TRANG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
3
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
14
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến Nghị


16

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, nguồn nhân lực là yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy Đảng ta đã khẳng định: “nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam, là
nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
đặc biệt là chú trọng đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong nhà
trường. Nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0, một
cuộc cách mạng có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có trong lịch sử, tác động
sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục. Trong kỷ nguyên số
hóa, nền giáo dục sẽ thay đổi một cách sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò
người dạy, tâm thế người học đến phương pháp dạy học.
Với phương châm xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Nhiệm vụ của ngành
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng
xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều trên,
nguồn nhân lực của các nhà trường phải được đảm bảo, đặc biệt đội ngũ giáo
viên phải đạt chuẩn về trình độ, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng,
có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, hăng say với nghề, năng động,
sáng tạo trong công việc.
Tình hình trên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
ngành một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa
mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển
giáo dục 2018-2020 với mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí

giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu, đặc biệt là chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương
tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua đó nâng cao hiệu quả sự nghiệp giáo dục,
đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước.
Đối với trường THCS Quang Trung, trong những năm qua, lãnh đạo nhà
trường đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường. Vì
vậy, đến nay, nhà trường đã có đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đòi hỏi
chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường cần tiếp tục được nâng lên. Chính vì
vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở
trường trung học cơ sở Quang Trung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm
đề tài nghiên cứu.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường trung học cơ sở Quang
Trung thời gian qua và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên của nhà trường trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường
2


trung học cơ sở Quang Trung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng
hợp, phân tích, so sánh, phương pháp lịch sử, logic…
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Vận dụng những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở
trường THCS Quang Trung để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đạt

nhiều thành tích giữ vững thương hiệu của nhà trường. Đặc biệt trong thời đại
công nghệ 4.0, người giáo viên chú trọng bồi dưỡng một số năng lực đáp ứng
yêu cầu mới.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đội ngũ giáo viên có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của nhà trường. Đội ngũ GV là tập thể những người trực tiếp tham gia giảng
dạy. Đội ngũ nhà giáo mạnh phải là đội ngũ nhà giáo nắm vững và thực hiện tốt
đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu. Đội ngũ
nhà giáo mạnh: phải là tất cả được đào tạo đúng chuẩn; không ngừng học tập để
trau dồi năng lực phẩm chất, có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm
chất và năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn luôn trau dồi năng lực sư
phạm để thực sự là một tập thể giỏi về chuyên môn. Đội ngũ có tổ chức chặt
chẽ, có ý thức kỷ luật cao, chấp hành tốt các quy chế chuyên môn, kỷ cương, kỷ
luật của nhà trường. Biết coi trọng kỷ luật, thấy kỷ luật là sức mạnh của tập thể.
Đội ngũ giáo viên mạnh là luôn luôn có ý thức tiến thủ, ý thức xây dựng tập thể,
phấn đấu trong mọi lĩnh vực. Mỗi thành viên phải là một tấm gương sáng cho
học sinh noi theo. Trong đó người hiệu trưởng thực sự là con chim đầu đàn của
tập thể sư phạm.
Đội ngũ GV trong một nhà trường là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá
trình giáo dục trong nhà trường. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ là yêu cầu
đặt ra cho tất cả các nhà trường, bởi lẽ chất lượng đội ngũ là yếu tố quan
trọng quyết định đến vị thế và uy tín. Vì vậy người quản lý nhà trường phải
thấy rõ vai trò của đội ngũ GV để củng cố và xây dựng lực lượng đó ngày càng
vững mạnh. Quản lý đội ngũ GV là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho trình độ đội ngũ nhà
giáo đảm bảo trình độ về chính trị, trình độ về chuyên môn, trình độ về QL giáo
dục theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các trường

Trung học cơ sở :
Công tác tuyển dụng
Công tác tuyển dụng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nhân lực của nhà trường. Vì vậy, công tác tuyển dụng cần được thực
3


hiện nghiêm túc, phù hợp với yêu cầu công việc. Quá trình tuyển dụng phải
đảm bảo những bước cơ bản như: công tác hoạch định đội ngũ giáo viên, phân
tích công việc và tiến hành tuyển dụng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ là nhu cầu tất yếu đối với tất cả
mọi người lao động, nhất là đối với đội ngũ giáo viên, đào tạo và bồi dưỡng
được xem là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo
viên. Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ
sở phải đi liền với tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Chế độ chính sách liên quan đến sức khỏe, tinh thần của người giáo viên
Sức khỏe là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ giáo
viên. Sức khỏe ở đây là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Vì vậy, ngoài những nhân tố đã nêu
trên, chất lượng đội ngũ giáo viên còn chịu ảnh hưởng của chính sách tiền
lương, thưởng, phụ cấp cũng như phúc lợi xã hội của nhà trường.
Cơ hội thăng tiến của người lao động
Mỗi con người khi tham gia vào quá trình lao động đều nhằm mục tiêu thỏa
mãn nhu cầu. Khi nhu cầu của họ được đáp ứng sẽ tạo điều kiện nâng cao thể lực, trí
lực và tâm lực, từ đó giúp cho quá trình lao động đạt hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, nhu cầu của con người được phân cấp từ
thấp đến cao. Theo học thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow (1908 1970), trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu 5 thứ bậc, đó là: nhu
cầu sinh lý; nhu cầu về an toàn; nhu cầu xã hội; nhu cầu về danh dự; nhu cầu tự
hoàn thiện

Vì vậy, trong một tổ chức nói chung, các trường trung học cơ sở nói riêng,
khi cơ hội thăng tiến của người lao động được quan tâm, được bổ nhiệm, bố trí ở
những vị trí phù hợp với năng lực, sở trường sẽ tạo động lực để họ phấn đấu
vươn lên về mọi mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn và ý thức tổ chức kỷ luật,
tác phong lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ, và nhờ đó giúp nâng cao chất
lượng đội ngũ.
Trên đây là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo
viên của các trường Trung học cơ sở, mỗi nhân tố có vai trò và sự ảnh hưởng
khác nhau. Việc nhận thức một cách đầy đủ và tổ chức thực hiện một cách đúng
đắn sẽ là điều kiện quan trọng làm cho chất lượng đội ngũ của nhà trường ngày
càng được nâng cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Khái quát chung về trường trung học cơ sở Quang Trung
Trường THCS Quang Trung đóng trên địa bàn phường Ba Đình, là một
phường nằm ở trung tâm thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dân cư đông
đúc, chủ yếu phát triển kinh tế thương nghiệp với sự tham gia của các hộ kinh tế
nhỏ lẻ. Số lượng trẻ em đông là nguồn nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng
lao động trong tương lai. Sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung,
trên địa phương Phường Ba Đình nói riêng trong những năm qua đã tạo tiền đề
quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, thu hút được sự tham gia tích cực hầu hết các cơ quan Đảng, chính
4


quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội. Các chủ trương về đường lối về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng nhà nước được cụ thể hóa. Mặt khác, đời
sống kinh tế được cải thiện đã khiến nhiều gia đình đầu tư cho cuộc sống sinh
hoạt và học tập cho con cháu. Công tác giáo dục của nhà trường luôn được sự
quan tâm chỉ đạo sâu sắc của cấp uỷ, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục
và các Ban ngành cấp trên. Đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc của các lực lượng

giáo dục trong và ngoài nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp giáo dục học
sinh phát triển toàn diện.
Nhà trường đã không ngừng khắc phục khó khăn, luôn tìm ra các giải
pháp phù hợp với thực trạng của nhà trường để hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụ năm học.
Cơ cấu tổ chức nhà trường
+ Trường có 3 tổ: Tổ Tự nhiên, tổ Xã hội, tổ Văn phòng.
+ CB quản lý: 03 người.
+ Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 61 người.
Trình độ: Thạc sỹ: 04; Đại học: 52; Cao đẳng: 05.
Các tổ chức đảng, đoàn thể:
- Chi bộ đảng nhà trường có 43 đảng viên.
- Công đoàn trường có 61 đoàn viên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Nhà trường có 26 phòng học đủ cho các lớp học theo lịch học hai ca, bàn
ghế và các điều kiện học tập cho học sinh được đảm bảo. Các phòng chức năng
như văn phòng, các phòng làm việc của hiệu bộ, của các tổ chức trong nhà
trường đầy đủ, các phòng thư viện, thí nghiệm, phòng vi tính, phòng chiếu đa
năng, phòng học tiếng đã đầy đủ phục vụ cho giảng dạy và học tập, khuôn viên
nhà trường đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, có sân chơi , bãi tập TDTT, có
trang thiết bị hiện đại và đang tiếp tục được đầu tư thêm các thiết bị mới phục vụ
cho giảng dạy và học tập. Song hiện nay trường đang được đầu tư xây dựng tiếp
một số hạng mục công trình nên cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình học
tập của học sinh.
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên ở trường THCS Quang Trung, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa.
Về chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THCS Quang Trung
- Về trình độ chuyên môn: Bảng thống kê cho thấy trình độ chuyên môn
của đội ngũ giáo viên nhà trường 3 năm gần đây như sau:

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường,
giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: người

Năm
Trình độ
Chuyên môn

2017
Số
lượng

2018
Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

2019
Số
lượng

Tỷ lệ
(%)
5



Thạc sỹ
03
4.7
04
6.6
6
9.5
Đại học
56
87.5
53
86.9
53
84.2
Cao đẳng
05
7.8
04
6.5
4
6.3
Tổng
64
100
61
100
63
100
Qua bảng thống kê trình độ chuyên môn trong nhà trường giai đoạn 20172019, ta có thể thấy đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường đảm bảo về

chuẩn, các giáo viên trực tiếp đứng lớp đạt chuẩn và trên chuẩn (trình độ đại học
trở lên). Năm 2019: Thạc sĩ tăng 02, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 93,7 tăng.
- 90% giáo viên có trình độ tin học A. Đây là điều kiện quan trọng để đổi
mới phương pháp, sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy. Tuy nhiên số
giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng
dạy mới đạt khoảng 85%. Cần nâng cao chất lượng thực tế ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Về trình độ lý luận chính trị:
Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên nhà trường,
giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: người
Năm
2017
2018
2019
Trình độ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lý luận chính
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng (%)
trị
Cao cấp

0
0
0
0
0
0
Trung cấp
02
3,1
02
3,2
02
3,2
Sơ cấp
62
96,9
59
96,8
61
96,8
Tổng
64
100
61
100
63
93,8
Như vậy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên nhà trường đa số
là sơ cấp, năm 2017, 2018, 2019 có 02 đồng chí có trình độ trung cấp. Cán bộ,
giáo viên luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của nhà nước. Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo
đức tốt, tác phong gương mẫu, có lương tâm nghề nghiệp, giữ vững chuẩn mực
của nghề giáo viên. Tuy nhiên, đa số giáo viên mới đạt trình độ sơ cấp, số cán bộ
giáo viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên là quá ít (3,2%), đặc
biệt, chưa có giáo viên có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Nhà trường cần có
biện pháp tích cực để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ giáo viên
trong thời gian sớm nhất.
- Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
+ Cơ cấu đội ngũ giáo viên phân theo chuyên ngành:
Với cơ cấu chuyên ngành như trên nên lực lượng giáo viên ở các tổ bộ môn
cơ bản đảm bảo số lượng, tuy nhiên cũng còn một vài bộ môn có hiện tượng
thừa thiếu giáo viên.
+ Cơ cấu độ tuổi: từ 50 trở lên 20 người, chiếm 30,8%; dưới 50 tuổi 45
người, chiếm 69,2%.

6


Điều này cho thấy, đội ngũ giáo viên nhà trường đa số là trẻ, nhiệt tình
trong công tác. Dễ tiếp cận với những phương pháp mới, thích hợp cho việc đổi
mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường,
tích cực trong việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công
tác chuyên môn, đảm bảo yêu cầu của thời kỳ mới. Đội ngũ giáo viên trẻ giúp
nhà trường ổn định lâu dài về mặt tổ chức, đảm bảo thực hiện các mục tiêu lâu
dài. Tuy nhiên với đội ngũ đa số là giáo viên trẻ nên cũng còn nhiều hạn chế về
kinh nghiệm công tác và giảng dạy, chưa thật sự tạo uy tín đối với phụ huynh và
học sinh.
+ Cơ cấu giới tính: Nam 04, nữ 57.Với tỉ lệ giáo viên nữ chiếm trên 93,5 %
nhiều vướng bận về công việc gia đình, lo toan của cuộc sống nên ít nhiều ảnh
hưởng đến việc học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, điều đó cũng ảnh

hưởng đến chất lượng công tác giảng dạy trong nhà trường.
Đánh giá chung
Đối với đội ngũ giáo viên
- Ưu điểm:
Qua nghiên cứu cho thấy, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường có ưu
điểm sau đây :
- Đa số có trình độ chuyên môn vững vàng, chịu khó học tập, tìm tòi để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tích lũy kinh nghiệm đặc biệt
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhiệt tình, tâm huyết có trách nhiệm,
yêu nghề, đoàn kết, thân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần cầu tiến.
Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, năng lực phát triển nghề
nghiệp, hầu hết có ý thức phấn đấu về chuyên môn( tự học, tự rèn luyện), có khả
năng tìm tòi, sáng tạo trong công việc.
- Phần lớn thích ứng nhanh với sự phát triển của trường, của xã hội. Đa
số giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng ngoài những
thời điểm bồi dưỡng tập trung. Do tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao và tự bồi dưỡng nên phần lớn giáo viên đã
tiếp cận với công nghệ dạy học mới. Đó chính là một trong những nhân tố quyết
định trong việc thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình,
phương pháp giảng dạy mà Ban giám hiệu nhà trường đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên nhà trường vẫn còn có những
hạn chế, như:
- Mặc dù đội ngũ giáo viên của nhà trường đã đạt chuẩn và trên chuẩn,
nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của thực tế vì vẫn còn một số giáo
viên còn hạn chế về phương pháp giảng dạy, dạy học chưa thật sự đạt hiệu quả.
Còn tình trạng phụ huynh có ý kiến xin chuyển giáo viên hoặc phản ánh về chất
lượng dạy học của giáo viên.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn có một số đồng chí giáo viên

thờ ơ, tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự học hỏi, thiếu ý thức cầu
tiến.
7


- Một số giáo viên chưa chịu được áp lực và chưa khẳng định được chất
lượng giảng dạy khi được nhà trường phân công dạy lớp mũi nhọn và giao cho
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ngoài ra một bộ phận các thầy cô giáo cao tuổi, có kiến thức và kinh
nghiệm giảng dạy tốt song sức khỏe hạn chế, việc vận dụng các thiết bị dạy học
hiện đại bất cập; số giáo viên trẻ nhiệt tình sáng tạo có kiến thức nhưng kinh
nghiệm giảng dạy còn ít. Điều này ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nguồn
nhân lực nói chung của nhà trường.
Đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, Ban Giám hiệu
nhà trưởng đã chủ động hơn trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên; phân công cho một đồng chí hiệu phó cùng các tổ
trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; có biện
pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại từng giáo viên về chất lượng giảng dạy và giáo
dục. Có kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình
thức như tập trung tại phòng Giáo dục, tại cụm, tại trường, đặc biệt là công tác
tự bồi dưỡng. Phương pháp tổ chức ngày một đa dạng và phong phú với mục
tiêu huy động được nhiều nhất số giáo viên tham gia bồi dưỡng.
- Chú ý, tạo điều kiện để các giáo viên trẻ có cơ hội phấn đấu, thể hiện
mình. Góp phần tháo gỡ khó khăn, động viên kịp thời để họ có hiệu quả làm
việc cao nhất.
- Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động hiệu quả, thông qua việc phát
động những cuộc thi, các phong trào thi đua…để cán bộ, giáo viên có cơ hội
giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ, rèn
luyện kỹ năng sư phạm.

- Việc bố trí, sử dụng đội ngũ về cơ bản là phù hợp với năng lực giáo
viên.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên của nhà trường cũng còn có một số hạn chế sau:
- Việc sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang chậm
được đổi mới, việc trao đổi phương pháp giảng dạy chưa đạt hiệu quả
cao.
- Nguồn kinh phí bồi dưỡng, chế độ cho giáo viên đứng đội tuyển còn hạn
hẹp, chưa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích động viên cố gắng vươn
lên.
- Các đoàn thể trong nhà trường tuy đầy đủ nhưng phần lớn những người
đứng đầu đều kiêm nhiệm nên hiệu quả làm việc chưa cao, đôi khi xảy ra tình
trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm nên chưa góp phần vào công tác nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường.
Nguyên nhân của hạn chế
- Do trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường chưa
cao, còn ngại trong công tác đổi mới.
- Chiến lược phát triển đội ngũ lâu dài của nhà trường bị ảnh hưởng bởi
cơ chế tuyển dụng giáo viên, khi muôn tuyển chọn, thay thế, bố sung đội ngũ thì
còn gặp nhiều bất cập, khó khăn.
8


- Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên
chưa được coi trọng, vì điều kiên gia đình, cuộc sống còn khó khăn hay mỗi giáo
viên chưa nhận thức rõ nhiệm vụ học tập của bản thân.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Lập quy hoạch, tuyển chọn, bổ sung nhân sự đội ngũ
Hiệu trưởng nhà trường báo cáo tình hình nhân sự đầu năm học và duyệt
biên chế với phòng GD&ĐT. Có biên bản đề nghị tuyển bổ sung cho những bộ

môn thiếu giáo viên. Có chiến lược phát triển nhân lực nhà trường trong từng
giai đoạn.
2.3.2. Giải pháp 2: Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị
Hiểu và nhận thức đầy đủ về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta trong sự nghiệp giáo dục giai đoạn hiện nay, mỗi một người thầy
sẽ nhận thức đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ. Nhận
thức đúng điều đó, họ sẽ sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho sự
nghiệp giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của chi
bộ tổ chức nói chuyện thời sự hoặc tổ chức các lớp học về tư tưởng Hồ Chí
Minh, về độc lập dân tộc, về xu thế toàn cầu hoá, về chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục. Sau các đợt học tập, giáo viên viết thu
hoạch, nhà trường và chi bộ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất đạo
đức của người thầy phải được coi trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người thầy
phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải xây dựng thói
quen làm việc có kỷ cương, nề nếp, lương tâm, trách nhiệm. Thông qua bồi
dưỡng tư tưởng chính trị cho thầy cô giáo có niềm tự hào gắn bó với nghề, với
trường để tạo động lực phát triển nhà trường. Hàng năm, nhà trường kết hợp với
tổ chức công đoàn cho giáo viên nghiên cứu luật giáo dục, luật công chức. Hiệu
trưởng xây dựng hòm thư góp ý để kịp thời điều chỉnh các hành vi thiếu chuẩn
mực của giáo viên.
Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm
Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên.
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỷ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng
dạy học trên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp
với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ, tài liệu giáo dục
giảng dạy. Đặc biệt trong khi tiến hành triển khai thực hiện chương trình nội dung
sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy

học tích cực và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học theo đặc trưng bộ môn.
Giáo viên cũng cần có kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học, kỹ năng ra đề kiểm tra,
kỹ năng đánh giá học sinh.
Các biện pháp thực hiện:
- Tổ chức hội thảo cấp trường chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học
nhằm cung cấp cho giáo viên kinh nghiệm trong soạn bài, lên lớp.

9


- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh trong giáo dục con em: một tháng giáo
viên chủ nhiệm mời ban chấp hành chi hội phụ huynh tham gia sinh hoạt với lớp
ít nhất một lần.
- Họp tổ chủ nhiệm một tháng một lần để trao đổi tình hình học sinh, rút
kinh nghiệm trong quản lý và bàn bạc nhằm tìm biện pháp hữu ích trong công
tác chủ nhiệm.
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm.
Muốn có năng lực sư phạm tốt, phải có năng lực chuyên môn vững vàng. Các
biện pháp nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên cụ thể
như sau:
- Xây dựng tổ chuyên môn thực sự là nơi diễn ra hoạt động chuyên môn
sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phấn đấu vươn lên của mỗi thành viên
trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục giảng dạy. Người quản lý cần xác
định rõ nhiệm vụ, tầm quan trọng của tổ và nhóm chuyên môn trong nhà trường.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ,
hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học,
phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực
hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; đề xuất khen thưởng

kỷ luật đối với giáo viên. Nề nếp sinh hoạt của tổ chuyên môn là 2 lần/ tháng.
Nội dung và hình thức sinh hoạt góp phần đảm bảo kỷ cương nề nếp và nâng
cao chất lượng dạy học, cụ thể:
+ Phản ánh những tiết khó trong phân phối chương trình.
+ Dự giờ, đánh giá, góp ý giờ dạy.
+ Hội thảo các chuyên đề như: chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học,
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ trưởng cử giáo viên có năng lực chuyên
môn vững vàng dạy thử nghiệm, tổ góp ý cùng tìm ra hướng đi phù hợp.
+ Góp ý xây dựng soạn giáo án chung với những tiết khó.
+ Khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dụng dạy học, tự trích
một phần quỹ lương để mua tài liệu có nội dung phù hợp với bộ môn.
+ Quy định viết sáng kiến kinh nghiệm là một tiêu chí trong đánh giá thi
đua của giáo viên. Đề tài có thể là một tiết dạy mà giáo viên cho là thành công…
- Về phía nhà trường, ban giám hiệu phân công hợp lý các thành viên phụ
trách các tổ chuyên môn và quản lý các khối lớp để cùng sinh hoạt chuyên môn
với tổ để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong giảng dạy, trong quản
lý sổ sách, trong chế độ cho điểm, cộng điểm… Cử giáo viên tham gia các lớp
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn, bồi dưỡng định kỳ do sở hoặc bộ tổ
chức theo chuyên đề. Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng.
Bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ phục vụ quá
trình dạy học. Người giáo viên phải có năng lực quản lý tài nguyên mạng, có
khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ phục vụ quá trình dạy
học. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải công bố những phương tiện công nghệ
mà giáo viên có thể sử dụng để phục vụ hỗ trợ quá trình giảng dạy. Khi giáo
viên am hiểu được các phương tiện công nghệ sẵn có, họ sẽ chủ động, sáng tạo
10


hơn trong việc ứng dụng công nghệ và cho phép cũng như hướng dẫn học trò
của mình sử dụng để cải tiến quá trình học tập.

Bồi dưỡng năng lực NCKH của giáo viên
bằng cách đẩy mạnh công tác NCKH, bồi dưỡng giáo viên theo hướng
nghiên cứu. Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên
cần phải bồi dưỡng năng lực NCKH.
2.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên.
Để tiếp cận những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến do sự phát triển của
công nghệ 4.0 mang lại, con người không thể không thông thạo ngoại ngữ. Đây
là điều cần thiết để giáo viên hội nhập với xu hướng kết nối toàn cầu, hội nhập
với giáo dục đại học thế giới. Vì thế người giáo viên cần nâng cao trình độ ngoại
ngữ bằng nhiều biện pháp khác nhau.
2.3.4. Giải pháp 4: Bố trí đội ngũ giáo viên theo đúng chuyên môn đào
tạo
Đây cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ. Hiện nay về số
lượng giáo viên của nhà trường là đủ song lại bất cập về cơ cấunên ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì thế trong việc bố
trí chuyên môn của năm học này chúng tôi thực hiện phân công tương đối đúng
người, đúng việc, đúng năng lực của từng đồng chí, từ đó đã tạo điều kiện cho các
đồng chí giáo viên yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình, có thời gian nghiên cứu
soạn giảng đổi mới nội dung phương pháp, nghiên cứu tài liệu, dự giờ, thăm lớp,
dành nhiều thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
2.3.5. Giải pháp 5: Làm tốt hơn nữa công tác thi đua khen thưởng trong
nhà trường
Nhà trường xây dựng quy chế thi đua khen thưởng và thực hiện tốt quy
chế thi đua khen thưởng. Ngay từ đầu năm học tổ chức đăng ký các danh hiệu
thi đua về chuyên môn, về công đoàn, chi đoàn giáo viên, ban nữ công cho
CBGV-CNV. Từ đó mỗi đ/c CBGV có hướng phấn đấu để đạt được danh hiệu
thi đua mà mình đã đăng ký. Cuối năm học căn cứ vào các tiêu chí thi đua, tổ
CM, tổ CĐ, ban thi đua nhà trường họp để bình xét các danh hiệu thi đua cho
CBGV, công bố công khai trong hội nghị tổng kết năm học và bỏ phiếu tín

nhiệm bầu các danh hiệu khen cấp cao hơn. Các biện pháp thực hiện là:
- Công bằng trong đánh giá thi đua, trong khen thưởng, kỷ luật.
- Chỉ đạo thực hiện phương pháp khoán thưởng trong dạy học. Phần
khoán thưởng chất lượng chủ yếu giải quyết phần tăng năng suất trong việc nâng
cao chất lượng, hiệu quả dạy học gồm có các bước thực hiện như sau:
- Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương pháp tiếp tục triển
khai.
2.3.6. Giải pháp 6: Xây dựng nhà trường có môi trường sư phạm, đoàn
kết
Xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, đồng thuận, tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau. Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành công đoàn có quan
điểm nhất quán trong chỉ đạo hoạt động xây dựng nhà trường.
Kích thích khả năng sáng tạo của từng thành viên trong hội đồng.
11


Tăng cường tổ chức cho cán bộ giáo viên tham quan, nghỉ mát, giao lưu
học hỏi đơn vị bạn.
2.3.7. Giải pháp 7: Làm tốt công tác xã hội hóa trong giáo dục, chăm lo
đời sông vật chất tinh thần của tập thể CBGV
Hàng năm trong dịp các ngày lễ tết nhà trường và công đoàn đã có những
phần quà về vật chất để động viên CBGV, ngoài ra dịp hè hàng năm trường và
công đoàn tổ chức cho CBGV đi tham quan du lịch để giao lưu học hỏi và nâng
cao tầm hiểu biết về quê hương đất nước gắn với bài giảng cho thêm phầm
phong phú gây hứng thú trong bài giảng cho học sinh. Ngoài ra công đoàn còn
thường xuyên tổ chức thăm hỏi động viên ĐVCĐ có công việc hiếu, hỷ, ốm đau
để hỗ trợ một phần vật chất và động viên tinh thần cho ĐVCĐ. Trích một phần
kinh phí hoạt động của nhà trường, huy động nguồn kinh phí của cá nhân, sự hỗ
trợ của các nhà doanh nghiệp trên địa bàn phường.
2.3.8. Giải pháp 8: Tranh thủ sự lãnh đạo và ủng hộ của các cấp ủy

Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT thành phố cùng các cơ quan,
đoàn thể các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhằm thực hiện tốt công tác xã hội
hoá giáo dục.
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, của toàn xã hội những năm gần
đây cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã khẩn trương triển khai các biện pháp xã
hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị trong nhà trường,
hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học và các tổ chức đoàn thể ở địa phương đặc
biệt tranh thủ sự ủng hộ của Đảng ủy, UBND phường Ba Đình tuyên truyền cho
nhân dân, các tầng lớp xã hội ở địa phương quan tâm và chăm lo cho sự nghiệp
giáo dục đào tạo, có ý thức sâu sắc rằng sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp chính trị
của xã hội, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước hiện nay và mai
sau.
Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò vị trí “ Quốc sách hàng đầu” của
giáo dục trong sự phát triển kinh tế của xã hội cho toàn thể cán bộ, đảng viên và
nhân dân lao động.
Trên cơ sở xã hội hóa giáo dục, nhà trường tăng cường tham mưu cho
Đảng ủy, UBND và các tổ chức đoàn thể trong xã cùng nhân dân lao động hiểu rõ
và quan tâm hơn đến nghề thầy giáo, đến đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
2.3.9. Giải pháp 9: Tiếp tục nâng cao nhận thức và vị trí vai trò của giáo
dục đào tạo cho đội ngũ giáo viên nhà trường
Ngay từ đầu năm học Ban lãnh đạo nhà trường đã thống nhất một số chủ
trương là: Vấn đề số lượng giáo viên đủ so với yêu cầu là vấn đề lâu dài, vấn đề
trước mắt là tăng cường bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt đủ
sức đảm đường với nhiệm vụ nặng nề hiện tại mà Đảng, Nhà nước và nhân dân
địa phương giao cho. Nhà trường đã bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức được vai
trò trách nhiệm của người giáo viên trong giai đoạn mới. Cụ thể đã tổ chức cho
cán bộ giáo viên học tập quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, chủ trương đường lối
của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo. Kết hợp với công đoàn động viên cán
bộ giáo viên thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị đạo đức lối sống, giúp
giáo viên tin tưởng vào sự nghiệp đổi mởi của Đảng về công tác giáo dục, yên tâm

gắn bó với nghề, bám trường, bám lớp, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia các
12


cuộc vận động như cuộc vận động “ Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương - Trách
nhiệm”, cuộc vận động “Hai không” đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
2.3.10. Giải pháp 10: Cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên ở Trường THCS Quang Trung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Nhà trường luôn có chính sách động viên, khuyên khích giáo viên đi học,
tham gia các lớp chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm
luôn có từ 1 đến 2 giáo viên được cử đi học Cao học theo nguyện vọng và điều
kiện của tổ bộ môn. Nhà trường luôn cử giáo viên tham gia tập huấn các lớp
chuyên đề do Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức và triển khai thực hiện trong nhà
trường mang lại hiệu quả tích cực. Nhà trường hỗ trợ kinh phí theo qui định của
nhà nước và 02 đồng chí tham gia học trung cấp chính trị nhà trường hỗ trợ toàn
bộ kinh phí học tập.
+ Công tác quản lý chuyên môn: Chỉ đạo và tổ chức việc bồi dưỡng đối với
cán bộ quản lý, giáo viên, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tập huấn quy
trình ra đề thi, kiểm tra; bồi dưỡng chương trình chuyên môn sâu; bồi dưỡng
giáo dục giá trị - giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên; bồi dưỡng đổi mới sinh
hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; phát triển chương trình giáo dục
nhà trường phổ thông và việc triển khai thực hiện đối với các trường THCS,
THPT;
+ Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tạo
tiền đề để giáo viên tham gia vào kỳ thi Giáo viên giỏi cấp tỉnh do Sở GD&ĐT
tổ chức, trong năm học 2017-2018 nhà trường có 05 giáo viên tham gia thi GVG
cấp Thành phố và có 05 giáo viên đạt Giáo viên giỏi cấp Thành phố. Ban giám
hiệu nhà trường phát động phong trào giáo viên làm đề thi kiểm tra từ 1 tiết trở

lên để nâng cao năng lực chuyên môn và tạo ngân hàng đề thi cho những năm
tiếp theo, đảm báo đánh giá học sinh một cách chính xác và khách quan.
- Về chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp và phúc xã hội cho đội ngũ
giáo viên:
Nhà trường luôn quan tâm trả lương cho cán bộ, giáo viên đúng quy định
điều này tạo tâm lý yên tâm cho người lao động trong quá trình nghiên cứu và
làm việc. Ngoài ra, trong dịp các ngày lễ tết nhà trường và công đoàn đã có
những phần quà về vật chất để động viên cán bộ, giáo viên. Ngoài ra dịp hè hàng
năm trường và công đoàn tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan du lịch để
giao lưu học hỏi và nâng cao tầm hiểu biết về quê hương đất nước gắn với bài
giảng cho thêm phầm phong phú gây hứng thú cho học sinh. Ngoài ra công đoàn
còn thường xuyên tổ chức thăm hỏi động viên đoàn viên công đoàn có công việc
hiếu, hỷ, ốm đau để hỗ trợ một phần vật chất và động viên tinh thần cho đoàn
viên công đoàn.
- Về chính sách bổ nhiệm, tạo cơ hội thăng tiến cho đội ngũ giáo viên:
Nhà trường thực hiện chính sách bổ nhiệm mới hàng năm đối với đội ngũ tổ
trưởng tạo động lực phấn đấu cho các giáo viên có năng lực chuyên môn, năng
lực quản lý. Đối với nguồn quy hoạch cán bộ quản lý nhà trường luôn thực hiện
đúng văn bản hướng dẫn của UBND thành phố Thanh Hóa. Lựa chọn đưa vào
13


nguồn những người có trình độ, năng lực thực sự. Có kế hoạch đạo tạo bồi
dưỡng để họ có cơ hội trở thành những người cán bộ quản lý có tâm và có tầm.
Việc phân công chuyên môn cũng được Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn
thực hiện tốt, phân công giáo viên đứng lớp theo năng lực và hiệu quả công việc
tạo sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng vì chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một năm vận dụng các biện pháp nêu trên về nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên của trường THCS Quang Trung đã thu được những kết quả tốt,
nhất là chất lượng đạo đức nền nếp học sinh, chất lượng đại trà và chất lượng
HSG, thi vào THPT gặt hái được những thành công nhất định đồng thời góp
phần đẩy mạnh phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực". Các phong trào thi đua của nhà trường được xây dựng một cách vững
chắc có tính chất thường xuyên liên tục trong cả năm học. Sáng kiến áp dụng đã
xây dựng một đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường tương đối đồng đều về trình
độ chuyên môn, tập thể cán bộ giáo viên tự giác thực hiện các nhiệm vụ được
giao nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2017-2018.
Kết quả hoạt động dạy học
Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của HS năm học 2017 – 2018
ChÊt lîng gi¸o dôc 2 mÆt:
Kết quả xếp loại học lực học sinh:
Kết quả học lực Năm học 2016-2017
học sinh
Số lượng
%

Năm học 2017-2018
Số lượng

Giỏi
655
41.56%
716
Khá
730
46.33%
687
Trung bình

163
10.34%
201
Yếu
27
1.71%
31
Kém
1
0.06%
0
Tổng số HS
1576
100
1635
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh:
Kết quả học lực
học sinh

Năm học 2016-2017

%
43.79%
42.02%
12.29%
1.90%
0
100

So sánh

Tăng 2,23
Giảm 4,31
Tăng 1,95
Tăng 0.19
Giảm 0,06

Năm học 2017-2018

Số
Số
%
%
lượng
lượng
Tốt
1469
93.21%
1582
96.76%
Khá
106
6.73%
53
3.24%
Trung bình
1
0.06%
0
0
Yếu

0
0.00%
0
0
Tổng số HS
1576
100
1635
100
Chất lượng đại trà: Có nhiều ổn định và tiến bộ

So sánh
Tăng 3,55
Giảm 3,49
Giảm 0,06

14


* Cụng tỏc bi dng hc sinh gii:
- Gii hc sinh gii 9 mụn vn hoỏ cp thnh ph:
+ 70 hc sinh t gii: Nht- 02, nhỡ- 11, ba- 24, khuyn khớch- 33. 08
học sinh tham gia vòng cấp Tỉnh. So vi nm hc 2016- 2017 tng 27
gii. Mụn Ting Anh, a Lớ, GDCD cú 10/10 hc sinh t gii.
+ Cp tnh: Nhỡ: 01, KK: 03( Tng 04 gii so vi nm hc 2016- 2017)
* Hc sinh t gii NCKHKT:
- Cp tnh: 01 gii ( 01 ba) lp 9A1 d thi cp quc gia.
- Cp thnh ph: 02 gii( 01 nht lp 9A1, 01 nhỡ lp 9A2). t 2 trong 4
sn phm i din cho 37 trng d thi cp tnh.
* Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn cp thnh ph:

05 gii (02 nht, 04 nhỡ). Tng 01 nht, 01 nhỡ so vi nm hc 2016- 2017. Cp
tnh: Nht 01, nhỡ 02, ba 02(Tng 01 nht, 01 nhỡ, ba 01 so vi nm hc 20162017)
* Hc sinh t gii TDTT:
- Cp thnh ph: 03 nht
- Cp quc gia: 01 huy chng vng, 03 huy chng ng(Tng 01 huy
chng vng, 01 huy chng ng so vi nm 2016- 2017).
* Thi chy tp th: Gii nht ton on
* Cuc thi Ch huy chi i gii: 01 nht, c d thi cp tnh.
Giỏo viờn:
- Cht lng i ng ngy cng c nõng cao v khng nh v th trong
Thnh ph.
- Thi Liờn mụn cp thnh ph: Nht 04 /c. Cp tnh: 02/c
- Giỏo viờn gii cp thnh ph: 06 /c
- Sỏng kin kinh nghim cp tnh: 04 /c
3. PHN KT LUN V KIN NGH
1. Kt lun
Cú th khng nh Trong thi i cụng ngh 4.0, ngi giỏo viờn bờn
cnh vic thng xuyờn bi dng cỏc nng lc nh nng lc chuyờn mụn, nng
lc ging dy, nng lc nghiờn cu khoa hc cũn ũi hi phi c bit chỳ
trng bi dng mt s nng lc ỏp ng yờu cu mi: Nng lc s dng thnh
tho CNTT, thnh tho ngoi ng trong giao tip v ging dy. Mt vic lm y
khú khn, ũi hi s t nh, khộo lộo, ngh thut trong qun lý. Mun bi dng
c tp th s phm tt phi giỳp mi cỏn b giỏo viờn quỏn trit nhim v, thc
hin tt cụng tỏc t tng c bit cụng tỏc chuyờn mụn, t chc cho giỏo viờn
tham gia tt cỏc hot ng bi dng nõng cao trỡnh chuyờn mụn nghip v.
T ú xõy dng i ng giỏo viờn vng mnh nhit tỡnh cú trỏch nhim, cú nng
lc chuyờn mụn vng vng. Mun t c iu ú phi t s phõn cụng s dng
i ng giỏo viờn hp lý, bit bi dng i ng giỏo viờn mt cỏch thng xuyờn
liờn tc v khoa hc, xõy dng c mi quan h hp tỏc gn bú gia cỏc t chc
trong nh trng. Hin nay i vi trng THCS Quang Trung - mt nh trng

cú nhiu nm xõy dng v trng thnh, tri qua nhng thng trm lch s nhng nm gn õy ó cú nhng khi sc v cht lng giỏo dc song so vi cỏc
15


trường trung tâm thành phố thì còn phải cố gắng nhiều. Chính vì vậy công tác bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ (đặc biệt bồi dưỡng nâng cao chất lượng
chuyên môn) ở trường THCS Quang Trung nói riêng và đội ngũ giáo viên nói
chung càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Những biện pháp chúng tôi đưa ra và thực hiện tuy không xa lạ với lý
luận và thực tiễn quản lý, nhưng việc cụ thể hoá các biện pháp, phân tích sâu từng
vai trò tác dụng, đặc điểm của từng biện pháp sẽ giúp ích ít nhiều trong công tác
nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao chất lượng
cán bộ giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay.
Hiệu quả từ các biện pháp trên, nhà trường chúng tôi đã thu được một số
thành đáng kể (như đã nêu) đóng góp một phần bé nhỏ cho sự phát triển của sự
nghiệp giáo dục của phường Ba Đình nói riêng và của thành phố Thanh Hóa nói
chung.
2. Một số kiến nghị
- Đối với UBND thành phố, phòng GD&ĐT Thanh Hóa có cơ chế
khuyến khích cho việc nghỉ chế độ hưu trí trước tuổi đối với giáo viên hạn chế
về năng lực chuyên môn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TP Thanh Hóa, ngày 02 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Bùi Thị Thu Thủy


16



×